MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG BỒI TỤ, SẠT LỞ VEN SÔNG VEN BIỂN TỈNH
SÓC TRĂNG. 2
I.1. HIỆN TƯỢNG BỒI TỤ, SẠT LỞ VEN SÔNG, VEN BIỂN . 2
I.1.1. Hiện trạng bồi tụ, xói lở ven sông. 2
I.1.2. Hiện trạng bồi tụ, xói lở ven biển . 2
I.2. NGUYÊN NHÂN BỒI TỤ, SẠT LỞ VEN SÔNG, VEN BIỂN . 4
I.2.1. Nguyên nhân ngoại sinh . 4
I.2.2. Tác động của con người . 6
CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG DO BỒI LẮNG, SẠT LỞ VEN
SÔNG, VEN BIỂN TẠI TỈNH SÓC TRĂNG TRONG THỜI GIAN QUA VÀ ĐỀ
XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ. 8
II.1. TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG DO BỒI LẮNG, SẠT LỞ GÂY RA TẠI TỈNH
SÓC TRĂNG TRONG THỜI GIAN QUA . 8
II.1.1. Ảnh hưởng xói lở tới môi trường sinh thái . 8
II.1.2. Ảnh hưởng bồi lắng tới môi trường sinh thái . 9
II.2. NHẬN ĐỊNH XU THẾ DIỄN BIẾN SẠT LỞ BỒI LẮNG LÒNG DẪN, DẢI
VEN BIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI . 9
II.2.1. Gia tăng quá trình xói lở do ảnh hưởng của việc xây dựng các công trình
trữ nước phía thượng nguồn sông MêKông . 9
II.2.2. Ảnh hưởng do quá trình biến đổi khí hậu (BĐKH) trên toàn cầu . 10
II.2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ HIỆN TƯỢNG BỒI TỤ, SẠT LỞ
VEN SÔNG, VEN BIỂN TẠI TỈNH SÓC TRĂNG . 11
II.2.1. Giải pháp phi công trình . 11
II.2.2. Các giải pháp công trình . 12
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
17 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giải pháp hạn chế hiện tượng bồi tụ, sạt lở ven sông, ven biển tỉnh Sóc Trăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên cửa kênh Hồ Bể gần ấp Huỳnh Kỳ xã Vĩnh Hải xuôi
xuống phía dưới, đến ấp Cà Lăng A Biển thuộc xã Vĩnh Châu, dài khoảng gần 20 km.
Trong đó bồi giai đoạn 1965 – 1990 có đoạn từ ấp Huỳnh Kỳ đến ấp Âu Thọ B xã
Giải pháp hạn chế hiện tượng bồi tụ, sạt lở ven sông, ven biển tỉnh Sóc Trăng
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) 4
Vĩnh Hải, dài khoảng 9 km, với tốc độ bồi tụ lớn nhất gần 60 m/năm. Còn lại là bồi
trong giai đoạn 1990 – 2000, trong đó đoạn 2 bên cửa kênh Hồ Bề kéo dài từ ấp
Huỳnh Kỳ ra cửa kênh dài khoảng 2,5 km, với tốc độ bồi tụ lớn nhất ra phía biển
khoảng 70 m/năm. Đoạn bồi tiếp theo trong giai đoạn này thuộc ấp Trà Sết xã Vĩnh
Hải đến ấp Cà Lăng A Biển thuộc xã Vĩnh Châu dài khoảng 16 km, với tốc độ bồi lớn
nhất cũng khoảng 50 – 70 m/năm. Riêng trong giai đoạn 2000 – 2008 chỉ diễn ra quá
trình bồi tụ ở đoạn cuối của ấp Cù Lăng A Biển, khoảng gần 3,5 km và xen kẽ là các
đoạn bị xói lở cục bộ tại một số đoạn ngắn ở phía ngoài, không đáng kể.
- Đoạn bờ được bồi tụ thuộc vùng bờ phía Nam cửa Mỹ Thanh thuộc xã Vĩnh
Hải dài khoảng hơn 3 km suốt từ năm 1965 – 1990 – 2000, với tốc độ bồi lớn nhất
khoảng 30 m/năm. Từ năm 2000 đến 2008 quá trình này chỉ diễn ra một đoạn phía trên
đoạn bờ này tại vùng cửa sông Mỹ Thanh với tốc độ bồi có chậm hơn, chỉ khoảng 10 –
15 m/năm.
I.1.2.3. Đường bờ biển diễn ra cả 2 quá trình bồi tụ/xói lở xen kẽ nhau
Cả đoạn bờ này thường nằm giữa các đoạn bờ được bồi tụ liên tục với đoạn bờ
bị xói lở liên tục, cụ thể như sau:
- Đoạn bờ khu vực Ấp Chợ đến ấp Nhà Thờ thuộc xã Trung Bình huyện Long
Phú, diễn ra quá trình bồi năm 1965 – 1990 và xói lở năm 1990 – 2000 hoặc xói lở
năm 1990 – 2000 và bồi tụ năm 2000 – 2008.
- Đoạn bờ nằm giữa đoạn bờ bồi tụ phía Nam của Mỹ Thanh với đoạn bờ bị xói
lở ở ấp Huỳnh Kỳ thuộc huyện Vĩnh Châu, diễn ra quá trình bồi năm 1965 – 1990 và
xói lở năm 1990 – 2000.
- Các đoạn bờ ngắn nằm rải rác ở khu vực đường bờ bồi tụ thuộc xã Vĩnh Hải
và Vĩnh Châu thuộc huyện Vĩnh Châu, diễn ra quá trình bồi năm 1990 – 2000 và xói
lở năm 2000 – 2008.
I.2. NGUYÊN NHÂN BỒI TỤ, SẠT LỞ VEN SÔNG, VEN BIỂN
I.2.1. Nguyên nhân ngoại sinh
Các yếu tố ảnh hưởng đến các quá trình bồi tụ, xói lở do các yếu tố tự nhiên ở
đây chủ yếu là: cấu tạo vùng bờ, hướng đường bờ, tác động của gió, thủy triều, dòng
chảy dọc bờ, sóng (trong bão).
I.2.1.1. Nguyên nhân sạt lở
a. Do cấu tạo vùng bờ, hướng bờ
Đặc điểm địa hình bờ biển đồng bằng Nam Bộ nói chung và khu vực bờ biển
tỉnh Sóc Trăng nói riêng đều thuộc kiểu bờ tam giác châu có sú vẹt nằm trong nhóm
bờ biển thành tạo chủ yếu do các yếu tố không phải là sóng. Về cấu trúc hình thái, bờ
biển ở đây thấp, bằng phẳng bị chia cắt bởi các cửa sông, kênh rạch và có nhiều thực
vật ngập mặn. Bề mặt địa hình vùng bờ thường chỉ cao hơn mực nước biển trung bình
1,2 – 1,6m. Hầu như toàn bộ vùng bờ được cấu tạo bởi lớp phù sa cổ với thành phần
chủ yếu là bùn sét màu nâu, bùn sét màu nâu chứa cát có lẫn vụn vỏ xác thực vật (dạng
lớp kép). Nhiều nơi vùng bờ được cấu tạo bởi lớp phù sa mới.
Các thành tạo trầm tích phù sa cổ khi được lớp thảm thực vật phủ dày, trong
điều kiện môi trường ẩm ướt cao thì độ dẻo và độ kết dính tốt, còn những nơi thảm
thực vật thưa thớt hoặc không có thảm thực vật che phủ, khi bị phơi nắng thiếu nước
Giải pháp hạn chế hiện tượng bồi tụ, sạt lở ven sông, ven biển tỉnh Sóc Trăng
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) 5
thường xuyên, chúng mất nước dần, co rút lại, hậu quả là bị nứt nẻ, trở nên khô xốp và
khi thấm nước trở lại chúng bị bở rời, tơi vụn ra. Khi đó chỉ cần động lực rất nhỏ (sóng
gió), chúng đã bị nước làm dịch chuyển và mang đi. Đây là một điều kiện thuận lợi để
quá trình xói lở bờ trong vùng diễn ra mạnh mẽ.
Cùng với cấu tạo vùng bờ, hướng đường bờ cũng là yếu tố quan trọng để quá
trình bồi tụ hoặc xói lở bờ diễn ra. Kết quả khảo sát, phân tích cho thấy, tại các khu
vực có đường bờ mở thuần túy (phía Nam cửa Trần Đề) quá trình xói lở xảy ra với
cường độ mạnh, những nơi có đường bờ được che kín phần nào đó thì hoặc diễn ra quá
trình bồi tụ - xói lở xen kẽ hoặc chỉ diễn ra quá trình bồi tụ.
b. Sóng
Sóng có thể do gió hay do tàu thuyền đi lại trên sông gây ra, sóng do gió gây ra
sạt lở bờ thường xảy ra ở các vùng cửa sông, nới có đà gió dài. Chế độ sóng tại khu
vực nghiên cứu hình thành 2 mùa rõ rệt:
- Mùa đông sóng có hướng định hành là Đông Bắc chiếm khoảng 75 – 85%, độ
cao sóng trung bình khoảng 2 – 3,5m. Sóng lớn có tần suất xuất hiện nhiều nhất vào
tháng 11, với độ cao sóng cực đại có thể lên đến 5 – 6m.
- Mùa hè sóng chủ yếu có hướng Tây Nam hoặc Tây. Độ cao sóng trung bình
khoảng 2 – 3m. Sóng hướng Tây Nam có tần suất xuất hiện cực đại vào tháng 8 – 9,
với độ cao cực đại 4 – 5m. Thời gian lặng sóng hoặc sóng yếu trong năm chỉ xấp xỉ
2%.
Sóng vỗ vào bờ tạo áp lực, tạo dòng chảy ven bờ gây sạt lở có thể nhận thấy ở
hầu hết các vùng cửa sông và ven biển như cửa Trần Đề, cửa Định An. Tác động của
sóng sẽ tạo áp lực lên mái bờ, dòng chảy ven bờ đoạn cửa sông, ven biển gây nên sự
mất ổn định của bờ dẫn tới bờ bị sạt lở.
c. Gió
Chế độ gió trong khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa, hàng năm có các hướng gió chính: Tây, Tây Nam, Đông Bắc và chia làm 2 mùa
rõ rệt: mùa đông huớng gió thịnh hành là Đông Bắc, Đông; mùa hè hướng gió thịnh
hành là Tây, Tây Nam. Kết quả phân tích số liệu đo đạc tại vùng đồng bằng Nam Bộ
(tháng 6 năm 1999) cho thấy rằng, trong điều kiện động lực của thời kỳ gió mùa Tây
Nam, tại hầu hết các vùng bờ đều quan sát thấy hiện tượng bồi tụ, hiện tượng xói lở
hầu như không diễn ra. Hiện tượng xói lở tại các vùng bờ biển mở thuần túy chỉ diễn
ra vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc và thời kỳ gió hướng Đông thống trị.
d. Tác động của dòng chảy
Khi dòng chảy có vận tốc lớn hơn vận tốc khởi động bùn cát của lòng dẫn sẽ
làm cho lòng dẫn bị đào xói, khối đất phản áp của mái bờ bị suy giảm dần. Đến một
thời gian nhất định mái bờ sẽ bị mất ổn định và sạt lở sẽ xảy ra. Xói lở dạng này
thường xảy ra vào thời gian đầu mùa mưa, thời điểm mực nước kiệt. Các đợt sạt lở xảy
ra ngắt quãng và có chu kỳ dài hơn so với dạng sạt lở do sóng thuyền bè gây ra. Tuy
nhiên khối đất mỗi một đợt sạt lở thường lớn hơn và nguy hiểm hơn.
I.2.1.2. Nguyên nhân bồi tụ
a. Nguyên nhân gây bồi tụ lòng dẫn do vận tốc dòng chảy giảm nhỏ
Giải pháp hạn chế hiện tượng bồi tụ, sạt lở ven sông, ven biển tỉnh Sóc Trăng
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) 6
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sức tải cát phụ thuộc rất nhiều vào vận tốc
dòng chảy, vận tốc càng lớn, sức tải càng lớn. Trên dòng sông tại một thời điểm, tại
một vị trí và vì một lí do nào đó vận tốc dòng chảy giảm nhỏ, sẽ kéo theo sự suy giảm
khả năng mang cát bùn của dòng chảy. Trong trường hợp vận tốc dòng chảy giảm đi
nhiều, dòng chảy tại đó không còn đủ khả năng vận chuyển bùn cát trong nội bộ dòng
chảy đoạn sông trên đó đưa lại, khi đó bồi tụ lòng dẫn xảy ra.
b. Sự liên kết giữa hạt bùn cát với các Ion trong nước biển nguyên nhân gây bồi tụ
lòng dẫn đoạn sông bị nhiễm mặn
Quá trình trung hòa, dính kết các hạt bùn cát từ thượng nguồn đưa về với các
Ion dương, âm trong nước biển (Na+ CL-) sẽ tạo thành các hạt có kích thước lớn hơn,
có tốc độ lắng chìm cao hơn và vì thế khả năng lắng đọng có cơ hội diễn ra. Bùn, cát
giống như một loại keo, quanh hạt keo trong tầng hấp phụ được bao bởi hai lớp điện tử
âm và dương, khi hạt bùn cát đi vào môi trường nước mặn, trong nước mặn có các
thành phần Na+Cl-, hạt bùn cát sẽ trở thành hạt nhân hút các Ion trong nước mặn, kết
quả bùn cát được dính cục, gia tăng đường kinh và vì thế mà lắng đọng xuống đáy.
c. Bồi tụ ở đoạn sông cong
Trên các đoạn sông cong vận tốc dòng chảy phía bờ lõm rất lớn gây ra xói lở bờ
nhưng ngược lại phía bờ lồi vận tốc dòng chảy rất nhỏ, vì thế bờ lồi thượng bị lắng
đọng. Bên cạnh đó tại các đoạn sông cong thường xảy ra hiện tượng dòng chảy vòng,
dòng chảy này có tác dụng đào xói đất bờ phía bờ lõm rồi vận chuyển ra phía bờ lồi.
d. Bồi tụ vùng cửa sông ra biển
Ở bất kỳ cửa sông ra biển nào, sự giao thoa giữa các yếu tố sông biển thường để
lại sản phẩm của các cuộc tranh chấp đó là các bãi cát, ngưỡng cát dưới dạng các bar
chắn cửa. Các bar chắn cửa ảnh hưởng lớn đến thoát lũ và giao thông thủy.
Ở khu vực Sóc Trăng hầu hết các cửa sông đều xảy ra hiện tượng bồi tụ nhất là
cửa Trần Đề, cửa Định An, cửa Mỹ Thanh. Hoạt động bồi tụ thường diễn ra trong đợt
có gió mùa Đông Bắc, ngược lại trong mùa gió Tây Nam khu vực cửa sông lại xảy ra
hiện tượng xói lở.
Ta có thể tạm hiểu cơ chế bồi tụ tại các cửa sông ra biển như sau: Bùn cát có
nguồn gốc biển được dòng chảy ven bờ do sóng và thủy triều đưa vào cửa sông, khi
dòng chảy ven gặp dòng chảy thượng nguồn, vận tốc dòng chảy tại đó giảm đi, năng
lượng dòng chảy không còn đủ sức vận chuyển bùn cát từ biển đưa vào và từ nguồn
đưa xuống, vì thế phải lắng đọng lại.
I.2.2. Tác động của con người
Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản (đặc biệt là nuôi tôm sú,
tôm càng xanh, cua biển, các loài nhuyễn thể,) phát triển mạnh tại hầu hết các huyện
ven biển tỉnh Sóc Trăng. Chính nghề này đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của
nhiều tỉnh. Nhưng sự phát triển tự phát, tràn lan, thiếu quy hoạch đã tàn phá nhiều
hecta rừng ngập mặn ven bờ biển, đã có dấu hiệu gây suy thoái môi trường, làm mất
cân bằng sinh thái tăng nguy cơ phá vỡ quá trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững
trong khu vực. Hậu quả trước mắt là làm mất cân bằng địa động lực vùng bờ gây nên
xói lở bờ nghiêm trọng tại nhiều nơi như đoạn bờ ấp Khu Sáu thuộc thị trấn Vĩnh
Châu, đọan ấp No Pol xã Vĩnh Tân, phía Nam cửa Trần Đề.
Giải pháp hạn chế hiện tượng bồi tụ, sạt lở ven sông, ven biển tỉnh Sóc Trăng
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) 7
Ngoài ra, tình trạng xây dựng các công trình trái phép lấn chiếm mặt sông làm
cản trở việc thoát lũ, dẫn đến hiện tượng xói lở cục bộ phía sau công trình; tình trạng
xây dựng các tuyến đường giao thông có cao trình vượt lũ năm 2000 và đê bao trong
thời gian qua cũng đã làm giảm lượng nước lũ chảy vào nội đồng, đồng thời làm tăng
tốc độ dòng chảy và lưu lượng lũ vào hai dòng chính gây xói lở bờ sông; xói lở do
sóng tạo ra từ hoạt động vận tải thủy gây ra, ngoài ra còn nhiều diện tích nuôi thủy sản
ở các khu vực bãi bồi và neo đậu bè cá không đúng qui hoạch, làm co hẹp và chuyển
dịch dòng chảy gây xói lở bờ sông.
Bên cạnh đó, hoạt động khai thác cát sông tại khu vực Cù Lao Dung là một
trong những nguyên nhân tác động trực tiếp đến thay đổi dòng dẫn. Tình trạng khai
thác cát ồ ạt, bừa bãi làm thay đổi dòng chảy và gây ra sạt lở đường bờ, ảnh hưởng đến
đời sống của người dân nơi đây.
Giải pháp hạn chế hiện tượng bồi tụ, sạt lở ven sông, ven biển tỉnh Sóc Trăng
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) 8
CHƯƠNG II
TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG DO BỒI LẮNG, SẠT LỞ VEN
SÔNG, VEN BIỂN TẠI TỈNH SÓC TRĂNG TRONG THỜI
GIAN QUA VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ
II.1. TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG DO BỒI LẮNG, SẠT LỞ GÂY RA TẠI TỈNH
SÓC TRĂNG TRONG THỜI GIAN QUA
II.1.1. Ảnh hưởng xói lở tới môi trường sinh thái
II.1.1.1. Xói lở ảnh hưởng đến da dạng sinh học
Như các nhà khoa học đã kết luận hệ sinh thái ven biển Sóc Trăng khá đa dạng,
có tiềm năng thiên nhiên phong phú với 3 hệ sinh thái khác nhau, đặc biệt là vùng hạ
lưu sông Hậu. Với diện tích rừng hơn 10.000 ha; trong đó bao gồm nhiều quần thể
động, thực vật và thủy hải sản phong phú như: Quần thể khỉ đuôi dài (Macaca
fasclularis) hơn 300 cá thể; Rái cá Lông Mượt (Lutra perspicillata) 500 cá thể; Dơi
ngựa lớn (Pteropus -vampyrus) khoảng 15.000 cá thể và các loài chim nước, hệ động
vật lưỡng cư, bò sát.v.v... Riêng thảm thực vật rừng được khảo sát trong năm 1996 cho
thấy cũng đa dạng và phong phú không kém với khoảng 20 loài thực vật thuộc 16 họ
được ghi nhận. Các loài phổ biến nhất là Bần Chua, (Sonneratia caseolaris), Dừa nước
(Nipa frutican), Mắm trắng (Avicennia alba), Mắm đen (Avicennia offieinalis), Mắm
biển (Avicennia maina), Đước (Rhizophora apiculata)...
Tuy nhiên, diện tích rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng ngày một suy giảm dẫn đến
sự suy giảm về đa dạng sinh học. Tại khu vực đuôi cồn Cù Lao Dung, quần thể dơi
ngựa lớn theo thống kê mới nhất giờ còn không tới 1.000 con do môi trường sinh sống
của chúng đã bị thay đổi nhiều cùng với sự săn bắt của con người. Loài rái cá lông
mượt trước đây sống rất nhiều tại vùng này giờ cũng gần như biến mất. Các cây như
dừa nước, cây mắm, cây đước hiện đang được khôi phục dần.
Công tác phục hồi rừng ở Sóc Trăng đã diễn ra từ năm 1991, vốn khôi phục
rừng do các chương trình tái trồng rừng của nhà nước như chương trình 327, 661; các
nguồn vốn tài trợ của nước ngoài như Hà Lan, Nhật Bản, Ngân hàng thế giới đã
khôi phục diện tích rừng ngập mặn lên đến 2.357,66 ha, với loài cây chủ yếu là Bần
1.394,4 ha, Đước 521,12 ha và Mắm trồng hỗn giao 440,14 ha. Kết quả trồng rừng
thời gian qua đã làm cho diện tích tích vùng ven biển các huyện Vĩnh Châu, Long Phú
và Cù Lao Dung từng bước ổn định và phát huy được tác dụng phòng hộ chắn sóng,
gió, bảo vệ đê biển là nơi sinh sống của nhiều thủy sản có giá trị kinh tế cao như các
loài tôm, cá, nhuyễn thể Kết quả khôi phục rừng nổi bật nhất là trồng được dải rừng
Bần chua, chạy dài từ một phần của xã Vĩnh Hải (Rạch Hồ Lạn), Vĩnh Châu qua
huyện Long Phú đến xã An Thạnh 3, Cù Lao Dung, kéo dài hơn 20 km tạo thành bức
tường bảo vệ đê biển khá vững chắc.
II.1.1.2. Xói lở mất đất canh tác
Hiện tượng xói lở đường bờ đặc biệt là ven biển tỉnh Sóc Trăng xảy ra tương
đối mạnh trong những năm gần đây. Kết quả nghiên cứu của Dự án bảo vệ phát triển
các vùng đất ngập nước ven biển phía Nam đồng bằng sông Cửu Long từ năm 1996
đến nay tại khu vực ven biển huyện Vĩnh Châu cho thấy: Các xã Vĩnh Tân, xã Lai
Hòa, xã Vĩnh Hải đoạn bờ biển Cống xóm đáy ấp Mỹ Thanh dài 3,5 km, bờ biển bị xói
Giải pháp hạn chế hiện tượng bồi tụ, sạt lở ven sông, ven biển tỉnh Sóc Trăng
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) 9
lở với mức độ bình quân từ 15 đến 40 mét/năm. Cụ thể như tại một đoạn của xã Vĩnh
Hải (huyện Vĩnh Châu) mỗi năm bị lấn sâu vào bờ từ 8 - 15 mét, một phần ở xã Vĩnh
Tân (40 m/năm), xã Lai Hòa (20 m/năm)... Hiện tượng sạt lở này đã gây ra những thiệt
hại không nhỏ, tạo ra những khó khăn trong khâu quy hoạch phát triển công trình ven
biển.
II.1.2. Ảnh hưởng bồi lắng tới môi trường sinh thái
Hiện tượng bồi lắng và xói lở là hai hiện tượng tất yếu của một dòng chảy. Vì
vậy, có thể nói không có dòng sông hay biển nào là không bồi lắng hoặc bồi xói,
không có một dòng sông nào là ổn định và ổn định chỉ là tương đối biến hình và xói
bồi mới là tuyệt đối Có điều hậu quả của bồi lắng và xói lở tác động đến môi trường
tự nhiên và môi trường xã hội như thế nào thì mỗi nơi mỗi lúc một khác. Có thể nói
bồi lắng lòng dẫn sẽ làm:
- Gia tăng diện tích đất sản xuất;
- Cản trở giao thông thủy;
- Giảm năng lực, hiệu quả của các công trình thủy lợi;
- Gây ô nhiễm môi trường, góp phần gây nên dịch bệnh, gây nên thảm họa rất
lớn nếu như bồi lắng xảy ra tại các cửa sông, làm giảm khả năng tiêu thoát nước cho
khu vực.
II.1.2.1. Bồi lắng lòng dẫn tạo thêm đất đai ruộng vườn
Bồi lắng xảy ra ở Sóc Trăng chủ yếu tại các khu vực như thuộc huyện Cù Lao
Dung đoạn bờ biển từ của vàm Hồ Lớn chạy xuôi dọc sômg Hậu đến cửa Trần Đề,
đoạn bờ biển thuộc huyện Long Phú, đoạn sông Hậu thuộc ấp Đầu Giồng và đoạn bờ
biện thuộc huyện Vĩnh Châu với tốc độ bồi tụ khá lớn từ 10 – 70m/năm. Hiện tượng
bồi tụ tại khu vực đã làm tăng thêm diện tích đất đáng kể phục vụ phát triển trồng trọt
và nuôi trồng thủy sản trong nông nghiệp.
II.1.2.2. Bồi lắng lòng dẫn làm giảm khả năng cấp và tiêu thoát nước, gây ô nhiễm
môi trường
Bồi lắng lòng dẫn, cửa sông, kênh sẽ làm giảm mặt cắt lòng dẫn, giảm khả năng
cấp và tiêu thoát nước, nhất là các cửa sông Mỹ Thanh bồi lắng sẽ khiến cho lòng dẫn
bị hẹp cản trở đến dòng chảy, dẫn đến gia tăng mức độ ô nhiễm nước trong sông rạch
nội đồng và ven biển. Phần lớn diện tích nuôi trồng thủy sản (chủ yếu là nuôi tôm) ở
Sóc Trăng tập trung ở các huyện Long Phú, Vĩnh Châu và Cù Lao Dung khi môi
trường bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng nặng nề đến năng suất sản xuất, do con tôm rất nhạy
cảm với môi trường.
II.2. NHẬN ĐỊNH XU THẾ DIỄN BIẾN SẠT LỞ BỒI LẮNG LÒNG DẪN, DẢI
VEN BIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI
II.2.1. Gia tăng quá trình xói lở do ảnh hưởng của việc xây dựng các công trình
trữ nước phía thượng nguồn sông MêKông
Trong thời gian vừa qua, phía thượng nguồn sông MêKông là các nước
Campuchia, Lào và Trung Quốc, đặc biệt là Trung Quốc vừa hoàn thành xong việc xây
dựng đập lưu trữ nước tưới trên đoạn sông chảy qua địa phận của mình đã làm suy
giảm khối lượng nước sông MêKông phía hạ lưu trong đó có Việt Nam.
Giải pháp hạn chế hiện tượng bồi tụ, sạt lở ven sông, ven biển tỉnh Sóc Trăng
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) 10
Như chúng ta đã biết, hệ thống sông rạch của tỉnh Sóc Trăng đều có cửa thông
với sông Hậu, mà sông Hậu là một nhánh của sông MêKông. Do đó, trong thời gian
sắp tới khi mà các đập thủy điện ở Trung Quốc và các hồ chứa ở Thái Lan, Lào,
Campuchia đều đồng loạt được xây dựng và đi vào hoạt động thì sẽ làm chậm tốc độ
dòng chảy tự nhiên của sông, làm bồi lắng một lượng phù sa lớn tại hồ, thay đổi động
lực dòng chảy gây xói lở các đoạn sông ở hạ lưu. Hay nói cách khác, việc xây dựng
này sẽ làm xáo trộn chế độ thủy văn ở hạ nguồn rất lớn. Về số lượng, nguồn nước sẽ ít
đi; về chất lượng, nguồn nước sẽ giảm (hay đói) phù sa; về thời gian, lũ về trễ hơn và
suy kiệt nguồn lợi thuỷ sản. Chỉ riêng việc nước càng về hạ lưu càng đói phù sa sẽ
phải lấy phù sa dọc đường đi bằng cách làm xói lở bờ sông ngày càng nghiêm trọng.
Vì thế, sẽ ngày càng có nhiều công trình đô thị xây dựng dọc sông Tiền, sông Hậu có
thể bị sụt lún bất cứ lúc nào.
Ngoài ra, các đập này cũng chắn đường di cư, làm thay đổi chế độ sinh trưởng
và chu trình sinh sản của các loài thủy sản, hủy diệt nhiều loài thủy sinh, tác động
mạnh đến việc sinh kế của nhiều cư dân ven sông Mêkông, đăc biệt là ở vùng ĐBSCL.
Việc giảm đáng kể nguồn nước lũ cùng với sản lượng cá, lượng phù sa trong mùa lũ,
sạt lở đất ven sông Hậu ngày càng nghiêm trọng là minh chứng rõ nét nhất cho những
nhận định về tác hại từ việc xây dựng các đập thủy điện ở thượng nguồn.
Sự mất đi đột ngột một lượng rất lớn nước ngọt, trầm tích và dinh dưỡng đưa
ra dải ven bờ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như xói lở bờ biển, xâm nhập mặn,
thay đổi chế độ thủy văn, mất nơi cư trú và bãi giống, bãi đẻ của sinh vật, suy kiệt dinh
dưỡng và giảm sức sản xuất của vùng biển ven bờ, dẫn đến thiệt hại lớn về đa dạng
sinh học và nguồn lợi thủy sản đánh bắt, nuôi trồng đặc biệt là phía hạ nguồn trong đó
có tỉnh Sóc Trăng.
II.2.2. Ảnh hưởng do quá trình biến đổi khí hậu (BĐKH) trên toàn cầu
Việt Nam được xem là một trong những nước sẽ bị ảnh hưởng nặng do biến đổi
khí hậu toàn cầu. Theo dự báo thì biến đổi khí hậu sẽ làm cho các trận bão ở Việt Nam
thường xuyên xảy ra hơn với mức độ tàn phá nghiêm trọng hơn. Ðường đi của bão
dịch chuyển về phía nam và mùa bão dịch chuyển vào các tháng cuối năm. Lượng mưa
giảm trong mùa khô (VII - VIII) và tăng trong mùa mưa (IV - XI); mưa lớn thường
xuyên hơn gây lũ đặc biệt lớn và xảy ra thường xuyên hơn ở miền Trung và Nam. Hạn
hán xảy ra hàng năm ở hầu hết các khu vực của cả nước. Nhiệt độ trung bình năm tăng
khoảng 0,100C/thập kỷ; trong một số tháng mùa hè, nhiệt độ tăng khoảng 0,1 - 0,30
0C/ thập kỷ. Nhiệt độ tăng và lượng mưa thay đổi sẽ ảnh hưởng đến nền nông nghiệp
và nguồn nước. Mực nước biển có khả năng dâng cao 1m vào cuối thế kỷ, lúc đó Việt
Nam sẽ mất hơn 12% diện tích đất đai, nơi cư trú của 23% số dân.
Theo dự báo phân bố dòng chảy, vào các tháng mùa mưa của sông MêKông, sẽ
tăng 41% ở đầu nguồn và 19% ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); vào các
tháng mùa khô, dòng chảy giảm 24% ở thượng nguồn và 29% ở vùng ĐBSCL, mực
nước lũ có thể đạt cao trình +13,24 xấp xỉ cao trình đỉnh đê hiện nay +13,40. Điều đó
nghĩa là, khả năng lũ trong mùa mưa và cạn kiệt trong mùa khô đều trở nên khắc
nghiệt hơn; sẽ có khoảng 8,4 triệu người Việt Nam thiếu nước ngọt vào năm 2050
(theo dự báo của ADB).
Trong các vùng lãnh thổ của Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Long có địa hình
thấp, nhiều nơi cao trình chỉ đạt từ 20 – 30 cm, đường bờ biển dài nên được đánh giá
là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và nghiêm trọng nhất. Theo kịch bản nước biển
Giải pháp hạn chế hiện tượng bồi tụ, sạt lở ven sông, ven biển tỉnh Sóc Trăng
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) 11
dâng 1 m thì Sóc Trăng sẽ là 1 trong 10 tỉnh đứng đầu về thiệt hại với diện tích bị ngập
khoảng 1.425 km2, chiếm đến 43,7% diện tích cả tỉnh. Việc này sẽ tác động đến hơn
450.000 người, tương đương 35% tổng dân số của tỉnh.
Mực nước biển dâng lên cùng với cường độ của bão tố sẽ làm thay đổi thành
phần của trầm tích, độ mặn và mức độ ô nhiễm của nước, làm suy thoái và đe dọa sự
sống còn của rừng ngập mặn ven biển và các loài sinh vật đa dạng trong đó. Tại những
vùng mà BÐKH làm tăng cường độ mưa, chế độ dòng chảy ven bờ thay đổi gây xói lở
bờ, giảm khả năng tiêu tự chảy, diện tích và thời gian ngập úng tăng lên tại nhiều khu
vực. Tất cả những hiện tượng đó đều ảnh hưởng đến các loài sinh vật và tài nguyên
sinh vật, làm cho nhiều hệ sinh thái bị suy thoái, gây khó khăn cho sự phát triển kinh
tế và xã hội.
II.2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ HIỆN TƯỢNG BỒI TỤ, SẠT LỞ
VEN SÔNG, VEN BIỂN TẠI TỈNH SÓC TRĂNG
Giải pháp khoa học và công nghệ phòng chống xói lở bờ biển bao gồm 2 nhóm
giải pháp chính: phi công trình và công trình.
II.2.1. Giải pháp phi công trình
Xói lở, bồi tụ bờ biển, bồi lấp cửa sông có nguồn gốc tự nhiên, do đó chỉ nên
can thiệp bằng giải pháp công trình trong các trường hợp thật sự cần thiết. Điều quan
trọng là phải dự báo được chính xác và kịp thời các khu vực, các đoạn bờ có nguy cơ
xói lở, các cửa sông bị bồi lấp để có biện pháp di dân, né tránh thích hợp. Trong
trường hợp phải dùng biện pháp công trình chỉnh trị, nhất thiết phải dựa trên cơ sở
khoa học chắc chắn để không gây xói lở và phá vỡ hệ sinh thái của các vùng bờ lân
cận. Các giải pháp phi công trình có thể được áp dụng bao gồm:
- Cấm, hạn chế phá rừng phòng hộ, khôi phục thảm thực vật ven bờ biển.
- Tổ chức theo dõi diễn biến xói lở bờ biển, bồi lấp cửa sông về qui mô, cường
độ, hướng dịch chuyển theo định kỳ: hàng năm, hàng tháng, ngày giờ và không theo
định kỳ với các tình huống bão, lũ xảy ra. Xây dựng cơ sở dữ liệu kiểm soát xói lở,
theo địa bàn huyện, tỉnh bao gồm cả bản đồ hiện trạng, bản đồ dự báo, cảnh báo khả
năng xói lở, bồi lấp cửa sông. Tất cả các thông tin về xói lở, bồi tụ phải được cập nhật
thường xuyên, phải được phân tích, đánh giá tổng hợp trên quan điểm hệ thống để
cảnh báo kịp thời và được lưu trữ bằng hệ thông tin địa lý (GIS).
- Thông tin cảnh báo, dự báo phải được thông báo kịp thời đến người dân và
phát lệnh cấp báo trường hợp khẩn cấp thông qua hệ thống thông tin quản lý kiểm soát
xói lở kết mạng giữa các cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu khoa học và cộng đồng
dân cư.
- Điều chỉnh quy hoạch phát triển. Trước hết là điều chỉnh quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội theo huyện, theo vùng lãnh thổ. Cần khoanh vùng các khu
vực có nguy cơ xói lở với các cấp khác nhau: mạnh, trung bình, yếu... nhằm bố trí hợp
lý các tụ điểm dân cư, các công trình dân sinh, kinh tế.
- Tổ chức di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm dưới các hình thức di dời
vĩnh viễn theo kế hoạch quy hoạch; di dời tạm thời khi có cảnh báo và di dời khẩn cấp
khi có cấp báo.
- Giáo dục và nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về tác hại và các giải
pháp phòng chống xói lở, bồi tụ.
Giải pháp hạn chế hiện tượng bồi tụ, sạt lở ven sông, ven biển tỉnh Sóc Trăng
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) 12
- Nhằm ngăn ngừa giảm thiểu khả năng xảy ra xói lở bờ sông, bờ biển trên dịa
bàn tỉnh Sóc Trăng.
Tuyên truyền giáo dục cộng đồng xây dựng quy chế bảo vệ, khai thác hệ thống
kênh rạch
+ Tăng cường tuyên truyền giáo dục cộng đồng trong công tác phòng chống sạt
lở bờ, trong đó cần quan tâm tới việc động viên nhân dân bảo vệ cây cối ven sông,
rừng phòng hộ ven biển, không chất thải, không xây cất nhà cửa lấn chiếm lòng sông,
không khai thác cát ven sông, ven biển, không xây dựng công trình bảo vệ bờ khi chưa
được sự cho phép của cơ quan chức năng.
+ Khuyến khích phát động cộng đồng tham gia công tác thủy lợi như: nạo vét,
khơi thông kênh rạch nhằm vừa đảm bảo yêu cầu tưới, tiêu thoát lũ vừa tác dụng giảm
tốc độ dòng chảy và giảm nguy cơ xảy ra xói lở lòng dẫn.
+ Xây dựng cơ chế thưởng phạt đối với người dân tích cực phòng chống và cố
tì
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_giai_phap_han_che_hien_tuong_boi_tu_sat_lo_ven_song_v.pdf