Đề tài Điều tra và qui tập bảo tồn các loài hoa lan Bù Gia Mập

1. Việt Nam

Trong muôn ngàn loài hoa đua hương khoe sắc mà thượng đế đã ban cho loài người

chúng ta, hoa lan được người Á Châu liệt vào hàng Vương giả chi hoa. Hoa lan Disa uniflora

được mệnh danh là: Hoa của thượng đế (The flower of the God), lan Cattleya là Nữ hoàng của

loài hoa (Queen of the flowers), hoa lan Angraecum sesquipedale là: Ngôi sao của thành Bêlem

(The star of Bethlehem), lan Brassavola nodosa: giai nhân trong bóng đêm.

Việt nam, quê hương của chúng ta cũng là quê hương của khoảng trên 140 loại hoa lan

chia ra chừng 1000 giống nguyên thủy. Những cây lan này sinh sản tại các vùng rừng, núi

Cao bằng, Lào Cai, Huế, Hải Vân, Quy nhơn, Kontum, Pleiku, Ban mê thuột, Phan Rang, Đà

lạt, Di linh v.v. Trong số lan của Việt Nam có rất nhiều cây hiếm quý và có những cây trước

kia chỉ thấy mọc ở Việt nam như cây lan nữ hài Paphiopedilum delenati, cánh trắng môi hồng

do một binh sĩ người Pháp đã tìm thấy ở miền thượng du Bắc Việt vào năm 1913 sau đó

người ta cũng tìm thấy tại Trung Việt vào năm 1922 và rồi mãi cho đến năm 1990-1991 mới

tìm lại được ở Khánh Hòa.

Nhiều cây lan Việt Nam, hoa thực là xinh đẹp, hương thơm ngào ngạt mà tên gọi lại

thanh nhã, mỹ miều như: Bạch ngọc, Giáng xuân, Hạc đính, Long tu, Giã hạc, Kim điệp,

Bạch phượng, Hoàng thảo, Ngọc điểm v.v.

Tại VQG Bù Gia Mập theo điều tra của Phân viện quy hoạch rừng II thì có khoảng 39

loài lan như: Lan thuỷ tiên vàng, hoàng thảo báo hỷ, đoản kiếm, chuỗi ngọc, .

III. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI LAN

Các loài lan có hình dạng bên ngoài rất đa dạng. Là các loài thân cỏ nhiều năm,

thường tự dưỡng, đôi khi sống hoại sinh trên đất (địa lan), ở vùng nhiệt đới thường sống phụ

sinh trên cây khác (phong lan) hoặc bám vào đá (thạch lan).

Cấu trúc một đoá hoa Lan thực là độc nhất vô nhị trong số các loài thực vật có hoa.

Hoa Lan tiêu biểu có 3 phía ngoài, 3 cánh phía trong và một trụ nhuỵ hoa ở giữa bao gồm tiểu

nhị đực gắn liền với nhị cái. Phía ngoài cùng là 3 cánh đài thường dạng cánh hoa. Nằm bên

trong và xen kẽ 3 cánh đài là 3 cánh hoa. Cánh hoa bảo vệ và bao bọc nụ hoa. So với hai cánh

hoa bên sườn cánh hoa phía dưới gọi là cánh hoa môi thường to lớn khác hẳn với hai cánh kia.

Cánh môi có màu sắc sặc sỡ, viền cánh hoa dợn sóng hoặc dưới dạng một cái túi trang hoàng

bởi những mũ mào, những cái đuôi, cái sừng, những nốt màu, lông. Cơ quan sinh sản hợp

thành một trụ đơn, ở trên đầu trụ hoa là bao phấn bao gồm nhiều túi phấn, phía dưới túi phấn

là nhuỵ cái.

Trong giai đoạn nụ, cánh mội là cánh hoa trên cùng. Hầu hết hoa Lan khi nở hoa xoay

180o chung quanh cuống hoa và cánh hoa môi quay xuống phía dưới, lan có bao hoa kép

K3C3, bầu hạ 3 ô. Quả nang, hạt nhiều và rất nhỏ.

pdf63 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2086 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều tra và qui tập bảo tồn các loài hoa lan Bù Gia Mập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1I. TỔNG QUAN VỀ VQG BÙ GIA MẬP 1. Vị trí hành chính Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Phước, trên địa bàn hành chính các xã Đăk Ơ, Bù Gia Mập thuộc huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước. Ranh giới tiếp giáp: - Phía Tây và Tây Bắc giáp sông Đăk Huýt và là ranh giới giữa Việt Nam và Campuchia. - Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đăk Nông. - Phía Nam giáp Ban QLRPH Đăk Mai và Ban QLRPH Đăk Ơ. Tọa độ địa lý: - Từ 12o8'30" đến 12o7'3" vĩ độ Bắc. - Từ 107o3'30" đến 107o4'30" kinh độ Đông. Tổng diện tích tự nhiên của Vườn quốc gia là 25.926 ha. 2. Địa hình, địa mạo Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm đoạn cuối của dãy Trường Sơn Nam, là khu chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và vùng núi thấp. Độ cao giảm dần theo hướng Đông Bắc – Tây Nam và từ Đông sang Tây. Theo phân vùng địa lý thì Vườn quốc gia Bù Gia Mập là vùng sườn đồi Tây Nam của cao nguyên Bù Rang thuộc Đăk Nông ở độ cao 850 – 950m. Độ cao nhất của là 738m ở phía Bắc giáp Đăk Nông, độ thấp nhất khoảng 200m ở phía Tây Nam tại suối Đăk Huýt. Đặc điểm địa mạo của vùng có dạng đồi lượn sóng cho tới dạng đồi núi thấp với dạng địa hình bóc mòn phong hoá mà chủ yếu có vở phong hoá dày tại các sườn và đỉnh đồi. Dạng địa hình tích tụ dọc theo các suối. 3. Đặc điểm đất đai VQG Bù Gia Mập thuộc nhóm đất đỏ vàng phát triển trên vỏ phong hoá bazan và một phần nhỏ phát triển trên đá phiến, được phân biệt qua cường độ feralit hoá là nhóm tự hình. Đất nâu đỏ có quá trình feralit hoá mạnh và đất nâu vàng có quá trình feralit hoá yếu. Trong phân vùng địa lý thổ nhưỡng, đất ở Bù Gia Mập thuộc loại đất đồi cao – núi thấp. Thành phần cơ giới thuộc nhóm thịt tới sét nặng, đất chặt, độ ẩm cao vào mùa mưa và xuống thấp vào mùa khô. 4. Khí hậu - Thuỷ văn + Chế độ nhiệt Nhiệt độ trung bình năm: 24,10C. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: 22,40C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: 250C từ tháng 3 đến tháng 6. Lượng mưa trung bình năm >2700mm, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 11, nhiều nhất vào tháng 7 – 8; độ ẩm trung bình 95%. + Thuỷ văn Mạng lưới sông suối trong Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm hoàn toàn trong lưu vực tả ngạn suối Đăk Huýt (cấp III). Các suối thuộc hệ thống cấp II bao gồm Đăk Ca, Đăk Sam, Đăk Sá, Đăk Me và một suối khe ngòi thuộc cấp I mà hầu như chỉ có nước vào mùa khô. Nhìn chung, mực nước ngầm trong toàn lưu vực đều có mực thuỷ cấp thấp: Mùa mưa: 8 – 10m; mùa khô: 15 – 20m tuỳ vào vị trí đỉnh hoặc sườn đồi của khu vực đó. 25. Hệ động thực vật tại VQG Bù Gia Mập 5.1. Tài nguyên thực vật rừng Thực vật rừng VQG Bù Gia Mập rất đa dạng và phong phú, được quy tụ từ nhiều luồng di cư thực vật trong vùng Đông Nam Á, thảm thực vật rừng rất đa dạng, các ưu hợp đặc trưng. Kết quả điều tra ghi nhận trong VQG Bù Gia Mập có 724 loài thực vật thuộc 326 chi, 109 họ, 70 bộ. Có nhiều loại được ghi trong sách đỏ Việt Nam như Cẩm lai (Dalbergia bariaensis), Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Gõ mật (Sindora siamensis), Trầm hương (Dó bầu), Kim giao Wallich (Decussocarpus wallichianus), Dáng hương (Pterocarpus pedatus)...Các loài thực vật quý hiếm, bản địa có trên 50 loài, trong đó 18 loài thuộc nhóm thực vật quý hiếm và 32 loài thực vật bản địa. Thảm thực vật trong rừng VQG Bù Gia Mập bao gồm các kiểu rừng sau: 1. Kiểu rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới. 2. Kiểu rừng nửa thường xanh ẩm nhiệt đới. 5.2. Tài nguyên động vật rừng Hệ động vật rừng VQG Bù Gia Mập mang tính đặc trưng của hệ động vật rừng Đông Nam Bộ và có mối liên hệ với hệ động thực vật rừng của nước bạn Campuchia và Lào. Kết quả điều tra thành phần động vật có xương sống trên cạn là 359 loài thuộc 32 bộ, 104 họ, 240 chi. Có nhiều loài động vật được ghi vào sách đỏ như Hổ, Chà vá chân đen, Gà lôi hông tía, Gà tiền mặt đỏ... 6. Tình hình dân sinh kinh tế Dân số: Theo nguồn của Phòng phát triển vùng đệm và PCCCR – VQG Bù Gia Mập tính đến tháng 5/2007. Dân số các xã xung quanh Vườn quốc gia Bù Gia Mập gồm xã Đăk Ơ, Bù Gia Mập thuộc tỉnh Bình Phước và xã Quảng Trực tỉnh Đăk Nông. Tổng số nhân khẩu 18.376 trong đó chủ yếu là người Kinh, S'tiêng và M'nông. Bình quân thu nhập đầu người 400kg thóc/ người/ năm. Nhìn chung mức sống thấp do thu nhập cũng như năng suất hoa màu thấp và diện tích đất canh tác hạn chế. II. TỔNG QUAN Trên thế giới Phong lan (tên khoa học: Orchidaceae) là một họ thực vật có hoa, thuộc bộ Phong lan (tên khoa học: Orchidales), lớp thực vật một lá mầm. Họ Orchideceae là một trong những họ lớn nhất của thực vật và có các thành viên mọc trên toàn thế giới, ngoại trừ châu Nam Cực; có cây hoa lan sống dưới mặt đất và chỉ nở hoa trên mặt đất cũng như có cây hoa lan sống tại vùng cao nguyên của dãy Himalaya; hoa lan có thể tìm thấy tại các vùng có khí hậu nhiệt đới như trong rừng già của Brasil đến các vùng có tuyết phủ trong mùa đông như tại bình nguyên của Manitoba, Canada; hoa lan có loại mọc trong đất (terrestrial), có loại mọc trên cây cao (epiphyte) và có loại mọc trên đá (lithophyte). Lan thuộc vào một loài hoa đông đảo với khoảng chừng 8000 loài và 30,000 giống nguyên thủy và chừng độ một triệu đã được lai giống nhân tạo hay thiên tạo, hoa lan (Orchidaceae) là một loài hoa đông đảo vào bậc thứ nhì sau hoa cúc (Asteraceae). Hoa lan, đa số thường mọc tại các vùng nhiệt đới và đã được các thuyền trưởng, các lái buôn, các nhà truyền giáo, các khách du lịch mang về, cho nên người Âu châu biết đến rất muộn. Năm 1510 họ mới biết đến lan qua những trái Vanilla dùng cho bánh kẹo. Cây lan đầu tiên mang về Anh quốc là cây Disa uniflora do thuyền trưởng John Ray lấy về từ mũi Hảo vọng - Cape of Good Hope. Nhưng thực ra Âu châu cũng có nhiều giống lan như Dactylorhiza tại Anh, Gymnadenia rất thơm và nhiều hoa tại Pháp và Đức v.v... 3Hoa Kỳ cũng có những loại lan nữ hài xinh đẹp như Cypripedium acaule mọc tại miền White Mountains thuộc tiểu bang New Hampshire. California cũng có thứ lan nữ hài mang tên tiểu bang thường thấy mọc tại công viên quốc gia Yosemite. Bắt đầu từ năm 1731 các nhà khoa học và thảo mộc gia Âu - Mỹ mới bắt đầu nghiên cứu về lan và tìm cách phân loại theo các tiêu chuẩn: điều kiện tăng trưởng, sự sinh sản, và hình dáng. 1. Việt Nam Trong muôn ngàn loài hoa đua hương khoe sắc mà thượng đế đã ban cho loài người chúng ta, hoa lan được người Á Châu liệt vào hàng Vương giả chi hoa. Hoa lan Disa uniflora được mệnh danh là: Hoa của thượng đế (The flower of the God), lan Cattleya là Nữ hoàng của loài hoa (Queen of the flowers), hoa lan Angraecum sesquipedale là: Ngôi sao của thành Bê- lem (The star of Bethlehem), lan Brassavola nodosa: giai nhân trong bóng đêm. Việt nam, quê hương của chúng ta cũng là quê hương của khoảng trên 140 loại hoa lan chia ra chừng 1000 giống nguyên thủy. Những cây lan này sinh sản tại các vùng rừng, núi Cao bằng, Lào Cai, Huế, Hải Vân, Quy nhơn, Kontum, Pleiku, Ban mê thuột, Phan Rang, Đà lạt, Di linh v.v... Trong số lan của Việt Nam có rất nhiều cây hiếm quý và có những cây trước kia chỉ thấy mọc ở Việt nam như cây lan nữ hài Paphiopedilum delenati, cánh trắng môi hồng do một binh sĩ người Pháp đã tìm thấy ở miền thượng du Bắc Việt vào năm 1913 sau đó người ta cũng tìm thấy tại Trung Việt vào năm 1922 và rồi mãi cho đến năm 1990-1991 mới tìm lại được ở Khánh Hòa. Nhiều cây lan Việt Nam, hoa thực là xinh đẹp, hương thơm ngào ngạt mà tên gọi lại thanh nhã, mỹ miều như: Bạch ngọc, Giáng xuân, Hạc đính, Long tu, Giã hạc, Kim điệp, Bạch phượng, Hoàng thảo, Ngọc điểm v.v... Tại VQG Bù Gia Mập theo điều tra của Phân viện quy hoạch rừng II thì có khoảng 39 loài lan như: Lan thuỷ tiên vàng, hoàng thảo báo hỷ, đoản kiếm, chuỗi ngọc, ... III. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI LAN Các loài lan có hình dạng bên ngoài rất đa dạng. Là các loài thân cỏ nhiều năm, thường tự dưỡng, đôi khi sống hoại sinh trên đất (địa lan), ở vùng nhiệt đới thường sống phụ sinh trên cây khác (phong lan) hoặc bám vào đá (thạch lan). Cấu trúc một đoá hoa Lan thực là độc nhất vô nhị trong số các loài thực vật có hoa. Hoa Lan tiêu biểu có 3 phía ngoài, 3 cánh phía trong và một trụ nhuỵ hoa ở giữa bao gồm tiểu nhị đực gắn liền với nhị cái. Phía ngoài cùng là 3 cánh đài thường dạng cánh hoa. Nằm bên trong và xen kẽ 3 cánh đài là 3 cánh hoa. Cánh hoa bảo vệ và bao bọc nụ hoa. So với hai cánh hoa bên sườn cánh hoa phía dưới gọi là cánh hoa môi thường to lớn khác hẳn với hai cánh kia. Cánh môi có màu sắc sặc sỡ, viền cánh hoa dợn sóng hoặc dưới dạng một cái túi trang hoàng bởi những mũ mào, những cái đuôi, cái sừng, những nốt màu, lông... Cơ quan sinh sản hợp thành một trụ đơn, ở trên đầu trụ hoa là bao phấn bao gồm nhiều túi phấn, phía dưới túi phấn là nhuỵ cái. Trong giai đoạn nụ, cánh mội là cánh hoa trên cùng. Hầu hết hoa Lan khi nở hoa xoay 180o chung quanh cuống hoa và cánh hoa môi quay xuống phía dưới, lan có bao hoa kép K3C3, bầu hạ 3 ô. Quả nang, hạt nhiều và rất nhỏ. 4Hoa lan có loại cánh tròn, có loại cánh dài nhọn hoắt,có loại cụp vào, có loại xoè ra có những đường chun xếp, vòng vèo, uốn éo, có loại có râu, có vòi quấn quýt, có những hoa giống như con bướm, con ong (Ophrys insectifera). Hoa lan có những bông nhỏ như đầu chiếc kim gút nhưng cũng có bụi lan Grammatophylum speciosum ở Phi luật thân cao gần 10 thước, dò hoa dài chừng 2 thước và nặng chừng một tấn. Lan này cũng mọc tại Việt nam nhưng chỉ cao độ 2-3 thước và mang cùng tên với cô ca sĩ nổi danh: Thanh Tuyền. Mầu sắc thắm tươi, đủ vẻ, từ trong như ngọc, trắng như ngà, êm mượt như nhung, mịn màng như phấn, tím sậm, đỏ nhạt, nâu, xanh, vàng, tía cho đến chấm phá, loang, sọc, vằn thẩy đều không thiếu. 5Tên Vệt Nam: Tục đoạn kết lợp Tên gọi khác: Chuổi ngọc, đuôi phượng Tên khoa học: Pholidota imbricata Thuộc họ : Phong lan Orchidaceae Bộ : Phong lan Orchidales Nhóm: Cây phụ sinh ảnh : BGM * Đặc điểm Phong lan phụ sinh, căn hành bò ngang, các giả hành xa nhau có hình thoi hay hình bầu dục, lá mọc trên đỉnh. Lá; phiến lá thon ngược dài 20 - 30cm rộng 5 – 6 cm, có cuống lá dài 3 – 6 cm, gân lá nỗi rỏ và song song với nhau. Hoa; mọc ở chóp giả hành, dài 15 – 23 cm, lá hoa rộng có nhiều gân mảnh, hoa xếp 2 dãy dẹp ôm trục và kết lợp, hoa nhỏ màu nâu nhợt, cánh môi chia 3 thuỳ, thuỳ giữ lõm. Thường ra hoa từ tháng 8 – 11 trong năm. * Phân bố - Ở Việt Nam thường xuất hiện từ các tinh miền Trung trở vào các tỉnh Nam Bộ. - VQG Bù Gia Mập: Xuất hiện hầu hết mọi tiểu khu của Vườn, số lượng nhiều. 6Tên Vệt Nam : Thanh đạm ba gân Tên khác : Thanh đạm cánh ngắn, thanh lan Tên khoa học : Coelogyne trinervis họ : Phong lan Orchidaceae Bộ : Phong lan Orchidales Thuộc nhóm : Cây phụ sinh ảnh : BGM * Đặc điểm Căn hành cứng to 4 – 10 mm, mang giả hành cách nhau 2 - 3cm, bẹ còn lại lá xơ dài, Lá; 2 lá ở đầu, phiến thon, dài 20 – 30cm rộng 3 – 4cm, nổi rõ 3 gân chính, cuống dài 2 -6cm. Hoa; mọc ở đỉnh giả hành, cao khoảng từ 7 – 10 cm, hoa trắng thơm, cánh hoa có màu hơi xanh xanh, môi màu nâu nâu đậm ở trong. Sau khi hoa tàn thì chồi lá mọc từ đó ra. Hoa thường nở vào tháng 10 – 12 trong năm. *. Phân bố - Ở Việt Nam thường thấy ở các tỉnh: Đà Lạt, Đồng Nai, Bình Phước, Phú Quốc. - VQG Bù Gia Mập loài này xuất hiện nhiều và phân bố rải rác. * Tài liệu tham khảo : cây cỏ VN - 11.293/III866 7Tên Việt Nam: Thanh đạm cỏ Tên gọi khác: Thanh đạm nhớt Tên khoa học:Coelogyne Viscosa Họ : Phong lan Orchidaceae Bộ : Phong lan Orchidales Nhóm: Cây phụ sinh ảnh : BGM * Đặc điểm Là loài Lan sống phụ sinh, có giả hành hình xoan đều cao 3 – 4 cm. Lá; có 2 lá trên đỉnh giả hành, lá thuôn hẹp như lá cỏ, lá dài 20 – 30 cm và rộng 1- 1,5cm. Hoa; mọc thành chùm từ đáy giả hành, chùm mang ít hoa, hoa nở một lượt, có màu trắng, cánh môi có đốm vàng có sọc đỏ, xẻ 3 thuỳ, hai thuỳ bên tròn thuỳ ở giữa thuôn và luôn lật xuống dưới, phần phụ có mào dài, các cánh hoa dài bằng nhau, có mùi thơm nhẹ và nở từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau. * Phân bố - Các tỉnh thuộc cao nguyên Lâm Đồng như: Lâm Đồng, Gia Lai, Đak lak.. - BGM tìm thấy nhiều ở khu vực suối Lưu ly và nằm rải rác nhiều nơi khác. * Tài liệu tham khảo : Cây cỏ VN 11.294 III887 8Tên Việt Nam: Tục đoạn đốt Tên gọi khác: Tục đoạn khế Tên khoa học: Pholidota articulata Họ: Phong lan Orrchidaceae Bộ : Phong lan Orchidales Nhóm : Cây phụ sinh ảnh BGM * Đặc điểm Giả hành dài 4 – 10 cm to 1,8cm xếp chồng chất thành thân dài hình trụ, vào mùa khô ở giữa mắt của các giả hành thường có màu cháy khô, ở đỉnh giả hành non có 2 lá. Lá thuôn đều hẹp, dài 8 – 10cm, rộng 1,5- 2cm, không có cuống. Hoa; cụm hoa mọc ở đỉnh giả hành, cụm dài 8cm, mang hai dãy hoa mọc đều đặn, hoa màu hồng trắng nhạt hay vàng nhạt, cánh môi có 5 gân dọc và chia thành 3 thuỳ, thuỳ giữa lõm hình tim .Hoa nở vào tháng 7 – 9. * Phân bố Chủ yếu mọc ở Tây Nguyên. BGM là loài Lan thường gặp rất nhiều trong Vườn. * Tài liệu : Cây cỏ VN 11.300 III888 BGM:9/2007 BGM:9/2007 9Tên Việt Nam: Hoàng thảo tím huế Tên khác: Lụa vàng Tên khoa học :Dendrobium hercoglossum Họ: Phong lan Orchidaceae Bộ : Phong lan Orchidales Nhóm : Cây phụ sinh ảnh BGM * Đặc điểm Là loài Lan sống phụ sịnh, thân mảnh (Hơi tròn) thuôn ở gốc, đỉnh phình rộng ra, cao 15 – 25 cm. Lá thuôn tù, đỉnh lá chia hai thuỳ không đều, dài 10cm, rộng 1 – 1,5cm. Cụm hoa mọc trên thân già, một cụm thường có 2 – 3 bông, buông xuống ,màu của hoa: khi mới nở hoa có màu trắng rồi dần chuyển thành màu vàng óng cánh môi thuôn lõm dày màu vàng mịn, đỉnh có mũi nhọn.hoa có mui thơm rất dịu, hoa nở từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. * Phân bố - Cây mọc nhiều ở các tỉnh Miền trung và Tây Nguyên - BGM loại này thường ít gặp, số lượng còn rất ít. 10 Tên Việt Nam:Thanh đạm xanh Tên gọi khác: Thanh lan Tên khoa học :Coelogyne brachyptera Họ : Phong lan Orchidaceae Bộ : Phong lan Orchidales Nhóm : Phụ sinh ảnh BGM * Đặc điểm Phong lan có giả hành hình trụ cao 10 – 17 cm, thân có 4 cạnh màu vàng vàng. mọc sắt nhau, gốc có vẩy, đỉnh mang 1- 2 lá, Lá mềm mền, mép hình gợn sóng, dài 27 – 20cm, rộng 5 – 7 cm, có 5 gân gốc. Hoa; có màu xanh xanh, cánh môi xanh có 2 vệt lông đen, cột có cánh màu đen, cụm hoa mềm, thẳng, dài 2-3cm. Hoa thường nở vào tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Là loài ưa ẩm rất cao. * Phân bố Thường gặp nhiều từ miền trung trở vào: Nha Trang, Phan Thiết, Đà lạt, Dak lak…BGM là loài thường gặp ở các khu rừng có nhiều cây họ dầu… * Tài liều tham khảo : Cây rừng VN 11.263 III879 11 Tên Việt Nam: Tóc O-nở Tên gọi khác : Tên khoa học : Bulbophyllum pecten- Verneris Họ : Phong lan Orchidaceae Bộ : Phong lan Orchidales Nhóm : Cây phụ sinh ảnh BGM/03/01/2008 * Đặc điểm Phong lan có căn hành bò, sát nhau tạo thành nhóm, giả hành cao 7-15mm. Lá; 1 phiến hẹp, dài 5-6.5cm, đầu lá tù. Hoa; mọc ở đáy giả hành, tán hoa mọc trên cọng, tán mảnh và dài 10-12cm, lá hoa xanh dài 2-3mm, hoa có màu cam hoặc hơi đỏ nâu, lá đài giữa bìa rìa lông, lá đài cạnh dài 5-6cm, dính nhau ở phần giữa, môi hoa đỏ cam hay đỏ nâu, dài 4mm. Trước khi ra hoa lá thường rụng hết, trông như các đồi trọc. * Phân bố Chủ yếu ở các vùng có độ cao trên 1000m và có khí hậu mát: Đà Lạt, Gia Lai Kon Tum. Song ở BGM thường thấy ở khu vực Ba Tầng và chủ yếu mọc trên thân các cây họ Dầu. * Tài liệu : Cây cỏ VN 11.153 III851 12 Tên Việt Nam: Nĩ lan lông Tên gọi khác :Len nhung trắng Tên khoa học: Eria pubescens Họ : Phong lan Orchidaceae Bộ : Phong lan Orchidales Nhóm : Cây phụ sinh ảnh BGM * Đặc điểm Lan sống phụ sinh, thân rể dài khoẻ , giả hành dạng trám dẹt, dài 8-10cm có đốt, gốc giả hành có vẩy, mổi giả hành mang 2-4 lá ở đỉnh,.Lá lớn, mềm , dài 20-25cm, rộng 3,5-4cm, đầu nhọn, gốc lá có cuống dài 2-3cm. Bẹ lá ôm lấy giả hành ( trông giống như mo cau ). Hoa; cụm hoa cứng và dài 20-30 cm, mang từ 8- 15 hoa. Hoa màu xanh vàng ( màu lam ), phủ lông mịn như nhung trắng, cánh môi rộng màu xanh ở mép, có màu trắng ở giữa. * Phân bố Là loài cây phân bố rộng từ Bắc (Hà Giang, Tuyên Quang, Quảng Ninh), miền Trung (Phan Rang) lên Tây Nguyên (Lâm Đồng, Gia Lai, Kontum) đến Nam bộ (Đồng Nai) và phân bố ở Lào, Campuchia, Thái Lan, Inđônêxia, Ấn Độ, Trung Quốc. Bù Gia Mập loài nay thường gặp nhiều ở hầu hết mọi nơi trong Vườn. 13 Tên Việt Nam : Hoàng thảo báo hỉ Tên gọi khác: Tên khoa học : Dendrobium secundum Họ : Phong lan Orchidacea Bộ: Phong lan Orchidales Nhóm : cây phụ sinh ảnh BGM * Đặc điểm Lan sống phụ sinh, mọc bụi, cao có thể đến 1m, hơi phình rộng ở giữa, khiá rãnh, thân màu hồng tía lúc già. Lá thuôn mềm, dài 6 - 14cm, đầu chia 2 thùy nhọn. Cụm hoa cứng, mọc nghiêng ở đỉnh thân già. Hoa xếp về một phía, nhỏ, màu hồng pha tím, tươi. Cánh môi thuôn dài dạng lưỡi màu vàng tươi. Hoa thường nở vào dịp tết Nguyên đán * Phân bố Cây mọc từ miền Trung (Phan Rang) lên Tây Nguyên (Daklak, Lâm Đồng) đến Đồng Nai và loài này còn phân bố ở Thái Lan, Mianma, Inđônêxia, Philippin. 14 Tên Việt Nam : Hổ bì Tên gọi khác : Tên khoa học : Staurochilus fasciatus Họ : Phong lan Orchidaceae Bộ : Phong lan Orchidales Nhóm : Cây phụ sinh ảnh BGM * Đặc điểm Lan sống phụ sinh, thân dài, leo cao cả thước, nhiều rễ chống. Lá xếp 2 dãy phẳng, hình giải, dài 10 - 15cm, dày, đỉnh chia 2 thùy tròn, gốc có bẹ. Cụm hoa chùm phân nhánh, gãy khúc, mang 3 - 5 hoa. Hoa lớn 5 - 6cm, màu vàng nhạt có vạch ngang màu nâu, mặt ngoài cánh hoa màu trắng. Cánh môi chia 3 thùy, hai thùy bên màu vàng, thùy giữa trắng có đốm nâu tím ở đỉnh. Hoa thơm. * Phân bố Cây mọc ở Tây Nguyên (Gia Lai, Kontum, Daklak), Lâm Đồng, xuống Nam bộ, Tây Ninh, Đồng Nai và phân bố ở Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia. 15 Tên Việt Nam : Lan ruồi Tên gọi khác : Mật khẩu Tên khoa học : Malleola insectifera Họ : Phong lan Orchidaceae Bộ : Phong lan Orchidales Nhóm : Cây phụ & khí sinh ảnh BGM * Đặc điểm Phong lan có bộ rễ dài, thân dài tới 40cm, lóng dài tới 1 - 1,5cm, to 4 – 5mm hơi dẹp. Lá có phiến tròn dài ;phiến rộng 1,5 – 2cm,dài 7 – 10cm, mặt trên có đốm tía, đáy ôm lấy thân. Hoa: mọc thành chùm, hơi thòng, dài 7 – 10cm; hoa rộng 7 – 8mm; phiến hoa màu vàng có 2 sọc đỏ tía; môi dài 8mm, có màu vàng ,có các bớt tía và trắng ở chót; móng song song với noãn sào; cột tía, phân thành hai khối * Phân bố Cúc Phương, Com tum, Đà lạt , Tây Ninh…. Vườn quốc gia Bù Gia Mập: loài này thường ít gặp. 16 Tên Việt Nam: Thuỷ tiên trắng Tên gọi khác: Bạch thuỷ tiên Tên khoa học: Dendrobium parmeri Họ : Phong la Orchidaceae Bộ : Phong lan Orchidales Nhóm : Cây Phụ sinh ảnh BGM * Đặc điểm Phong lan có thân mảnh ở đáy và to dần lên trên, lóng thân có 4 cạnh tròn, rộng 1-2cm, lóng có màu nâu vàng, mọc thành buị, cao 20- 40cm. Lá; hình xoan thon, có 3-4 lá, thuôn, dài 8- 12cm, rộng 4-6cm, nổi rõ 7 gân. Hoa; Chùm hoa mọc ở nách lá (gần ngọn), dài thòng xuống dài 20-30cm, cánh hoa nhỏ, lúc mới nở có màu trắng, cánh môi tròn có bớt cam vàng, bìa có răng nhỏ, không đều; hoa nở vào mùa xuân ( tháng 2- 3 ) * Phân bố Các tỉnh: Đà Lạt, Đồng Nai, Đak Lak, Đak Nông Bình Phước… 17 Tên Việt Nam: Thuỷ tiên vàng Tên gọi khác: thuỷ tiên cam, kiều vàng Tên khoa học: Dendrobium palpebrae Họ : Phong la Orchidaceae Bộ : Phong lan Orchidales Nhóm : Cây Phụ sinh ảnh BGM * Đặc điểm Thân mảnh ở đáy và to dần lên trên, lóng thân có 4 cạnh màu hơi vàng vàng, mọc thành buị. Lá mọc tập trung trên đỉnh lóng, hình bầu dục hay dạng trái xoan thuôn, nổi rõ 7 gân. Hoa mọc chùm ở nách lá, dài thòng xuống dài 20-30cm, cánh hoa lúc mới nở có màu trắng vàng, có mùi thơm, hoa thường nở vào dịp tết Nguyên đán. * Phân bố Các tỉnh: Đà Lạt, Đồng Nai, Đak Lak, Đak Nông Bình Phước… 18 Tên Việt Nam : Len cỏ Tên gọi khác : Nĩ lan Tên khoa học :Eria paniculata Họ : Phong lan Orchidaceae Bộ : Phong lan Orchidales Nhóm : Cây phụ sinh ảnh BGM * Đặc điểm Lan sống phụ sinh, mọc bụi, thân cao 20 - 60cm, mang lá nhiều từ gốc lên ngọn, có bẹ. Lá hình giải thuôn, dài 10 - 25cm, rộng 0,5 - 2cm. Cụm hoa chùy (2 - 3 chiếc), ở đỉnh thân. Hoa nhỏ xếp dày đặc, màu xanh xám (lục nhạt), cánh môi màu tím nhạt có vạch màu đỏ, lá đài cạnh hình tam giác, môi dài 4mm, có 3 thuỳ. * Phân bố Cây mọc từ miền Trung: Quảng Trị, Quảng Nam - Đà Nẵng đến Tây Nguyên: Gia Lai, Komtum, Đắklak, Lâm Đồng và phân bố ở Nêpal, Bhutan, Ấn Độ, Mianma, Thái Lan. 19 Tên Việt Nam : Kiếm lô hội Tên gọi Khác : Tên khoa học : Cymbium aloifolium Họ : Phong lan Orchidaceae Bộ : Phong lan Orchidales Nhóm : Cây phụ sinh ảnh BGM * Đặc điểm Phong lan hay địa lan , mọc bụi. Củ giả hành nhỏ, có bẹ. Lá dày màu xanh bóng, hình giải thẳng, dài 0,3 - 1m, rộng 1,5 - 5cm, đỉnh chia 2 thùy tròn không đều. Chùm hoa buông xuống dài 40-100cm, hoa xếp thưa. Hoa lớn 4 - 5cm, màu nâu hồng, mép vàng hay hồng nhạt có vạch trắng. Cánh môi 3 thùy màu trắng có đốm hồng, thùy giữa uốn cong. * Phân bố Cây mọc rộng rãi từ Bắc vào Nam, và phân bố ở Lào, Campuchia, Srilanca, Ấn Độ, Trung Quốc, Inđônêxia. 20 Tên Việt Nam : Lan trăm Tên gọi khác : Sư trăm Tên khoa học : Dendrobium terminale Họ : Phong lan Orchidaceae Bộ : Phong lan Orchidales Nhóm : Phụ sinh ảnh BGM * Đặc điểm Phong lan. mọc thành bịu nhỏ; thân có thể cao tới 20cm, mảnh, hơi hẹp ở phần trên. Lá dẹp, mọc kít và đối với nhau, xếp trên một mặt phẳng; lá có hình dao găm,dài 1 -1.5cm, rộng 5 - 8mm. Hoa mọc ở đầu chóp, hoa có màu vàng vàng hay hường hường; phiến hoa cao khoảng 4 -6mm, môi có cọng dài 1mm, hình tam giác, có 3 thùy có sọc đỏ ở chóp. * Phân bố - Mọc ở các khu rừng thường xanh: Vinh, Đà Nẵng, Com tum, Lâm Đồng... - Bù Gia Mập : ít gặp 21 Tên Việt Nam : Hồ điệp rừng Tên gọi khác :Bướm vàng Tên khoa học : Phalaenopsis lobbii Họ : Phong lan Orchidaceae Bộ : Phong lan Orchidales Nhóm : Phụ sinh ảnh BGM * Đặc điểm Phong lan, sống phụ sinh, thân ngắn, có nhiều rễ khí sinh, màu xanh và mọng nước. Lá; dài 8 -15cm, rộng 5-6cm, lá mọng có màu xanh mượt. Hoa; phát hoa ít hoa, hoa màu trắng ngà với môi ửng vàng cam, lá đài giữa cao 1cm, môi có thuỳ cạnh tam giác đứng, thuỳ giữa có hình tam giác và có 2 vòng đốm tím. Hoa ra vào tháng 12 đến tháng 1 năm sau. * Phân bố Nhiều ở các tỉnh tây nguyên như : Lâm Đồng, Đắk Nông …Ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập loài này thường gặp ở những nơi có độ ẩm cao, đặc biệt khu rừng rậm có nhiều cây Ôro. 22 Tên Việt Nam : Xích hủ thân dẹp Tên gọi khác : Tên khoa học: Agrostophyllum planicaule Họ : Phong lan Orchidaceae Bộ : Phong lan Orchidales Nhóm : Phụ sinh ảnh BGM * Đặc điểm Phong lan, mọc thành bụi dày với nhiều rễ, phụ sinh; thân xanh, dẹp, cạnh thon, cao 20cm, rộng đến 1,7 cm; lóng giữa vào 5cm. Phiến dai, dài 17 cm, rộng 2,5cm, chót có hai thuỳ không bằng. Hoa đầu ở ngọn, có lá hoa hẹp; hoa nhỏ, trắng, lá đài cao 4,5 mm; cánh hoa thấp hơn đài; môi thắt ở giữa, đáy hình túi; phấn khối 8. Nang cao 8 mm, rộng 2mm. * Phân bố Thông thường ở rừng nhất là bình nguyên: Đà Lạt, Biên Hoà, Đồng Xoài. * Tài liệu tham khảo : cây cỏ VN - 10.948/III797 23 Tên Việt Nam : Dáng hương hồng Tên gọi khác : Tên khoa học :Aerides rosea Họ : Phong lan Orachidaceae Bộ : Phong lan Orchidales Nhóm : Phụ sinh ảnh BGM * Đặc điểm Lan sống phụ sinh, thân mập, dài trên 25cm, lá thẳng đứng. Lá xếp 2 dãy, dày, màu xanh bóng, dài 20 - 30cm, rộng 1,5cm, đỉnh chia 2 thùy. Cụm hoa dài, buông xuống. Hoa lớn 2cm, màu đỏ tím có đốm đỏ. Cánh môi 3 thùy, thùy giữa dạng tam giác lớn, màu tím nhạt, hai thùy bên nhỏ.Hoa có mùa rất thơm. *Phân bố Loài mọc chủ yếu ở các tỉnh Nam bô: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và rải rác ở các tỉnh phía Bắc. Ngoài ra chúng còn phân bố ở Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Butan. 24 Tên Việt Nam: Trúc lan Tên gọi khác: Hoàng thảo hải nam. Tên khoa học: Dendrobium pachyglossum Họ : Phong lan Orchidaceae Bộ: Phong lan Orchidales Nhóm: Phụ sinh ảnh BGM * Đặc điểm Mọc thành bụi, cao 0,5-0,7 m, thân hình trụ có sóc dọc, lóng dài 2cm. Lá dài 13cm, rộng 1- 1,5cm, chót có 2 thuỳ bất xứng. Phát hoa ngoài nách lá, có 2-3 hoa, màu vàng lam; lá đài giữa thon, dài 6-8mm, cánh hoa hẹp hơn, môi nhọn, nguyên, mỏng, có đốm đỏ dọc hai bên môi. * Phân bố Chủ yếu mọc ở vùng Tây Nguyên như: Lâm đồng; Kom Tum; và Biên hoà (Đồng Nai)… Ỏ Vườn quốc gia Bù Gia Mập loài này thường thấy nhiều ở các cây lớn gần khe suối nhỏ. Tài liệu Cây Rừng VN 11.079/832III 25 Tên Việt Nam: Hoàng thảo kim điệp Tên gọi khác : Tên khoa học:Dendrobium chrysotoxum Họ: Phong lan Orchidaceae Bộ: Phong lan Orchidales Nhóm: Phụ sinh ảnh BGM * Đặc điểm Lan sống phụ sinh, thân hình dùi hay bắp, cao 8 - 30cm, rộng 1-1,5 cm, có nhiều sóng dọc thấp. Lá thuôn hẹp, dài 8-14cm, rộng 1-3cm. Cụm hoa buông xuống, dài 15-20cm. lá hoa nhỏ, hoa to, màu vàng ánh. Cánh môi màu tâm cam, môi tròn, mép có lông mịn. Hoa thơm và thường ra hoa vào dịp Tết Nguyên đán. * Phân bố Cây mọc và trồng rộng rãi ở Đà Lạt (Lâm Đồng), Sài Gòn và loài này còn phân bố ở từ Nêpal đến Trung Quốc, loài này ít gặp ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập, thường thấy ở các khu có nhiều cây họ Dầu lớn. 26 Tên Việt Nam : Điểu lan Tên gọi khác : Tên khoa học : Dendrobium delacorii Họ : Phong lan Orchidaceae Bộ : Orchidales Nhóm : Phụ sinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐiều tra và qui tập bảo tồn các loài hoa lan Bù Gia Mập.pdf
Tài liệu liên quan