Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG I: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

1.1) Tín dụng ngân hàng (TDNH) 6

1.1.1- Ngân hàng thương mại (NHTM) 6

1.1.2- Tín dụng ngân hàng 7

1.1.3- Các hình thức TDNH 8

1.1.4- Vai trò của TDNH đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 10

1.2) Chất lượng tín dụng ngân hàng 13

1.2.1- Khái niệm chất lượng tín dụng ngân hàng 13

1.2.2- Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng TDNH 15

1.2.3- Hiệu quả của việc nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM 19

1.3) Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TDNH 20

1.3.1- Các nhân tố vĩ mô 20

1.3.1.1. Môi trường pháp lý 20

1.3.1.2. Môi trường kinh tế 21

1.3.1.3.Một số yếu tố vĩ mô khác 22

1.3.2- Các nhân tố vi mô 23

1.3.2.1. Các nhân tố thuộc về phía khách hàng 23

1.3.2.2. Các nhân tố thuộc về phía ngân hàng 24

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNN TẠI CHI NHÁNH NHNT HÀ NỘI

2.1) Khái quát chung về NHNT Hà Nội 27

2.1.1- Lịch sử hình thành và phát triển 27

 

doc67 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể nói chất lượng nhân sự là yếu tố bền vững, yếu tố chủ đạo trong việc nâng cao chất lượng tín dụng nói riêng và chất lượng ngân hàng nói chung. Thông tin tín dụng là yếu tố cơ bản trong quản lý tín dụng. Nhờ có thông tin tín dụng, ngân hàng có thêm cơ sở đánh giá uy tín, năng lực thực sự của khách hàng. Thông tin tín dụng càng nhanh, càng chính xác và toàn diện thì khả năng phòng chống rủi ro trong hoạt động kinh doanh càng tốt. Thông tin tín dụng có thể thu thập được từ rất nhiều nguồn: từ trung tâm thông tin tín dụng của NHNN, từ phòng thông tin tín dụng của các NHTM, qua báo chí, các tổ chức nghề nghiệp.... Công tác kiểm tra giám sát tín dụng Đây là hoạt động mang tính thường xuyên và cần thiết đối với mọi ngân hàng. Công tác kiểm tra giám sát càng thường xuyên, càng chặt chẽ sẽ làm cho hoạt động đúng hướng, thực hiện đúng các nguyên tắc, các yêu cầu trong quy chế, quy trình tín dụng, giúp ngăn ngừa - hạn chế những sai sót của cán bộ tín dụng, từ đó có những sửa chữa kịp thời, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. chương II Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNNN tại chi nhánh NHNT hà nội 2.1) Khái quát chung về NHNT - Hà Nội 2.1.1- Lịch sử hình thành và phát triển NHNT Hà Nội (Vietcombank Hà Nội) là chi nhánh Hà Nội của NHNT Việt nam (Vietcombank hay VCB), một ngân hàng có uy tín trong lĩnh vực kinh doanh đối ngoại. Trải qua các thời kì, Vietcombank Hà Nội đã có sự phát triển đáng kể. Theo quyết định số 177/NH.QĐ ngày 22/12/1984 của tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thành lập chi nhánh NHNT Hà Nội và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/03/1985 với các nhiệm vụ chính, và bao gồm các phòng ban như sau: Phòng kế hoạch và tín dụng Phòng thanh toán quốc tế Phòng kế toán tài vụ Phòng hành chính nhân sự Tổ quỹ tiền mặt Và bàn thu đổi ngoại tệ tại sân bay quốc tế Nội Bài. Trong quá trình hoạt động, do quy mô nghiệp vụ và khách hàng ngày càng phát triển nên bộ máy tổ chức của chi nhánh đã nhiều lần được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Trong quá trình triển khai chương trình NH bán lẻ Vietcombank Silverlake, và sau khi thống nhất với Ban chỉ đạo triển khai NH bán lẻ NHNT Việt Nam, hiện nay Chi nhánh NHNT Hà Nội đã trình tổng giám đốc xét duyệt và hiện đang hoạt động với mô hình tổ chức như sau: Phòng Tín dụng tổng hợp - trong đó có Tổ quan hệ khách hàng, nhưng trong thời gian tới, trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì việc chăm sóc khách hàng càng trở thành một trong những mục tiêu quan trọng và là mục tiêu hàng đầu, vì vậy bộ phận này trong tương lai có xu thế tách ra thành phòng riêng. Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu - giữ nguyên; Phòng Hành chính - Nhân sự - giữ nguyên; Phòng Ngân quỹ - giữ nguyên; Phòng giao dịch số 2 Hàng bài - giữ nguyên; Tổ Kiểm tra và kiểm toán nội bộ - phiên hiệu mới; Phòng Dịch vụ NH - đổi tên từ phòng kinh doanh dịch vụ và thay đổi chức năng - nhiệm vụ; Phòng Kế toán và tài chính - Bổ sung tên gọi và thay đổi chức năng - nhiệm vụ; Phòng Tin học - tách từ phòng kế toán và giao chức năng nhiệm vụ mới. 2.1.2- Nhiệm vụ của chi nhánh NHNT Hà Nội Chi nhánh NHNT Hà Nội có chức năng nhiệm vụ là phục vụ các doanh nghiệp làm công tác sản xuất kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu và tiêu dùng trong nước tại thủ đô Hà Nội; các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt nam; Việt kiều về thăm quê hương; các đoàn khách nước ngoài vào thăm quan du lịch tại Việt Nam, huy động tiền nhàn rỗi của dân cư ... thông qua các dịch vụ hiện đang cung cấp dưới đồng VN và một số loại ngoại tệ. Chức năng - nhiệm vụ cụ thể của phòng ban được ban hành kèm theo quyết định số 16/QĐ-NHNT.HN ngày 01/08/2000. Ngoài ra còn thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao. Hiện nay, tổng số cán bộ nhân viên nhân viên của ngân hàng là 139; với tuổi đời bình quân là 32,3 tuổi - được đánh giá là đội ngũ cán bộ trẻ; lại có trình độ chuyên môn cao: số lượng cán bộ ở trình độ đại học và sau đại học là 126 người, trong đó trình độ ngoại ngữ sau C (kể cả tiếng Anh, Pháp, Nhật,... ) chiếm 91%. Cùng với những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, chi nhánh đã được đánh giá là một doanh nghiệp trẻ, năng động, có nhiều triển vọng và đã được xếp hạng là doanh nghiệp hạng I. 2.1.3- Cơ cấu tổ chức Mỗi phòng do Trưởng phòng điều hành và có một số phó trưởng phòng giúp việc. Các phòng ban được phân chia theo chức năng riêng biệt và theo từng nhiệm vụ cụ thể để giúp việc cho giám đốc và bộ máy điều hành, bên cạnh đó các phòng ban phối hợp thực hiện các nhiệm chung có liên quan. Sơ đồ bộ máy tổ chức của chi nhánh như sau: Giám đốc Phòng Tín dụng – Tổng hợp Phòng Thanh toán quốc tế Phòng Tin học Phòng Hành chính Nhân sự Phó Giám đốc (Tài chính kế toán, ngân quỹ) Phó Giám đốc (Dịch vụ NH, sản phẩm mới) Phó Giám đốc (Mạng lưới, giao dịch, XDCB) Trụ sở chính Phòng Kế toán – Tài chính Phòng Ngân quỹ Phòng Dịch vụ Ngân hàng Tổ kiểm tra nội bộ Tổ quan hệ khách hàng Chi nhánh cấp II Phòng giao dịch Chi nhánh Thành Công Chi nhánh Cầu Giấy Phòng giao dịch số 1 2 Hàng Bài Phòng giao dịch số 2 14 Trần Bình Trọng Phòng giao dịch số 3 1 Hàng Bông 2.2) Một số hoạt động chủ yếu tại chi nhánh 2.2.1- Tình hình huy động vốn Trong những năm qua, trước yêu cầu phát huy các nguồn nội lực cho công cuộc CNH-HĐH đất nước, các NHTM đều nỗ lực tìm kiếm và áp dụng các biện pháp huy động vốn hiệu quả, vì vậy, thị trường vốn diễn ra rất sôi động. Trên địa bàn Hà Nội, các NHTM cạnh tranh gay gắt bằng việc đưa ra các mức lãi suất với nhiều hình thức huy động hấp dẫn. Với vị trí và uy tín đã tạo dựng được qua nhiều năm, chi nhánh NHNT Hà Nội đã hoàn thành tốt công tác huy động vốn theo kế hoạch. Cuối năm 2002, nguồn vốn huy động ước tính đạt 3.996 tỷ đồng, so với năm 2001 là 3.269 tỷ đồng tăng 727 tỷ đồng tương đương 22% trong khi đó, 2001 so với năm 2000 là 2.757 tỷ đồng tăng 512 tỷ đồng tương đương 18%. Trong đó, phân theo nội-ngoại tệ: nguồn vốn huy động bằng VNĐ năm 2002 tăng 515 tỷ tương đương là 79,8% so với năm 2001, trong khi năm 2001 so với năm 2000 chỉ tăng khoảng 125 tỷ tương đương 24,03%; nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ năm 2002 tăng 212 tỷ tương đương 8,1% so với năm 2001, nhưng năm 2001 tăng so với năm 2000 là 387 tỷ tương đương 17,3%. Có thể thấy rằng tốc độ tăng vốn huy động ngoại tệ của chi nhánh chậm hơn tốc độ tăng vốn huy động bằng VNĐ đó là do ảnh hưởng của nền kinh tế Mỹ suy giảm và việc cắt giảm liên tục lãi suất USD trên thế giới buộc NHNT cũng phải hạ lãi suất huy động USD của mình. Tuy nhiên, công tác huy động vốn của chi nhánh vẫn được đánh giá là có hiệu quả cao. Phân theo đối tượng huy động: thì huy động từ dân cư đạt 3.237 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2001, chiếm 81% tổng nguồn vốn huy động và nguồn vốn huy động USD từ bộ phận này chiếm trên 92% tổng nguồn vốn huy động vào bằng ngoại tệ. Còn huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 740 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2001 và chiếm 18% trong tổng nguồn vốn huy động. Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại NHNT Hà Nội Đơn vị: Triệu đồng - quy VNĐ Nguồn vốn Huy động Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 % 01/00 % 02/01 VNĐ 520.072 645.023 1.160.000 124,03% 179,84% USD 2.236.663 2.623.912 2.836.342 117,31% 108,10% Tổng-quy VNĐ 2.756.735 3.268.935 3.996.342 118,58% 122,25% (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của CN NHNT Hà Nội từ năm 2000-2002) 2.2.2- Tình hình cho vay Với lợi thế huy động vốn dồi dào tạo cho chi nhánh có khả năng mở rộng các hoạt động của mình. Tổng vốn sử dụng trong năm 2002 đạt 3.948 tỷ đồng, chiếm 98,8% tổng nguồn vốn huy động - tăng 860 tỷ đồng so với tổng vốn sử dụng năm 2001, tương đương với mức tăng là 28%. Công tác điều hành vốn của chi nhánh tuân thủ quy chế quản lý vốn do NHNT Việt nam ban hành và thực hiện tốt phương châm an toàn và hiệu quả. Phần lớn vốn huy động của chi nhánh được điều chuyển về Hội sở chính nhằm cung ứng vốn phục vụ cho công tác quản lý vốn tập trung của NHNT Việt nam. Năm 2002, lượng vốn điều chuyển lên VCB.TW (quy VNĐ) là 2.977tỷ chiếm 75% tổng nguồn vốn sử dụng so với mức điều chuyển vốn trong năm 2001 là 2.328tỷ đã tăng 649tỷ đồng tương đương 27,9%. Do nhu cầu vốn của các doanh nghiệp tăng để mở rộng kinh doanh và chuẩn bị quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, mặt khác với sự đổi mới cơ chế thông thoáng hơn của ngành ngân hàng: như cơ chế tín dụng, chính sách lãi suất thoả thuận... cùng với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ tín dụng nói riêng và toàn chi nhánh nói chung, trong năm qua, công tác tín dụng của chi nhánh đã thực sự khởi sắc. Bảng 2: Tình hình hoạt động cho vay Đơn vị: Triệu đồng - quy VNĐ Chỉ tiêu Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ 2002 '02/'01 2002 '02/'01 2002 '02/'01 1.TDngắn hạn 3264161 155.46% 2958535 150.31% 761631 156.76% 2.TD T-Dhạn 106545 122.47% 50542 122.41% 189130 142.48% 3. NQH 13743 185.72% 11718 115.41% 5817 28.65% 4. Nợ khoanh 29799 151 0.51% Tổng số 3370707 154.15% 3009078 149.73% 950761 153.69% (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNT Hà Nội từ 2000-2002) Công tác tín dụng ngắn hạn trong năm 2002, tổng doanh số cho vay đạt 3.264 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2001. Dư nợ tín dụng ngắn hạn đạt 762 tỷ đồng, tăng 57% so với năm 2001. Chi nhánh đã đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động cho khách hàng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, trong năm qua, chi nhánh đã thực hiện cho vay USD để thu mua và làm hàng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi với doanh số là 4 triệu USD. Công tác tín dụng trung và dài hạn cũng được chú trọng và phát triển. Chi nhánh đã chủ động tìm kiếm các dự án đầu tư có hiệu quả, thực hiện tốt định hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động tín dụng với doanh số tín dụng trung và dài hạn cả năm đạt 106 tỷ, tăng 22% so với năm 2001; dư nợ tín dụng tính đến 31/12/2002 đạt khoảng 189 tỷ đồng, tăng 42% so với năm 2001. Công tác giải quyết nợ quá hạn cũng đã được xử lý trên cơ sở phân loại nợ, đánh giá thực chất nợ xấu để trích dự phòng rủi ro và đảm bảo thực hiện lành mạnh hoá tài chính. Chi nhánh đã xử lý được 29.746 triệu đồng NQH đưa ra theo dõi ngoại bảng. Bên cạnh đó, thường xuyên tiến hành đôn đốc thu hồi nợ đảm bảo việc thu nợ đúng hạn. Vì vậy, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0,1% trên tổng dư nợ. Số NQH phát sinh trong năm bao gồm cả NQH do chưa trả được gốc và nợ do quá hạn lãi theo phương thức hạch toán NQH mới - áp dụng từ T10/2002 2.2.3- Một số hoạt động khác Công tác thanh toán xuất nhập khẩu Bảng 3: công tác thanh toán xuất nhập khẩu Đơn vị: nghìn USD Chỉ tiêu Doanh số năm 2002 Doanh số năm 2001 % so với 2001 1. Nhập khẩu 292.196 239.085 122% Mở L/C 140.977 113.589 124% Thanh toán L/C 123.141 98.824 125% Chuyển tiền đi và nhờ thu 28.078 26.672 105% 2. Xuất khẩu 68.836 87.721 78% Mở L/C 17.496 29.641 59% Thanh toán L/C 13.984 25.472 55% Chuyển tiền đi và nhờ thu 37.483 32.608 115% (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2002) Năm 2002, công tác thanh toán quốc tế có chất lượng tốt, với tổng doanh số xuất nhập khẩu cả năm ước tính đạt 361 triệu USD, tăng 10% so với năm 2001. Trong đó: Doanh số thanh toán nhập khẩu đạt tỷ lệ cao, tốc độ tăng 22% so với năm 2001. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu được thực hiện qua chi nhánh NHNT HN là máy móc-thiết bị, sắt thép, hoá chất, bông sợi, thuốc chữa bệnh, xe máy.... Doanh số xuất khẩu trong năm qua có giảm sút, chỉ đạt 78% so với năm 2001 (tức giảm 22%) - do khó khăn hoạt động xuất khẩu chung cả nước. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng dệt may, lâm sản, thủ công mỹ nghệ... Công tác kế toán Năm 2002, chi nhánh đã tích cực chủ động triển khai và tham gia cùng với VCB và NHNN ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại vào công tác thanh toán của ngân hàng; tham gia vào thanh toán điện tử liên ngân hàng; thanh toán trực tuyến VCB Online đã góp phần nâng cao chất lượng thanh toán. Một số chỉ tiêu đạt được so với năm 2001: Lượng khách hàng đến mở tài khoản tăng 46% - 165 đơn vị Doanh số thanh toán trong hệ thống VCB đạt 2817 tỷ đồng, tăng 13,5% Thanh toán bù trừ đạt 445 tỷ đồng, tăng 43%.Trong đó thanh toán điện tử liên ngân hàng (áp dụng từ T5/2002) đạt 626 tỷ đồng. Tổng thu đạt 145 tỷ: Thu lãi tiền vay: Tăng 43% Thu lãi tiền gửi: Tăng 42% Thu phí dịch vụ: Tăng 29% Tổng chi đạt 117 tỷ: Trả lãi tiền gửi: Bằng 63% Chi phí quản lý: Tăng 10% Chi phí tài sản: Tăng 63% Kết quả kinh doanh lãi ước tính đạt 28 tỷ đồng, tăng 33%. Công tác dịch vụ ngân hàng Với chính sách đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, công tác dịch vụ ngân hàng trong năm qua tăng mạnh: Công tác thanh toán chi trả kiều hối của chi nhánh đạt doanh số 15.252 ngàn USD, tăng 91% so với năm 2001. Công tác phát hành thẻ lần đầu tiên được chi nhánh triển khai đã có kết quả tốt: Thẻ ATM đạt số lượng phát hành là 2.800 thẻ với doanh số thanh toán là 18tỷ đồng. Thẻ Visa, Master số lượng thẻ phát hành đạt 300 thẻ, doanh số thanh toán thẻ tín dụng là 104 ngàn USD, tăng 17% so với 2001. Công tác kinh doanh ngoại tệ Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2002 tăng mạnh, đạt 131 triệu USD, tăng 13% so với năm 2001. Trong đó: Mua từ các tổ chức kinh tế và cá nhân: 10.030 ngàn USD - tăng 9%. Mua từ VCB.TW: 53.966 ngàn USD - tăng 10% Mua từ các TCTD khác: 6.507 ngàn USD - tăng 448% Bán cho các tổ chức kinh tế và cá nhân: 123.426 ngàn USD-tăng 20% Bán cho VCB.TW: 7.078 ngàn USD - tăng 27% 2.3) Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNNN tại chi nhánh NHNT - Hà Nội 2.3.1- Tình hình DNNN có quan hệ vay vốn với chi nhánh Do tiến hành phân cấp phạm vi hoạt động theo địa dư hành chính nên đối tượng khách hàng vay vốn tại chi nhánh NHNT Hà Nội phải hoạt động trên địa bàn Hà Nội . Là thủ đô, là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội của một nước, là nơi thu hút và tập trung lớn nguồn vốn đầu tư nước ngoài nên các doanh nghiệp trên địa bàn này rất phát triển, có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận với công nghệ tiên tiến, vì thế nhu cầu tín dụng ngân hàng cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng rất cao. Hội Sở Chính của NHNT Việt nam đặt tại Hà Nội không chỉ đóng vai trò quản lý vĩ mô hệ thống NHNT mà nó còn thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh như các chi nhánh con khác và cũng đã thu hút được một lượng lớn khách hàng. Mặt khác, mỗi chi nhánh chỉ được quyền quyết định những khoản tín dụng trong giới hạn hạn mức tín dụng của mình, vì thế, nếu có khách hàng nào có nhu cầu vay vốn vượt quá hạn mức thì chi nhánh phải chuyển khoản này lên NHNT.TW. Do vậy, khách hàng là DNNN nói riêng và các doanh nghiệp vay vốn tại chi nhánh nói chung hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các DNNN có quan hệ vay vốn tại chi nhánh hầu hết thuộc sở công nghiệp Hà Nội (thường phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh), và thuộc sở thương mại Hà Nội (với mục đích xuất nhập khẩu). 2.3.2- Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNNN tại chi nhánh Trước khi đi vào phân tích chi tiết chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với DNNN tại chi nhánh NHNT Hà Nội, ta hãy xem xét thực trạng tình hình cho vay theo thành phần kinh tế để thấy được quy mô cho vay cũng như tốc độ mở rộng tín dụng đối với DNNN tại chi nhánh thông qua việc sử dụng một số chỉ tiêu như doanh số cho vay, doanh số thu nợ. Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tổng các món vay được thực hiện trong một năm. Con số này lớn nói lên khả năng đáp ứng nhu cầu tín dụng của ngân hàng cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế. Doanh số thu nợ cho ta biết số tiền vốn mà ngân hàng cho vay đã thu từ lưu thông về, nó là số tiền vay đến hạn phải trả mà ngân hàng đã thu được. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng đòi hỏi chỉ tiêu này phải phù hợp với tình hình cho vay và thời hạn của các khoản vay bởi nếu con số này quá lớn có thể sẽ làm giảm dư nợ cuối năm nay và vì vậy sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng trong những năm tới; mà nếu con số này quá nhỏ lại có thể làm tăng mức nợ quá hạn, tăng rủi ro cho ngân hàng. Tình hình cho vay theo thành phần kinh tế tại chi nhánh Bảng 4- tình hình cho vay theo thời gian và thành phần kinh tế Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 DSCV Tỷ trọng DSCV Tỷ trọng DSCV Tỷ trọng Tổng dscv nghạn 1808145 98.33% 2067416 97.78% 3501294 96.59% - DNNN 1649738 91.24% 1756528 84.96% 2882486 82.33% - DNNgQD 95759 5.30% 182150 8.81% 526380 15.03% - cá nhân 62648 3.46% 128738 6.23% 92428 2.64% Tổng dscv tdhạn 30653 1.67% 46964 2.22% 123547 3.41% - DNNN 26925 87.84% 28558 60.81% 75799 61.35% - DNNgQD 3728 12.16% 18361 39.10% 45787 37.06% - Cá nhân 0 0.00% 45 0.10% 1961 1.59% Tổng DSCV 1838798 100% 2114380 100% 3624841 100% (Nguồn: Báo cáo tín dụng chi tiết-Quy VNĐ năm 2000-2002) Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, cho vay ngắn hạn là nguồn vốn đáp ứng nhu cầu tạm thời cho các khách hàng, các khoản cho vay ngắn hạn được coi là có tính thanh khoản cao hơn các khoản cho vay trung-dài hạn song khoản lợi nhuận mà nó mang lại cho ngân hàng lại không cao. Có thể thấy trong những năm gần đây tại chi nhánh Ngoại thương Hà Nội, phần lớn doanh số cho vay là các khoản ngắn hạn, tỷ trọng này qua các năm đều chiếm trên 95%. Năm 2002 là năm đánh dấu sự dồi dào trong nguồn vốn huy động nên quy mô cho vay cũng được mở rộng và tăng mạnh: trong khi năm 2001 so với năm 2000, doanh số cho vay chỉ tăng 276 tỷ đồng (trong đó số tăng ngắn hạn là 259 tỷ, số tăng trung-dài hạn là 16 tỷ đồng) nhưng đến năm 2002, doanh số cho vay đạt tới 3625 tỷ tức là so với năm 2001 tăng khoảng 1510 tỷ (trong đó doanh số cho vay ngắn hạn tăng 1434 tỷ, trung-dài hạn tăng 76 tỷ đồng). Doanh số cho vay tập trung vào thành phần DNNN, luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh - chiếm khoảng 80%. Điều này được giải thích như sau: Một là: Nhu cầu vốn kinh doanh của DNNN đang phục hồi nhanh. Hai là: Nghị định NĐ178 TTg và thông tư TT06 NHNN được ban hành cho phép các DNNN có thể vay vốn ngân hàng dưới hình thức tín chấp, do vậy các DNNN có cơ hội vay vốn ngân hàng để phát triển sản xuất. Ba là: Thị trường tiền tệ kém phát triển, thị trường chứng khoán mới ra đời nên việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu hay các công cụ nợ ngắn hạn khác của doanh nghiệp chưa phổ biến. Vì vậy, các hình thức huy động này tính khả thi kém. Điều đó càng cho thấy rõ vai trò của tín dụng NHTM đối với DNNN nói riêng và doanh nghiệp nói chung. Tuy nhiên, tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn của thành phần DNNN lại có xu hướng giảm xuống và mở rộng sang thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (đặc biệt tăng mạnh từ sau năm 2000). Điều này thể hiện: Sự ảnh hưởng của luật doanh nghiệp đã đẩy mạnh việc thành lập các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, kéo theo nhu cầu vay vốn của khối này tăng lên. Trong khi đó, khối DNNN trong quá trình cải tổ và tái cơ cấu đã xoá bỏ một số doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, còn lại các DNNN có điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình hơn nên ắt sẽ có nhu cầu vốn tăng lên. Cơ chế cho vay được nới lỏng, mở rộng hơn cho thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và chủ trương của Nhà nước trong thời gian qua là quan tâm, hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ không phân biệt là DNNN hay DNNQD. Đó là lý do tại sao doanh số cho vay của chi nhánh đối với các thành phần kinh tế đều tăng lên về mặt tuyệt đối nhưng lại có sự chuyển dịch về mặt cơ cấu. Cho vay trung-dài hạn là nguồn tài trợ cho đầu tư, xây dựng cơ bản, đổi mới trang thiết bị công nghệ. Nguồn vốn trung-dài hạn có vai trò và vị trí quan trọng đối với sự phát triển đi lên của DNNN nhằm tạo nên hiệu qủa trong sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, xét trên giác độ của ngân hàng, để đạt được mức lợi nhuận cao đồng thời để có được cơ cấu sử dụng vốn hợp lý, phân tán rủi ro, ngân hàng cần phải tìm kiếm các khoản cho vay trung-dài hạn trên cơ sở dự án kinh doanh khả thi của doanh nghiệp. Qua bảng số liệu trên, ta thấy nhu cầu vay trung dài hạn tăng lên đáng kể, năm 2001 tăng so với năm 2000 là 16311 triệu đồng, nhưng năm 2002 đạt tới mức 123547 triệu đồng, tức so với năm 2001 đã tăng 76583 triệu đồng. Tỷ trọng doanh số cho vay trung-dài trong tổng doanh số cho vay tăng từ 1,67% năm 2000 lên 2,22% năm 2001, đến năm 2002 đạt tỷ trọng 3,41%. Có sự tăng lên trong cho vay trung-dài hạn là do: Trong quá trình CNH-HĐH, Đảng và Nhà nước chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Đây là môi trường vĩ mô rất thuận lợi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn từ TDNH dễ hơn. Tiến tới tự do hoá thương mại khu vực và hội nhập quốc tế, nhất là sau hiệp định thương mại Việt-Mỹ đặt ra cho các doanh nghiệp nếu muốn giữ vững thị trường, muốn tồn tại và phát triển, không có cách nào khác là phải biết cách ứng dụng công nghệ nhằm tối thiểu các chi phí sản xuất, tiết kiệm nhân lực, vật lực... Do vậy, trong những năm lại đây, nhu cầu đầu tư trung-dài hạn vào mua sắm dây chuyền sản xuất mới của doanh nghiệp tương đối cao. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng đang trong xu hướng mở rộng thị trường, mở rộng các loại hình dịch vụ, tìm kiếm lợi nhuận, đảm bảo an toàn hiệu quả do vậy rất chú trọng đến việc mở rộng tín dụng trung-dài hạn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ đặc biệt là đối với các DNNN. Trong đó, về mặt tuyệt đối ta thấy doanh số cho vay đối với các DNNN trong năm 2001 tăng 1633 triệu đồng, sang năm 2002 tăng tiếp 47241 triệu đồng nhưng tỷ trọng trong tổng cho vay trung-dài hạn lại có xu hướng giảm và dần ổn định từ 87,84% năm 2000 xuống 60,81% năm 2001 và nhích lên 61,35% trong năm 2002. Còn đối với thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tỷ trọng này tương ứng qua các năm 2000, 2001, 2002 là: 12,16%; 39,10%; 37,06% chứng tỏ nhu cầu vay vốn trung-dài hạn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã được đáp ứng do có cơ chế tín dụng thông thoáng Tình hình thu nợ Bảng 5- tình hình thu nợ theo thời gian và theothành phần kinh tế Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 DSTN DSTN DSTN Tổng DSTN nghạn 1781932 1978768 3160447 - DNNN 1647175 1718579 2627111 - DNNgQD 87003 140033 447275 - cá nhân 47754 120456 86061 Tổng DSTN tdhạn 22200 46211 90930 - DNNN 19534 34302 76559 - DNNgQD 2666 11909 11166 - cá nhân 0 0 3205 Tổng DSTN 1804132 2024979 3251377 (Nguồn: Báo cáo tín dụng chi tiết-Quy VNĐ năm 2000-2002) Nhận thấy khả năng thu nợ của chi nhánh là rất cao, đặc biệt là khả năng thu nợ đối với các khoản tín dụng trung-dài hạn của DNNN. Trong khi tỷ trọng của khoản cho vay và dư nợ của thành phần này trong tín dụng trung-dài hạn của chi nhánh có xu hướng giảm (dù con số tuyệt đối qua các năm vẫn tăng) nhưng doanh số thu nợ trong tổng doanh số thu nợ trung-dài hạn lại tăng lên. Điều này chứng tỏ các DNNN làm ăn khá tốt, tạo cho chi nhánh có khả năng thu hồi được nợ. Song cần phải lưu ý rằng, nếu tốc độ tăng trong doanh số thu nợ nhanh hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay thì điều đó có nghĩa tốc độ tăng dư nợ sẽ giảm xuống. Do vậy chi nhánh cần xem xét, cân đối cơ cấu tín dụng theo thời gian một cách hợp lý. 2.3.2.1. Chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với DNNN Tình hình dư nợ ngắn hạn phân theo thành phần kinh tế Tín dụng ngắn hạn đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn tạm thời của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu vốn cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh theo chiều rộng, hoặc cho nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu trong kì sản xuất thậm chí có thể cho dự trữ ở các kì sản xuất tiếp theo. Nếu tỷ lệ dư nợ tín dụng ngắn hạn trên tổng dư nợ có xu hướng giảm (tương ứng với việc giảm tỷ lệ dư nợ tín dụng trung-dài hạn sẽ tăng) nghĩa là ngân hàng đang có xu hướng theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, ngược lại, khi tỷ lệ dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng, ngân hàng đang muốn theo đuổi mục tiêu an toàn. Tuỳ từng thời kì mà mỗi ngân hàng xây dựng cơ cấu dư nợ tín dụng riêng, phù hợp với chiến lược của mình bởi mục tiêu cuối cùng của ngân hàng là an toàn và lợi nhuận. Dư nợ ngắn hạn của chi nhánh trong ba năm lại đây đạt tốc độ tăng trưởng cao đạt khoảng 451 tỷ đồng năm 2001, tức tăng 93 tỷ so với năm 2000 tương đương với tăng 26%. Sang năm 2002, tốc độ tăng trưởng đạt 76% tức tăng 342 tỷ đồng. Trong đó, tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn đối với DNNN năm 2000 chiếm 89%, sang năm 2001 con số này đạt 81% và đến cuối năm 2002 thì tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn đối với DNNN tăng 79%. Dư nợ đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng mạnh làm cho tỷ trọng dư nợ DNNN giảm đi. Tính đến ngày 31/12/2002, chi nhánh đáp ứng nhu cầu vốn lớn cho một số DNNN như Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX với dư nợ ngắn hạn là 107 tỷ đồng; Công ty sản xuất xuất nhập khẩu Hà Nội HA khoảng 46tỷ phục vụ sản xuất kinh doanh mà tập trung chủ yếu vào các mặt hàng xuất khẩu; Công ty giầy Thượng Đình ZIVIHACO có dư nợ 19 tỷ mở rộng sản xuất giầy, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Bảng 6: Tình hình dư nợ ngắn hạn - theo thành phần kinh tế Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng DNNN 318975 89.19% 367442 81.47% 624259 78.68% DNNgQD 19246 5.38% 61582 13.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37018.doc
Tài liệu liên quan