Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI KINH TẾ NÔNG THÔN. 3
I. KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH TẾ NÔNG THÔN. 3
1. Kinh tế nông thôn. 3
2. Đặc điểm kinh tế nông thôn 3
2.1. Kinh tế nông thôn còn mang nặng tính chất thuần nông. 3
2.2. Tỷ lệ dân số khá cao, ruộng đất có hạn, ngành nghề kém phát triển nên thiếu công ăn việc làm 4
2.3. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn nhiều khó khăn 4
2.4. Cơ sở hạ tầng kém phát triển 5
2.5. Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội còn ở mức thấp. 5
2.6. Bộ máy quản lý xã thôn và trình độ quản lý cán bộ thôn xã còn thấp. 5
3. Đặc điểm kinh tế nông thôn ngoại thành. 5
3.1. Đã có sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông thôn. 6
3.2. Nông thôn ngoại thành có trình độ thâm canh cao hơn các vùng nông thôn khác. 6
3.3. Nông thôn ngoại thành có thị trường tiêu thụ rộng lớn, khuyến khích sản xuất phát triển. 6
3.4. Quan hệ hàng hoá - tiền tệ phát triển ngày càng rõ nét hơn. 6
4. Phương hướng, nội dung chủ yếu phát triển kinh tế nông thôn. 7
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông thôn. 8
5.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên. 8
5.2. Nhóm các nhân tố kinh tế - xã hội. 9
5.3. Nhóm nhân tố về tổ chức kỹ thuật. 10
II. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI KINH TẾ NÔNG THÔN. 11
1. Khái niệm và phân loại tín dụng. 11
1.1. Khái niệm: 11
1.2. Phân loại tín dụng. 11
2. Vai trò của vốn tín dụng đối với việc phát triển kinh tế nông thôn. 13
2.1. Vốn tín dụng đã góp phần tận dụng khai thác mọi tiềm năng về đất đai lao động và tài nguyên thiên nhiên. 13
2.2. Vốn tín dụng tạo điều kiện phát triển các ngành nghề nhằm giải quyết các công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cải thiện đời sống. 13
2.3. Tác động của vốn tín dụng với người dân tiếp thu công nghệ mới, nâng cao trình độ sản xuất, tăng cường hạch toán kinh tế. 14
2.4. Vốn tín dụng đã thực sự góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, là công cụ đắc lực nhằm thực hiện xoá đói giảm nghèo trong nông thôn. 14
2.5. Vốn tín dụng góp phần thúc đẩy sự hình thành thị trường tài chính ở nông thôn . 15
2.6. Vốn tín dụng tác động đến cơ cấu kinh tế nông thôn. 15
III. CÁC NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CHO NÔNG THÔN 16
1. Đặc điểm huy động vốn tín dụng ở nông thôn 16
2. Đặc điểm huy động vốn ở nông thôn ngoại thành. 17
3. Các nguồn huy động vốn tín dụng ngân hàng 17
3.1. Vốn tự có 17
3.2. Nguồn vốn vay từ trung ương. 18
3.3. Nguồn vốn điều hoà trong hệ thống. 18
3.4. Nguồn vốn huy động. 18
IV. ĐỐI TƯỢNG CHO VAY CỦA VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 19
1. Nguyên tắc cho vay 19
2. Điều kiện vay vốn 19
2.1. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật, cụ thể là: 19
2.2. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. 20
2.3. Mục đích sử dụng vốn vay đúng mực hợp pháp. 20
2.4. Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả. 20
2.5. Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ, ngân hàng nhà nước và hướng dẫn của ngân hàng nông nghiệp. 20
2.6. Đối với doanh nghiệp nhà nước. 20
3. Đối tượng cho vay, mức và thời hạn cho vay. 20
3.1. Đối tượng cho vay. 20
3.2. Mức cho vay 21
3.3. Thời hạn cho vay: 22
V. CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA MỘT DỰ ÁN TÍN DỤNG. 22
VI. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ TÍN DỤNG VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN. 24
1. Ngân hàng phát triển nông nghiệp Thái Lan (BAAC) 24
2. Quỹ tín dụng nông nghiệp Pháp. 26
3. Kinh nghiệm của Philippin. 27
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN TẠI NHNo & PTNT THANH TRÌ 29
I. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN THANH TRÌ. 29
1. Điều kiện tự nhiên. 29
2. Điều kiện kinh tế. 29
3. Về dân số và lao động. 29
II. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ NHNo & PTNT HUYỆN THANH TRÌ. 31
1. Khái quát chung: 31
2. Tình hình kinh tế xã hội và thực trạng khách hàng tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Thanh Trì trong năm qua. 32
2.1. Tình hình kinh tế xã hội: 32
2.2. Môi trường kinh doanh và thực trạng khách hàng. 33
III- TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN CỦA NHNo & PTNT THANH TRÌ. 35
1. Các nguồn vốn huy động của ngân hàng. 35
2. Tình hình cho vay vốn của NHNo & PTNT Thanh Trì. 38
2.1. Tình hình cho vay vốn của NHNo & PTNT Thanh Trì. 38
2.2. Đối với người sử dụng vốn tín dụng. 50
3. Đánh giá hoạt động của NHNo & PTNT Thanh Trì. 52
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG MẶT CÒN TỒN TẠI TRONG VIỆC HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA NHNo & PTNT THANH TRÌ. 54
1. Kết quả về huy động và sử dụng vốn của NHNo & PTNT Thanh Trì. 54
2. Kết quả việc thực hiện cho vay vốn đến hộ gia đình qua tổ vay vốn của NHNo & PTNT Thanh Trì 58
3. Những mặt còn tồn tại trong việc huy động và sử dụng vốn tín dụng. 59
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG THÔN CỦA NHNo & PTNT THANH TRÌ. 62
I- PHƯƠNG HƯỚNG TẠO NGUỒN VÀ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN HUYỆN THANH TRÌ. 62
1. Phương hướng chung. 62
2. Phương hướng phát triển kinh tế nông thôn huyện Thanh Trì đến năm 2005. 62
2.1. Ngành nông nghiệp: 63
2.2. Đối với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. 63
2.3. Đối với dịch vụ - thương mại - du lịch. 63
3. Phương hướng kế hoạch năm 2003 của NHNo & PTNT Thanh Trì 64
3.1. Về huy động vốn: 64
3.2. Về cho vay: 64
II- GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT THANH TRÌ. 65
1. Giải pháp huy động vốn. 65
1.1. Thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn của NHNo & PTNT. 65
1.2. Cùng với đa dạng hoá các hình thức huy động vốn cần phát triển phong phú các hình thức kinh doanh. 66
1.3. Chính sách khách hàng. 67
1.4. Thực hiện chính sách chiết khấu. 67
1.5. Lãi suất. 68
1.6. Mở rộng mạng lưới tín dụng. 68
1.7. Thực hiện tốt việc giao dịch một cửa, làm tốt khâu dịch vụ thanh toán, đảm bảo chuyển tiền nhanh chính xác. Mở rộng các khâu dịch vụ. 69
2. Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động cho vay của NHNo & PTNT Thanh Trì. 69
2.1. Đối với NHNo & PTNT Thanh Trì. 69
2.2. Đối với người sử dụng vốn tín dụng. 76
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
84 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động tín dụng cho phát triển kinh tế nông thôn tạingân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc làm cho nhân dân.
-Tuy đời sống của nhân dân huyện Thanh Trì có phần khá hơn một số nơi khác, nhưng để đáp ứng được yêu cầu sản xuất lớn thì nông thôn huyện Thanh Trì cần được sự giúp đỡ về nhiều mặt, đặc biệt là vốn tín dụng để phát triển kinh tế nông thôn.
II. Vài nét khái quát về NHNo & PTNT huyện Thanh Trì.
1. Khái quát chung:
NHNo & PTNT huyện Thanh Trì là một chi nhánh trực thuộc NHNo & PTNT Việt Nam, do vậy NHNo & PTNT Thanh Trì hoạt động dưới sự chỉ đạo của tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam, hạch toán báo sổ, đại diện pháp nhân dưới sự uỷ quyền của Tổng giám đốc trực tiếp kinh doanh với các đơn vị kinh tế trên địa bàn huyện và các xã thuộc huyện.
Là ngân hàng đóng trên địa bàn nông thôn, nông nghiệp là chủ yếu nên khách hàng chủ yếu của NHNo & PTNT Thanh Trì là các hộ sản xuất, nông dân và hợp tác xã, các tổ sản xuất và một số doanh nghiệp trên địa bàn.
Nhiệm vụ trung tâm của ngân hàng là cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp, đầu tư xây dựng nông thôn mới. Ngân hàng chủ yếu tập trung vào cho vay theo quyết định 67 và theo nghị quyết liên tịch 2308, thực sự phục vụ sản xuất nông nghiệp, còn các nhu cầu vay lớn để kinh doanh, dịch vụ kể cả sản xuất nông nghiệp đều gặp ách tắc do không đủ điều kiện đảm bảo tiền vay.
Ngân hàng luôn coi cho vay nông dân và các hộ sản xuất khác là nhiệm vụ trọng tâm, thiết thực chấp hành đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, của ngành và trực tiếp là nghị quyết của lãnh đạo huyện uỷ, uỷ ban nhân dân và hội đồng nhân dân huyện, đầu tư cho nông nghiệp, mang nặng tiềm tàng rủi ro về thiên tai dịch bệnh. Nhưng NHNo & PTNT Thanh Trì vẫn mạnh dạn cho vay các dự án sản xuất có hiệu quả, tạo công ăn việc làm cho nông dân góp phần thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo của cả nước nói chung và của huyện Thanh Trì nói riêng.
2. Tình hình kinh tế xã hội và thực trạng khách hàng tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Thanh Trì trong năm qua.
2.1. Tình hình kinh tế xã hội:
*Thuận lợi:
Trong năm qua trên địa bàn huyện có nhiều dự án có tiền đền bù cho dân, và sự biến động về giá đất nên người dân có tiền bồi thường và bán đất tạm thời nhàn rỗi gửi vào ngân hàng làm cho nguồn tiết kiệm tăng đáng kể.
NHNo & PTNT Thanh Trì đã mở rộng mạng lưới thêm 2 phòng giao dịch để gần dân hơn, tiếp cận với các khu vực công nghiệp và hai phường nội thành Hạ Đình và Khương Đình để mở rộng việc huy động và đầu tư cho vay tiêu dùng, hộ sản xuất kinh doanh có đủ điều kiện vay vốn.
Sự tin tưởng của các hộ sản xuất và các doanh nghiệp đối với NHNo & PTNT Thanh Trì đã tạo ta thị trường đầu tư lâu dài ổn định và có hiệu quả của ngân hàng cơ sở.
Cán bộ công nhân viên NHNo & PTNT Thanh Trì đã có nhiều đổi mới thích ứng dần với kinh doanh tiền tệ ngân hàng theo cơ chế thị trường.
*Khó khăn:
Do Nhà nước triển khai nhiều dự án vào địa bàn huyện lấy đi một số diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn (432 ha), đã thu hẹp thị phần đầu tư hộ sản xuất nông nghiệp của ngân hàng Thanh Trì, mở ra hướng đầu tư trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ - xây dựng, nhưng chưa phát triển và bị hạn chế bởi cơ chế tín dụng.
Một số doanh nghiệp Nhà nước trước đây có số dư nợ thường xuyên cao nay do cổ phần hoá theo chỉ định của Nhà nước, nên việc vay vốn trong thời gian làm thủ tục cổ phần hóa có hạn chế và có thời điểm tạm dừng.
Cùng tồn tại trên địa bàn là ngân hàng đầu tư phát triển Thanh Trì, hợp tác xã tín dụng, ngân hàng công thương, với mạng lưới huy động, cho vay dày và chồng chéo làm cho môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Hơn nữa do sự thông tin, tiếp thị khác nhau, không thống nhất nhau về mục đích, lãi suất dẫn đến những khó khăn không nhỏ cho công tác kinh doanh của NHNo & PTNT Thanh Trì.
Cơ chế lãi suất tiền gửi liên tục thay đổi theo chiều hướng gia tăng, nhưng lãi suất tiền vay không tăng tương ứng.
2.2. Môi trường kinh doanh và thực trạng khách hàng.
2.2.1. Khối doanh nghiệp:
Trên địa bàn huyện có 114 doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh trong đó: Doanh nghiệp Nhà nước trung ương có 38 đơn vị; Doanh nghiệp địa phương có 15 đơn vị; Tư nhân có 9 đơn vị; Cổ phần có 5 đơn vị; hợp tác xã có 22 đơn vị; Công ty trách nhiệm hữu hạn 25 đơn vị; Ngân hàng chuyên doanh có 2 đơn vị.
Tất cả các doanh nghiệp trên chủ yếu có nhu cầu vay, tiền gửi ít hoặc hầu như không có. Hiện tại có 14 doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng và bảo lãnh với NHNo & PTNT Thanh Trì. Tình hình sản xuất kinh doanh của các đơn vị này không đều, khả năng vốn tự có khác nhau, trình độ tổ chức quản lý kinh doanh khác nhau, các doanh nghiệp trung ương có khả năng về vốn tự có tốt hơn, hiệu quả cao hơn. Còn các doanh nghiệp địa phương sản xuất cầm chừng và vốn tự có ít nên không có khả năng cạnh tranh.
Trong số 114 doanh nghiệp quốc doanh nhiều đơn vị có nhu cầu vay vốn nhưng kinh doanh không hiệu quả, nợ phải trả quá lớn nên không thể cho vay được (như công ty bao bì xuất khẩu của bộ thương mại,…), nhiều doanh nghiệp quốc doanh quan hệ với 3 - 4 ngân hàng và luôn đưa ra các yêu cầu về giảm lãi suất vay, thậm chí thấp hơn cả phí điều vốn của NHNo & PTNT Việt Nam.
2.2.2. Khối hợp tác xã.
Hoạt động sản xuất kinh doanh không sôi động, vốn tự có ít hoặc không có, vướng mắc về tài sản thế chấp theo chế độ tín dụng. Cho nên đến nay ngoài hợp tác xã Đoàn Kết có truyền thống sản xuất lâu năm, vay vốn đều đặn từ trước đến nay, còn lại 21 hợp tác xã khác chưa đặt vấn đề vay hoặc nếu có thì vướng vào tài sản thế chấp không cho vay được.
2.2.3. Công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn.
Việc cho vay cũng gặp rất nhiều khó khăn do cơ chế tín dụng, quyền phán quyết của ngân hàng cơ sở…
2.2.4. Đối với hộ sản xuất.
Năm 2002 vừa qua nền kinh tế của huyện Thanh Trì có chiều hướng phát triển đi lên, tình hình đô thị hoá nhanh, có nhiều dự án lớn được Nhà nước phê duyệt và đưa vào triển khai trên địa bàn huyện. Đây là điều đáng mừng, song cũng lấy đi 432 ha đất nông nghiệp kéo theo việc đầu tư cho hộ sản xuất nông nghiệp của NHNo & PTNT Thanh Trì ngày càng thu hẹp, nhu cầu vay giảm, mặt khác dân có tiền đền bù không có nhu cầu vay.
Toàn huyện có 24 xã và 1 thị trấn, tổng diện tích tự nhiên là 9989 ha, trong đó đất nông nghiệp 5682 ha. Huyện có trên 46.000 hộ với tổng số lao động là 104.000 người, lao động nông nghiệp là 48.000 người. Với số hộ nông nghiệp lớn như vậy nhưng NHNo & PTNT Thanh Trì mới chỉ đầu tư được 5.200 hộ tương ứng với 11,3% tổng số hộ của toàn huyện.
III- Tình hình huy động và sử dụng vốn tín dụng cho phát triển kinh tế nông thôn của NHNo & PTNT Thanh Trì.
1. Các nguồn vốn huy động của ngân hàng.
NHNo & PTNT là đơn vị duy nhất trong ngành ngân hàng đã bám sát và phục vụ đắc lực cho quá trình chuyển đổi kinh tế nông thôn, đã mở ra và thực hiện thành công việc cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất để phát triển kinh tế nông - lâm - ngư - diêm nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn. Đồng thời ngân hàng nông nghiệp cũng chiếm tỷ trọng cơ bản trong khối lượng tín dụng hoạt động trong nông thôn hiện nay.
NHNo & PTNT Thanh Trì là chi nhánh của NHNo & PTNT Việt Nam. Phạm vi hoạt động của NHNo & PTNT huyện chủ yếu là địa bàn nông thôn. Tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT Thanh Trì phân theo các thành phần kinh tế được thể hiện qua các bảng số liệu sau:
Bảng 1: Huy động vốn của NHNo & PTNT Thanh Trì phân theo loại tiền gửi.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1. Tiền gửi của tổ chức kinh tế
35.607
33.600
45.636
2. Tiền gửi tiết kiệm
114.369
105.968
201.687
3. Tiền gửi ngoại tệ
2.946
4.000
4. Kỳ phiếu
20.490
78.079
65.751
Tổng nguồn huy động
170.466
220.593
317.074
(Nguồn: NHNo & PTNT Thanh Trì)
Theo bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng qua các năm đều tăng lên tương đối: năm 2001 tăng so với năm 2000 là 50.127 triệu đồng tương ứng tăng 29,4%; năm 2002 đã đạt được 317.047 triệu đồng, tăng so với năm 2001 là 96.481 triệu đồng tương ứng tăng 43,74%, và tăng 146.608 triệu đồng so với năm 2000 tương ứng tăng 86%. Nguồn vốn hàng năm tăng lên đáng kể đã đảm bảo có vốn chủ động trong kinh doanh tiền tệ và thanh toán cho nền kinh tế. Do có tín nhiệm với nhân dân, tổ chức thu tiền mặt thuận lợi và mở rộng mạng lưới giao dịch tại các ngân hàng cấp 4, phòng giao dịch nên nguồn vốn của NHNo & PTNT Thanh Trì tăng trưởng ổn định.
Nguồn huy của năm 2001 tăng so với năm 2000 chủ yếu do kì phiếu tăng vọt lên và có tiền gửi ngoại tệ còn tiền gửi của tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm thì có bị giảm đi một chút. Việc tăng tiền gửi thu kì phiếu từ 20.490 triệu đồng năm 2000 lên 78.079 triệu đồng năm 2001 là một điều đáng mừng vì đây là tiền gửi có kì hạn nó sẽ làm cho nguồn vốn của ngân hàng ổn đinh hơn và ngân hàng chủ động hơn khi sử dụng nguồn vốn.
Xu hướng tăng tiền gửi ngoại tệ cũng cần được khuyến khích vì nó cũng giúp cho nguồn vốn của ngân hàng ổn định và nguồn vốn phong phú hơn.
Năm 2001 tiền gửi của tổ chức kinh tế giảm đi 2007 triệu đồng, và tiền gửi tiết kiệm giảm đi 8401 triệu đồng so với năm 2000 là một khuyết điểm của ngân hàng. Ta cần phải tìm hiểu xem nguyên nhân tại sao lại có hiện tượng này và tìm ra cách khắc phục nó.
Đến năm 2002 vừa qua tiền gửi của tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm đều tăng lên đáng kể. Đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm tăng 95.719 triệu đồng so với năm 2001 tương ứng tăng 90,33%. Việc tăng mạnh mức tiền gửi tiết kiệm là do nhân dân một số nơi được nhận tiền đền bù của các dự án nên có tiền nhàn rỗi gửi vào tiết kiệm.
Việc tăng tiền gửi tiết kiệm năm 2002 là một điều đáng mừng vì đã dãn tới tăng tổng nguồn vốn. Tuy nhiên việc giảm kì phiếu là một điều bất lơi vì sẽ làm giảm nguồn vốn có thời hạn; đồng thời nếu tiền tiết kiệm là tiền gửi không kì hạn thì ngân hàng sẽ bị giảm nguồn vốn ổn định. Vì vậy cần xét cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời hạn theo thời hạn tiền gửi. Điều này thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2: Nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT Thanh Trì phân theo thời hạn tiền gửi.
hỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số tiền (tr.đ)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (tr.đ)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (tr.đ)
Tỷ trọng (%)
Tổng nguồn
170.466
100
220.593
100
317.074
100
1.Tiền gửi không kỳ hạn.
48.481
28,44
49.495
22,44
60.636
19,12
2.Tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng
101.495
59,54
93.091
42,17
179.687
56,67
3.Tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng
20.490
12,02
78.079
35,39
76.751
24,21
(Nguồn: NHNo & PTNT Thanh Trì )
Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng là chiếm tỷ lệ lớn nhất. Phần tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng chủ yếu nằm trong khoản tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Còn tiền gửi của các tổ chức kinh tế đa phần là không kì hạn và số có kì hạn chiếm tỷ lệ nhỏ và thường là dưới 12 tháng.
Tổng nguồn tiền gửi có kì hạn của ngân hàng chiếm tỷ lệ lớn (trên 70%) và tăng dần qua các năm. Đây là mặt thuận lợi của ngân hàng vì tiền gửi có kì hạn lớn thì ngân hàng sẽ có nguồn vốn ổn định, chủ động về thời gian lớn hơn. Từ đó sẽ có kế hoạch kinh doanh hợp lý, đầu tư vào các dự án lâu dài có hiệu quả kinh doanh cao.
Tuy tỷ trọng tiền gửi không kì hạn qua các năm giảm nhưng số lượng tiền gửi tăng lên do tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng lên hàng năm. Tiền tiết kiệm của dân cư cũng ngày càng tăng mạnh, trong đó có lượng tiền gửi ngoại tệ đã tăng lên đáng kể (tuy nhiên số lượng tiền gửi ngoại tệ còn ít). Điều này chứng tỏ ngân hàng ngày càng tạo được niềm tin với khách hàng nên số lượng tiền gửi qua các năm tăng lên rõ rệt. Đây là ưu điểm nổi bật của ngân hàng.
2. Tình hình cho vay vốn của NHNo & PTNT Thanh Trì.
Nói đến tình hình sử dụng vốn tín dụng cần phải đứng trên hai góc độ, đó là người cung ứng tín dụng và người sử dụng vốn tín dụng. Nếu người cung vốn tín dụng không theo yêu cầu, không theo kịp thời gian thì cũng ảnh hưởng đến người sử dụng vốn tín dụng, vốn tín dụng sử dụng sẽ không hiệu quả. Ngược lại nếu cung ứng tín dụng đầy đủ, người sử dụng vốn tín dụng không tốt, thì sẽ xảy ra hiện tượng không thu hồi được vốn. Vì vậy ta phải xem xét cả hai góc độ trên.
2.1. Tình hình cho vay vốn của NHNo & PTNT Thanh Trì.
Với tư cách là người đi vay để cho vay, ngân hàng cũng phải có phương án sử dụng vốn huy động được một cách có hiệu quả. Vì vậy cần phải xem xét tình hình sử dụng vốn của NHNo & PTNT Thanh Trì đã đầu tư như thế nào. Điều đó thể hiện qua tình hình dư nợ của các khách hàng của ngân hàng.
2.1.1. Tình hình dư nợ theo các ngành sản xuất của NHNo & PTNT Thanh Trì.
Khi chia dư nợ theo các ngành sản xuất ta có thể biết được cơ cấu đầu tư của ngân hàng theo từng thành phần kinh tế. Qua đó ta có thể thấy được mức độ đầu tư cho từng ngành, xu hướng đầu tư trong tương lai để phát triển các ngành trong nông thôn. Vì vậy cần phải nghiên cứu dư nợ theo các ngành sản xuất để thấy được sự đầu tư đó đã hợp lý chưa, trong tương lai cần đầu tư như thế nào cho hợp lý. Có thể xem xét qua bảng số liệu của ngân hàng Thanh Trì như sau:
Bảng 3: Dư nợ của NHNo & PTNT Thanh Trì theo phân ngành sản xuất.
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số tiền (tr.đ)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (tr.đ)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (tr.đ)
Tỷ trọng (%)
-Ngành nông nghiệp
-Ngành công nghiệp
-Ngành dịch vụ
-Ngành khác
89.928
5.870
3.765
11.186
81,2
5,3
3,4
10,1
113.915
8.208
4.953
14.434
80,5
5,8
3,5
10,2
124.796
10.056
6.281
16.281
79,3
6,4
4
10,3
Tổng số
110749
100
141.510
100
157.414
100
(Nguồn: báo cáo của NHNo & PTNT Thanh Trì )
Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn đầu tư của ngân hàng cho nông thôn đã tăng dần lên qua các năm. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã ngày càng phục vụ tốt hơn cho kinh tế nông thôn, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển nhằm thực hiện chủ trương phát triển kinh tế của huyện Thanh Trì và của cả nước.
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy được cơ cấu nguồn vốn đầu tư của ngân hàng cho các ngành đã có sự thay đổi. Cơ cấu các ngành sản xuất đã thay đổi theo đúng hướng chuyển dịch cơ cấu để thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển, đó là giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Nói về tỷ trọng thì đầu tư của ngành nông nghiệp giảm đi nhưng số lượng đầu tư không hề giảm. Ngân hàng vẫn rất chú trọng đầu tư phát triển nông nghiệp để ngành nông nghiệp ngày càng phát triển mang lại thu nhập cao, đặc biệt là phát huy thế mạnh của Thanh Trì là phát triển rau, hoa, cá cung cấp cho nội thành Hà Nội. Trong ngành nông nghiệp thì ngân hàng chủ yếu cho vay ngành trồng trọt và chăn nuôi, còn ngành thuỷ sản mấy năm gần đây đã khá phát triển và họ có lượng vốn tự có khá mạnh đủ để quay vòng hay mở rộng sản xuất nên so với các năm trước lượng vay có giảm đi (dư nợ năm 2002 chỉ còn 826 triệu đồng).
Về ngành công nghiệp ở Thanh Trì chủ yếu là ngành tiểu thủ công nghiệp, phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống. Những năm gần đây các làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển khá mạnh mẽ, thu hút được nhiều lao động giải quyết công ăn việc làm và tạo nguồn thu nhập khá lớn cho người dân và thúc đẩy kinh tế hộ phát triển.
Ngành dịch vụ ở Thanh Trì cũng đã và đang phát triển theo xu hướng phát triển chung của nền kinh tế. Cho vay ngành dịch vụ chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác chứ không có các doanh nghiệp vay hoạt động trong lĩnh vực này. Ngành dịch vụ hiện nay tuy đã khá phát triển nhưng vẫn chưa khai thác tận dụng hết tiềm năng sẵn có của địa phương (vùng ven thành thị và gần sông...). Ngân hàng cũng chưa đầu tư hợp lý vào lĩnh vực này, trong thời gian tới ngân hàng cần có biện pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển ngành dịch vụ.
2.1.2.Tình hình dư nợ của các thành phần kinh tế tại NHNo & PTNT Thanh Trì.
Ngoài cách chia dư nợ theo ngành sản xuất, việc chia theo các thành phần kinh tế giúp cho ta xác định được việc đầu tư của ngân hàng đối với từng thành phần ở địa phương. Qua đó xác định xu hướng đầu tư và tìm ra phương hướng đầu tư hợp lý cho từng thành phần. Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 4: Dư nợ theo thành phần kinh tế của NHNo & PTNT Thanh Trì.
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số tiền (tr.đ)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (tr.đ)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (tr.đ)
Tỷ trọng (%)
Tổng số
110.749
100
141.510
100
157.414
100
-Doanh nghiệp Nhà nước
-Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
-Hợp tác xã
-Hộ sản xuất
-Kinh tế trang trại
-Cho vay đời sống
44.632
34.554
886
24.032
0
6.645
40,3
31,2
0,8
21,7
0
6
56.887
44.434
707
29.010
0
10.472
40,2
31,4
0,5
20,5
0
7,4
63.420
49.851
340
32.673
0
11.130
40,28
31,67
0,22
20,76
0
7,07
(Nguồn: NHNo & PTNT Thanh Trì)
Qua bảng trên ta thấy các doanh nghiệp Nhà nước trong những năm gần đây đã làm ăn có hiệu quả chiếm được niềm tin của Ngân hàng nên có mức dư nợ tại ngân hàng khá lớn, tăng lên rất nhiều so với những năm trước (năm 1996 tỷ trọng là dưới 10%). Hiện nay, dư nợ của các doanh nghiệp Nhà nước đã tăng lên qua từng năm. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng hoạt động ngày càng phát triển mở rộng, vì vậy lượng vốn vay ngân hàng cũng ngày càng tăng lên. Lượng vốn vay của các doanh nghiệp này chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 sau dư nợ của doanh nghiệp Nhà nước tại Ngân hàng.
Mức dư nợ đứng thứ ba là dư nợ của các hộ sản xuất. Đây là thành phần vay chính của NHNo & PTNT với hàng triệu lượt hộ vay. Tuy nhiên do là hộ sản xuất nên mức vay có hạn. Do vậy mức dư nợ tại ngân hàng thấp hơn của các doanh nghiệp.
Hợp tác xã trong những năm gần đây mức vay vốn tại ngân hàng còn rất thấp (chiếm dưới 1%). Trước kia khi chưa có chính sách cho vay trực tiếp đến tận hộ nông dân thì khách hàng chủ yếu cuả ngân hàng là các hợp tác xã. Họ trực tiếp vay vốn và chịu trách nhiệm trả nợ với ngân hàng. Hiện nay do chính sách cho vay trực tiếp đến tận hộ nông dân qua các tổ sản xuất nên vai trò trung gian của hợp tác xã không còn, do vậy mức vay giảm hẳn. Đến nay, chỉ còn một số ít hợp tác xã làm ăn có hiệu quả, có phương án sản xuất hợp lý (như hợp tác xã Đoàn Kết), còn lại các hợp tác xã khác chưa đặt vấn đề vay vốn hoặc nếu có thì vướng vào tài sản thế chấp.
Về kinh tế trang trại, thì theo các cán bộ tại NHNo & PTNT Thanh Trì thì huyện Thanh Trì chưa có trang trại. Nhưng theo một số tài liệu khác thì nói Thanh Trì có một số trang trại nuôi trồng thuỷ sản. Do xác định là không có trang trại nên không có dư nợ đối với thành phần này. Việc này ta cần xem lại tiêu chí xác định trang trại và các cấp chính quyền địa phương cần xem xét để xác định đâu là trang trại và đâu là hộ sản xuất để đề nghị ngân hàng xem xét có mức cho vay hợp lý phù hợp với yêu cầu vay vốn của nhân dân.
Hiện nay, cơ cấu vốn cho vay theo các thành phần kinh tế của ngân hàng là tương đối hợp lý. Nên tiếp tục đẩy mạnh việc cho vay và thu nợ của các khách hàng, đặc biệt cần mở rộng hơn nữa việc cho vay và thu hồi nợ của các hộ sản xuất, tránh tình trạng gây ra nợ quá hạn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
2.1.3. Tình hình dư nợ theo thời hạn cho vay của các khách hàng tại NHNo & PTNT Thanh Trì
Bảng 5: Dư nợ theo thời hạn món vay của khách hàng tại NHNo & PTNT Thanh Trì.
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Dư nợ (tr.đ)
Tỷ trọng (%)
Dư nợ (tr.đ)
Tỷ trọng (%)
Dư nợ (tr.đ)
Tỷ trọng (%)
Tổng số
110.449
100
141.510
100
157.414
100
-Cho vay ngắn hạn
-Cho vay trung hạn
-Cho vay dài hạn
99.073
9.719
1.657
89,7
8,8
1,5
126.651
12.736
2.123
89,5
9
1,5
140.301
14.580
2.533
89,13
9,26
1,61
(Nguồn: NHNo & PTNT Thanh Trì)
Dư nợ của ngân hàng Thanh Trì chủ yếu là ngắn hạn việc cho vay trung và dài hạn có tăng trong những năm gần đây nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ.
Ngân hàng căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng để có quyết định cho vay cho phù hợp. Việc tăng nguồn vốn cho vay trung và dài hạn đã đáp ứng được nhu cầu vay của khách hàng và phù hợp với từng loại cây con, ngành nghề phát triển nông nghiệp nông thôn. Đây là xu hướng hợp lý cần được tiếp tục phát huy để có thể phục vụ ngày càng tốt hơn các yêu cầu đặt ra.
2.1.4. Tình hình thu hồi nợ của ngân hàng
Nói đến tình hình sử dụng vốn cho vay của ngân hàng - một tổ chức kinh doanh tiền tệ, chúng ta cần xem xét tình hình thu nợ của NHNo & PTNT Thanh Trì, cũng như tình hình dư nợ vốn vay. Nếu cho vay nhiều mà thu nợ chậm hay dư nợ nhiều, nhất là nợ quá hạn thì cũng ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy cần phải phân tích tình hình cho vay, thu nợ của ngân hàng. Thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 6: Tình hình cho vay và thu nợ khách hàng của NHNo & PTNT Thanh Trì
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1. Doanh số cho vay
2. Doanh số thu nợ
3. Dư nợ
Trong đó: - Nợ quá hạn
- Nợ quá hạn/ Dư nợ (%)
4. Doanh số thu nợ/ Cho vay (%)
5. Dư nợ / Doanh số cho vay (%)
296.293
252.162
110.749
4.635
4,185
85,1
37,38
325.510
294.348
141.510
1.493
1,055
90,5
43,53
371.637
355.733
157.414
1.095
0,7
95,7
42,37
(Nguồn: NHNo & PTNT Thanh Trì)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy ngân hàng đã đạt được thành tích như thế nào trong việc thu nợ. Doanh số thu nợ qua các năm đều tăng lên đáng kể và tỷ lệ trên doanh số cho vay cũng tăng lên đều đặn từ 85,1% năm 2000 lên 90,5% năm 2001 và đến năm 2002 tỷ lệ này đạt 95,7%. Điều này cho thấy ngân hàng đã tích cực áp dụng các biện pháp có hiệu quả đẩy mạnh việc thu hồi vốn cho vay. Nhờ vậy mà nợ quá hạn qua các năm đã giảm dần từ 4.635 triệu đồng năm 2000 xuống 1.493 triệu đồng năm 2001 và chỉ còn 1.095 triệu đồng năm 2002.
Dư nợ hàng năm của ngân hàng vẫn tăng lên đều đặn nhưng là do doanh số cho vay hàng năm tăng lên mạnh nên mặc dù doanh số thu nợ tăng nhưng mức dư nợ vẫn tăng. Đây là thành tích của doanh nghiệp vì việc thu hồi vốn vẫn diễn ra tích cực và việc cho vay ngày càng phát triển.
Ngân hàng cần tiếp tục áp dụng các biện pháp thu hồi nợ có hiệu quả để dần tiến đến không còn nợ quá hạn trong tổng dư nợ.
Doanh số cho vay hàng năm tăng lên đều đặn do mức cho vay tiêu dùng và cho công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn tăng lên mạnh. Còn khối doanh nghiệp Nhà nước qua các năm tương đối ổn định, ít thay đổi. Doanh số cho vay đối với hợp tác xã ngày càng giảm: 2.125 triệu đồng năm 2000 xuống 1.215 triệu đồng năm 2001 và năm 2002 còn 1090 triệu đồng.
Các doanh nghiệp Nhà nước có doanh số vay ổn định và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng doanh số cho vay của toàn ngân hàng. Doanh số thu nợ của các đơn vị này cũng khá lớn và tương đối ổn định. Đây là những khách hàng truyền thống của ngân hàng và NHNo & PTNT Thanh Trì đã thực hiện tốt chính sách khách hàng, giữ vững mối quan hệ lâu dài với các doanh nghiệp cũ, tích cực tìm kiếm mở rộng đầu tư kịp thời cho các đơn vị mới có đủ điều kiện vay vốn như một số công ty trên địa bàn đang hoạt động làm ăn có hiệu quả.
Cho vay doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào một số ít doanh nghiệp như Trung tâm dịch vụ thương mại, công ty cơ khí Liên Ninh, công ty thức ăn chăn nuôi... Nhưng dư nợ của các đơn vị này không ổn định, kinh doanh theo thời vụ. Một số đơn vị sản xuất cơ khí hoạt động cầm chừng. Riêng công ty vật tư nông nghiệp I là đơn vị kinh doanh ngành phân bón, có quan hệ tín dụng với NHNo & PTNT Thanh Trì sòng phẳng có tín nhiệm và là khách hàng lớn từ nhiều năm nay. Từ tháng 4/2002 chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần hoá thành công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư nông sản nên việc cho vay gặp nhiều khó khăn do cơ chế tín dụng, nhưng nếu không cho vay đơn vị này sẽ đi vay nơi khác, do vậy đòi hỏi ban giám đốc cần phải cân nhắc suy tính tìm biện pháp hợp lý.
Đáng chú ý là dư nợ khối doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, nhưng lãi suất cho vay thấp, vì phải cạnh tranh với ngân hàng bạn, vì giữ khách hàng.
Về cho vay hộ sản xuất thì doanh số cho vay có tăng nhưng với số lượng không nhiều. Việc Nhà nước thu hồi 432 ha đất sản xuất nông nghiệp cũng co hẹp thị phần đầu tư đối với hộ sản xuất của ngân hàng Thanh Trì. Mặt khác cán bộ tín dụng cho vay thẩm định chặt chẽ hơn, cho vay ra không thu được nợ, dư âm nợ xấu ảnh hưởng đến tâm lý dẫn tới ngại cho vay, cho vay cầm chừng. Và một nguyên nhân lớn dẫn đến nhiều hộ không được vay vốn của ngân hàng là do chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hơn nữa người dân cũng chưa có phương án hợp lý, trình độ còn hạn chế, điều này cũng làm hạn chế khả năng được vay vốn.
Dư nợ cho vay tiêu dùng của huyện trong năm 2002 tăng đáng kể, một mặt do có nhiều khu đô thị và khu công nghiệp đã đi vào nề nếp và hoạt động. Sinh hoạt tiêu dùng của gia đình cán bộ công nhân viên đã đòi hỏi ở mức cao hơn, mặt khác do sự nhạy bén của một số cán bộ tín dụng chuyển hướng nhanh, tích cực đi tiếp thị đến các cơ quan đơn vị, trường học có thu nhập ổn định để cho vay tiêu dùng nên có cán bộ cho vay tiêu dùng chiếm 50% tổng dư nợ.
Thực tế cho thấy đầu tư cho vay tiêu dùng ở những đơn vị như: Đơn vị bộ đội chuyên nghiệp, công an, trường học và một số doanh nghiệp có thu nhập thường xuyên ổn định thì việc vay trả nợ rất tốt, nếu có rủi ro thì thủ trưởng các đơn vị này cũng có trách nhiệm giúp ngân hàng thu hồi nợ.
Trong thời gian tới NHNo & PTNT Thanh Trì cần tiếp tục duy trì các khách hàng cũ của ngân hàng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37104.doc