Dịch vụtài khoản cá nhân của hệthống ngân hàng thương mại phát triển khá
nhanh. Trong năm 2008, dịch vụthẻngân hàng và mởtài khoản cá nhân phát triển
nhanh chóng. Đến nay, toàn hệthống ngân hàng có khoảng 15 triệu tài khoản cá nhân,
tăng 36% so với cuối năm 2007; sốlượng thẻtrong lưu thông đạt khoảng 13,4 triệu
thẻ, tăng 46% so với cuối năm 2007 với 142 thương hiệu thẻthuộc 39 tổchức phát
hành thẻ. Tốc độtăng trung bình mỗi năm khoảng 150% vềsốtài khoản và 120% về
sốdư.
Có được kết quảnhưtrên là do nhiều yếu tốtác động như: môi trường pháp lý
trong lĩnh vực thanh toán ngân hàng có những thay đổi theo hướng phù hợp hơn, mạng
lưới điểm giao dịch phục vụkhách hàng của các ngân hàng được mởrộng, thanh toán
điện tửliên ngân hàng được triển khai có hiệu quả, Các ngân hàng thương mại đã có
nhiều nỗlực trong quá trình phát triển cơsởhạtầng kỹthuật; chú trọng phát triển đa
dạng và phong phú các sản phẩm dịch vụngân hàng hiện đại; bắt đầu quan tâm đến
công tác tiếp thị, tuyên truyền quảng cáo, khuyến mãi cho các sản phẩm dịch vụcủa
mình khi đưa ra thịtrường.
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2159 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa Ngân hàng và được giải quyết nhanh chóng.
Ngân hàng tại nhà (Home-banking):
Ứng dụng và phát triển Home-banking là một bước phát triển chiến lược của các
NHTM Việt Nam trước sức ép rất lớn của tiến trình hội nhập toàn cầu về dịch vụ NH.
Đứng về phía khách hàng, Home-banking đã mang lại những lợi ích thiết thực như tiết
kiệm chi phí, thời gian. Và khẩu hiệu “Dịch vụ Ngân hàng 24 giờ mỗi ngày, bảy ngày
mỗi tuần” chính là ưu thế lớn nhất mà mô hình Ngân hàng “hành chính” truyền thống
không thể nào sánh được.
Ngân hàng qua điện thoại (Phone-banking):
Phone-banking được cung cấp qua một hệ thống máy chủ và phần mềm quản lý đặt
tại NH, liên kết với khách hàng thông qua tổng đài của dịch vụ. Thông qua các phím
chức năng được khái niệm trước, khách hàng sẽ được phục vụ một cách tự động hoặc
thông qua nhân viên tổng đài. Khi đăng ký sử dụng dịch vụ Phone-banking, khách
hàng sẽ được cung cấp một mã khách hàng, hoặc mã tài khoản, tùy theo dịch vụ đăng
ký, khách hàng có thể sử dụng nhiều dịch vụ khác nhau.
Ngân hàng qua mạng di động (Mobile-banking):
Cùng với sự phát triển của mạng thông tin di động, các NHTM Việt Nam cũng đã
nhanh chóng ứng dụng những công nghệ mới này vào các dịch vụ NH. Về nguyên tắc,
thông tin bảo mật được mã hóa và trao đổi giữa trung tâm xử lý của NH và thiết bị di
động của khách hàng (điện thoại di động, Pocket PC, Palm…).
9
1.3 Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt
1.3.1 Thanh toán bù trừ
Thanh toán bù trừ là thanh toán vốn giữa các tổ chức tín dụng, kho bạc Nhà nước
khác hệ thống nhưng cùng địa bàn thông qua tài khoản tại ngân hàng Nhà nước d đơn
vị ngân hàng Nhà nước đứng ra tổ chức và chủ trì thanh toán bù trừ.
1.3.2 Thanh toán điện tử liên ngân hàng
Thanh toán điện tử liên ngân hàng là phương thức thanh toán điện tử sử dụng mạng
thanh toán CITAD do sở giao dịch NHNN Việt Nam làm chủ trì và các NHTM làm
thành viên. Thanh toán điện tử liên ngân hàng có hai hình thức là thanh toán điện tử
giá trị cao ( số tiền thanh toán từ 500 triệu trở lên ) và giá trị thấp ( số tiền thanh toán
dưới 500 triệu ).
1.3.3 Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng khác
Hình thức này áp dụng đối với các ngân hàng cùng hoặc khác hệ thống nhưng cùng
địa bàn và có quan hệ giao dịch thanh toán thường xuyên với nhau. Một ngân hàng có
tài khoản tiền gửi ở nhiều ngân hàng khác sẽ tạo điều kiện chuyển tiền thuận lợi và
nhanh chóng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Tiền mặt đã xuất hiện từ lâu và là phương thức thanh toán không thể thiếu ở bất cứ
quốc gia nào. Tuy nhiên, khi xã hội ngày càng phát triển, có rất nhiều phương thức
thanh toán nhanh chóng, tiện dụng và hiện đại hơn nhiều ra đời và được gọi chung là
phương thức TTKDTM. Chương 1 đã đề cập đến các phương tiện được sử dụng khi
thực hiện TTKDTM làm cơ sở để phân tích tình trạng của việc sử dụng cũng như đưa
ra các giải pháp trong các chương sau
10
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI
VIỆT NAM
2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn hiện nay. Những thuận lợi, khó
khăn đối với công tác phát triển , mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt .
2.1.1 Thuận lợi
Sau 20 năm đổi mới kể từ Đại hội Đảng VI năm 1986, nền Việt Nam đã ra khỏi
khủng hoảng kinh tế, đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, tăng cường cơ sở vật chất và
tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, sớm
đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành
một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đó là hai trong số những thành tựu mà
Việt Nam đạt được qua 20 năm đổi mới. Với nền kinh tế ngày càng phát triển với
nhiều thành phần kinh tế, cùng với sự đi lên của nền kinh tế, việc xây dựng một hệ
thống thanh toán tiện lợi và hiện đại sẽ càng thúc đẩy cho sự đi lên của nến kinh tế.
2.1.2 Khó khăn
Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển từ nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ, bao cấp,
tập trung sang nền kinh tế thị trường; thanh toán trong dân cư với nhau phổ biến là
bằng tiền mặt, mọi sự tiếp cận với phương tiện thanh toán mới, công nghệ thanh toán
mới đang ở mức ban đầu cả về tổ chức và thực hiện. Mặt khác thu nhập của dân nói
chung còn ở mức thấp; nhu cầu thiết yếu dân vẫn mua ở chợ “tự do” là chủ yếu; thêm
vào đó thói quen sử dụng tiền mặt, đơn giản, thuận tiện bao đời nay không dễ một
sớm, một chiều thay đổi nhanh được; đồng thời muốn sử dụng phương tiện thanh toán
hiện đại lại cũng cần có sự hiểu biết nhất định. Cơ chế, chính sách, môi trường và tổ
chức quản lý thanh toán hiện đại trong điều kiện nền kinh tế ở Việt Nam, trước sự
bùng nổ và phát triển thương mại điện tử, công nghệ thông tin trên thế giới, thì còn
khá nhiều bất cập, nhiều điều phải bàn và làm.
11
2.2. Tình hình chung về hệ thống ngân hàng Việt Nam
Về tổ chức bộ máy: ngân hàng Việt Nam đã được thiết lập thành một mạng lưới
cung cấp dịch vụ ngân hàng phong phú, phục vụ mọi thành phần kinh tế. Tính đến
năm 2008, hệ thống tổ chức tín dụng ở Việt Nam bao gồm:
+ 5 NHTM nhà nước
+ 1 NH chính sách xã hội
+ 40 NHTM CP
+ 5 NH liên doanh
+ 39 chi nhánh NH nước ngoài
+ 5 NH 100% vốn nước ngoài
+ Hệ thống quy tín dụng nhân dân
+ 17 công ty tài chính
+ 13 công ty cho thuê tài chính
…
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam năm 2008
Việc ký kết hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ và gia nhập WTO giúp
cho thị trường tài chính ngân hàng của Việt Nam mở cửa hơn nhiều so với trước đây.
Số lượng các ngân hàng nước ngoài đến Việt Nam ngày càng nhiều tạo ra một môi
trường kinh doanh có tính cạnh tranh cao. Việc các ngân hàng, tập đoàn tài chính nước
ngoài mở rộng hoạt động tại thị trường Việt Nam thông qua con đường sở hữu vốn cổ
phần trong các NHTM Việt Nam đem lại nhiều lợi ích cho cả hai bên trong quá trình
cạnh tranh và hợp tác. Trong đó các NHTM Việt Nam không những nâng cao được
năng lực tài chính mà còn có điều kiện tiếp tục hiện đại hoá công nghệ đổi mới quản
trị điều hành, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,... theo tiêu chuẩn quốc tế và mở
rộng kinh doanh trên thị trường quốc tế.
2.3. Tình hình mở rộng tài khoản cá nhân qua các năm
Dịch vụ tài khoản cá nhân của hệ thống ngân hàng thương mại phát triển khá
nhanh. Trong năm 2008, dịch vụ thẻ ngân hàng và mở tài khoản cá nhân phát triển
nhanh chóng. Đến nay, toàn hệ thống ngân hàng có khoảng 15 triệu tài khoản cá nhân,
12
tăng 36% so với cuối năm 2007; số lượng thẻ trong lưu thông đạt khoảng 13,4 triệu
thẻ, tăng 46% so với cuối năm 2007 với 142 thương hiệu thẻ thuộc 39 tổ chức phát
hành thẻ.. Tốc độ tăng trung bình mỗi năm khoảng 150% về số tài khoản và 120% về
số dư.
Có được kết quả như trên là do nhiều yếu tố tác động như: môi trường pháp lý
trong lĩnh vực thanh toán ngân hàng có những thay đổi theo hướng phù hợp hơn, mạng
lưới điểm giao dịch phục vụ khách hàng của các ngân hàng được mở rộng, thanh toán
điện tử liên ngân hàng được triển khai có hiệu quả,… Các ngân hàng thương mại đã có
nhiều nỗ lực trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật; chú trọng phát triển đa
dạng và phong phú các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại; bắt đầu quan tâm đến
công tác tiếp thị, tuyên truyền quảng cáo, khuyến mãi cho các sản phẩm dịch vụ của
mình khi đưa ra thị trường.
2.4. Tình hình sử dụng tiền mặt trong lưu thông .
Tỷ trọng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán có xu hướng giảm dần.
Bảng 1: tỷ trọng tiền mặt so với tổng các phương tiện thanh toán
Năm 1997 2001 2004 2005 2006 2007 2008
% 32,2 23,7 20,3 19 17,21 16,36 14,6
Điều này phản ánh thói quen thanh toán của người dân đang thay đổi, thanh toán bằng
tiền mặt có xu hướng giảm mà thay vào đó là các hình thức thanh toán bằng các
phương tiện thanh toán phi tiền mặt như thẻ ATM, thẻ tín dụng , thẻ trả trước… , trong
khi khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt tăng cao
13
Bảng 2: thể hiện diễn biến tổng phương tiện thanh toán năm 2008
Nguồn : Báo cáo thường niên của NHNN năm 2008
Bảng 3: thể hiện cơ cấu tổng phương tiện thanh toán
Nguồn : Báo cáo thường niên của NHNN năm 2008
2.5. Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt
Năm 2008 từ 5 tỉnh thành phố triển khai hệ thống điện tử liên ngân hàng giai đoạn
1 đã được triển khai mở rộng ra 63 tỉnh, thành phố trong cả nước nhờ kết quả thực
hiện dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán giai đoạn 2. Hệ thống thanh toán điện tử
14
liên NH, từ 2/5/2002 đến 3/2008 đãthực hiện: 18.450.737 lệnh thanh toán tương ứng
17.075.000 tỷ đồng. Bình quân mỗi ngày thực hiện từ 35.000 đến 45.000 lệnh thanh
toán với 33.000 tỷ đồng. Thời gian thực hiện bình quân một lệnh là 10 giây.
2.5.1. Tình hình thanh toán qua thẻ
Dịch vụ phát hành thẻ ngân hàng và các dịch vụ tiện ích đi kèm với thẻ tiếp tục
phát triển. Lượng thẻ lưu thông đến cuối tháng 12/2008 đã đạt đến 15 triệu thẻ ( tăng
36% so với cuối năm 2007), với 160 thương hiệu thẻ thuộc 40 tổ chức phát hành thẻ,
đã lắp dặt được hơn 7.600 ATM và gần 25.000 thiết bị POS/EDC phục vụ cho các
hoạt động thanh toán. Dưới sự chỉ đạo của NHNN, 2 liên minh thẻ lớn nhất ( chiếm
hơn 80% thị trường thẻ Việt Nam ) là Banknetvn và Smartlink đã tiến hành kết nối hệ
thống ATM giữa các ngân hàng thành viên của 2 liên minh với nhau, tạo điều kiện
thuận lợi hơn cho khách hàng sử dụng thẻ.
Tại VN hiện nay, có rất nhiều thương hiệu thẻ tín dụng quốc tế như: Master Card,
Visa Card, American Express,... do các Cty Tài Chính nước ngoài làm chủ thươg hiệu.
Tẻ ghi nợ cũng có 2 loại là thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ ghi nợ nội địa. Thẻ ghi nợ quốc tế
có các thương hiệu như: Visa Debit Card, Visa Electron Card, MasterCard Dynamic,
MasterCard Electronic, Master MTV Debit Card... Thẻ ghi nợ nội địa có VCB
Connect 24, Đông Á, Techcombank, Inconbank, BIDV, Agribank...
Bảng 4: Hệ thống ATM và POS
Năm 2007 2009
Máy ATM 4.020 8.800
POS 12.548 25.000
Cùng với việc đẩy mạnh triển khai hệ thống Core Banking đệ hiện đại hóa hệ thống
thanh toán nội bộ, và kế toán khách hàng, mở rộng mạng lưới, ngân cấp phần mềm,
bảo mật mạng,… các ngân hàng cũng không ngừng đa dạng hóa, phát triển và cải tiến
dịch vụ của mình, phát triển và ứng dụng các kênh giao dịch trực tuyến như thanh toán
15
ngân hàng qua Internet, Mobile/SMS… phục vụ nhiều đối tượng khách hàng, doanh
nghiệp trong giao thương hiện đại.
2.5.2. Tình hình thanh toán bằng Séc
Séc là một trong những phương tiện thanh toán đã có lâu đời ở các nước phát triển,
thanh toán bằng séc ở Bồ Đào Nha còn chiếm tới 81% trong tổng lượng giao dịch, ở
Ireland là 70%, ở Pháp là 56%, ở Anh là 51%; Còn ở nước ta, thanh toán bằng séc đã
ra đời từ những năm 1960 nhưng đến nay, phương tiện thanh toán này ngày càng giảm.
Hiện nay, tỷ lệ thanh toán bằng séc mới chiếm khoảng 2% trong tổng thanh toán phi
tiền mặt. Việc thanh toán séc cũng gặp không ít phiền phức nếu khách mua và khách
bán không có tài khoản ở cùng một ngân hàng, buộc các NHTM phải thông qua hệ
thống thanh toán bù trừ của NHNN nhưng hiện tại, NHNN chưa có Trung tâm thanh
toán bù trừ séc.
2.5.3. Tình hình thanh toán bằng ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu
Ở Việt Nam hiện nay ,các ngân hàng cũng đã mở ra rất nhiều dịch vụ nhằm tạo điều
kiện cho việc thanh toán quốc tế giữa các doanh nghiệp trong nước trở nên thuận lợi
hơn.Nhiều ngân hàng ngoài dịch vụ thanh toán theo L/C,chuyển tiền thì nhờ thu xuất
nhập khẩu, nhờ chi cũng rất phổ biến với rất nhiều lợi ích như
HSBC,VIB,LienVietBank…
2.5.4. Dịch vụ ngân hàng điện tử
Hiện nay có khá nhiều dịch vụ ngân hàng điện tử được các ngân hàng triên khai và
đưa vào hoạt động như: ACB cung cấp các loại dịch vụ ngân hàng điện tử như:
Internet Banking, Phone Banking, Mobile Banking, Home Banking, Call Center. Đối
với dịch vụ Internet Banking, Techcombank cung cấp các dịch vụ như Fast e-Bank
(dịch vụ cho các khách hàng doanh nghiệp) và Fast i-Bank (dịch vụ cho các khách
hàng cá nhân). Với dịch vụ Home Banking, Techcombank cung cấp cho khách hàng 3
dịch vụ chính như :Techcombank Mail Access , Techcombank Mobile Access ,
Techcombank Voice Access. Vietcombank có dịch vụ ngân hàng trực tuyến
VCB-iBanking ,VCB SMS-Banking (dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động) ,
VCB-Money (hay còn gọi là dịch vụ ngân hàng tại nhà) ……..
16
Loại hình khá nhiều nhưng hiệu quả sử dụng các dịch vụ này còn khá thấp, tính tiện
ích của nó chưa được phát huy hết, hơn nữa tín tin cậy an toán vẫn còn thiếu.
2.6 - Những hạn chế trong thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam và các
nguyên nhân
2.6.1. Các mặt hạn chế:
- Nhìn chung, thanh toán bằng tiền mặt còn rất phổ biến trong nền kinh tế. Tiền mặt
vẫn là phương tiện thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực doanh nghiệp và
chiếm đại đa số trong các giao dịch thanh toán của khu vực dân cư.
- Số người sử dụng dịch vụ ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, lao động ở
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, nhân viên công sở có thu nhập cao và ổn định.
- Các máy ATM phân bổ chủ yếu ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp . Với dân
số nước ta hơn 80 triệu dân thì bình quân 45.000 dân có 1 ATM. Lượng ATM như vậy
quá thấp nếu so với các quốc gia láng giềng (Trung Quốc: 19.000 dân/ATM,
Singapore: 2.638 dân/ATM). Theo thống kê, khoảng 80% giao dịch qua ATM là để rút
tiền mặt.
- Chất lượng, tiện ích và tính đa dạng về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt chưa
phong phú. Phương thức giao dịch chủ yếu tiếp xúc trực tiếp và mặt đối mặt. Để được
nhận một sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, các chủ thể tham gia thường phải đến các
điểm giao dịch của ngân hàng. chất lượng dịch vụ trả lương qua tài khoản và chăm sóc
khách hàng chưa tốt (máy ATM hết tiền, gặp trục trặc kỹ thuật, việc giải quyết khiếu
nại, khiếu kiện chưa nhanh chóng, kịp thời, Hiện các điểm chấp nhận thẻ thanh toán
ngân hàng chỉ có ở siêu thị, nhà hàng, khách sạn lớn và rất khan hiếm ở chợ, khu dân
cư... chưa tạo sự thuận lợi cho khách hàng khi sử dụng thẻ thanh toán. Trong khi đó,
chính chợ và khu dân cư là nơi thu hút người dân đến với thanh toán không dùng tiền
mặt".
- Thương mại điện tử (TMĐT) còn nhiều rào cản: trong những năm gần đây, TMĐT
đã được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp có website tăng
từ 31% năm 2005 lên 45% năm 2008, tỷ lệ doanh nghiệp đã xây dựng mạng nội bộ
năm 2008 đạt trên 88% so với 84% của năm trước. Hiện có tới 99% số doanh nghiệp
17
đã kết nối internet. Tuy nhiên, do thói quen mua sắm của người tiêu dùng và khâu
thanh toán khiến TMĐT Việt Nam chậm phát triển; người mua và người bán vẫn thực
hiện theo phương thức “tiền trao cháo múc”, vì người tiêu dùng lo ngại mua phải sản
phẩm không dùng được hoặc chất lượng không đạt như mong muốn. Hệ thống pháp lý
bảo vệ thông tin cá nhân vẫn còn thiếu những quy định, chế tài cụ thể về bảo vệ đối
tượng sử dụng TMĐT. Nhìn chung, việc phát triển TMĐT ở Việt Nam hiện còn mang
tính tự phát, đầu tư cho TMĐT ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào tầm nhìn, quan
điểm của lãnh đạo doanh nghiệp.
- Cạnh tranh bằng thương hiệu, chất lượng dịch vụ chưa phổ biến. Các tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán, thay vì sáng tạo ra sản phẩm mới hoặc tạo ra giá trị gia tăng
trên sản phẩm cùng loại trên thị trường, lại chỉ tập trung vào yếu tố giá cả nhằm đánh
bại đối thủ cạnh tranh. Khi mà khách hàng không nhận thấy sự khác biệt giữa các sản
phẩm của những ngân hàng khác nhau, vì vậy mà họ dễ dàng từ bỏ một sản phẩm dịch
vụ mang thương hiệu này để đến với một sản phẩm có thương hiệu khác.
- Các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt chỉ tập trung phát triển tại các đô thị lớn,
khu công nghiệp và khu chế xuất. Thiếu các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoạt
động mang tính chuyên nghiệp, phục vụ cho một số đối tượng, một số lĩnh vực hoặc
vùng sâu, vùng xa, nông thôn và các địa phương có nền kinh tế kém phát triển.
- Phí dịch vụ thanh toán còn khá cao và khó chấp nhận đối với những giao dịch thanh
toán mức trung bình, đặc biệt đối với các giao dịch liên ngân hàng và liên tỉnh. Ngoài
ra, một số phương tiện thanh toán khi sử dụng khách hàng còn phải trả thêm phụ phí
so với việc sử dụng tiền mặt.
- Hệ thống thanh toán cốt lõi là hệ thống thanh toán liên ngân hàng của Ngân hàng
Nhà nước, mặc dù được cải thiện rất nhiều sau khi hoàn tất giai đoạn I của Dự án hiện
đại hệ thống thanh toán, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu gia tăng về hoạt động
thanh toán giữa các ngân hàng. Theo thiết kế ban đầu, hệ thống thanh toán liên ngân
hàng có khả năng xử lý 4.500 giao dịch/ngày. Nhưng từ khi đi vào hoạt động đến này,
hệ thống thường xuyên lâm vào tình trạng quá tải với số lượng giao dịch bình quân lên
tới 10.000 giao dịch/ngày;
18
- Đội ngũ nhân sự làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực thanh toán vẫn còn thiếu
và yếu.
2.6.2. Các nguyên nhân gây nên những hạn chế:
- Thói quen và nhận thức: Tiền mặt trở thành một công cụ thanh toán không hạn chế
về đối tượng và phạm vi sử dụng. Tiền mặt có điểm ưu việt rất lớn là thanh toán tức
thời và vô danh, thủ tục đơn giản. Vì vậy, tiền mặt đã trở thành một công cụ rất được
ưa chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi của người
tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp. Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán hiện
nay là lực cản lớn trong việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.
- Thiếu động cơ kinh tế đủ mạnh để khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt: đối
với nhiều đối tượng giao dịch, các công cụ và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
không chứng tỏ có lợi ích hơn hẳn về kinh tế so với tiền mặt. Ngược lại, thanh toán
không dùng tiền mặt còn phải trả phí cho ngân hàng, thậm chí còn bị tính giá cao hơn
(đối với một số đơn vị chấp nhận thẻ), không được chào đón tại các quầy thanh toán...
- Kinh tế không chính thức phát triển: đây là nền kinh tế xuất phát từ đặc điểm sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm theo quy mô nhỏ, lẻ, với loại hình này thì khả năng tiếp nhận
phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt là rất khó khăn. Ngoài ra, một bộ phận rất
lớn của nền kinh tế không chính thức là kinh tế ngầm liên quan tới hoạt động buôn lậu,
trốn thuế, gian lận thương mại, tham nhũng..., luồng luân chuyển tiền tệ phục vụ các
hoạt động này có thể rất lớn. Đối với những người tham gia các giao dịch này, cho dù
phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt có thuận tiện thì đó vẫn không phải là
phương tiện thanh toán được lựa chọn, xuất phát từ nhu cầu che dấu nguồn gốc giao
dịch và danh tính của đối tượng tham gia.
- Hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán chưa hoàn thiện, mặc dù trong thời gian
vừa qua hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán đã cải thiện nhiều, song vẫn chưa
đầy đủ và đồng bộ.
- Vốn đầu tư vừa thiếu, vừa được sử dụng kém hiệu quả: từ giác độ các ngân hàng
thương mại, vấn đề lớn nhất trong phát triển hoạt động thanh toán là những hạn chế về
vốn đầu tư. Vốn đầu tư đòi hỏi phải rất lớn và thời gian thu hồi vốn dài hạn. Vì vậy,
19
chỉ có những ngân hàng lớn, có tiềm lực mạnh về tài chính, chủ yếu là các ngân hàng
thương mại Nhà nước hiện nay mới có khả năng tập trung đầu tư lớn về trang thiết bị
phục vụ cho hoạt động thanh toán. Các ngân hàng nhỏ chủ yếu chọn cách chia sẻ mạng
lưới với các ngân hàng lớn. Tuy nhiên, khả năng chia sẻ mạng lưới và hạ tầng kỹ thuật
khác giữa các ngân hàng còn hạn chế, do các ngân hàng chưa tìm được tiếng nói chung
để đi đến thoả thuận kết nối thống nhất nhằm chia sẻ hạ tầng kỹ thuật.
- Công tác đào tạo cơ bản cũng như chuyên sâu trong lĩnh vực thanh toán cho cán bộ
làm nghiệp vụ thanh toán chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Thông tin tuyên truyền chưa được quan tâm, chú trọng. Những mục tiêu chiến lược,
định hướng và các chính sách lớn để phát triển hoạt động thanh toán chưa được công
bố đầy đủ cho công chúng. Vì vậy, không chỉ người dân mà thậm chí nhiều doanh
nghiệp còn rất ít hiểu biết hoặc hiểu biết mơ hồ về các dịch vụ thanh toán và phương
tiện thanh toán không dùng tiền mặt.
- Trình độ dân trí thấp sẽ sinh ra tâm lý “ngại“ khi sử dụng các phương tiện hiện đại
có độ phức tạp cao, do đó thanh toán không dùng tiền mặt không phát triển.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã phân tích thực trạng hoạt động TTKDTM của nền kinh tế Việt Nam, qua
đó phác họa tổng quan công tác thanh toán qua ngân hàng với những thành tựu đạt
được cũng như hạn chế. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng các dịch
vụ thanh toán hiện đại ở chương 3
20
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN
MẶT TRONG NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM
3.1. Kinh nghiệm chuyển đổi sang nến kinh tế thanh toán không dùng tiền mặt tại
các nước và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam :
3.1.1. Kinh nghiệm tại các nước:
-Tại Hàn Quốc:
Thanh toán bằng tiền mặt chỉ chiếm 20% trong tỷ lệ thanh toán, TTKDTM là 80%.
Có được kết quả trên là do Hàn Quốc hoạch định được chiến lược tổng thể, dài hạn, đã
xây dựng và tổ chức quản lý, vận hành được hệ thống thanh toán và các phương tiện
thanh toán dựa trên nền tảng cơ sở pháp lý đồng bộ gồm Luật hối phiếu, Luật kinh
doanh thẻ tín dụng, Luật Séc cùng một số chuyên biệt điều chỉnh về việc thanh toán.
Hàn Quốc đã xây dựng Trung tâm thanh toán bù trừ đầu tiên tại Seoul, do cơ quan
thanh toán bù trừ và viễn thông tài chính Hàn Quốc (KFTC) trực tếp vận hành, đến
năm 1995 có 50 trung tâm trên toàn quốc. Tham gia vào hệ thống này là ngân hàng
trung ương và những ngân hàng lớn cùng với một số tổ chức phi tài chính. Tại các
trung tâm thanh toán bù trừ, các phương tiện séc, hối phiếu…được thanh toán bù trừ
cho nhau bằng các nghiệp vụ với sự hỗ trợ đắc lực của mạng máy tính. Việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng, nhất là trong lĩnh vực thanh toán được
ngân hàng trung ương rất quan tâm, thành lập vụ công nghệ thông tin, có các phòng
chuyên môn để quản lý, vận hành, bảo trì máy tính và hệ thống thông tin
-Tại Thái Lan:
Thẻ ngân hàng được phát triển mạnh và sử dung phổ biến trong những năm gần
đây (có khoảng trên 10 triệu thẻ). Việc sử dung thẻ được phát triển mạnh mẽ là do các
ngân hàng thương mại đã trang bị hệ thống gần 10000 máy ATM tại các trung tâm
kinh tế trên phạm vi cả nước được liên kết với nhau thông qua Trung tâm chuyển
mạch ATM quốc gia. Trung tâm chuyển mạch ATM quốc gia, còn thực hiện việc
quyết toán và đối chiếu các giao dịch ATM cho tất cả các ngân hàng thành viên của
mình, đồng thời cung cấp các dịch vụ khác như: chuyển tiền cá nhân trực tuyến, dịch
21
vụ thông tin tín dụng, in ấn, và chuyển giao sao kê thẻ… Ngân hàng trung ương Thái
Lan thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hệ thống thanh toán và các phương
tiện thanh toán nói chung, hệ thống ATM nói riêng.
3.1.2. Rút ra bài học cho Việt Nam:
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong quá trình sử dụng và phát triển
các phương tiện thanh toán KDTM , ta thấy các nước đều có sự riêng biệt trong giải
pháp của mình, ví dụ Hàn Quốc sử dụng đa dạng các phương tiện, Thái Lan sử dung
thẻ thanh toán…Việt Nam nên học tập kinh nghiệm từ các nước đồng thời cần đưa ra
những biện pháp thích hợp vì mỗi quốc gia có điều kiện kinh tế, thị trường tài chính,
hệ thống ngân hàng, thói quen thanh toán của người dân … khác nhau để tránh việc
vận dụng các phương pháp không phù hợp một cách rập khuôn,máy móc.
3.2 Giải pháp nhằm mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế
tại Việt Nam:
Để hoạt động thanh toán phát triển bền vững, đáp ứng tốt các nhu cầu của nền kinh tế
và theo kịp sự phát triển của các hệ thống thanh toán khác trên thế giới, cần có các giải
pháp đồng bộ và toàn diện với sự tham gia của Chính Phủ, của hệ thống ngân hàng và
sự ủng hộ của công chúng.
3.2.1 Nhóm giải pháp đề xuất với NHNN và các cơ quan chức năng
- Xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý hoàn
chỉnh cho thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Hiện nay, hệ thống các văn
bản quy phạm pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam còn chưa hoàn
chỉnh và có nhiều bất cập gây khó khăn cho việc thanh toán không dùng tiền mặt của
các ngân hàng . Hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động của các hệ thống
thanh toán, ngay từ việc sửa đổi, bổ sung Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ
chức tín dụng để củng cố vị thế pháp lý của Ngân hàng Nhà nước trong việc kiểm soát
hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt; đồng thời hoàn thiện các văn bản dưới Luật
liên quan đến các phương tiện, hình thức thanh toán hiện đại để đảm bảo tính ổn định,
an toàn và hiệu quả của hệ thống thanh toán. Khung pháp lý rõ ràng, minh bạch và sự
giám sát hợp lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hệ thống ngân hàng cũng là một yếu
22
tố quan trọng trong việc tăng cường lòng tin của người sử dụng và giới doanh nghiệp
vào hệ thống thanh toán quốc gia. Kinh nghiệm của nước ngoài cho thấy, trong lĩnh
vực thanh toán qua ngân hàng có nhiều l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai phap mo rong thanh toan ko dung tien mat.pdf