- Có nhiều báo cáo về chuyện người dân địa phương không được tham gia lập KH. Ở một số nơi, cán bộ xã chỉ định một số người dân, những người được coi là nói năng lưu loát và có kiến thức để ‘đại diện’ cho các thôn tham gia thảo luận theo các quy định của Nghị định dân chủ cơ sở. Những người này được yêu cầu thu thập ý kiến người dân và truyền đạt lên xã. Nhưng dân làng than phiền rằng những vị đại diện này không tham khảo ý kiến của người khác trước khi đi dự các cuộc họp. Những người được mời này trong một số trường hợp bị gọi là ‘nghị gật’ vì họ tán thành tất cả những gì mà người lãnh đạo cuộc họp đề xuất. Ở một số nơi khác, tất cả mọi người dân trong thôn đều được mời họp, nhưng các cuộc cuộc thảo luận không cởi mở, chất lượng thảo luận không cao. Ví dụ, tỷ lệ tham gia có thể đạt khoảng 90% tại một số phường ở thành phố Hồ Chí Minh nhưng cũng có thể là chưa đầy một nửa số dân trong thôn ở các vùng khác. Một cán bộ ở thành phố Hồ Chí Minh nói các gia đình thường bảo con tới dự họp cốt để "lấp chỗ trống" và yên tâm là gia đình đã có đại diện đi họp.
- Còn có các động thái quyền lực diễn ra tại các cuộc họp thôn. Người nghèo và người bị đẩy ra ngoài lề xã hội có thể gặp khó khăn để đi dự các cuộc họp lập KH tham gia vì họ sống ở xa hoặc không có thời gian. Một đánh giá PPA ở Đắc Lắc cho thấy trong nhiều cuộc họp thôn tỷ lệ tham gia của nam giới chiếm tới 75 - 85%. Ngay cả khi phụ nữ đi dự các cuộc họp thôn, họ cũng thường không tham gia phát biểu.
31 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1862 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đổi mới công tác kế hoạch hóa theo hướng tăng cường sự tham gia của cộng đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m gia thảo luận, đưa ra ý kiến về các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường mà họ mong muốn cũng như thứ tự ưu tiên của các mục tiêu đó. Đây là cơ sở để các nhà lập KH lựa chọn ra các mục tiêu góp phần quan trọng vào sự phát triển cộng đồng.
- Cộng đồng đóng góp ý kiến, đề xuất các chính sách, giải pháp để thực hiện mục tiêu KH và thứ tự ưu tiên của các giải pháp trên cơ sở của việc đánh giá kỹ lưỡng nội lực cũng như các tác động từ bên ngoài
3.2- Sự tham gia của cộng đồng trong tổ chức thực hiện kế hoạch
Cộng đồng trực tiếp tham gia cung ứng nguồn lực để thực hiện KH hoặc giám sát, đánh giá thường xuyên việc triển khai, thực hiện KH trên địa bàn.
3.3- Sự tham gia của cộng đồng trong giám sát, đánh giá kế hoạch
- Cộng đồng thu thập thông tin, số liệu về tình hình triển khai thực hiện KH cũng như tác động của việc thực hiện KH đối với sự phát triển KT-XH của địa phương, đất nước để cung cấp cho các bộ phận có liên quan đến việc xử lý và đánh giá KH.
- Cộng đồng tham gia đánh giá KH cùng với các cơ quan chức năng.
CHƯƠNG II- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HÓA PHÁT TRIỂN CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM
I- Những thành tựu đạt được
Chính phủ Việt Nam đã thể hiện rõ ràng quyết tâm đổi mới công tác KH thông qua Chỉ thị số 33/2004/CT-TTg ngày 23/9/2004 của Thủ tướng Chính phủ và các Công văn 2215/ BKH-TH, 7681/BKH-TH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu đổi mới việc xây dựng KH một cách toàn diện, chú trọng đến công khai và mở rộng đối tượng tham gia. Những văn bản pháp lý này, được hỗ trợ bằng hàng loạt các văn bản khác về tăng cường phân cấp, trao quyền cho địa phương (như Luật Ngân sách Nhà nước 2002, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân), mở rộng dân chủ ở địa phương (Nghị định 79/2003/NĐ-CP về Dân chủ cấp cơ sở)… Pháp lệnh số: 34/2007/PL-UBTVQH ngày 20/4/2007 về việc thực hiện quy chế dân chủ tại cơ sở “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, đã và đang hình thành nên một cơ sở thể chế vững chắc cho sự nghiệp đổi mới công tác KHH.
1- Những thành tựu đạt được trong lập kế hoạch
- Theo quy định của Nghị định dân chủ cơ sở, lập KH tham gia sẽ diễn ra ở mọi địa bàn cấp thôn và xã. Người dân được tạo cơ hội để bàn bạc thảo luận về các lĩnh vực sau: KHPT KT-XH của xã; quy hoạch các khu dân cư mới; các KH dự án huy động và sử dụng đóng góp của nhân dân trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng; thi hành các chương trình mục tiêu quốc gia ở cấp xã và KH đền bù đất; sử dụng đất ở địa phương cũng như việc quản lý quỹ đất công... Chính quyền xã có nghĩa vụ chuyển tải ý kiến của người dân địa phương lên cấp chính quyền cao hơn.
- Lập KH có sự tham gia của người dân lần đầu tiên được đưa vào Việt Nam trong khuôn khổ của một số dự án nhỏ của tổ chức phi chính phủ quốc tế và nhà tài trợ nhằm xây dựng năng lực địa phương để địa phương tham gia nhiều hơn vào sự phát triển. Một số những dự án được nhiều người biết tới nhất là dự án cấp vốn phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn (RIDEF) của Quỹ Phát triển Vốn Liên hợp quốc, trong đó đưa ra ý tưởng về khoán chi cho xã; Chương trình Phát triển nông thôn miền núi Việt Nam – Thụy Điển (MRDF) trong đó nhấn mạnh các phương pháp nghiên cứu tham gia trong giảm nghèo; và một vài dự án phát triển nông thôn của Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), thiết lập các cơ chế tham gia đối với hạ tầng cơ sở nông thôn.
- Trong những năm gần đây, người dân tham gia tham vấn trong các chương trình, kế hoạch lớn hơn:
+ Sự tham gia mạnh nhất có thể thấy là trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và Chương trình 135 về cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ ở cấp xã. Trong một cuộc điều tra (năm 2004) được thực hiện với 3.700 hộ về chương trình XĐGN và chương trình 135, 75% số người trả lời nói rằng danh sách người nghèo được hưởng lợi ích của chương trình là do chính người dân lập ra trên cơ sở tham vấn. Trong khuôn khổ của chương trình 135, quy định có nêu rõ rằng ‘các hoạt động dự án và các đầu tư công trình cơ sở hạ tầng cần phải được thảo luận và quyết định tại cấp xã. Phải hỏi ý kiến người dân địa phương về nội dung KH và mức độ đóng góp của cộng đồng trước khi phê quyệt’. Các xã sẽ chuẩn bị KH chiến lược 5 -10 năm cho các đầu tư thuộc chương trình 135 trên cơ sở yêu cầu của từng thôn. Tiếp đó KH của xã sẽ được đệ trình lên huyện và gộp lại thành KH tổng thể của chương trình 135 cấp tỉnh.
+ Đợt tham vấn cộng đồng về KH 5 năm 2006-2010 của quốc gia đã được thực hiện tại 15 tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước. Mỗi nhóm đối tượng tham vấn có quy mô từ 8-10 người, bao gồm nhóm dân cư tại cộng đồng; nhóm cán bộ lãnh đạo; nhóm doanh nhân, được phân chia theo giới tính, nghề nghiệp, chức vụ. Ước tính khoảng 7.500 người được huy động tham gia hoạt động tham vấn đợt đầu tiên. Khung tham vấn gồm 8chủ đề: việc làm, các dịch vụ xã hội, XĐGN, dân tộc thiểu số, bình đẳng giới và bảo vệ môi trường, năng lực của cán bộ cơ sở; môi trường kinh doanh và môi trường kêu gọi đầu tư. Đối với các vấn đề mang tính vĩ mô thì tập trung tham vấn đối tượng lãnh đạo.
+ Một số tỉnh, huyện, xã cũng đã tổ chức tham vấn cộng đồng về KHPT KT-XH của quốc gia và của địa phương mình. Có thể đơn cử một số ví dụ:
• Tỉnh Trà Vinh đã tổ chức lấy ý kiến người dân trong việc lập KHPT KT-XH tỉnh năm 2007.
• Tỉnh Đồng Tháp tổ chức thu thập ý kiến đóng góp của cộng đồng vào KHPT KT-XH tỉnh năm 2009 tại phường 2 của Thành phố Cao Lãnh và xã Bình Thạnh Trung của huyện Lấp Vò. Thời gian tham vấn kéo dài từ ngày 11/10 đến 18/10/2008
• Sở KHĐT tỉnh Hòa Bình với sự giúp đỡ của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản(JICA) đã phối hợp với nhóm tư vấn(CDI) tiến hàng tham vấn bản KHPT KTXH 5 năm 2006-2010 của Quốc gia và của tỉnh Hòa Bình. Đối tượng tham vấn là các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, một số doanh nghiệp, 2 huyện, 4 xã và người dân ở 8 thôn bản. Đến năm 2006, tiếp tục tham vấn bản KHPT KTXH năm 2007 của tỉnh, một số huyện và một số ngành.
- Người dân tham gia xây dựng các KHPT KT-XH.
Trong những năm qua, người dân đã bước đầu làm quen với việc tham gia lập KH phát triển thôn, xã như trường hợp ở một số địa phương sau:
• Được sự hỗ trợ Tổ chức Helvetas của Thụy Sỹ, từ năm 2003 xã Ngổ Luông, Quyết Chiến huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đã tiến hành lập KHPT xã, thôn với sự tham gia đóng góp ý kiến của người dân, trên cơ sở định hướng các chỉ tiêu KT- XH của huyện. Kết quả KHPT thôn (VDP) và KHPT xã (CDP) ở xã Ngổ Luông được đánh giá cao, khẳng định đây là phương pháp lập KH khoa học và nên được nhân ra diện rộng. Với tinh thần đó năm 2004 UBND huyện Tân Lạc đã triển khai thử nghiệm phương pháp lập KH có sự tham gia tại 4 xã ngoài vùng Dự án là: Tuân Lộ, Bắc Sơn, Lỗ Sơn và Mãn Đức, bước đầu được người dân hoàn toàn ủng hộ và đánh giá tốt.
• Người dân trực tiếp tham gia vào lập KH lồng ghép phát triển xã năm 2007 tại 76 xã của 7 huyện tỉnh Quảng Ngãi.
• Người dân xã Tiên Yên, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Ngãi tham gia lập kế hoạch chiến lược phát triển xã năm 2008: tham gia xác định các vấn đề hoạt động ưu tiên của cộng đồng dân cư.
• Dự án Giảm nghèo sử dụng vốn của Ngân hàng Thế giới (2002-2007) thực hiện tại tỉnh Hòa Bình: người dân tự lựa chọn các phương án, công trình đầu tư thông qua các cuộc họp dân ở thôn, bản; sau đó xã tổng hợp lại và trình cấp trên phê duyệt. Các công trình được lựa chọn thường có quy mô rất nhỏ, chỉ trong khoảng vài triệu đến hơn chục triệu đồng mà các dự án của Nhà nước không đầu tư đến nhưng rất hữu ích với người dân.
2- Những thành tựu đạt được trong tổ chức thực hiện kế hoạch
- Bước đầu có sự tham gia của người dân vào việc thực hiện kế hoạch thông qua việc tự nguyện đóng góp bằng ngày công hay vật liệu để xây dựng các công trình tùy theo tính chất của từng chương trình, dự án. Đây là hình thức mà người dân đã tham gia thực hiện KHPT KT-XH ngắn hạn năm 2008 tại xã Tiên Phong, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
- Người dân tự lựa chọn dự án, coi dự án là của chính họ và trực tiếp thực hiện các dự án. Có thể kể đến trường hợp dự án giảm nghèo sử dụng vốn Ngân hàng Thế giới(2002-2007) ở tỉnh Hòa Bình. Người dân tự lựa chọn các công trình đầu tư, khi danh mục các công trình đã được phê duyệt, xã tự thiết kế và lập dự toán cho công trình, sau đó tổ chức đấu thầu lựa chọn những nhóm dân tại các thôn để thực hiện công trình.
3- Những thành tựu đạt được trong giám sát, đánh giá kế hoạch
- Ở nhiều xã đã có Ban giám sát dự án, được thành lập qua Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và Chương trình 135 hoặc trong khuôn khổ các dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ. Các ban này có nhiệm vụ giám sát các dự án xây dựng ở xã.
- Một số nơi, ‘thẻ báo cáo’ đang được thử nghiệm để đo lường mức độ tiến bộ hướng tới thực hiện Nghị định dân chủ cơ sở và chất lượng dịch vụ nói chung. Một dự án như thế đã bắt đầu từ năm 2004, do một số nhà tài trợ kể cả Ngân hàng Thế giới hỗ trợ nhằm tạo điều kiện để công dân phản ánh về dịch vụ hành chính ở 4 tỉnh: Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nam Định và Hải phòng
II- Những hạn chế còn tồn tại
1- Những hạn chế trong lập kế hoạch
- Có nhiều báo cáo về chuyện người dân địa phương không được tham gia lập KH. Ở một số nơi, cán bộ xã chỉ định một số người dân, những người được coi là nói năng lưu loát và có kiến thức để ‘đại diện’ cho các thôn tham gia thảo luận theo các quy định của Nghị định dân chủ cơ sở. Những người này được yêu cầu thu thập ý kiến người dân và truyền đạt lên xã. Nhưng dân làng than phiền rằng những vị đại diện này không tham khảo ý kiến của người khác trước khi đi dự các cuộc họp. Những người được mời này trong một số trường hợp bị gọi là ‘nghị gật’ vì họ tán thành tất cả những gì mà người lãnh đạo cuộc họp đề xuất. Ở một số nơi khác, tất cả mọi người dân trong thôn đều được mời họp, nhưng các cuộc cuộc thảo luận không cởi mở, chất lượng thảo luận không cao. Ví dụ, tỷ lệ tham gia có thể đạt khoảng 90% tại một số phường ở thành phố Hồ Chí Minh nhưng cũng có thể là chưa đầy một nửa số dân trong thôn ở các vùng khác. Một cán bộ ở thành phố Hồ Chí Minh nói các gia đình thường bảo con tới dự họp cốt để "lấp chỗ trống" và yên tâm là gia đình đã có đại diện đi họp.
- Còn có các động thái quyền lực diễn ra tại các cuộc họp thôn. Người nghèo và người bị đẩy ra ngoài lề xã hội có thể gặp khó khăn để đi dự các cuộc họp lập KH tham gia vì họ sống ở xa hoặc không có thời gian. Một đánh giá PPA ở Đắc Lắc cho thấy trong nhiều cuộc họp thôn tỷ lệ tham gia của nam giới chiếm tới 75 - 85%. Ngay cả khi phụ nữ đi dự các cuộc họp thôn, họ cũng thường không tham gia phát biểu.
- Người tham gia họp đã là một vấn đề, song họp cái gì lại là một vấn đề khác: “Một câu hỏi lớn, nhất là đối với KH phát triển làng, là: việc tổ chức họp lập KH mỗi năm một lần như thế thật sự phản ánh ưu tiên của địa phương đến đâu? Có nguy cơ họp là để đưa ra một danh mục mong muốn tranh thủ tài trợ. Kiểu lập KH như thế trở thành biểu quyết về sự tiêu tiền chứ không liên quan gì đến cái nhìn của dân chúng địa phương về tương lai cả”. Thậm chí còn có “nguy cơ tổ chức họp, nhưng rồi sau đó chẳng có chuyện gì xảy ra”, “lãnh đạo không nghe theo ý kiến nhân dân.”
- Mặc dù khuyến khích các thôn dành thời gian lập KH có sự tham gia, nhưng cấp trên lại không rót kinh phí để thực hiện KH đó khiến người dân chán nản. Lập KH địa phương vẫn còn bị hạn chế bởi cơ chế xin – cho, tức là địa phương phụ thuộc, trông chờ trung ương cấp phát.
- Chất lượng của lập KH tham gia có vẻ yếu nhất trong các vấn đề đất đai và tài nguyên thiên nhiên. Trong các lĩnh vực này phần lớn các KH được quyết định ở các cấp cao hơn cấp xã và trong nhiều trường hợp, thậm chí còn cao hơn cấp huyện. Ví dụ, Ở một xã thuộc huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình, năm 2003, tỉnh đã ra quyết định thành lập một Lâm trường quốc doanh mới trên mảnh đất trước đó đã được giao cho các hộ gia đình để tái tạo rừng. Diện tích của lâm trường chiếm tới 3/4 diện tích đất của toàn xã. Chính quyền xã nói rằng họ không có tiếng nói trong vấn đề này vì vấn đề này đã được quyết định từ cấp cao hơn. Họ chỉ được thông báo về chuyện này, và không thể đưa người dân địa phương tham gia thảo luận hay có ý kiến phản hồi gì cả.
- Một số dự án người dân tự lập KH, do trình độ dân trí thấp nên khi tham gia họ không thể nhìn xa trông rộng được vì vậy KH lập ra đôi khi phiến diện.
2- Những hạn chế trong tổ chức thực hiện kế hoạch
- Hiện tại sự tham gia trong tổ chức thực hiện KH mới chủ yếu thể hiện qua việc đóng góp ngày công, tham gia lao động để có thu nhập trong các chương trình, dự án. Việc sử dụng lao động sẵn có ở địa phương cũng chưa triệt để.
- Công tác đấu thầu và thực hiện thầu các chương trình, dự án còn mang tính hình thức, việc tổ chức đấu thầu hạn chế, cộng đồng hầu như đứng ngoài cuộc. Chính vì vậy, nhiều hạng mục người dân hoàn toàn có thể đảm đương được lại được giao cho các nhà thầu thực hiện và trong quá trình thực hiện họ lại khoán lại cho người dân.
3- Những hạn chế trong giám sát, đánh giá kế hoạch
- Đang có một lỗ hổng lớn trong việc thông tin về các chương trình, dự án đối với cấp cơ sở: rất ít người dân nắm được trên địa bàn xã có các chương trình nào đang được triển khai, diễn ra trong bao lâu, do ai thực hiện và lợi ích của người dân được hưởng từ chương trình là những gì. Đối với cán bộ cơ sở (cấp xã) tình hình cũng không khá hơn là bao. Điều này đã ảnh hưởng không ít đến hình thức và mức độ tham gia của cộng đồng đồng thời cũng hạn chế và gây trở ngại cho công tác GSĐG.
- Việc tham gia GSĐG gặp nhiều khó khăn do thiếu năng lực, trình độ. Cả ban giám sát lẫn ban thanh tra đều được xem là còn quá yếu, nhiều ban chưa có được kỹ năng kỹ thuật để có thể thẩm định chất lượng công trình được thực hiện. Một nhóm trọng điểm ở Hà Tây nói rằng tuy những người có chân trong ban giám sát coi công việc của mình là ‘nhiệm vụ nghiêm túc’, nhưng họ lại không có khả năng đọc hết mọi thứ văn bản, nhất là các thông số kỹ thuật. Cho nên vai trò chính của họ chỉ dừng lại ở chỗ đảm bảo là đường xá được xây không có những khiếm khuyết hiển hiện hay dễ thấy.
- Trung bình 1 xã có khoảng 10 đến 15 các ban dự án, ban thanh tra, ban giám sát…Quá nhiều ban cùng tồn tại dẫn đến sự chồng chéo trong vai trò chức năng cũng như tình trạng bối rối và thiếu hiệu quả. Các ban này cũng không thể hiện tính tham gia mà thường chịu ảnh hưởng mạnh từ Uỷ ban Nhân dân. Những người dân là thành viên của các ban này đôi khi do Uỷ ban Nhân dân chỉ định, chứ không phải do dân bầu. Một số ban thanh tra /giám sát không có bất cứ một đại diện nào của nhân dân mà chỉ toàn quan chức.
- Những trường hợp thí điểm “ thẻ báo cáo” đều có vấn đề. Nhà tài trợ muốn Hội đồng Nhân dân xây dựng và theo dõi thẻ báo cáo, bởi vì Hội đồng với tư cách cơ quan dân cử có chức năng giám sát. Tuy nhiên, Hội đồng không muốn đảm nhiệm trách nhiệm này, và thay vào đó thẻ báo cáo được chuyển sang cho Uỷ ban Nhân dân, chính là nơi cung cấp dịch vụ được đánh giá.
CHƯƠNG III- GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HÓA
I- Định hướng sự tham gia của cộng đồng trong công tác kế hoạch hóa
- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong suốt quy trình KHH: từ khâu lập KH, tổ chức thực hiện KH cho tới khâu GSĐG KH.
- Tất cả mọi người đều được khuyến khích tham gia, bao gồm cả những người ngoài cuộc (nhà nghiên cứu, nhà khoa học, doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể và cá nhân độc lập) và người trong cuộc (cán bộ dự án, cán bộ địa phương, các đối tác phối hợp, ban chỉ đạo quản lý dự án v.v.)
Mở rộng đối tượng tham vấn đến mọi công dân, tới cả những người đã qua độ tuổi lao động, chú trọng hơn tới người nghèo, phụ nữ. Chẳng hạn: hiện nay tuổi lao động của phụ nữ chỉ tính đến 55, nhưng tuổi lao động của nam giới là 60. Nếu chọn đối tượng tham gia tham vấn theo độ tuổi lao động thì vô hình trung tạo nên một rào cản cho nhóm phụ nữ được tham gia vào quá trình tham vấn KHPT KT-XH, cơ hội tham gia vào một công việc có ý nghĩa, có ảnh hưởng to lớn đến đời sống của họ.
- Sự tham gia của cộng đồng là 1 hoạt động tự nguyện, có tổ chức; không nên cưỡng chế, bắt buộc mà chỉ nên động viên, khuyến khích tham gia.
- Sự tham gia phải phù hợp với những quyền giám sát của cộng đồng được quy định tại Nghị định dân chủ cơ sở.
- Sự giám sát của cộng đồng không được gây cản trở việc thực hiện KH.
II- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong công tác KHH
1- Các loại hình tổ chức sự tham vấn của cộng đồng
+ Tham vấn đa ngành: tổ chức tham vấn giữa các ban ngành, đoàn thể, các cơ quan và tổ chức trong và ngoài khối nhà nước.
+ Tham vấn quần chúng: tham vấn rộng rãi với người dân, các doanh nghiệp, cán bộ khoa học và nhà giáo, v.v...
2 - Lý do mọi người muốn hoặc không muốn tham gia vào công tác KHH
Nếu chúng ta muốn khuyến khích sự tham gia nhiều hơn nữa của người dân vào các hoạt động phát triển cộng đồng, chúng ta cần xem xét tất cả các nguyên nhân vì sao người dân muốn hay không muốn tham gia và đưa những vấn đề này vào quá trình lập KH
Điều gì khiến mọi người muốn tham gia?
Điều gì khiến mọi người không muốn tham gia?
• Nếu họ thấy được lợi ích cụ thể đối với gia đình và cá nhân họ
• Nếu gia đình và bạn bè họ cùng tham gia
• Nếu họ cảm thấy được chào đón
• Nếu họ đã có những kinh nghiệm có ích từ những công việc trước đây
• Nếu họ thấy rằng họ có thể đóng góp điều gì đó cho các hoạt động này
• Nếu họ được thông báo đầy đủ về mục đích của các hoạt động này
• Nếu họ cảm thấy họ sẽ được lắng nghe
• Nếu thời gian không thuận lợi
• Nếu họ cảm thấy việc tham gia này là lãng phí thời gian
• Nếu họ không có đầy đủ thông tin về các hoạt động này
• Nếu họ thấy rằng họ không đóng góp được gì cho các hoạt động này
• Nếu họ thấy rằng những vấn đề này quá khó hiểu đối với họ
• Phụ nữ có thể không muốn tham gia nếu họ cho rằng nam giới sẽ giữ vai trò chủ yếu
• Người nghèo sẽ không muốn tham gia nếu họ nghĩ rằng đó là nơi chỉ dành cho những người giàu
• Nếu có vấn đề về mặt ngôn ngữ
• Nếu người dân không biết chữ.
3- Các hình thức, cấp độ tham gia của cộng đồng
Sự tham gia của cộng đồng có thể được tổ chức theo nhiều hình thức, mức độ khác nhau. Tùy theo từng trường hợp mà lựa chọn hình thức cho phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Mức độ tham gia
Đặc điểm của mỗi loại
Tham gia thụ động
Mọi người được tham gia theo kiểu được nghe thông báo về sự việc sẽ xảy ra hoặc đã xảy ra. Thông thường là một thông báo đơn phương từ bộ phận hành chính hoặc quản lý dự án mà không cần lắng nghe các ý kiến phản hồi. Nội dung thông tin được chia sẻ phụ thuộc vào các chuyên gia từ bên ngoài.
Tham gia kiểu cung cấp thông tin
Người dân tham gia bằng cách trả lời các câu hỏi do các nghiên cứu viên dùng bảng hỏi để khảo sát hoặc những phương pháp tương tự. Người dân không có cơ hội ảnh hưởng tới quá trình, vì các kết quả nghiên cứu được mang đi nơi khác để phân tích mà không cần phản hồi.
Tham gia kiểu được tham gia góp ý kiến
Người dân tham gia góp ý, những người ngoài cộng đồng lắng nghe và ghi lại. Những chuyên gia bên ngoài này tự xác định cả vấn đề và giải pháp, cũng có thể thay đổi theo hướng người dân phản ánh. Như vậy một quá trình hỏi ý kiến không chấp nhận bất cứ việc chia sẻ nào trong việc ra quyết định, và các chuyên gia không có trách nhiệm phản ánh toàn bộ quan điểm của người dân.
Sự tham gia qua các hình thức khuyến khích
Người dân tham gia thông qua các hình thức đóng góp, ví dụ như lao động, thức ăn, tiền hoặc các hình thức khuyến khích khác. Điều này thường được gọi là sự tham gia, tuy nhiên người dân không được kéo dài hoạt động khi các hình thức khuyến khích này kết thúc.
Sự tham gia chủ động
Người dân chủ động tham gia vào các khâu công việc: xác định vấn đề, phân tích vấn đề, xây dựng dự án, thực hiện dự án, kiểm tra giám sát dự án.
Sự tự huy động
Người dân tham gia bằng cách đưa ra những ý kiến về phát triển với các cơ quan, tổ chức độc lập bên ngoài. Họ phát triển các mối liên hệ với các cơ quan bên ngoài để tìm kiếm sự hỗ trợ về tài chính hoặc hỗ trợ về kỹ thuật họ cần mà vẫn giữ quyền kiểm soát việc sử dụng các nguồn hỗ trợ đó.
4- Các cách thức tiến hành trao đổi thông tin trong quá trình tham vấn
Việc lựa chọn hình thức trao đổi thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của công tác tham vấn. Trong từng trường hợp, phải căn cứ vào ưu, nhược điểm của từng hình thức để có được sự lựa chọn khôn ngoan.
Loại thông tin
Ưu điểm
Nhược điểm
Bằng miệng: điện thoại, nói trực tiếp với từng cá nhân, thảo luận nhóm, thuyết trình hoặc diễn văn, loa phát thanh
• Thông tin được truyền và nhận ngay lập tức
• Nhanh
• Thông tin hai chiều
• Không cần phải biết chữ
• Dễ quên
• Có thể gây khó hiểu do các vấn đề ngôn ngữ: cách phát âm, ngữ điệu, các từ ngữ được dùng
• Cũng có thể chỉ là thông tin một chiều
Truyền thông qua hình ảnh như tranh ảnh, băng video, áp phích, các minh hoạ
• Mọi người dễ nhớ những gì nhìn thấy hơn là những gì nghe thấy
• Thú vị
• Cần có sự chuẩn bị kỹ càng
• Có thể gây hiểu lầm
Trao đổi thông tin bằng chữ viết, thí dụ như thư từ, sách, tài liệu, tờ rơi…
• Có thể sử dụng để tham khảo
• Nhiều thông tin
• Có thể có vấn đề về cách diễn đạt cũng như chữ viết
• Phải soạn thảo rồi mới tiến hành truyền đạt
• Thông tin một chiều
5- Vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào công tác KHH phát triển.
Thu nhận và truyền phát thông tin là chức năng cơ bản của TTĐC. TTĐC là cửa sổ nhìn ra thế giới mà qua đó công chúng biết được những thông tin, những sự kiện quan trọng. Nguồn thông tin của TTĐC không chỉ đa diện mà còn bao gồm nhiều cung bậc. Với các phương tiện hiện đại như internet, truyền hình, phát thanh, TTĐC có khả năng cung cấp thông tin cho công chúng một cách nhanh chóng, chính xác, cập nhật từng ngày, từng giờ, thậm chí từng phút.
Với khả năng kiểm soát thông tin, TTĐC không chỉ đơn giản là phản ánh thực tế hay tường thuật những gì đã và đang xảy ra; hơn thế, TTĐC còn đưa ra cách giải thích, những bình luận, đánh giá mà mức độ, cường độ của nó tùy thuộc vào tính chất, ý nghĩa của từng vấn đề. Công việc này không thể thiếu ý kiến của những chuyên gia, các nhà chính trị có uy tín được phản ánh thông qua những cuộc phỏng vấn hay các diễn đàn trên truyền hình và báo chí. Công chúng tuy có những suy nghĩ riêng, song lại luôn có tâm lý muốn trở thành người lựa chọn thông thái nên thường bị ảnh hưởng rất lớn từ những ý kiến bình luận trên TTĐC. Và tiếp đó, TTĐC lại hỗ trợ các nhà lãnh đạo nắm bắt được tâm lý của công chúng về các vấn đề trong nước cũng như quốc tế đặt ra thông qua các cuộc thăm dò dư luận hay sự phản hồi của dân chúng để từ đó có những đối sách thích hợp. Mặt khác, sự tập trung của TTĐC vào một vấn đề nào đó buộc các quan chức phải chú ý và khi sức ép của công chúng quá lớn thì vấn đề đó phải được xem xét giải quyết. Như vậy, các chương trình của TTĐC cộng với sự quan tâm của công chúng sẽ hình thành thứ tự ưu tiên trong các chương trình chính sách của Nhà nước.
6- Sự cần thiết phải đối thoại giữa những người lãnh đạo với nhân dân.
Những người lãnh đạo đều được một đội ngũ đông đảo các quan chức tham mưu, giúp việc. Các vấn đề của dân, nỗi lòng của dân không phải bao giờ cũng có thể phản ảnh trực tiếp được với lãnh đạo, mà thường là bị “khúc xạ” qua đội ngũ các quan chức nói trên, “tam sao thất bản” là chuyện thường rất khó tránh khỏi trong quá trình “bẩm báo”.
Đối thoại trực tuyến được với dân là để các nhà lãnh đạo gửi được thông điệp đến cho dân. Với quá trình hội nhập ngày càng sâu sắc hơn và với cơ chế thị trường vận hành ngày càng đầy đủ hơn, quyền tự quyết của người dân và doanh nghiệp sẽ ngày càng to lớn. Trong một môi trường như vậy, lãnh đạo bằng thông điệp là rất quan trọng. Không gì có thể định hướng được hành vi của hàng triệu con người bằng những thông điệp anh minh và mạch lạc.
Đối thoại trực tuyến với dân để có thể lý giải được các chính sách cho dân. Người dân có thấu hiểu thì các chính sách mới có được sự ủng hộ cần thiết để thành công.
Đối thoại trực tiếp với dân sẽ nâng cao tính tích cực chính trị của dân. Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu người dân lại tỏ ra thờ ơ với đời sống chính trị. Ngược lại, nếu người dân tích cực tham gia thì chính sách sẽ được ban hành tối ưu hơn, phù hợp hơn. Nếu người dân tích cực tham gia vào công tác KHH thì công tác KHH sẽ ngày càng có hiệu quả hơn.
III- Giải pháp tăng cường sự tham gia cộng đồng trong công tác KHH
1- Thể chế hóa sự tham gia
- Ở nhiều nơi, cán bộ chỉ coi Nghị định dân chủ cơ sở là một trong hàng loạt những điều cần phổ biến cho người dân – chứ không xem nó như là một cách hoàn toàn mới để làm việc với người dân. Việc nâng cấp Nghị định dân chủ cơ sở thành luật do Quốc hội thảo luận và thông qua sẽ khiến Nghị định dân chủ cơ sở hiển hiện rõ rệt hơn và có cơ sở pháp lý mạnh mẽ hơn.
- Chính phủ nên ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định địa vị pháp lý, vai trò và hoạt động rõ ràng cho các tổ chức XHDS, tạo điều kiện cho người dân sử dụng các tổ chức này như là một công cụ quan trọng để tham gia vào quản lý nhà nước, phát triển cộng đồng.
- Có thể ban hành quy định về một loại bằng khen đặc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đổi mới công tác kế hoạch hóa theo hướng tăng cường sự tham gia của cộng đồng.doc