Đề tài Du lịch sinh thái và phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH SINH THÁI 4

1.1. Khái quát du lịch sinh thái: 4

1.2. Tất yếu về du lịch sinh thái tại Việt Nam 7

1.3. Những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch sinh thái 8

1.3.1. Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái 8

1.3.2. Những nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch sinh thái. 11

CHƯƠNG II TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VQG XUÂN SƠN 14

2.1. Giới thiệu chung 14

2.2. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái: 15

2.2.1. Đa dạng sinh học 15

2.2.2. Hang động kỳ thú 17

2.2.3. Bản sắc riêng độc đáo 18

2.2. Thực trạng phát triển du lịch 19

2.1.1. Những kết quả đạt được 19

2.2.2. Những vấn đề còn hạn chế 22

CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VQG XUÂN SƠN 25

3.1. Định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái 25

3.1.1. Định hướng phát triển du lịch sinh thái 25

3.1.2. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở VQG Xuân Sơn 25

3.2. Dự án do Chính phủ Đan Mạch tài trợ 33

KẾT LUẬN 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

 

doc38 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4225 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Du lịch sinh thái và phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bên ngoài (tự nhiên và văn hoá) nhằm thu hút khách mà còn bên trong của nó. - Du lịch sinh thái phải tập trung vào các giá trị bên trong hơn là các giá trị bên ngoài và thúc đẩy sự công nhận các giá trị này . - Các nguyên tắc về môi trường và sinh thái cần phải đạt lên hàng đầu do đó mỗi người khách du lịch sinh thái sẽ phải chấp nhận tự nhiên theo đúng nghĩa của nó và chấp nhận sự hạn chế của nó hơn là làm biến đổi môi trường cho sự thuận tiện cá nhân. - Du lịch sinh thái phải đảm bảo lợi ích lâu dài đối với tài nguyên, đối với địa phương và đối với ngành (lợi ích về bảo tồn hoặc lợi ích về kinh tế, văn hoá, xã hội hay khoa học ). - Du lịch sinh thái phải đưa ra những kinh nghiệm đầu tay khi tiếp xúc với môi trường tự nhiên, đó là những kinh nghiêm được hoà đồng làm tăng sự hiểu biết hơn là đi tìm cái lạ cảm giác mạnh hay mục đích tăng cường thể trạng cơ thể. - Ở đây những kinh nghiệm có tác động lớn và có nhận thức cao nên đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng của cả người hướng dẫn và các thành viên tham gia . - Cần có sự đào tạo đối với tất cả các ban ngành chức năng: địa phương, chính quyền, tổ chức đoàn thể, các hãng lữ hành và các khách du lịch (trước, trong và sau chuyến đi). - Thành công đó phải dựa vào sự tham gia của địa phương, tăng cường sự hiểu biết và sự phối hợp với các ban nghành chức năng. - Các nguyên tắc về đạo đức, cách ứng sử và nguyên tắc thực hiện là rất quan trọng. Nó đòi hỏi cơ quan giám sát của ngành phải đưa ra các nguyên tắc và các tiêu chuẩn được chấp nhận và giám sát toàn bộ các hoạt động. - Là một hoạt động mang tính chất quốc tế, cần phải thiết lập một khuôn khổ quốc tế cho ngành. CHƯƠNG II TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VQG XUÂN SƠN 2.1. Giới thiệu chung Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm về phía Tây Nam của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, trên vùng tam giác ranh giới giữa 3 tỉnh: Phú Thọ, Hoà Bình, và Sơn La. Đây là khu vực núi đá vôi có hệ sinh thái rừng điển hình của miền Bắc. Năm 2002, theo QĐ số: 49/ QĐ – TTg ngày 17 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng chính phủ, khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn đã được chuyển hạng thành Vườn quốc gia Xuân Sơn. Vị trí địa lý: Tọa độ địa lý: 21003’ đến 21012’ vĩ độ Bắc. 104051’ đến 105001’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp xã Thu Cúc Phía Nam giáp với huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình Phía Tây giáp huyện Phù Yên tỉnh Sơn La Phía Đông giáp các xã: Tân Phú, Mỹ Thuận, Long Cốc và Vinh Tiền Phía Tây Nam giáp khu Bảo tồn thiên nhiên Phu Canh và Hồ thuỷ điện Hoà Bình Phía Tây Bắc giáp khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa và Hồ Thuỷ điện Sơn La Cách Khu di tích lịch sử Đền Hùng – TP Việt Trì : 90 Km Cánh TP Hà Nội: 120Km Địa hình: Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm trên hệ thống núi đá vôi có độ cao từ 700 đến 1.300 m. Trong khu vực có rất nhiều hang đá kết hợp với hệ thống hang động, sông suối và rừng tự nhiên tạo cho VQG Xuân Sơn có cảnh quan đẹp, hùng vĩ và hấp dẫn. Diện tích Vườn quốc gia Xuân Sơn có diện tích vùng đệm 18.369 ha, trong đó diện tích vùng lõi là 15.048 ha khu vực bảo vệ nghiêm ngặt là 11.148 ha, phân khu phục hồi sinh thái kết hợp bảo tồn di tích lịch sử: 3.000 ha phân khu hành chính, dịch vụ: 900 ha. Điểm đặc trưng của Xuân Sơn là vườn quốc gia duy nhất có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi (2.432 ha). Xuân Sơn được đánh giá là rừng có đa dạng sinh thái phong phú, đa dạng sinh học cao, đa dạng địa hình kiến tạo tạo nên đa dạng cảnh quan. Diện tích vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn là 18.639 ha, bao gồm các xã: Kiệt Sơn, Lai Đồng, Minh Đài và một phần các xã: Đồng Sơn, Tân Sơn, Kim Thượng, Xuân Đài, đều cùng huyện. 2.2. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái: 2.2.1. Đa dạng sinh học VQG Xuân Sơn có hệ động thực vật phong phú bao, nhiều sinh cảnh quan độc đáo bao gồm rừng nhiệt đới vẫn mang tính nguyên sinh, phân bố trên núi đất và núi đá vôi vùng thấp; với 7 hệ sinh thái chính: rừng trên núi đá vôi; rừng trên núi đất; trảng cỏ cây bụi, tre nứa; nông nghiệp; khu dân cư; rừng trồng và hệ sinh thái các thủy vực. Đặc biệt, hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi có nhiều nét độc đáo, tuy có bị tác động nhưng vẫn giữ được dáng vẻ nguyên sinh, với diện tích khoảng 1.661ha. Với độ cao tối đa so với mặt biển là 1.386m (đỉnh núi Voi), vùng núi đá vôi Xuân Sơn ở độ cao dưới 700m được che phủ bởi kiểu thảm thực vật rừng kín thường xanh cây lá rộng, ẩm, nhiệt đới, cấu trúc 5 tầng, trong đó tầng vượt tán gồm những cây gỗ lớn, đường kính hàng mét, cao tới 30-35m như: sâng, trai, nghiến… Nhiều cây quý hiếm có giá trị bảo tồn và có giá trị kinh tế cao như: lát, kim giao, chò chỉ, nghiến, củ dòm... Ở độ cao từ 700m trở lên, là kiểu thảm thực vật rừng kín thường xanh, cây lá rộng á nhiệt đới. Ngoài một số loại thường xanh hay rụng lá thuộc các họ long não, dẻ, hồ đào v.v.. còn gặp một số loại thuộc ngành hạt trần như dẻ tùng sọc trắng hẹp, kim giao núi đá, thông tre lá dài. Cấu trúc của kiểu rừng này có 4 tầng, không có tầng vượt tán, tầng ưu thế sinh thái cao tối đa không vượt quá 25m. Cả hai kiểu thảm thực vật vừa nêu hiện không có nhiều ở nước ta. Hệ thực vật ở đây thống kê được là 1.179 loài, 650 chi, 175 họ của 5 ngành thực vật bậc cao, chiếm 11% tổng số loài, 28% tổng số chi và 57% tổng số họ của hệ thực vật Việt Nam. Trong đó có 46 loài được ghi trong Sách đỏ, Danh lục đỏ Việt Nam và Nghị định 32/CP của Chính phủ, trong đó, 14 loài thuộc nhóm EN (nguy cấp), 30 loài thuộc nhóm VU (sẽ nguy cấp), 1 loài thuộc nhóm LR (ít nguy cấp) và 1 loài thuộc nhóm IIA (hạn chế khai thác và sử dụng). Ngoài giá trị về mặt khoa học, hệ thực vật Xuân Sơn còn là nguồn tài nguyên có ý nghĩa kinh tế, trong đó có 541 loài (chiếm 44,5% tổng số loài của hệ thực vật) là cây thuốc; 249 loài cho gỗ; 145 loài làm thức ăn; 95 loài làm cây cảnh,… Sự đa dạng của các hệ sinh thái làm nền tảng cho sự hình thành các kiểu thảm thực vật khác nhau, không chỉ tạo ra sự phong phú về thành phần loài của hệ thực vật mà cho cả hệ động vật vì các hệ sinh thái là nơi cư trú, cung cấp thức ăn cho các loài động vật. Kết quả điều tra, khảo sát động vật có xương sống đã thống kê được 76 loài thú thuộc 24 họ, 8 bộ, 241 loài chim thuộc 50 họ, 16 bộ; 75 loài bò sát, ếch nhái thuộc 20 họ, 5 bộ và 91 loài cá thuộc 23 họ, 7 bộ. Hệ động vật có nhiều loài được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ Việt Nam (2007) và Nghị định 32/CP, trong đó thú có 29 loài, chim 188 loài, bò sát ếch nhái có 22 loài và cá 5 loại. Về chim hiện có một quần thể công khoảng 30-40 cá thể. Đây là quần thể công duy nhất còn tồn tại ở Vườn quốc gia Xuân Sơn. Ngoài ra còn có nhiều loài động vật đặc hữu được ghi nhận như: vượn đen tuyền, voọc xám, vượn đen má trắng, sóc bay lớn, các loài khỉ, cú lợn rừng... Nhiều loài động vật có giá trị bảo tồn cao như: hổ, báo hươu, nai, báo gấm, gấu ngựa, sơn dương, vượn đen... Có 32 loài thực vật, 64 loài động vật quý hiếm được ghi trong sách Đỏ Việt Nam và sách Đỏ thế giới. Kết hợp với các hệ sinh thái nêu trên đã tạo cho VQG Xuân Sơn một cảnh quan đẹp hùng vĩ và hấp dẫn. Có thể nói, đây là mẫu rừng nguyên sinh độc đáo còn lại hiếm hoi của rừng miền Bắc cũng như của Việt Nam. Đồng thời, đây cũng nguồn tài nguyên quý để phát triển loại hình du lịch sinh thái của VQG Xuân Sơn – Phú Thọ nói riêng và Du lịch Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, để biến tiềm năng thành hiện thực, cần biết liên kết hài hòa giữa tri thức với các nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có. 2.2.2. Hang động kỳ thú Đáng chú ý là trong hệ thống núi đá vôi đã phát hiện được một hệ thống hang động phong phú, đa dạng và độc đáo do thiên nhiên ban tặng, đó là nhiều hang động đẹp có nét hấp dẫn riêng và độc đáo như: hang Lun, hang Lạng. Tại hang Lun có nhiều nhũ thạch đẹp, hang Lạng cao trung bình tới 10m, có nơi cao tới 20-30m, rộng trung bình khoảng 10 - 15m, hang này còn có suối chảy qua với chiều dài trên 7.000m. Ngoài ra, ở khu vực xóm Lấp, xóm Cỏi còn có khoảng 30 hang động khác nằm trong những núi đá thiên tạo, được tô điểm bởi các loài thực vật có hoa, có âm thanh dấu vết của các loài chim, thú, côn trùng... hoàn toàn tạo cảm giác khám phá mới mẻ cho khách du lịch và có ý nghĩa sinh học như: hang Dơi, hang Cửa Đất, hang Lấp, hang Ông Lão, động Thử Thần. Đặc biệt, động Thử Thần là một hang động có lối xuống nhỏ hẹp, thẳng đứng, chỉ đủ một người xuống nhưng khi vào trong rất rộng, có sức chứa hàng trăm người, trong hang có nhiều nhũ thạch đẹp lộng lẫy, có nhũ thạch cao tới 10m, khi gõ tiếng kêu vang lớn như tiếng chuông với nhiều âm thanh khác nhau, đặc biệt là các hang động này ở gần khu dân cư rất dễ tiếp cận. 2.2.3. Bản sắc riêng độc đáo Ở Xuân Sơn, với sự ẩn chứa trong mình một vùng du lịch sinh thái có tiềm năng lớn cần được khai thác, du khách còn được khám phá những nét văn hóa độc đáo của người Mường, người Dao là những dân tộc đại diện của vùng trung tâm Bắc bộ. Với tục cạy cửa độc đáo của người Dao, thưởng thức món rau sắng ngọt, thịt chua, để tin sính lễ Sơn Tinh: gà chín cựa – một vật quý của người Dao từ thượng cổ là con gia cầm có thật. VQG Xuân Sơn ở độ cao 1.244m, trong rừng đỗ quyên, trúc và trà my còn có cá cóc được đặc biệt coi là quý hiếm. Các nhà khoa học đang nghiên cứu nhằm tìm ra hoạt chất khiến nó có khả năng liền tay, chân và liền đuôi sau một thời gian bị đứt rời. VQG Xuân Sơn còn có chuối cô đơn, đây cũng lại là một loại cây lạ mới chỉ được phát hiện ở Hòa Bình và Khu bảo tồn Tà Cú, Bình Thuận. Chuối cô đơn, hay còn gọi là chuối bạc hà thường sống đơn độc giữa rừng già. Nó trồng bằng hạt chứ không có chuối con ấp mẹ như chuối thường. Cây cao tới 3m, đường kính thân chỗ to 0,60m, thon vót lên ngọn; bản lá có kích thước 0,60m x 3m. Cây thân kép, màu xanh nhạt có phủ lớp sáp trắng. Rất ít khi ra hoa nhưng đã ra hoa thì cực kỳ lạ: hoa chuối màu xanh cốm, rất to, đậu ít quả nhưng nhiều hạt. Tiềm năng du lịch của VQG Xuân Sơn hết sức độc đáo, đa dạng và hấp dẫn đang rất cần có sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành trong chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như khai thác tiềm năng du lịch nói chung và phát triển du lịch sinh thái nói riêng. 2.2. Thực trạng phát triển du lịch Tuy có tiềm năng to lớn, nhưng du lịch sinh thái trong phạm vi cả nước nói chung và trong VQG Xuân Sơn nói riêng còn đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Các hoạt động đa số mang tính tự phát, chưa có sản phẩm và đối tượng phục vụ rõ ràng, chưa có sự đầu tư quảng bá, nghiên cứu thị trường và công nghệ phuc vụ cho du lịch sinh thái, chưa có sự quan tâm, quản lý chặt chẽ của các cấp các ngành do vậy mà thực tế là sự đa dạng sinh học đang bị đe doạ. Vì vậy nên còn phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức và nhiều vấn đề cần được đưa ra xem xét, tìm hiểu để có hướng giải quyết với xu thế phát triển bền vững. Sự phát triển hiện nay vẫn đứng trước những thực trạng lớn là mối quan tâm chính của các tổ chức, các nhà đầu tư và các cấp quản lý. 2.1.1. Những kết quả đạt được Để biến nguồn tiềm năng du lịch thành hiện thực phải bám sát mục tiêu và phương hướng mà đề án phát triển du lịch đã đề ra. Phát huy nội lực, ưu tiên phát triển kinh tế phục vụ du lịch, từng bước đưa kinh tế phục vụ du lịch trở thành ngành kinh tế có thế mạnh, chiếm tỷ trọng cao trên cơ sở phát huy các lợi thế về địa lý, tài nguyên, sản phẩm truyền thống của địa phương giúp chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của huyện. Huy động các thành phần kinh tế, chính trị và cộng đồng tham gia sản xuất hàng hóa phục vụ du lịch dưới sự chỉ đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp vừa thu hút nguồn lực vừa giải quyết việc làm trên địa bàn huyện. Phát triển kinh tế phục vụ du lịch theo hướng bền vững đi đôi với phát triển văn hóa, giữ gìn bản săc văn hóa truyền thống, tăng cường giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên. Nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Từ đó góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng dịch vụ - nông, lâm nghiệp - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vào năm 2015 - 2020. Tạo việc làm cho trên 8.000 lao động trong phát triển kinh tế phục vụ du lịch, tăng sự hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến với các điểm du lịch của huyện đã được quy hoạch, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Để đạt được mục tiêu đó huyện sẽ chỉ đạo triển khai các chương trình chủ yếu đó là: Sản xuất các sản phẩm phục vụ du lịch từ trồng trọt gồm: Phát triển giống lúa chất lượng cao - nếp đặc sản; trồng ngô địa phương (ngô nếp); trồng khoai tầng; trồng chuối phấn vàng; thâm canh chè chất lượng cao (chè PT95, Hùng Đỉnh Bạch, Phúc Vân Tiên, Keo Am Tích) chè Bát Tiên, chè Núi Thiếp; trồng và khai thác cây rau bản địa (rau chuôi, rau sắng, rau dớn, cải nương, hoa chuối rừng, măng đắng, vừng đen); trồng, khai thác, chế biến các loại cây thuốc, dược liệu quý. Phát triển các sản phẩm phục vụ du lịch từ chăn nuôi gồm có: Chương trình nuôi gà nhiều cựa, gà ri, gà tre, chăn nuôi vịt suối, nuôi lợn lửng, lợn rừng lai, nuôi ong lấy mật, phát triển đàn dê. Đồng thời cũng tập trung cho chương trình sản xuất các sản phẩm ẩm thực, sản xuất các sản phẩm đặc trưng mang bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống. Mấy năm gần đây khi UBND tỉnh Phú Thọ đặt một trong năm mũi nhọn phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh là phát triển du lịch sinh thái ở Xuân Sơn. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển tiềm năng du lịch nơi đây. Tỉnh đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để mở đường vào khu rừng quốc gia. Cán bộ và nhân dân Xuân Sơn ngày càng có ý thức sâu sắc bảo vệ, nuôi dưỡng cảnh đẹp và những gì quý giá mà thiên nhiên ban tặng để tạo ra môi trường du lịch thật tốt. Việc quan trọng đầu tiên là phải bảo vệ rừng. Để ngăn chặn những kẻ phá rừng, hai hạt kiểm lâm: Thanh Sơn và Xuân Sơn đã đặt hai trạm gác rừng ở thế hiểm yếu của đường bộ, đường sông là: trạm Co - Minh Đài ở phía nam, trạm Vèo - Kiệt Sơn ở phía bắc, tuy chỉ là nhà tạm (tranh tre, nứa lá) song với tinh thần trách nhiệm làm việc hết mình của anh em ở trạm gác, nạn khai thác và vận chuyển gỗ trái phép được ngăn chặn. Các trạm sau này xây dựng theo sơ đồ hệ sinh thái khép kín nhiều tác dụng với hai chức năng chính là bảo vệ rừng và xây dựng vốn rừng đã phát huy tác dụng. Bên cạnh đó, cán bộ, nhân viên của vườn còn làm nhiều việc khác như khuyến lâm, chuyển giao công nghệ cho nhân dân địa phương, hướng dẫn khách tham quan, nghiên cứu khoa học... Các trạm đã được xây dựng kiên cố và có những vườn ương giống cây rất rộng để cung cấp cây giống đặc sản cho bà con các dân tộc trong vùng như: rau sắng, chè đắng, vầu đắng, dổi... Các nhân viên của trạm đến các xóm người Dao, người Mường như về nhà, vận động tuyên truyền bảo vệ Vườn quốc gia, hướng dẫn bà con trồng và khai thác lâm sản thành hàng hóa hợp lý,... Họ thật sự sống trong lòng dân được dân yêu mến, tin cậy; trong Vườn quốc gia Xuân Sơn hiện nay có mười xóm hầu hết là người Mường, Dao giữ được bản sắc dân tộc độc đáo qua trang phục, những điệu hát xoan, ghẹo và múa xòe. Người dân ở đây còn phát huy tốt các mặt hàng thủ công và dệt thổ cẩm... Việc giao đất lâm nghiệp đến hộ gia đình, phát triển kinh tế trang trại vừa và nhỏ, thực hiện các dự án trồng rừng... đã khuyến khích nhân dân tích cực tham gia bảo vệ, nuôi dưỡng vườn quốc gia, hiện tượng phá rừng không còn nữa. Nhất là từ khi có chủ trương phát triển du lịch ở đây thì nhân dân càng có ý thức hơn về vấn đề này. 2.2.2. Những vấn đề còn hạn chế Đi liền với nét nguyên sơ của rừng của một vùng tự nhiên mang đậm chất hoang dã thì văn hoá văn minh của vùng đất này cũng mang những yếu tố như vậy. Với chủ yếu là người dân tộc thiểu số với tập quán đời sống còn lạc hậu. Khu vực chính và vùng đệm của vườn có tám xã thì bảy xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, tập quán của đồng bào sống dựa vào tự nhiên, canh tác trên đất dốc bằng phát, đốt cây cỏ, chọc lỗ gieo hạt, thả rông gia súc, vào rừng. Với tập quán trên thì chuyện chặt phá rừng và săn bắt bừa bãi là đương nhiên. Đi cùng với chúng là sự đói nghèo và dân trí thấp. Đời sống của các hộ dân ở đây là đặc biệt khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn và nhận thức còn hạn chế vì vậy để phát triển du lịch thì cần khắc phục yếu tố về đời sống, dân trí và kết cấu hạ tầng tại chính điểm du lịch này nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Công tác bảo vệ rừng, xây dựng ý thức của người dân và trồng rừng cũng là một trong những vấn đề đặt ra hiện nay. Trước đây ở trong Vườn cũng có Hạt kiểm lâm là đơn vị thuộc ngành kiểm lâm của tỉnh có nhiệm vụ bảo vệ rừng nhưng cuối năm 2007 đã giải thể. UBND tỉnh giao cho Vườn quốc gia quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng vườn. Trong điều kiện biên chế mỏng (có 30 biên chế) kinh phí eo hẹp như một đơn vị sự nghiệp công lập mà nhiệm vụ bảo vệ rừng thì khá nặng nề, hơn nữa pháp lý bảo vệ rừng từ trước đến nay thuộc về ngành kiểm lâm. Vậy là trong hệ thống gần 30 vườn quốc gia, chỉ có Xuân Sơn là không có hạt kiểm lâm. Mà quản lý và bảo vệ rừng cần phải có tổ chức, quy định và đúng pháp luật. Vậy giữ rừng bằng cách nào? Bây giờ tuy đã có Hạt kiểm lâm đã có công tác tổ chức quản lý nhưng vấn đề đặt ra là cần có sự quan tâm thoả đáng của các cấp, ban ngành để có một đội ngũ bảo vệ rừng, trồng rừng và là người đi đầu trong công tác hướng dẫn, quản lý dân trồng rừng và bảo vệ rừng, nuôi dưỡng duy trì nó. Tiếp đến là cơ sở vật chất kĩ thuật kém. Điện, đường, trường trạm không có đi liền với văn hoá thấp. Chưa được đầu tư đúng mức, có quy hoạch và liền mạch. Với kinh phí nhà nước thì rất eo hẹp và các ban ngành của địa phương hay các cấp thì chưa thực sự nhận thấy tầm quan trọng của điểm du lịch này để quan tâm và rót kinh phí phù hợp. Mà đây là một trong những yếu tố nền tảng để phát triển du lịch, thu hút du lịch và khách du lịch. Dù hiện nay đã có đẩu tư nước ngoài với dự án viện trợ không hoàn lại của Đan Mạch nhưng cũng trong giai đoạn đầu và vẫn cần phải có sự hỗ trợ của chính cơ sở tại địa phương, cấp tỉnh, trung ương. Huyện Tân Sơn có nhiều điều kiện để phát triển các cơ sở kinh tế phục vụ cho khách du lịch mang bản sắc riêng nhưng hiện nay chỉ đáp ứng yêu cầu phục vụ tại chỗ, tự cung, tự cấp, nhiều sản phẩm của địa phương đã được đánh giá cao và thị trường ưa thích như: Gà nhiều cựa, gà ri, gà tre, vịt suối, lợn rừng, lợn rừng lai, lợn lửng, dê, cá suối, lúa nếp, rau sắng, rau chuôi, khoai tầng, chuối phấn vàng, dệt thổ cẩm… Hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch đã bắt đầu xuất hiện khi Xuân Sơn được công nhận là Vườn quốc gia và bắt đầu hình ảnh là một điểm đến tiềm năng thu hút khách du lịch Xuân Sơn có nhiều điều kiện để phát triển các cơ sở kinh tế phục vụ cho khách du lịch mang bản sắc riêng nhưng hiện nay chỉ đáp ứng yêu cầu phục vụ tại chỗ, tự cung, tự cấp, nhiều sản phẩm của địa phương đã được đánh giá cao và thị trường ưa thích như: Gà nhiều cựa, gà ri, gà tre, vịt suối, lợn rừng, lợn rừng lai, lợn lửng, dê, cá suối, lúa nếp, rau sắng, rau chuôi, khoai tầng, chuối phấn vàng, dệt thổ cẩm…cũng chỉ mang tính nhỏ lẻ, không có tổ chức quy mô rõ ràn hay sự thống nhất chung của các cơ sở kinh doanh để tạo một hình ảnh quảng bá đặc trưng cho du lịch nơi đây. Cơ cấu lao động với trình độ gần như không có bởi chủ yếu là dân bản địa tự phát không được đào tạo và có nghiệp vụ cũng như chuyên môn trong nghành. Chưa biết cách hoạt động trong kinh doanh và phục vụ du lịch nên khả năng thu hút khách rất thấp đặc biệt là khách quay trở lại. Trên đây là một số thực trạng mà chúng tôi khai thác được trên một số khía cạnh nổi bật còn tồn tại trong quy hoạch phát triển của Vườn quốc gia xuân Sơn. Cần phải có biện pháp khắc phục và thay đổi, đổi mới để vườn quốc gia trở thành điểm đến du lịch xứng đáng với tiềm năng của nó. CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VQG XUÂN SƠN 3.1. Định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái 3.1.1. Định hướng phát triển du lịch sinh thái Phát triển du lịch sinh thái phải hướng tới và đạt được sự phát triển bền vững của chính loại hình du lịch sinh thái và phải trở thành nhân tố tích cực đảm bảo, phục vụ cho phát triển du lịch bền vững. Đưa du lịch sinh thái ngày càng trở thành một nhân tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội tạo môi trường thuận lợi để thu hút khách du lịch trong nước và trên trường quốc tế, xây dựng những chứng chỉ sinh thái tạo ra việc quản lý nguồn tài nguyên một cách hợp lý, giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh, hấp dẫn du khách mà không gây ra tác động xấu lên môi trường đang ngày trở lên cần thiết. Phát triển du lịch sinh thái là một xu thế tất yếu. Du lịch sinh thái phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu ngày một tăng của khách du lịch, của cộng đồng. Nhu cầu này liên quan chặt chẽ đến sự phát triển không ngừng của xã hội, đảm bảo về tổng thể một tương lai phát triển lâu dài của du lịch,với tư cách là một ngành kinh tế. 3.1.2. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở VQG Xuân Sơn Những giải pháp cần thiết để phát triển du lịch sinh thái ở nước ta nói chung là cần có những văn bản pháp quy tạo hành lang môi trường pháp lý cho hoạt động du lịch sinh thái có cơ hội phát triển, có những cơ chế, chính sách ưu đãi dành riêng cho loại hình du lịch mới mẻ này. Đồng thời cần có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan quản lý và du lịch với các bộ, các ngành, các địa phương quản lý có hiệu quả. Việc sử dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên môi trường sinh thái vào mục đích du lịch theo những mục tiêu, định hướng đã đề ra. Cụ thể tại VQG Xuân Sơn là: Giáo dục - đào tạo và tuyên truyền về du lịch sinh thái: Giải pháp thiết yếu nhất chính là tuyên truyền, giáo dục về du lịch sinh thái cho một loạt các đối tượng liên quan đến du lịch sinh thái. Đối tượng giáo dục bao gồm: các nhà quản lý VQG, các hướng dẫn viên, các nhà hoạch định chính sách liên quan đến bảo tồn và du lịch, cộng đồng địa phương, khách du lịch trong và ngoài nước. Bằng cách tuyên truyền, giáo dục các vấn đề khúc mắc khác có thể được dễ dàng tháo gỡ. Chẳng hạn như giáo dục tuyên truyền đối với các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý khu bảo tồn thiên nhiên có thể làm cho họ quan tâm hơn đến việc quy hoạch cho du lịch sinh thái. Đối với họ cần phải không chỉ chú trọng tới lợi ích bảo tồn của du lịch sinh thái mà nên nhấn mạnh đến tiềm lực kinh tế mà du lịch sinh thái có thể mang lại cho bảo tồn. Cũng cần phải lưu ý họ về tầm quan trọng của sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động của khu bảo tồn. Đào tạo hướng dẫn viên du lịch nên được tiến hành chính quy trong các trường địa học, cao đẳng và trung cấp du lịch. Nên ưu tiên đào tạo các hướng dẫn viên địa phương. Tuy nhiên trước mắt nếu người dân địa phương chưa có điều kiện tham dự khoá đào tạo chính quy thì các điểm du lịch sinh thái nên tổ chức đào tạo ngắn hạn cho họ tại địa phương. Khách thăm quan là một đối tượng giáo dục hiển nhiên. Bản thân giáo dục tại hiện trường cho du khách cũng nằm trong dịnh nghĩa của du lịch sinh thái. Hay nói cách khác giáo dục về thiên nhiên là một phần tạo nên du lịch sinh thái. Những nội dung giáo dục phải phù hợp, giúp du khách liên hệ trực tiếp những điều họ đã từng nghe, từng đọc với những điều mắt thấy tai nghe khi họ đến thăm khu bảo tồn thiên nhiên. Nếu làm được việc này du khách sẽ ý thức hơn trong khi tiếp xúc với động vật hoang dã, và họ sẽ thấy chuyến đi của mình bổ ích hơn và sẽ mong muốn trở lại hoặc đến một khu thiên nhiên khác để học được những điều tương tự. Đối với cộng đồng địa phương, chương trình giáo dục phải dựa trên nhiều hình thức, không thể tập trung họ lại, dạy cho họ một mớ lý thuyết về bảo tồn và sự cần thiết của bảo tồn. Nên sử dụng những hình thức dễ hiểu, dễ nhớ chẳng hạn như băng hình, slide, tranh, ảnh, các chương trình biểu diễn văn nghệ,… Giáo dục cộng đồng địa phương trước hết tập trung vào đối tượng chủ chốt là những nhà lãnh đạo địa phương (huyện, xã), những người có uy tín trong cộng đồng chẳng hạn như những người lớn tuổi, những người có trình độ học vấn như thầy giáo, những người đứng đầu các tổ chức đoàn thể quần chúng như đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân… Không chỉ giáo dục đối với cộng đồng địa phương nơi có khu bảo tồn thiên nhiên, mà nên có những chương trình giáo dục đối với cộng đồng người Việt Nam nói chung, vì họ là những du khách tương lai của các điểm du lịch sinh thái. Chương trình giáo dục phải khuyến khích họ và làm cho họ có mong muốn được đi du lịch theo hình thức du lịch sinh thái. Đối tượng chủ yếu của Việt Nam có lẽ là học sinh, sinh viên trong các nhà trường. Họ là những người thường xuyên tổ chức các chuyến đi thăm quan thiên nhiên, nhưng nhiều khi chưa ý thức hết được vai trò quan trọng của thiên nhiên. Hậu quả những chuyến đi dã ngoại của họ trong các khu thiên nhiên thường là những bãi rác sau khi họ ăn trưa và nhiều tác động tiêu cực khác. Tuy nhiên, thay đổi hành vi, thói quen của họ cũng không phải là việc dễ dàng làm trong ngày một ngày hai. Kết hợp sự tham gia của cộng đồng địa phương: Tại khu vực VQG Xuân Sơn hiện có đồng bào của 2 dân tộc chính là Dao và Mường. Họ sống trong những thôn bản nằm rải rác trong cả vùng đệm và vùng lõi của VQG. Đồng bào ở đây có tập quán sống dựa vào tự nhiên, canh tác trên đất dốc bằng cách phát, đốt cây cỏ, chọc lỗ gieo hạt, thả rông gia súc, vào rừng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDu lịch sinh thái và phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Xuân Sơn.DOC