Mở đầu 1
Chương I 3
TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 3
1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng. 3
1.1. Khái niệm về tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng. 3
1.2. Phân loại tín dụng trung, dài hạn. 5
1.2.1. Tín dụng để mua sắm máy móc- thiết bị trả góp. 5
1.2.2. Tín dụng theo kỳ hạn. 5
1.1.3. Tín dụng tuần hoàn. 6
1.3. Vai trò của tín dụng trung, dài hạn trong nền kinh tế thị trường. 7
2. Chất lượng tín dụng trung dài hạn và một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn của ngân hàng. 9
2.1. Quan niệm về chất lượng tín dụng trung, dài hạn. 9
2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung, dài hạn. 12
2.2.1.Một số chỉ tiêu chung . 12
2.3.2. Một số chỉ tiêu đặc thù 14
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung, dài hạn. 17
2.3.1 . Nhìn từ góc độ người đi vay. 18
2.3.2. Môi trường kinh tế. 19
2.3.4. Môi trường pháp lý. 20
2.3.5. Nhìn từ góc độ người cho vay ( ngân hàng). 21
2.4. Biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng. 24
2.4.1.Biện pháp sàng lọc và giám sát. 24
2.4.2. Biện pháp tạo lập nhiều mối quan hệ lâu dài với khách hàng. 25
2.4.3. Biện pháp tài sản thế chấp và số dư bù. 25
2.4.4. Biện pháp hạn chế tín dụng. 26
2.4.5. Biện pháp quản lý chặt chẽ vốn của ngân hàng. 26
CHƯƠNG II 27
THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 27
2.1. Khái quát về Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam 27
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam. 27
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam. 27
2.1.1.2. Chức năng của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam. 29
2.1.1.3. Nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam. 29
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam. 30
2.1.3. Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam. 34
2.1.3.1. Môi trường kinh tế. 34
2.1.3.2. Môi trường pháp lý. 34
2.1.2.3. Môi trường công nghệ thông tin. 35
2.1.4. Các kết quả kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam. 36
Chỉ tiêu 36
Tổng tài sản 36
2.2.Thực trạng về chất lượng tín dụng trung, dài hạn của NHĐT&PTVN 41
2.2.1. Nguồn vốn tín dụng trung dài hạn của NHĐT&PTVN 41
2.2.2. Hoạt động tín dụng trung dài hạn . 42
2.3. Tình hình thu nợ. 46
2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn 49
2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng trung, dài hạn của NHĐT&PTVN 50
2.3.1. Những kết quả đã đạt được. 50
3.2. Những khó khăn cần giải quyết. 55
2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. 56
2.3.3.1.Nguyên nhân từ phía ngân hàng. 56
2.3.3.2.Nguyên nhân từ phía khách hàng. 57
2.3.3.3.Nguyên nhân khác 59
CHƯƠNG III 60
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 60
3.1.Định hướng hoạt động của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam trong thời gian tới. 60
3.2. Phương hướng nhiệm vụ kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam trong năm 2003. 61
3.2.1. Các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2003. 61
3.2.2. Phương hướng chủ yếu. 62
3.2.2.1. Về huy động vốn. 62
3.2.2.2. Về tín dụng. 62
3.2.2.3. Về phát triển dịch vụ. 63
3.2.2.4. Tiếp tục đề án cơ cấu lại ngân hàng. 64
3.2.2.5. Về Công nghệ thông tin. 65
3.2.2.6. Phát triển nguồn nhân lực, đổi mới tổ chức và quản trị điều hành. 65
3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại NHĐT&PTVN 66
3.3.1. Giải pháp về nguồn vốn 66
3.3.2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng . 68
3.3.3. Biện pháp ngăn ngừa và hạn chế nợ quá hạn. 71
3.3.4.Thiết lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro. 72
3.3.5.Các vấn đề bảo đảm tiền vay. 73
3.3.5.Công nghệ ngân hàng và yếu tố con người. 74
3.3.6.Nâng cao chất lượng thẩm định đối với dự án cho vay trung, dài hạn. 76
3.4.Kiến nghị 77
84 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiều tiềm năng và kinh nghiệm từ đó làm cho hoạt động của ngân hàng năng động thêm tạo ra được nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.
Kinh tế Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, trong năm qua do ảnh hưởng bất lợi của nền kinh tế thế giới khiến cho thị trường và giá xuất khẩu bị thu hẹp khiến cho hoạt động buôn bán ngoại tệ của ngân hàng và các hoạt động khác cũng bị ảnh hưởng.
Đầu tư nước ngoài giảm sút, cạnh tranh diễn ra ngày càng ác liệt không những giữa các ngân hàng trong hệ thống mà còn giữa các ngân hàng và hệ thống phi ngân hàng và các dịch vụ do Nhà nước Việt Nam sẽ tiến tới xoá bỏ dần những hạn chế mà hiện nay vẫn áp dụng với các Ngân hàng nước ngoài, dẫn đến sự tham gia một cách bình đẳng hơn (việc này cũng đồng nghĩa với sự cảnh báo về mức độ cạnh tranh gay gắt, quyết liệt hơn) của các ngân hàng trong nước và nước ngoài
2.1.3.2. Môi trường pháp lý.
Nhà nước ban hành cơ chế chính sách mới tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động ngân hàng từ đó Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam cũng có những sách lược riêng để phát triển hoạt động của mình nhất là nghiệp vụ truyền thống là tín dụng trung, dài hạn.
Chương trình cải cách hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam của Chính phủ nhằm đạt được các mục tiêu lành mạnh hoá tài chính, tăng qui mô vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh đồng thời xây dựng cơ cấu tổ chức hoạt động, giám sát và quản lý Ngân hàng thương mại theo chuẩn mực quốc tế.
Để đạt được mục tiêu đó, Ngân hàng Nhà nước đặt ra các yêu cầu: tăng vốn điều lệ, cơ cấu lại vốn chủ sở hữu nhằm tăng quy mô, độ an toàn trong hoạt động; tái cơ cấu tổ chức và tăng cường chuẩn mực quản lý, đặc biệt là các bộ phận chức năng quản lý rủi ro, quản lý tài sản Nợ - Có và chất lượng tín dụng, giám sát và kiểm toán nội bộ, quản lý vốn đầu tư.
Cương quyết giải thể các ngân hàng yếu kém (không tăng được đủ mức vốn theo qui định, trình độ quản trị và điều hành không đảm bảo yêu cầu an toàn và phát triển, chất lượng tín dụng và khả năng sinh lời thấp, kinh doanh thua lỗ, nợ quá hạn lớn tồn đọng kéo dài dẫn đến mất khả năng thanh toán).
Các Ngân hàng thương mại quốc doanh được Chính phủ cấp bổ sung vốn và cho phép triển khai các Đề án đổi mới cơ cấu tổ chức và tăng cường đầu tư cho công nghệ nhằm đa dạng hoá các sản phẩm.
2.1.2.3. Môi trường công nghệ thông tin.
Sự phát triển Công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực đã buộc ngân hàng phải hiện đại hoá công nghệ hoạt động phải liên doanh liên kết nối mạng toàn cầu và hoạt động của ngân hàng không chỉ là ảnh hưởng tới chính ngân hàng mà còn có tác động tới các ngân hàng trong khu vực trên toàn quốc thậm chí trên toàn thế giới. Và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam không nằm ngoài quy luật đó.
2.1.4. Các kết quả kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam.
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam trong những năm gần đây
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2002
2001
2000
1999
Tổng tài sản
74.936
59.949
47.263
39.174
Lợi nhuận trước thuế
238,1
186,148
139,839
31,287
Tổng nguồn vốn
598,75
479
462
457
Tổng huy động vốn
49.215
39.051
30.760
22.658
Tổng dư nợ cho vay
54.272
42.606
34.420
26.237
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 1999 - 2002
Nhìn vào bảng chỉ tiêu trên ta thấy NHĐT&PTVN đã và đang hoạt động có hiệu quả trong các năm gần đây.
Tổng tài sản tăng từ 39.176 tỷ đồng năm 1999 lên tới 47.263 tỷ đồng năm 2000 và đạt 59.949 tỷ đồng năm 2001 đến năm 2002 con số này đã tăng lên 74.946 tỷ đồng tăng 25% so với năm 2001, tăng 58,6% so với năm 2000 và gấp 1,9 lần so với năm 1999. Tính đến ngày 31/12/2002 tổng tài sản của toàn hệ thống đạt 75.740 tỷ đồng. Có được kết quả trên là do ngân hàng đã thực hiện tốt mục tiêu của mình và hoạt động kinh doanh linh hoạt trong môi trường cạnh tranh.
Hoạt động huy động vốn.
Nguồn vốn kinh doanh là yếu tố không thể thiếu được đối vói mọi loại hình doanh nghiệp nói chung và Ngân hàng Thương mại nói riêng. Muốn có vón thì phải tạo lập được vốn chủ yếu là huy động các loại tiền gửi khác nhau. Hiểu rõ điều đó, mặc dù năm 2002 tình hình kinh tế có nhiều biến động và cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt nhưng với quyết tâm cao nguồn vốn huy động năm 2002 đạt 49.215 tỷ đồng tăng 26% so với năm 2001 đạt 39.051 tỷ đồng cao hơn mức tăng trưởng bình quân của toàn ngành ngân hàng là 20,1%.
Điều này được thể hiện bằng tỷ lệ thay đổi cơ cấu nguồn vốn như sau:
Bảng 2.2 : Cơ cấu nguồn vốn của NHĐT&PTVN qua các năm 1999-2002.
Đơn vị: %
Cơ cấu nguồn vốn
1999
2000
2001
2002
Nguồn vốn huy động
56,8
61,3
61,0
65
TGKH/VHĐ
40,2
39,3
35,6
35
Vốn vay
26,2
24,1
24,1
22
Vốn khác
17,0
14,6
13,7
10
Nguồn: Báo cáo phòng nguồn vốn NHĐT&PTVN
Cơ cấu tiền gửi khách hàng giảm rõ rệt so với tiền gửi tiết kiệm của dân cư qua các năm ở bảng từ 40,2% năm 1999 xuống còn 35% năm 2002 đó là vì nguồn tiền gửi này phụ thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, bên cạnh đó doanh nghiệp lại phụ thuộc rất nhiều vào môi trường kinh tế biến động bất thường trong các năm qua đặc biệt giai đoạn này nền kinh tế thế giới đang bị chững lại do nền kinh tế Mĩ suy thoái … Lý do cho số dư tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm sút trong những năm vừa qua là: Sau một loạt vụ vỡ nợ, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các ngân hàng có xu hướng thắt chặt các khoản cho vay dẫn đến làm giảm quy mô tiền gửi của tổ chức kinh tế, tình hình sản xuất ngày càng khó khăn nên nhu cầu thanh toán qua ngân hàng cũng như nhu cầu vay vốn giảm sút.
Tỷ trọng vốn vay chiếm 22% năm 2002 không thay đổi nhiều so với các năm trước nhưng với sự suy giảm của nguồn vốn huy động thì đây quả thực là tình trạng đáng lo ngại. Sử dụng vốn vay với chi phí vốn cao sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận và làm giảm cạnh tranh về lãi suất trong hoạt động tín dụng. Nền kinh tế trong những năm vừa qua chưa thực sự hoà nhập vào nền kinh tế thế giới nên tác động bên ngoài gây ra cho các doanh nghiệp Việt Nam không lớn. Hi vọng trong thời gian tới, Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển từ đó sẽ cải thiện cơ cấu nguồn vốn.
Nhưng ngược lại đó chính là thách thức lớn đối với ngân hàng, trong thời gian tới, cụ thể là đến năm 2006 các ngân hàng của chúng ta sẽ phải chia sẻ thị trường trong nước cho các ngân hàng nước ngoài với khả năng mạnh về vốn, chuyên môn kĩ thuật.
Công tác điều hành vốn đã tạo tính chủ động, khả năng tối đa hoá hiệu quả điều hành vốn cho các chi nhánh bằng các công cụ: mở rộng quyền tự quyết cho các giám đốc chi nhánh trong việc xây dựng khung lãi suất huy động, cho nhận tiền gửi các tổ chức tín dụng khác trong giới hạn nhất định, thực hiện giao dịch SWAP với Hội sở chính, tạo tiền đề cho các chi nhánh đặt quan hệ tiền gửi giao dịch với Ngân hàng Nhà nước tại cấp cơ sở và đã tiếp cận có trọng điểm một số khách hàng lớn như Vietsopetro, tổng công ty điện lực, bảo hiểm xã hội, quỹ hỗ trợ phát triển. Với áp lực nguồn vốn VNĐ từ các chi nhánh, Hội sở chính vẫn xác định nguồn vốn điều chuyển cho các đơn vị căn cứ vào chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nguồn vốn theo kế hoạch năm phân tích theo tính chất sử đụng vốn với tổng hạn mức VNĐ điều chuyển ổn định cho các chi nhánh trên 15.000 tỷ đồng tăng hơn so với những năm trước đây. Việc xử lý tình thế buộc phải tăng hạn mức thấu chi trên 3000 tỷ đồng phá vỡ tính ổn định và cân đối bền vững. Tuy có nhiều khó khăn nhưng đến cuối năm 2002 NHĐT&PTVN đã đạt được tăng trưởng nguồn vốn cao đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và an toàn của toàn hệ thống.
Hoạt động tín dụng.
Huy động vốn là điều kiện cần thiết để tiến hành các hoạt động kinh doanh của NHTM, còn sử dụng vốn là hoạt động chính mang lại thu nhập, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của toàn hệ thống ngân hàng. Với một ngân hàng mang tính truyền thống như NHĐT&PT thì hoạt động sử dụng vốn chủ yếu là hoạt động tín dụng. ý thức rõ được điều đó nên trong thời gian qua ngân hàng đã có nhiều biện pháp nhằm mở rộng quy mô gắn liền với việc nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm an toàn vốn, chống lừa đảo và hạn chế đến mức thấp nhất những thủ tục phiền hà không cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh.
Bắt đầu từ 15/03/2001 tại Hội sở chính đã áp dụng mô hình tổ chức mới trong khối tín dụng theo hướng tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thương mại, gắn theo dõi địa bàn với khách hàng lớn, tạo thuận lợi trong việc giải quyết công việc phục vụ khách hàng và chi nhánh. Đồng thời việc quản lý, chỉ đạo công tác tín dụng của Hội sở chính tập trung hơn. Thêm vào đó năm 2001 là năm bắt đầu thực hiện quy trình tín dụng và bảo lãnh theo tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO 9000, giúp cho quá trình thẩm định, chi vay được thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảo thời gian xử lý hồ sơ ngắn nhất và đồng thời nâng cao chất lượng công tác thẩm định của toàn hệ thống.
Thực hiện chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng theo định hướng đổi mới toàn diện, ngân hàng đã luôn quyết tâm cao nhất để đạt được kế hoạch tín dụng đã đề ra. Tính tới 31/12/2001 tổng dư nợ (không kể dư nợ cho thuê tài chính, nợ chờ xử lý và nợ khoanh) là 42.606 tỷ đồng tăng so với năm 2000 là 24% (tín dụng ngân hàng tăng 27%, tín dụng trung, dài hạn tăng 22%). Đến năm 2002 con số này đã được thay đổi tổng dư nợ đạt 54.272 tỷ đồng tăng 27,4% so với năm 2001, dư nợ tín dụng trung, dài hạn cũng tăng lên đạt 28.222 tỷ đồng, chiếm 52% tổng dư nợ.
Trong năm 2002 có nhiều biến động như sự sụt giá và thu hẹp của thị trường cà phê, nông hải sản, dệt may... đã ít nhiều tác động đến chất lượng tín dụng của ngân hàng, nợ quá hạn chiếm 1,03% tổng dư nợ theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam. Tuy nhiên, nhờ không ngừng phát triển lợi thế của mình trong cung cấp tín dụng trung, dài hạn ngân hàng đã thực hiện tốt vai trò của mình trong các dự án mũi nhọn như xây dựng các công trình thuỷ điện, xi măng, cầu đường, thép...
Hướng tới thực hiện hoàn thành lộ trình cơ cấu lại ngân hàng, toàn hệ thống ngân hàng tập trung tiến hành đánh giá, phân tích xử lý nợ tồn đọng theo đúng lộ trình nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, an toàn hiệu quả và đáp ứng đòi hỏi của cơ chế thị trường tiến tới hội nhập quốc tế.
Do các hoạt động của ngân hàng có hiệu quả qua các năm nên lợi nhuận của ngân hàng hàng cũng được tăng lên qua các năm điển hình năm 1999 lợi nhuận trước thuế mới đạt 31,218 tỷ đồng mà đến năm 2000 đã tăng lên 139,839 tỷ đồng tăng gấp 4,5 lần so với năm 1999. Năm 2001 con số này đã tăng lên 33% so với năm 2000, và chỉ bằng 78% so với năm 2002 đạt 238,1 tỷ đồng.
Nhìn chung trong thời gian qua NHĐT&PTVN đã có được những thành tựu đáng kể đem lại được những khoản đóng góp to lớn đối với ngân sách Nhà nước.
2.2.Thực trạng về chất lượng tín dụng trung, dài hạn của NHĐT&PTVN
2.2.1. Nguồn vốn tín dụng trung dài hạn của NHĐT&PTVN
Về mặt lý thuyết thì nguồn vốn tín dụng trung dài của một ngân hàng bao gồm: vốn tự có, vốn huy động trung dài hạn, vốn vay trung dài hạn thông qua phát hành trái phiếu, vốn vay Ngân hàng Trung ương, vốn vay nợ nước ngoài, vốn uỷ thác của Chính phủ và các tổ chức trong và ngoài nước, một phần vốn huy động ngắn hạn. Tuy nhiên trong tình hình thực tế của NHĐT&PTVN hiện nay thì chỉ có một số trong các nguồn sau có thể tham gia vào hoạt động tín dụng trung dài hạn: vốn tự có, nguồn vốn huy động trung dài hạn, nguồn vốn huy động ngắn hạn, vốn vay, vốn uỷ thác đầu tư. Quy mô nguồn vốn tăng trưởng qua các năm và đa dạng về chủng loại, đặc biệt là nguồn huy động trung dài hạn do NHĐT&PTVN là một ngân hàng đứng đầu trong hoạt động đầu tư và phát triển với nghiệp vụ truyền thống là cho vay trung, dài hạn. Trong mấy năm gần đây NHĐT&PTVN đã có sự tăng trưởng không ngừng về dư nợ và kết quả tình hình cho vay trung, dài hạn được thể hiện ở bảng trên cho thấy: tổng huy động vốn tín dụng trung, dài hạn tăng lên qua các năm từ 1999 chỉ đạt 13.323 tỷ đồng đến năm 2000 con số này đã lên đến 17.656 tỷ đồng và năm 2001 thì tổng vốn huy động tín dụng trung, dài hạn là 22.142 tỷ đồng. Năm 2002 nguồn huy động đã giảm xuống còn 20.670 tỷ đồng. Có được các kết quả trên chính là nhờ chính sách mở rộng hoàn thiện các hình thức vay vốn mới tạo bước chuyển biến phù hợp với quá trình chuyển đổi hoàn toàn là ngân hàng thương mại thuần tuý với các hoạt động cụ thể là:
Hoàn thiện đề cương chi tiết cơ chế huy động vốn tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển và mở rộng các hình thức huy động vốn mới .
Tiết kiệm tích luỹ: Đã xây dựng quy trình huy động tiết kiệm tích luỹ và triển khai áp dụng tại một số chi nhánh có điều kiện , tạo thêm một kênh huy động vốn mới từ dân cư, phù hợp với phương châm đa dạng hoá về huy động vốn.
Thiết lập quan hệ với khách hàng lớn:
Thiết lập kênh huy động vốn mới với tổng công ty vàng bạc đá quý qua việc lí hợp đồng đại lý uỷ thác huy đông vốn.
Mở ra dịch vụ thanh toán điện tử với Kho bạc Nhà nước đây là một kênh huy động vốn quan trọng từ hệ thống kho bạc, trước mắt là hội sở chính, đang hoàn thiện để tiến tới nối mạng thanh toán ngang và dọc giữa hai hệ thống nhằm đẩy nhanh tiến độ thanh toán và huy động vốn.
Mở rộng cung ứng các dịch vụ ngân hnàg có kết quả với các khách hàng thuộc ngành dầu khí, qua đó, Vietsopetro và tổng công ty dầu khí đã mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam
Trao đổi hợp tác thống nhất với công ty công nghiệp tàu thuỷ, quỹ hỗ trợ phát triển để làm đại lý uỷ thác, bảo lãnh phát hành trái phiếu.
Có thể thấy, cho đến thời điểm hiện nay nguồn vốn tín dụng trung dài hạn ở NHĐT&PTVN là rất dồi dào so với khả năng cho vay.
Ngân hàng đã xác định mọi hoạt động của ngân hàng được khởi đầu từ khách hàng chứ không phải từ sản phẩm, lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu kinh doanh của mình. Ngân hàng đã tích cực đa phương hoá khách hàng trên cơ sở duy trì khách hàng truyền thống, đồng thời mở rộng khách hàng mới có chọn lọc vì thế mà tổng dư nợ tín dụng trung, dài hạn đã được tăng lên qua các năm.
2.2.2. Hoạt động tín dụng trung dài hạn .
Năm 2002 là năm bước sang thời kì kế hoạch phát triển 3 năm tiếp theo của Ngân hàng và cũng là năm thứ hai thực hiện tái cơ cấu lại ngân hàng, tiếp tục tạo tiền đề cho phát triển bền vững, xây dựng tập đoàn tài chính tín dụng đa năng phát triển vững mạnh và hội nhâp quốc tế. Hoạt động tín dụng ngân hàng diễn ra trong điều kiện môi trường kinh tế đang có những thuận lợi cơ bản, nền kinh tế nước ta đang khởi sắc và đang tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao… tạo cơ hội cho các ngân hàng mở rộng tín dụng phục vụ nhu cầu về vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư dự án của các doanh nghiệp, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Với chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, hoạt động tài chính tiền tệ có nhiều tiến bộ, ngành ngân hàng thực hiện chính sách điều chỉnh lãi suất , giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nới lỏng các công cụ chính sách tiền tệ phù hợp với diễn biến thị trường, chất lượng tín dụng được cải thiện, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm dần. NHĐT&PTVN đang có những nỗ lực trong việc mở rộng kết hợp với nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn. Một mặt bảo đảm an toàn vốn cho ngân hàng, mặt khác giúp đỡ cho các doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn về vốn cho đầu tư phát triển. Chỉ tính riêng năm 2001, ngân hàng đã duyệt cho vay gần 600 dự án thương mại với tổng trị giá gần 11.000 tỷ đồng, trong đó một số dự án lớn đã được kí duyệt và đang được giải ngân: Dự án nhà máy điện Uông Bí mở rộng trị giá 310 tỷ đồng, dự án phát triển mỏ dầu khí Lan tây - Lan đỏ trị giá 375 tỷ đồng, dự án đIện sông Gianh, nhà máy thuỷ điện Nà Lơi 105 tỷ đồng, nhà máy kính nổi Bình Dương 72 tỷ đồng và gần 50 dự án cho vay theo kế hoạch nhà nước với tổng số tiền gần 1.500 tỷ đồng. Để có được cái nhìn khái quát về hoạt động tín dụng trung dài hạn của NHĐT&PTVN trong vài trở lại đây, trước hết ta đi phân tích một số liệu liên quan đến doanh số tín dụng xét theo tỷ trọng tín dụng trung dài hạn và ngắn hạn.
Bảng 2.3: Tình hình tín dụng tại NHĐT&PTVN
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
Số tiền
Số tiền
Ttg %
Số tiền
TTg%
Số tiền
TTg%
Tổng DNTD
25.482
34.577
35,7
42.577
23
54.272
27,5
Tổng DNTD Trung- dài hạn
13.774
18.543
34,6
22.378
20,6
28.222
26,1
Tổng DNTD
ngắn hạn
11.708
16.034
37
20.228
26
26.050
28,7
Nguồn: Báo cáo tài chính của NHĐT&PTVN.
NHĐT&PTVN đã tận dụng tối đa mọi nguồn vốn huy động trong đó dư nợ tín dụng không ngừng tăng trưởng qua các năm như năm 2001 đạt 42.606 tỷ đồng tăng 25,4% so với năm 2000 đạt 34.577 tỷ đồng và gấp 1,67 lần so với năm 1999 đạt 25.486 tỷ đồng. Đến năm 2002 đã đạt 54.272 tỷ đồng tăng 27,4% so với năm 2001. Trong giai đoạn Chính phủ đang thực hiện cổ phần hoá mạnh các doanh nghiệp nhà nước, thị trường truyền thống của NHĐT&PTVN cũng không ngừng tăng trưởng, dư nợ tín dụng trung, dài hạn năm 2000 đạt 18.543 tỷ đồng, tăng 34,6% so với năm 1999. Năm 2001 đạt 22.378 tỷ đồng, tăng 20,6% so với năm 2000. Năm 2002 đạt 28.222 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2001.
Có được điều này là do NHĐT&PTVN đã xây dựng một chính sách tín dụng đi đôi với chính sách nguồn vốn hiệu quả. Vốn đầu tư trung, dài hạn của ngân hàng tập trung để đầu tư cho các doanh nghiệp mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ tiên tiến... Ngân hàng coi tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng thi công xây lắp... là mặt trận hàng đầu, đồng thời ngân hàng đã tập trung vốn cho các dự án trọng điểm của Nhà nước, các tổng công ty, các doanh nghiệp Nhà nước giúp các doanh nghiệp giữ vững vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc dân.
Cơ cấu tín dụng cũng đang dần thay đổi theo hướng tăng cho vay trung dài hạn, điều này xuất phát từ một số nguyên nhân chủ quan và khách quan. Như chúng ta đã biết tình hình kinh tế năm 2002 có nhiều biến động ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng. Với chính sách mở cửa kêu gọi đầu tư khuyến khích xuất khẩu, đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, có chính sách ưu đãi với các khu chế xuất cộng nghiệp và đặc biệt là việc kí kết thành công hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã mở đường cho các cuộc đàm phán thương mại với các nước như Nga, Trung quốc, Nhật bản, EU…Điều này thực sự là cú hích cho nền kinh tế Việt Nam, nước đuợc đánh giá là ổn định nhất khu vực về chính trị cũng như kinh tế. Từ đó, chúng ta đã tranh thủ được nguồn vốn dồi dào, công nghệ cao cũng như cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh khoa học, tạo cơ hội cho các ngân hàng mở rộng tín dụng phục vụ nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp. Nhưng cũng có một số hạn chế đối với các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn ngân hàng để đổi mới trang thiết bị, kĩ thuật là không thoả mãn được điều kiện, thể lệ tín dụng của ngân hàng, trong đó điều kiện về tài sản thế chấp đang là rào cản lớn nhất. Với các doanh nghiệp nhà nước mặc dù được phép vay vốn không cần tài sản thế chấp nhưng số doanh nghiệp có phương án kinh doanh hiệu quả và có đủ vốn theo yêu cầu của ngân hàng không nhiều. Vì vậy với dư nợ tín dụng và dư nợ tín dụng trung dài hạn như trên thì NHĐT&PTVN đã rất cố gắng trong việc giải quyết các hợp đồng tín dụng trung dài hạn.
Nhìn vào số liệu bảng trên ta thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng cao qua các năm và tăng đều trong hai năm trở lại đây. Năm 2001 tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ tín dụng là 23% sang năm 2002 con số này là 27,5%. Riêng tốc độ tăng trưởng của tín dụng trung dài hạn trong năm 2001 là 20,6% đến năm 2002 đã tăng lên 26,1%. Điều này chứng tỏ các chính sách mới trong phát triển kinh tế cũng như luật doanh nghiệp và luật đầu tư được ban hành, sửa đổi phù hợp với thông lệ quốc tế đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có nhiều cơ hội mở rộng thị trường, hoạt động có hiệu quả hơn.
Như đã biết thì nguồn để trả nợ trung dài hạn một phần được lấy từ lợi nhuận sau thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy mà khi các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì khả năng trả nợ được đảm bảo và doanh nghiệp có xu hướng trả nợ nhanh để giảm chi phí trả lãi. Hơn nữa khi tình hình lãi suất biến động theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp thì ngân hàng thường chuyển các khoản vay trung dài hạn với lãi suất cố định sang thả nổi hoặc cho vay lại với lãi suất thấp hơn.
2.3. Tình hình thu nợ.
NHĐT&PTVN có thuận lợi là ngân hàng có truyền thống phục vụ đầu tư phát triển, có uy tín trong nước và trên trường quốc tế. Tuy nhiên cũng như những ngân hàng khác hoạt động trong nền kinh tế thị trường, NHĐT&PTVN cũng có những khó khăn riêng đó là sự mâu thuẫn gay gắt giữa yêu cầu vốn trung, dài hạn để đầu tư phát triển đất nước là rất lớn nhưng chưa sẵn sàng các dự án đầu tư tốt, có hiệu quả cao, vay trả theo đòi hỏi của cơ chế thị trường. Mặt khác, nhu cầu vốn dài hạn phục vụ cho đầu tư phát triển là rất lớn nhưng khả năng huy động vốn trung, dài hạn trong cả nước và trên thế giới còn gặp nhiều khó khăn. Bản thân môi trường kinh tế còn bộc lộ nhiều yếu tố chưa ổn định, các doanh nghiệp trong nước khi vay vốn để đầu tư trung, dài hạn phát triển sản xuất đều ngại vay và trả nợ bằng ngoại tệ vì nỗi lo biến động tỷ giá dẫn tới nhiều dự án thực chất rất có hiệu quả nhưng vẫn không đảm bảo được khả năng trả nợ.
Với phương châm cẩn trọng và phát triển bền vững thể hiện trong mọi chủ trương chính sách, trong quy chế xử lý nghiệp vụ của các cấp quản lý điều hành, các cán bộ tín dụng luôn ý thức được rằng tăng trưởng tín dụng là đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng nên tổng dư nợ tín dụng trung dài hạn đã giảm xuống. Cụ thể qua bảng sau:
Bảng 2.4: Cơ cấu nợ quá hạn của NHĐT&PTVN.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
NQH TD Trung-dài hạn
189
226,7
230
285,04
NQH TD ngắn hạn
276,3
215,5
204,6
273,96
Tổng NQH
465,3
442,2
434,6
559
Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của NHĐT&PTVN
Nhìn vào bảng trên cho thấy tổng nợ quá hạn của ngân hàng vẫn tăng lên qua các năm từ 434,6 tỷ đồng năm 2001 đã tăng lên 559 tỷ đồng năm 2002 nhưng nợ quá hạn tăng không phải là do cho vay không hiệu quả mà do dư nợ tín dụng tăng lên. Tổng nợ quá hạn tín dụng trung dài hạn cũng tăng lên từ 189 tỷ đồng năm 1999 lên đến 285,04 tỷ đồng năm 2002 tăng 24% so với năm 2001đạt 230 tỷ đồng.
Cho đến nay, vốn để đảm bảo an toàn khoản vay vẫn là mối quan tâm đặc biệt của các ngân hàng vì nó là lợi nhuận là sự sống còn của mỗi ngân hàng . Nếu cho vay không có hiệu quả thì không những làm cho ngân hàng bị giảm lợi nhuận mà còn có khả năng làm cho ngân hàng phá sản. Cho vay không hiệu quả có nghĩa là chất lượng của khoản cho vay đó kém. Nhưng đối với NHĐT&PTVN thì hiện nay hiện lượng cho vay mất vốn của tín dụng trung, dài hạn là rất thấp, điều này được thể hiện qua bảng sau
Bảng 2.5: Bảng nợ quá hạn tín dụng trung dài hạn của NHĐT&PTVN
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
Nợ quá hạn
465,3
442,2
434,6
559
Tỷ lệ Nợ quá hạn/tổng dư nợ
1,83%
1,3%
1,02%
1,03%
Nợ quá hạn tín dụng trung, dài hạn
189
226,7
230
285,04
Tỷ lệ NQH TD Trung-dài hạn/Tổng dư nợ TD
1,37%
1,2%
1,03%
1,01%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHĐT&PTVN
Nhìn vào bảng trên cho ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng trung, dài hạn / tổng dư nợ tín dụng trung, dài hạn của các năm vẫn giảm mặc dù nợ quá hạn lại tăng lên và được duy trì ở mức thấp so với toàn ngành ngân hàng. Cụ thể giảm từ 1,37% năm 1999 xuống còn 1,2% năm 2000 và còn 1,03% năm 2001 đến năm 2002 chỉ còn 1,01%.
Những con số trên chứng tỏ trong những năm gần đây công tác tín dụng ngày càng đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả cao. Cụ thể công tác cơ cấu khách hàng trong đó chú trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, kết hợp nhiều hình thức nhằm đa dạng hoá sản phẩm tín dụng, áp dụng phương thức quản lý chất lượng và cho vay theo quy trình ISO, thành lập hội đồng quản lý xử lý nợ. Theo ý kiến của các chuyên gia thì tỷ lệ nợ quá hạn ở mức 3% được coi là có thể chấp nhận được còn dưới 1,3% thì được xem như là lý tưởng. Do đó có thể nói rằng tình trạng chất lượng tín dụng của ngân hàng hiện nay là rất tốt. Điều này được giải thích một phần bởi các biện pháp trong cho vay của các năm gần đay, ngoài ra trong quá trình chuyển đổi thành một ngân hàng thương mại thuần tuý Ngân hàng đã được Nhà nước khoanh, xoá một số lượng lớn các khoản nợ quá hạn khó đòi bên cạnh đó các khoản tín dụng trung dài hạn thì chưa đến hạn hoặc đã được gia hạn tiếp.
Trung ương đã chỉ đạo điều hành thống nhất toàn bộ hoạt động tín dụng của toàn hệ thống trong đó có hoạt động tín dụng trung, dài hạn, tăng cường kết hợ quản lý vĩ mô, thực hiện tốt định hướng " an toàn, hiệu quả, ổn định, phát triển ". NHĐT&PTVN đã bước đầu tổ chức quản lý theo hướng phân công, nắm bắt kế hoạch bám địa bàn, thống nhất một mối giao dịch một cửa tại chi nhánh( đặc biệt đối với khách hàng lớn và địa bàn trọng điểm). Ngân hàng đã tập trung triển khai chấn chỉnh hoạt động ngân hàng và nâng cao chất lượng tín dụng và kết quả năm 2001 đã thu được 7500 tỷ đồng nợ quá hạn.
2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0033.doc