Luận văn Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức liên đoàn lao động tỉnh Phú Yên

MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn .3

2.1. Nghiên cứu ở nước ngoài .3

2.2. Nghiên cứu trong nước.3

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .5

3.1. Mục đích nghiên cứu.5

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.6

4.1. Đối tượng nghiên cứu.6

4.2. Phạm vi nghiên cứu.6

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.6

5.1. Phương pháp luận.6

5.2. Phương pháp nghiên cứu.6

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.7

7. Bố cục của luận văn .8

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC VÀ

TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC .9

1.1. Lý luận chung về động lực và tạo động lực làm việc .9

1.2. Cán bộ, công chức và tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức Liên đoàn

Lao động tỉnh. .19

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới tạo động lực làm việc.31

1.4. Sự cần thiết việc tạo động lực cho cán bộ, công chức Liên đoàn Lao động tỉnh

Phú Yên.38

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÁN BỘ,

CÔNG CHỨC LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH PHÚ YÊN.43

2.1. Giới thiệu về Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Yên .43

pdf113 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức liên đoàn lao động tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động lực làm việc luôn được coi là một trong những chức năng quan trọng của nhà quản lý, là yếu tố mang tính quyết định hiệu quả làm việc và khả năng cạnh tranh của tổ chức, đặc biệt là đối với các tổ chức cơ quan Công đoàn. Việc tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, công chức Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Yên có tầm quan trọng đặc biệt, vì họ là bộ phận quan trọng quyết định đến hiệu lực, hiệu quả của bộ máy tổ chức công đoàn. Động lực làm việc có ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của cá nhân và tổ chức, bởi vì nếu cán bộ, công chức không có động lực làm việc hoặc động cơ làm việc không tích cực sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của cơ quan Liên đoàn Lao động tỉnh và có tác động không tốt đến công tác chỉ đạo phong trào công nhân viên chức lao động và hoạt động công đoàn trên địa bàn tỉnh. 41 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Trong chương 1 tác giả đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tài, đó là: động lực làm việc, tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức. Đồng thời tác giả cũng đi tìm hiểu về các học thuyết về tạo động lực trong lao động. Động lực làm việc là nhân tố quan trọng trong tăng năng suất lao động và hiệu suất làm việc của cán bộ, công chức, giúp tổ chức không chỉ phát triển mà còn phát triển bền vững trong điều kiện hiện nay với nhiều tác động cả tích cực và tiêu cực đến tổ chức và các thành viên trong tổ chức. Phân tích và làm rõ những vấn đề mang tính lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức trong cơ quan Hành chính Nhà nước là nền tảng định hướng quan trọng cho việc nghiên cứu thực trạng tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Yên ở chương 2 và là cơ sở để đề xuất các giải pháp trong chương 3. 42 43 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH PHÚ YÊN 2.1. Giới thiệu về Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Yên Trải qua hơn 70 năm hình thành và phát triển, Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Yên đã có nhiều biến động do nhập và tách tỉnh, tổ chức 09 lần đại hội, với 04 lần thay đổi tên gọi. Từ khi mới thành lập, với chỉ vài chục công đoàn cơ sở và vài trăm đoàn viên, đến nay đã có 990 công đoàn cơ sở, với 46.554 đoàn viên/69.090 công nhân viên chức lao động. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Phú Yên và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đoàn viên, công nhân viên chức lao động trong tỉnh đã ra sức thi đua hăng hái lao động sản xuất và công tác phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần giữ vững ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Vai trò của công đoàn: Theo Hiến pháp nước Công hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 chương I. Điều 10 đă ghi “Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Luật Công đoàn sửa đổi, bổ sung năm 2012 đă khẳng định: “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội 44 chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. 2.2. Thực trạng về đội ngũ cán bộ, công chức Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Yên 2.2.1. Cơ cấu tổ chức Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Yên Căn cứ vào tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ các ban nghiệp vụ, quy định tại Quyết định số 883/QĐ-TLĐ ngày 16/7/2009 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Yên xây dựng Đề án kiện toàn tổ chức, bộ máy tại cơ quan LĐLĐ tỉnh nhiệm kỳ 2008 - 2013, gồm 07 ban nghiệp vụ; 05 Công đoàn ngành và tương đương; 9 Liên đoàn Lao động huyện, thị, thành phố; 49 công đoàn cơ sở trực thuộc. Mô hình hệ thống tổ chức như sau: Chú thích: Chỉ đạo trực tiếp Sơ đồ 2.1. Hệ thống tổ chức Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Yên (Nguồn Liên đoàn Lao động tỉnh năm 2016) - Các ban nghiệp vụ của Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Yên có 07 ban: Ban CĐ NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG CĐCS CĐCS CĐCS C ĐCS LĐLĐ HUYỆN, TX, TP LĐLĐ TỈNH 45 Tổ chức; Ban Tuyên giáo; Ban Nữ công; Ban Chính sách - Pháp luật; Ban Tài chính; Văn Phòng và Văn phòng Uỷ ban kiểm tra. - LĐLĐ huyện, thị và thành phố có 09 đơn vị: thành phố Tuy Hòa; thị xã Sông Cầu; các huyện: Đông Hòa, Tây Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân, Tuy An, Sơn Hòa, Phú Hòa. - Công đoàn (CĐ) ngành và tương đương có 05 đơn vị: CĐ ngành Giáo dục, CĐ ngành Y tế, CĐ ngành Giao thông vận tải, CĐ Viên chức tỉnh và CĐ Khu Kinh tế. - Công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh có 49 đơn vị: CĐCS các Công ty 100% vốn nước ngoài FDI; công đoàn cơ sở các Công ty TNHH MTV của Nhà nước, Công ty Cổ phần có số vốn của Nhà nước trên 51%, công đoàn cơ sở các Công ty có nhiều chi nhánh trong và ngoài tỉnh,... - Số lượng công đoàn cơ sở và đoàn viên công đoàn Tính đến hết 31/12/2016, tổng số công đoàn cơ sở thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh đang quản lý: 990 công đoàn cơ sở. Trong đó, Liên đoàn Lao động huyện, thị xã, thành phố quản lý 786 công đoàn cơ sở; Các công đoàn ngành và tương đương quản lý 155 công đoàn cơ sở; Liên đoàn Lao động tỉnh trực tiếp quản lý 49 công đoàn cơ sở. Với tổng số 46.554 đoàn viên (ĐV), được phân bố như sau: Khu vực hành chính sự nghiệp (HCSN) là 32.318 đoàn viên; Khu vực doanh nghiệp Nhà nước có 925 đoàn viên; Khu vực ngoài Nhà nước là 13.311 (trong đó có 3.126 đoàn viên/3.227 công nhân viên chức lao động thuộc đơn vị Trung ương). Bảng 2.1. Số lượng và cơ cấu đoàn viên Công đoàn so với số lao động của tỉnh T TT Khu vực Năm 2012 2013 2014 2015 2016 0 1 Khu vực nhà nước (Người) 31.023 31.358 30.648 32.079 33.243 Tỉ lệ (%) 93,5 93,76 94,09 97,8 98,3 Hành chính sự 28.747 29.095 29.825 31.163 32.318 46 nghiệp(Người) Doanh nghiệp nhà nước(Người) 2.276 2.263 823 916 925 0 2 Khu vực ngoài nhà nước (Người) 11. 794 12.483 11.794 13.351 13.311 Tỉ lệ (%) 28,4 30 28,7 37,59 37,6 Tổng cộng (1+2) 42.817 43.841 42.442 45.430 46.554 (Nguồn: Liên đoàn Lao động tỉnh giai đoạn 2012- 2016) Bảng 2.2. Số công đoàn cơ sở phân theo cấp công đoàn quản lý Đơn vị tính: CĐCS S Số TT Cấp công đoàn Năm 2012 2013 2014 2015 2016 1 LĐLĐ huyện, thị xã, thành phố 771 773 775 775 786 2 Công đoàn ngành và tương đương 116 121 148 153 155 3 CĐCS trực thuộc LĐLĐ tỉnh (CĐCS đơn vị TW trên địa bàn) 36 (11) 36 (11) 40 (15) 46 (17) 49 (20) Tổng 923 930 963 974 990 (Nguồn: Liên đoàn Lao động tỉnh giai đoạn 2012- 2016) 2.2.2. Đặc điểm cán bộ, công chức Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Yên Căn cứ vào tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ các ban nghiệp vụ, quy định tại Quyết định số 883/QĐ-TLĐ ngày 16/7/2009 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Yên xây dựng Đề án kiện toàn tổ chức, bộ máy tại cơ quan Liên đoàn Lao động tỉnh nhiệm kỳ 2008 - 2013, gồm 07 ban nghiệp vụ; 05 Công đoàn ngành và tương đương; 9 Liên đoàn Lao động huyện, thị, thành phố; 49 công đoàn cơ sở trực thuộc. Tính đến hết 31/12/2016, tổng số công đoàn cơ sở thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh đang quản lý: 990 công đoàn cơ sở. Trong đó, Liên đoàn Lao động huyện, thị xã, thành phố quản lý 786 công đoàn cơ sở; Các công đoàn ngành và tương đương 47 quản lý 155 công đoàn cơ sở; Liên đoàn Lao động tỉnh trực tiếp quản lý 49 công đoàn cơ sở. Với tổng số 46.554 đoàn viên (ĐV), được phân bố như sau: Khu vực hành chính sự nghiệp (HCSN) là 32.318 đoàn viên; Khu vực doanh nghiệp Nhà nước có 925 đoàn viên; Khu vực ngoài Nhà nước là 13.311 (trong đó có 3.126 đoàn viên/3.227 công nhân viên chức lao động thuộc đơn vị Trung ương). 2.2.2.1. Về số lượng Cán bộ, công chức của Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Yên là 82 người (Nữ 36), cán bộ là 28, công chức là 54 bao gồm: - Cơ quan Liên đoàn Lao động tỉnh là 33 người (40,2%); - Các Liên đoàn Lao động huyện, thị, thành phố là 37 người (45,1%); - Các công đoàn ngành địa phương và tương đương là 12 người (14,6%); 2.2.2.2. Về độ tuổi Cơ cấu theo độ tuổi: tuổi đời bình quân của cán bộ công đoàn chuyên trách Liên đoàn Lao động tỉnh là 43 tuổi, trong đó: Dưới 30 tuổi là 12 người (14,63%); Từ 30 tuổi đến 39 tuổi là 28 người (34,1%); Từ 40 tuổi đến 49 tuổi là 25 người (30,4%); Từ 50 tuổi trở lên là 17 người (20,7%). Biểu đồ 2.1.Tuổi đời bình quân của cán bộ, công chức Liên đoàn Lao động tỉnh (Nguồn: Liên đoàn Lao động tỉnh năm 2016) Từ kết quả biểu đồ 2.1 cho thấy: Có sự phân bố lực lượng ở tất cả các nhóm 000 005 010 015 020 025 030 035 Dưới 30 31-40 41-50 Trên 50 14,63 34,1 30,4 20,7 48 tuổi, CBCC nhìn chung đang ở độ tuổi lý tưởng. Tuổi đời trung bình của cán bộ công đoàn chuyên trách LĐLĐ tỉnh là 43 tuổi. Đây là độ tuổi lý tưởng trong công tác: sung sức, đã có kinh nghiệm và kỹ năng trong công tác và còn nhiều thời gian công tác và cống hiến cho tổ chức. 2.2.3.4. Về trình độ Bảng 2.3. Trình độ chuyên môn, Quản lý nhà nước, Lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học của cán bộ, công chức Liên đoàn Lao động tỉnh STT Trình độ Số lượng (người) Tỉ lệ (%) 1 Chuyên môn, nghiệp vụ - Tiến sỹ, thạc sỹ 06/82 7,3 - Đại học, Cao đẳng 71/82 86,5 - Trình độ khác 7/82 8,5 2 Lý luận chính trị - Cử nhân, cao cấp 26/82 31,7 - Trung cấp 31/82 37,8 - Sơ cấp 11/82 13,4 - Chưa qua đào tạo 14/82 17 3 Ngoại ngữ - Đại học, cao đẳng 9/82 10,9 - Trình độ C 08/82 9,7 - Trình độ B, B1 30/82 36,5 - Trình độ A 17/82 20,7 - Chưa qua đào tạo, bồi dưỡng 18/82 21,9 4 Tin học - Thạc sỹ 01/82 1,2 - Đại học, cao đẳng 10/82 12,1 - Trình độ C 04/82 4,87 49 - Trình độ B 30/82 36,5 - Trình độ A 23/82 28 - Chưa qua đào tạo, bồi dưỡng 14/82 17 5 Nghiệp vụ công đoàn - Đại học chuyên ngành 01/82 1,21 - Lý luận, nghiệp vụ công đoàn 70/82 85,3 (Nguồn: Liên đoàn Lao động tỉnh năm 2016) Từ kết quả bảng 2.3 cho thấy: Nhìn chung, CBCC của Liên đoàn Lao động tỉnh có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị tương đối cao, am hiểu các chính sách, pháp luật liên quan đến quyền lợi nghĩa vụ của công nhân viên chức lao động và của công đoàn; Chất lượng tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, tham gia quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý cơ quan, doanh nghiệp của cán bộ công đoàn đã nâng dần chất lượng. Trình độ từ Cao đẳng, đại học và trên đại học chiếm trên 80%, có được kết quả đó là nhờ sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh trong những năm qua đã chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Liên đoàn Lao động tỉnh. Tuy nhiên về trình độ chuyên môn còn gần 20% trình độ từ trung cấp trở xuống; trình độ chính trị là 17% chưa qua đào tạo...vì một số chế độ chính sách chưa khuyến khích cán bộ, công chức học tập nâng cao trình độ, một bộ phận cán bộ, công chức còn có tư tưởng ngại học tập nghiên cứu để nâng cao trình độ, năng lực cho bản thân nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cán bộ, công chức của Liên đoàn Lao động tỉnh. Trong thời gian tới Liên đoàn Lao động tỉnh cần kiến nghị, đề xuất những chính sách ưu đãi đối với những cán bộ, công chức được đưa đi đào tạo về kinh phí, thời gian. Khi đào tạo xong thì được bố trí đúng chuyên ngành đào tạo và đưa vào quy hoạch để tạo nguồn cán bộ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực khi đất nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới. 50 2.3. Thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Yên Từ bức tranh thực trạng về đội ngũ cán bộ, công chức Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Yên, tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức và biểu hiện động lực của cán bộ, công chức thông qua phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi. Tác giả đã nghiên cứu khảo sát tại Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Yên và một số đơn vị trực thuộc: Số phiếu phát ra là 82 phiếu, số phiếu thu về là 82 phiếu. Kết quả nghiên cứu được tác giả phân tích cụ thể như sau: 2.3.1. Tạo động lực làm việc thông qua chính sách tuyển dụng - thu hút nhân tài Tuyển dụng và thu hút nhân tài là một chủ trương, chiến lược của tỉnh Phú Yên. Đặc biệt, từ năm 2012 trở lại đây, công tác này đã ngày càng được mở rộng dân chủ, các quy trình thực hiện, công tác tuyển dụng và thu hút nhân tài theo Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 18/6/1997 (khóa VIII) về “Chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Yên căn cứ xây dựng Quy chế tuyển dụng gồm: Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn tuyển dụng công chức; Quyết định số 1468-QĐ/TLĐ ngày 11/11/2009 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc Ban hành Quy định về phân công, phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức công đoàn; Quyết định số 2729-QĐ/TU, ngày 29/11/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về ban hành Quy chế phân cấp quản lý cán bộ, Quyết định số 3535-QĐ/TU, ngày 11/02/2014 của Tỉnh ủy Phú Yên về việc ban hành Quy chế tuyển dụng công chức, viên chức cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh. Kế hoạch số 77-KH/TU, ngày 12/5/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên về thực hiện Kết luận số 64- KL/TW, ngày 28/5/2013 của BCH Trung ương Đảng (khóa XI) về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở” Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Yên xây dựng Quy chế tuyển dụng cán bộ, 51 công chức về tiêu chuẩn cán bộ tuyển dụng phải đảm bảo theo tiêu chuẩn vị trí việc làm đã xây dựng; đảm bảo đúng quy trình tuyển chọn quy định tại Điều 10, Hướng dẫn số 11-HD/BTCTU, ngày 12/12/2007 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phú Yên về phân cấp quản lý cán bộ, Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử. Phải tổ chức phỏng vấn, kiểm tra trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng về quản lý, sự hiểu biết về tổ chức công đoàn, thực hiện nghiêm chỉnh chế độ thử việc.... trước khi quyết định tuyển dụng. Chính sách tuyển dụng và thu hút nhân tài được Liên đoàn Lao động tỉnh thực hiện nghiêm chỉnh theo các quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng cán bộ thực tế của từng đơn vị, từng bộ phận; đảm bảo nguyên tắc dân chủ và công khai. Theo chính sách thu hút nhân tài của tỉnh thì mỗi cán bộ, công chức nguồn hay được quy hoach vào vị trí chủ chốt khi đi học thạc sĩ, tiến sĩ thì được Nhà nước hỗ trợ kinh phí 100%, khi học xong được bố trí đúng chuyên ngành đào tạo. Chính sách thu hút, tuyển dụng, trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng có vai trò hết sức quan trọng và trở thành một yếu tố mang tầm chiến lược trong quá trình cải cách nền công vụ của nhiều quốc gia trên thế giới. Mỗi quốc gia có những cách thức, phương pháp tiếp cận khác nhau đối với việc phát hiện, thu hút và trọng dụng, đãi ngộ người có tài năng trong nền công vụ. Ở Việt Nam, nhiều cơ quan, địa phương đã có những hình thức, cách làm phù hợp để thu hút người có tài năng vào làm việc trong cơ quan nhà nước, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thật sự có năng lực, phẩm chất và đạo đức, gắn liền với tinh giản biên chế bộ máy hành chính, góp phần xây dựng một nền hành chính hiệu lực, hiệu quả, trong sạch và vững mạnh. Tuy nhiên trên thực tế, việc thu hút cũng như vấn đề tuyển dụng, trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng đã và đang gặp phải những khó khăn, vướng mắc nhất định, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả cũng như mục tiêu, ý nghĩa mà chính sách đề ra. Việc ban hành, thực hiện chính sách thu hút, đãi ngộ người có tài năng đã thể hiện chủ trương đúng đắn của Đảng ta về công tác cán bộ trong việc lãnh đạo 52 tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011) đề ra chủ trương mới về sự phát triển, nhấn mạnh nhân tố con người, nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần phát triển đất nước; trong đó đặc biệt quan tâm đến việc trọng dụng nhân tài, các nhà khoa học đầu ngành, thu hút các nhà khoa học, công nghệ giỏi ở trong nước và ngoài nước. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, Đảng ta đã chỉ rõ: “Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn”. Luật cán bộ, công chức năm 2008 cũng ghi nhận: “Nhà nước có chính sách để phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng”... Trong những năm gần đây công tác tuyển dụng và thu hút nhân tài đã được Tỉnh ủy, các cấp, ngành quan tâm. Tỉnh ủy đã ra Nghị quyết về chính sách tuyển dụng và thu hút nhân tài giai đoạn 2010 - 2020. Năm 2014 Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phú Yên đã tổ chức thi tuyển cán bộ, công chức thuộc khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể của tỉnh. Mỗi một vị trí việc làm được thi cạnh tranh từ hai thí sinh trở lên (kể cả thí sinh tự do), trong lần thi tuyển này, Liên đoàn Lao động tỉnh đã tuyển được 05 vị trí bố trí vào các phòng, ban của Liên đoàn Lao động tỉnh. Trong lần thi này nhiều nhân viên LĐLĐ tỉnh đã ký hợp đồng nhiều năm đã không trúng tuyển và phải nghỉ việc nhường lại vị trí đó cho người trúng tuyển. Điều này đã mang lại sự cạnh tranh công bằng. Hàng năm Ban Tổ chức, Sở Nội vụ tỉnh tổng hợp hồ sơ xin việc của sinh viên mới ra trường có bằng giỏi trở lên để trình hội đồng xét tuyển vào các sở, ban, ngành và có chính sách ưu đãi về đất, nhà ở, hỗ trợ kinh phí... Đặc biệt CBCC trong quy hoạch đi học thạc sĩ, tiến sĩ, kết quả bằng giỏi trở lên thì được hỗ trợ từ 60 triệu đến 120 triệu (Tùy từng trường hợp cụ thể). Điều này đã tạo được động lực làm việc, sự nhiệt tình cống hiến của đội ngũ cán bộ, công chức, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. Được thể hiện ở Biểu đồ 2.2 53 Biểu đồ 2.1 Ý kiến của cán bộ, công chức Liên đoàn Lao động tỉnh qua chính sách tuyển dụng - thu hút nhân tài (Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả tại Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Yên) Theo số liệu thực tế từ phiếu khảo sát thấy rằng: gần 50% CBCC cảm thấy hài lòng, rất hài lòng về công tác này, chỉ có một tỷ lệ nhỏ trên 10% CBCC không thấy hài lòng. Công tác này hiện nay đang là một biện pháp quan trọng trong công tác nhân sự, bước đầu tạo nên động lực làm việc cho CBCC. 2.3.2. Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức bằng công tác tiền lương, thưởng Tiền lương, thưởng là yếu tố cơ bản để quyết định thu nhập của CBCC nói chung và cán bộ, công chức Liên đoàn Lao động tỉnh nói riêng. Liên đoàn Lao tỉnh Phú Yên là đơn vị hành chính nên chịu sự điều chỉnh và quy định bởi hàng loạt các văn bản quản lý nhà nước, của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Nguồn tài chính cho hoạt động của LĐLĐ tỉnh Phú Yên từ tài chính công đoàn và hỗ trợ của nhà nước. 18,2 30,4 37,8 13,4 Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng 54 Bảng 2.4. Tiền lương, thưởng lợi của cán bộ, công chức Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Yên giai đoạn 2012 – 2016 (Đơn vị tính triệu đồng/ người/ tháng) Số TT Nội dung Năm2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Tiền lương 6.716.000 6.946.150 7.082.300 7.171.700 7.252.200 2 Tiền thưởng 1.050.000 1.380.000 1.380.000 1.3740.000 1.394.000 (Nguồn: Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Yên năm 2016) Việc trả lương cho cán bộ, công chức Liên đoàn Lao tỉnh Phú Yên áp dụng hệ thống thang bảng lương do nhà nước ban hành về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo: - Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. - Thông tư số 04/2005/TT-BNV, ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức. Ngoài tiền lương trong những năm qua Liên đoàn Lao tỉnh Phú Yên đã khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào công nhân viên chức lao động và hoạt động công đoàn. Hàng năm phát động từ 02 đến 03 đợt thi đua chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn các sự kiện trọng đại của đất nước, của tỉnh, của hệ thống công đoàn. Ngoài ra còn khen thưởng chuyên đề và đột xuất cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào công nhân viên chức lao động và hoạt động công đoàn. Liên đoàn Lao động tỉnh căn cứu Luật Thi đua-Khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thi đua-Khen thưởng năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thi đua-Khen thưởng; căn cứ Quyết định số 1564/QQĐ-TLĐ ngày 24/12/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên 55 đoàn Lao động Việt Nam về “Ban hành quy chế khen thưởng của tổ chức công đoàn; Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND ngày 27/3/2015 của Ủy Ban nhân dân UBND tỉnh Phú Yên về “Ban hành quy chế về công tác Thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh”. Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Yên ban hành Quyết định số 171/QĐ- LĐLĐ ngày 28/9/2015 của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Yên về “Ban hành quy chế thi đua-Khen thưởng của Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Yên” gồm 08 chương 59 điều như sau: Chương I: Những quy định chung: (từ điều 1 đến điều 6) Chương II: Danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng: (từ điều 7 đến điều 10) Chương III: Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng của tổ chức công đoàn: (từ điều 11 đến điều 26) Chương IV: Danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của Nhà nước áp dụng bình xét khen thưởng và đề nghị khen thưởng trong tổ chức cơ quan: (từ điều 27 đến điều 38) Chương V: Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp: (từ điều 39 đến điều 41) Chương VI: Thẩm quyền quyết định, thủ tục, thời gian và số lượng đề nghị khen thưởng: (từ điều 42 đến điều 54) Chương VII: Quỹ thi đua khen thưởng và quản lý quỹ thi đua khen thưởng: (từ điều 55 đến điều 57) Chương VIII: Điều khoản thi hành: (từ điều 58 đến điều 59) Phong trào thi đua được các cấp công đoàn trong tỉnh triển khai sâu rộng, trọng tâm là thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, thi đua “Xanh-sạch-đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ)”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, hằng năm có hơn 95% đoàn viên và người lao động đăng ký phấn đấu thực hiện; phong trào thi đua có bước phát triển, chú trọng xây dựng và nhân điển hình tiên tiến, số lượng và chất lượng tăng lên, thực hiện đúng các nguyên tắc công khai, dân chủ; kịp thời sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong các đợt thi đua, sơ kết, tổng kết... 5 năm qua (2012 - 2016), đã có 8.131 lượt tập thể lao động tiên tiến, 4.027 lượt tập thể lao động xuất sắc, 56 136.347 lượt cá nhân lao động tiên tiến, 16.489 lượt chiến sĩ thi đua các cấp; 17.908 sáng kiến, cải tiến; 346 công trình, sản phẩm chất lượng, làm lợi hơn 16,9 tỷ đồng. Từ các phong trào thi đua, nhiều tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc tiêu biểu đã được Chủ tịch nước tặng 3 danh hiệu Anh hùng lao động, 157 Huân chương Lao động các loại; Thủ tướng Chính phủ tặng 53 cờ, 411 bằng khen; Ủy ban nhân dân tỉnh tặng 581 cờ và 10.141 bằng khen; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng 29 cờ, 112 bằng khen và 16 bằng Lao động sáng tạo; Liên đoàn Lao động tỉnh tặng 75 cờ, 2.272 bằng khen, nghiệm thu gắn biển 7 công trình sản phẩm. Những kết quả trên cho thấy phong trào thi đua tiếp tục phát huy hiệu quả, trở thành động lực thúc đẩy đoàn viên, người lao động hăng hái phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế-xã hội, quốc phòng- an ninh của tỉnh. Hàng năm Liên đoàn Lao động tỉnh chi hỗ trợ cho cán bộ, công chức v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_tao_dong_luc_lam_viec_cho_can_bo_cong_chuc_lien_doa.pdf
Tài liệu liên quan