Đề tài Giải pháp chủ yếu tạo lập vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty cổ phần May Thăng Long

Là sinh viên chuyên ngành tài chính doanh nghiệp,trong quá trình học tập em đã được tìm hiểu những vấn đề cơ bản về vốn trong doanh nghiệp và các phương thức tạo lập vốn. Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty cổ phần may Thăng Long em đã có nhận thức được tầm quan trọng của công tác tạo lập vốn đối với một doanh nghiệp. Trên cơ sở “học đi đôi với hành, lý luận phải gắn với thực tiễn”, em đã lựa chọn đề tài “giải pháp tạo lập vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần may Thăng Long” cho chuyên đề tốt nghiệp.

 Về cơ bản quá trình nghiên cứu đề tài và viết chuyên đề tốt nghiệp đã giúp em nâng cao kiến thức và đạt được những kết quả quan trọng.

 Về lý luận trước hết em đã có những khái quát chung về vốn, các đặc trưng về vốn và làm sáng tỏ được tầm quan trọng của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiếp đó em đã đi sâu vào nghiên cứu về nguồn vốn và các phương thức tạo lập vốn mà một doanh nghiệp có thể sử dụng trong nền kinh tế thị trường, đồng thời phân tích được các nhân tố tác động tới công tác tạo lập vốn.

 

doc90 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp chủ yếu tạo lập vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty cổ phần May Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u tư. { Chiến lược hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai Nếu trong tương lai doanh nghiệp dự định đầu tư những dự án lớn thì ngay bây giờ các nhà quản lý doanh nghiệp đã phải lên kế hoặch tìm kiếm nguồn tài trợ. Công việc này không phải muốn là thực hiện được, mà đòi hỏi doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả để có khối lượng lợi nhuận tích luỹ đủ lớn, các nhà quản lý thiết lập uy tín, tận dụng các mối quan hệ để kêu gọi nguồn hỗ trợ từ bên ngoài. Trên đây là một số hình thức huy động vốn nói chung trong nền kinh tế thị trường, tuỳ từng loại hình doanh nghiệp khác nhau, đặc điểm kinh doanh khác nhau mà áp dụng các hình thức tạo lập vốn phù hợp. 1.3 Vốn trong công ty cổ phần: Một số những đặc điểm cơ bản Bước vào nền kinh tế thị trường, cùng với nền sản xuất hàng hóa là sự cạnh tranh diễn ra ngày càng ngay ngắt, đòi hỏi bản thân mỗi doanh nghiệp và từng thành viên trong công ty phải lỗ lực hết mình cùng nhau sản xuất và phát triển. Trong xu thế đó các doanh nghiệp nhà nước cần phải tự khẳng định mình tự mình đứng vững trên thương trường mà bước ra khỏi sự bảo hộ của nhà nước. Hàng loạt các công ty cổ phần đã chính thức được triển khai, các doanh nghiệp nhà nước được chủ trương cổ phần hoá, các doanh nghiệp mới cũng được hình thành với cơ cấu cổ phần, hoạt động theo luật doanh nghiệp. 1.3.1Đặc điểm cơ bản của công ty cổ phần Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp đã và đang được phổ biến rộng rãi, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay. Đặc điểm công ty cổ phần được quy đinh rất rõ trong luật doanh nghiệp. Sau đây là một số những đặc điểm cơ bản: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vị số vốn đã góp vào doanh nghiệp Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo qui định về chứng khoán Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần bao gồm đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị và giám đốc (hoặc tổng giám đốc). Đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông thì phải có ban kiểm soát. Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết , là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần, quyết định các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển dài hạn của công ty, quyết định các loại cổ phần, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát, quyết định tổ chức lại và giải thể công ty, quyết định sửa đổi bổ sung điều lệ công ty…Các vấn đề thuộc đại hội đồng cổ đông quyết định thường là biểu quyết và sẽ được thông qua khi có ít nhất 51% số cổ phần có quyền biểu quyết. Tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng quản trị được quy định tại Điều 80 luật doanh nghiệp. Hội đồng quản trị bầu ra Chủ tịch hội đồng quản trị trong số các thành viên hội đồng quản trị. Chủ tịch hội đồng quản trị có thể kiêm giám đốc ( tổng giám đốc). Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao. Ban kiểm soát là cơ quan giám sát hoạt động của hội đồng quản trị và phải báo cáo tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông. Số lượng quyền hạn trách nhiệm và lợi ích của ban kiểm soát được quy định tại điều 88, 89 luật doanh nghiệp 1.3.2Đặc trưng của vốn trong công ty cổ phần Vốn trong công ty cổ phần có một số điểm khác so với các loại hình doanh nghiệp khác ở chỗ, nó được xây dựng trên sự đóng góp của nhiều thành viên trong công ty. Mỗi một thành viên trong công ty là một chủ sở hữu của công ty, có quyền hạn và trách nhiệm theo phần vốn góp. Do đó các kết quả hoạt động của công ty đều có những tác động tới tất cả mọi thành viên trong công ty. Điều này làm nâng cao tinh thần làm việc của các thành viên trong công ty. Việc tạo lập vốn trong công ty cổ phần cũng giống như các công ty khác, nó cũng bao gồm các hình thức truyền thống như tạo lập vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu và từ nguồn tín dụng. Tuy nhiên trong công ty cổ phần có một số điểm khác biệt là được phép phát hành cổ phiếu một hình thức tạo lập vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu. Đây là điểm thuận lợi nhất đối với riêng công ty cổ phần mà ở các hình thức công ty khác không có. Trong trường hợp có nhu cầu vốn chủ sở hữu doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức này để tạo lập vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên việc phát hành cổ phiếu phải được sự thông qua của các cấp có liên quan. Cổ phiếu của công ty cổ phần được chia thành cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu tiên. Tính chất và đặc điểm của từng loại này đã được làm rõ trong phần phân loại vốn. Chương II: thực trạng tạo lập vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần may thăng long 2.1 Khái quát chung về công ty Tên đầy đủ: Công ty cổ phần May Thăng Long Tên thường gọi: Công ty May Thăng Long Tên giao dịch đối ngoại: Thanhlong Garment joint stock Company Tên viết tắt: Thaloga Trụ sở chính: 250 – Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Nà Nội 2.1.1 Quá trình hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của CTCP May Thăng Long 2.1.1.1 Quá trình hình thành phát triển: Công ty may Thăng Long được thành lập ngày 8/5/1958 theo quyết định của Bộ ngoại thương. Khi mới thành lập công ty có tên là Công ty may mặc xuất khẩu thuộc tổng công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm, trụ sở văn phòng công ty đóng tại số nhà 15 phố Cao Bá Quát – Hà Nội, với số cán bộ ban đầu chỉ có 28 người, cơ sở gia công có 2000 người và khoảng 1700 máy may. Đây là những con số rất khiêm tốn nên những ngày đầu bước vào sản xuất công ty đã gặp không ít khó khăn. Mặt khác trong điều kiện khoa học kỹ thuật còn lạc hậu sản xuất còn nhỏ lẻ chưa có kinh nghiệm, sản phẩm của công ty là mặt hàng may mặc xuất khẩu, mặt hàng chưa có tiền lệ ở Việt Nam, bản thân công ty phải tự tìm tòi nghiên cứu để tìm hướng đi trong sản xuất cũng như trong tiêu thụ. Công ty đã phát động các phong trào thi đua sản xuất: “ nhiều, nhanh, tốt, rẻ”, cùng với việc đẩy mạnh cải tiến kỹ thuật, hạ giá thành, được triển khai ở tất cả các xí nghiệp nhà máy, công ty đã hoàn thành xuất sắc các kế hoạch năm. Trong năm đầu công ty đã đạt được 391.192 sản phẩm tương đương 112,8% kế hoạch. Trong những năm tiếp theo cùng với việc sản xuất thêm nhiều mặt hàng mới, công ty đã liên tục có thêm nhiều khách hàng nước ngoài là Đức, Liên Xô, Mông Cổ…công ty đã nhiều lần thay đổi địa điểm để phù hợp với nhu cầu sản xuất. Đến 7/1961 công ty chuyển trụ sở làm việc về 250 Minh Khai là trụ sở chính của công ty ngày nay. Về địa điểm mới với đầy đủ mặt bằng, tổ chức sản xuất được ổn định các bộ phận phân tán trước được thống nhất tạo thành dây chuyền sản xuất khép kín hoàn chỉnh từ khâu nguyên liệu đến cắt may, là, đóng gói. Năm 1986 cơ chế bao cấp xoá bỏ, thay vào đó là cơ chế thị trường các doanh nghiệp phải tự tìm cho mình bạn hàng và đối tác. Năm 1990 Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã, thị trường của công ty ngày càng thu hẹp, đứng trước thách thức khó khăn đó lãnh đạo công ty đã quyết định đầu tư mua sắm trang thiết bị mới thay thế máy móc thiết bị cũ đã lỗi thời lạc hậu, đồng thời cải tiến bộ máy quản lý để phù hợp hơn với yêu cầu mới. Công ty đã đầu tư hơn 20 tỷ đồng để thay thế toàn bộ thiết bị cũ, đồng thới nâng cấp nhà xưởng, cải tạo khu văn phòng làm việc… Theo định hướng công ty ngay từ năm 90 công ty đã hết sức chú trọng vào tìm kiếm và mở rộng thị trường mới, công ty đã kí kết nhiều hợp đồng bán sản phẩm cho nhiều công ty của Pháp, Đức, Thuỵ Điển, đồng thời đặt nền móng vào thị trường nội địa và thị trường Châu á như Hàn Quốc, Nhật Bản. Năm 1991 công ty là đơn vị đầu tiên trong ngành may mặc được nhà nước cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp. Tháng 6/1992, theo quyết định số 218/CN ngày 24/03/1993 của bộ công nghiệp nhẹ chuyển đổi tổ chức từ xí nghiệp thành công ty. Công ty may Thăng Long chính thức ra đời và là đơn vị đầu tiên trong các xí nghiệp phía bắc được chuyển sang mô hình tổ chức công ty. Nắm bắt được xu thế phát triển của ngành công ty đã mạnh dạn đầu tư mở rộng địa bàn: xây dựng trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm tại 93 Ngô Quyền, Hà Nội; xây dựng khu kho ngoại quan và xưởng sản xuất ở Hải Phòng. Năm 1996 đầu tư 6 tỷ đồng để cải tạo nhà xưởng mua sắm thiết bị thành lập xí nghiệp may Nam Hải tại Nam Định. Bắt đầu từ năm 2000 công ty thực hiện theo hệ thống ISO 9001 – 2000, hệ thống theo tiêu chuẩn SA 8000 và hiện đang xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000. Năm 2003 công ty bắt đầu thực hiện tiến trình cổ phần hoá. Đầu năm 2004 công ty chính thức cổ phần hoá theo quyết định số 165/2003/QĐ/BCN ngày 14/10/2003 với vốn điều lệ hơn 23 tỷ đồng. Công ty cổ phần may Thăng Long đã trải qua một chặng đường dài xây dựng và phát triển, là chặng đường đầy gian nan và thử thách. Nhưng đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Công ty đã được đảng và nhà nước trao tặng nhiều huân chương cao quí. 2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của CTCP May Thăng Long Công ty may Thăng Long là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, trực thuộc Tổng công ty dệt may, được tổ chức theo 2 cấp: cấp công ty và cấp xí nghiệp. ỉ Cấp công ty Từ ngày 1/1/2004 công ty may Thăng Long chuyển sang hoạt động theo phương thức cổ phần hoá. Do đó phương thức tổ chức quản lý của công ty đã chuyển từ tính chất tập trung vào một vài cá nhân lãnh đạo và chịu sự chi phối của cấp trên sang tính chất được tự quyết, lãnh đạo và kiểm soát của một tập thể những người đóng góp cổ phần. ỉ Cấp xí nghiệp Trong các xí nghiệp thành viên có ban giám đốc xí nghiệp gồm giám đốc xí nghiệp, các tổ trưởng sản xuất, nhân viên tiền lương… Dưới các trung tâm và cửa hàng có các cửa hàng trưởng và các nhân viên cửa hàng. Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty được thực hiện như sau: XN dịch vụ đời sống Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Tổng giám đốc GĐ điểu hành sản xuất GĐ điều hành kỹ thuật GĐ điều hành nội chính VP công ty P.kỹ thuật chất lượng P. kế hoặch thị trường P. kế toán tài vụ Phòngchuẩn bị sản xuất P.kinh doanh nội địa TTTM và giới thiệu SP Cửa hàng thời trang GĐ các xí nghiệp Các xí nghiệp Nhân viên thống kê xưởng Nhân viên thống kê XN Sơ đồ 1: sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty cổ phần may Thăng Long 2.1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty may Thăng Long là một doanh nghiệp lớn thực hiện kinh doanh nhiều sản phẩm khác nhau như may mặc, các mặt hàng công nghệ thực phẩm, các sản phẩm vật liệu điện, điện tử…, kinh doanh khách sạn nhà hàng, vận tải,..và một số những ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật. ở đó mặt hàng chủ đạo của công ty là may mặc với các loại sản phẩm cơ bản như quần áo sơ mi, áo jacket, áo khoác các loại, quần áo trẻ em… Xuất phát từ tính chất của sản phẩm, đi đôi với sản xuất và xuất nhập khẩu các sản phẩm này là việc nghiên cứu để tạo ra các mẫu mã mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Công ty sản xuất sản phẩm theo một quy trình công nghệ từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối. Các giai đoạn này bao gồm: Cắt, may, là, đóng gói, đóng hòm, nhập kho. Nguyên liệu chế biến chính chủ yếu là vải. Sản phẩm sản xuất thường mang tính chất hàng loạt. Quy trình công nghệ của một sản phẩm may mặc tuân theo quy trình từ A đến Z. Công ty sử dụng máy móc chuyên dụng để sản xuất hàng hoá với số lượng lớn tuân theo quy trình đã định trước. Trong quy trình này có rất nhiều giai đoạn phức tạp trước khi có được một thành phẩm, chu kỳ sản xuất thường là ngắn và liên tục. Sau đây là mô hình sản xuất của công ty: Công ty Xí nghiệp I Xí nghiệp II Xí nghiệp III Xí nghiệp IV Xí nghiệp V XN May Hải Phòng XN may Nam Hải Cửa hàng thời trang Phân xưởng mài XN phụ trợ Phân xưởng thêu Văn phòng XN Tổ cắt Tổ may Tổ hoàn thiện Tổ bảo quản Sơ đồ 2: sơ đồ mô hình sản xuất của công ty Công ty có 7 xí nghiệp thành viên chính là XN I, XN II, XN III, XN IV,XN V , 5 xí nghiệp này đóng tại Hà Nội; XN Hải Phòng đóng tại Hải Phòng, xí nghiệp Nam Hải đóng tại Nam Định. Các xí nghiệp được chuyên môn hoá theo từng mặt hàng: Xí nghiệp I: chuyên sản xuất hàng cao cấp áo sơ mi, Jachet Xí nghiệp II: chuyên sản xuất áo Jacket dày, mỏng. Xí nghiệp III, IV: chuyên sản xuất hàng bò. Xí nghiệp Hải Phòng: kho ngoại quan có chức năng nhận lưu, gửi trang thiết bị, phụ tùng thay thế, nguyên phụ liệu ngành dệt may chờ xuất khẩu và nhập khẩu.Ngoài ra, xí nghiệp may Hải Phòng còn có một xưởng sản xuất nhựa và một xưởng may. Xưởng sản xuất nhựa chủ yếu phục vụ cho nhu cầu trong công ty và cũng bán sản phẩm ra bên ngoài. Xí nghiệp may Nam Hải: Được thành lập theo sự chỉ đạo của tổng công ty dệt may Việt Nam với mục đích chính là đầu tư giúp đỡ dệt may Nam Định. Mỗi xí nghiệp đều tổ chức ra thành 5 bộ phận: văn phòng xí nghiệp, tổ cắt, tổ may, tổ hoàn thiện, tổ bảo quản, đảm bảo quá trình sản xuất khép kín từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Cửa hàng thời trang có tác dụng giới thiệu và bán sản phẩm. Các xí nghiệp phụ trợ có tác dụng phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm. Xí nghiệp phụ trợ gồm phân xưởng thêu và phân xưởng mài. 2.1.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một số năm qua Công ty cổ phần may Thăng Long thực hiện kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm: Sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu các sản phẩm may mặc, các loại nguyên liệu thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, thiết bị tạo mẫu thời trang và các sản phẩm khác của ngành dệt may. Kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng công nghệ thực phẩm công nghiệp tiêu dùng, trang thiết bị văn phòng, nông, lâm, hải sản, thủ công mỹ nghệ Kinh doanh các sản phẩm vật liệu điện, điện tử, cao su, ô tô, xe máy, mỹ phẩm, rượu; kinh doanh nhà đất cho thuê, văn phòng Kinh doanh kho vận, kho quan ngoại, kinh doanh khách sạn, nhà hàng, vận tải, du lịch, lữ hành trong nước Kinh doanh các mặt hàng khác phù hợp với qui định của pháp luật. Trong đó mặt hàng kinh doanh chủ đạo hiện nay là may mặc. Các sản phẩm may của công ty được chào bán rộng rãi trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Hiện nay công ty đã chú trọng nhiều hơn đến thị trường trong nước nhưng doanh thu của công ty chủ yếu được đem lại từ xuất khẩu. Bước vào nền kinh tế thị trường, các chính sách nhà nước có nhiều thay đổi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động tự do hơn nhưng lại mang đầy tính cạnh tranh, các doanh nghiệp phải chịu nhiều sức ép lớn. Các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh trong nước mà còn phải sự cạnh tranh gay gắt hơn ở thị trường quốc tế. Công ty may Thăng Long cũng đặt trong điều kiện đó, gặp nhiều trở ngại nhưng công ty đã đạt được một số kết quả. Sau đây là bảng tổng kết kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm trở lại đây: Biểu 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm( 2001 - 2003) Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Tỷ lệ 2003/2002 2004/2003 BQ Tổng doanh thu 116.328.197.522 128.539.949.338 142.705.051.425 110,50 111,02 111,90 Doanh thu hàng xuất khẩu 95.837.890.380 107.229.336.991 123.989.289.235 111,89 115,63 115,05 Các khoản giảm trừ 0 0 0 1. Doanh thu thuần 116.328.197.522 128.539.949.338 142.705.051.425 110,50 111,02 111,90 2. Giá vốn hàng bán 97.585.612.128 104.674.964.742 114.357.398.956 107,26 109,25 111,49 3. Lợi nhuận gộp 18.742.585.394 23.864.984.596 28.347.652.469 127,33 118,87 113,78 4.Chi phí bán hàng 5.833.773.469 5.984.162.234 7.345.100.234 102,58 129,22 115.9 5.Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.387.697.072 10.409.245.348 12.792.944.368 140,90 122,90 131,90 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động sxkd 5.521.114.853 7.471.577.014 8.209.607.867 140,76 126.89 124,28 7. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính (4115033450) (6175473213) (6500487600) 150,07 145,54 124,67 8. Lợi nhuận bất thường (10623640) 25000000 16000000 (253,32) 120,35 58,17 9. Tổng lợi nhuận trước thuế 1.395.457.763 1.321.103.801 1.725.120.267 116,17 130,58 119,65 10. Lợi nhuận sau thuế 984.911.279 1.102.350.585 1.242.086.592 116,17 112,68 119,65 Nguồn phòng kế toán tài vụ Công ty cổ phần May Thăng Long Qua biểu 1 ta thấy doanh thu của công ty tăng đều qua các năm. Năm 2002 đạt 116 tỷ; năm 2003 đạt 128,54 tỷ tăng 10,5%; năm 2004 đạt 145 tỷ, bình quân tăng 11,2%. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh có những bước tiến, lợi nhuận thuần thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh đã đạt được 8,2 tỷ năm 2004 tăng 26,89% so với năm 2003. Mặt khác thấy giá vốn hàng bán so với tổng doanh thu đạt tỷ lệ khá cao,; năm 2003 đạt 81,43%, năm 2004 đạt 81%. Cho thấy chi phí sản xuất của công ty chưa được sử dụng hợp lý. Doanh thu hàng xuất khẩu qua các năm đều chiếm tỷ lệ rất cao. Năm 2002 đạt 82,38%; năm 2003 đạt 83,42% tăng 11,18%; năm 2004 đạt 86,88% tăng 15,63%. Chứng tỏ hàm lượng xuất khẩu của công ty rất lớn. Như vậy doanh thu nội địa của công ty chỉ chiếm 16,58% năm 2003; và đạt 13,12% năm 2004. Đây là con số rất khiêm tốn chứng tỏ thị phần nội địa còn rất thấp. Bảng cân đối kế toán phản ánh rõ nét hơn hoạt động của công ty trong thời gian qua: Biểu 2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm (2002 - 2003) Chỉ tiêu 2002 2003 2004 A. Tài sản 107.182.724.768 119.578.355.374 134.560.957.882 I. TSLĐ và ĐTNH 57.674.477.909 63.341.713.645 71.278.099.163  1. Tiền 250.049.377 952.199.374 1.071.504.564  2. Các khoản phải thu 25.952.339.991 24.354.375.006 27.405.851.069  3. Hàng tồn kho 30.276.324.204 3.754.739.206 40.359.915.950  4. TSLĐ khác 1.195.764.337 1.280.400.059 2.440.827.580  II. TSCĐ và ĐTDH 49.508.246.859 56.236.641.729 63.282.858.719  1. TSCĐ 46.639.576.122 44.229.082.472 49.599.682.326 2. Các khoản đầu tư TCDH 475.000.000 1.000.000.000 650.000.000 3. Chi phí XD cơ bản dở dang 2.393.670.737 11.007.559.257 12.033.176.393  B. Nguồn vốn 107.182.724.768 119.578.355.374 134.560.957.882 I. Nợ phải trả 89.014.041.892 98.543.501.855 110.233.768.530 1. Nợ ngắn hạn 56.970.374.020 64.053.276.205 84.138.958.865 2. Nợ dài hạn 32.043.667.872 34.490.225.650 26.094.809.665 II. Nguồn vốn chủ sở hữu 18.168.682.877 21.034.853.519 24.327.189.352 1. Nguồn vốn, quỹ 18.385.925.758 21.347.397.240 23.459.365.972 2. Nguồn kinh phí, quỹ khác -217.242.882 -312.543.721 867.823.380 Nguồn phòng kế toán tài chính công ty cổ phần May Thăng Long Qua biểu 2 ta thấy tổng tài sản và nguồn vốn của công ty có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2003 tăng 11,15% so với 2002 và năm 2004 tăng 12,53% so với năm 2003; như vậy mức tăng bình quân là 11,84%. Đây là con số tuy không cao nhưng cũng phản ảnh được mức tăng trưởng của công ty. Thông qua bảng cân đối kế toán ta có một số các chỉ tiêu tài chính rút ra: Hệ số nợ = nợ phải trả/ Tổng tài sản Tỷ suất thanh toán hiện thời = Tổng tài sản lưu động/ Tổng nợ ngắn hạn Tỷ suất thanh toán nhanh = (Tổng tài sản lưu động – Hàng tồn kho)/ Tổng nợ ngắn hạn Tỷ suất tài trợ TSCĐ = Vốn chủ sở hữu/ TSCĐ Đơn vị: % Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Hệ số nợ 0.83 0.82 0.82 Tỷ suất thanh toán hiện thời 1.01 0.99 0.85 Tỷ suất thanh toán nhanh 0.48 0.41 0.37 Tỷ suất tài trợ TSCĐ 0.36 0.37 0.38 Hệ số nợ cho thấy khả năng thanh toán của công ty, xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Thông thường các chủ nợ thích hệ số này vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì các khoản nợ đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp phá sản. Hệ số nợ của công ty khá cao và tỷ lệ này chưa được cải thiện qua các năm. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Và cho thấy doanh nghiệp sử dụng nguồn tín dụng lớn. Tỷ suất thanh toán hiện thời cho thấy khả năng thanh toán hiện hành của công ty. Năm 2003 là 0,99; năm 2004 là 0,85 đều thấp hơn chỉ tiêu trung bình ngành là 1. Điều đó cho thấy tình hình tài chính của công ty không được đảm bảo. Đây là một khó khăn rất lớn cần phải được khắc phục đảm bảo cho doanh nghiệp hệ số an toàn tối thiểu, cân bằng được cán cân thanh toán. Tỷ số thanh toán nhanh < 0,7 chứng tỏ doanh nghiệp gặp khó khăn trong công tác thanh toán. Con số này ở công ty chỉ có 37% năm 2004, thấp hơn rất nhiều so với mặt bằng chung. Đây là một điều đáng lo ngại trong công tác sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tỷ suất tài trợ cho tài sản cố định thấp. Năm 2003 là 0,37; năm 2004 thay đổi không đáng kể 0,38; cho thấy vốn chủ sở hữu chỉ đủ để tài trợ cho 38% tài sản cố định, còn lại là sử dụng từ nguồn đi vay. Điều này giải thích tại sao các tỷ số thanh toán của doanh nghiệp ở mức thấp. Dựa vào hai biểu trên, ta có một số các chỉ tiêu phân tích tài chính: Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm= Thu nhập sau thuế/ Doanh thu Doanh lợi vốn chủ sở hữu( ROE)= Thu nhập sau thuế/ Vốn chủ sở hữu Doanh lợi tài sản (ROA) = Thu nhập sau thuế/ Tài sản Đơn vị: % Chỉ tiêu 2002 2003 2004 1. DL tiêu thụ sp 0.82 0.86 0.87 2. ROE 5.22 5.24 5.10 3. ROA 0.89 0.92 0.93 Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm của công ty qua các năm có sự thay đổi không đáng kể, trung bình đạt 0,85% thấp hơn so với trung bình ngành. Doanh nghiệp chỉ đạt được 0,85% số lợi nhuận sau thuế trên một trăm đồng doanh thu, điều này cho thấy chi phí cho sản xuất của doanh nghiệp là rất lớn. Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu đã được phân tích trong bảng trên cũng phản ánh khả năng sinh lợi thấp của vốn chủ sở hữu. Năm 2003 có tỷ lệ cao nhất trong 3 năm nhưng chỉ có 5,24% thấp hơn so với trung bình chung của ngành. Nguyên nhân là do doanh thu có tăng nhưng chi phí lại tăng mạnh hơn, dẫn đến lợi nhuận sau thuế thấp, do đó khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu thấp. Chỉ tiêu doanh lợi tài sản qua các năm cũng có sự thay đổi tăng lên nhưng mức tăng không đáng kể. Chỉ tiêu này phản ánh mức thu nhập doanh nghiệp đạt được trên đồng vốn đầu tư vào tài sản cố định, phản ánh mức sử dụng hiệu quả tài sản cố định. Tỷ số này còn rất thấp ở công ty. Trên đây là vài nét về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong vài năm qua. Doanh thu của công ty có tăng qua các năm và phần lớn được thu từ xuất khẩu. Nhưng bên cạnh đó thì các chi phí cho sản xuất kinh doanh cũng tăng, thậm chí mức tăng còn nhanh hơn cả doanh thu đã khiến cho các chỉ tiêu tài chính ở mức thấp. Đặc biệt là các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán và chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi. Công ty cần có các giải pháp chiến lược dài hạn cho nguồn vốn, và sử dụng nguồn có hiệu quả nhằm cải thiện được tình trạng này. 2.2 Thực trạng việc tạo lập vốn ở Công ty CP May Thăng Long 2.2.1 Cơ cấu vốn của công ty Nguồn vốn của công ty được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn tín dụng. Cũng như các doanh nghiệp khác công ty có một lượng vốn ban đầu là vốn điều lệ hay vốn tự có là cơ sở để thành lập doanh nghiệp, cũng là nguồn cơ sở để đầu tư sản xuất. Để đáp ứng cho nhu cầu cho sản xuất kinh doanh thì chỉ vốn chủ sở hữu không đủ, công ty tiến hành huy động vốn ở bên ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau như tín dụng, thuê mua, … nhưng chiếm phần lớn là tín dụng. Sau đây là bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty: Biểu 3: Cơ cấu nguồn vốn của công ty may Thăng Long Chỉ tiêu 2002 2003 2004 I. Nợ phải trả 89.014.041.892 98.423.957.175 110.233.768.530 1. Nợ ngắn hạn 56.970.374.020 70.705.523.712 84.138.958.865 Trong đó: Vay ngắn hạn 40.848.658.164 58.608.000.682 69.745.732.541 2. Nợ dài hạn 32.043.667.872 27.718.433.463 26.094.809.665 Trong đó: Vay dài hạn 30.954.233.410 26.809.759.454 25.239.568.239 II. Nguồn vốn chủ sở hữu 18.168.682.877 21.154.398.200 24.327.189.352 1. Nguồn vốn, quỹ 18.385.925.758 21.009.040.493 23.459.365.972 Trong đó: nguồn vốn kinh doanh 18.099.044.010 20.769.951.130 23.191.983.256 2. Nguồn kinh phí, quỹ khác -217.242.882 145.357.707 867.823.380 Tổng nguồn 107.182.724.769 119.578.355.375 134.560.957.882 Nguồn phòng kế toán tài chính công ty May Thăng Long Dựa vào bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty ta có tỷ trọng cơ cấu nguồn: Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Tổng nợ / Tổng nguồn 0.83 0.823 0.819 Nguồn vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn 0.17 0.177 0.181 Nợ phải trả / Nguồn vốn chủ sở hữu 4.9 4.62 4.53 Nợ ngắn hạn / Tổng nợ 0.64 0.72 0.76 Cơ cấu nguồn vốn của công ty qua các năm đều có tỷ trọng nợ chiếm hơn 80 % tổng nguồn vốn, tỷ trọng vốn chủ sở hữu chỉ chiếm dưới 20%. Đây là cơ cấu chưa cân đối, tỷ lệ nợ quá cao. Mặc dù việc sử dụng nợ là có lợi trong việc tiết kiệm được chi phí nhờ thuế, nhưng với tỷ trọng cao sẽ làm giảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nếu ta đem so sánh giữa tổng nợ và vốn chủ sở hữu thì qua các năm ta thấy đều trên 4 lần, năm 2002 là 4,9 lần; năm 2003 là 4,62; năm 2004 là 4,53 lần. Rõ ràng đây là một bất cập trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Xem xét tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nợ của doanh nghiệp thấy nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn, năm 2004 nợ ngắn hạn chiếm 76% trong tổng nợ, khả năng thanh toán của công ty sẽ gặp rủi ro rất cao vì nguồn tài trợ ngắn hạn thường không vững chắc. Nguồ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0533.doc
Tài liệu liên quan