MỤC LỤC
A) THỰC TRẠNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
I. Toàn cảnh hệ thống giao thông trong thành phố Hải Phòng .4
II. Hệ thống giao thông đường thủy . 5
III. Hệ thống giao thông đường bộ . .8
IV. Hệ thống giao thông đường sắt 14
V. Hệ thống giao thông đường hàng không . 15
B) GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG .17
20 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2843 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giải pháp để nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông tại thành phố Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
A) THỰC TRẠNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Toàn cảnh hệ thống giao thông trong thành phố Hải Phòng…….4
Hệ thống giao thông đường thủy…………………………………. 5
Hệ thống giao thông đường bộ………………………………….….8
Hệ thống giao thông đường sắt……………………………………14
Hệ thống giao thông đường hàng không…………………….……15
B) GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG……………………..17
LỜI DẪN
Nói đến Thành Phố Hải Phòng là nói đến một thành phố cảng và công ngiệp ở miền Bắc Việt Nam và là một thành phố biển nằm trong Vùng Duyên hải Bắc Bộ, là 1 trong 28 tỉnh/thành phố duyên hải, với dân số gần 2 triệu người (1.837.302 người/ TK ngày 01/04/2009) trong đó trong đó dân cư thành thị 847.058 người chiếm 46,1%, dân cư nông thôn 990.244 người chiếm 53,9%.Hải Phòng là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương và là đô thị loại một trung tâm cấp quốc gia,cùng với Đà Nẵng,Cần Thơ.Hải phòng là thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam,hiện đang phấn đấu đến năm 2025 trở thành đô thị đặc biệt.
Đây là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế xã hội và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, là thành phố cảng, cửa chính ra biển quan trọng của Việt Nam, là đầu mối giao thông quan trọng Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc. Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ.Là Trung tâm kinh tế - khoa học - kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong những trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.
Với vị trí quan trọng trong "hai hành lang, một vành đai kinh tế", thành phố Hải Phòng là địa phương cần và phải được ưu tiên đầu tư nhiều nhất để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đủ năng lực cung cấp tất cả những dịch vụ vận tải khi các hành lang kinh tế chính thức đi vào hoạt động. Bằng ngững hành động cụ thể thành phố Hải Phòng đang nỗ lực hết mình trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng,phục vụ việc phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm,tận dụng hết những gì mình có để phát triển đi lên.Và ưu tiên hàng đầu của thành phố trong việc xây dựng và phát triển,chính là xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông – huyết mạch kinh tế.
Để hiểu biết thêm về Thành Phố Hải Phòng, chúng ta cùng tìm hiểu về hạ tầng giao thông ở đây,để từ đó chúng ta có cái nhìn khái quát về thành phố trong hiện tại và tương lai.Bên cạnh đó, sự hiểu biết về hạ tầng giao thông sẽ giúp ta khai thác tốt những lợi ích mà nó đem lại.
A) THỰC TRẠNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Toàn cảnh hệ thống giao thông trong thành phố Hải Phòng.
Giao thông đô thị là một bộ phận hết sức quan trọng trong thiết kế quy hoạch đô thị. Mạng lưới giao thông đô thị quyết định hình thái tổ chức không gian đô thị, hướng phát triển đô thị, cơ cấu tổ chức sử dụng đất đai và mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng khác nhau.
Thành Phố Hải phòng có hệ thống mạng lưới giao thông phức tạp, được thiết kế chủ yếu theo hình tia và nan quạt.
Hình 1. Hệ thống giao thông ở TP. Hải Phòng
Hải Phòng cũng là một trong những nơi có đầy đủ loại hình phương tiện giao thông nhất nước ta hiện nay.
Về giao thông đối ngoại gồm có: máy bay, tàu thủy, tàu hỏa, ô tô…ở khu vực ven nội thành còn có xe bus, xe gắn máy cá nhân, xe đạp, các loại xe thô sơ khác đi ra các vùng ngoại ô.
Về giao thông đối nội gồm có: xe bus chạy trong thành phố, ô tô, xe máy, xe đạp, xe thô sơ, đường đi bộ chính.
Các loại giao thông đô thị ở Hải Phòng gồm có 4 loại: đường hàng không, đường bộ, đường thủy, đường sắt.
II. Hệ thống giao thông đường thủy.
Nói đến Hải Phòng là người ta liên tưởng đến một thành phố năng động, một thành phố cảng và công nghiệp của miền bắc Việt Nam. Hải Phòng có vị trí rất thuận lợi: phía Đông tiếp giáp với Biển Đông – nhịp cầu giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa Việt Nam với các nước trong khu vực châu Á và quốc tế. Hải Phòng có bờ biển dài trên 125 km kể cả bờ biển chung quanh các đảo khơi. Chính điều này mà nhà nước cũng như chính quyền địa phương đặc biệt chú trọng đến hệ thống giao đường thủy.Và đây cũng là hình thức giao thông quan trọng bậc nhất trong ngành công nghiệp chuyên chở hàng hóa của thành phố.
Cảng Hải Phòng cùng với Cảng Sài Gòn là 1 trong 2 hệ thống cảng biển lớn nhất Việt Nam, hiện đang được Chính Phủ nâng cấp. Cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, là cửa ngõ quốc tế của Việt Nam nằm tại thành phố Hải Phòng.
Hình 2. Cảng Hải Phòng
Hình 3. Khu vực sân bãi cảng Hải Phòng
Cảng Hải Phòng hiện nay bao gồm các khu bến cảng chính sau:
Cảng Vật Cách: Bốc xếp hàng hóa. Kinh doanh kho bến bãi. Đại lý vận tải và giao nhận hàng hoá. Vận tải đa phương thức. Kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, xăng dầu. Sữa chữa cơ khí, phương tiện cơ giới thủy bộ.
Cảng Hải Phòng (khu cảng chính, hay còn gọi là Bến Hoàng Diệu, trước gọi là Bến Sáu kho) trên sông Cấm: cảng container nội địa, cảng bốc xếp và vận chuyển hàng hóa rời, chủ yếu phục vụ nội địa. Khu cảng này có 11 cầu tàu, độ sâu trước bến là -8,4 mét; hệ thống kho rộng 31320 mét vuông; hệ thống bãi rộng 163 nghìn mét vuông.
Cảng Hải Phòng (khu bến Chùa Vẽ) trên sông Cấm: cảng container chuyên dụng, có 5 cầu tàu, hệ thống bãi rộng 179 nghìn mét vuông.
Khu bến Đình Vũ và Nam Đình Vũ: có thể tiếp nhận tàu trọng tải 10 nghìn - 20 nghìn DWT.
Cảng gồm 8 cầu tàu bê tông cốt thép, 2 cầu đang xây dựng trong đó có 1 bến nghiêng;
Kho có diện tích 70.232 m², bãi chứa hàng có diện tích 39.000 m²;
Thiết bị bốc dỡ: có cẩu cố định và di động 10 - 50 - 70 tấn, có xe nâng, hạ hàng, băng chuyển tải và cẩu xếp dỡ công ten nơ;
Độ sâu trung bình của mực nước là 7 m;
Có đường sắt vào các cầu tàu số 8 - 9 - 10 - 11.
Khả năng xếp dỡ: từ 3,5 đến 4,5 triệu tấn/năm. Đang tăng cường khả năng xếp dỡ hàng hóa và công ten nơ lên 7 triệu tấn/năm.
Khu bến sông Cấm: 5 nghìn - 10 nghìn DWT.
Khu bến Diêm Điền (huyện Hải Thịnh, tỉnh Thái Bình): 1 nghìn - 2 nghìn DWT.
Cảng Thủy sản.
Cảng Đoạn Xá: Bốc xếp hàng hóa, kinh doanh kho bãi. Vận tải và dịch vụ vãn tải thủy bộ. Đại lý vận tải đường biển, đại lý hàng hải
Tân Cảng Hải Phòng (đang xây dựng): có độ sâu cốt luồng là -7,3 mét, độ sâu trước bến là -10,3 mét, tiếp nhận được tàu 20 nghìn DWT, hiện có 2 cầu tàu dành cho làm hàng container (khi xây hoàn thành, sẽ có thêm 1 cầu tàu dành cho làm hàng container và 2 cầu tàu dành cho làm hàng rời).
Cảng Hải An : Hiện có 1 cầu tàu dành cho làm hàng container.
Cũng ở Hải Phòng, ngoài các cảng trên, còn có hơn 20 bến cảng khác với các chức năng khác nhau, như vận tải chất hóa lỏng (xăng, dầu, khí đốt), bến cảng đóng tàu, bến cho tàu vận tải đường sông nhỏ có trọng tải 1-2 tấn ("tàu chuột"). Các cảng này do nhiều công ty khác nhau quản lý và khai thác.
Hình 3. Bản đồ cảng Hải Phòng
Ngoài chức năng vận chuyển hàng hóa, cảng Hải Phòng còn có các chuyến tàu thủy chở hành khách:
Tuyến phía Bắc: Hải Phòng-Quảng Ninh-Hải Dương-Hà Nội-Tuyên Quang-Việt Trì-Hoà Bình-Lào Cai,
Tuyến phía Nam: Hải Phòng - Hà Nội - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình.
Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều bất cập về công tác quản lý của chính quyền địa phương Cảng Hải Phòng, tình trạng quá tải vì hạ tầng giao thông kết nối quá yếu kém hiện vẫn còn xảy ra thường xuyên ở đây.
Giải pháp đặt ra: Hiện chính phủ Việt Nam đang có kế hoạch nâng cấp cảng Hải Phòng. Khu bến Lạch Huyện sẽ được xây dựng làm cảng tổng hợp và cảng container. Đây sẽ là khu bến chính của cảng Hải Phòng có năng lực tiếp nhận tàu 50 nghìn đến 80 nghìn DWT vào năm 2020. Khu bên Đình Vũ sẽ được nạo vét, cải tạo để có thể tiếp nhận được tàu 20 nghìn đến 30 nghìn DWT. Khu bến Yên Hưng (Yên Trạch, đầm nhà Mạc) sẽ được xây dựng làm bến chuyên dùng có thể tiếp nhận tàu 30 nghìn tới 40 nghìn DWT. Ngoài ra, còn có bến Nam Đồ Sơn chuyên dùng cho an ninh quốc phòng.
III. Hệ thống giao thông đường bộ.
Cùng với hệ đường thủy, hệ thống giao thông đường bộ cũng quan trọng không kém trong hệ thống giao thông của TP Hải Phòng. Có đầy đủ hệ thống giao thông đối nội và hệ thống giao thông đối ngoại TP Hải Phòng hiện đang tận dụng hết mức để phát triển kinh tế địa phương.
Hình 4.Bản đồ hệ thống giao thông ở TP Hải Phòng.
Đất giao thông đường bộ đối ngoại chủ yếu là phần đường quốc lộ hoặc đường cao tốc do nhà nước quản lý với đoạn đường nhập thành đến các bến xe đối ngoại thành phố, các sân bãi đỗ xe, xưởng sửa chữa, gara và các cơ sở phục vụ cho giao thông đối ngoại thành phố.
Các tuyến đường bộ đối ngoại của Hải Phòng gồm:
.
Quốc lộ 5A là đường giao thông huyết mạch nối cụm cảng Hải Phòng với thủ đô Hà Nội, miền Bắc Việt Nam, có chiều dài nội thành là 29,0 km.
Hình 5. Quốc lộ 5A
Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: chiều dài nội thành là 33,5 km lộ giới 100 m.Kết nối Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng : chiều dài toàn tuyến 105,5km, hai điểm thắt là Cầu Thanh Trì và đập Đình Vũ. Ðây là đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, được khởi công xây dựng ngày 2 tháng 2 năm 2009.
Quốc lộ 10: chiều dài nội thành 52,5 km, lộ giới 61,5 m. Kết nối Uông Bí - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa:chiều dài toàn tuyến 151km.
Đường xuyên đảo Hải Phòng - Cát Bà: Toàn tuyến dài 35 km, mặt đường rộng 5,5 m gồm hai làn xe.
Đường cao tốc Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình(Đường cao tốc ven biển - Dự án): chiều dài qua địa bàn 43,8 km, lộ giới 120,0 m, tuyến đường có mặt cắt ngang cho 6 làn xe, tốc độ xe chạy thiết kế từ 100 đến 120 km/h. Ngoài bề rộng mặt đường 22 m, đường có dải phân cách giữa, dải dừng xe khẩn cấp, dải an toàn.
Hình 6.Đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng đoạn trong TP Hải Phòng.
Hình 7.Quốc lộ 10 đoạn qua xã Nam Sơn, huyện An Dương.
Đường bộ ven biển Việt Nam (Chiều dài 3.127 km, đi qua tất cả các tỉnh ven biển, đây có thể coi là tuyến đường bộ dài nhất Việt Nam. Tổng chiều dài các đoạn tuyến đã có đường hiện tại là 1.800,86 km, chiếm 59,21%; các đoạn đã có dự án là 257,01 km, chiếm 9,04%; các đoạn đã có quy hoạch là 224,47 km, chiếm 7,38% )Giai đoạn I (từ nay đến năm 2020) sẽ tập trung xây dựng các đoạn tuyến tại các vùng kinh tế trọng điểm và 15 khu kinh tế ven biển đã được xác định trong Quyết định số 1353/QĐ-TTg ngày 23/9/2008.
Hình 8.Đường ven biển ra đảo Cát Bà.
Mạng lưới giao thông ở Hải Phòng được thiết kế theo hình tia và nan quạt với các nút giao thông là các ngã ba, ngã tư, ngã năm, ngã sáu. Các khu công nghiệp được bố trí gần các trục đường chính đi qua,thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa.
Hình 9.Hệ thống các nút giao thông ở TP Hải Phòng.
4. Hải Phòng là Thành phố của những cây cầu. Hệ thống cầu đường cũng được chính quyền địa phương và nhà nước đặc biệt quan tâm, hầu hết được xây dựng theo công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất hiện nay, tiêu biểu như những cây cầu: cầu Bính, cầu Kiền(2 cây cầu bắc qua sông Cấm), các cây cầu bắc qua sông Lạch Tray: cầu Rào, cầu Niệm,…
Hình 10.Cầu Bính
Hầu hết các quận, huyện trong và ngoài Thành phố đều có bến xe khách riêng, thuận tiện cho việc giao thông nội tỉnh và liên tỉnh của người dân trong vùng cũng như hành khách ở tỉnh khác đến.
6. Hệ thống các đường phố chính trong nội thành đều đi qua các khu, trung tâm giải trí – văn hóa – thể thao, trung tâm thương mại, trụ sở chính quyền Thành phố Hải Phòng(đường Lê Hồng Phong đi qua các siêu thị lớn như BigC, Parkson Plaza; đường Lạch Tray đi qua các trường Đại học, đài phát thanh truyền hình, sân vận động Lạch Tray,…).
Hình 11.Đường Lê Hồng Phong
Hải Phòng được mệnh danh là“ Thành phố Hoa Phượng Đỏ ”. Một nét đặc trưng của Thành phố Cảng mà không một nơi nào có đó là hoa Phượng Vĩ. Loài cây này được trồng nhiều bên các con đường trong thành phố. Hàng phượng đẹp nhất, rực rỡ nhất mang tính biểu tượng của thành phố được trồng gần khu vực quảng trường Nhà Hát lớn thành phố và quán hoa Hải Phòng. Trước đây, đường 5 cũ chạy từ Quán toan về trung tâm thành phố trồng rất nhiều cây phượng, cứ vào tháng 5 là hoa phượng ở đây nở đỏ rực cả bầu trời. Bất kỳ ai vào Hải Phòng qua con đường này vào mùa hè thời bấy giờ đều được chứng kiến cảnh tượng hoa phượng nở, ấn tượng không thể gặp ở nơi khác.
Hình 12.Hồ Tam Bạc
Hầu hết các đường đều đảm bảo các yếu tố về làn đường, dải phân cách đảm bảo an toàn giao thông của người đi đường.Tuy nhiên, tình trạng ùn tắc giao thông vẫn còn xảy ra tại một số điểm nút trên địa bàn vào những giờ cao điểm,tình trạng người dân chiếm long nè đường làm nơi kinh doanh buôn bán vẫn còn xảy ra ở một số nơi trên địa bàn Thành phố. Đây là vấn đề nan giải của các thành phố phát triển. Cần đến công tác quản lý của cơ quan có thẩm quyền.
Hiện nay nhà nước đang có nhiều dự án quy hoạch giao thông nơi đất Cảng này. Hi vọng trong tương lai không xa thành phố trở thành đô thị đặc biệt của Việt Nam cùng với những đặc trưng của riêng mình “Thành phố Hoa Phượng Đỏ” .
Hệ thống giao thông đường sắt.
Hải Phòng có một tuyến đường sắt là tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, do Pháp xây dựng từ năm 1901 đến ngày 16.6.1902 thì hoàn thành và đưa vào sử dụng. Hiện được sử dụng để vận chuyển hành khách và hàng hóa, tuyến đường sắt này đang có kế hoạch được nâng cấp và điện khí hóa tuyến đường sắt này dài hơn 103 km,song song với quốc lộ 1A, đi qua địa phận các tỉnh thành: Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên,Hà Nội. Tuyến đường sắt này còn bắc qua sông Hồng bởi Cầu Long Biên
.
Cùng với ga Huế và ga Nha Trang, ga Hải Phòng nằm trong số ít những ga đường sắt rất đẹp vẫn còn giữ được nguyên vẹn nét kiến trúc thời Pháp thuộc.Ga này nằm trên đường Lương Khánh Thiện.
Hình 13.Bản đồ đường sắt Việt Nam
Hệ thống giao thông đường hàng không.
Từ mấy chục năm nay ngành hàng không đã phát triển rất nhanh chóng. Máy bay đang trở thành một phương tiện vận tải được sử dụng rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới, là phương tiện thích hợp nhất trong mối liên hệ giữa các thành phố lớn với nhau ở trong nước cũng như quốc tế.
Ở Hải Phòng có một số loại sân bay sau:
Sân bay dân dụng phục vụ chở khách, hàng hóa: Sân bay quốc tế Cát Bi là một sân bay cấp III, thuộc thành phố Hải Phòng, miền Bắc Việt Nam. Sân bay nằm cách trung tâm thành phố 5 km. Sân bay Cát Bi được người Pháp xây dựng từ thời Pháp thuộc, sau giải phóng miền Bắc (1955) được tiếp tục cải tạo và nâng cấp. Sân bay chính thức mở cửa cho hoạt động dân dụng từ năm 1985. IATA: HPH – ICAO: VVCI
Đặc tính kỹ thuật
Chiều dài đường cất hạ cánh: chính 2.400 m; phụ: 1.500 m, có phục vụ bay đêm.
Chiều rộng đường cất hạ cánh: chính 50 m, phụ 15 m;
Kích thước đường lăn chính: 1.600x15 (m);
Kết cấu đường cất hạ cánh: bê tông xi măng - bê tông nhựa;
Sân đỗ máy bay: 3 chiếc;
Sân chứa máy bay: 80 chiếc;
Hướng phát triển: nâng cấp mở rộng, cải tạo thành sân bay cấp I, và là sân bay quốc tế trong khu vực
Có thể tiếp nhận các loại máy bay lớn như Boeing 767-300 ER, B777, B747-400, Airbus 320...
Hình 14.Vị trí sân bay Cát Bi
Sân bay quân sự phục vụ cho quốc phòng: Sân bay Kiến An là Sân bay quân sự, sân bay dự bị cho sân bay Cát Bi, có 1 đường băng dài 2400 mét bề mặt bằng bê tông.
Sân bay Kiến An được xây năm mã IATA là: mã ICAO là: VV03.
Sân bay Kiến An nằm cạnh dãy núi Yên Ngựa ở quận Kiến An, thành phố Hải Phòng, cách sân bay Quốc tế Cát Bi khoảng 10 Km về phía Tây.
Dự án tương lai: Hiện nay nhà nước ta đang lên dự án thi công xây dựng sân bay Sân bay quốc tế Tiên Lãng. Đây là Dự án có khả năng sẽ là sân bay lớn nhất tại miền Bắc được đặt tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, quy mô khoảng 6000 ha với tổng vốn đầu tư dự tính hiện thời qua 3 giai đoạn đến 2030 là hơn 8 tỉ USD.
Tóm lại: Hệ thống giao thông ở TP Hải Phòng hiện nay đang còn nhiều bất cập, đất giao thông nhiều nơi còn bị người dân lạm dụng làm đất kinh doanh buôn bán đòi hỏi nhà nước phải có những giải pháp, chính sách quy hoạch đất đai cụ thể, hợp lí để phù hợp với một đô thị loại một của nước ta; mà công việc đầu tiên là quy hoạch đất giao thông trong đô thị.
B) GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.
Với nhiệm vụ phát triển và nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng để thực hiện mục tiêu giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông và tác động môi trường. Hoàn chỉnh hệ thống giao thông tĩnh, nhà ga, bến xe đáp ứng được tốc độ tăng trưởng của kinh tế và tốc độ gia tăng phương tiện, đảm bảo lưu thông hàng hoá, hành khách trong mọi điều kiện với hiệu quả khai thác cao, năng lực lớn. Ngoài ra, mạng lưới giao thông phát huy vai trò định hướng cho sự phát triển không gian của thành phố, hiện thực các nhu cầu sử dụng đất và phát triển đô thị một cách hiệu quả; Đến năm 2020, đất xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đô thị đạt bình quân 20% ÷ 25% diện tích đất đô thị. Mật độ đường phố chính và đường khu vực đạt 2,2 ÷ 2,4 km/km2 đất đô thị. Phát triển mạng lưới giao thông đường sắt, đường bộ theo hướng hiện đại, đáp ứng được yêu cầu vận tải lâu dài trên cơ sở phát huy khả năng khai thác tối đa mạng lưới giao thông hiện có. Ngày 16/9/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1448/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
Về giao thông, Hải Phòng sẽ có những định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng chạy qua thành phố với tổng chiều dài 33,5 km; Quốc lộ 5 đã được cải tạo, nâng cấp và đưa vào hoạt động 10 năm nay, song vẫn chưa có quy hoạch các điểm đấu nối với khu dân cư, công nghiệp dịch vụ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông cao. Theo quy hoạch, sẽ có 13 điểm đấu nối, trong đó có 4 nút giao khác mức và 9 nút bằng mức được xây dựng, đóng được 47/54 đường ngang dọc quốc lộ 5.
Nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội-Hải Phòng hiện có thành đường đôi, khổ 1.435 mm; Cụ thể: với các đoạn tuyến từ ga Thượng Lý đến ga Hải Phòng được đi trên cao. Bên cạnh đó, xây dựng mới tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tuyến đường sắt vùng Duyên hải Bắc Bộ, đường đôi, khổ 1.435mm.
Các ga đường sắt được nâng cấp đồng thời xây dựng các ga mới như: ga khách Trường Thọ (huyện An Lão), ga khách Đại Đồng, ga lập tàu Minh Tân (huyện Kiến Thụy), ga kỹ thuật Hùng Vương (quận Hồng Bàng), ga Đình Vũ, ga cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, cụm ga khu công nghiệp Nam Đình Vũ, ga Quân cảng Nam Đồ Sơn. Tổng diện tích các ga đường sắt là 312,5ha. Thành phố Hải Phòng cũng sẽ xây dựng tuyến đường sắt ngầm với tổng chiều dài 38,3km; xây dựng các ga ngầm đường sắt đô thị và các hầm qua sông với tổng chiều dài 5,2km.
Về hàng không có sân bay quốc tế Cát Bi quy mô 491,13 ha và xây dựng thêm sân bay taxi ở Đồ Sơn, Cát Bà, Bạch Long Vỹ phục vụ du lịch và cứu hộ; Ngoài năm 2050 sẽ nghiên cứu xây dựng sân bay mới cấp vùng tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, quy mô khoảng 2.100ha.
Về đường thủy: Nâng cao năng lực cảng Chùa Vẽ, cảng Đình Vũ, xây dựng mới cảng khu công nghiệp Nam Đình Vũ, cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, quân cảng Nam Đồ Sơn, bến tầu khách quốc tế tại cảng Hoàng Diệu. Đường sông tuyến phía Bắc: Hải Phòng - Quảng Ninh - Hải Dương - Hà Nội - Tuyên Quang - Việt Trì - Hòa Bình - Lào Cai. Tuyến phía Nam: Hải Phòng - Hà Nội - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình. Luồng đường sông cũng được nạo vét đảm bảo luồng các tuyến sông từ cấp 1 đến cấp 4. Bên cạnh đó các cảng sông, các bến tàu khách tại Cát Bà, Gia Luận, Bến Bèo cũng được cải tạo, đồng thời xây mới cảng khách nội địa tại cảng Cửa Cấm.
Mạng lưới đường đô thị ở Hải Phòng sẽ được xây dựng: đường phố chính đô thị và đường liên khu vực lộ giới 34,0m-76,0m; đường khu vực lộ giới 24,0m - 34,0m. Mật độ giao thông đạt 5,7km/km2 (tính đến đường chính khu vực). Các cầu đường bộ qua sông Cấm, sông Bạch Đằng, sông Lạch Tray, sông Văn Úc được cải tạo và xây mới. Các cầu trong đô thị cũng được nâng cấp và cải tạo.
Về hạ tầng giao thông: hệ thống giao thông tĩnh (các bến xe, các bãi đỗ xe) sẽ được nâng cấp, cải tạo với tổng diện tích 436,29ha. Được biết, trong giai đoạn đầu từ năm 2009 đến năm 2015, TP.Hải Phòng sẽ ưu tiên triển khai và thực hiện 7 chương trình, dự án đầu tư về hạ tầng xã hội, 14 chương trình, dự án đầu tư về hạ tầng kỹ thuật.
************************
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ải_Phòng
[2] GS. TS Nguyễn Thế Bá, Giáo trình Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận- Quy hoạch đất giao thông ở TP Hải Phòng.doc