MỤC LỤC
Lời cám ơn 0
A.PHẦN MỞ ĐẦU 1
I. Lí do chọn đề tài 1
III. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn đề tài 2
1. Mục đích 2
2. Nhiệm vụ 2
3. Giới hạn đề tài 2
IV.Phương pháp nghiên cứu và các bước thực hiện đề tài 2
1. Phương pháp nghiên cứu 2
1.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 3
1.2 Phương pháp phân tích tổng hợp 3
2. Các bước thực hiện 3
2.1 Bước chuẩn bị 3
2.2 Bước thu thập tài liệu 3
2.3 Bước thực hiện đề tài 4
2.4 Bước kiểm tra và chỉnh sửa 4
B. PHẦN NỘI DUNG 5
CHƯƠNG I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC TÂY BẮC 5
1.Vị trí địa lý 5
2. Đặc điểm các thành phần tự nhiên 6
2.1. Địa chất kiến tạo 6
2.2. Địa hình 8
2.3 Khí hậu 9
2.4. Thủy văn 11
3. Đặc điểm kinh tế - xã hội 12
3.1 Đặc điểm dân số 12
CHƯƠNG II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐỘNG ĐẤT 14
1. Động đất là gì? 14
2. Sóng địa chấn 14
3. Các đặc trưng cơ bản của động đất 15
3.2 Năng lượng và độ mạnh của động đất 15
3.3 Cường độ chấn động của động đất 16
4.Nguyên nhân xảy ra động đất 16
CHƯƠNG III. HOẠT ĐỘNG ĐỘNG ĐẤT Ở KHU VỰC TÂY BẮC 18
I. HIỆN TRẠNG ĐỘNG ĐẤT Ở TÂY BẮC 18
1. Động đất Điện Biên (1935) 20
2. Động đất Tuần Giáo (1983) 20
3. Động đất Mường Luân (1996) 22
4. Động đất Thin Tóc hay còn gọi là động đất Điện Biên (năm 2001). 23
4.1Thành phố Điện Biên: 23
4.2Huyện Điện Biên: 24
4.3.Thị trấn Điện Biên Đông: 25
4.4.Huyện Điện Biên Đông: 25
5.Động đất ở Sơn La, mạnh nhất năm 2010 25
II. NGUYÊN NHÂN 27
II.1.Hệ đứt gãy Sông Đà – Sơn La 28
1. Đứt gãy chính Sơn La 28
2. Đới đứt gãy sinh kèm Sìn Hồ 29
3. Đới đứt gãy lông chim sinh kèm Thuận Châu –Yên Châu 29
3.1Đứt gãy Thuận Châu – Phù Yên 30
3.2.Đứt gãy sông Đà 30
4. Đới đứt gãy sinh kèm Mai Châu – Tam Điệp 31
5. Đới đứt gãy lông chim sinh kèm Tuần Giáo – Mường Ang 31
5.1.Đứt gãy Tuần Giáo 31
5.2.Đứt gãy Mường Ang 32
6. Đới đứt gãy sinh kèm Cẩm Thủy – Thanh Hóa 33
II.2. Hệ đứt gãy Mường Tè – Sầm Nưa – Thái Hòa 34
III. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ HẬU QUẢ CỦA ĐỘNG ĐẤT. 34
1. Quan trắc động đất ở khu vực Tây Bắc 34
2. Giải pháp kháng chấn cho nhà và công trình ở Việt Nam 38
2.1 Thiết kế các công trình xây dựng nhà thấp tầng và cao tầng. 38
2.2 Thiết kế công trình giao thông 41
2.3 Xử lý trong tính toán thiết kế các công trình thủy lợi và thủy điện. 42
3. Những điều cần chú ý khi động đất mạnh xảy ra 43
3.1.Xác định nhanh chóng các thông số động đất. 43
3.2 Đối với các cấp chính quyền địa phương 44
3.2.3. Đối với động đất mạnh mang tính chất phá hủy: 44
4. Nhân dân trong khu xảy ra động đất 46
4.1 Đối với động đất trung bình và yếu 46
4.2. Trường hợp động đất mạnh và phá hủy 46
C. KẾT LUẬN 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
52 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2446 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Động đất ở khu vực Tây Bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đất
Cường độ chấn động (Intensity) động đất là đại lượng biểu thị cường độ chấn động mà nó gây ra trên mặt đất và đánh giá được qua mức độ tác động của nó đối với nhà cửa, công trình, mặt đất, đồ vật, con người.
Cường độ chấn động được đánh giá theo các thang phân bậc mức độ tác động của động đất đối với các kiểu nhà cửa, công trình, đồ vật, súc vật, con người và biến dạng mặt đất (Cách đánh giá như vậy được quy định trong thang Cường độ chấn động). Ở Bắc mỹ người ta dùng thang Mercalli cải biên MM phân chia cường độ chấn động thành 12 cấp. Nói chung thang này trùng hợp với thang Kankani- Ziberg dùng ở Tây Âu trước đây và sau này với thang MSK – 64 được Hội đồng Địa chấn châu Âu thông qua năm 1964 và được dung rộng rãi ở Liên Xô trước đây và các nước châu Âu
4.Nguyên nhân xảy ra động đất
Sự phá hủy đột ngột các phần thạch quyển mà chủ yếu là vỏ Trái Đất sẽ gây ra chấn động lan truyền dưới dạng sóng đàn hồi, đó là động đất. Nguyên nhân gây ra những phá hủy đó có thể rất khác nhau: vận động kiến tạo, phun trào núi lửa, sập hang động ngầm,…
Chuyển động của các mảng thạch quyển liên quan với các quá trình háo – ly và sự thay đổi chế độ nhiệt động bên trong Trái Đất gây ra biến dạng chậm chạp nhưng mạnh mẽ và phân dị của vỏ Trái Đất như uốn nếp, nâng cao thành các vùng núi, sụt lún thành các vùng trũng… làm hình thành các hệ thống đứt gãy chia cắt vỏ Trái Đất. Đó là vận động kiến tạo. Phá hủy đột ngột, cục bộ sẽ xảy ra ở những khâu yếu, nơi mà độ bền vững của đá không chịu nổi sức căng được tích lũy và tăng dần trong quá trình vận động. Năng lượng tích lũy được giải phóng và lan truyền ra không gian xung quanh dưới dạng sóng đàn hồi. Động đất phát sinh trong quá trình này gọi là động đất kiến tạo. Có nhiều quan điểm khác nhau về cơ chế phát sinh động đất kiến tạo, nhưng ngày nay quan điểm dược chấp nhạn rộng rộng rãi nhất và được minh chứng đầy đủ nhất bằng quan sát thực tế là quan điểm cho rằng động đất kiến tạo phát sinh dịch chuyển đột ngột của các địa khối dọc theo các đứt gãy địa chất.
Phun trào núi lửa cũng gây phá hủy và chấn động mạnh vỏ Trái Đất, đó là động đất núi lửa. Nham thạch nóng chảy từ các lò trong quyển mềm đi theo các đường nứt, phá hủy chúng mà phun trào lên mặt đất gây ra các vụ nổ núi lửa. Các vụ phá hủy và nổ núi lửa xảy ra gần mặt đất, chấn động lan truyền không xa
Ngoài ra các vụ sập hang động trong các vùng đá vôi cũng gây chấn động. Tuy nhiên đó chỉ là những trận động đât yếu.
Động đất kích thích ( ở hồ chứa ) là hiện tượng tăng hoạt động động đất ở vùng hồ chứa được tích nước. Hiện tượng đó xảy ra ở nhiều vùng hồ, nhiều trường hợp đã xảy ra động đất kích thích mạnh gây hư hỏng đập, phá hoại nhà cửa, công trình, gây thiệt hại lớn về người và của. Động đất kích thích mạnh không xảy ra ở mọi vùng hồ. Nó chỉ xảy ra ở những vùng hồ có điều kiện địa chât, kiến tạo thuận lợi: là vùng hoạt động ứng suất kiến tạo trong đá đã đạt giới hạn, tồn tại các đứt gãy đủ lớn liên quan tới hồ chứa về mặt thủy văn. Trong điều kiện ứng suất đã đạt tới hạn thì ứng suất gia tăng gây lên bởi cột nước trong hồ tuy rất nhỏ nhưng có thể đóng vai trò cơ cấu thúc đẩy. Còn nước thấm sâu theo khe nứt và đứt gãy làm thay đổi áp suất lỗ rỗng, giảm ma sát ở các mặt trượt làm xảy ra động đất ở trạng thái tự nhiên.
CHƯƠNG III. HOẠT ĐỘNG ĐỘNG ĐẤT Ở KHU VỰC TÂY BẮC
I. HIỆN TRẠNG ĐỘNG ĐẤT Ở TÂY BẮC
Cho đến nay các danh mục động đất trên lãnh thổ Tây Bắc Việt Nam ghi nhận 767 trận động đất có Magnitude Ms ³ 3 chiếm gần 2/3 tổng số động đất xảy ra trên toàn lãnh thổ Việt Nam, chứng tỏ lãnh thổ Tây Bắc Việt Nam có tính động đất cao nhất. Chỉ tính riêng trong thế kỷ XX hầu hết cả trận động đất mạnh nhất xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam đều tập trung vào khu vực Tây Bắc. Đó là các trận động đất mạnh tiêu biểu ở Việt Nam mà Viện Vật Lý địa cầu đã điều tra thực địa:
Động đất Điện Biên
Động đất Tuần Giáo
Động đất Lục Yên
Động đất Hoà Bình
Động đất Tạ Khoa
Động đất Lai Châu
Ngoài ra bằng tài liệu ghi chép trong lịch sử, tài liệu khảo sát động đất mạnh trong những năm đầu của thế kỷ XX và số liệu quan trắc bằng mạnh lưới trạm địa chấn Việt Nam còn ghi nhận được các trận động đất yếu hơn, có chấn cấp từ 1 độ Richter trở lên
Bảng: Các vùng phát sinh động đất M ³5 khu vực Tây Bắc
Tên vùng
Msmax
Msmin
b
h(km)
N
Sông Hồng – Sông Chảy
Nghĩa Lộ - Hòa Bình
Phong Thổ
Mường La – Chợ Bờ
Sông Đà
Sơn La
Hạ lưu Sông Mã
Sông Mã – Pu mây tun
Lai Châu – Điện Biên
Mường Tè
Mường Nhé
6,0
5,5
5,5
5,5
5,5
7,0
5,5
7,0
6,0
5,5
5,5
4,5
4,5
4,5
4,5
4,5
4,5
4,5
4,5
4,5
4,5
4,5
0,93
0,78
0,78
0,78
0,78
0,78
0,78
0,78
0,78
0,78
0,78
17
12
12
12
22
12
22
12
12
12
12
0,345
0,03
0,06
0,03
0,08
0,16
0,08
0,10
0,10
0,03
0,03
(Nguồn: Vật lý địa cầu)
1. Động đất Điện Biên (1935)
Động đất Điện Biên xảy ra vào hồi 23h 22 phút ngày 1 tháng 11 năm 1935 tai khu vực phía Đông Nam thành phố Điện Biên, Magnitude Ms= 6,8 độ Richter. Động đất dã gây hư hại nặng các nhà máy xây tại Điện Biên, Sơn La. Đại bộ phận các tường nhà xây bị nứt nẻ. Tại vùng chấn tâm ngườì ta quan sát thấy nứt đất rộng tới 20 cm và đoạn dài nhất có thể đạt 50 m. Chấn động cấp 7 quan sát tại Lai Châu và gây hư hại một ít nhà cửa. Bản đồ đẳng chấn của động đất Điện Biên năm 1935 do Robert vẽ lần đầu tiên vào năm 1935, theo đó thì chấn động cực đại tại vùng chấn tâm là cấp 9. Sau đó, qua công tác điều tra động đất trong nhân dân, Nguyễn Hữu Thái đã vẽ lại vào năm 1996. Theo kết quả này thì chấn động cực đại tại vùng chấn tâm chỉ đạt cấp 8- 9 thang MSK – 64. Và vậy thì Magnitude động đất là khoảng 6,8 độ Richter, độ sâu chấn tiêu là 25 km.
2. Động đất Tuần Giáo (1983)
Động đất Tuần Giáo là sự kiện động đất nổi bật không những ở Tây Bắc mà còn là trận động đất đặc trưng ở nước ta bởi vì:
- Là trân động đất mạnh được ghi bằng máy đầy đủ nhất trong lịch sử nghiên cứu động đất ở Việt Nam.
- Là trận động đất được phối hợp nghiên cứu toàn diên nhất, kể cả vấn đề hợp tác nghiên cứu với nước ngoài, và vì vậy có nhiều công trình công bố kể cả trong nước và ngoài nước đề cập đến.
- Có thể nói rằng dộng đất Tuần Giáo đã thúc đẩy sự phát triển về công tác nghiên cứu địa chấn ở Viện Vật lí Địa cầu, mở ra một giai đoạn phát triển mới với số lượng cán bộ nghiên cứu ccungx như sự tăng cường thiết bị cho nghiên cứu và phát triển mạng lưới đài trạm.
Động đất Tuần Giáo xảy ra vào hồi 14h 18 phút ngày 24 tháng 6 năm 1983 trong vùng núi cách thị trấn Tuần Giáo về phía Bắc khoảng 11 km. Magnitude của động đất được xác định là Ms=6,7độ Richter. Cường độ chấn độ chấn trong vùng cực động I0= 8 – 9 (thang MSK)
Hình 4. Phân bố không gian - thời gian của động đất ở Tuần Giáo và các vùng kế cận năm 1983
Động đất dã gây thiệt hại nặng nề cho thị trấn Tuần Giáo: trong số những ngôi nhà gạch cấp IV thì có khoảng 30 % bị hư hại nặng, phần lớn số còn lại bị hư hại vừa. Chỉ có nhà gỗ, nhà tre và nhà mái tranh mới không bị hư hại. Động đất cũng gây hư hại từ nhẹ đến vừa đối với các nhà như thế ở các thị trấn, thành phố: Lai Châu, Sơn La, Tủa Chùa, Quỳnh Nhai, Điện Biên và các nơi khác trong các huyện nói trên. Động đất cũng gây ra nhiều hiện tượng biến dạng về mặt địa hình như: sụt lở lớn trong các dãy núi trong vùng chấn tâm vùi lấp tới 200 ha ruộng lúa trong cá thung lũng và nhiều đoạn đường giao thông; nứt đất rộng đến 10 – 15 cm, kéo dài từng đoạn từ vài chục đến vài trăm mét trên chiều dài gần 20 km từ Pú Nhung đến Mường Mùn; nứt đất với kích thước nhỏ và sụt đất xảy ra khắp nơi trong vùng chấn tâm, nhiều mạch nước bị mất và cũng xuất hiện nhiều mạch nước mới. Đá lở làm hàng chục người chết và bị thương.
Động đất gây chấn động mạnh trên những vùng rộng lớn ở Tây Bắc, Đông Bắc, lào và Trung Quốc. Chấn động cấp 8 và mạnh hơn xảy ra trên diện tích 1500 km2, cấp 7 và mạnh hơn là 13000km2. Sau kích động chính là hàng loạt dư chấn đã xảy ra. Dư chấn mạnh nhất là vào ngày 15 tháng 7 năm 1983 tại ngay trong vùng cực động và có Magnitude 5, 4 độ Richter, độ sâu chấn tiêu là 8 km và gây chấn động trên bề mặt tại vùng chấn tâm, Io= 7 – 8. Đá lở trong dư chấn này cũng làm 2 người thiệt mạng.
3. Động đất Mường Luân (1996)
Ngày 23 tháng 6 năm 1996 tại khu vực xã Mường Luân thuộc huyện Điên Biên Đông (Điện Biên) dã xảy ra động đất với Magnitude xấp xỉ 5,0 độ Richter.
a) Trên cơ sở 32 điểm điều tra cấp chấn động của hực tế động đất Mường Luân cho thấy:
1. Các điểm có cấp chấn động I= 5,0 là Sơn La, Tuần Giáo, Điện Biên, bản Na Sang thuộc huyện Điện Biên Đông và Sốp Cộp.
2. Các điểm có chấn động I= 6,0 là P.Keo Lôm (cách bản Na Sang, Điện Biên, 12 km về phía Đông), bản Ta Lu và Chiềng Sơ thuộc huyện Sông Mã.
3. Các điểm có cấp chấn động I= 7,0 là Mường Luân, Bì Nhừ (Điện Biên Đông) và bản Bú Bẩu (Sông Mã).
b)Trên cơ sở các số liệu quan trắc bằng máy ghi địa chấn tự động và kết quả điều tra thực tế động đất cỏ thể cho phép xác định các thông số sau:
Thời gian xảy ra động đất 01 giờ 39 phút (giờ Hà Nội)
Tọa độ chấn tâm động đất =21o26’08 N
Độ sâu chấn tiêu =103o32’ E
h = 12 km
4. Chấn động cực đại I0 = 6,0-7,0 (MSK-64)
5. Magnitude theo sóng mặt Ms = 4,96 độ Richter
4. Động đất Thin Tóc hay còn gọi là động đất Điện Biên (năm 2001).
Ngày 19 tháng 2 năm 2001, hồi 22 giờ 52 phút (giờ Hà Nội) tại khu vực buên giới Việt-Lào, giáp ranh với thành phố Điện Biên đã xảy ra động đất với Magnitude 5,3 độ Richter. Chấn tâm động đất được xác định theo số liệu ghi nhận của mạng lưới đài trạm Việt Nam và quốc tế cũng như qua điều tra thực địa và nằm tại khu vực bản Thin Tóc thuộc lãnh thổ Lào, trên đứt gãy Thin Tóc, phần đuôi phía Tây-Nam của đới đứt gãy Lai Châu-Điện Biên.
Mức độ phá hủy của động đát là khá lớn, gây thiệt hại nhiều về nhà ở của nhân dân tại khu vực Điện Biên, ước tính hàng trăm tỷ đồng Việt Nam (có thể đạt 200 tỷ, theo thông báo của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu cũ). Đây là động đất được ghi nhận đầy đủ trên mạng lưới trạm địa chấn mở rộng phân bố khá đồng đều trên lãnh thổ Việt Nam. Chấn tâm động đất Thin Tóc nằm trên đới động đát Lai Châu-Điện Biên, được đánh giá là có tính địa chấn tích cực, và gần kề với chấn tâm động đất có tính phá hoại Điện Biên năm 1935 (Ms= 6,8), nơi mà nhiều nhà địa chấn Việt Nam cho là có nguy cơ động đất lớn nhất trên lãnh thổ Việt Nam (Mmax= 6,5 – 7,0).
Trên cơ sở các số liệu quan trắc bằng máy ghi địa chấn tự động có thể cho phép xác định các thông số động đất như sau:
Động đất Thin Tóc (Biên giới Việt - Lào).
Thời điểm xảy ra động đất: 22 giờ 52 phút 34,20 giây giờ Hà Nội.
Tạo độ chấn tâm động đất = 21,33o N
= 102,84o E
Độ sâu chấn tiêu h = 12,3 km
Magnitude theo sóng mặt: Ms = 5,3 độ Richter
Tổng hợp tình hình thiệt hại do động đất gây ra có thể tóm lược như sau:
4.1Thành phố Điện Biên:
a) Người bị thương: 02 người
b) Trụ sở làm việc, trường học 98% công trình bị hư hỏng, trong đó:
+ Công trình bị thiệt hại nặng phải phá dỡ gồm có:
Nhà làm việc: 2 công trình nhà cấp 3 (2 tầng), diện tích sàn 270 m2; 1 công trình nhà cấp 4 (1 tầng), diện tích sàn 150 m2
Trường học: 10 phòng học cấp 3 (2 tầng), diện tích sàn 750 m2; 63 phòng học nhà cấp 4 (1 tầng), diện tích sàn 2520 m2
Nhà dân: 117 nhà cấp 3 (2 tầng), diện tích sàn 2880 m2
+ Công trình thiệt hại nặng, 30 – 50 %:
Nhà làm việc: 15 b công trình nhà cấp 3 (2 -3 tầng), diện tích sàn 9000m2 .
Trường học: 5 trường mẫu giáo, nhà trẻ diện tích sàn 2650m2; 30 phòng học cấp 3 (2 tầng), diện tích sàn 2400m2; 20 phòng học cấp 4(1 tầng),diện tích sàn 900m2.
Nhà dân: 493 nhà cấp 3(2 tầng), diện tích sàn 14000m2
+ Công trình bị thiệt hại mức nhẹ, 10 – 20 %:
nhà làm việc: 20 công trình nhà cấp 3 (2 tầng),diện tích sàn 12000m2.
Trường học: 20 phòng học cấp 3 (2 tầng), diện tích sàn 1600m2; 15 phòng học cấp 4 (1 tầng), diện tích sàn 650m2.
Nhà dân: 493 nhà cấp 3 (2-3 tầng), diện tích sàn 30000m2.
4.2Huyện Điện Biên:
a) Người bị thương: 2 người
b)Trụ sở làm việc, trường học: 60% công trình bị hư hỏng, trong đó:
+ Công trình bị thiệt hại nặng phải phá dỡ gồm có:
- Trường học : 30 phòng học cấp 4 (1 tầng), diện tích sàn 2945 m2.
+ Công trình bị thiệt hại nặng, 30 – 50 %:
- Nhà làm việc: 10 công trình nhà cấp 3 ( 2 – 3 tầng, diện tích sàn 2600m2.
- Trường học: 4 trường mẫu giáo, nhà trẻ, diện tích sàn 2650m2; 6 phòng học cấp 3 (2 tầng), diện tích sàn 350 m2; 36 phòng học nhà cấp 4(1 tầng), diện tích sàn 1620m2.
- Nhà dân: 800 nhà cấp 4 (1 tầng), diệ tích sàn 48000 m2
+ Công trình bị thiệt hại mức nhẹ, 10 -20%:
- Nhà làm việc: 4 công trình nhà cấp 3 ( 2tầng), diện tích sàn 2400m2.
- Trường học: 10 phòng học cấp 3 (2 tầng), diện tích sàn 750 m2; 15 phòng học nhà cấp 4 (1 tầng), diện tích sàn 600 m2.
- Nhà dân: 1482 nhà cấp 4 (1 tầng), diện tích sàn 88900 m2.
4.3.Thị trấn Điện Biên Đông:
+ Công trình bị thiệt hại nặng phải phá dỡ: không có.
+ Công trình bị thiệt hại nặng, 30 – 50 %:không có.
+ Công trình bị thiệt hại mức nhẹ, 10 -20%:
- Nhà làm việc: 5 công trình (trụ sở HĐND – UBND, trụ sở Huyện ủy, Đài truyền hình, kho bạc huyện, chi cục thuế) nhà cấp 3 (2 tầng), diệ tích sàn 3700 m2.
4.4.Huyện Điện Biên Đông:
+ Công trình bị thiệt hại nặng phải phá dỡ: không có.
+ Công trình bị thiệt hại nặng, 30 – 50 %:
- Nhà làm việc: 1 công trình nhà cấp 4 (1 tầng), diện tích sàn 300 m2.
+ Công trình bị thiệt hại mức nhẹ, 10 -20%:
- Các công trình xây dựng từ năm 1995 trở về trước, chủ yếu là nhà cấp 4 (1 tầng).
5.Động đất ở Sơn La, mạnh nhất năm 2010
Động đất xảy ra sáng sớm 31/12 ở tỉnh Sơn La được đánh giá là trận động đất lớn nhất ở Việt Nam năm 2010.
Theo Viện Vật lý Địa cầu, một trận động đất mạnh 5,2 độ richter xảy ra hồi 1h50 sáng 31/12 ở độ sâu 15-17 km khu vực huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Cư dân sống ở các huyện lân cận như Mường La, Bắc Yên, cũng cảm nhận được sự lung rắc nhẹ.
Chú thích ảnh: Theo bản đồ phân vùng chấn động cực đại Việt Nam, đứt gãy sông Mã nằm trong vùng có tiềm năng động đất lớn nhất nước ta (nguồn: Viện Vật lý Địa cầu)
Đến 4h44 sáng cùng ngày, xảy ra trận động đất thứ hai mạnh 4 độ richter ở độ sâu 12 km cũng gần ngay vị trí trên và được cho là dư chấn của trận thứ nhất.
Sở Khoa học&Công nghệ Tỉnh Sơn La cho biết chưa ghi nhận được thiệt hại gì về người và của từ trận động đất này, kể cả ở khu vực thủy điện Sơn La, nơi đập chắn được thiết kế chịu được động đất cấp 9.
Đây là lần thứ hai kể từ trận động đất gần đây nhất, mạnh 3,5 độ richter ngày 9-11, xảy ra ở huyện biên giới Sốp Cộp cũng của tỉnh Sơn La. Động đất này, với mức chấn động cấp bốn theo thang MSK-64, được xem là trận động đất lớn nhất ở nước ta trong năm 2010.
II. NGUYÊN NHÂN
Động đất dù lớn nhỏ đều tập trung chủ yếu trong đới phá hủy của các đứt gãy đang hoạt động của Tây Bắc Việt Nam, phản ánh mối quan hệ chặt chẽ giữa tính động đất và cấu trúc kiến tạo.
Nghiên cứu mối liên quan giữa hoạt động động đất và bình đồ kiến tạo – địa động lực hiện đại Tây Bắc thấy rằng điều kiện phát sinh động đất để dự báo các vùng có khả năng xảy ra động đất mạnh trong điều kiện kiến tạo nhất định sau:
- Đứt gãy kiến tạo hoạt động
- Các khu vực tích lũy ứng suất cao liên quan với đặc điểm cấu trúc như các nút giao nhau của đứt gãy, các khu vực đứt gãy bị uốn cong, các khu vực nén ép gây chờm nghịch.
- Các khu vực sụt lún mạnh liên quan với cấu trúc tách giãn dạng địa hào được lấp đầy bởi trầm tích đệ tứ-hiện đại, chứng tỏ đứt gãy đang hoạt động tích cực và cũng tại đây xảy ra động đất nhiều hơn cả.
- Vai trò của các hệ thống phá hủy phương kinh tuyến cũng rất đáng chú ý trong vùng Tây Bắc Việt Nam. Chúng đều là các đới phá hủy trẻ và biểu hiện hoạt động tích cực trong tân kiến tạo và hiện đại. Trong các đới này có những đới rất lớn chia cắt cả phần lãnh thổ như đới Trung Hà-Hòa Bình, đới Nghĩa Lộ, hạ lưu sông Mã và tiếp tục xuống phía nam, các đới dọc đứt gãy Lai Châu Điện Biên
Hệ thống đứt gãy ở Tây Bắc Bộ và đặc trưng chuyển động hiện đại
II.1.Hệ đứt gãy Sông Đà – Sơn La
Hệ đứt gãy Sông Đà – Sơn La thể hiện 3 pha hoạt động rõ rệt: pha nghịch với phương cắm Tây Nam vào Trias muộn – jura sớm; pha thuận ngang trái vào Kainozoi sớm với phương cắm về Đông Bắc và pha thuận ngang phải vào Kainozoi muộn với phương cắm Đông Bắc. Hệ đứt gãy bao gồm đứt gãy chính Sơn La và năm hệ đứt gãy sinh kèm và lông chim: Sìn Hồ, Thuận Châu – Yên Châu, Mai Châu – Tam Điệp, Tuần Giáo và Cẩm Thủy – Thanh Hóa
1. Đứt gãy chính Sơn La
Đứt gãy Sơn La có phương phát triển Tây Bắc – Đông Nam, cắm về phía Đông Bắc, tạo nên bậc sụt lún mặt móng kết tinh 2 – 4 km, mặt Moho và Conrad có biên độ nâng tương ứng là 2 km và 4 km. Độ sâu ảnh hưởng của đứt gãy là hơn 60 km. Đứt gãy biểu hiện rõ nét phân chia đới cấu trúc trên bản đồ dị thường trọng lực Bouguer. Phía đông bắc là cấu trúc âm tương đối, biểu hiện là các đường đồng mức dạng dải và cục bộ thành chuỗi theo phương đứt gãy, có giá trị dị thường -95 - -65 mGal. Phía Tây Nam là cấu trúc dương tương đối, biểu hiện là các đường đồng mức có giá trị dị thường -90 - -75 mGal. Bản thân đứt gãy trùng với dải gradient ngang dị thường trọng lực gồm các cấu trúc nhỏ nối nhau thành chuỗi cùng phương và có giá trị cường độ trung bình 1,0 – 2,5 mGal/km. Đứt gãy cũng thể hiện phân chia đới cấu trúc trường từ hàng không, thành phần . Phía Đông Bắc là cấu trúc âm tương đối có giá trị dị thường thay đổi trong khoảng -220 - +100 nT. Gradient ngang dị thường từ dạng uốn nếp theo phương đứt gãy có cường độ trung bình 8,0 -10,0 nT/km, đặc biệt hai đoạn đầu và cuối đứt gãy có giá trị cường độ trung bình lớn hơn, cỡ 20 – 30 nT/km.
2. Đới đứt gãy sinh kèm Sìn Hồ
Đới đứt gãy sinh kèm Sìn Hồ phương Á kinh tuyến với độ dài 80 km, độ rộng 20 km. Độ sâu ảnh hưởng có thể nằm ở giới hạn 20 -40 km với góc cắm hướng tâm từng cặp đôi một, tạo nên sự sụt lún ở khu vực trung tâm và có độ sâu mặt móng kết tinh nằm ở mức 3 – 4 km trong khi độ sâu tới mặt Moho là 36 – 38 km và Conrad là 14 -16 km.Cực đại động đất quan sát được ở khu vực này với Ms nằm trong giới hạn 5.0 – 5.9 độ Richter
3. Đới đứt gãy lông chim sinh kèm Thuận Châu –Yên Châu
Đới đứt gãy này phát triển theo phương Tây Bắc – Đông Nam với độ dài 150 km, rộng trên 20 km. Đới bao gồm một loạt đứt gãy cùng phương, cùng cắm về phía Đông Bắc, tạo nên đới sụt lún dạng bậc móng kết tinh về phía Đông Bắc và có độ sâu tối đa 3 – 5 km. Mặt Moho và Conrad có biến đổi phức tạp và nằm trong giới hạn tương ứng là 30 – 34 km và 12- 16 km. Hai đới đặc trưng của đới này là:Thuận Châu – Phù Yên và Sông Đà. Trong phạm vi hoạt động của đới này xuất lộ nước rất nóng, điểm Nậm Cải 62oC là một ví dụ
3.1Đứt gãy Thuận Châu – Phù Yên
Đứt gãy Thuận Châu – Phù Yên có phương phát triển Á Vĩ Tuyến, cắm về phía Đông Bắc. Độ sâu ảnh hưởng của đứt gãy là 25 – 35 km. Trên bản đồ dị thường trọng lực Bouguer đứt gãy biểu hiện phân chia đới cấu trúc. Phía Bắc là cấu trúc âm tương đối, biểu hiện các dị thường đồng tâm có giá trị thay đổi trong khoảng -120 - -60 mGal. Phía Nam là cấu trúc dương tương đố, thể hiện dị thường là các đường đẳng trị với giá trị dị thường trọng lực trong khoang -70 - -50 mGal. Đứt gãy trùng với dải Gradient ngang dị thường trọng lực có cấu trúc dạng dải, cường độ trung bình 1,. – 2,0 mGal/ km. Cũng tương tự, đứt gãy có biều hiện phân đới cấu trúc trường từ hàng không. Phía bắc là cấu trúc âm tương đối, biểu hiện các khối dị thường cục bộ khép kín giá trị khoảng âm vài trăm nT đến – 100 nT. Phía nam là cấu trúc dương tương đối có giá trị dị thường -180 – 200 nT. Gradient ngang dị thường từ trùng với đứt gãy cường độ trung bình 10 -20 nT/km. Dọc theo đứt gãy quan sát thấy có động đất cấp độ mạnh cực đại Ms xấp xỉ 4,0 -4,9 độ Richter.
3.2.Đứt gãy sông Đà
Đứt gãy Sông Đà có phương phát triển Tây Bắc –Đông Nam và Á Kinh tuyến, cắm về phía Đông Bắc. Độ sâu ảnh hưởng của đứt gãy là 35- 40 km. Theo tài liệu dị thường trọng lực Bouguer đứt gãy biểu hiện phân chia đới cấu trúc. Phía Đông Bắc là cấu trúc âm tương đối có giá trị thay đổi trong giới hạn -100 – 45 mGal. Phía Tây Nam là cấu trúc dương tương đối, thể hiện bằng các dị thường cục bộ với giá trị thay đổi trong khoảng -50 - + 10 mGal. Bản thân đứt gãy trùng với dải gradient ngang dị thường trọng lực có cấu trúc dạng dải và cường độ trung bình 1,0 – 2,5 mGal/km. Đứt gãy cũng biểu hiện trên tài liệu từ hàng không thành phần như là ranh giới phân chia đới cấu trúc rõ nét. Phía Đông Bắc là cấu trúc âm tương đối, = -300 - +200 nT và phía Tây Nam là cấu trúc dương tương đối, = - 200 – + 40 nT. Gradient ngang dị thường từ dọc đứt gãy có cường độ trung bình 8,0 – 12 nT/km.
Dọc theo đứt gãy quan sát thấy động đất có Ms = 4,0- 4,9 độ Richter. Đặc biệt thời gian gần đây, nhiều trận động đất nhỏ ghi nhận được đã xảy ra trong đới đứt gãy này.
4. Đới đứt gãy sinh kèm Mai Châu – Tam Điệp
Đới đứt gãy sinh kèm Mai Châu – Tam Điệp có phương phát triển Tây Bắc – Đông Nam, cắm về phía Đông Bắc, dài 100km, rộng 20 km. Đới bao gồm một loạt đứt gãy cùng tính chất trượt bằng phải, thuận, cắm về Đông Bắc tạo thành đới cấu trúc dạng mặt móng kết tinh (biến đổi trong giới hạn 2 – 3 km), mặt Conrad (12 - 14 km), mặt Moho(26 -30km). Độ sâu ảnh hưởng của đứt gãy là 35- 40 km. Đới trùng với cấu trúc dương dạng dải dị thường trọng lực Bouguer biến đổi trong phạm vi -50 – 10 mGal, cấu trúc dương tương đối trường từ hàng không có giá trị biến đổi trong giới hạn -200 – 40 nT. Bản thân các đứt gãy của đới trùng với dải gradient ngang dị thường trọng trọng lực có giá trị trung bình khoảng 1,0 – 2,5 mGal/km và gradient ngang dị thường từ hàng không cường độ trung bình 8,0 12 nT/km.
Dọc theo đới đứt gãy quan sát thấy có động đất cấp độ mạnh, Ms xấp xỉ 4,0 - 4,9 độ Richter.
5. Đới đứt gãy lông chim sinh kèm Tuần Giáo – Mường Ang
Đới đứt gãy lông chim sinh kèm Tuần Giáo – mường Ang phương Á Kinh tuyến, dài 50 km, rộng 15 km. Đới gồm hai đứt gãy Tuần Giáo và Mường Ang có góc cắm hướng tâm, tạo nên trũng dạng địa hào mặt kết tinh ( độ sâu 1 – 2 km). Mặt Moho và Conrad biến động trong giới hạn tương ứng là 34 -36 km và 16 -18 km.
5.1.Đứt gãy Tuần Giáo
Đứt gãy Tuần Giáo có phương phát triển Á Kinh tuyến, cắm về phía Tây. Độ sâu ảnh hưởng của đứt gãy là 15- 25 km. Trên bản đồ dị thường trọng lực Bouguer đứt gãy biểu hiện rõ nét phân chia cấu trúc, cắt ngang điểm uốn các đường đồng mức có giá trị thay đổi trong giới hạn -100 - -80 mGal. Bản thân đứt gãy trùng với dải gradient ngang dị thướng trọng lực cường độ trung bình 1,0 -2,0 mGal/km. Đứt gãy cũng có biểu hiện phân cấu trúc thường từ hàng không, thành phần . Phía đông là cấu trúc âm tương đối, biểu hiện là các dị thường đồng tâm cục bộ co giá trị thhay đổi trong khoảng -200 - - 120 nT. Phía Tây là cấu trúc dươnmg tương đối, thể hiện dị thường là các dải dị thường với giả trị dị thường từ thay đổi trong khoảng -160 - -100 nT. Gradient ngang dị thường từ trùng đứt gãy có giá trị cường độ trung bình 8,0 – 12 nT/km.
Hình 4. Đứt gãy Tuần Giáo
Dọc đứt gãy quan sát thấy có động đất cấp độ mạnh cực đại Ms xấp xỉ 4,0 – 4,9 độ Richter
5.2.Đứt gãy Mường Ang
Đứt gãy Mường Ang có phương phát triển Á Kinh tuyến, cắm về phía Đông. Độ sâu ảnh hưởng của đứt gãy là 15 - 25 km.Trên bản đồ dị thường trọng lực Bouguer đứt gãy biểu hiện rõ nét bởi ranh giới cấu trúc. Phía Đông là cấu trúc dương tương đối, biểu hiện là các đường đồng mức có giá trị dị thường trọng lực Bouguer trong khoảng -95 – -80 mGal. Phía Tây là cấu trúc âm tương đối, biểu hiện là các khối dị thường cục bộ với nhau theo phương đứt gãy có giá trị dị thường trọng lực Bouguer thay đổi trong khoảng -100 - -80 mGal. Đứt gãy trùng với dải gradient ngang dị thường trọng lực cường độ trung bình 0,5 – 1,0 mGal/km. Đứt gãy Mường Ang có biểu hiện phân chia cấu trúc dị thường từ hàng không, thành phần . Phía Đông là cấu trúc âm tương đối, biểu hiện là các dị thường đồng tâm cục bộ có giá trị thay đổi trong khoảng -220 - -100 nT. Phía Tây là cấu trúc dương tương đối, thể hiện là các dải dị thường biến đổi trong khoảng -160 - -120 nT. Gradient ngang dị thường từ hàng không dọc đứt gãy có cường độ trung bình 8,0 – 10,0 nT/km.
Dọc theo đứt gãy quan sát thấy có động đất với Magnitude cực đại Ms bằng 4.0 -4,9 độ Richter.
6. Đới đứt gãy sinh kèm Cẩm Thủy – Thanh Hóa
Với đứt gãy sinh kèm Cẩm Thủy –Thanh Hóa phương Tây Bắc – Đông Nam có độ dài 90 km, rộng 20 km và độ sâu ảnh hưởng xuyên vỏ Trái đất. Các đứt gãy cấu thành đới này có góc cắm chủ yếu về phía Đông Bắc. Đới bị bị 1 đứt gãy Kinh tuyến chia cắt làm 2 đoạn có độ dài tương ứng là 50 và 40 km. Nó bao gồm một loạt đứt gãy cùng tính chất trượt bằng phải, thuận, cắm về hướng Đông Bắc tạo thành đới cấu trúc dạng dải các mặt ranh giới cơ bản của vỏ Trái đất. Mặt Moho biến đổi trong phạm vi độ sâu 30 – 32 km, mặt Conrad có độ sâu 12 -14 km trong khi độ sâu tới mặt móng kết tinh chỉ nằm ở mức 1- 2 km,. Trên bản đồ dị thường trọng lực Bouguer đới trùng với đới dị thường -60 - -5 mGal. Các đứt gãy trùng với dải gradient ngang trọng lực Bouguer cường độ trung bình 1,0-2,0 mGal/km. Đới cũng trùng với đới dị thường từ hàng không, thành phần biến đổi trong giới hạn -100- +100 nT. Phân bố gradient ngang dị thường từ dọc theo các đứt gãy có giá trị cường độ tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc1_375.doc