Đề tài Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm

Tạo hồ sơ L/C nhập khẩu:

Khi hồ sơ để phát hành L/C nhập khẩu của khách hàng đã hội đủ các đIều kiện theo quy định, thanh toán viên tiến hành mở hồ sơ L/C nhập khẩu trên máy vi tính trong chương trình IBS. Chương trình sẽ tự động kiểm tra các yếu tố cần thiết theo các quy định hiện hành về việc phát hành L/C nhập khẩu của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Trường hợp mở L/C cho doanh nghiệp thuộc diện được hưởng ưu đãI nằm ngoài quy định chung, việc mở L/C phảI do cán bộ có thẩm quyền phê duyệt. Thanh toán viên sẽ bỏ qua lệnh kiểm tra hồ sơ mở L/C, máy tính sẽ thông báo L/C này chưa được kiểm tra hồ sơ mở L/C khi Trưởng phòng thanh toán quốc tế hoặc người được uỷ quyền tính ký hiệu mật cho L/C đó. Nếu chấp nhận tính ký hiệu mật, máy tính sẽ ghi lại thời điểm tính ký hiệu mật và người tính ký hiệu mật cùng với người phê duyệt mở L/C trong quyền hạn và trách nhiệm của mình sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định của mình

 

doc72 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1834 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trưởng tín dụng nóng chủ động tăng trưởng dư nợ một cách hợp lý, thường xuyên thực hiện rà soát sàng lọc, lựa chọn khách hàng làm ăn có hiệu quả, có tín nhiệm với Ngân hàng để có quyết định cho vay đúng đối tượng. Điều cần nói ở đây là chi nhánh có quyết tâm rất cao trong việc minh bạch hoá chất lượng tín dụng. Nếu có nợ quá hạn phải chuyển để có biện pháp xử lý. Kiên quyết rút dần dư nợ, chấm dứt quan hệ với khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, kinh doanh thua lỗ, có nợ quá hạn, vốn chủ sở hữu thấp, các khoản vay có độ an toàn thấp, chuyển hướng sang đầu tư vào đối tượng là Doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng… 2.1.3.3.Các hoạt động dịch vụ: Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì các hoạt động dịch vụ càng được chú trọng mở rộng và chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập của Ngân hàng. Kinh nghiệm cho thấy phát triển dịch vụ vừa mang lại thu nhập an toàn, vừa là biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ cho các sản phẩm chính, quảng bá cho Ngân hàng, thu hút khách hàng. Nhận thức được điều đó, trong thời gian qua, chi nhánh đã luân chú trọng mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ nhằm mang lại tiện ích lớn nhất cho khách hàng. Nhờ vậy thu nhập từ dịch vụ ngày càng tăng, năm 2005 đạt hơn 6 tỷ đồng, chiếm 25% thu nhập hạch toán nội bộ. Thanh toán trong nước và chuyển tiền: Doanh số thanh toán đạt 32600 tỷ đồng, tăng 19.2% so với năm 2004. Trong đó mở được hơn 300 tài khoản mới, thực hiện 33000 món chuyển tiền và thanh toán điện tử. Nhiều dịch vụ hiện đại được đưa vào ứng dụng như dịch vụ chuyển tiền nhanh, chi trả lương qua thẻ ATM, đảm bảo an toàn mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng. - Hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại: Trong năm 2005, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu và tài trợ thương mại đạt 50 triệu USD. Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 100 triệu USD. Ngân hàng nhận thức rõ ưu thế vị trí kinh doanh của mình nằm trên địa bàn trung tâm thương mại du lịch của Hà Nội, chi nhánh đã mạnh dạn đưa các dịch vụ đối ngoại như thu đổi ngoại tệ, thanh toán thẻ séc du lịch … tại các quỹ tiết kiệm và bước đầu thu được kết quả khả quan, đồng thời nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ của chi nhánh trước thềm hội nhập - Hoạt động tiền tệ kho quỹ: Hoạt động Ngân quỹ đảm bảo việc thu chi tiền mặt nhanh chóng, chính xác, hiệu quả. Nhân viên kiểm ngân luân nêu cao tinh thần trách nhiệm trung thực, liêm khiết và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong năm bộ phận kiểm ngân đã phát hiện và thu giữ hơn 10 đồng triệu tiền giả, trả lại tiền thừa cho khách hàng với hơn 120 món, tổng số tiền trên 200 triệu đồng và 1000USD. Việc làm này đã làm cho khách hàng rất yên tâm, hài lòng và chi nhánh trở thành điểm đến tin cậy cho Doanh nghiệp - Công tác thông tin, điện toán: Chi nhánh đã quan tâm đúng mức đến việc nâng cao chất lượng trang thiết bị và trình độ cán bộ điện toán. nhờ vậy, mạng thông tin điện toán tại chi nhánh luân đáp ứng nhanh, hiệu quả yêu cầu của công việc,góp phần quan trọng đưa chương trình hiện đại hoá INCAS của Ngân hàng Công thương đi vào hoạt động. Đồng thời chi nhánh cũng mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin vào các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, rút ngắn thời gian giao dịch và thời gian xử lý chứng từ. - Các hoạt động khác: Công tác kiểm tra kiểm soát luôn được coi trọng và dần dần đi vào nề nếp với chất lương ngày càng cao. Năm 2005 công tác này được thực hiện thường xuyên, theo định kỳ hoặc đột xuất nhằm phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót trong tất cả các nghiệp vụ. Công tác kiểm tra góp phần đưa các hoạt động thực hiện đúng chế độ, an toàn. Là một trong số ba chi nhánh được NHCT Việt Nam lựa chọn thực hiện thí điểm dự án mô hình tổ chức hiện đại hoá, sau một năm thực hiện chi nhánh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, và đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Bên cạnh đó, công tác tổ chức cán bộ nhằm quản lý, sử dụng lao động một cách tốt nhất trên cơ sở nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động của phòng ban được ban giám đốc đặc biệt quan tâm. Mặt khác, công tác đào tạo được đặc biệt chú trọng, chi nhánh luôn khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để CBCNV học tập, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ. - Kết quả tài chính. Công tác kế toán thường xuyên duy trì thực hiện tốt cơ chế quản lý tài chính của NHCT Việt Nam. Trong năm 2005 lợi nhận đạt được là 68 tỷ tăng 18 tỷ so với năm 2004. Với những kết quả đạt được chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên địa bàn và ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng. 2.2. Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng tại Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm. 2.2.1.Vị trí của thanh toán tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế của Ngân hàng công thương Hoàn kiếm. Đối với Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm, hoạt động kinh doanh đối ngoại là một hoạt động mới so với các hoạt động khác. Tuy nhiên, qua gần 10 năm thực hiện hoạt động kinh doanh đối ngoại cũng đã thu được những thành tựu đáng kể, góp phần không nhỏ vào sự đI lên của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm. Bắt đầu tiến hành từ năm 1993, thời gian đầu Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm chỉ đạo, động viên kịp thời của Ban lãnh đạo Ngân hàng và sự hỗ trợ của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Phòng kinh doanh đối ngoại đã tích cực làm việc và đưa Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm luôn luôn đứng đầu trong hoạt động thanh toán quốc tế trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam và xây dựng được một hệ thống các khách hàng truyền thống. Năm 1994, Ngân hàng bắt đầu mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. Những năm qua, trong thanh toán quốc tế hàng hoá xuất nhập khẩu, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được sử dụng rộng rãi và chiếm ưu thế hơn hẳn các phương thức thanh toán khác do tính ưu việt và do sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến phương thức thanh toán này. Đối với Ngân hàng, tổng kim ngạch thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ chiếm khoảng 80 – 83 % tổng giá trị kim ngạch thanh toán quốc tế. So sánh tỷ trọng thanh toán theo L/C với các phương thức thanh toán quốc tế khác Đơn vị: tr.usd Năm Tổng k/n chuyển tiền Tổng k/n nhờ thu Tổng kim ngạch L/C Tổng k/n TTQT Tỷ trọng k/n L/C (%) 2003 6.48 5.92 53.6 66 81,21 2004 7.2 5.89 56.91 70 81,3 2005 5.32 3.4 41.28 50 82,56 Tổng 19 15.21 151.79 186 81,61 Qua bảng trên, chúng ta thấy rằng, phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng nhiều nhất là phương thức tín dụng chứng từ bởi những ưu đIểm của nó. Khối lượng thanh toán của phương thức thanh toán này chiếm giá trị 80% đến gần 83% tổng giá trị thanh toán quốc tế đang được sử dụng. Nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ là nguồn thu chính cho hoạt động thanh toán quốc tế của phòng kinh doanh đối ngoại của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm. Với tư cách là một chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng Công thương Việt Nam, hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng không ngừng được nâng cao về mặt giá trị cũng như tỷ trọng trong hoạt động thanh toán quốc tế. Tuy Ngân hàng Ngoại thương là ngân hàng có truyền thống trong hoạt động thanh toán quốc tế, nhưng bằng sự nỗ lực và bằng lợi thế so sánh của mình, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Và điều đó càng thể hiện tầm quan trọng của thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng. 2.2.2.Phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu 2.2.2.1.Quy trình mở và thanh toán đối với L/C nhập khẩu. Sơ đồ : Mở và thanh toán L/C nhập khẩu tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm (1) (2) Hội sở chính NHCTVN Ngân hàng CTHK Người nhập khẩu (8) (7) (9) (3) (6) (5) Người xuất khẩu Ngân hàng thông báo (4) Người nhập khẩu mở đơn xin mở thư tín dụng. Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm phát hành L/C, chuyển tiếp lên hội sở chính Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngân hàng Công thương Việt Nam chuyển cho Ngân hàng thông báo qua mạng SWIFT. Ngân hàng thông báo chuyển tiếp thông báo L/C cho người xuất khẩu. Người xuất khẩu giao hàng. Người xuất khẩu xuất trình chứng từ theo quy định của L/C và yêu cầu thanh toán. Ngân hàng thông báo gửi chứng từ đòi tiền Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm. Chuyển tiền thanh toán ( nếu là thanh toán ngay ) hoặc thông báo thanh toán ( nếu là thanh toán có kỳ hạn thanh toán chậm ) cho ngân hàng phục vụ người xuất khẩu theo bản hướng dẫn được gửi đến từ ngân hàng phcụ vụ người xuất khẩu. Giao chứng từ cho người nhập khẩu khi đã hoàn thành thủ tục cần thiết. Với tư cách là ngân hàng mở L/C, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm thực hiện các bước công việc trong quy trình mở và thanh toán L/C nhập khẩu như sau: a. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm chỉ được phép tiếp nhận hồ sơ thanh toán L/C hàng nhập khẩu cho khách hàng khi có đủ các điều kiện sau: Ngân hàng chưa sử dụng hết hạn mức vốn điều hoà của Ngân hàng Công thương Việt Nam hoặc tài khoản điều chuyển vốn của Ngân hàng dư Có. Ngân hàng còn khả năng thanh toán tổng giá trị toàn bộ các L/C mà Ngân hàng đã phát hành và có đủ khả năng thanh toán cho L/C mà khách hàng đang yêu cầu phát hành. Giá trị của L/C, số dư mở L/C, mức ký quỹ phải thực hiện đúng các quy định hiện hành của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Các trường hợp ngoại lệ phải được chấp thuận bằng văn bản của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Đối với các L/C ký quỹ dưới 100% trị giá L/C đều phảI qua Tín dụng thẩm định và được Giám đốc hoặc người được Giám đốc uỷ quyền phê duyệt trước khi chuyển sang phòng Thanh toán Quốc tế thực hiện. Giám đốc Ngân hàng chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam về tính trung thực, hợp pháp và hợp lệ của việc phát hành L/C và đảm bảo nguồn vốn thanh toán cho L/C mà Ngân hàng đã phát hành. Hội sở chính chịu trách nhiệm kiểm tra nội dung L/C theo thông lệ quốc tế và chuyển tiếp đến Ngân hàng thông báo. Hồ sơ xin mở L/C của khách hàng bao gồm: - Đơn xin mở L/C. - Quyết định thành lập ( Đối với doanh nghiệp quan hệ giao dịch lần đầu). - Đăng ký kinh doanh ( Đối với doanh nghiệp quan hệ giao dịch lần đầu). - Đăng ký mã số xuất nhập khẩu – nếu có ( Đối với doanh nghiệp quan hệ giao dịch lần đầu). - Hợp đồng ngoại thương gốc ( trường hợp ký hợp đồng qua FAX thì đơn vị phải ký và đóng dấu trên bản photo để xác nhận việc ký hợp đồng và đơn vị hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực và hợp pháp của bản hợp đồng). - Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác ( Nếu có). - Giấy phép nhập khẩu của Bộ thương mại ( nếu mặt hàng nhập khẩu thuộc danh mục quản lý quy định tại quyết định điều hành xuất nhập khẩu hàng năm của Thủ tướng Chính Phủ). - Cam kết thanh toán, hợp đồng tín dụng ( trường hợp vay vốn), công văn phê duyệt cho mở L/C trả chậm của Ngân hàng Công thương Việt Nam ( trường hợp mở L/C trả chậm). - Hợp đồng mua bán ngoại tệ ( nếu có). - Bản giải trình mở L/C do phòng tín dụng của Ngân hàng lập được Giám đốc Ngân hàng hoặc người được Giám đốc uỷ quyền phê duyệt ( trường hợp ký quỹ dưới 100% trị giá L/C). Tất cả các chứng từ trên đều phải xuất trình bản gốc và lưu lại Ngân hàng bản photo có đóng dấu treo của đơn vị, các chứng từ sau phải lưu bản gốc: Cam kết thanh toán, hợp đồng vay vốn, hợp đồng mua bán ngoại tệ, đơn xin mở L/C cảu khách hàng, bản giải trình mở L/C. Trong đó Đơn xin mở L/C phải viết thành 2 bản có chữ ký của giám đốc đơn vị. Khi được ngân hàng chấp nhận mở L/C thì phải trả phí mở L/C. Ngân hàng qui định mức phí là 0.10% so với số tiền của L/C ( tối thiểu 10$, tối đa 300$). Cán bộ thanh toán quốc tế khi tiếp nhận hồ sơ xin mở L/C của khách hàng phải kiểm tra và phải đảm bảo hồ sơ đủ điều kiện. Khách hàng có nhu cầu thanh toán bằng L/C nếu không có tiền ký quỹ hoặc mức ký quỹ dưới 100%, trước khi làm thủ tục mở L/C đều phảI làm thủ tục cam kết hoặc vay vốn thông qua phòng kinh doanh, cam kết sử dụng vốn hoặc khế ước vay vốn phải được lãnh đạo Ngân hàng phê chuẩn. Để nâng cao trách nhiệm, giảm bớt thủ tục phiền hà, Ngân hàng có thể tiến hành phân loại, cấp hạn mức tín dụng mở L/C cho khách hàng có quan hệ giao dịch thường xuyên, quan hệ vay trả sòng phẳng, xác định mức ký quỹ tối thiểu cho từng đơn vị có quan hệ khi mở L/C thanh toán bằng vốn tự có. Hạn mức tín dụng L/C, tỷ lệ ký quỹ khi mở L/C bằng vốn tự có hoặc cam kết thanh toán do giám đốc ngân hàng quyết định và tự chịu trách nhiệm trên cơ sở đề xuất của phòng kinh doanh tuỳ theo mức độ tín nhiệm, khả năng tàI chính hoặc tài sản thế chấp và hiệu quả kinh doanh của người nhập khẩu… và thông báo cho bộ phận thanh toán quốc tế vào đầu quý, khi có nhu cầu thay đổi phải được thông báo bằng văn bản. b.Mở và phát hành L/C nhập khẩu. * Tạo hồ sơ L/C nhập khẩu: Khi hồ sơ để phát hành L/C nhập khẩu của khách hàng đã hội đủ các đIều kiện theo quy định, thanh toán viên tiến hành mở hồ sơ L/C nhập khẩu trên máy vi tính trong chương trình IBS. Chương trình sẽ tự động kiểm tra các yếu tố cần thiết theo các quy định hiện hành về việc phát hành L/C nhập khẩu của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Trường hợp mở L/C cho doanh nghiệp thuộc diện được hưởng ưu đãI nằm ngoài quy định chung, việc mở L/C phảI do cán bộ có thẩm quyền phê duyệt. Thanh toán viên sẽ bỏ qua lệnh kiểm tra hồ sơ mở L/C, máy tính sẽ thông báo L/C này chưa được kiểm tra hồ sơ mở L/C khi Trưởng phòng thanh toán quốc tế hoặc người được uỷ quyền tính ký hiệu mật cho L/C đó. Nếu chấp nhận tính ký hiệu mật, máy tính sẽ ghi lại thời điểm tính ký hiệu mật và người tính ký hiệu mật cùng với người phê duyệt mở L/C trong quyền hạn và trách nhiệm của mình sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định của mình. * Tạo điện L/C: Sau khi hoàn tất hồ sơ L/C nhập khẩu, trên cơ sở đơn xin mở L/C, thanh toán viên tiến hành tạo điện L/C trên tập tin MT700. Quá trình nhập dữ liệu, thanh toán viên phảI tuân thủ quy định về cách lập, sử dụng điện MT700 của Ngân hàng Công thương Việt Nam, và lưu ý một số vấn đề được quy định trong quy trình thanh toán quốc tế. c. Kiểm soát L/C. Nếu L/C hội đủ các điều kiện cần thiết thì tiến hành kiểm soát toàn bộ nội dung L/C để đảm bảo sự khớp đúng giữa nội dung của hợp đồng ngoại thương, đơn xin mở L/C và L/C nếu không thì phải sửa đổi L/C. Trưởng phòng kinh doanh đối ngoại hoặc người được uỷ quyền phảI xem xét kỹ các đIều khoản của L/C, nếu có đIều khoản nào bất lợi cho khách hàng và/hoặc cho ngân hàng thì khẩn trương thông báo cho khách hàng, đề nghị sửa đổi Đơn xim mở L/C làm căn cứ sửa L/C nhằm giảm bớt rủi ro. Nếu khách hàng không chịu sửa đổi thì yêu cầu khách hàng làm bản cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm và bồi hoàn thiệt hại cho Ngân hàng ( nếu có). Trường hợp các đIều khoản của L/C có thể mang đến những thiệt hại nghiêm trọng của ngân hàng mà khách hàng không sửa đổi đơn xin mở L/C thì ngân hàng từ chối không phát hành L/C đó và lập biên bản huỷ L/C trong chương trình mạng IBS… d. Sửa đổi L/C. Sửa đổi L/C gồm có hai công việc, đó là tạo điện sửa đổi L/C và kiểm soát. Tạo điện sửa đổi: Sau khi L/C đã được phát hành, khi có nhu cầu sửa đổi, khách hàng gửi đơn đến ngân hàng, thanh toán viên nhận yêu cầu sửa đổi của khách hàng, kiểm tra các đIều khoản sửa đổi, nếu thấy hợp lý thì nhập dữ liệu sửa đổi trên mẫu đIện MT707 tuân thủ theo cách lập và sử dụng tập tin MT707. Nếu L/C sửa đổi tăng tiền thì khách hàng phải bổ sung mức ký quỹ và tài sản thế chấp tương ứng để đảm bảo khả năng thanh toán cho L/C đó và phải làm các nghĩa vụ khác có liên quan tuỳ thei sự phát sinh như về phí dịch vụ…Sau khi hoàn thành việc nhập dữ liệu, thanh toán viên kiểm tra lại và tiến hành các thao tác liên quan khác. Kiểm soát: Trưởng phòng Kinh doanh đối ngoại hoặc người được uỷ quyền có trách nhiệm kiểm soát điện sửa đổi, nếu không có gìsai sẽ ký trên điện sửa đổi và Phiếu chuyển khoản. Điện sửa đổi và hồ sơ sửa đổi được chuyển cho Giám đốc hoặc người được uỷ quyền phê duyệt và chuyển lại cho trưởng phòng kinh doanh đối ngoại hoặc người được uỷ quyền tính ký hiệu mật để chuyển bức đIện đó về Hội sở chính để chuyển tiếp cho người hưởng lợi thông qua ngân hàng đại lý. e.Nhận, kiểm tra chứng từ và thanh toán L/C. Sau khi nhận được L/C và các sửa đổi liên quan phù hợp với khả năng đáp ứng của mình, người bán sẽ tiến hành giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán để gửi đến cho Ngân hàng thông qua ngân hàng của người bán. Ngân hàng có trách nhiệm nhận kiểm tra, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán và giao chứng từ cho khách hàng theo quy định và trong từng trường hợp cụ thể thì tiến hành các nghiệp vụ tương ứng. Sơ đồ thanh toán qua mạng SWIFT (1) (2) Ngân hàng trung gian Ngân hàng CTVN Ngân hàng CTHK (3) (4) Người xuất khẩu Ngân hàng của người xuất khẩu f. Đóng hồ sơ L/C nhập khẩu: Công việc này được tiến hành khi hồ sơ nhập khẩu được huỷ bỏ đã thanh toán hết hoặc không còn giá trị thanh toán, từ chối thanh toán và bộ chứng từ đã gửi trả lại ngân hàng gửi chứng từ. Những L/C không còn hiệu lực sẽ tự động đóng hồ sơ sau 1 tháng kể từ ngày hết hiệu lực L/C. g. Lưu giữ chứng từ: Ngân hàng phải lưu giữ tất cả các chứng từ có liên quan đến giao dịch: Hồ sơ mở của khách hàng, Bản gốc của L/C của khách hàng, Các bức đIện giao dịch có liên quan, Phiếu kiểm tra bộ chứng từ của Ngân hàng…. Bảng mức lệ phí thanh toán hàng nhập khẩu Loại hình Lệ phí thanh toán L/C 1.Phát hành 0,1% giá trị L/C (10-300USD) 2.Sửa đổi, tăng tiền 0,1% chênh lệch L/C (1o-300USD) 3.Sửa đổi khác 15 USD/ 1lần 4.Thanh toán L/C 0,2% giá trị L/C (15-500USD) 5.Huỷ bỏ L/C. 10 USD (Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ thanh toán quốc tế NHCTVN) 2.2.2.2.Kết quả phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu. Trong những năm gần đây tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là cuộc khủng hoảng về dầu lửa trên thế giới đă làm giá nguyên liệu tăng lên rất cao.Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước. Để hiểu rõ thêm tình hình đó hãy theo dõi bảng sau: Giá trị phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu Đơn vị tính: 1000USD Năm Phát hành Thanh toán Số lượng (Món) Giá trị Số lượng (Món) Giá trị 2003 364 42.381 336 31.729 2004 378 46.730 359 33.793 2005 394 52.017 390 37.730 (Nguồn : báo cáo về giá trị phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu từ năm 2003-2005.) Năm 2003, tình hình thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ rất phát triển về số lượng, đa dạng về hình thức thanh toán. Nhà nước với các biện pháp thúc đẩy hoạt đông xuất nhập khẩu có hiệu quả cao đã góp phần không nhỏ trong việc khôi phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng nói chung và Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm nói riêng. Trong năm 2003, Chi nhánh đã mở 364 món trị giá 42.381.000USD, thanh toán được 336 món trị giá 31.729.000USD. Từ đó, số lượng L/C mở và thanh toán tăng qua các năm. Trong các năm 2004 và 2005, tuy số lượng phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu cũng không tăng nhiều nhưng vẫn hứa hẹn nhiều triển vọng vì trong hai năm này giá trị mở và thanh toán L/C tăng đáng kể so với các năm trước. Năm 2005, số lượng L/C phát hành là 394 món với trị giá là 52.017.153 USD và thanh toán 390 món với tổng giá trị là 37.730.257 USD so với năm 2004 số liệu tương ứng là 378; 46.730.182 USD; 359; 33.793.251 USD. Đạt được điều này một phần là do sự cố gắng của tập thể cán bộ trong ngân hàng và một phần là các biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhà nước đã phát huy tác dụng ngày càng mạnh mẽ, quan hệ thương mại giữa nước ta với các nước trên thế giới được đẩy lên một tầm cao mới. Tỷ giá hối đoái giữ được ổn định, việc cân đối ngoại tệ của Ngân hàng đã bớt căng thẳng. Sau những nỗ lực kích cầu của Chính phủ nền kinh tế trở lại trạng thái sôi động, sản xuất được khôi phục. Các doanh nghiệp đứng trước sức ép lớn của việc tự do hoá mậu dịch AFTA mà Việt Nam phải hoàn thành vào năm 2006, nên các doanh nghiệp phải tiến hành đổi mới công nghệ sản xuất, hạ giá thành sản phẩm... đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trên thị trường . Vì vậy, nhu cầu nhập khẩu thiết bị máy móc, nguyên vật liệu sản xuất tăng mạnh. 2.2.3.Phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu 2.2.3.1. Quy trình thông báo và thanh toán L/C hàng xuất khẩu. Sơ đồ: Quy trình thông báo L/C xuất khẩu tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm (5) (9) Hội sở chính NHCTVN Ngân hàng CTHK Người xuất khẩu (4) (3) (6) (1) (2) (8) Người nhập khẩu Ngân hàng phát hành L/C (7) Người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phát hành mở L/C. Ngân hàng phát hành sau khi mở L/C thì thông báo cho người xuất khẩu qua ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm. Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm thông báo L/C và sửa đổi L/C ( nếu có) cho người xuất khẩu khi đã được xác thực từ hội sở chính. Người xuất khẩu sau khi kiểm tra L/C thì tiến hành giao hàng. Người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ cho Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm và yêu cầu thanh toán. Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm sau khi kiểm tra bộ chứng từ thì gửi bộ chứng từ cho Ngân hàng phát hành và yêu cầu thanh toán. Ngân hàng phát hành gửi bộ chứng từ cho người nhập khẩu. Ngân hàng thanh toán chấp nhận thanh toán gửi cho Hội sở chính Ngân hàng Công thương Việt Nam Ngân hàng Công thương Việt Nam truyền điện thanh toán đến Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm. Với tư cách là Ngân hàng thông báo, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm thực hiện các bước thông báo và thanh toán sau: a. Nhận, thông báo xác nhận L/C. Ngân hàng được phép nhận, thông báo L/C và thông báo sửa đổi L/C cho khách hàng trong các điều kiện sau: Nhận được thông báo L/C đã được xác thực từ Hội sở chính. Hoặc nhận được thông báo L/C đã được xác thực từ các Ngân hàng khác có uy tín trong nước. Trước khi thông báo cho khách hàng L/C và các sửa đổi liên quan đến L/C đảm bảo tính xác thực của L/C hoặc sửa đổi L/C như sau: L/C hoặc sửa đổi L/C truyền qua SWIFT thì phải là điện có SWIFT KEY. L/C hoặc sửa đổi L/C nhận qua TELEX thì phải có TEST KEY và TEST KEY đó phảI được kiểm tra xác thực. L/C hoặc sửa đổi L/C được chuyển đến bằng đường thư thì phải kiểm tra và xác thực mẫu dấu và chữ ký của người có thẩm quyền trên L/C. Trường hợp Ngân hàng nhận L/C từ một ngân hàng thông báo khác( Hội sở chính không phải là ngân hàng thông báo thứ nhất), ngoài việc kiểm tra xác thực trên, Ngân hàng có trách nhiệm xác thực chữ ký cảu Ngân hàng thông báo đó. Trường hợp không xác thực thì phải thông báo cho khách hàng với lưu ý L/C chưa được xác thực. b. Lập thông báo L/C, thông báo sửa đổi L/C: Để lập bản thông báo L/C hoặc thông báo sửa đổi L/C, thanh toán viên dùng chương trình thông báo L/C hoặc thông báo sửa đổi L/C, nhập số L/C và in ra 2 bản, thanh toán viên ký vào chỗ quy định trên bản thông báo đó và chuyển L/C gốc cùng bản thông báo cho Trưởng phòng Thanh toán quốc tế hoặc người được uỷ quyền kiểm soát. c. Kiểm soát: Trưởng phòng Thanh toán quốc tế hoặc người được uỷ quyền kiểm tra nội dung L/C hoặc nội dung sửa đổi đối chiếu với bản thông báo L/C hoặc thông báo sửa đổi L/C do thanh toán viên vừa lập. Đồng thời xem xét các điều khoản của L/C hoặc sửa đổi L/C tư vấn cho khách hàng và/hoặc phòng tín dụng ( nếu vay vốn của Ngân hàng để kinh doanh xuất khẩu) các đIều khoản đó khó thực hiện hoặc có thể mang lại rủi ro cho người hưởng để yêu cầu sửa đổi kịp thời. Sau khi hoàn thành công việc, Trưởng phòng Thanh toán quốc tế hoặc người được uỷ quyền ký tên vào L/C gốc hoặc sửa đổi gốc và trên bản thôngbáo L/C hoặc thông báo sửa đổi L/C. Sau đó chuyển cho Giấm đốc hoặc người được Giám đốc uỷ quyền ký trước khi gửi cho người hưởng lợi hoặc Ngân hàng của người hưởng lợi. Cuối cùng, L/C gốc hoặc sửa đổi gốc cùng với bản thông báo L/C hoặc thông báo sửa đổi L/C được chuyển lại cho thanh toán viên để chuyển cho khách hàng. Tại Ngân hàng sẽ lưu một bản thông báo L/C hoặc thông báo sửa đồi L/C kèm một bản photo L/C hoặc bản sửa đổi L/C. Thanh toán viên thu phí thông báo L/C trước khi giao L/C hoặc sửa đổi gốc và bản thông báo L/C hoặc thông báo sửa đổi L/C cho khách hàng. d. Thương lượng, chiết khấu và gửi chứng từ đi đòi tiền: Gồm các công việc: Nhận chứng từ của khách. Kiểm tra chứng từ. Nhập hồ sơ và theo dõi thanh toán bộ chứng từ hàng xuất đã gửi đi đòi tiền. Chiết khấu bộ chứng từ. (Có các đIều kiện quy định). Thanh toán/chấp nhận thanh toán L/C xuất khẩu. e. Đóng hồ sơ bộ chứng từ L/C xuất: Để đóng hồ sơ theo dõi bộ chứng từ L/C hàng xuất khẩu, Thanh toán viện phải sử dụng chương trình máy tính, ghi rõ một trong các lý do để đóng hồ sơ như sau: Bộ chứng từ đã được thanh toán hoặc Bộ chứng từ bị từ chối thanh toán. Chuyển sang hình thức thanh toán khác hoặc Trả lại bộ chứng từ. f.Lưu trữ chứng từ L/C xuất khẩu: Sau khi hoàn tất, Ngân hàng lưu trữ chứng từ L/C xuất khẩu gồm có các chứng từ sau: Bản gốc của L/C và các bản gốc sửa đổi L/C đã được xác thực. Bản thông báo L/C và thông báo sửa đổi L/C có liên quan của Ngân hàng thông báo. Các bức điện giao dịch có liên quan đến L/C. Bảng kê giao nộp chứng từ của khách hàng. Bản photo của toàn bộ các chứng từ xuất trình theo L/C. Hoá đơn gửi chứng từ do Bưu điện cấp. Điện chấp nhậ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHCT Hoàn Kiếm.doc