Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty vận tải xếp dỡ Quảng Ninh

Nội dung

Lời mở đầu

Phần I : Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh

I.Hiệu quả và cấc nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả

1.Khái niệm

2.Bản chất của hiệu quả

3.Các phương pháp xác định hiệu quả

4. Phân loại hiệu quả

5.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả

6.Hệ thống đánh giá hiệu quả kinh doanh

 

Phần II : phân tích và đánh giá thực trạng kinh doanh ở

công ty vận tải xếp dỡ Quảng Ninh

A.Quá trình hình thành & cơ cấu

hoạt động của công ty

 

I.Lịch sử phát triển của công ty

II.Tình hình và cơ cấu hoạt động của công ty

B.Phân tích thực trang kinh doanh ở công ty vận tải xếp dỡ

 Quảng Ninh

C. Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh ở công ty vận tải

xếp dỡ Quảng Ninh

 

Phần III : Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh

ở công ty vận tải xếp dỡ Quảng Ninh

I.Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty Vận tải

Xếp dỡ Quảng Ninh

II.Một số đề xuất nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty

Một số kiến nghị

Kết luận

 

doc48 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1624 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty vận tải xếp dỡ Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện (một tàu 180 tấn, một tàu 450 tấn) 11 đầu máy công xuất 135 mã lực / chiếc 5 cần cẩu có sức nâng từ 8 đến 25 tấn một lần và một tàu khách chuyên chở công nhân đi lại và phục vụ hoạt động trên cảng nổi Hạ Long. Ngoài những bộ phận tổ chức sản xuất của công ty như trên với tổng số 481 công nhân viên , hàng năm công ty còn có một lượng lao động hợp đồng theo thời vụ từ 150 đến 200 người trên các cảng Vạn Gia - Thọ Xuân Móng Cái , cảng Mũi Chùa huyện Tiên Yên tỉnh . Để chi tiết thêm về bộ máy tổ chức của công ty xếp dỡ Quảng Ninh ( xin kèm theo sơ đồ quản lý tổ chức của công ty ) : 4. Đặc điểm sản phẩm của công ty Vận tải xếp dỡ Quảng Ninh. Là công ty Vận tải bốc xếp , nên sản phẩm của công ty là những dịch vụ về vận tải và bốc xếp hàng hóa , mà sản phẩm này mang tính đặc thù riêng có trong các mô hình sản xuất kinh doanh . Hoạt động của Công ty giúp cho quá trình lưu thông hàng hoá từ nơi sản xuất tới nơi sản xuất , từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng , từ nơi tiêu dùng này tới nơi tiêu dùng khác , phục vụ cho sự phát triển kinh tế văn hoá đời sống dân sinh ngày càng tăng . Do vậy vận tải nói chung và vận tải hàng hoá nói riêng được xác định là một ngành kinh tế quan trọng trong thành phần cơ cấu của nền kinh tế quốc dân .Ví như người ta thường nói giao thông vận tải như mạch máu của cơ thể , nếu máu ngừng chảy , tim ngừng đập thì con người ta sẽ chết . Sản phẩm của Công ty được tính theo chỉ tiêu số tấn hàng hoá bốc xếp thông qua cảng và chủng loại mặt hàng . Về lĩnh vực vận tải được tính theo chỉ tiêu tấn hàng hoá vận chuyển/Km và tấn hàng hoá luân chuyển /Km. Chỉ tiêu này nói nên số tấn hàng hoá mà công ty đã vận chuyển và số tấn luân chuyển là quãng đường đã vận chuyển hàng từ nơi giao đến nơi nhận hàng. Trong nhiều năm qua để đổi mới công tác quản lý , tăng sức cạnh tranh phục vụ khách hàng trọn gói mà không cần chủ hàng đi theo áp tải hàng hoá. Đặc biệt đối với đường sông chủ hàng đi áp tải lênh đênh trên sông nước nhiều ngày , không chủ hàng nào có thể thực hiện được , nên công ty Vận tải xếp dỡ đã đảm nhiệm các trách nhiệm về hàng hoá . Do vậy ngoài việc thực hiện tốt chỉ tiêu Tấn và TấnKm , công ty còn phải thực hiện tốt việc bảo quản hàng hoá , giao hàng đầy đủ theo phiếu gửi hàng , các loại hàng có tỷ lệ hao hụt phải thực hiện đúng theo tỷ nhà nước quy định và hợp đồng thoả thuận đã ký giữa hai bên . Mất mát , hư hỏng công ty đều phải bồi thường với chủ hàng . 5. Tính cạnh tranh về vận tải bốc xếp trên địa bàn. Với những lợi thế của địa bàn tỉnh Quảng Ninh mà tự nhiên đã ban tặng , giúp thuận lợi cho công tác vận tải thủy . Song cũng chính vì các yếu tố thuận lợi của địa bàn nên ngành vận tải sông rất phát triển , ngay thời kỳ trong nền kinh tế bao cấp của cả nước . Trên địa bàn Quảng Ninh đã có 3 công ty vận tải xếp dỡ là : công ty Vận tải xếp dỡ Quảng Ninh , công ty Vật tư vận tải xếp dỡ Cẩm Phả thuộc Tổng công ty than Việt Nam , Cảng Quảng Ninh là đơn vị bốc xếp của TW đóng trên địa bàn Quảng Ninh . Do vậy cũng đã thường xuyên diễn ra những mâu thuẫn trong cạnh tranh , hoặc phân chia cảng nào thuộc TW thì được bốc xếp , khu vực cảng nào các doanh nghiệp địa phương được bốc xếp . . . Sau khi có chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới kinh tế , từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần , tự do trong kinh doanh , có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước . Với lợi thế địa bàn thuận lợi cho ngành vận tải thủy , tình hình vận tải đã phức tạp lại càng phức tạp hơn , nhất là thời gian sau những năm 92 , 93 trở lại đây , có nhiều phương tiện vận tải thủy ở các tỉnh ngoài đến hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh . Sử dụng phương pháp thống kê tổng hợp và phân tích lượng hàng hoá trong nhiều năm qua cho thấy bình quân hàng tháng có tới 120.000 tấn phương tiện vận tải thủy . Trong đó có nhiều công ty vận tải đường sông lớn của TW như : Công ty vận tải đường sông 1 ( có trụ sở ở Hà Nội ) Công ty vận tải sông 2 ( có trụ sở ở Ninh Bình ) Và hai công ty vận tải sông 3 và sông 4 trụ sở ở Hải Phòng ( nay là tổng công ty vận tải sông Miền bắc ) Trong khi đó vận tải thuỷ Quảng Ninh nói chung và công ty vận tải xếp dỡ nói riêng , còn lạc hậu và nhỏ bé với tổng số là 26.000 tấn phương tiện gồm: Công ty vận tải xếp dỡ Quảng Ninh :7.000tấn phương tiện Công ty vật tư vận tải cẩm phả :12.000 tấn phương tiện Cảng Quảng Ninh : 3.000 tấn phương tiện Xí nghiệp hoá chất mỏ : 2.000 tấn phương tiện Lực lượng vận tải tư nhân : 2.000 tấn phương tiện Do vậy về vận tải thuỷ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhiều năm qua đã phức tạp , lại mang tính cạnh tranh để tồn tại và phát triển , có lúc tới gay gắt . Nhất là đối với công ty vận tải xếp dỡ với 7.000 tấn phương tiện của mình , lại còn nhiều đoàn vận tải đã cũ qua nhiều năm hoạt động . Song để tồn tại và tự khẳng định mình trong nền kinh tế thị trường , bằng nhiều biện pháp quản lý , đổi mới doanh nghiệp như khoán doanh thu sản lượng cho đội tàu , cho từng bến cảng . Quỹ lương của văn phòng theo sản phẩm làm ra hàng tháng , giảm biên chế , tổ chức lại sản xuất , sửa dụng thế mạnh vừa bốc xếp vừa vận tải và tự đảm nhận áp tải hàng hoá , mất mát hao hụt quá quy định thì bồi thương rõ ràng cho chủ hàng , trọn gói từ nơi nhận tới nơi giao hàng . Nên từng bước đã lấy lại được thị phần , nối lại hợp đồng với các chủ hàng truyền thống tạo công ăn việc làm cho công ty . Cùng với việc định hướng đúng đắn cho việc sản xuất kinh doanh trước mắt và lâu dài . Công ty đã đứng vững và ngày càng phát triển , thu được nhiều kết quả trong sản xuất và kinh doanh , xin được trinh bày ở phần B ( Phân tích và đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty vận tải xếp dỡ Quảng Ninh) B .Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty I . Những kết quả kinh doanh đạt được của công ty . Trong những năm qua , yêu cầu phải có một định hướng đường lối đúng đắn là hết sức cần thiết , đặc biệt cần thiết đối với công ty kinh doanh nói chung cũng như công ty vận tải xếp dỡ Quảng Ninh nói riêng . Chính vì vậy , những kết quả đạt được của công ty đều từ những định hướng đúng trong các năm qua. 1. Mở rộng cảng Thọ Xuân , đón kinh tế cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc Là một vị trí quan trọng của tỉnh Quảng Ninh , thị xã Móng Cái có địa thế giáp với Trung Quốc nên rất thuận lợi cho việc thông thương qua lại giữa hai quốc gia . Đặc biệt sau khi được Nhà nước cho mở cửa khẩu quốc gia Móng Cái , xuất khẩu tiểu ngạch và chính ngạch lại càng thuận lợi phát triển . Làm cho Móng Cái đã nhộn nhịp lại càng thêm sôi động . Trước một thị trường rộng lớn như vậy , và thực tế cảng Thọ Xuân đã là một cảng lớn tấp nập , đem lại nguồn lợi lớn cho công ty Vận tải xếp dỡ Quảng Ninh nói riêng cung như tỉnh Quảng Ninh nói chung . Về vận tải , Năm 98 cảng Thọ Xuân đạt doanh thu 1,8 tỷ , chiếm 45% doanh thu về vận tải và chiêm 15,9% doanh thu của công ty . Năm 99 cảng Thọ Xuân đạt doanh thu 2,4 tỷ tăng hơn năm 98 là 0,6 tỷ , chiếm 40% về doanh thu về vận tải và chiếm 16,9 doanh thu tiêu thụ của Công ty Năm 2000 cảng Thọ Xuân đạt doanh thu 2,6 tỷ , tăng hơn năm 99 là 0,2 tỷ chiếm 40% doanh thu về vận tải và chiếm 17,3% doanh thu tiêu thụ toàn công ty Về bốc xếp , năm 98 trong số 7,3 tỷ doanh thu về bốc xếp thì riêng cảng Thọ Xuân đã đạt 2,5 tỷ chiếm 34,2% , chiếm 22,1% doanh thu của Công ty . Năm 99 , trong số 8,2 tỷ doanh thu từ bốc xếp thì cảng Thọ Xuân đạt 3,5 tỷ tăng hơn năm 98 1 tỷ , chiếm 42,6 % doanh thu từ bốc xếp và chiêm 24,6% doanh thu của Công ty . Năm 2000 , trong số 8,5 tỷ doanh thu từ bốc xếp , riêng cảng Thọ Xuân đã đạt 3,8 tỷ tăng 0,3 tỷ so với năm 99 , chiếm 44,7% doanh thu bốc xếp và chiếm 25,3% doanh thu của Công ty . Từ những kết quả được nêu ở trên cho thấy cảng Thọ Xuân đóng vai trò hết sức quan trọng , đem lại lợi nhuận lớn cho Công ty . Vì lẽ đó việc định hướng mở rộng cảng Thọ Xuân là đúng đắn , Công ty nên duy trì và tiếp tục phấn đấu đạt hiệu quả cao hơn nữa , góp phần làm cho Công ty cũng như tỉnh Quảng Ninh thêm giầu mạnh . 2. Mở rộng công tác tổ chức bốc xếp trên cảng nổi Hạ Long . Đã từ lâu trên địa bàn tỉnh đã có một doanh nghiệp nhà nước của Trung ương trực thuộc cục hằng hải Việt Nam là cảng Quảng Ninh , quản lý độc quyền công tác bốc xếp trên cảng Hòn Gai . Nhưng sau khi tỉnh Quảng Ninh cũng như nhà nước không cho phép tất cả các phương tiện vận tải vào bốc xếp tại cảng Hòn Gai , bởi lẽ vì lý do tầu bè ra vào bốc xếp chủ yếu là than , đá và quặng gây mất cảnh quan , ô nhiễm môi trường nên công tác bốc xếp phải được diễn ra ở ngoài vịnh . Chính vì thế công tác vận chuyển và bốc xếp hàng hoá lên các tầu này cần phải có các đoàn xà lan chuyên trở hàng hoá từ trong đất liền ra ngoài vịnh rồi từ đó dùng các cần cẩu nổi , các gầu ngoạm để bốc xếp . Công ty từng bước mở rộng thị phần ra cảng nổi do kết hợp trọn gói cả bốc xếp và vận tải cho chủ hàng . Và thực tế đã chứng minh cho thấy công tác vận chuyển và bốc xếp hàng tại cảng này đang được mở rộng và hoạt động một cách độc lập , song song với cảng Quảng Ninh . Cụ thể như sau : Về vận tải , trong năm 98 cảng nổi Hòn Gai đạt doanh thu 1,5 tỷ , chiếm 37,5% doanh thu vận tải và chiếm 13,3% doanh thu tiêu thụ của Công ty . Năm 99 doanh thu tại cảng nổi Hòn Gai đạt 2,2 tỷ chiếm 36,7% doanh thu vận tải và chiếm 15,5% doanh thu của Công ty . Năm 2000 , doanh thu tại cảng này đạt 2,5 tỷ chiếm 41,7% doanh thu vận tải và chiếm 16,7% doanh thu của Công ty . Về bốc xếp hàng hoá , năm 98 doanh thu đạt 1,3 tỷ chiếm 17,8% doanh thu từ bốc xếp , chiếm 11,5% doanh thu của Công ty Năm 99 trong 8,2 tỷ doanh thu từ bốc xếp thì tại cảng nổi Hòn Gai đạt 1,5 tỷ cao hơn năm 98 là 1,2 tỷ chiếm 18,3% doanh thu từ bốc xếp chiếm 10% doanh thu của Công ty . Năm 2000 doanh thu đạt dược tại cảng nổi Hòn Gai là 2 tỷ tăng hơn năm 99 là 0,5 tỷ chiếm Như vậy từ thực tế trên cho thấy công tác vận tải hàng hoá đang diễn ra tốt , tuy kết quả đạt được vẫn ở mức khiêm tốn , hy vọng các chỉ số này sẽ được cải thiện tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng về doanh thu của Công ty trong nhưng năm sau . 3. Củng cố đội tầu và xà lan . Để quá trình vận tải được thuận tiện , Công ty đã mạnh dạn đầu tư đổi mới các xà lan cũ có trọng tải từ 100 tấn thành những tầu có trọng tải từ 250 tấn đến hơn 400 tấn để phục vụ vận chuyển . Việc làm cụ thể này là hoàn toàn đúng đắn , khách quan bởi lẽ , nếu trước kia khi có nhu cầu vận chuyển 500 tấn than , thì công ty phải sử dụng tới 5 xà lan và 1 tàu kéo . như vậy rất bất tiện , cồng kềnh trong đi lại , mà hiện tại trên địa bàn tỉnh lại có nhiều tổ chức khác có phương tiện tốt hơn , nên rất dễ mất khách hàng. Nhưng từ khi đổi mới nâng cấp thiết bị , không những công ty đã nối lại được những khách hàng cũ mà còn có thêm nhiều khách hàng mới như MASUCO thành phố Hồ Chí Minh , công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh để xếp dỡ than nội địa , nối lại quan hệ với mỏ than Hà Tu . . . . . . 4. Tổ chức tại xưởng sửa chữa để tự sửa chữa . Trong năm vừa qua công ty đã tổ chức lại bộ máy tổ chức ở xưởng sửa chữa , để công ty có thể tự sửa chữa tàu của mình . Đồng thời còn phát triển từ sửa chữa nhỏ đến sửa chữa lớn cho các phương tiện trên toàn tỉnh . Hàng năm tổ sửa chữa của công ty vẫn thường xuyên tiếp nhận các phương tiện vận chuyển bốc xếp đến thời hạn vào đại tu và bảo dưỡng . Theo số liệu thống kê năm 99 tổ sửa chữa đã hoàn thành : Đại tu ( sửa chữa lớn ) : 6 xà lan , 3 tầu kéo , 1 tầu biển , một ô tô cần trục và đang đóng mới , hoán cải tầu du lịch Vân Hải 09 . Tiểu tu , bảo dưỡng : 15 xà lan , 9 tầu kéo , 3 tầu biển Điều này đã khẳng định về quy mô phát triển , trình độ kỹ thuật và năng lực quản lý của tập thể đội ngũ cán bộ công nhân viên tổ sửa chữa . Chính vì thế , được giám đốc sở giao thông vận tải Quảng Ninh quyết định chính thức thành lập một xí nghiệp thành viên , trực thuộc công ty vận tải xếp dỡ Quảng Ninh và hoạt động từ ngày 01/ 01/2000 đó là xí nghiệp sửa chữa phương tiện vận tải thủy . Không chỉ tiếp nhận các phương tiện thủy của công ty mà còn nhận sửa chữa đại tu cho tất cả các phương tịên vận tải thuỷ khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cũng như ở tỉnh bạn . Trên đây là một số kết quả đạt được chủ yếu của công ty , để làm rõ thêm thực trạng hoạt động kinh doanh , em sẽ đi sâu vào phân tích một số các kết quả hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty . II. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty vận tải xếp dỡ Quảng Ninh . Công ty đã khai thác tốt những tiềm lực của mình , tổ chức và thực hiện tốt công tác vận tải và bốc xếp hàng hoá tại các bến cảng . Điều này được thể hiện rõ qua các kết quả sau : -Tổng sản lượng vận tải và bốc xếp không ngừng gia tăng qua các năm. Năm 98 tăng so với năm 97 là 120% , năm 99 tăng so với năm 98 là 137,5% , năm 2000 là 109,1% so với năm 99 .Tốc độ tăng khá cao nhưng chỉ số tăng của các năm lại giảm dần . -Doanh thu tiêu thụ của công ty đều tăng qua các năm , tỷ lệ thuận với tổng sản lượng vận tải và bốc xếp . Năm 98 tăng 115% so với năm 97 , năm 99 tăng 125,7% , năm 2000 tăng nhẹ so với năm 99 là 105,6% . Điều này cũng dễ hiểu , bởi vì giá vận tải và bốc xếp đã được Nhà nước quy định sẵn cho mỗi tấn hàng hoá vận tải và bốc xếp , mà sản lượng hàng hoá cả vận tải và bốc xếp chỉ tăng nhẹ so với năm 99 . Bên cạnh đó có những lúc công ty vẫn chấp nhận những hợp đồng với giá thấp hơn giá quy định của nhà nước vì hai yếu tố chính . Yếu tố quan trọng thứ nhất là giữ khách hàng , yếu tố thứ hai là đảm bảo công ăn việc làm cho công nhân công ty , nếu không Công ty sẽ không có việc và như thế công nhân sẽ phải nghỉ làm , lúc đó không lẽ lại cho nghỉ việc công nhân mà trong đó có cả những người đã cống hiến cho Công ty mấy chục năm . Chính vì điều này làm cho doanh thu tiêu thụ đôi lúc chưa tăng theo đúng tốc độ phát triển bình quân đã đạt được qua những năm trước . - Số công nhân viên của công ty hàng năm vẫn được bổ sung , điều này có được là nhờ sản lượng vận tải cũng như bốc dỡ hàng năm tăng . Năm 98 là 500 công nhân , năm 99 là 510 công nhân tăng 102% , năm 2000 giữ là 515 công nhân tăng 100,9% . - Trong khi số lượng công nhân tăng , thu nhập bình quân 1 người công nhân / tháng cũng được cải thiện . Năm 98 lương bình quân một công nhân viên / tháng là 600 ngàn đồng , năm 99 do lượng hàng hoá vận tải , bốc xếp nhiều nên lương tháng 1 công nhân là 700 ngàn đồng tăng 116,7% so với năm 98 , năm 2000 lương bình quân một công nhân là 720 ngàn đồng . Chính nhờ vào điều này đã khích lệ tinh thần hăng say lao động của toàn thể cán bộ công nhân viên , góp phần làm cho công ty thêm phát triển và bền vững . - Về vốn kinh doanh của công ty , hàng năm vẫn được bổ xung , đặc biệt cần thiết đối với loại hình công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ vận tải và bốc xếp như công ty vận tải và xếp dỡ Quảng Ninh , thì tỷ lệ vốn cố định ( máy móc , nhà kho cầu cảng , thiết bị . . .) phải luôn lớn hơn tỷ lệ vốn lưu động ( xăng dầu , tiền lưu động . .. . ) trong tổng số vốn kinh doanh . Thực tế đã diễn ra đúng như vậy , năm 98 tổng số vốn kinh doanh của công ty là 10 tỷ thì năm 99 tổng vốn kinh doanh lên tới 14.2 tỷ tăng 140% so với năm 98 , năm 2000 vốn kinh doanh của công ty lại tiếp tục được bổ xung đạt 14,5 tỷ tăng 105,6% so với năm 99 . Năm 98 trong 10 tỷ vốn kinh doanh thì tỷ lệ vốn cố định chiếm 60% , năm 99 tỷ lệ vốn cố định chiếm 58% tổng số vốn kinh doanh . Còn đến năm 2000 tỷ lệ vốn cố định chiếm ằ 59% trong tổng số vốn kinh doanh - Trong khi vốn kinh doanh đầu tư vào lớn như vậy , sau khi doanh thu tiêu thụ được khấu trừ đi tất cả các khoản chi phí liên quan ( chi phí lưu thông , chi phí quản lý doanh nhiệp , thuế VAT , các khoản nộp ngân sách nhà nước khác . . .) thì lợi nhuận đạt được hàng năm của công ty vẫn đạt được ở mức khiêm tốn . Năm 98 lợi nhuận đạt 200 triệu , năm 99 đạt 350 triệu tăng 175% so với năm 98 , năm 2000 lợi nhuận đạt được là 450 triệu tăng 12,6% so với năm 99 , nhưng chỉ số tăng lại có xu hướng giảm dần . Nếu các chỉ số này đem so sánh với các chỉ số khác thì mức độ phản ánh sẽ được nêu ra một cách cụ thể hơn . 3. Tỷ xuất lợi nhận theo doanh thu tiêu thụ : Bảng 1 : Phân tích tỷ suất lợi nhận theo doanh thu tiêu thụ Đơn vị tính : triệu đồng Các chỉ tiêu Năm 98 Năm 99 Năm 2000 1. Lợi nhuận 200 350 450 2.Doanh thu tiêu thụ 11.300 14.200 15.000 3.Lợi nhận / DTTT 1,77% 2,46% 3% Chỉ số này cho biết một đồng doanh thu tiêu thụ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận . Qua bảng trên ta thấy ở năm 2000 có kết quả tốt nhất . Doanh thu tiêu thụ đạt 15 tỷ đồng mà tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu tiêu thụ là 3% cao hơn các năm trước . Tức là cứ 1 đồng doanh thu thì tạo ra 0,03 đồng lợi nhuận. Kết quả này công ty nên phấn đấu tốt hơn nữa trong những năm sau . 4. Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh . Bảng 2 : Phân tích tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh Đơn vị tính : triệu đồng CáC chỉ tiêu Năm 98 Năm 99 Năm 2000 1.Lợi nhuận 200 350 450 2.Vốn kinh doanh 10.000 14.000 14.500 3.Lợinhuận/vốn kinh doanh 2% 2,5% 3,1% Chỉ số này cho biết 1 đồng vốn đầu tư sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Ta thấy tỷ số này tăng theo từng năm , song tỷ lệ này chưa tương xứng với số vốn đầu tư đã bỏ ra . Năm 98 nới tổng vốn kinh doanh là 10 tỷ đồng thì tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh đạt được là 2% , năm 99 tổng số vốn kinh doanh tăng lên 14 tỷ , tỷ xuất chỉ đạt được 2,5 % tăng hơn năm 98 là 0,5% . Qua bảng trên ta thấy , trong 3 năm thì năm 2000 tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh là cao hơn cả , tức là cứ một đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì tạo được 0.031 đồng lợi nhuận . Từ đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty ngày càng cao . Công ty đang tận dụng tốt nguồn vốn kinh doanh, điều này công ty nên duy trì và phát huy . . . 5. Chỉ số lợi nhuận bình quân mỗi người lao động : Bảng 3 : Phân tích chỉ số lợi nhuận / lao động Các chỉ tiêu Năm 98 Năm 99 Năm 2000 1.Lợi nhuận 200 tr 350 tr 450 tr 2.Tổng số lao động 500 ng 510 515 ng 3.Lợi nhuận / tổng số lao động 400.000 đồng 686.275 đồng 873.786 đồng Bảng trên cho biết một lao động bình quân tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong một năm . Trong 3 năm thì năm 2000 bình quân 1 người lao động tạo ra lợi nhuận là cao nhất ( 873786 đồng / năm ) . Như vậy qua chỉ số này cũng cho thấy được phần nào trình độ lao động lành nghề cũng được tăng , nâng tỷ trọng số lao động lành nghề trong công ty là 42,5% . 6. Vòng quay vốn kinh doanh: Bảng 4 : Phân tích vòng quay vốn kinh doanh Đơn vị tính : triệu đồng Các chỉ tiêu Năm 98 Năm 99 Năm 2000 1.Doanh thu tiêu thụ 11.300 14.200 15.000 2.Tổng vốn kinh doanh 10.000 14.000 14.500 3.DTTT/ vốn kinh doanh 1,13 vòng 1,01 vòng 1,03 vòng Chỉ số này phản ánh tình hình sử dụng vốn của công ty .Nó được hiểu là một đồng vốn tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong một kỳ phân tích . Theo bảng trên số vòng quay toàn bộ vốn thay đổi , qua các năm ( năm sau cao hơn năm trước ) song tỷ lệ này chưa đồng đều và có phần giảm . Năm 98 số vòng quay của vốn kinh doanh là 1,13 vòng , tức là cứ một đồng vốn kinh doanh thì sau 1,13 vòng doanh thu tiêu thụ thì đủ vốn , nhưng năm 99 số vòng quay của vốn chỉ đạt 1,01 vòng , giảm hơn năm 98 là 0,12 ( 1,13-1,01) . Đến năm 2000 chỉ số này có xu hướng tiến triển lên 1,03 , nhỉnh hơn năm 99 là 0,02 nhưng vẫn thấp hơn năm 98 . Do vậy số vòng quay của Công ty vẫn còn thấp , công ty nên nỗ lực hơn nữa trong việc sử dụng vốn để quá trình kinh doanh đạt hiệu quả hơn . 7. Số vòng quay vốn lưu động : Bảng 5 : Phân tích số vòng quay vốn lưu động Đơn vị tính : triệu đồng Các chỉ tiêu Năm 98 Năm 99 Năm 2000 1.DTTT 11.300 14.200 15.000 2.Vốn lưu động 4.000 6.000 6.000 3.DTTT/ vốn lưu động 2,82 2,37 2,5 Những kết quả từ bảng trên cho thấy tình hình sử dụng vốn lưu động khá hiệu quả , mặc dù có những năm , năm sau kém năm trước , điều này phù hợp với một công ty vận tải bốc xếp . Bởi vì , phần lớn trong tổng số vốn kinh doanh của công ty , tỷ trọng vốn lưu động luôn thấp hơn tỷ trọng vốn cố định ( do máy móc , trang thiết bị , hệ thống kho tàng , cầu cảng đều đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn ) . Như vậy , mặc dù tỷ lệ tăng còn chưa đồng đều đó , có khi còn bị chững lại , thậm chí thấp hơn năm trước , song công ty cần có những kế hoạch điều chỉnh cơ cấu vốn một cách hợp lý hơn , phù hợp hơn , để vừa đủ đảm bảo ổn định tỷ lệ vốn cố định vừa tạo ra nhiều vốn lưu động hơn . 8. Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn cố định : Bảng 6: Hiệu quả sử dụng vốn cố định Đơn vị tính : triệu đồng Các chỉ tiêu Năm 98 Năm 99 Năm 2000 1.DTTT 11.300 14.200 15.000 2.Vốn cố định 6.000 8.000 8.500 3.DTTT/vốn cố định 1,9 1,8 1,7 Chỉ số này cho biết một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu tiêu thụ . Thông qua những số liệu trên , mặc dù tỷ lệ vốn cố định hàng năm thường xuyên được bổ xung , song hiệu quả đồng vốn cố định chưa được tốt , năm 98 đạt 1,9 ; năm 99 đạt 1,8 và năm 2000 chỉ đạt 1,7. Nguyên nhân của hiệu quả chưa được tốt nàylà do cuối năm 99 và đầu năm 2000 công ty đã đầu tư một nguồn vốn rất lớn vào kho hàng và cầu cảng , điều này sẽ làm cơ sở cho sự phát triển trong những năm sau . Công ty nên có những biện pháp tốt hơn để sử dụng khả năng vốn cố định , đặc biệt quan trọng đối với công ty kinh doanh vận tải xếp dỡ . 9 . Sức sinh lời vốn cố định : Bảng 7 : Phân tích sức sinh lời vốn cố định Đơn vị tính : triệu đồng Các chỉ tiêu Năm 98 Năm 99 Năm 2000 1.Lợi nhuận 200 350 450 2.Vốn cố định 6.000 8.000 8.500 3. Lợi nhuận/vốn cố định 3,3% 4,4% 5,3% Từ số liệu trên cho thấy sức sinh lời của vốn cố định hàng năm tăng đều đặn và nếu chúng ta sử dụng phương pháp tính bình quân gia quyền thì ta thấy tỷ lệ tăng bình quân cho mỗi năm là 1% . Năm 98 là 3,3% , năm 99 là 4,4% và năm 2000 là 5,3% . Tuy vậy công ty vẫn cần có biện pháp để sử dụng vốn cố định tốt hơn . 10. Sức sinh lời của vốn lưu động Bảng 8 : Sức sinh lời vốn lưu động Đơn vị tính : triệu đồng Các chỉ tiêu Năm 98 Năm 99 Năm 2000 1.Lợi nhuận 200 350 450 2.Vốn lưu động 4.000 6.000 6.000 3. Lợi nhuận / vốn lưu động 5% 5,8% 7,5% Từ kết quả bảng trên cho thấy sức sinh lời của vốn lưu động tăng qua các năm , đặc biệt ở năm 2000 tăng nhanh hơn năm 99 là 1,7% ( từ 5,8% năm 99 lên 7,5% năm 2000) năm 99 tăng hơn năm 98 là 0,8% . Một điều đáng nói ở đây là bên cạnh những hiệu quả tốt đã đạt được thì công ty nên duy trì và tìm thêm biện pháp để chỉ số này tăng cao hơn . C. Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh ở công ty vận tải xếp dỡ Quảng Ninh . Từ đặc điểm tình hình , chức nămg nhiệm vụ tổ chức sản xuất của công ty và các số liệu đã trình bày ở trên . Cho thấy công ty Vận tải xếp dỡ Quảng Ninh là một trong những công ty lớn của tỉnh , giữ một vị trí quan trọng , phục vụ cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh cũng như vùng trọng điểm phát triển kinh tế của các tỉnh phía bắc . Tuy nhiều năm trong nền kinh tế thị trường đã gặp không ít khó khăn , nhưng Công ty vẫn duy trì được sản xuất , đảm bảo việc làm và đời sống công nhân viên . Với truyền thống của ngành giao thông vận tải , trong chiến tranh cũng như trong hoà bình , phát huy tính chủ động sáng tạo , nắm bắt và dần chiếm lĩnh cơ bản thị phần vận tải bốc xếp tại Quảng Ninh . Đón đầu được lượng hàng hoá và kinh tế qua các cửa khẩu , mang lại hiệu quả quan trọng . Đầu tư đổi mới được nhiều thiết bị và thiết bị đồng bộ , tổ chức sản xuất hợp lý , tiết kiệm . Chính từ những việc làm như vậy , công ty không những duy trì sản xuất mà còn ngày càng phát triển với quy mô lớn , đời sống của công nhân dần được cải thiện và đi lên với không khí thi đua sôi nổi trong 10 năm đổi mới đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng : Hai huân trương lao động hạng 3 ( hai lần trong 10 năm đổi mới ) Hai cờ luân lưu của chính phủ - Ba cờ luân lưu của bộ GTVT giành cho đơn vị có phong trào thi đua sản xuất tốt . - Là đơn vị dẫn đầu sản xuât giỏi nhiều năm của ngành GTVT Quảng Ninh. Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong những năm qua vẫn còn tồn tại những yếu điểm mà công ty cần sớm khắc phục là: chưa khai thác hết năng lực , khả năng hiện có của công ty để đưa vào sản xuất như cảng Thọ Xuân , cảng Mũi Chùa ( một trong những cảng biển lớn của vùng đông bắc tổ quốc ) . Cơ sở , trang thiết bị ở một số bộ phận còn lạc hậu , trong khi trên thị trường có các tổ chức vận tải khác với thiết bị máy móc hiện đại . Cầu cảng ở một số cảng còn hẹp chưa đáp ứng với yêu cầu sản xuất làm cho năng xuất bốc xếp còn bị hạn chế . Hệ số lợi dụng quãng đường trong vận tải còn thấp , một số tuyến vận tải chỉ có hàng một chiều ( hàng đi hoặc hàng về ). Tư tưởng trì trệ trông chờ , thiếu tính năng động sáng tạo vẫn còn tồn tại ở một số các bộ phận của công ty . Đây cũng là vấn đề chung của các doanh nghiệp nhà nước cần sớm khắc phục. Phần III : Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty vận tải xếp dỡ Quảng Ninh Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như nước ta hiện nay , mọi chính sách về quản lý vĩ mô nền kinh tế nói chung và bản thân nội tại nền kinh tế còn đang trong giai đoạn phát triển , chưa có được sự ổn định . Bên cạnh đó , sự đa dạng hoá các thành phần kinh tế h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0087.doc
Tài liệu liên quan