Lãi suất được hình thành trên cơsởquan hệcung cầu vốn tín dụng. Tuy
nhiên, diễn biến lãi suất trong 5 năm qua, rõ nét nhất là biến động lãi suất 6 tháng
đầu năm 2003, đó có thểcoi là điểm nóng của TTTT năm 2003 và 6 tháng đầu năm
2006. Trong 6 tháng đầu năm 2003 sựbiến lãi suất có phần không phù hợp với
những thay đổi của yếu tốthịtrường, nhưlạm phát kỳvọng trong thời gian này
khoảng 5%, không tăng so với mức lạm phát năm 2002, cung vềvốn lớn hơn cầu,
thểhiện vốn khảdụng của các NHTM trong thời gian này dưthừa lớn. Song từ
tháng 1/2003-6/2003 lãi suất huy động tăng liên tục, chủyếu là các kỳhạn từ6
tháng và 12 tháng, mức tăng khoảng 0,24- 0,6%/năm, trong khi đó lãi suất cho vay
nhìn chung ổn định, từtháng 7/2003 lãi suất giảm 0,6-1%/năm. Và 6 tháng đầu năm
2006 cũng nhưvậy, các yếu tốlàm giảm nhiều hơn các yếu tốtác động tăng lãi suất,
nhưkỳvọng lạm phát 7,5-8% thấp hơn năm 2005, mức độtăng trưởng kinh tếthấp
hơn. Mặc dù xu hướng lãi suất trên thịtrường quốc tếvẫn tăng, cung vềvốn VND
ngắn hạn tăng hơn cầu, nhưng lãi suất vẫn có xu hướng tăng.
86 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1690 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp điều hành chính sách lãi suất với mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
32,80 34,23 35,42 37,36 39,00 40,67 40,89 41,54 45,60 43,10
Đầu tư
tư nhân
7,89 7,83 8,00 9,45 12,13 15,34 15,34 15,81 16,11 17,79
Đầu tư
Nhà nước
19,24 20,25 21,19 21,42 20,62 19,55 19,26 19,00 18,19 12,47
Tăng trưởng
GDP
4,77 6,80 6,90 7,08 7,34 7,79 8,44 8,23 8,48 6,23
Bảng 2.4: lãi suất thực trung dài hạn, đầu tư & tăng trưởng
Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam – Kinh tế 2
IMF, Vietnam: Niminal and real Interest Rate 1998-2003,
2002-2008,2006-2009
• Trong đó các biến số như sau:
GDP: là tỷ lệ tăng trưởng GDP; TOANXH: vốn đầu tư toàn xã hội/GDP; DTTN
: vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân/GDP; DTNN: vốn đầu tư của khu vực kinh
tế Nhà nước/GDP; LSUAT: lãi suất thực trung và dài hạn.
GDP TOANXH DTTN DTNN LSUAT
GDP 1 .882(**) .832(**) -.309 -.573
TOANXH .882(**) 1 .931(**) -.577 -.791(*)
DTTN .832(**) .931(**) 1 -.668(*) -.887(**)
DTNN -.309 -.577 -.668(*) 1 .651
LSUAT -.573 -.791(*) -.887(**) .651 1
• Kết quả kiểm định:
- Cặp LSUAT&TOANXH có tương quan nghịch chiều nhau ở mức ý nghĩa
1% & 5%. Hệ số tương quan là ~-0.791
- 40 -
- Cặp LSUAT&DNTN có tương quan nghịch chiều nhau ở mức ý nghĩa 1%
& 5%. Hệ số tương quan là ~-0,887
- Cặp LSUAT &DTNN có tương quan cùng chiều nhau ở mức ý nghĩa 1% &
5% . Hệ số tương quan là ~0.651
- Cặp TOANXH&GDP có tương quan cùng chiều nhau ở mức ý nghĩa 1% &
5%. Hệ số tương quan là ~0.882
Các kết quả tương quan trên cho thấy trong phạm vi nghiên cứu 9 năm qua
(1999-2007) thì yếu tố lãi suất thực dài hạn có mối tương quan ngược chiều với vốn
đầu tư. Nghĩa là, khi lãi suất thực giảm xuống thì vốn đầu tư tăng lên rõ rệt. Trong
đó, tác động của lãi suất đến đầu tư của khu vực tư nhân là nhạy cảm hơn đầu tư
khu vực Nhà nước. Điều này là do các doanh nghiệp của Nhà nước được tiếp cận
nhiều nguồn vốn ngoài ngân hàng hơn các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân và
được hưởng nhiều nguồn vốn ưu đãi với mức lãi suất thấp hơn so với khu vực tư
nhân như quỹ hỗ trợ sau đầu tư, quỹ đầu tư phát triển vv…
Kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê về nguồn vốn của các DNNN năm
2000-2004, cho kết quả là nguồn vốn vay ngân hàng chỉ chiếm 42% tổng nguồn vốn
đầu tư của doanh nghiệp.Việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của khu vực tư
nhân ngày càng thuận lợi hơn. Theo số liệu thống kê của NHNN, dư nợ cho vay
doanh nghiệp tư nhân tăng từ mức 55,3% tổng dư nợ năm 2000 lên 68,7% tổng dư
nợ năm 2007. Mặt khác, trong giai đoạn này, khu vực kinh tế tư nhân phát triển
mạnh hơn giai đoạn trước (số doanh nghiệp tăng từ 35.004 DN năm 2000 lên
84.003 DN năm 2004 và 123.392 năm 2006, số doanh nghiệp Nhà nước giảm từ
mức 5.759 DN năm 2000 xuống còn 4.596 DN năm 2004 và 3.720 năm 2006)
Đầu tư có tương quan cùng chiều với tăng trưởng GDP. Nghĩa là, khi đầu tư
tăng thì tạo ra sự tăng trưởng, phù hợp với lý thuyết. Tuy nhiên sự tương quan này
còn chưa được thể hiện rõ, phản ảnh hiệu quả vốn đầu tư chưa cao. Trong đó, khu
vực kinh tế tư nhân có mối liên quan rõ đến tăng trưởng, khu vực này hiện nay
đóng góp từ 45-56% tổng GDP hàng năm. Tính từ năm 2003 đến 2007, khu vực
- 41 -
kinh tế tư nhân có tốc độ tăng trưởng GDP khá cao (bình quân là 18%/năm), trong
khi đó khu vực kinh tế Nhà nước có tốc độ tăng trưởng thấp hơn (gần 9%/năm).
Kết quả trên cho thấy, thông qua đầu tư thì lãi suất có tác động ngược chiều
với tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, khi lãi suất giảm sẽ kích thích đầu tư tạo ra sự tăng
trưởng GDP. Mối tương quan này nhìn chung chưa rõ rệt, phản ảnh thực trạng là
chính sách lãi suất còn tác động hạn chế, chưa gắn chặt đến sự tăng trưởng trong
thời gian qua, một phần là do chính sách lãi suất vẫn còn kém linh hoạt, chậm thay
đổi trước những diễn biến bất thường của tiền tệ, giá cả. Mặt khác cũng cho thấy
vốn đầu tư được sử dụng chưa hiệu quả.
Đánh giá hiệu quả vốn đầu tư thông qua hệ số ICOR. Hiện nay, hệ số ICOR
của Việt Nam cao hơn rất nhiều so với các nước và tăng dần từ 5,13 của năm 2001
lên 6,92 năm 2008. ICOR thời kỳ 1991-2008 của Việt Nam gấp 1,7 lần Hàn Quốc
thời kỳ 1961-1980, gấp 1,3 lần Trung Quốc thời kỳ 2001-2006. Trong đó, ICOR
của khu vực kinh tế Nhà nước cao hơn nhiều so với khu vực kinh tế ngoài Nhà nước
và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. ICOR của khu vực kinh tế Nhà nước cao
chứng tỏ hiệu quả đầu tư của khu vực này thấp. Có hai nguyên nhân đó là: thứ nhất
do khu vực này phải đầu tư vào các lĩnh vực chậm thu hồi vốn do các thành phần
kinh tế khác ngại hoặc không muốn đầu tư, thứ hai là tình trạng thất thoát, lãng phí
còn lớn do những bất cập trong đầu tư. ICOR của khu vực ngoài Nhà nước thấp
nhất trong ba khu vực do được tính toán kỹ trước khi bỏ vốn, ít bị thất thoát và lãng
phí. Nhưng vẫn còn cao do tình trạng đầu tư tự phát, năng lực quản lý còn hạn chế.
Tiến hành mở rộng kiểm định sự tương quan giai đoạn 10 năm (1999-2008).
• Kết quả kiểm định:
GDP TOANXH DTTN DTNN LSUAT
GDP 1 .504 .508 .136 -.168
TOANXH
.504 1 .935(**) -.535 -.693(*)
DTTN
.508 .935(**) 1 -.659(*) -.821(**)
DTNN
.136 -.535 -.659(*) 1 .899(**)
LSUAT
-.168 -.693(*) -.821(**) .899(**) 1
- 42 -
- Cặp LSUAT&TOANXH có tương quan nghịch chiều nhau ở mức ý nghĩa
1% & 5%. Hệ số tương quan là ~-0.693
- Cặp LSUAT&DNTN có tương quan nghịch chiều nhau ở mức ý nghĩa 1%
& 5%. Hệ số tương quan là ~-0,821
- Cặp LSUAT&DTNN có tương quan cùng chiều nhau ở mức ý nghĩa 1% &
5% . Hệ số tương quan là ~0.899
- Cặp TOANXH&GDP có tương quan cùng chiều nhau ở mức ý nghĩa 1% &
5%. Hệ số tương quan là ~0.504
Trong năm 2008, thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát.
Lãi suất trên TTTT có những biến động mạnh. Lãi suất danh nghĩa cho vay trung
dài hạn có lúc tăng lên đỉnh điểm đến 21-22%/năm và Sau nhiều lần NHNN hạ lãi
suất cơ bản (hiện nay là 7%/năm), các ngân hàng cũng đã liên tục hạ lãi suất cho
vay bằng đồng Việt Nam tương ứng để kích thích tăng trưởng tín dụng. Lãi suất cho
vay trung dài hạn các tháng cuối năm 2008 giảm xuống còn 11-12%/năm. Bình
quân năm 2008 khoảng 14,3%. Tỷ lệ lạm phát bình quân năm 2008 so với năm
2007 là 22,97% nên lãi suất thực trung dài hạn bình quân là âm 8,67%.Tuy nhiên,
các tháng cuối năm 2008 cho đến đầu tháng 2/2009, các ngân hàng vẫn chưa thể
đẩy mạnh được tăng trưởng tín dụng vì các doanh nghiệp có vẻ như chưa sẵn sàng
vay vốn để đầu tư vì những lý do chính sau đây:
- Chính phủ đã yêu cầu các đơn vị sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cắt,
giảm chi tiêu công và NHNN đã áp dụng CSTT thắt chặt để kiềm chế lạm phát. Kết
quả, nhiều dự án, kế hoạch đầu tư lớn của Nhà nước và các tổng công ty lớn của
Nhà nước đã dừng thực hiện. Cho nên, nguồn tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá của các
doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân bị giảm đi rất nhiều do không nhận được đơn
đặt hàng từ các dự án nói trên. Việc này, không chỉ có các ngân hàng gặp khó khăn
trong việc tìm đầu ra để cho vay mà các doanh nghiệp cũng bị thu hẹp sản xuất.
giảm hoặc không còn nhu cầu vay vốn ngân hàng để phát triển sản xuất kinh doanh.
- Cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng trên toàn thế giới đã ảnh hưởng đến
thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Mỹ, EU, Nhật Bản là các thị trường xuất khẩu
- 43 -
chính của các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, khi các thị trường xuất khẩu chính bị
tác động, chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Mỹ, thì nhu
cầu của họ về việc nhập khẩu các mặt hàng từ các doanh nghiệp Việt Nam cũng
giảm. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam nhận được rất ít hợp đồng xuất khẩu từ
các thị trường xuất khẩu nói trên.
- Sự phá sản của nhiều ngân hàng lớn trên thế giới, sự biến động phức tạp,
khó dự đoán của giá cả các hàng hoá thiết yếu (sắt, thép, dầu thô, kim loại màu,
phân bón …) và tỷ giá ngoại tệ đã tạo tâm lý cho các doanh nghiệp nghe ngóng, sản
xuất cầm chừng để chờ đợi mức giá phù hợp hơn.
- Đa số các hộ gia đình đang phải tiết kiệm chi tiêu vì tỷ lệ lạm phát tăng cao
so với các năm trước.
Từ những tác động nêu trên, nên mặc dù trong năm 2008, lãi suất thực âm
nhưng đầu tư trong nền kinh tế giảm so với năm 2007. Năm 2008, đầu tư chiếm tỷ
lệ 43,1%/GDP (năm 2007 là 45,6%/GDP). Trong đó, khu vực Nhà nước đạt 184,4
nghìn tỷ đồng, giảm 13,4% và chiếm 28,9% trong tổng số và có xu hướng giảm dần
kể từ năm 2001 đến nay (năm 2001 là 59,8%, năm 2008 ước tính còn 28,9%). Đây
là sự chuyển dịch đúng xu hướng, khi kinh tế thị trường ngày một được thiết lập,
phát triển thì Nhà nước rút dần chức năng đầu tư trực tiếp, chuyển giao dần chức
năng này cho các thành phần kinh tế khác đảm nhiệm. Khu vực ngoài Nhà nước đạt
263 nghìn tỷ đồng, tăng 42,7% và chiếm 41,3% trong tổng số.
Phân tích trên cho thấy, mặc dù lãi suất giảm thấp nhưng sự tác động của nó
đến đầu tư và tăng trưởng không nhiều, thậm chí suy giảm do nền kinh tế lạm phát
cao và suy thoái, sức cầu giảm mạnh từ đó ảnh hưởng đến giảm mức cung của các
doanh nghiệp, từ đó giảm đầu tư và ảnh hưởng đến mức độ tăng trưởng (năm 2008
tăng trưởng GDP 6,23%- là mức thấp nhất kể từ sau năm 2000 đến nay). Do đó, để
chính sách lãi suất tác động đến đầu tư và tăng trưởng thì phải gắn với nền kinh tế
trong tình trạng ổn định, kích thích tiêu dùng, tạo ra nhu cầu đầu tư phát triển sản
xuất cho các doanh nghiệp.
- 44 -
Ngoài các nguyên nhân khách quan như cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu,
khủng hoảng tài chính ở Mỹ, nhìn nhận lại chúng ta thấy việc điều hành lãi suất
dường như quá chậm so với diễn biến của lạm phát. Trong khoảng thời gian từ
tháng 1-3/2008, lạm phát tăng từ 2,2 đến 3,56%/tháng, nhưng lãi suất cơ bản của
NHNN chỉ tăng nhẹ từ 8,25 lên 8,5%. Ngược lại các tháng cuối năm 2008, nền kinh
tế đã giảm phát, nhưng lãi suất cơ bản vẫn không giảm (tháng 11/2008 là 13%).
Việc điều hành lãi suất không kịp thời đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng
phục hồi của nền kinh tế sau khi suy giảm và ảnh hưởng chung đến tốc độ tăng
trưởng.
2.2.2.2 Quan hệ giữa chính sách lãi suất với cung cầu vốn trên TTTT
Lãi suất được hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu vốn tín dụng. Tuy
nhiên, diễn biến lãi suất trong 5 năm qua, rõ nét nhất là biến động lãi suất 6 tháng
đầu năm 2003, đó có thể coi là điểm nóng của TTTT năm 2003 và 6 tháng đầu năm
2006. Trong 6 tháng đầu năm 2003 sự biến lãi suất có phần không phù hợp với
những thay đổi của yếu tố thị trường, như lạm phát kỳ vọng trong thời gian này
khoảng 5%, không tăng so với mức lạm phát năm 2002, cung về vốn lớn hơn cầu,
thể hiện vốn khả dụng của các NHTM trong thời gian này dư thừa lớn. Song từ
tháng 1/2003-6/2003 lãi suất huy động tăng liên tục, chủ yếu là các kỳ hạn từ 6
tháng và 12 tháng, mức tăng khoảng 0,24- 0,6%/năm, trong khi đó lãi suất cho vay
nhìn chung ổn định, từ tháng 7/2003 lãi suất giảm 0,6-1%/năm. Và 6 tháng đầu năm
2006 cũng như vậy, các yếu tố làm giảm nhiều hơn các yếu tố tác động tăng lãi suất,
như kỳ vọng lạm phát 7,5-8% thấp hơn năm 2005, mức độ tăng trưởng kinh tế thấp
hơn. Mặc dù xu hướng lãi suất trên thị trường quốc tế vẫn tăng, cung về vốn VND
ngắn hạn tăng hơn cầu, nhưng lãi suất vẫn có xu hướng tăng.
Thực tế nguồn vốn huy động của ngân hàng không đủ đáp ứng cho nhu cầu
vay vốn, các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất để huy động vốn. Trong khi đó một
số NHTM có qui mô lớn, nhất là các NHTM Nhà nước, nguồn vốn huy động nhiều
hơn nhu cầu cho vay ra, nhưng lại không dám hạ lãi suất để giảm nguồn vốn vào, vì
sợ mất khách hàng. Mặt khác, tâm lý sợ mất khả năng thanh khoản do sự kém thông
- 45 -
suốt của thị trường, buộc các đại gia có nhu cầu thanh khoản hàng ngày lớn và rất
biến động phải để mức dự trữ thanh khoản lớn, có những lúc dự trữ thanh khoản
trước 10 ngày nhu cầu phát sinh. Điều này phản ánh, sự phát triển của thị trường
liên ngân hàng còn rất hạn chế.
Chính vì vậy, trong thời gian qua, nhiều tác động của NHNN chưa làm cho
các NHTM phản ứng rõ nét trên thị trường huy động và cho vay theo mục tiêu
mong muốn, chẳng hạn khi lãi suất tăng NHNN thực hiện cung ứng một lượng tiền
nhất định, nhằm bình ổn lãi suất thị trường huy động vốn và ổn định mức lãi suất
chỉ đạo, nhưng hành động đó cũng không làm các NHTM phản ứng đúng theo chiều
hướng mong muốn của NHNN, lãi suất thị trường huy động vốn không những
không giảm mà vẫn có xu hướng tăng nhẹ.
2.2.2.3 Điều hành lãi suất để kiểm soát lạm phát
Trong giai đoạn 2001-2007, chính sách lãi suất đã từng bước được điều
chỉnh nhằm kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, năm 2001, lãi suất thực dương quá cao
nên đã đưa đến lạm phát thấp, lãi suất thực dương lớn gấp 5,75 lần tỷ lệ lạm phát.
Năm 2002 tình hình lãi suất thực dương có giảm xuống, chỉ lớn bằng 0,5 lần tỷ lệ
lạm phát nên lạm phát đã nhích lên ở mức hợp lý là 4,0%. Năm 2007, lãi suất thực
dương là âm nên tỷ lệ lạm phát tăng cao.
Năm 2007, lạm phát ở nước ta lại tăng cao lên 12,63%, đó là hậu quả của
CSTT nới lỏng và tăng trưởng nóng ở nước ta trong hai năm 2006-2007. Đến hết
tháng 06/2008, lạm phát ở Việt Nam đã là 18,44% so với 31/12/2007 và 24,8% so
với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất trong 15 năm kể từ năm 1993. Xuất phát từ
bối cảnh trên, các quyết sách lớn từ phía Chính phủ và NHNN đã được triển khai.
Ban đầu chúng ta chỉ sử dụng công cụ DTBB theo quyết định số 187/QĐ-NHNN
ngày 16/1/2008 và phát hành tín phiếu bắt buộc theo quyết định số 346/QĐ-NHNN
ngày 13/2/2008 để rút bớt tiền từ lưu thông về, việc này đã có hiệu quả rõ rệt, bước
đầu đã làm giảm bớt một phần lượng tiền từ các NHTM, giảm đáng kể hệ số nhân
tiền, nhưng lại nẩy sinh tình trạng khó khăn thanh khoản cho các NHTM, nhất là
những NHTMCP nhỏ. Từ đó, Làn sóng tăng lãi suất trong huy động dấy lên, từ
- 46 -
tháng 2/2008 lãi suất huy động trên thị trường đã biến động mạnh do các NHTM
liên tục tăng lãi suất huy động VND lên mức 13-14%/năm và đã đẩy lãi suất cho
vay lên đến mức trên 20%/năm.
Cũng trong thời gian này, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng bắt đầu nóng
lên, đến giữa tháng 2/2008 đã lên đến 30%, có ngân hàng đặt thầu lên đến 40%/năm
.Trong khi đó lãi suất cơ bản của NHNN chỉ với mức 8,75%/năm và lãi suất tái
chiết khấu cấp vốn với mức 7,5%/năm, lãi suất chiết khấu với mức 6%/năm theo
quyết định 306/QĐ-NHNN ngày 30/1/2008 vẫn không có tác dụng hướng dẫn thị
trường.Thực hiện chỉ đạo của chính phủ trong việc sử dụng công cụ lãi suất để kiềm
chế lạm phát, ngày 16/5/2008, NHNN đã ban hành quyết định số 16/2008/QĐ-
NHNN về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam, theo đó qui định
việc các TCTD ấn định lãi suất huy động và cho vay bằng đồng Việt Nam đối với
khách hàng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN công bố. Trên cơ
sở quyết định trên, cùng ngày 16/5/2008, NHNN qui định mức lãi suất cơ bản bằng
đồng Việt Nam là 12%/năm.Sau quyết định tăng lãi suất cơ bản lên 12%/năm, lãi
suất huy động của các NHTM điều chỉnh lên 16-17%/năm. Từ khi NHNN tiếp tục
tăng lãi suất cơ bản lên 14%/năm thì lãi suất huy động lại đẩy lên theo, thường ở
mức 17-18%/năm. Đến hết tháng 06/2008, khi GDP tăng khoảng 6,8% thì tốc độ
tăng M2 chỉ tăng 6% so với đầu năm và mức độ tăng trưởng tín dụng chỉ ở mức
12%/năm, nguy cơ thiếu thanh khoản của các NHTM đã được giải tỏa.
Quý 3/2008, Cuộc đua lãi suất bắt đầu có dấu hiệu chững lại sau một loạt
các quyết định của NHNN trong việc sử dụng các công cụ của CSTT: lãi suất cơ
bản giảm xuống từ 14% còn 8,5%; lãi suất trả cho dự trữ bắt buộc thì lần lượt tăng
lên 3,5%/năm, 5%/năm, 10%/năm sau đó giảm nhưng với tốc độ giảm chậm; tín
phiếu bắt buộc đựơc thanh toán trước hạn; giảm tỷ lệ DTBB từ 10% xuống đến 5%
và các loại lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn cũng được hạ xuống.Chỉ số lạm
phát ở tháng 7/2008 được công bố ở mức 1,13% là mức thấp nhất so với các tháng
trước đã làm chi tình hình dịu đi., tháng 8/2008 là 1,56%, đến tháng 9/2008 chỉ còn
0,18%, tháng 10/2008 giá cả bắt đầu có xu hướng giảm (âm 0,19%), sang tháng
- 47 -
11/2008 chỉ số giá giảm với mức độ sâu hơn (âm 0,76%) và tháng 12/2008 chỉ số
giá cả vẫn tiếp tục giảm còn 0,68%, cả năm 2008 mức lạm phát là 19,98%. Tăng
trưởng GDP đạt 6,23%, thấp hơn dự kiến khoảng 2%. Như vậy, NHNN đã điều
hành chính sách lãi suất kiềm chế lạm phát một cách hiệu quả.
8.75 8.5
-0.68
-0.76
-0.190.18
1.561.13
2.14
3.91
2.2
2.993.56
2.38
11
1314141414
12
8.758.758.25
-2
0
2
4
6
8
10
12
14
16
01/08 02/08 03/08 04/08 05/08 06/08 07/08 08/08 09/08 10/08 11/08 12/08
Lạm phát
LSCB
Hình 2.7: Lãi suất cơ bản và lạm phát năm 2008
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam – Kinh tế 2008-2009
2.2.2.4 Điều hành lãi suất ổn định tỷ giá hối đoái
Sau một loạt những điều chỉnh mạnh mẽ của chính sách tỷ giá trong giai đoạn
1997-1998, NHNN đã thực thi một chính sách tỷ giá ổn định tương đối cho đến
giữa năm 2008, theo đó, trong vòng gần 10 năm liền, về mặt danh nghĩa chỉ mất
giá hơn 20% so với USD. Tức khoảng 2%/năm. Chính sách duy trì ổn định tỷ giá
một cách tương đối từ năm 1998 đã góp phần duy trì một môi trường kinh tế ổn
định cho các hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư của Việt Nam phát triển trong một
thời gian dài. Nhờ sự gia tăng nhanh chóng của xuất khẩu và đầu tư, Việt Nam đã
đạt tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm liên tục. Tuy nhiên, những nền tảng
kinh tế cơ bản cho việc duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái đã bắt đầu xói mòn kể
từ năm 2004, khi lạm phát bắt đầu gia tăng (là hệ quả của CSTT mở rộng nhằm kích
cầu nội địa).
Đến năm 2007, tức là sau khi gia nhập WTO, sức ép đối với tỷ giá
VND/USD gia tăng mạnh mẽ hơn khi NHNN bơm một lượng lớn vào thị trường để
- 48 -
mua 10 tỷ USD của các nhà đầu tư nước ngoài, trong khi chính sách trung hòa
không thực hiện được kịp thời. Tốc độ tăng trưởng tín dụng khủng khiếp trong năm
2007 cũng tạo một sức ép vô cùng lớn lên tỷ giá (tính đến ngày 31/12/2007, tổng dư
nợ cho vay của nền kinh tế năm 2007 tăng 58% so với năm 2006). Đến giữa năm
2008 sức ép lên tỷ giá VND/USD đã gia tăng mạnh mẽ.
Lạm phát và nhập siêu gia tăng đã thúc đẩy người dân và doanh nghiệp
chuyển tài sản từ sang USD làm cho tỷ giá hối đoái năm 2008 có lúc lên đến mức
19.500 VND/USD. Do đó, NHNN buộc phải thi hành một loạt các biện pháp thắt
chặt tiền tệ, từ việc nâng lãi suất cơ bản lên mức 14%, hạn chế tốc độ tăng trưởng
tín dụng ở mức 30%, đến việc bắt buộc các NHTM mua 20.300 tỷ tín phiếu, nâng
DTBB lên mức 11%. Kết quả là động thái dứt khoát của NHNN đã đưa tỷ giá
VND/USD trên thị trường tự do về xung quanh mức 16.600 VND/USD.
Mức kỳ vọng mất giá vào thời điểm giữa năm 2008 vào khoảng 10%, khi lãi
suất tiền gửi khoảng 17-18%/năm, trong khi lãi suất tiền gửi USD khoảng 7-
8%/năm. Nếu lấy mức tỷ giá VND/USD khoảng 16.600 VND/USD, có thể thấy thị
trường kỳ vọng giữa năm 2009 tỷ giá /USD sẽ phải vượt mức 18.000 VND/USD.
Từ giữa năm 2008, NHNN đã ý thức được nền tảng cơ bản cho việc duy trì ổn định
tỷ giá VND/USD không còn nữa nhất là trong bối cảnh xuất khẩu của Việt Nam bị
giảm sút trong giai đoạn cuối năm do tác động tiêu cực từ khủng hoảng tài chính
Mỹ. Nhưng sau khi bị chỉ trích là “giật cục”, NHNN dường như không muốn thi
hành một chính sách điều chỉnh tỷ giá nhanh và mạnh. lãi suất cơ bản được hạ từng
bước và tỷ giá cũng được điều chỉnh dần.
Về mặt lý thuyết, việc nới lỏng CSTT sẽ khởi động lại làn sóng tích trữ USD và
tỷ giá trên thị trường tự do sẽ tăng trở lại. và NHNN chỉ có thể hạ nhanh và mạnh
lãi suất khi chấp nhận có sự điều chỉnh kèm theo. Tình hình thực tế diễn ra đúng
như vậy. Sau khi NHNN liên tục hạ lãi suất, tỷ giá VND/USD đã liên tục gia tăng.
Cho đến khi NHNN hạ lãi suất cơ bản xuống còn 8,5% thì tỷ giá VND/USD trên thị
trường tự do có lúc đạt mức 17.400 VND/USD. Chính điều này khiến NHNN sau
đó phải điều chỉnh tỷ giá lên mức 16.989 VND/USD vào ngày 24/12/2008. Tuy
- 49 -
nhiên, việc NHNN chậm trễ trong việc chấp nhận điều chỉnh tỷ giá VND/USD đã
khiến lãi suất được chậm giảm xuống. Điều này gây nên một hệ quả khác là : do
mức giảm lãi suất và tỷ giá chưa đạt đến mức kỳ vọng của thị trường, tâm lý chờ
đợi của các doanh nghiệp làm cho hoạt động kinh doanh bị gián đoạn.
Hình 2.8: Tỷ giá hối đoái giữa VND và USD năm 2008 và đầu năm 2009
2.2.2.5 Quan hệ giữa chính sách lãi suất với cung tiền tệ
Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nhiều biện pháp được thực hiện dựa trên
các chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng như tỷ lệ DTBB thấp, mua vào USD để
ổn định tỷ giá trong biên độ dao động nhằm thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng đầu tư
công qua các chương trình phát triển và hỗ trợ dưới nhiều hình thức cho khu vực
DNNN. Cung tiền mở rộng quá nhanh, nhưng không có biện pháp tương ứng để
giảm lượng tiền trong lưu thông đã gây ra những tác động tiêu cực và góp phần tạo
ra lạm phát. Riêng trong nửa đầu năm 2007, việc mua vào gần 7 tỷ USD từ NHNN
để đáp ứng nhu cầu chi tiêu Chính phủ và chuyển đổi nội tệ của vốn bên ngoài chảy
vào dẫn đến đưa thêm khoảng 110.000 tỷ đồng , tương đương 10% GDP vào lưu
thông.
Tăng trưởng cung tiền M1 và M2 luôn lần lượt duy trì ở mức khoảng 30% kể
từ năm 2004, đặc biệt tăng vọt lên gần 50% trong năm 2007. Giá trị của cung tiền
- 50 -
M2 đã vượt giá trị GDP thực tế kể từ sau năm 2001 và thậm chí vượt giá trị GDP
danh nghĩa kể từ sau năm 2006. Do đó, hậu quả lạm phát bùng nổ là điều không
tránh khỏi.
25.5
16.31
47
33.6
29.729.5
24.9
17.6
0.8
4
3
9.5 8.4 6.6 12.6
19.89
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Tăng trưởng M2
Lạm phát
Hình 2.9: Tăng trưởng cung tiền và lạm phát giai đoạn 2001 - 2007
Nguồn: Tạp chí Tài chính
Sự biến động của cung tiền dẫn đến lạm phát đòi hỏi sự phản ứng nhanh
nhạy, kịp thời và linh hoạt của CSTT. Nhưng CSTT trong thời gian qua tỏ ra chậm
trễ và thiếu nhất quán trong việc sử dụng các công cụ và điều hành chính sách.
Những tháng đầu năm khi lạm phát tăng mạnh, biện pháp chủ yếu là bán trái phiếu
và tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Trong suốt 5 tháng đầu năm 2008 khi lạm phát đang ở
mức 2-4%/tháng, các công cụ của chính sách lãi suất hầu như không phản ứng. Lãi
suất cơ bản duy trì ở mức 8,75%, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu duy
trì ở mức 6% và 7,5%. Tương tự như thế vào giữa tháng 7 khi giá cả đã sụt giảm
các công cụ của CSTT một lần nữa án binh bất động. CSTT thắt chặt quá mức từ
giữa năm 2008 khiến cho thị trường chứng khoán trở nên kém hấp dẫn, nhiều doanh
nghiệp thiếu vốn nên không có khả năng mở rộng hay duy trì sản xuất kinh doanh.
Điều đó cho thấy các công cụ lãi suất của CSTT xa rời không có vai trò dẫn dắt thị
trường, điều chỉnh lượng cung tiền trong nền kinh tế.
- 51 -
11
8.5
11
13
14141414
12
8.75
8.758.758.75
6 6 6
6
13 13 13 13 12
10
7.5
-0.68-0.78-0.19
0.18
1.561.132.143.91
2.22.99
3.56
2.38
-2
0
2
4
6
8
10
12
14
16
1/2 1/3 1/4 1/5 1/6 1/7 1/8 1/9 1/10 1/11 1/12 31/12
LSCB
LS chiết khấu
Lạm phát
Hình 2.10 : Lãi suất và lạm phát qua các tháng của năm 2008
Nguồn :
2.2.3 Mặt tích cực, những tồn tại và nguyên nhân
2.2.3.1 Mặt tích cực
Việc áp dụng cơ chế lãi suất thực dương đã xóa bỏ tình trạng bao cấp trong
đầu tư tín dụng đối với nền kinh tế. Cơ chế lãi suất thực dương có vai trò quyết định
ổn định dần sức mua VND. Chính vì vậy, ngay sau khi cơ chế lãi suất thực dương
được áp dụng, tình trạng lạm phát phi mã đã bị chặn đứng.
Về cơ chế lãi suất thỏa thuận, những bất hợp lý trong các quan hệ huy động
vốn, vay mượn trong nền kinh tế dần dần đã bị loại bỏ. Ưu điểm lớn nhất của cơ chế
này là tạo điều kiện cho các TCTD mở rộng mạng lưới để huy động cho vay vốn
với mức lãi suất phù hợp và thúc đẩy việc cải cách hệ thống ngân hàng theo định
hướng thị trường.
Việc điều hành lãi suất trong năm 2008 đã góp phần kiềm chế lạm phát, ổn
định tỷ giá, giữ vững mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Năm 2009, Chính phủ tiếp tục
điều hành lãi suất linh hoạt hạn chế suy giảm kinh tế. Về CSTT, Chính phủ chỉ đạo
vẫn là kiềm chế lạm phát với giải pháp nới lỏng CSTT có kiểm soát, giảm lãi suất
để kích thích đầu tư để góp phần ngăn ngừa suy giảm, kích cầu kinh tế. Ngày
23/01/2009, NHNN quyết định hạ lãi suất cơ bản từ 8,5% xuống còn 7%/năm, lãi
suất cho vay giảm chỉ còn 10,5%/năm có hiệu lực kể từ ngày 10/02/2009.
2.2.3.2 Những hạn chế, tồn tại
- 52 -
- Lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu chưa thực sự phát huy
được vai trò định hướng thị trường, mối quan hệ giữa các lãi suất của NHNN và lãi
suất thị trường còn chưa thật gắn kết chặt chẽ.
Lãi suất cơ bản cùng với lãi suất tái cấp vốn và chiết khấu được đưa vào luật
NHNN năm 1997 cũng như luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật về NHNN
năm 2003. Theo đó lãi suất cơ bản là lãi suất do NHNN công bố làm cơ sở cho các
tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Tuy nhiên, hơn 10 năm qua, điều dễ
dàng nhận thấy là vai trò thực tiễn của lãi suất cơ bản khá mờ nhạt, nếu không có
điều
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chính sách lãi suất với mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.pdf