Hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung và nhà hàng, khách sạn nói riêng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch. Những dịch vụ đi kèm với việc tham quan du lịch là ăn uống, nghỉ ngơi, mua sắm Việc đảm bảo tốt những nhu cầu đó sẽ góp phần thu hút một lượng khách đến và lưu giữ khách với thời gian lâu hơn.
Bên cạnh đó, sự phát triển của hoạt động kinh doanh nhà hàng khách sạn đã đóng góp vào ngân sách của tỉnh một khoản thu lớn. Đó cũng chính là một khoản chi phí giúp cho công tác quản lý, quy hoạch và phát triển du lịch một cách tốt hơn.
60 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2454 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống nhà hàng, khách sạn phục vụ cho việc thành lập bản đồ du lịch tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a tỉnh, những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã có sự đầu tư nâng cấp và xây dựng các trung tâm cụm du lịch. Nhiều di tích lịch sử cách mạng được trùng tu, tôn tạo khôi phục và giữ gìn để khai thác tốt thế mạnh về du lịch theo tour DMZ: Nhà lưu iệm Cố Tổng Bí Thư Lê Duẩn, Bãi tắm Cửa Việt, Cửa Tùng, Mỹ Thủy, Di tích đôi bờ Hiền Lương… mở thêm nhiều tour, tuyến mới như tổ chức nhiều tuyến du lịch trọn gói đi trong và ngoài nước.
Với những chính sách ưu đãi của tỉnh thì hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở kinh doanh phát triển nhanh với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Đặc biệt là sau khi Ban Quản lý các khu du lịch tỉnh được thành lập và việc tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, hoàn thành tuyến đường Cửa Việt – Cửa Tùng và 2 cây cầu lớn: cầu Cửa Tùng, cầu Cửa Việt đã tạo điều kiện để Quảng Trị thu hút đầu tư và phát triển mạnh ngành du lịch trong tương lai.
CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NHÀ HÀNG, KHÁCH SẠN Ở TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
2.1.1. Tài nguyên du lịch
a. Tài nguyên tự nhiên
* Các bãi biển
- Bãi biển Cửa Tùng
Đây được mệnh danh là “nữ hoàng của các bãi tắm”. Bãi biển Cửa Tùng nằm trong một cung lõm giữa hai mũi bazan nhô ra biển, có một vị trí khá đẹp. Với danh tiếng của mình cũng như những điều kiện giao thông khá thuận lợi, Cửa Tùng có khả năng thu hút khách rất lớn. Tại đây cũng có điều kiện thuận lợi để xây dựng, phát triển các hình thức vui chơi giải trí khác. Cửa Tùng có khả năng kết hợp tốt với các điểm du lịch lân cận như rừng nguyên sinh Rú Lịnh, sông Bến Hải, Cầu Hiền Lương…
- Bãi biển Thái Lai
Thuộc xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh rất rộng, đẹp, có chiều dài trên 1km và đã có khách đến tắm biển. Tuy nhiên cảnh quan của bãi biển còn đơn điệu, thiếu những đường nét đặc biệt để thu hút nhiều du khách.
- Bãi biển Nam mũi Chặt
Bãi biển nằm cách mũi Chặt 300m về phía nam cũng là một bãi nằm trong cung bờ lõm. Khu vực này nằm cách bãi Cửa Tùng khoảng 4 – 5 km tính theo đường giao thông nên trong tương lai có thể liên kết phát triển tốt đồng thời có khả năng kết hợp với các tour du lịch đi địa đạo Vĩnh Mốc, cầu Hiền Lương, rừng nguyên sinh Rú Lịnh…
* Đảo Cồn Cỏ
Đảo Cồn Cỏ là một nơi rất có tiềm năng để phát triển du lịch trên đảo và các vùng biển lân cận gồm: Du lịch nghỉ dưỡng, ở đây có điều kiện khí hậu tốt, không khí trong lành nên rất thích hợp cho loại hình du lịch này. Các bãi tắm của đảo không rộng, song cảnh quan bờ biển rộng và độc đáo, đa dạng, có thể trở thành các điểm tham quan, ngắm cảnh. Thảm thực vật trên đảo dù không được bảo tồn tốt, song có thể tự phục hồi nếu quản lý tốt, một số loài thực vật trên vùng đất khô hạn ven bò biển có thể trở thành đối tượng tham quan của du khách, với mục tiêu tăng cường ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
* Các dạng cảnh quan sinh thái độc đáo của tỉnh
- Động Voi Mẹp: Đặc trưng của động này sự độc đáo của cảnh quan sinh thái phân dị theo đai cao với sự khác biệt giữa cảnh quan Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn. Thảm thực vật ở đây rất phong phú và đa dạng, bao gồm rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm núi thấp, rừng kín cây lá rộng á nhiệt đới ẩm, rừng cây lá kim, quần xã đặc biệt ở đỉnh núi.
- Động Ba Lê: Các bề mặt san bằng địa hình phân thủy cao 1000 – 2000m tại núi Ba Lê đã tạo nên ở đây hình thành một khu nghỉ dưỡng có giá trị. Các mặt bằng ở đây đủ diện tích để xây dựng các khu nghỉ dưỡng, các công trình công cộng khác trong một khu du lịch.
- Khe Sanh: Là khu vực có độ cao tuyệt đối thấp nhất của đỉnh Trường Sơn , Khe Sanh có đầy đủ các điều kiện để trở thành một khu du lịch sinh thái đầy tiềm năng. Nằm trong một quần thể các tài nguyên du lịch tự nhiên và đặc biệt là tài nguyên du lịch nhân văn như các di tích lịch sử cách mạng phản ánh một vùng đất kiên cường hy sinh chiến đấu vì sự nghiệp thống nhất đất nước đã khẳng định Khe Sanh là một trung tâm du lịch của tỉnh Quảng Trị.
* Hệ sinh thái rừng nhiệt đới
- Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông: ở đây có thảm thực vật tự nhiên vành đai thực vật nhiệt đới (800m) và nhiều đặc điểm độc đáo khác để có thể phát triển du lịch sinh thái.
- Rú Lịnh: Sự hiện diện của Rú Lịnh đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn cao của cụm du lịch sinh thái Cửa Tùng – Vĩnh Mốc. Rú Lịnh thuộc địa phận 2 xã Vĩnh Hiền và Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh. Đây là khu rừng nguyên sinh tồn tại trên một vùng đất đỏ bazan ở độ cao 94 m của vùng đồng bằng duyên hải, rộng khoảng 100 ha. Rú Lịnh có giá trị cao về du lịch sinh thái, ở đây có rất nhiều loại cây của khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ như cây Gụ, cây Huỷnh. Rú Lịnh gắn liền với các điểm du lịch khác như Cửa Tùng, Bến Hải, địa đạo Vĩnh Mốc, nghĩa trang Trường Sơn, giếng cổ Gio An. Tất cả sẽ tạo nên tuyến du lịch tiếp cận với thiên lý tưởng ở một vùng đồng bằng.
- Trằm Trà Lộc: Thuộc xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng. Đây là một nơi có tiềm năng du lich sinh thái rất lớn của tỉnh. Những dự án du lịch sinh thái đã và đang được mở ra bằng việc quy hoạch diện tích Trằm Trà Lộc khoảng 100 ha. Trằm Trà Lộc là một bức tranh thủy mặc hữu tình, một nơi du lịch sinh thái văn hóa hấp dẫn và lý tưởng.
* Hệ thống sông suối và hồ nước
- Sông có tiềm năng du lịch sinh thái lớn nhất ở Quảng Trị là sông Đak Rông. Sông này có truyền thuyết về nguồn gốc đậm chất sử thi và nhân văn. Du khách vừa chiêm ngưỡng cảnh núi non hùng vĩ, vừa được lắng nghe câu chuyện về cô gái ĐakRong được xem là đoạn sông đẹp nhất.
- Hệ thống hồ nước
Quảng Trị có khoảng 45 hồ chứa, đập dâng các loại với quy mô khác nhau, trong đó khoảng hơn 10 hồ là có thể bố trí các hình thức du lịch nghỉ dưỡng, thể thao dưới nước và đua thuyền.
+ Hồ Khe Mây: Nơi này có thể tổ chức các loại dịch vụ như đua thuyền, câu cá trên mặt nước. Khi khai thác hồ Khe Mây, vấn đề cần lưu ý nhất là gìn giữ thảm thực vật quanh hồ khỏi bị suy thoái, bảo vệ cảnh quan hồ.
+ Hồ Trung Chỉ: Hồ rất đẹp với thảm rừng cọ hữu tình. Chất lượng nước được coi là sạch đối với các chỉ tiêu nước sinh hoạt và hoạt động nghỉ dưỡng, thể thao dưới nước. Nơi đây có thể khai thác sử dụng để nghỉ dưỡng, đua thuyền và câu cá
+ Hồ Trúc Kinh: Thuộc huyện Gio Linh, là hồ chứa lớn nhất tỉnh. Với lợi thế diện tích mặt nước rộng mênh mông, có bãi đất nổi tự nhiên, cảnh quan thơ mộng, kỳ vỹ. Hồ Trúc Kinh là điểm thích hợp để tổ chức các hoạt động lễ hội như: các giải đua thuyền thuyền thống, các giải bơi…
* Các điểm nước nóng và nước khoáng
Quảng Trị có 4 nguồn nước nóng – khoáng có giá trị cho du lịch và nghỉ dưỡng: Nguồn Tân Lâm, nguồn Làng Eo, nguồn Làng Rượu, Nguồn Dakrong (Ra Lân). Đây đều là những vùng có tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng.
b. Tài nguyên nhân văn
Quảng Trị là tỉnh có hệ thống di tích lịch sử dày đặc, “tài sản” chỉ riêng mảnh đất này mới có để phát triển loại hình du lịch lịch sử chiến tranh: Vùng phi quân sự, di tích Hiền Lương – Bến Hải, Thành Cổ, Cồn Tiên, Dốc Miếu, Khe Sanh…đan xen với hàng loạt các thắng cảnh như Cửa Tùng, Rú Lịnh, ĐakRong, Trằm Mỹ Thủy…
Trên chặng hành trình “Con đường di sản Miền Trung” từ Nghệ An vào đến Quảng Nam thì Quảng Trị là điểm nối. Trên trục đường xuyên Á, Quảng Trị là điểm đầu nhìn từ Việt Nam.
* Các di tích lịch sử cách mạng
Quảng Trị có tới 389 di tích đã được nhà nước đánh giá, xếp hạng, trong đó có 29 di tích lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia. Đây là những di sản vô cùng quý giá có giá trị tham quan và nghiên cứu về lịch sử, nghệ thuật kiến trúc cổ nổi bật như: thành cổ Quảng Trị, đường Hồ Chí Minh huyền thoại, hàng rào điện tử McNamara, nhà thờ La Vang, làng Địa đạo Vĩnh Mốc, Căn cứ Khe Sanh, làng Vây, sân bay Tà Cơn, Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, nghĩa trang liệt sĩ Đường 9, nhà tù Lao Bảo… Những địa danh này làm chúng ta tự hào, giúp chúng ta có nghị lực giữ Tổ, giữ Tông, giữ sông, giữ núi cho mãi mãi muôn đời.
Một số di tích điển hình
- Thành cổ Quảng Trị
Nằm ngay trung tâm thị xã Quảng Trị, cách quốc lộ 1A hơn 1 km về phía đông. Là một thành lũy quân sự và trung tâm cai trị của Quảng Trị thời phong kiến và ngụy quyền miền nam.
Thành cổ Quảng Trị là một địa danh đã trở nên nổi tiếng trên thế giới không phải với tư cách là một công trình kiến trúc quân sự, trung tâm cai trị của một tỉnh dưới thời phong kiến mà là với cuộc chiến đấu 81 ngày đêm (từ 28 – 6 đến 16 – 9 năm 1972) của quân dân ta chống lại cuộc phản kích tái chiếm thị xã Quảng Trị của ngụy quân Sài Gòn. Từ tháng 2 – 1992, thành cổ Quảng Trị được Bộ Văn hóa - Thông tin đầu tư, tôn tạo và xây dựng thành một công viên tưởng niệm lớn, ghi nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh.
- Khu di tích đôi bờ Hiền Lương
Cầu Hiền Lương là tâm điểm thể hiện cao nhất những vấn đề lịch sử về một thời kỳ đất nước bị chia cắt.
Cầu Hiền Lương nằm trên quốc lộ 1A, bắc qua sông Bến Hải, thuộc địa phận xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh ở bờ Bắc và thuộc xã Trung Hải, huện Gio Linh ở bờ Nam.
Năm 1967, bom đạn giặc Mỹ lại đánh sập cầu nhằm ngăn chặn sự tiến công chi viện của miền Bắc cho đồng bào ta ở miền Nam.
Từ năm 1954 – 1972, đây là nơi đã từng diễn ra những cuộc đấu tranh chính trị, quân sự ác liệt giữa ta và địch.
Địa đạo Vĩnh Mốc là điểm dừng chân của nhiều du khách trong tour du lịch qua vùng phi quân sự (DMZ) ở tỉnh Quảng Trị bởi những giá trị về lịch sử và kiến trúc của nó. Địa đạo Vĩnh Mốc được hình thành trong vòng 18 tháng (cuối năm 1966 đến đầu năm 1968, trước tình thế bị đánh ác liệt của không quan và pháo binh Mỹ. Địa đạo Vĩnh Mốc là tổng thể kiến trúc độc đáo được xem như một tòa lâu đài cổ, nó đã tượng trưng cho lòng quyết tâm, ý chí sắt đá, nổ lực phi thường sự linh hoạt sáng tạo tự tin và đầy bản lĩnh của quân và dân Quảng Trị, là bằng chứng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tiêu biểu cho thời kỳ chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, để lại ý thức tự hào sâu sắc cho các thế hệ kế thừa, sự ngưỡng mộ tôn vinh trong lòng bạn bè gần xa.
- Nhà tù Lao Bảo: nằm ở phía tây nam quốc lộ 9, trên địa bàn thôn Duy Tân, thị trấn Lao Bảo, nguyên là một vùng rừng núi hiểm trở, xa dân cư, gần biên giới Lào – Việt. Do hội đủ các điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, biệt lập nên dưới thời phong kiến, triều Nguyễn đã cho xây dựng tại đây một đồn tránh thủ vùng biên giới gọi là Bảo Trấn lao (Lao Bảo), nơi ở của binh lính thuộc người dân tộc thiểu số và cũng là nơi lưu đày tù nhân.
- Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn: nằm trên khu đồi Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh, là nơi tưởng niệm và suy tôn những người con thân yêu của đất nước đã anh dũng hy sinh xương máu của mình trên trên các nẻo đường Trường Sơn vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Nghĩa trang đường 9: nằm bên cạnh quốc lộ 9, trên vùng đồi thuộc địa bàn phường 4, TP Đông Hà. Đây là nơi yên nghĩ của hơn một vạn các anh hùng liệt sỹ của đầy đủ 3 thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích và thanh niên xung phong.
- Cửa Tùng: là điểm du lịch kỳ thú, một vùng đất có nền văn hóa lâu đời, một cửa biển quan trọng, có bề dày lịch sử của vùng đất Quảng Trị. Cửa Tùng cũng là tâm điểm của đường chia giới tuyến quân sự trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, là nơi chứng kiến những tội ác dã man của kẻ thù và ghi dấu các chiến công hiển hách của quân và dân ta.
2.1.2. Thực trạng khai thác và phát triển du lịch
Công tác quảng bá, giới thiệu hình ảnh, tiềm năng du lịch của địa phương được chú trọng. Tỉnh đã có những cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch và tăng cường đầu tư cho ngành du lịch. Chỉ tính trong năm 2007, tỉnh đã đầu tư hơn 98,7 tỷ đồng phát triển cơ sở hạ tầng, nâng tổng vốn đầu tư cho du lịch lên hơn 200 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp mạnh dạn bỏ vốn đầu tư xây dựng thêm các loạt cơ sở lưu trú. Đến nay, nhiều khách sạn đã hoàn thành, đưa vào khai thác như khách sạn Hoàng Long, Melody, Phú Sỹ Long... nâng tổng số cơ sở lưu trú từ 61 lên 69 khách sạn. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ trong ngành du lịch cũng được chú trọng. Đặc biệt, 3 loại hình du lịch đặc trưng được lựa chọn đầu tư là du lịch hành lang Đông-Tây, Du lịch Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội, Du lịch sinh thái rừng và biển. Do đó, lượng khách du lịch đến Quảng Trị năm 2007 đạt gần 310 ngàn lượt, trong đó khách quốc tế 71 ngàn lượt, tăng 18,6% so với năm 2006. Đặc biệt, lượng khách du lịch hành lang Đông-Tây qua cửa khẩu Lao Bảo tăng cao. Trong tháng 9 và tháng 10/2007, có ngày có từ 3.500 – 4.000 lượt khách, khách Du lịch về thăm chiến trường xưa cũng tăng mạnh. Tổng doanh thu kinh doanh du lịch năm 2007 hơn 491 tỷ đồng, đạt 112% kế hoạch. Tuy nhiên phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Theo Phó giám đốc sở Thương mại - Du lịch Nguyễn Văn Dùng, khó khăn lớn nhất hiện nay là cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động du lịch. Chất lượng các dịch vụ chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, số khách sạn cao cấp đáp ứng yêu cầu của khách quốc tế còn ít. Bên cạnh đó, quy mô hoạt động du lịch còn nhỏ, phương thức kinh doanh chậm được cải tiến, đổi mới và chưa chuyên nghiệp. Hoạt động kinh doanh lữ hành còn nhiều hạn chế, nhất là tình trạng lợi dụng lượng khách Thái Lan vào Việt Nam tăng đột biến, nhiều doanh nghiệp sử dụng hướng dẫn viên là người chưa đủ điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên quốc tế. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ít đầu tư cho các hoạt động quảng bá, xây dựng thương hiệu để thu hút du khách.
Chính vì vậy, để đạt mục tiêu thu hút 357 ngàn lượt khách du lịch với tổng doanh thu 380 tỷ đồng trong năm 2008, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban quản lý Nhà nước về Du lịch Lê Hữu Thăng nhấn mạnh: Vấn đề quan trọng là phải tăng cường công tác quảng bá tiềm năng du lịch bằng nhiều hình thức, tích cực kêu gọi thu hút đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch. Bên cạnh đó, ngành chức năng và chính quyền các cấp cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng Khu du lịch Cửa Việt, Cửa Tùng, Rú Lịnh, Trằm Trà Lộc; Quy hoạch khu du lịch sinh thái Hồ Rào Quán, Hồ Ái Tử; Đầu tư và tổ chức tốt các hoạt động du lịch ở các bãi biển, nghiên cứu phương thức khai thác có hiệu quả Dự án đường Hồ Chí Minh huyền thoại; Triển khai tốt Dự án phát triển du lịch bền vững hành lang Đông - Tây do ADB tài trợ để đầu tư Dự án du lịch cộng đồng tại huyện Đăkrông và cơ sở hạ tầng khu vực cửa khẩu quốc tế Lao Bảo. Ngành chức năng của Quảng Trị cũng cần chỉ đạo các doanh nghiệp mở thêm nhiều tour, tuyến du lịch có thế mạnh, nhất là tour Caravan đưa khách Thái Lan và xe tay lái nghịch qua hành lang kinh tế Đông - Tây; Đặc biệt, chú trọng hơn công tác đào tạo, từng bước chuyên nghiệp hoá hoạt động kinh doanh du lịch. Tỉnh sẽ nghiên cứu một số cơ chế, chính sách để sớm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
2.1.3. Hiệu quả của hoạt động kinh doanh du lịch
Ðể khai thác có hiệu quả tiềm năng, tạo động lực cho thương mại và du lịch phát triển, tỉnh Quảng Trị đã quan tâm việc quảng bá kết hợp xúc tiến thương mại thông qua hội thảo, hội chợ quốc tế; thông qua các đối tác theo chuyên ngành có tiềm lực, vị thế trên thương trường để kêu gọi đầu tư từ bên ngoài vào lĩnh vực thương mại và du lịch...
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị, thời gian qua, ngành du lịch đã khai thác có hiệu quả tiềm năng nên hoạt động kinh doanh du lịch đã thu được những kết quả làm tăng ngân sách nhà nước trên địa bàn. Tổng lượng khách chín tháng đầu năm 2008 đạt 253.500 lượt, trong đó có 202 nghìn lượt khách nội địa và 51 nghìn lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu kinh doanh du lịch đạt 430 tỷ đồng. Về hoạt động lữ hành, tổng lượt khách chín tháng là 14.665 lượt. Một số trung tâm lữ hành được tổ chức tốt nên đã thu hút đông khách tham quan, du lịch như: Trung tâm lữ hành Công ty CP Du lịch Quảng Trị, Trung tâm lữ hành Công ty CP Mê Công, Trung tâm lữ hành Sê Pôn...
2.2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN
2.2.1. Vai trò của hệ thống nhà hàng, khách sạn đối với hoạt động kinh doanh và phát triển du lịch
Hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung và nhà hàng, khách sạn nói riêng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch. Những dịch vụ đi kèm với việc tham quan du lịch là ăn uống, nghỉ ngơi, mua sắm…Việc đảm bảo tốt những nhu cầu đó sẽ góp phần thu hút một lượng khách đến và lưu giữ khách với thời gian lâu hơn.
Bên cạnh đó, sự phát triển của hoạt động kinh doanh nhà hàng khách sạn đã đóng góp vào ngân sách của tỉnh một khoản thu lớn. Đó cũng chính là một khoản chi phí giúp cho công tác quản lý, quy hoạch và phát triển du lịch một cách tốt hơn.
2.2.2. Quy mô và phân bố của hệ thống nhà hàng, khách sạn
Trong giai đoạn gần đây, số cơ sở nhà hàng, khách sạn có tăng lên nhưng vẫn chưa đáng kể so với nhu cầu cũng như chiến lược phát triển du lịch của tỉnh.
Nếu như năm 2002, cả tỉnh chỉ có 6 khách sạn dược xếp hạng thì đến năm 2008 thì đã có 32 cơ sở được xếp đạt chuẩn, chứng tỏ sự chú tâm vào việc phát triển, đầu tư cho cơ cở hạ tầng tỉnh và đặc biệt là sự tham gia ngày càng nhiều của khối kinh tế tư nhân, tạo nên sức mạnh cạnh tranh mạnh mẽ trong ngành.
Hiện nay, các cở sở lưu trú, ăn uống đã có sự kết hợp với các doanh nghiệp lữ hành nhằm tạo mối liên kết phục vụ tốt cho du khách, cũng như giới thiệu cho du khách biết về mình. Do đó mà một số cơ sở đã tạo nên tầm ảnh hưởng rất lớn đến du khách, tạo nên các mối quan hệ bền lâu giữa hai bên. Thông qua đó thúc đẩy cơ sở phát triển, cũng chứng tỏ các cở sở đã có sự đầu tư kĩ lưỡng hơn trong công tác quảng bá. Một số cơ sở còn mạnh dạng phát triển lên cả trên lĩnh vực công nghệ thông tin: như website, đường dây nóng, tạp chí … tạo nên những chuyển biến tích cực cho sự phát triển của các cơ sở.
Trên địa bàn hiện nay có 100 cơ sở lưu trú du lịch, tăng gấp đôi so với năm 2000, với tổng số khách sạn là 60 khách sạn, và 30 nhà nghỉ, có tổng số phòng là 1526 phòng và 2680 giường, trong dó có 3 khách sạn đạt 3 sao, 6 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, 12 cơ sở đạt tiêu chuẩn 1 sao, 13 cơ sở đạt tiêu chuẩn.
Tốc độ xây dựng các khách sạn tư nhân trong những năm vừa qua tăng đột biến. Trên địa bàn có nhiều dự án về đầu tư lĩnh vực khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên đang được tiến hành xây dựng tại các trung tâm thành phố Đông Hà, Khu thương mại Lao Bảo, các khu du lịch biển Cửa Tùng, Cửa Việt…
Còn hệ thống nhà hàng cũng đã có nhiều biến đổi, cung cách phục vụ đã được chú trọng hơn, đội ngũ tay nghề qua đào tạo đã được nâng lên đáp ứng những đòi ngày càng cao của khách du lịch.
Hiện nay, các cơ sở nhà hàng, khách sạn lớn và có sự đầu từ mạnh mẽ đều tập trung chủ yếu ở các trung tâm lớn như Thành Phố Đông Hà, Thị xã Quảng Trị, Khu kinh tế Lao Bảo… ở đây có nhiều điều kiện tốt để phát triển, còn một số ít tập trung ở các huyện lân cận, đa phần là các nhà nghỉ qua đêm. Với tình hình trên, cần có sự thiết kế các tuyến, tour du lịch sao cho khai thác hết đươc tất cả các nhà hàng, khách sạn nhằm tạo tiền đề để phát triển hài hòa trong toàn tỉnh.
2.2.3. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống nhà hàng, khách sạn
Trong cơ cấu doanh thu du lịch, doanh thu từ lưu trú chiếm phần lớn, từ 55-60%, ăn uống 30-35%, còn các dịch vụ khác chiếm phần còn lại. Có thể thấy doanh thu từ các nhà hàng, khách sạn là rất quan trọng. Do đó, việc đầu tư vào lĩnh vực này là rất cần thiết trong sự phát triển của tỉnh.
Nắm bắt xu thế trên các doanh nghiệp tư nhân đã chuyển sang lĩnh vực này tạo nên sức hút mạnh mẽ cho sự phát triển đi lên của du lịch tỉnh.Nhờ thế mà đã đóng góp vào ngân sách nhà nước một lượng lớn, tạo nên nguồn kinh phí để thúc đẩy ngành du lịch ngày một phát triển.
Trong những năm gần đây lượng khách đến với Quảng Trị ngày một tăng lên dẫn theo là doanh thu của các cơ sở ăn uống lưu trú cũng tăng theo thúc đẩy sự phát triển du lịch của tỉnh tiến lên.
Trong năm 2008 số khách do các cơ sở trên phục vụ là 230000 lượt khách, trong đó khách quốc tế là 20000 lượt tăng so với các năm trước. Với thời gian lưu trú là 1,45ngày/người tăng hơn so với các năm trước, nhưng lại thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Lượng khách nội địa trong những năm gần đây bắt đầu gia tăng mạnh mẽ. Bên cạnh lý do mức sống người dân ngày càng cao, nhu cầu du lịch trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống sau những ngày làm việc và học hành căng thẳng, thì một nguyên nhân rất quan trọng khác là sự phát triển mạnh mẽ của các vùng lân cận như Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng cộng thêm đó là đưa vào hoạt động các con đương huyết mạch như hành lang Đông Tây, đường mòn Hồ Chí Minh, con đường di sản miền trung làm cho Quảng Trị ngày càng hấp dẫn với du khách hơn, lượng khách quốc tế cũng có dấu hiệu khả quan nhung nhìn chung vẫn còn thấp. Qua đây, cũng chứng tỏ khách du lịch đã quan tâm đến Quảng trị nhiều hơn. Cơ quan chức năng cần và phải từng bước hoàn thiện hơn các khâu nhằm thu hút tối đa mọi thành phần để phát triển du lịch tỉnh.
Tổng quan cho thấy, cở sở của nhà nước chiếm doanh thu 10%, các cơ sở ngoài nhà nước chiếm 90% chủ yếu là các cơ sở tư nhân. Với sự đầu tư mạnh mẽ của các khối tư nhân vào lĩnh vực này sẽ hứa hẹn có sự phát triển manh mẽ hơn nữa tiềm năng du lịch tỉnh.
Lợi nhuận thuế năm sau là cao hơn năm trước và có chiều hướng tăng nhiều hơn. Đặt biệt là khối kinh tế tư nhân, khối này phát triển một cách nhanh chóng đã tạo nên những chuyển biến tích cực cho sự phát triển của ngành. Có thể nói khối này là nguồn đầu tư rất giàu tiềm năng và cần được chú trọng khai thác.
Từ những nhận định trên, có thể thấy hiệu quả kinh tế của các cơ sở nhà hàng, khách sản tiến triển rất tốt. Lượng khách và doanh thu đều gia tăng.
Lĩch vực khách sạn nhà hàng chiếm 5,6% so với GDP toàn tỉnh.
2.2.4. Tình hình quản lý hệ thống nhà hàng, khách sạn
Cơ quan quản lý cao nhất trực tiếp của tỉnh về hệ thống nhà hàng khách sạn là Sở Văn hóa - Thể thao & Du Lịch tỉnh, trụ sở nằm ngay tại Thành phố Đông Hà – khu vực sầm uất nhất của tỉnh. Dưới Sở Văn hóa - Thể thao & Du Lịch tỉnh là các phòng, ban, ngành tạo thành một guồng mấy làm việc từ trên xuống dưới, cũng là mô hình chung của các tỉnh và Nhà nước ta. Tuy nhiên với cách thức tổ chức như thế này thì cung cách làm việc, nhất là các thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp, làm trở ngại lớn cho các nhà đầu tư vào đây. Việc phát triển theo cách thức “1dấu, 1 cửa” là cần đòi hỏi cấp bách ở Quảng Trị mới có cơ hội phát triển kinh tế tỉnh nói chung, lĩnh vực đầu tư phát triển hệ thống nhà hàng khách sạn nói riêng.
Trong khi với cánh thức làm việc như vậy đã làm hạn chế đi khả năng hoạt động của các cơ sở thì với công nghệ lạc hậu và đội ngũ cán bộ chưa được chuyên sâu. Với lại hằng năm phải làm đi làm lại các công việc trên với khối lượng ngày một nhiều làm cho công việc càng ngày càng quá tải, làm cho công tác quản lý đã khó khăn lại gặp khó khăn hơn. Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thong tin đòi hỏi con người và công việc cần phải giải quyết nhanh và hiệu quả. Do đó việc áp dụng công nghệ mới là rất cần thiết.
Sự phức tạp của việc làm thủ công và chồng xếp các năm lại làm cho ta khó mà quản lý, chỉ nhìn được cái lượng bên ngoài chưa nắm rõ được tình hình cốt lõi như thế nào? Nên làm cho ta có cái nhìn phiến diện một chiều thiếu đi các cơ sở để đầu tư phát triển đúng hướng. Công nghệ thông tin làm giảm các công việc không có gì thay đổi so với năm trước cũng như xử lý các thông tin nhanh gọn hơn. Sự phân tích nhanh và chính xác mà không phải tôt nhiều công sức công với quá nhiều thong tin. Đặc biệt là việc quản lý hệ thống nhà hàng phát triển hợp lý lại cần có các công cụ phù hợp mới đảm bảo cho quá trình phát triển của tỉnh được tốt hơn.
Bên cạnh đó là đào tạo chuyên sâu về cách quản lý. Chính sách ngoại giao cũng là vấn đề quan trọng góp phần thúc đẩy du lịch tỉnh đi lên. Có chính sách thu hút nguồn lực từ bên ngoài nhằm tạo điều kiện học hỏi, tiếp thu chon lọc các kinh nghiệp của họ áp dụng vào tỉnh để phát triển thế mạnh của mình.
2.2.5. Nhận xét chung về hệ thống nhà hàng, khách sạn ở tỉnh Quảng Trị
a. Ưu điểm:
- Trong những năm qua, tỉnh đã ưu tiên đầu tư phát triển, nâng cấp hệ thống nhà hàng, khách sạn để từng bước bắt kịp được với mặt bằng chung của cả nước. Vì vậy hệ thống nhà hàng, khách sạn đã tăng về số lượng lẫn chất lượng.
- Hiện nay trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là khu vực Cửa Tùng và Cửa Việt đã và đang có nhiều dự án đầu tư phát triển khách sạn với quy mô lớn. Có nhiều khách sạn ở Cửa Việt có thể đón tiếp một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước.
- Đội ngũ nhân viên làm việc trong hệ thống này ngày càng tăng về số lượng và chất lượng.
- Giá cả của các cơ sở lưu trú và giá trong thực đơn của các nhà hàng còn thấp hơn mặt bằng chung so với cả nước. Đây là một lợi thế so sánh rất lớn của nhà hàng, khách sạn ở đây. Nhờ giá cả phải chăng sẽ thu hút một lượng lớn khách du lich đến với Quảng Trị, đặc biệt là khách nội địa vì chi phí thấp (Thông thường 40% chi phí du lịch là để chi trả cho việc lưu trú tại khách sạn).
b. Hạn chế:
- Hệ thống nhà hàng khách sạn ở Quảng Trị phân bố chưa đều. Mặc dù những năm qua, tỉnh đã có cố gắng trong việc phát triển hệ thống này sao cho đá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BAIBAOCAO_DETAI_TONGHOP.doc