Đề tài Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng VID Public Hải Phòng

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ TÍN DỤNG NGẮN HẠN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 4

1.1. KHÁI NIỆM VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.2. VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 5

1.3. PHÂN LOẠI TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 6

1.3.1. Phân loại tín dụng dựa vào mục đích cho vay 7

1.3.2. Phân loại tín dụng dựa trên thời hạn cho vay 7

1.3.3. Phân loại tín dụng dựa trên mức độ tín nhiệm đối với khách hàng 8

1.3.4. Phân loại tín dụng dựa trên phương pháp hoàn trả 8

1.3.5. Phân loại tín dụng dựa trên xuất xứ của tín dụng 9

1.3.6. Phân loại tín dụng dựa vào hình thái cấp tín dụng 11

1.4. QUY TRÌNH TÍN DỤNG 11

1.4.1. Khái niệm 11

1.4.2. Các bước của quy trình tín dụng 12

1.4.3. Ý nghĩa của việc xây dựng quy trình tín dụng 16

2. TÍN DỤNG NGẮN HẠN CHO DOANH NGHIỆP 17

2.1. NHU CẦU VỐN NGẮN HẠN CỦA DOANH NGHIỆP 17

2.2. CÁC LOẠI HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP 17

2.2.1. Cho vay mua hàng tồn kho 17

2.2.2. Cho vay vốn lưu động 18

2.2.3. Tài trợ dựa trên cơ sở tài sản có 18

2.2.4. Tài trợ xây dựng tạm thời 18

2.2.5. Tài trợ kinh doanh chứng khoán 19

2.2.6. Tài trợ kinh doanh bán lẻ 19

2.2.7. Cho vay các định chế tài chính khác 19

2.3. KỸ THUẬT CẤP TÍN DỤNG NGẮN HẠN 20

2.3.1. Kỹ thuật cấp tín dụng trực tiếp 20

2.3.2. Kỹ thuật cấp tín dụng gián tiếp 21

CHƯƠNG 2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG VID PUBLIC CHI NHÁNH HẢI PHÒNG 24

1. VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG VID PUBLIC CHI NHÁNH HẢI PHÒNG 24

1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 24

1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC 25

1.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG 26

1.3.1. Hoạt động huy động vốn 26

1.3.2. Hoạt động cho vay 28

1.3.3. Các hoạt động khác 28

2. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG 29

2.1. CƠ CẤU CHO VAY 30

2.2. DOANH SỐ CHO VAY VÀ THU NỢ 33

2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG VID PUBLIC CHI NHÁNH HẢI PHÒNG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 38

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG VID PUBLIC CHI NHÁNH HẢI PHÒNG 44

1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG VID PUBLIC CHI NHÁNH HẢI PHÒNG TRONG THỜI GIAN TỚI. 44

2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG VID PUBLIC HẢI PHÒNG 45

2.1. HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CHO VAY 45

2.2. HIỆN ĐẠI HÓA CÔNG NGHỆ 46

2.3. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC MARKETING 47

2.4. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ 50

2.5. ĐAO TẠO NANG CAO CHẤT LƯỢNG DỘI NGU CAN BỘ 51

3. KIẾN NGHỊ 51

3.1. KIẾN NGHỊ VỚI HỘI SỞ CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG VID PUBLIC 51

3.2. KIẾN NGHỊ VỚI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 52

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1839 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng VID Public Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính khác Là việc cấp tín dụng của ngân hàng cho các định chế tài chính khác, trong đó bao gồm cho vay liên ngân hàng và cho vay các định chế tài chính phi ngân hàng. Cho vay liên ngân hàng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho các ngân hàng khác và một phần cho vay để tạo nguồn vay. Cho vay các định chế phi ngân hàng dưới hình thức tài trợ để tài trợ cho các định chế này. Kỹ thuật cấp tín dụng ngắn hạn Kỹ thuật cấp tín dụng ngắn hạn là việc phân tích một số nghiệp vụ mang tính chất kỹ thuật liên quan đến việc xác định số tiền cho vay, các loại phí trong cho vay, định kỳ hạn nợ và trả nợ... Kỹ thuật cấp tín dụng trực tiếp Cho vay từng lần Cho vay từng lần là tiến trình cấp tín dụng dựa trên cơ sở nhu cầu tín dụng của từng đối tượng vay cụ thể. Theo phương thức cho vay này, mỗi lần có nhu cầu vay, khách hàng và ngân hàng làm các thủ tục cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. Phương pháp này được áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu và đề nghị vay vốn từng lần; khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên hoặc khách hàng mà ngân hàng cần thiết phải áp dụng cho vay từng lần để giám sát, kiểm tra, quản lý việc sử dụng vốn vay chặt chẽ, an toàn. Đặc điểm của kỹ thuật cho vay này là: Việc xét duyệt cho vay theo từng đối tượng cụ thể như cho vay theo từng lần mua hàng hoặc cho vay dự trữ các loại hàng tồn kho, nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm hoặc tài khoản các khoản phải thu. Thông thường việc xét duyệt cho vay dựa trên cơ sở hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng, thư tín dụng, các hóa đơn bán hàng, bảng kê bán thành phẩm hoặc thành phẩm... Định kỳ hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ: thời hạn cho vay được xác định cho mỗi lần vay cụ thể. Ngân hàng xác định thời hạn vay chủ yếu dựa trên lưu chuyển tiền tệ, chu kỳ ngân quỹ và rủi ro tín dụng của doanh nghiệp. Chi phí mà người đi vay phải trả chỉ là lãi suất cho vay. Kỹ thuật này có ưu điểm là tạo cho ngân hàng sự chủ động sử dụng vốn và thu lãi cao. Tuy nhiên, kỹ thuật cho vay này có thủ tục phức tạp, tốn chi phí, thời gian, khách hàng không chủ động được nguồn vốn, hiệu quả sử dụng vốn vay không cao do vào một thời điểm khách hàng vừa có số nợ trên tài khoản cho vay, vừa có số dư có trên tài khoản tiền gửi. Cho vay theo hạn mức tín dụng Phương pháp này áp dụng cho những khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên, sản xuất kinh doanh ổn định, được ngân hàng tín nhiệm. Theo phương thức này, khách hàng và ngân hàng thỏa thuận với nhau một hạn mức tín dụng nhất định trong một thời hạn xác định. Đặc điểm của phương pháp này là: Mục đích cho vay là nhằm đáp ứng toàn bộ nhu cầu thiếu hụt vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp – tức là phần chênh lệch giữa tài sản lưu động với nguồn vốn dài hạn và các khoản nợ phi ngân hàng. Hạn mức tín dụng được xác định trên cơ sở phân tích toàn diện các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp được sử dụng một cách chủ động tiền vay trong hạn mức thỏa thuận. Chỉ xác định thời hạn cho vay và điều kiện sử dụng hạn mức tín dụng, thông thường các ngân hàng định kỳ hạn nợ cuối cùng cho toàn bộ các khoản vay, không kỳ hạn nợ cho từng lần giải ngân, trừ trường hợp đặc biệt. Ngoài chi phí lãi vay như kỹ thuật cho vay ứng trước, người đi vay phải trả thêm chi phí phi lãi suất. Phương pháp cho vay này có ưu điểm là thủ tục đơn giản, khách hàng chủ động được nguồn vốn vay và lãi vay trả cho ngân hàng thấp. Song phương pháp này vẫn có một số nhược điểm là ngân hàng dễ bị đọng vốn kinh doanh và thu nhập lãi cho vay thấp. Kỹ thuật cấp tín dụng gián tiếp Chiết khấu thương phiếu Chiết khấu thương phiếu là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn trong đó khách hàng chuyển nhượng thương phiếu chưa đáo hạn cho ngân hàng để đổi một số tiền bằng mệnh giá của thương phiếu sau khi đã trừ lãi suất chiết khấu và hoa hồng (nếu có). g = m - (r + h) trong đó: g: giá trị ròng m: mệnh giá thương phiếu h: hoa hồng r: lãi suất chiết khấu, r = (m*r*t)/360 r: lãi suất chiết khấu năm t: thời gian chiết khấu Factoring Factoring là hoạt động tín dụng trong đó một người có các khoản phải thu chuyển các khoản này cho người factor, một cách liên tục dưới hình thức bán hoặc bảo đảm tín dụng để tài trợ. Người factor sẽ tiến hành thu nợ từ các con nợ của các khoản phải thu nói trên. (1): người bán cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người mua (2): người bán chuyển các hóa đơn chứng từ bán hàng cho nhà factor (3): nhà factor sẽ thanh toán trước cho người bán một số tiền nhất định (thường bằng 90% giá trị chứng từ) (4): người mua thanh toán tiền mua hàng định kỳ (5): nhà factor thanh toán số tiền còn lại (sau khi trừ đi chi phí có liên quan) cho người bán khi người mua đã thanh toán toàn bộ số tiền ghi trên hóa đơn. Hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng VID Public chi nhánh Hải Phòng Vài nét về ngân hàng VID Public chi nhánh Hải Phòng Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng VID Public là ngân hàng liên doanh giữa ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (bidv) và ngân hàng public bank berhad của malaysia được thành lập từ tháng 3 năm 1992 theo giấy phép hoạt động nhld số 01/nh-gp ngày 25/03/1992 của nhnn Việt Nam. Bidv là một trong 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất Việt Nam. Public bank berhad là ngân hàng lớn thứ 3 ở malaysia, nhiều năm liền được asiamoney, euromoney và financeasia bình chọn là ngân hàng tốt nhất của malaysia. Sau hai lần tăng vốn, hiện nay vốn điều lệ của ngân hàng là hơn 1000 tỷ vnđ cùng với kết quả tài chính đạt được rất đáng phấn khởi trong vòng 15 năm qua, ngân hàng VID Public đã được xếp hạng là một trong 7 ngân hàng hàng đầu đạt thành tích cao nhất trong số những ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam và là ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài duy nhất được ngân hàng nhà nước Việt Nam trao giải thưởng cho những đóng góp vào sự nghiệp 10 năm đổi mới ngành ngân hàng và tuân thủ chính sách pháp luật của Việt Nam. Là ngân hàng liên doanh được sự hỗ trợ của hai ngân hàng mẹ đều là những ngân hàng uy tín, giàu kinh nghiệm, VID Public bank có thể đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của khách hàng. Hiện nay ngân hàng VID Public đã có 7 chi nhánh tại các tỉnh và thành phố trọng điểm là hà nội, tp hồ chí minh, Hải Phòng, đà nẵng, bình dương, chợ lớn và đồng nai. Chi nhánh ngân hàng VID Public tại Hải Phòng được thành lập từ tháng 5/1996. Ngay từ năm đầu tiên đi vào hoạt động, chi nhánh đã có lãi. Ngay trong cuộc khủng hoảng tài chính châu á năm 1997 thì chi nhánh vẫn làm ăn có hiệu quả, đảm bảo an toàn trong hoạt động. Cơ cấu tổ chức Từ khi mới thành lập, chi nhánh có 13 cán bộ công nhân viên và ngay lập tức thực hiện giao dịch với khách hàng theo cơ chế “một cửa”. Hiện nay, chi nhánh đã có 28 nhân viên với trình độ đại học và trên đại học. Chi nhánh ngân hàng VID Public Hải Phòng luôn được đánh giá là một trong những ngân hàng tại Hải Phòng có chất lượng phục vụ tốt nhất. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng bao gồm: Thực trạng hoạt động của ngân hàng Hoạt động huy động vốn Phát huy tối đa những lợi thế của mình trong cuộc cạnh tranh về huy động vốn giữa các ngân hàng, cùng với những hình thức huy động vốn đa dạng và hoạt động marketing hiệu quả, chi nhánh ngân hàng VID Public Hải Phòng đã huy động được nguồn vốn ngày càng tăng, tạo đà cho hoạt động cho vay tăng trưởng, nâng cao hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Chênh lệch so với năm trước Số tiền Chênh lệch so với năm trước Số tiền Chênh lệch so với năm trước Tổng nguồn vốn 281,2 33,35% 327,42 16,44% 383,54 17,14% Vnđ 134,86 24,62% 131,32 -2,62% 221,77 68,88% - tiền gửi của cá nhân 60,05 15,5% 56,68 -5,61% 98,36 73,54% - tiền gửi của tổ chức kinh tế 74,81 26,72% 74,64 -0,23% 123,41 65,34% Tỷ trọng 47,96% 40,11% 57,83% Ngoại tệ 146,34 98,45% 196,10 34% 161,77 -17,51% - tiền gửi của cá nhân 113,98 102,7% 131,74 15,58% 107,15 -18,67% - tiền gửi của tổ chức kinh tế 32,36 85,3% 64,36 98,89% 54,62 -15,13% Tỷ trọng 52,04% 59,89% 42,17% -Tình hình huy động vốn của ngân hàng VID Public Hải Phòng- Từ bảng trên ta thấy tổng lượng tiền gửi của ngân hàng tăng trưởng liên tục trên 15% qua các năm, trong đó cả tiền gửi của cá nhân và tổ chức đều tăng mạnh. Đây là kết quả của hàng loạt biện pháp tích cực đã được ngân hàng áp dụng đồng bộ. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Chênh lệch so với năm trước Số tiền Chênh lệch so với năm trước Số tiền Chênh lệch so với năm trước Vốn huy động ngắn hạn 275,0 33,58% 312,6 13,67% 342,42 9,54% Tỷ trọng 97,8% 95,47% 89,38% Vốn huy động trung và dài hạn 6,2 24% 14,82 139,03% 41,12 177,46% Tỷ trọng 2,2% 4,53% 10,72% Tổng nguồn vốn 281,2 33,35% 327,42 16,44% 383,54 17,14% -Cơ cấu vốn huy động của ngân hàng VID Public Hải Phòng- Như ta thấy vốn chung và dài hạn của ngân hàng tuy có tăng trưởng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Điều này làm cho số tiền dự trữ bắt buộc của ngân hàng tăng cao, làm tăng chi phí do theo quy định của nhnn thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngắn hạn luôn cao hơn tiền gửi trung và dài hạn. Nhìn chung, hoạt động huy động vốn của chi nhánh ngân hàng VID Public Hải Phòng trong thời gian vừa qua về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu về vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn cần phải tiếp tục tăng cường huy động vốn trung và dài hạn để đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn trung và dài hạn ngày càng tăng. Hoạt động cho vay Ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu vay vốn từ ngắn hạn đến trung hạn, tài trợ cho việc bổ sung vốn lưu động cũng như để mua máy móc thiết bị... Trong giai đoạn 2005 – 2007, tổng mức dư nợ tín dụng luôn tăng trưởng cùng với sự tăng trưởng về số lượng khách hàng vay vốn, số lượng các dự án đầu tư có hiệu quả. Ngân hàng đầu tư theo nhiều hình thức như: cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn đối với tất cả các thành phần kinh tế. Cùng với việc đẩy mạnh hoạt động cho vay, ngân hàng luôn chú trọng tới công tác thẩm định tín dụng trước, trong và sau khi cho vay, nâng cao chất lượng các khoản vay. Do đó, chi nhánh đã duy trì được tỷ lệ quá hạn bằng không cũng như không có phát sinh nợ quá hạn trong những năm gần đây. Nhờ chính sách cho vay thận trọng, có chọn lọc khách hàng nên lợi nhuận của chi nhánh luôn tăng trưởng ở mức cao. Các hoạt động khác Ngoài hai nghiệp vụ chính là huy động vốn và cho vay, ngân hàng còn thực hiện các nghiệp vụ khác như bảo lãnh, thanh toán trong nước và quốc tế, kinh doanh ngoại tệ,... Nhằm đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và tăng nguồn thu cho ngân hàng từ các hoạt động phi tín dụng. Về hoạt động bảo lãnh ngân hàng, đây là một nghiệp vụ được triển khai từ rất sớm và rất đa dạng. Cho đến nay, ngân hàng đã phát hành nhiều thư bảo lãnh và công tác thẩm định cũng được tiến hành rất nghiêm túc giúp cho cả ngân hàng và khách hàng đều có thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Điều này đã khẳng định uy tín của ngân hàng. Về hoạt động thanh toán quốc tế và trong nước, với lợi thế là một ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài với lợi thế có nhiều kinh nghiệm về hoạt động thanh toán quốc tế và mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp, ngân hàng VID Public chi nhánh Hải Phòng luôn đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về thanh toán trong nước và quốc tế. Doanh số của hoạt động này luôn tăng trưởng qua từng năm, góp phần nâng cao uy tín, thu hút được ngày càng nhiều khách hàng đến với ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng cũng có nhiều các hoạt động dịch vụ khác nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của một ngân hàng hiện đại trong nền kinh tế thị trường như mua bán séc du lịch, chi trả kiều hối, cung ứng tiền mặt tại nhà,... Thực trạng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Là ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài đến từ malaysia, chưa cso hiểu biết nhiều về thị trường Việt Nam nên ngân hàng mẹ luôn duy trì chính sách phát triển các loại hình dịch vụ thu phí nhưng thận trọng trong cho vay. Tuy nhiên trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, hội đồng quản trị ngân hàng đã quyết định đẩy mạnh hoạt động cho vay. Trong những năm 2005 – 2007, tổng dư nợ cho vay của chi nhánh luôn tăng trưởng mạnh cùng với sự tăng trưởng về số lượng khách hàng vay vốn, số lượng các dự án đầu tư có hiệu quả. Chất lượng cho vay của ngân hàng luôn ở mức cao. Tỷ lệ nợ quá hạn luôn bằng không. Đối tượng khách hàng vay vốn của ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cơ cấu cho vay Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn: Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Chênh lệch so với năm trước Số tiền Chênh lệch so với năm trước Số tiền Chênh lệch so với năm trước Nợ ngắn hạn 14,1 60,3% 25,5 80,85% 80,2 214,51% Tỷ trọng 41,72% 31,1% 35,67% Nợ trung và dài hạn 19,7 84,32% 56,5 186,8% 144, 66 156,04% Tỷ trọng 58,28% 68,9% 64,33% Tổng dư nợ 33,8 75,4% 82 142,6% 224,86 174,22% Từ bảng trên ta có thể thấy tổng dư nợ qua các năm tăng liên tục và tăng mạnh từ 33,8 tỷ năm 2005 lên 224,86 tỷ năm 2007 ( tăng hơn 6,5 lần), đặc biệt là dư nợ ngắn hạn đã có sự tăng trưởng mạnh: năm 2005 là 14,1 tỷ đến năm 2006 tăng lên 25,5 tỷ nhưng đến năm 2007 đã tăng vọt lên 80,2 tỷ, tăng hơn 214% so với năm trước. Mặc dù xét về số tuyệt đối thì dư nợ ngắn hạn của ngân hàng đang tăng mạnh song tỷ trọng cho vay ngắn hạn của ngân hàng lại giảm đi năm 2005, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn là 41,72% trong khi đó năm 2007, tỷ trọng này giảm xuống còn 35,67%. Tuy nhiên sở dĩ có sự giảm sút này là do dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng mạnh để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Tỷ trọng dư nợ theo thành phần khách hàng: Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Chênh lệch so với năm trước Số tiền Chênh lệch so với năm trước Số tiền Chênh lệch so với năm trước DNNN Tỷ trọng 0,7 2,07% 15,23% 1,4 1,7% 100% 0,6 0,27% -57,14% Cty cổ phần, TNHH Tỷ trọng 24,1 72,3% 146,82% 61,5 75% 155% 156,76 69,71% 154% DN tư nhân Tỷ trọng 0,9 2,66% 123,6% 2,1 2,6% 133% 6,1 2,71% 190% Cty nước ngoài và liên doanh Tỷ trọng 0,9 2,66% 145,2% 3 3,7% 233% 5,3 2,36% 77% Cá nhân Tỷ trọng 7,2 21,31% 75,46% 14 17% 94% 56,1 24,95% 301% Tổng dư nợ 33,8 75,4% 82 142,6% 224,86 174,22% - Tỷ trọng dư nợ theo thành phần khách hàng- Theo như bảng trên, ta thấy dư nợ đối với những khách hàng là công ty cổ phần và công ty TNHH có mức tăng trưởng cao nhất: tăng từ 24,1 tỷ năm 2005 lên 156,76 tỷ năm 2007, tức là tăng hơn 6,5 lần trong 2 năm, sau đó là khách hàng cá nhân. Cho vay đối với khối doanh nghiệp nhà nước nhìn chung tăng trưởng chậm, thậm chí còn giảm: trong năm 2007 tốc độ tăng trưởng giảm 57,14% so với năm 2006 do chi nhánh không mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế này. Tăng trưởng trong cho vay công ty nước ngoài và liên doanh đạt mức cao song giá trị tăng tuyệt đối vẫn còn ở mức thấp. Như vậy, có thể thấy hoạt động cho vay tại ngân hàng không đồng đều giữa các thành phần kinh tế và tốc độ tăng trưởng tuy cao nhưng không đều qua các năm. Những năm gần đây, đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, cùng với sự ra đời của nhiều loại hình doanh nghiệp, ngân hàng đã tăng cường mở rộng cho vay, số lượng khách hàng vay vốn của ngân hàng cũng tăng dần lên: Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số lượng Chênh lệch so với năm trước Số lượng Chênh lệch so với năm trước Số lượng Chênh lệch so với năm trước DNNN 2 0% 5 150% 3 -40% Cty cổ phần, TNHH 54 67,5% 118 118,52% 280 137,29% DN tư nhân 4 33,33% 8 100% 20 150% Cty NN và LD 3 50% 5 66,67% 8 60% Cá nhân 59 75,45% 155 162,71% 206 32,9% Tổng cộng 122 52.5% 291 138,52% 517 77,66% Số lượng khách hàng vay vốn tại chi nhánh - Số lượng khách hàng tăng trưởng cũng tập trung chủ yếu là các công ty cổ phần và công ty TNHH. Đây là thành phần kinh tế đang phát triển cả về số lượng và chất lượng, đóng góp phần lớn vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam trong những năm qua. Điều này cho thấy chính sách cho vay của ngân hàng đã có định hướng đúng. Doanh số cho vay và thu nợ Hoạt động cho vay của ngân hàng VID Public chi nhánh Hải Phòng hiện đang tăng trưởng mạnh thể hiện qua doanh số cho vay và thu nợ như sau: Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Chênh lệch so với năm trước Số tiền Chênh lệch so với năm trước Số tiền Chênh lệch so với năm trước Doanh số cho vay 47,3 77,66% 95 100,84% 231,26 143,43% Doanh số thu nợ 33,8 40,24% 46,8 38,5% 88,4 88,89% Tổng dư nợ 33,8 75,4% 82 142,6% 224,86 174,22% Doanh số cho vay, thu nợ và tổng dư nợ tại ngân hàng – Hoạt động cho vay của ngân hàng có sự tăng trưởng mạnh mẽ là do ngân hàng đã áp dụng nhiều chính sách thông thoáng nhằm đẩy mạnh cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời ngân hàng cũng áp dụng lãi suất cho vay linh hoạt đối với các thành phần kinh tế. Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay là sự tăng lên của doanh số thu nợ. Như bảng trên ta thấy, doanh số cho vay tăng trưởng nhiều hơn doanh số thu nợ, điều này giúp cho tăng trưởng cho vay của ngân hàng luôn đạt mức cao trong nhiều năm qua, phản ánh hiệu quả hoạt động cho vay, vốn tín dụng được quay vòng nhanh hơn và sinh lợi nhiều hơn. Tổng dư nợ của ngân hàng tăng trưởng liên tục qua các năm, năm sau tăng trưởng nhiều hơn năm trước, đặc biệt trong năm 2007 tốc độ tăng trưởng dư nợ đạt tới mức 174,22% là mức tăng trưởng dư nợ cao nhất so với các ngân hàng trên địa bàn Hải Phòng – mức tăng trưởng trung bình trên địa bàn là 60%. Chi tiết doanh số cho vay và thu nợ của ngân hàng trong những năm gần đây được biểu hiện qua bảng sau: Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Chênh lệch so với năm trước Số tiền Chênh lệch so với năm trước Số tiền Chênh lệch so với năm trước Doanh số cho vay 47,3 77,66% 95 100,8% 231,26 143,43% Doanh số thu nợ 33,8 40,24% 46,8 38,5% 88,4 88,89% Cho vay ngắn hạn 28,8 46,3% 43 49,31% 104,7 143,49% Thu nợ ngắn hạn 24,5 25,33% 31,4 28,16% 50,1 59,55% Cho vay trung dài hạn 18,5 125,67% 52 181,08% 126,56 146,38% Thu nợ trung dài hạn 9,3 54,89% 15,4 65,59% 38,3 148,7% Cho vay DNNN 1,3 15,46% 1,8 38,46% 0,6 -66,67% Thu nợ DNNN 0,1 0% 1 900% 1,1 10% Cho vay cty cp, TNHH 33,3 118,42% 71,9 115,92% 151,16 110,24% Thu nợ cty cp, TNHH 28,7 25,46% 34,3 19,51% 56,9 65,89% Cho vay DNtn 1,1 35,4% 2 81,82% 6,3 215% Thu nợ DNtn 0,7 18,26% 1 42,86% 2,3 130% Cho vay cty NN và LD 0,2 87,63% 0,7 250% 8,8 1157,14% Thu nợ cty NN và LD 0,7 76,42% 0,5 -28,57% 4,6 820% Cho vay cá nhân 11,4 79,45% 18,6 63,16% 64,4 246,24% Thu nợ cá nhân 3,6 59,46% 10 177,78% 23,5 13,5% Cho vay có đảm bảo 47,3 77,66% 95 100,84% 231,26 143,43% Thu nợ có đảm bảo 33,8 40,24% 46,8 38,5% 88,4 88,89% Cho vay không đảm bảo 0 0% 0 0% 0 0% Thu nợ không đảm bảo 0 0% 0 0% 0 0% - Chi tiết doanh số cho vay, thu nợ của ngân hàng – Doanh số cho vay ngắn hạn và trung dài hạn của ngân hàng nhìn chung đều tăng trưởng mạnh qua các năm. So với các năm trước thì trong năm 2007, cho vay ngắn hạn có sự biến đổi rõ rệt về tốc độ tăng trưởng là 143,49%. Với chính sách chủ đạo là cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nên trong những năm vừa qua, ngân hàng đã chú trọng nhiều đến việc mở rộng cho vay đối với các công ty cổ phần, công ty TNHH, do đó doanh số đối với các doanh nghiệp này có xu hướng gia tăng qua các năm. Đối với các DNNN, trong những năm vừa qua, ngân hàng mới chỉ cho vay ở mức thấp và có xu hướng giảm dần do có nhiều doanh nghiệp đã cổ phần hóa và hiệu quả sản xuất của khu vực này không cao. Ngân hàng chủ yếu cho vay các khoản vay có tài sản đảm bảo, tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng tuyệt đối là 100%. Về công tác thu hồi nợ, có thể thấy ngân hàng có doanh số thu nợ trong các năm từ 2005 đến 2007 đều tăng nhờ các biện pháp tích cực thu hồi công nợ: năm 2005, doanh số thu hồi nợ là 33,8 tỷ đồng và tăng lên 46,8 tỷ vào năm 2006, và đến năm 2007 tăng lên đến 88,4 tỷ đồng. Có thể thấy trong cơ cấu thu hồi nợ, doanh số thu nợ chủ yếu là thu nợ ngắn hạn. Trong năm 2005, doanh số thu hồi nợ ngắn hạn là 24,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 72,5% trong doanh số thu nợ của ngân hàng, năm 2006, thu hồi nợ ngắn hạn là 31,4 tỷ chiếm tỷ trọng là 67%, năm 2007, thu nợ ngắn hạn của ngân hàng đạt 50,1 tỷ chiếm 56,7% trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ trọng này đang giảm dần qua các năm do doanh số thu hồi nợ trung và dài hạn đang có sự tăng lên đáng kể. Trong công tác cho vay, ngân hàng VID Public Hải Phòng đã luôn chú trọng đến công tác thẩm định tín dụng ban đầu nhằm tìm ra những khách hàng có tư cách, năng lực tài chính tốt, dự án khả thi. Ngân hàng đã phân tích kỹ các hồ sơ tài liệu mà khách hàng cung cấp, trực tiếp đi thăm trụ sở, nơi hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và cũng thường xuyên tìm hiểu thông tin về khách hàng thông qua các bạn hàng của họ, các ngân hàng bạn, các cơ quan quản lý. Ngân hàng thường xuyên rà soát và hoàn thiện thủ tục hồ sơ pháp lý của các khoản vay, tăng cường giám sát, đảm bảo trước và sau khi giải ngân, tích cực áp dụng các biện pháp thu hồi triệt để các khoản nợ đến hạn, không để phát sinh nợ quá hạn. Ngân hàng đã từng bước giảm dần được dư nợ đối với những khách hàng có biểu hiện tài chính không lành mạnh, sản xuất kinh doanh không hiệu quả. Nhờ những biện pháp đó mà ngân hàng VID Public Hải Phòng là đơn vị duy nhất trên địa bàn có tỷ lệ nợ quá hạn bằng không trong những năm 2005 – 2007, và cũng không để phát sinh nợ quá hạn. Về doanh thu từ hoạt động cho vay của chi nhánh, do sự tăng trưởng mạnh mẽ từ việc cho vay và thu nợ, doanh thu từ hoạt động cho vay của chi nhánh cũng luôn tăng trưởng trong giai đoạn từ 2005 – 2007, tuy nhiên con số này vẫn còn thấp: Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng doanh thu 11,85 21,37 30,93 Doanh thu từ hoạt động cho vay 2,25 4,81 16,03 Tỷ trọng 18,99% 22,51% 51,83% -Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động cho vay trong tổng doanh thu- Doanh thu từ hoạt động cho vay của ngân hàng tăng mạnh từ 2,25 tỷ với tỷ trọng 18,99% trong tổng doanh thu vào năm 2005 lên 16,03 tỷ đồng với tỷ trọng tăng lên là 51,83% vào năm 2007. Tuy nhiên tỷ trọng doanh thu từ hoạt động cho vay của ngân hàng trong tổng doanh thu vẫn còn thấp, năm 2007 cũng chỉ đạt 51,83% trong khi đó số liệu trung bình của các ngân hàng Việt Nam biến động trong khoảng 70 – 80%. Đánh giá tình hình cho vay tại ngân hàng VID Public chi nhánh Hải Phòng trong những năm gần đây Qua những nghiên cứu thực trạng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng VID Public chi nhánh Hải Phòng có thể thấy ngân hàng đã tích cực mở rộng hoạt động cho vay và đạt được những kết quả đáng khích lệ: - Dư nợ cho vay ngắn hạn tăng mạnh qua các năm, trong những năm 2005 – 2007, dư nợ luôn tăng trưởng trên 60% thậm chí năm 2007 đạt mức tăng trưởng là 214,51%, góp phần đáp ứng được những nhu cầu về vốn ngắn hạn của các doanh nghiệp, thúc đẩy kinh tế thành phố Hải Phòng phát triển. - Với nhiều biện pháp thận trọng, quyết liệt, nghiêm túc trong công tác thẩm định tín dụng, giải ngân, thu nợ, ngân hàng đã trở thành ngân hàng duy nhất trong toàn hệ thống ngân hàng VID Public cũng như trên địa bàn thành phố Hải Phòng có tỷ lệ nợ quá hạn bằng không. Điều này cho thấy ngân hàng một mặt chú trọng đẩy mạnh mở rộng cho vay, nhưng mặt khác cũng rất chú trọng đến chất lượng các khoản vay. - Thời hạn giải quyết hồ sơ vay cũng đã được rút ngắn. Hồ sơ vay vốn thuộc quyền phán quyết cho vay của chi nhánh được giải quyết cho vay trong vòng từ 1 đến 3 ngày nếu hồ sơ có đủ điều kiện vay vốn. Đối với những hồ sơ phải trình lên hội sở chính duyệt thì thời gian duyệt cho vay khoảng từ 1 đến 2 tuần. Hồ sơ và thủ tục cho vay đã được đơn giản hóa tạo cho khách hàng sự thuận tiện, tin tưởng vào hoạt động cho vay của ngân hàng. - Các quy trình, quy chế cho vay cũng luôn được cải tiến nên ngày càng linh hoạt, tạo điều kiện thuận tiện cho việc vay vốn của khách hàng. Ngân hàng luôn công khai với khách hàng các vấn đề liên quan đến thẩm định tín dụng và quyết định cho vay. - ngân hàng cũng không ngừng triển khai nhiều sản phẩm tín dụng mới nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng như: cho vay luân chuyển, tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay mua xe ô tô, cho vay dự án đầu tư, cho vay đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay,... Từ đó làm tăng khối lượng khách hàng, tăng tổng dư nợ, hạn chế rủi ro và nâng cao được uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. - Để đảm bảo được nguồn vốn vay của mình, ngân hàng cũng luôn chú trọng đến công tác huy động vốn. Trong thời gian gần đây, với tình trạng lạm phát tăng cao cùng với sự cạnh tranh lãi suất tiền gửi của các ngân hàng thương mại đã khiến cho ngân hàng gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên, ngân hàng vẫn luôn đảm bảo được nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay, đặc biệt có thể thấy như đã phân tích ở trên, nguồn vốn huy động ngắn hạn của ngân hàng vẫn tăng đều qua các năm và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng VID Public Hải Phòng.doc
Tài liệu liên quan