LỜI NÓI ĐẦU. 1
CHƯƠNG I : NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 3
I. Ngân hàng thương mại và hoạt động của ngân hàng
thương mại trong nền kinh tế thị trường. 3
1. Khái niệm ngân hàng thương mại . 3
2. Các hoạt động của ngân hàng thương mại. 4
2.1 Hoạt động huy động vốn. 4
2.2 Hoạt động sử dụng vốn. 6
2.2.1 Hoạt động ngân quĩ. 6
2.2.2 Hoạt động đầu tư . 6
1.2.3 Hoạt động tín dụng . 6
2.3 Hoạt động trung gian. 8
1.3.1 Dịch vụ thanh toán hộ. 8
1.3.2 Dịch vụ mua bán hộ chứng khoán. 8
1.3.3 Dịch vụ mua bán ngoại tệ. 9
3. Vai trò của ngân hàng thương mại. 9
3.1 Vai trò thực thi chính sách tiền tệ. 9
3.2 Góp phần vào hoạt động điều tiết vĩ mô thông qua chức năng
tạo tiền của ngân hàng thương mại. 10
II. Tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng thương mại trong
nền kinh tế. 11
1. Khái niệm. 11
2. Đặc điểm của tín dụng trung, dài hạn. 12
3. Mục đích, đối tượng, điều kiện cho vay trung, dài hạn. 13
4. Nguyên tắc tín dụng trung, dài hạn. 14
5. Vai trò tín dụng trung, dài hạn trong nền kinh tế. 16
5.1 Tín dụng trung, dài hạn đảm bảo phát triển kinh tế theo
chiều sâu, thúc đẩy sự chuyển dịch kinh tế theo hướng
86 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung, dài hạn tại chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tín dụng sẽ như thế nào ? . Quan điểm cắt giảm hoặc tiết kiệm biên chế cán bộ tín dụng được một số quan chức ngân hàng không tán thành. Bởi nếu ta làm phép so sánh số vốn hàng chục, hàng trăm tỉ đã và đang mất và không thể thu hồi được chỉ vì số lượng và chất lượng cán bộ hiện có đang bất lực, bất cập không thể nào đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thường xuyên “ kinh doanh cái rủi ro” này thì hẳn sẽ thấy ra vấn đề sao không dùng số tiền đó hoặc một phần số tiền đó mà tăng cường đội ngũ cán bộ tín dụng có đủ phẩm chất, tài năng để quản lí, giám sát tín dụng chặt chẽ hơn, bớt nguy cơ mất vốn. Xét cho cùng đây là vấn đề yếu tố con người cần phải đào tạo công phu, bố trí đầy đủ không htể tiết kiệm được. Từ quan điểm rất duy vật biện chứng “ tham đĩa, bỏ mâm” trong kinh doanh tiền tệ , trong hoạt động tín dụng .
Bên cạnh đó về phía doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp chưa có dự án tầm chiến lược để phát triển sản xuất kinh doanh hoặc có những doanh nghiệp mới thành lập, sản phẩm sản xuất ra chưa có tính cạnh tranh cao, khó khăn trong khâu tiêu thụ. Những khó khăn đó làm hạn chế nhiều khả năng hấp thụ vốn của ngân hàng kể cả vốn trung, dài hạn . Điều đó xảy ra nghích lí là ngân hàng ứ đọng vốn trong khi dó các doanh nghiệp khát vốn. Các ngân hàng cho rằng chính những đồng vốn huy động của họ không có “đất để dụng võ”. Một minh chứng rất cụ thể là NHNN dự định cho phép các ngân hàng quốc doanh trích từ nguồn vốn ngắn hạn khoảng 5000 tỉ đồng để cho vay trung, dài hạn. Song đến quí IV năm 1996 chỉ cho vay được trên 1000 tỉ đồng.
Nhìn chung hoạt động cho vay trung, dài hạn hiện nay rất hạn chế, chưa có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách cần thiết. Vì vậy trong thời gian tới phải có các biện pháp cần thiết để cải tiến tình hình này.
II. Giới thiệu chung về ngân hàng công thương Đống Đa .
Quá trình hình thành và phát triển .
Ngân hàng công thương Đống Đa được thành lập từ thág 7/ 1998 theo nghị định số 53 / HĐBT chyển từ NHNN quận Đống Đa thành ngân hàng công thương Đống Đa trực thuộc ngân hàng công thương thành phố Hà Nội. Từ tháng 4/1993 thực hiện một bước đổi mới công tác tổ chức, ngân hàng công thương quận Đống Đa thành ngân hàng công thương khu vực Đống Đa trực thuộc ngân hàng công thương Việt Nam – một trong 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất trong cả nước, có nhiệm vụ hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng theo pháp lệnh ngân hàng. Từ khi mới thành lập, ngân hàng công thương Đống Đa đã gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, mô hình tổ chức cũng như trình độ cán bộ chưa cao... nhưng trong quá trình hoạt động của mình ngân hàng công thương Đống Đa luôn bám sát thực hiện định hướng kinh doanh tín dụng , dịch vụ ngân hàng trong cơ chế thị trường có hiệu quả cao, an toàn vừa góp phần tăng trưởng kinh tế và chính sách tiền tệ của Nhà nước.
Ngân hàng công thương Đống Đa có trụ sở tại 187 Tây Sơn và các chi nhánh khác là phòng giao dịch Kim Liên, Cát Linh và gần 20 quỹ tiết kiệm thực hiên sự chỉ đạo điều hành tập trung của ngân hàng công thương Đống Đa .
+ Địa bàn hoạt động .
Đến năm 1998 ngân hàng công thương Đống Đa hoạt động trên hai địa bàn cơ bản là quận Đống Đa và quận Thanh Xuân. Quận Đống Đa là nơi tập trung đông dân cư, các công ty , tổ hợp sản xuất, các hộ công thương ... Do đó , khách hàng của ngân hàng rất đa dạng. Với địa bàn rộng, khách hàng đa đạng ngân hàng công thương Đống Đa đã có lợi thế rất lớn trong việc tạo ra mối quan hệ thường xuyên với khách hàng.
+ Đội ngũ cán bộ.
Ngân hàng có độingũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có năng lực và nhiệt tình công tác. ýthức được tầm quan trọng của trình độ cán bộ đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, ban giám đốc của ngân hàng đã rất chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ. Thời kì trước khi chưa có sự chia cắt ngân hàng công thương Thanh Xuân thì ngân hàng công thương Đống Đa có 351 cán bộ công nhân viên, hiện nay con số đó là 275. Trong vòng 10 năm đã có 1 tiến sĩ, 8 thạc sĩ ,125 cán bộ hoàn thành chương trình đại học và đại học tại chức, 40% cán bbọ tín dụng nghiệp vụ tín dụng, kế toán đạt trình độ C Anh văn, 60% cán bộ sử dụng thành thạo máy vi tính. Đội ngũ cán bộ có kimh nghiệm này là một lợi thế lớn của ngân hàng công thương Đống Đa.
Bên cạnh những thuận lợi đó, ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn, khó khăn trước tiên là hiện nay địa bàn hoạt động của ngân hàng bị thu hẹp một cách đáng kể. Từ ngày 1/3/1999 ngân hàng đã thực hiện tách 1/3 quân số để thành lập ngân hàng công thương Thanh Xuân bắt đầu đi vào hoạt động như một chi nhánh ngân hàng cấp II trực thuộc ngân hàng công thương Việt Nam .
Cùng với sự chia tách này là sự san sẽ khách hàng, điều này ảnh hưởng rõ rệt tới kết quả kinh doanh của ngân hàng vì Thanh Xuân tuy là quận mới thành lập nhưng dân cư đông và có nhiều doanh nghiệp lớn .
Một khó khăn khác vẫn tồn tại từ trước của ngân hàng là trên địa bàn hoạt động ngân hàng không có nhiều doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Chính vì điều đó mà việc cho vay khối công tác xuất khẩu thấp, và chủ yếu diễn ra đối với khối nội địa.
Thêm vào đó tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn gặp khó khăn cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp chính là sự tồn tại và phát triển cho ngân hàng, vì vậy khi doanh nghiệp gặp khó khăn thì hoạt động ngân hàng không suôn sẽ là điều không tránh khỏi. Nhiều doanh nghiệp là khách quen của ngân hàng trước đây đã từng sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì nay cũng bị đình đốn. Đặc biệt là đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, tệ nạn lừa đảo, trốn nợ là mối đe doạ thường xuyên đối với ngân hàng khiến cho ngân hàng ngày càng thận trọng trong quan hệ với thành phần này nói riêng và công tác tín dụng nói chung nhất là tín dụng trung, dài hạn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng .
Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng công thương Đống Đa .
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng công thương Đống Đa đã liên tục phát triển trong những năm qua. Điều này thể hiện rõ qua các chỉ tiêu về huy động vốn, cho vay và lợi nhuận.
Hoạt động huy động vốn.
Tình hình huy động vốn của ngân hàng công thương Đống Đa được thể hiện ở bảng sau :
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của ngân hàng công thương Đống Đa từ năm 1997 - 2001
Nguồn vốn
1997
1998
1999
2000
2001
Tỉ
%
Tỉ
%
Tỉ
%
Tỉ
%
Tỉ
%
1. Tiền gửi tiết kiệm
760
79.9
970
70.5
1180
82.5
1200
64.8
1230
61.2
- Không kì hạn
35
3.7
20
1.5
14
1
20
1.1
25
1.2
- Có kì hạn
725
76.2
950
69
1166
81.5
1180
63.7
1205
60
2.Tiền gửi TCKT
180
18.9
350
25.5
245
17.1
650
35.2
750
37.3
3. Kì phiếu
11
1.8
55
4
4.5
0.4
-
-
30
1.5
Tổng
951
100
1375
100
1429.5
100
1850
100
2010
100
Nguồn : Phòng tổng hợp
Bảng số liệu đã mô tả kết quả huy động của ngân hàng công thương Đống Đa từ năm 1997 đến năm 2001. Như vậy, tổng nguồn mà ngân hàng huy động được không ngừng tăng lên.
Năm 1997, tiền gửi tiết kiệm chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn 79.9%, trong đó chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kì hạn chiếm 76.2%. Tiền gửi tổ chức kinh tế chiếm tỉ trọng nhỏ 18.9% và đặc biệt kì phiếu chỉ chiếm 1.8%.
Năm 1998, do ngân hàng tăng lượng phát hành kì phiếu lên tới 55 tỉ, chiếm 4% tăng hơn so với năm 1997 là 44 tỉ. Thêm vào đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng đáng kể tăng 170 tỉ so với năm1997, chiếm 25.5% trong tổng nguồn. Đây là môt sự tăng trưởng đột biến trong tổng nguồn của năm 1998 so với năm 1997. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng này trước hết là do ngân hàng đã chuyển đổi, cải tiến phương thức huy động, sự nổ lực của cán bộ ngân hàng. Nhưng nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp là do tác động của nền kinh tế, đó là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam á, tốc độ tăng trưởng kinh tế chững lại, sức mua thị trường giảm sút, khả năng hấp thụ vốn suy giảm và việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn đã tác động không nhỏ đến tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế. Vì thế các nhà sản xuất thu hẹp sản xuất và tìm cách bảo đảm an toàn cho đồng vốn của mình bằng cách gửi tiền vào ngân hàng.
Năm 1999, nền kinh tế nước ta vẫn đang chịu sự ảnh hưởng của tình trạng trên. Tuy nhiên, số dư tiền gửi ở ngân hàng công thương Đống Đa vẫn tăng so với đầu năm là 9.5% mặc dù NHTƯ đã nhiều lần giảm lãi suất tiền gửi. Với mục tiêu “ tăng trưỏng, hiệu quả, an toàn vốn”, ngân hàng công thương Đống Đa đã đẩy mạnh công tác huy động vốn tăng thêm 60 tài khoản tiền gửi . Với 14 quĩ tiết kiệm, cùng với thái độ nhiệt tình, thủ tục nhanh gọn, thuận lợi ngày càng thu hút nhiều khách hàng đến giao dịch. Trong tổng nguồn vốn huy động được năm 1999, tiền gửi VND đạt 1.156tỉ, tiền gửi ngoại tệ 265 tỉ. Năm 1999 có tỉ lệ tiền gửi cao nhất, chiếm 82.5% trong tổng nguồn vốn. Trong khi đó lượng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và kì phiếu giảm đi đáng kể.
Tính đến 31/12/2000 tổng nguồn vốn huy động đạt 1850 tỉ, tăng 420.5 tỉ so với năm 1999, tốc độ tăng trưởng 29.8%, so với kế hoạch tăng 7.5%. Trong năm 2000 lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng lên một lượng rất lớn, do vậy đã có sự thay đổi về cơ cấu nguồn vốn có lợi thế cho hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn và sử dụng vốn tăng lên đáng kể, nhưng nguồn vốn mới sử dụng hết 54.5% số vốn, trừ tỉ lệ kí quỹ còn lại được chuyển về ngân hàng công thương Việt Nam điều hoà vốn . Mặt khác, tiền gửi tiết kiệm phần lớn là tiền gửi có kì hạn la cao nên rất bất lợi trong kinh doanh tiền tệ cho ngân hàng, nhất là trong điều kiện cạnh tranh để tồn tại và phát triển.
Công tác huy động vốn năm 2000 có thể coi là rất thắng lợi vượt trội so với những năm trước cả về tổng nguồn vốn và cơ cấu. Có được những thắng lợi đó là do :
. Mạng lưới huy động tiền gửi của dân cư được mở rộng, có 14 quĩ tiết kiệm trên địa bàn đông dân cư, có nhiều quĩ đạt số dư từ 100 tỉ đến 150 tỉ. Mặc dù lưu lượng khách hàng rất đông nhưng các quỹ vẫn đảm bảo thu chi kịp thời chính xác.
. Tổ chức thu lưu động ở các đơn vị có tiền mặt như thường xuyên có một tổ thu tiền mặt tại xí nghiệp bán lẻ xăng dầu ... tổ chức thu nhận tiền mặt vào ngày nghỉ thứ 7 cho các đơn vị có nguồn tiền mặt lớn, tạo được tâm lí yên tâm và tin tưởng khi gửi tiền vào ngân hàng .
Trong năm 2001, lượng tiền gửi tiết kiệm tăng không đáng kể (30tỉ đồng) tương ứng với số tương đối là 2.5%. Cũng trong năm 2001, tổng nguồn vốn huy động được bằng VND chỉ tăng 7.1% ( tương ứng với 100 tỉ đồng ), trong khi đó tổng vốn huy động được bằng ngoại tệ tăng 13.3%(tương ứng với 60tỉ đồng). Có nhiều cách để giải thích cho hiện tượng này. Có thể là do trong năm 2001, nền kinh tế thế giới có những dấu hiệu suy giảm. Ngay cả nền kinh tế của một nước được coi là ổn định và mạnh nhất thế giới là nền kinh tế Mĩ cũng rơi vào tình trạng tương tự, thể hiện ở chỗ cục dữ trữ liên bang Mĩ liên tục 6 lần cắt giảm lãi suất. Đây là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử nước Mĩ. Điều này đã có tác động lớn đến nèn kinh tế các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam và do đó, ảnh hưởng tới nhiều mặt trong nền kinh tế. Sau sự kện 11/9 tại Mĩ kinh tế thế giới lại càng có nhiều biến động bất lợi. Thêm vào đó trong nước cũng có những thông tin về sáp nhập hệ thống ngân hàng làm cho người dân có tâm lí e dè, lo ngại đồng nội tệ không giữ được giá trị của nó. Do đó, họ tháo chạy khỏi đồng nội tệ và đổi sang ngoại tệ để gửi tiết kiệm, làm xuất hiện tình trạng đôla hoá trong nền kinh tế. Giá đôla liên tục tăng. Mặc dù NHNN Việt Nam cũng đã có biện pháp cắt giảm lãi suất đồng ngoại tệ nhưng tình trạng này vẫn diễn ra cho đến dầu năm 2002 mới lắng xuống.
Nếu như tiền gửi tiết kiệm chỉ tăng 2.5% thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế lại tăng 15.4% tương ứng với 100tỉ đồng. Nguyên nhân cũng là do các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất do điều kiện thị trường không thuận lợi. Do đó , lượng tiền nhàn rỗi đã được gửi vào ngân hàng làm cho lượng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế tăng lên đáng kể.
Qua những phân tích các số liệu về nguồn vốn huy động của ngân hàng từ 1997 đến 2001 cho thấy đặc điểm nổi bật trong tổng nguồn vốn của ngân hàng là lượng tiền gửi của dân cư rất lớn ( chiếm từ 64.8 đến 82.5%). Trong đó phần lớn là tiền gửi có kì hạn ( chiếm từ 63.7 đến 81.5% ). Đặc điểm của nguồn này là tính ổn định cao. Do đó, mở ra cho ngân hàng một lợi thế trong việc sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn theo tỉ lệ qui định. Tuy nhiên, đây là nguồn phải trả lãi cao nhất, vì vậy chi phí huy động của ngân hàng công thương Đống Đa là khá cao. Để khắc phục bất lợi này, ngân hàng không thể không dùng biện pháp giảm qui mô tiền gửi tiết kiệm trong khi nhu cầu gửi tiết kiệm của dân cư đang tăng. Vấn đề cần thiết ở đây là ngân hàng phải tìm cách sử dụng nguồn này có hiệu quả để bù đắp vào phần chi phí này.
Khác với nguồn tiền tiết kiệm, tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm tỉ trọng thấp. Mặc dù năm 2000 và 2001 tỉ trọng này đã tăng đáng kể nhưng vẫn thấp hơn tiền gửi tiết kiệm rất nhiều. Nguồn này không có tính ổn định cao nhưng chi phí rẻ.
Sở dĩ lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế tới ngân hàng thấp cũng là do những đặc điểm về đại bàn hoạt động của ngân hàng. Các tổ chức trên địa bàn quận Đống Đa chủ yếu là sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.Do vậy, tiền gửi doanh nghiệp nhỏ vì các đơn vị sản xuất công nghiệp chu chuyển tiền chậm, lượng vốn chu chuyển trong công nghiệp không lớn bằng trong thương nghiệp. Hơn nữa, việc thanh toán trong công nghiệp thường thực hiện vào cuối năm nên lượng tiền gửi vào ngân hàng cũng không đều trong cả năm.
Tỉ trọng huy động bằng kì phiếu ngày càng giảm. Vì ngân hàng không có nhu cầu do vốn huy động từ tiền gửi dân cư rất lớn và vốn còn tồn đọng do chỉ sử dụng hết khoảng 50 – 60% .
Nhìn chung, hoạt động huy động vốn của ngân hàng công thương Đống Đa là khá tốt, tạo ra một nguồn dồi dào để ngân hàng có thể cung cấp tín dụng cho nền kinh tế .
Hoạt động sử dụng vốn.
Song song với hoạt động huy động vốn là hoạt động sử dụng vốn mà chủ yếu là cho vay. Chủ trương của ngân hàng công thương Đống Đa là cho vay cả năm thành phần kinh tế. Ngân hàng công thương Đống Đa cho vay đối với toàn bộ các ngành sản xuất, cho vay các cán bộ, công nhân viên để tăng nhu cầu sinh hoạt. Ngân hàng cho vay theo dự án kí kết giữa hai bên và cho vay nước ngoài. Ngoài ra, ngân hàng còn đầu tư vốn tín dụng vào các loại hình kinh tế xã hội khác như đầu tư cho vay công ty , tu bổ di tích thiết bị văn hoá, cho vay sinh viên... mang ý nghĩa to lớn như giải quyết việc làm, tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Trong năm 1999, ngân hàng đã tăng cường quan hệ tín dụng với khách hàng, đặc biệt là đối với khách hàng truyền thống như các khách hàng thuộc các tổng công ty 90, 91. Đây là những đơn vị có dự án lớn khả thi được ngân hàng đầu tư có hiệu quả cao như : công ty dược phẩm TWI, công ty cao su sao vàng, công ty cơ khí, công ty công trình xây dựng đường thuỷ... Ngoài số vốn ngắn hạn đầu tư cho các đơn vị nói trên, ngân hàng còn ưu tiên đầu tư vốn trung, dài hạn cho một số dự án. Dự án dây chuyền thiết bị sản xuất dây cáp động lực và dây chuyền sản xuất thanh đồng dẹt của công ty cơ điện Trần Phú. Dự án mua 20 côngtennơ Tex và đầu tư vận chuyển khí amoniac hoá lỏng của công ty vận trung ương. Dự án mua tàu biển có trọng tải lớn chở hàng quốc tế của công ty vận tải thuỷ bắc. Những dự án trên được ngân hàng đầu tư đã góp phần tăng trưởng dư nợ lành mạnh mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, tạo việc làm cho hàng vạn lao động.
Năm 2000 thực hiện theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra, tỉ trong đầu tư trung, dài hạn tại ngân hàng chiếm 39% tổng dư nợ, tăng so với cùng kì năm trước là 20%. Trong đó đầu tư cho công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông để đổi mới dây chuyền công nghệ là 36 tỉ đồng, kí hợp đồg với công ty bưu chính viễn thông... Ngoài ra ngân hàng còn cho vay hiệu quả các chườn trình VIệt Đức, chương trình Đài Loan, cho vay xuất nhập khẩu, cho vay theo chương rình chỉ định của Chính Phủ. Ngoài ra ngân hàng còn cho vay sinh viên của 5 trường đại học trên địa bàn. Trong năm ngân hàng đã thu hút thêm 23 khách hàng mới có quan hệ tín dụng với dư nợ tăng thêm 289 tỉ đồng .
Năm 2001 ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vốn ngắn hạn cho công ty cơ điện Trần Phú, công ty cao su sao vàng, đầu tư vốn cho công trình thi công đường bộ, đường thuỷ như : Tổng công ty xây dựng giao thông 8 và các đơn vị thành viên để thi công các công trình đã thắng thầu như : tuyến đường thành phố Hồ Chí Minh đi Phnômpênh, đường xuyên á, đường mòn Hồ Chí Minh, tuyến đường Hà Nội – Lạng Sơn, tuyến đường Đông Hà - Quãng Ngãi, đầu tư cho công trình đường thuỷ thi công các cầu cảng như cầu Trần Hữu Nghĩa, cảng Nhật Lệ, cảng Kì Hà. Dư nợ tín dụng trung, dài hạn đầu tư vào 36 dự án với tổng giá trị hợp đồng kí kết là 463.7 tỉ đồng. Vốn trung, dài hạn này chủ yếu được sử dụng để đầu tư cho cac dự án cải thiện cơ sở vật chất, kĩ thuật, mở rộng sản xuất như :đầu tư cho công ty bưu chính viễn thông 200 tỉ đồng để mở rộng vùng phủ sóng Vinaphone, đầu tư cho công ty bóng đèn, phích nước Rạng Đông theo dự án cải tạo lò thuỷ tinh Hungari với công suất 49 triệu vỏ bóng đèn tròn một năm và 12 triệu ống đèn huỳnh quang một năm với số tiền 8.5 tỉ đồng, đầu tư cho công ty cơ điện Trần Phú với dự án thiết bị máy kéo dây nhôm với số vốn đầu tư là 6 tỉ đồng. Trong năm ngân hàng đã thu hút được thêm 171 hồ sơ vay vốn thuộc khối kinh tế quốc doanh.
Trên đây là danh sách các dự án cho vay lớn và có hiệu quả của ngân hàng trong hai năm 2000 và 2001, tuy nhiên các dự án này chủ yếu nằm trong khối kinh tế quốc doanh và một số chương trình của Chính Phủ. Để thấy rõ hơn tình hình sử dụng vốn của ngân hàng ta hãy xem bảng sau đây.
Bảng 2 : Tình hình cho vay đối với các thành phần kinh tế tại ngân hàng công thương Đống Đa.
Sử dụng vốn
1997
1998
1999
2000
2001
Tỉ
%
Tỉ
%
Tỉ
%
Tỉ
%
Tỉ
%
+Doanh số cho vay
1472
100
1850
100
1120
100
1410
100
1740
100
-Quốc doanh
920
62.5
1400
75.5
1010
90.2
1250
88.6
1555
89.4
-Ngoài quốc doanh
552
37.5
450
24.3
110
9.8
160
11.4
185
10.6
+Doanh số thu nợ
1404
100
1565
100
1230
100
1160
100
1100
100
-Quốc doanh
880
62.7
1055
67.4
1100
89.4
1020
86.8
935
85
-Ngoài quốc doanh
524
37.3
510
32.6
130
10.6
140
13.2
165
15
+Dư nợ
525
100
810
100
700
100
950
100
1490
100
-Quốc doanh
315
60
660
81.5
570
81.4
800
84.2
1320
88.6
-Ngoài quốc doanh
210
40
150
18.5
130
18.6
150
15.8
170
11.4
+Nợ quá hạn
8
100
12
100
20
100
16
100
14
100
-Quốc doanh
1.8
22.5
2.5
20.8
6
30
4
25
3
21.4
-Ngoài quốc doanh
6.2
77.5
9.5
79.2
14
70
12
75
11
78.6
Nguồn : Phòng tổng hợp.
Năm 1997, doanh số cho vay là 1472 tỉ, trong đó cho vay kinh tế quốc doanh chiếm 62.5%, còn lại là cho vay ngoài quốc doanh. Doanh số thu nợ cũng xấp xỉ với doanh số cho vay 1404 tỉ, trong đó tỉ lệ thu nợ quốc doanh là 62.7% và ngoài quốc doanh là 37.3%. Tuy nhiên dư nợ trung bình của năm 1997 có 60% kinh tế quốc doanh và 40% kinh tế ngoài quốc doanh nhưng trong số dư nợ này thì nợ quá hạn của kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỉ lệ lớn 77.5% .
Năm 1998, doanh số cho vay tăng lên 378 tỉ, tương ứng với tốc độ tăng là 25.7%. Cả doanh số thu nợ và dư nợ bình quân cũng tăng hơn so với năm 1997 là 11.5% (doanh số thu nợ ) và 54.3% (dư nợ bình quân). Như vậy là toàn bộ hoạt động cho vay đều được mở rộng. Tuy nhiên trong cơ cấu doanh số cho vay thì cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh cũng giảm 60 tỉ đồng so với năm 1997. Đặc biệt là tỉ lệ nợ quá hạn của kinh tế ngoài quốc doanh tăng nhanh.
Năm 1999 một điều đáng buồn là toàn bộ doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ đều giảm đáng kể so với năm 1998, doanh số thu nợ giảm 335 tỉ bằng 78.6% doanh số thu nợ năm 1998, dư nợ cũng giảm 110 tỉ đồng tương đương với 86.4% dư nợ bình quân năm1998. Nguyên nhân chính là do năm 1999 ngân hàng công thương Đống Đa đã tách 1/3 nguồn lực hiện có để hình thành ngân hàng công thương Thanh Xuân và chịu sự quản lí trực tiếp của ngân hàng công thương Việt Nam.
Tuy nhiên, mặc dù sự giảm sút của doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ bình quân thì nợ quá hạn lại gia tăng (8 tỉ so với năm1998), không chỉ nợ quá hạn của kinh tế ngoài quốc doanh ia tăng mà kinh tế quốc doanh cũng gia tăng. Nguyên nhân của tình trạng này là các điều kiện bất ổn của nền kinh tế. Tiêu dùng giảm, sản xuất đình trệ, vì vậy các doanh nghiệp không có nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất, do đó doanh số cho vay giảm đáng kể. Thêm vào đó, lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm, thậm chí còn lỗ và có nhiều doanh nghiệp phá sản, vì vậy họ không có khả năng trả nợ ngân hàng, tỉ lệ nợ quá hạn tăng. Đặc biệt năm 1999, tỉ lệ vay của kinh tế ngoài quốc doanh là rất nhỏ chỉ chiếm 9.8% trong tổng doanh số cho vay vì kinh tế ngoài quốc doanh có đến 90% doanh nghiệp vưà và nhỏ nên bị tác động của những biến động kinh tế.
Năm 2000 nền kinh tế đã được cải thiện hơn, chính vì vậy doanh số cho vay đã tăng lên 290 tỉ so với năm 1999 nhưng vẫn thấp hơn năm 1998. Về cơ cấu vốn vay đã cải thiện hơn so với năm 1999. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã bắt đầu đến vay ngân hàng, tỉ trọng cho vay kinh tế ngoài quốc doanh đã cao hơn so với năm 1999. Dư nợ bình quân năm 2000 cao nhất so với những năm trước đạt 950 tỉ. Tuy nhiên năm 2000 lại là năm có doanh số thu nợ thấp nhất, do doanh số cho vay năm 1999 để lại là khá thấp, nợ quá hạn tính đến 31/12/2000 chiếm 2.4% trong tổng dư nợ chưa kể nợ quá hạn liên quan đến vụ án, so với cuối năm 1999 giảm được 1.4%.
Qua nhưng phân tích ở trên, ta nhận thấy, tỉ trọng dư nợ đối với kinh tế ngoài quốc doanh giảm một cách đột ngột và doanh số cho vay của khu vực này có xu hướng giảm đi, tuy vậy doanh số thu nợ giảm không đáng kể. Điều này có thể khẳng định rằng ngân hàng thu hẹp cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh nhưng vẫn đảm bảo các khoản đã cho vay thu hồi được nợ. Thực ra điều này cũng có nguyên nhân của nó. Trước năm 1995 tỉ trọng cho vay kinh tế ngoài quốc doanh của ngân hàng công thương Đống Đa có lúc chiếm 60% tổng doanh số cho vay. Nhưng từ năm 1995 trở lại đây, tỉ trọng vốn vay của khu vực ngoài quốc doanh liên tục giảm qua các năm. Lí do là trước năm 1995 thời kì nước ta thực hiện mở cửa nền kinh tế, ban hành những chính sách có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Điều đó làm cho khối kinh tế ngoài quốc doanh phát triển mạnh, nhu cầu vốn cho kinh tế ngoài quốc doanh tăng. Nhưng ngay lập tức những khoản cho vay này tạo ra tỉ lệ nợ quá hạn cao. Thêm nữa trong vài năm gần đây, kiểu làm ăn thiếu tin tưởng của khu vực này khiến ngân hàng không muốn mở rộng cho vay đối với họ nữa. Mặc dù tư tưởng chỉ đạo của Nhà nước ta là “ Mở rộng cho vay không phân biệt thành phần kinh tế”, nhưng để đảm bảo an toàn ngân hàng buộc phải rút vốn về và tỉ trọng doanh nghiệp đối với khu vực này là thấp.
Năm 2001, cả doanh số cho vay và dư nợ đều tăng và tăng khá cao. Riêng doanh nghiệp của năm 2001 có thể thấy là cao nhất trong trong 5 năm nghiên cứu, gấp 3 lấn dư nợ cho vay năm 1997. Điều này chứng tỏ nhu cầu vốn của các doanh nghiệp gày càng tăng . Tuy nhiên doanh số thu nợ trong năm lại giảm. Từ đó ta có thể thấy rằng ngân hàng đã chú trọng hơn trong việc chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn sang cho vay trung, dài hạn dáp ứng nhu cầu vốn lớn, thời hạn dài để phát triển kinh tế của đất nước. Một điều khả quan là mặc dù doanh số thu nợ giảm nhưng tỉ trọng của doanh số thu nợ của kinh tế ngoài quốc doanh lại tăng 17.9% tương ứng với 25 tỉ đồng.
Qua sự phân tích ở trên, ta nhận thấy tại ngân hàng công thương Đống Đa tỉ lệ cho vay cũng như dư nợ đối với kinh tế quốc doanh luôn chiếm phần khốn chế và có xu hướng gia tăng. Ngược lại, tỉ lệ cho vay và dư nợ đối với kinh tế ngoài quốc doanh lại thấp và có xu hướng giảm.
Sự gia tăng nguồn vốn cho kinh tế quốc doanh bắt nguồn từ các nguyên nhân:
. Các doanh nghiệp quốc doanh ngày càng phát triển do mở rộng quyền tự chủ và dần thích nghi với kinh tế mới .
. Các doanh nghiệp quốc doanh thường nhân được các nguồn vốn ưu đãi từ nước ngoài, có điều kiện cải tiến qui trình công nghệ, tạo ưu thế cạnh tranh nên vay vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất.
. Doanh nghiệp Nhà nước không cần thế chấp khi vay mà điều kiện về tài sản thế chấp luôn là thách thức đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong việc tiếp cận vốn ngân hàng.
. Cuối cùng là nghị quyết TW Đảng khẳng định : nền kinh tế phải lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo, đã định hướng hoạt động cho vay của ngân hàng
Tuy nhiên kinh tế ngoài quốc doanh vẫn còn là tiềm năng lớn của đất nước, mà thiếu vốn vẫn là một trong những vấn đề lớn cản trở sự phát triển của nó. Ngân hàng công thương Đống Đa chỉ mới chú trọng tớí việc đầu tư vốn cho các doanh nghiệp làm ăn lớn, có uy tín của Nhà nước và đạt hiệu quả cao. Đây là một vấn đề nan giải mà cả Nhà nước, ngân hàng và doanh nghiệp phải cùng nhau khắc phục.
Hoạt động trung gian.
Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại.
+ Hoạt động kinh doanh đối ngoại.
Hoạt động này đã khắc phục khó khăn, tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0188.doc