LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA PHƯƠNG PHÁP CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN 3
1.1. Giá trị doanh nghiệp 3
1.2. Định giá doanh nghiệp 4
1.2.2. Sự cần thiết của định giá doanh nghiệp 5
1.3. Định giá doanh nghiệp theo phương pháp chiết khấu dòng tiền 7
1.3.1. Định nghĩa phương pháp chiết khấu dòng tiền 7
1.3.2. Các bước thực hiện định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền 8
1.3.2.1. Bước 1: Đánh giá môi trường và năng lực nội tại của doanh nghiệp 8
1.3.2.2. Bước 2: Tính dòng tiền và Phân tích tài chính 13
1.3.2.3. Bước 3: Dự báo tình hình tài chính 17
1.3.2.4. Bước 4: Xác định lãi suất chiết khấu 17
1.3.2.5. Bước 5: Tính toán giá trị doanh nghiệp và Kết luận định giá 20
1.3.2.6. Bước 6: Phân tích độ nhạy cảm của giá trị định giá với các thay đổi. 21
1.3.3 Đánh giá phương pháp chiết khấu dòng tiền 21
1.3.3.1 Ưu và nhược điểm của phương pháp chiết khấu dòng tiền 21
1.3.3.2 Khả năng áp dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền 23
CHƯƠNG 2 – ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN TRONG ĐỊNH GIÁ CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA 27
2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty 27
2.1.1 Thông tin sơ lược về BIBICA 27
2.1.2 Lịch sử quá trình hình thành và phát triển 27
2.1.3 Cơ cấu tổ chức công ty 30
2.1.4 Bộ máy quản lý 30
2.2 Cơ sở lựa chọn phương pháp, Mục đích định giá, các giả thiết 32
2.3 Định giá công ty theo phương pháp chiết khấu dòng tiền 33
2.3.1 Phân tích thị trường 33
2.3.1.1 Phân tích môi trường kinh tế vĩ mô 33
2.3.1.2 Thị trường bánh kẹo 38
2.3.2 Phân tích môi trường nội bộ 47
2.3.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 2002-2006 (Trình bày lại) 58
2.3.3.2 Bảng cân đối kế toán 2002- 2006 (Trình bày lại) 59
2.3.3.3 Phân tích kết quả kinh doanh 60
2.3.4 Dự báo và định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền 66
2.3.4.1 Kế hoạch kinh doanh của BIBICA 66
2.3.4.2 Dự báo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 68
2.3.4.3 Dự báo bảng cân đối kế toán 72
2.3.4.4 Tỷ suất chi phí vốn bình quân gia quyền 75
2.3.4.4 Dự báo trung hạn 78
2.3.4.5 Kết luận định giá 78
2.3.4.6 Phân tích độ nhạy 80
2.3.4.7 Các khó khăn khi áp dụng phương pháp DCF trong định giá CTCP BIBICA 81
CHƯƠNG 3 – CÁC HẠN CHẾ KHI ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN TRONG ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 83
3.1. Các hạn chế khi áp dụng phương pháp DCF trong định giá doanh nghiệp ở Việt Nam 83
3.1.1. Xác định hệ số Beta cho thị trường Việt Nam 83
3.1.2. Sự không đầy đủ hoặc sai lệch của các nguồn thông tin 84
3.2. Nguyên nhân của các hạn chế 84
3.2.1. Thiếu hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin thị trường 84
3.2.2. Năng lực định giá 85
3.2.3. Thiếu quy định chuẩn của pháp luật 85
3.3 Giải pháp và Kiến nghị 85
3.4.1 Kết hợp các phương pháp định giá doanh nghiệp khác nhau 85
3.4.2 Nâng cao chất lượng tư vấn định giá 86
3.4.3 Xây dựng hệ thống thống kê hoàn chỉnh về từng ngành cụ thể 87
3.4.4 Thúc đẩy cổ phần hóa gắn với phát triển thị trường chứng khoán 87
KẾT LUẬN 88
91 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2836 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền trong định giá công ty cổ phần BIBICA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tỷ trọng ngành dịch vụ ổn định 395, ngành công nghiệp tỷ trọng tăng từ 36.7% năm 2000 lên 42% năm 2005.
Tỷ trọng đóng góp các ngành vào GDP
24.5%
39%
36.7%
19%
39%
42%
Nông nghiệp
Dịch vụ
Công nghiệp
2000
2005
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Trong những năm vừa qua, tăng trưởng sản lượng công nghiệp ổn định 15,4%/năm, cao hơn 2,5% so với kế hoạch, giá trị sản lượng công nghiệp tăng trung bình 10%/năm. Khu vực công nghiệp đóng góp 60% tổng giá trị xuất khẩu, trong đó cao nhất là dệt may, dầu thô, da giầy và hàng nông sản đã qua chế biến.
Dân số Việt Nam
Dân số Việt Nam tăng 27%, từ 65 triệu người năm 1990 lên 83 triệu người năm 2005. Tổng dân số ước tính cho năm 2015 là hơn 94 triệu người, tăng 44% so với năm 1990 và khoảng 21% so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng dân số được dự báo ổn định 1,2% mỗi năm.
Dự báo dân số
78
84
90
96
102
2000
2005
2010f
2015f
2020f
Dân số (triệu người)
Nguồn: Niên giám thống kê
- Cơ cấu dân số:
Năm 2005, Việt Nam có dân số 83 triệu người, trong đó 39% dân số dưới 16 tuổi, 16% dân số trong độ tuổi 16-24, 45% dân số trên 24 tuổi. Cơ cấu tuổi có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo, giảm dần theo tuổi. Với quy mô lớn, kết cấu dân số trẻ, Việt Nam có một thị trường tiềm năng đối với hàng hóa và dịch vụ đặc biệt là ngành bánh kẹo.
< 16
16 - 24
> 24
Tình hình vốn đầu tư tại Việt Nam
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2005 đã tăng gần 40%, đạt 5.8 tỷ USD, trong đó đầu tư mới 4 tỷ USD, đầu tư thêm 1.9 tỷ. Bước ra khỏi khủng hoảng kinh tế, hiện nay Việt Nam nằm trong khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh. Gia nhập WTO, Việt Nam đã có nhiều chính sách tự do hóa thương mại, cùng với sự ổn định về chính trị và kinh tế, Việt Nam đã trở thành một trong những điểm nóng về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Trong giai đoạn 2006 – 2010, tổng giá trị đầu tư dự kiến đạt 38.5% GDP.
Lạm phát
Nguyên nhân gây ra lạm phát chủ yếu do tăng giá dầu mỏ, do tăng lương khoảng 30% năm 2004. Tuy nhiên, với sự kiểm soát của chính phủ và sự tự điều chỉnh của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát qua các năm đang có xu hướng giảm dần. Năm 2004, chỉ số giá tiêu dùng ở mức 9%, giảm xuống còn 8.4%(2005), 6.6%(2006), dự báo năm 2007 chỉ số giá tiêu dùng sẽ giảm xuống chỉ còn 6%.
Lãi suất
Lãi suất huy động nội tệ kỳ hạn 3 tháng và 12 tháng phổ biến ở mức 0,63%/tháng (7,56%/năm) và 0,7%/tháng (8,4%/năm), tăng khoảng 0,07-0,1%/tháng (0,84%/năm-1,2%/năm). Lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 0,8-1,03%/tháng (9,6%-12,39%/năm) tăng khoảng 0,08-0,1%/tháng (0,96%-1,2%/năm). Lãi suất cho vay trung dài hạn phổ biến ở mức 0,9%-1,35%/tháng tăng khoảng 0,1%-0,25%/tháng (1,2%-3%/năm).
Lãi suất huy động ngoại tệ (USD) tăng mạnh từ mức 2,75%/năm lên 4,2%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng. Các kỳ hạn khác cũng biến động tương ứng. Lãi suất cho vay tăng khoảng 2-2,5 điểm phần trăm/năm (lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 5-6,2%/năm, lãi suất cho vay trung dài hạn phổ biến ở mức 5,5-7,2%/năm). Lãi suất ngoại tệ tăng chủ yếu do FED điều chỉnh tăng lãi suất và các NHTM cạnh tranh giữ thị phần.
Thu nhập
Tính chung cả nước, thu nhập trung bình tháng của một lao động làm công ăn lương năm 2005 là 973 nghìn VNĐ, tăng 15,14% so với năm 2004; ở khu vực thành thị là 1.028 nghìn VNĐ, tăng 14,34% so với năm 2004; ở khu vực nông thôn là 822 nghìn VNĐ, tăng 18,87% so với năm 2004. Do tốc độ tăng mức thu nhập trung bình tháng của một lao động làm công ăn lương ở khu vực nông thôn nhanh hơn so với ở thành thị nên chênh lệch giữa thu nhập của lực lượng lao động này ở thành thị và nông thôn đã giảm bớt, từ 1,3 lần năm 2004 xuống còn 1,25 lần năm 2005. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện điều chỉnh lương tối thiểu từ 120.000 đồng/ tháng lên 190.000 đồng/ tháng năm 2000 và 450.000 đồng/ tháng năm 2006.
h) Lao động và việc làm
Quy mô việc làm năm 2005 tiếp tục tăng, cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch theo chiều hướng tích cực trên nhiều mặt. Tính chung cả nước, tại thời điểm 1/7/2005 có 43.456,6 nghìn người từ đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, tăng 1.145,5 nghìn người hay 2,7% so với thời điểm 1/7/2004. Đây là mức tăng lớn hơn mức tăng trung bình hàng năm giai đoạn 2001-2005 (tăng 1.017,9 nghìn người làm việc/năm với tốc độ tăng 2,5%). Tỷ lệ thất nghiệp giảm đáng kể trong giai đoạn 2001 – 2005
2.3.1.2 Thị trường bánh kẹo
a) Khái quát về thị trường
Triển vọng phát triển của ngành bánh kẹo
Trên thế giới, bánh kẹo là ngành có tốc độ tăng trưởng ổn định (khoảng 2%/năm) và là ngành công nghiệp năng động nhất trong ngành công nghiệp thực phẩm thế giới. Đối với Việt Nam, được đánh giá là thị trường lớn thứ 2 khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia), tốc độ tăng trưởng ngành bánh kẹo luôn cao hơn tốc độ trung bình của thế giới, khoảng 7-8%/năm.
Trong năm 2005, thị trường bánh kẹo Việt Nam tăng 11% về giá trị và 6% về khối lượng. Cuối năm 2005, sản lượng bánh kẹo là 79.500 tấn và doanh thu từ bánh kẹo là 4.844 tỷ đồng.
Thị trường bánh kẹo tại Việt Nam được đánh giá là thị trường đã phát triển do mức tiêu thụ trên đầu người là khá cao. Dân số hơn 80 triệu người, mức độ tiêu thụ trung bình hàng năm khoảng 1kg/ 1 người. Nhìn chung, giá bánh kẹo, đặc biệt là các loại kẹo đường, khoảng $2/kg trong năm 2005. Mức độ tiêu thụ bánh kẹo tại các khu vực ngoại thành (khu vực tập trung hơn 70% dân số) cao, do mức sống đã được cải thiện.
Cung
Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam tăng liên tục khiến cho giá nguyên liệu chế biến bánh kẹo tăng khoảng 10% đến 15% hàng năm. Giá bột mỳ và đường tăng trung bình khoảng 12%. Tương tự, giá điện tăng khoảng 10%. Giá đầu vào khác như lương nhân công, đóng gói cũng tăng. Các loại vật tư có nguồn gốc từ dầu mỏ tăng đột biến như bao bì nhựa (năm 2005, tăng 15 đến 40% so với tháng 01 năm 2004), xăng dầu cũng tăng giá mạnh từ 5 đến 17% đã làm tăng chi phí chuyên chở, do đó, làm giá thành sản phẩm. Một số vật tư có nguồn gốc nhập khẩu khác như lúa làm bột mỳ tăng 35%, dầu thực vật tăng 50%, sữa bột tăng gần 1,5 lần so với đầu năm 2004.
Do tăng chi phí sản xuất, các nhà sản xuất bánh kẹo cũng tìm cách tăng giá bán để chi trả chi phí. Một số doanh nghiệp giữ nguyên giá bán nhưng giảm khối lượng sản phẩm trong mỗi gói sản phẩm. Một số doanh nghiệp tăng giá trong các dịp như lễ, tết. Các công ty lớn như Kinh Đô, Công ty Bánh kẹo Biên Hoà (Bibica), và Công ty Bánh kẹo Hải Hà đã thực hiện tăng giá bán. Tuy nhiên, do đặc điểm cạnh tranh về giá giữa các doanh nghiệp trong nước, tỷ lệ tăng giá trung bình vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí sản xuất.
Ngoài ra, trên thị trường có rất nhiều bánh kẹo xuất khẩu mẫu mã đẹp, chất lượng tốt. Tuy nhiên, giá của các mặt hàng này khá cao và phần lớn được bán trong các siêu thị.
Cầu
Mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân
Tỷ lệ tiêu thụ bánh kẹo bình quân đầu người Việt Nam hiện nay thuộc loại thấp nhất thế giới, khoảng 1.25 kg/năm. Trong khi mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân ở một số nước như sau: Đan Mạch 16.3 kg/năm, Anh 14.5 kg/năm, Trung Quốc 1.4 kg/năm. Do dân số lớn, và đời sống người dân ngày càng được cải thiện nên nhu cầu của thị trường là rất lớn.
Thói quen
Mặc dù người Việt Nam vẫn chuộng dùng đồ ăn tươi, tuy nhiên, đồ ăn đóng hộp và đồ ăn nhanh đang dần thông dụng trên thị trường, đặc biệt là tại khu vực thành thị. Chịu ảnh hưởng từ cách sống phương tây và ngày càng có ít thời gian để đi mua sắm và nấu nướng, người dân thành thị sử dụng nhiều các đồ ăn đóng hộp, đồ đã chế biến và đồ ăn nhanh.
Đặc biệt, đồ ăn đóng hộp và đồ ăn nhanh đã giúp phụ nữ dành nhiều thời gian hơn cho công việc, do đó, số lượng và chủng loại đồ ăn này ngày càng nhiều trên thị trường, đặc biệt là các loại bimbim, đồ ăn nhẹ, bánh quy, bánh ngọt…
Trong tương lai, chủng loại các đồ ăn này sẽ tiếp tục tăng do thay đổi về thói quen và ảnh hưởng từ lối sống công nghiệp.
Khối lượng tiêu thụ đồ ăn nhanh trên đầu người năm 1998 và 2003
Gam/đầu người
1998 2003 % tăng trưởng
1998-2003
Chips/crisps 5.1 14.2 177.77
Đồ ăn nhẹ 10.8 28.5 162.66
Bánh quy 241.5 515.0 113.29
Kẹo sôcôla 85.2 100.0 17.39
Kẹo ngọt 395.4 738.0 86.66
Bánh mỳ 2,289.5 2,934.1 28.15
Bánh làm từ bột (vd: bánh bao) 12.7 29.8 134.75
Bánh ngọt 26.2 51.5 96.94
Đồ ăn trẻ em 14.1 31.8 125.12
Bánh mặn 43.0 84.3 96.09
Nguồn: Euromonitor International
Sức khoẻ
Tại Việt Nam, tỷ lệ béo phì hiện nay ngày càng tăng. Trong năm 2003, khoảng 4% người ở độ tuổi 15 và trên 15 mắc bệnh béo phì. Nguyên nhân của bệnh này một phần là do tâm lý các bậc phụ huynh lo con mình bị thiếu chất, không đủ sức khỏe để học tập, một phần là do trẻ em ngày nay ít luyện tập thể thao do chương trình học ở trường khá nặng. Ngoài ra, trẻ em hiện nay thích ngồi chơi các trò chơi điện tử hơn là tập thể thao.
Để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, các công ty chế biến bánh kẹo đã thực hiện nghiên cứu và đưa vào thị trường các sản phẩm dinh dưỡng như: bột ngũ cốc dinh dưỡng cho người muốn giảm cân, sữa dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường, kẹo không đường…Hiện tại, Bibica là doanh nghiệp đầu tiên nghiên cứu và phát triển dòng sản phẩm dinh dưỡng này. Bibica kết hợp với Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã đưa ra thị trường như: Quasure Light, Bột ngũ cốc dinh dưỡng, Bánh bông lan kem – Hura Light…
b) Phân tích cạnh tranh
Thấp
Khá thấp
Trung bình
Khá cao
Cao
Mức độ cạnh tranh hiện tại
ü
Ảnh hưởng của sự tham gia mới
ü
Sự đe dọa của sản phẩm thay thế
ü
Sức mạnh của người mua
ü
Sức mạnh của người cung ứng
ü
Kết luận: Mức độ cạnh tranh trong ngành bánh kẹo Việt Nam là Trung bình
b1. Mức độ cạnh tranh hiện tại
Số lượng các doanh nghiệp trong ngành bánh kẹo
Hiện nay, cả nước có khoảng 30 đơn vị sản xuất bánh kẹo công nghiệp. Các đơn vị trong nước chiếm 70% thị phần, 30% thị phần còn lại là nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Hongkong, Malaysia. Khi Việt Nam gia nhập WTO và áp dụng khung thuế suất AFTA thì thuế suất một số mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu sẽ giảm xuống (từ 50% đến 20%).
Ba doanh nghiệp dẫn đầu về thị phần là Kinh Đô, Bibica và Hải Hà. Trong đó thị phần của Kinh Đô năm 2005 là 40%, Bibica là 14,4%, Hải Hà là 10,2%. Như vậy, 3 doanh nghiệp lớn nhất trong ngành nắm giữ 64,54% thị phần bánh kẹo trong nước. Thị trường bánh kẹo được coi là tập trung, ít cạnh tranh.
Tốc độ tăng trưởng của thị trường bánh kẹo:
Tốc độ tăng trưởng của thị trường bánh kẹo là khá cao (20%) làm thị trường ít cạnh tranh hơn. Các doanh nghiệp có thể tăng doanh thu do sự mở rộng của thị trường thay vì cạnh tranh lẫn nhau..
Sự khác biệt của các dòng sản phẩm
Các sản phẩm bánh kẹo có sự khác biệt về chủng loại, mẫu mã hơn nữa mỗi doanh nghiệp trong ngành lại có thế mạnh về một mảng sản phẩm như Hải Hà mạnh về bánh xốp, Đức Phát bánh tươi, Kinh Đô bánh biscuit, Bibica kẹo và bánh bông lan…Cùng với sự nhận thức của người tiêu dùng đối với các thương hiệu này khiến sự cạnh tranh trong nội bộ ngành giảm.
Rào cản rút lui khỏi ngành
Máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất bánh kẹo tuy là các thiết bị chuyên dụng, song khi doanh nghiệp muốn rời khỏi ngành bánh kẹo thi khả năng bán lại các máy móc này cho các đối thủ cạnh tranh hiện tại là khả thi.
Kết luận 1: Mức độ cạnh tranh hiện tại: Khá yếu
b2. Ảnh hưởng của sự tham gia mới
Quy mô, xu hướng và tỷ suất lợi nhuận ngành bánh kẹo:
- Quy mô thị trường: Tổng giá trị thị trường bánh kẹo Việt Nam vào năm 2005 là 5300 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng trung bình là 8%/năm. Thị trường tiêu thụ bánh kẹo Việt Nam có quy mô lớn và nhiều tiềm năng phát triển do dân số lớn trên 80 triệu, cơ cấu dân số trẻ và thu nhập của người dân ngày càng tăng nên chi tiêu tăng.
- Quy mô ngành: Có nhiều thay đổi trong việc lựa chọn các sản phẩm bánh kẹo. Các sản phẩm cao cấp, có nhãn hiệu, có uy tín về vệ sinh an toàn thực phẩm được tiêu thụ mạnh. Các sản phẩm tiện dụng và có lợi cho sức khoẻ được ưa thích hơn. Nhu cầu bánh kẹo tăng mạnh trong các dịp lễ tết, vào mùa lạnh, cho các mục đích biếu tặng.
- Tỷ suất lợi nhuận trong ngành: Lợi nhuận sau thuế của Kinh Đô năm 2005 là 99,1 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2004. Lợi nhuận sau thuế của Bibica là 12,3 tỷ đồng, tăng 33, 6% so với năm 2004. Những con số này cho thấy triển vọng về lợi nhuận của ngành sản xuất bánh kẹo tại nước ta.
Rào cản gia nhập ngành
Ngành sản xuất bánh kẹo đòi hỏi đầu tư lớn vào dây chuyền sản xuất cũng như công nghệ sản xuất phải hiện đại. Các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là một trong những rào cản cho các doanh nghiệp muốn gia nhập thị trường này.
Các doanh nghiệp trong ngành đều đã xây dựng được những thương hiệu riêng, nổi tiếng và cũng đã xây dựng được một hệ thống phân phối rộng khắp, gây khó khăn cho các doanh nghiệp muốn gia nhập ngành.
Đối với bánh kẹo nhập khẩu, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thuế suất thuế nhập khẩu bánh kẹo giảm mạnh làm tăng nguy cơ hàng nhập khẩu tăng thị phần thị trường.
Kết luận 2: Ảnh hưởng của sự tham gia mới: Trung bình
b3. Sự đe dọa của sản phẩm thay thế
Bánh kẹo là sản phẩm không có sản phẩm thay thế trực tiếp vì nó là một chủng loại riêng biệt, nhu cầu ít phụ thuộc vào các sản phẩm khác. Sản phẩm thay thế chủ yếu là sản phẩm bánh kẹo của các hãng cùng ngành.
Công nghệ:
Công nghệ sản xuất bánh kẹo theo mô hình công nghiệp hiện đại và thay đổi nhanh có khả năng tạo ra những sản phẩm mới được ưa chuộng hơn làm tăng tính cạnh tranh trong ngành.
Sự sẵn sàng mua sản phẩm thay thế của người tiêu dùng:
Người tiêu dùng luôn sẵn sàng chuyển qua sử dụng các sản phẩm thay thế có chất lượng và có lợi cho sức khỏe.
Chủng loại và giá cả của sản phẩm thay thế:
Các sản phẩm thực phẩm thay thế bánh kẹo ngày càng được sản xuất nhiều, với công nghệ hiện đại, giá cả hợp lý nên có xu hướng làm giảm nhu cầu về bánh kẹo, kết quả là tăng cạnh tranh trong ngành.
Kết luận 3: Sự đe dọa của sản phẩm thay thế: Khá cao
b4. Sức mạnh của người mua
Lượng mua của khách hàng:
Số lượng khách hàng lớn làm giảm tính cạnh tranh trong ngành do các doanh nghiệp không phải cạnh tranh nhau để giành giật một số lượng hạn chế khách hàng. Các khách hàng không có khả năng liên kết với nhau để tác động lên giá cả và sản lượng của nhà sản xuất trong ngành bánh kẹo. Mỗi khách hàng chỉ mua một số lượng nhỏ trong toàn thị phần.
Sở thích của người mua:
Cảm nhận của khách hàng về các loại sản phẩm bánh kẹo khác nhau là khác nhau làm giảm tính cạnh tranh trong ngành. Tuy nhiên khách hàng lại có nhiều sự lựa chọn do sản phẩm không đồng nhất, do nhà sản xuất nhiều, đại lý phân phối rộng khắp nên làm tăng tính cạnh tranh trong ngành.
Kết luận 4: Sức mạnh của người mua: Trung bình
b5. Sức mạnh của người cung ứng
Số lượng:
Nguyên liệu để sản xuất bánh kẹo bao gồm các nguyên liệu chính như đường, bột mỳ, tinh bột sắn, các nguyên liệu phụ và bao bì. Trên thị trường có khoảng 35 doanh nghiệp sản xuất đường, 10 doanh nghiệp sản xuất bột mỳ, chưa kể các cơ sở sản xuất thủ công. Số lượng các nhà cung cấp nhiều làm giảm tính cạnh tranh trong ngành do nguyên nhân từ phía nhà cung cấp. Hơn nữa còn phải tính đến nguồn nguyên liệu nhập khẩu nhất là từ Trung Quốc.
Chi phí thay đổi nhà cung ứng:
Mặc dù các hợp đồng cung cấp nguyên liệu thường được ký hàng năm hay theo từng lô lớn tuy nhiên tuỳ theo đặc điểm hợp đồng cung cấp, tình hình thị trường mà xác định mức độ ảnh hưởng của giá nguyên liệu và do có nhiều nhà cung cấp nên việc chuyển sang nhà cung cấp khác là có thể.
Kết luận 5: Sức mạnh của người cung ứng: Khá yếu
2.3.2 Phân tích môi trường nội bộ
Rất tốt
Tốt
Trung bình
Yếu
CƠ SỞ HẠ TẦNG – CÔNG NGHỆ
Địa điểm
Công nghệ
BỘ MÁY QUẢN LÝ - NHÂN LỰC
Trình độ quản lý của ban lãnh đạo
Lao động (số lượng- trình độ)
SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ
Cơ cấu sản phẩm
Quản lý chất lượng
Nghiên cứu phát triển
QUAN HỆ VỚI NHÀ CUNG CẤP
Quan hệ với nhà cung cấp
MARKETING – PHÂN PHỐI
Thương hiệu
Kênh phân phối
Chiến lược Marketing
a) Cơ sở hạ tầng – Công nghệ
Địa điểm
BIBICA có các phân xưởng sản xuất và hệ thống phân phối rộng khắp cả nước. Hiện nay, BIBICA có 2 nhà máy bánh kẹo “Nhà máy bánh kẹo Biên Hoà I” tại Khu Công nghiệp Biên Hoà I, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai và “Nhà máy bánh kẹo Biên Hoà II” tại Khu công nghiệp Sài Đồng, Gia Lâm, Hà Nội. Việc phân bố nhà máy một cách chiến lược giúp công ty dần chiếm lĩnh thị trường cả nước cũng như giảm đáng kể chi phí vận chuyển sản phẩm.
Công ty sở hữu quyền sử dụng đất có giá trị lớn. Tại Biên Hòa, tổng diện tích đất 34,690.1 m2, Đà Nẵng 97 m2, Hà Nội 7,920 m2. Trong đó, diện tích đất được sử dụng để xây dựng nhà xưởng, kho bãi, văn phòng làm việc.
Công nghệ
BIBICA đã đầu tư vào các dây chuyền sản xuất có tính tự động cao, sản xuất liên tục, từ các nhà cung cấp lớn và có uy tín trên thế giới như: APV, NID, Packtec, Klockner…
- 02 dây chuyền sản xuất biscuits và cookies được nhập từ Anh Quốc và Hoa Kỳ trị giá 3 triệu USD.
- Dây chuyền sản xuất kẹo cứng, kẹo mềm liên tục khép kín nhập từ châu Âu, sản phẩm được bao gói và đóng túi hoàn toàn tự động.
- Dây chuyền sản xuất bánh bông lan kem nhập từ Italia.
- Dây chuyền sản xuất mạch nha với công nghệ thuỷ phân bằng enzim.
Tổng công suất của BIBICA là 23.000 tấn/năm bao gồm sản phẩm kẹo các loại, sản phẩm bánh các loại, sản phẩm chocolate và mạch nha.
b) Nhân lực
Trình độ quản lý
Đội ngũ lãnh đạo của BIBICA đều có trình độ từ cử nhân, kỹ sư trở lên với lâu năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất đường, bánh kẹo. Năm 2003, công ty đã tập trung xây dựng lại bộ máy gọn nhẹ, linh hoạt và hiệu quả hơn, các giám đốc bộ phận có sự độc lập cao hơn, do đó phản ứng linh hoạt với thị trường hơn trước. Với kinh nghiệm và trình độ, ban lãnh đạo BIBICA đã quản lý thành công, sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, đưa công ty vượt qua các khó khăn về nguyên liệu, vốn, thị trường… Đến nay, BIBICA trở thành một thương hiệu có tiếng ở Việt Nam.
Lao động
Tình hình lao động trong doanh nghiệp:
Trình độ
Số người
Tỷ trọng
Trên đại học
2
0.17%
Đại học
199
16.05%
Cao đẳng
85
6.85%
Trung cấp, CNKT lành nghề
226
18.22%
Lao động phổ thông
728
58.33%
Nguồn: CTCP Bibica
So với các công ty trong ngành, BIBICA có một lượng tương đối lớn các nhân viên có trình độ cao đẳng, kỹ thuật, đại học.
Biểu đồ cơ cấu lao động theo trình độ:
Nhân lực là một trong những nguồn lực của BIBICA, với nhiều lao động trình độ cao và công nhân lành nghề, họ đã có đóng góp to lớn vào thành tích của công ty. BIBICA còn thường xuyên tiến hành các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho người lao động. Quỹ đào tạo trung bình vào khoảng 150 – 200 triệu đồng/ năm.
c) Sản phẩm dịch vụ
Cơ cấu sản phẩm
Sản phẩm của công ty được chia làm 3 mảng chính: nhóm bánh, nhóm kẹo, và mạch nha. Trong đó nhóm bánh chiếm phần doanh thu lớn nhất với 55%.
Biểu đồ cơ cấu doanh thu theo sản phẩm
Nguồn: Bản cáo bạch Bibica1/2006
Trong mỗi nhóm công ty có các sản phẩm chủ đạo sau:
+ Bánh Layer và Custard:
Bánh Layer và bánh Custard nhãn hiệu HURA, PALOMA của BIBICA chiếm khoảng 30% thị phần bánh bông lan kem sản xuất công nghiệp và dẫn đầu về chất lượng. Đối thủ cạnh tranh chính là Kinh đô và các sản phẩm ngoại nhập.
Lợi thế của sản phẩm:
- Sản phẩm có ưu điểm về chất lượng nổi bật, thời hạn sử dụng lâu 12 tháng, được sản xuất trên dây chuyền của Italia, sản phẩm đa dạng.
BIBICA
KINH ĐÔ
Bánh Layer
20 sản phẩm (7 dòng): dâu, nho, cam, khoai môn, chuối, panda
16 sản phẩm
Bánh Custard
4 sản phẩm
0 sản phẩm
- Lợi thế về giá: So với bánh kẹo nhập khẩu và sản phẩm của Kinh đô, sản phẩm của Bibica vẫn có giá thấp hơn. Kể cả khi thuế nhập khẩu giảm xuống chỉ còn 20%, giá của Bibica vẫn thấp hơn sản phẩm nhập khẩu khoảng 30%.
+ Kẹo cao cấp:
BIBICA
HẢI HÀ
Kẹo cứng
16
22
Kẹo mềm
21
22
Kẹo cứng có nhân
13
0
Kẹo nhiều hương vị
3
0
Kẹo chew
0
24
Kẹo Jelly
8
14
Kẹo sô cô la
26
0
Kẹo không đường
5
0
Chiếm tỷ trọng doanh số trên 40% công ty và 35% thị phần kẹo trên cả nước. Đối thủ cạnh tranh chính là Hải Hà và các sản phẩm kẹo nhập khẩu.
Lợi thế của sản phẩm: Sự đa dạng sản phẩm cung cấp cho thị trường và giá cả phù hợp.
Chiến lược của BIBICA đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và quản trị sản xuất với tiêu chuẩn HACCP.
+ Nhóm sản phẩm ăn kiêng và sản phẩm dinh dưỡng:
BIBICA hợp tác cùng Viện Dinh dưỡng Việt Nam phát triển nhóm sản phẩm ăn kiêng và sản phẩm dinh dưỡng.
Cho trẻ sơ sinh
Cho bà mẹ mang thai
Cho người ăn kiêng
Cho người bị tiểu đường
Phát triển sản phẩm theo xu hướng thị trường:
Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây béo phì
Sử dụng thực phẩm ngoài sữa mẹ cho trẻ sơ sinh
Bổ sung hàm lượng vi chất đối với phụ nữ mang thai.
Sản phẩm nhóm này cũng có lợi thế về giá rõ rệt so với các sản phẩm ngoại nhập giá thường gấp rưỡi sản phẩm của BIBICA.
Quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ
Bibica là đơn vị sản xuất bánh kẹo đầu tiên của Việt Nam được tổ chức BVQI cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9002:1994, sau đó được chứng nhận chuyển đổi hệ thống chất lượng ISO 9002:2000 từ ngày 24/9/2002.
Từ đầu năm 2005, công ty đã triển khai xây dựng hệ thống đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP cho dây chuyền sản xuất bánh bông lan kem Hura và được chứng nhận của tổ chức QUACERT vào ngày 16/12/2005.
Bên cạnh đó, công ty còn có một bộ phận kiểm tra chất lượng riêng, công việc này được thực hiện đồng bộ xuyên suốt quá trình sản xuất của công ty, từ nhập nguyên vật liệu đến quy trình công nghệ và lưu kho sản phẩm.
Đối với nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất đều được kiểm tra kỹ trước khi lưu kho và được kiểm tra thường xuyên trong thời gian lưu kho chờ sản xuất.
Trong quá trình sản xuất, công ty có 2 bộ phận: kiểm soát quy trình sản xuất (QC) đảm bảo sản xuất theo đúng quy trình và bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm (QA) sẽ kiểm tra bán thành phẩm qua từng công đoạn.
Thành phẩm trong thời gian lưu kho được bảo quản thích hợp, và kiểm tra định kỳ.
Bằng việc đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn thực phẩm như vậy, BIBICA là thương hiệu được người tiêu dùng đánh giá cao và tin dùng.
Nghiên cứu và phát triển
BIBICA luôn mạnh dạn đầu tư vào các sản phẩm mới bên cạnh các sản phẩm bánh, kẹo, mạch nha truyền thống.
Năm 2001: đầu tư dây chuyền bánh bông lan công nghiệp lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam (thiết bị hiện đại của Ý và công nghệ tiên tiến của Đan Mạch). Đây là một bước đột phá vì lần đầu tiên sản phẩm bánh tươi có hạn sử dụng đến 1 năm, có chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao.
Công ty đã tiên phong trong việc khai thác thị trường sô cô la với nhãn hiệu ChocoBella. Hiện nay nhãn hàng này đang được người Việt Nam tin dùng. Sản phẩm socola đang ngày càng có nhiều hương vị và mẫu mã mới.
Thông qua sự tư vấn của Viện Dinh dưỡng Việt Nam, năm 2005, công ty đã đưa ra thị trường các sản phẩm dinh dưỡng và sản phẩm chức năng được xem là dòng sản phẩm chủ lực cho sự phát triển vượt bậc của công ty trong tương lai, bao gồm: Bột dinh dưỡng dạng bánh GROWSURE dành cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, bánh dinh dưỡng MUMSURE dành cho bà mẹ có thai và cho con bú, bánh trung thu ISOMALT dành cho người ăn kiêng, thừa cân hoặc bị bệnh tiểu đường…
d) Quan hệ với nhà cung cấp
+ Nguyên liệu chính gồm có: bột mì, đường, tinh bột sắn.
Giá cả nguyên vật liệu chiếm khoảng 55-60% doanh thu thuần. Các loại nguyên liệu chính đều có nguồn cung cấp trong nước (công ty cổ phần Đường Biên Hoà, Bột mì Bình Đông, Uni-Resident VN, công ty liên doanh Tapioca Việt Nam), nhà cung cấp ổn định nhiều năm liền, do đó nguồn nguyên liệu có số lượng và giá cả ổn định. Các nhà cung cấp đều ở gần nơi sản xuất nên thời gian vận chuyển không bị ảnh hưởng và chi phí không cao.
+ Nguyên liệu phụ: trứng, sữa, dầu ăn, bơ, shortening, hương liệu khác, phụ gia.
Bao bì: túi nhựa, hộp thiếc, hộp nhựa, thùng carton, hộp giấy…
Đối với các loại nguyên liệu phụ, bao bì được mua từ các doanh nghiệp trong nước, trên cơ sở nhu cầu dự kiến cả năm. Một số loại nguyên liệu nhập khẩu từ các nước Pháp, Singapore.
Đối với mỗi loại nguyên vật liệu, công ty chọn khoảng 2 nhà cung cấp, thực hiện chào giá cạnh tranh theo từng lô hàng.
BIBICA có lợi thế là có phân xưởng sản xuất mạch nha, chủ động trong nguồn cung ứng nguyên liệu mạch nha cho sản xuất bánh kẹo. BIBICA có quan hệ hợp tác chiến lược với Công ty Đường Biên Hoà trong việc cung ứng nguyên liệu đường cho sản xuất bánh kẹo. Việc hợp tác này cũng giúp BIBICA tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển nguyên vật liệu do sự gần gũi về mặt địa lý
e) Marketing và phân phối
Thương hiệu
Qua chặng đường tồn tại và phát triển, BIBICA đã xây dựng được thương hiệu được công nhận trong mắt người tiêu dùng. Thương hiệu BIBICA trở thành một tài sản vô hình có giá trị rất lớn. Năm 2005, thương hiệu BIBICA được chọn là thương hiệu mạnh trong 100 thương hiệu mạnh tại Việt Nam do Báo Sài Gòn tiếp thị bình chọn. BIBICA luôn có vị trí trong “TOP FIVE” của ngành bánh kẹo Việt Nam, trong đó dẫn đầu thị trường về sản phẩm kẹo. Nhận thức được giá trị thương hiệu, công ty đang ngày càng đầu tư mạnh xây dựng thương hiệu chính và các nhãn hiệu sản phẩm để giữ vững vị trí của mình trên thị trường.
- Chuyên nghiệp hóa từ bộ phận marketing, quản lý thư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36708.doc