LỜI NÓI ĐẦU 3
CHƯƠNG I - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 5
I. VỐN VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP. 5
1. Doanh nghiệp và đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 5
2. Những vấn đề chung về vốn sản xuất kinh doanh. 7
2.1. Khái niệm và đặc điểm. Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Các khái niệm về vốn: 7
2.1.2. Đặc điểm của vốn: 8
2.2. Phân loại vốn: 9
2.2.1. Căn cứ vào nguồn hình thành vốn sản xuất kinh doanh. 9
2.2.1.1. Vốn chủ sở hữu: 9
2.2.1.2. Nợ phải trả: 10
2.2.2. Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn. Error! Bookmark not defined.
2.2.2.1. Nguồn vốn thường xuyên: Error! Bookmark not defined.
2.2.2.2. Nguồn vốn tạm thời: Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Căn cứ vào phạm vi huy động vốn. Error! Bookmark not defined.
2.2.3.1. Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: Error! Bookmark not defined.
2.2.3.2. Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Phân loại vốn theo phương thức chu chuyển. 13
2.2.4.1. Vốn cố định: 13
2.2.4.2. Vốn lưu động. 14
3. Vai trò của vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng đối với hoạt động của doanh nghiệp. 17
3.1 Vai trò của vốn: 17
3.2. Vai trò của vốn lưu động: 18
II. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG. 19
1. Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 19
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 20
3.1 Sức sinh lời của vốn lưu động 20
3.2 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động 21
3.3 Số vòng quay của vốn lưu động (hệ số luân chuyển) 21
3.4 Thời gian của một vòng luân chuyển 21
3.5 Số vòng quay của hàng tồn kho 22
3.6 Thời gian một vòng quay hàng tồn kho 22
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp 26
4.1 Những nhân tố khách quan 26
4.1.1 Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước 26
4.1.2 Tác động của thị trường 27
4.1.3 Tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật 27
4.1.4 Tác động của môi trường tự nhiên 28
4.2 Những nhân tố chủ quan 28
4.2.1 Trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên 29
4.2.2 Trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh 29
4.2.3 Lựa chọn các phương án đầu tư 31
4.2.4 Tác động của sản phẩm 28
4.2.5 Tác động của chu kỳ sản xuất kinh doanh 28
4.2.6 Việc xác định cơ cấu vốn và nhu cầu vốn 30
4.2.6.1 Việc xác định cơ cấu vốn 30
4.2.6.2 Việc xác định nhu cầu vốn 31
4.2.7 Trình độ quản lý và sử dụng các nguồn vốn 31
4.2.8 Các mối quan hệ của doanh nghiệp 32
CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
Ở CÔNG TY BÁNH KẸO TRÀNG AN 32
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY BÁNH KẸO TRÀNG AN: 33
1. Quá trình hình thành và phát triển công ty: 33
2. Chức năng hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty: 34
2.1. Chức năng hoạt động: 34
2.2. Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty: 36
3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: 38
II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY BÁNH KẸO TRÀNG AN: 41
1. Tình hình chung về hoạt động sản xuất kinh doanh trong mấy năm gần đây: 41
1.1. Những kết quả đạt được: Error! Bookmark not defined.
1.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty: 43
1.2.1. Đánh giá khái quát: 43
1.2.2. Phân tích sự biến động của tài sản và nguồn vốn: 45
2. Tình hình tổ chức và quản lý vốn lưu động: 46
3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Bánh kẹo Tràng An: 50
3.1. Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn: 50
3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Bánh kẹo Tràng An: 51
4. Những thành quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại trong công tác sử dụng lưu động tại công ty Bánh kẹo Tràng An: 55
4.1. Những thành quả đạt được: 55
4.2. Những vấn đề còn tồn tại: 58
4.2.1. Về khả năng thanh toán: 58
4.2.2. Về cơ cấu tài sản và nguồn vốn: 58
4.2.3. Về hiệu quả sử dụng vốn lưu động: 58
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
Ở CÔNG TY BÁNH KẸO TRÀNG AN 58
1.Về công tác tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh: 59
2. Về công tác tài chính kế toán: 60
2.1 Lựa chọn và sử dụng hợp lý các nguồn lực 60
2.2 Xây dựng kế hoạch định mức vốn nói chung và định mức vốn lưu động nói riêng: 61
2.3. Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động ở từng khâu luân chuyển: 61
2.4 Tổ chức tốt công tác thanh toán: 62
2.5. Tăng cường quản lý hàng tồn kho: 63
2.6. Tăng cường tiện ích cho khách hàng đồng thời quản lý tốt khoản phải thu: 64
2.7. Tổ chức khai thác tốt các nguồn vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh: 65
2.8 Sử dụng đòn bẩy tài chính một cách linh hoạt 66
2.9. Thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 66
3. Công tác đào tạo cán bộ công nhân viên: 66
68 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty Bánh kẹo Tràng An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững nhân tố chủ quan.
1.2.4.2.1. Tác động của chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Đây là một đặc điểm quan trọng gắn trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu chu kỳ ngắn, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh nhằm tái tạo, mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu chu kỳ sản xuất dài doanh nghiệp sẽ chịu một gánh nặng ứ đọng vốn và lãi phải trả cho các khoản vay.
1.2.4.2.2. Tác động của sản phẩm.
Sản phẩm của doanh nghiệp là nơi chứa đựng chi phí và việc tiêu thụ sản phẩm mang lại doanh thu cho doanh nghiệp .
Vị thế của sản phẩm trên thị trường nghĩa là sản phẩm đó mang tính cạnh tranh hay độc quyền, được người tiêu dùng ưa chuộng hay không … sẽ quyết định tới lượng hàng bán ra và giá cả đơn vị sản phẩm . Chính vì ảnh hưởng tới lượng hàng hóa bán ra và giá cả của chúng mà sản phẩm ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận và doanh thu của doanh nghiệp . Từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Do vậy, trước khi quyết định sản phẩm hay ngành nghề kinh doanh , doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ nhu cầu của thị trường và chu kỳ sống của sản phẩm . Có như vậy, doanh nghiệp mới mong thu được lợi nhuận.
1.2.4.2.3. Trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên.
Trình độ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp: nói chung yếu tố con người là yếu tố quyết định nhất trong việc đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả trong doanh nghiệp .
Công nhân sản xuất có tay nghề cao, có kinh nghiệm là việc, có khẳ năng tiếp thu công nghệ mới, phát huy được tính sáng tạo trong công việc, có ý thức giữ gìn và bảo quản tái sản trong quá trình lao động sản xuất mới tăng được năng suất lao động, tiết kiệm trong sản xuất từ đó tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Trình độ cán bộ quản lý cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp . Có quản lý về mặt nhân sự tốt mới đảm bảo ó được một đội ngũ lao động có năng lực thực hiện nhiệm vụ, sắp xếp lao động hợp lý thì mới không bị lãng phí lao động... Những điều này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn. Trình độ quản lý về mặt tài chính là hết sức quan trọng, quy trình hạch toán của doanh nghiệp có phù hợp, số liệu kế toán có chính xác thì các quyết định tài chính của người lãnh đạo doanh nghiệp mới có cơ sở khoa học. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, việc thu, chi phải rõ ràng, tiết kiệm, đúng việc, đúng thời điểm thì mới có thể năng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Trình độ quản lý còn thể hiện trên một số mặt cụ thể như: quản lý hàng tồn kho, quản lý khâu sản xuất, quản lý khâu tiêu thụ... chỉ khi các công tác quản lý này được thực hiện tốt thì hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp mới được nâng cao rõ rệt.
1.2.4.2.4. Trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh.
Đây cũng là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp . Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải trải qua ba giai đoạn là cung ứng, sản xuất và tiêu thụ
- Cung ứng là quá trình chuẩn bị các yếu đố đầu vào cho qua strình sản xuất như nguyên vật liệu, lao động... nó bao gồm hoạt động mua và dự trữ. Một doanh nghiệp tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh tức là doanh nghiệp đó đã xác định được lượng phù hợp của từng loại nguyên nhiên vật liêu, số lượng lao động cần thiết và doanh nghiệp đã biết kết hợp tối ưu các yếu tố đó. Ngoài ra, đảm bảo hiệu quả kinh doanh thì chất lượng hàng hóa đầu vào phải được đảm bảo, chi phí mua hàng giảm đến mức tối ưu. Còn mục tiêu của dự trữ là đảm bảo cho quá tình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh nên để đồng vốn được sử dụng có hiệu quả thì phải xác định được mức dự trữ hợp lý để tránh trường hợp dự trữ quá nhiều dẫn đến ứ đọng vốn và tăng chi phí bảo quản.
- Khâu sản xuất (đối với các doanh nghiệp thương mại không có khâu này) trong giai đoạn này phải sắp xếp dây chuyền sản xuất cũng như công nhân sao cho sử dụng máy móc thiế bị có hiệu quả nhất, khai thác tối đa công suất, thời gian làm việc của máy đảm bảo kế hoạch sản xuất sản phẩm .
- Tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp . Vì vậy, doanh nghiệp phải xác định gái bán tối ưu đồng thời cũng phải có những biện pháp thích hợp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng. Khâu này quyết định đến doanh thu, là cơ sở để doanh nghiệp tái sản xuất.
1.2.4.2.5. Việc xác định cơ cấu vốn và nhu cầu vốn.
1.2.4.2.5.1. Việc xác định cơ cấu vốn.
Cơ cấu vốn đầu tư là một nhân tố mang tính chủ quan có tác động đến hiệu quả của sử dụng vốn của doanh nghiệp. Theo nguyên tắc chung, tỷ trọng các khoản vốn đầu tư cho tài sản đang dùng và sử dụng có ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh phải là cao nhất thì mới là cơ cấu vốn tối ưu.
- Phải đảm bảo cân đối giữa vốn cố định và vốn lưu động trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp .
- Phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa vốn cố định tích cực và vốn cố định không tích cực.
- Phải đảm bảo tính đồng bộ giữa các công đoạn của quá trình sản xuất để phát huy tối đa hiệu quả công suất về thời gian và số lượng.
1.2.4.2.5.2. Việc xác định nhu cầu vốn.
Nhu cầu vốn của một doanh nghiệp tại bất cứ thời điểm nào cũng bằng chính tổng số tài sản mà doanh nghiệp cần phải có để đảm bảo cho hoạt dộng kinh doanh . Việc xác định nhu cầu vốn là hết sức quan trọng.
Do chất lượng của việc xác định nhu cầu vốn thiếu chính xác hay chính xác cũng ảnh hưởng đến tình trạng thừa hoặc thiếu hoặc đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thừa hay thiếu vốn đều là nguyên nhân hay biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn kém hiệu quả. Ngược lại, xác định nhu cầu vốn phù hợp thực tế sử dụng vốn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.2.4.2.6. Trình độ quản lý và sử dụng các nguồn vốn.
Là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Công cụ chủ yếu để theo dõi quản lý sử dụng vốn là hệ thống kế toán - tài chính. Công tác kế toán thực hiện tốt sẽ đưa ra các số liệu chính xác giúp cho lãnh đạo nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp nói chung cũng như việc sử dụng vốn nói riêng trên cơ sở đó ra quyết định đúng đắn. Mặt khác, đặc điểm hạch toán, kế toán nội bộ doanh nghiệp luôn gắn với tính chất tổ chức sản xuất của doanh nghiệp nên cũng tác động tới việc quản lý vốn. Vì vậy, thông qua công tác kế toán mà thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp, sớm tìm ra những điểm tồn tại để có biện pháp giải quyết.
1.2.4.2.7. Lựa chọn các phương án đầu tư.
Lựa chọn phương án đầu tư là một trong những nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp . Cụ thể, nếu doanh nghiệp biết nắm bắt thị trường, thị hiếu người tiêu dùng để dựa vào đó đưa ra được phương án đầu tư nhằm tạo ra được những sản phẩm cung ứng rộng rãi trên thị trường, được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận thì sẽ có doanh thu cao, lợi nhuận nhiều, hiệu quả sử dụng vốn vì thế mà tăng lên. Ngược lại nếu phương án đầu tư không tốt sản phẩm làm ra chất lượng kém không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng thì sẽ khôgn tiêu thụ được hàng hóa , vốn bị ứ đọng là thế, vòng quay vốn bị chậm lại, tất yếu, đó là biểu hiện không tốt về hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.4.2.8. Các mối quan hệ của doanh nghiệp.
Đó là quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp. Các mối quan hệ này rất quan trọng, nó có ảnh hưởng tới nhịp độ sản xuất, khả năng phân phối sản phẩm, lượng hàng tiêu thụ... là những vấn đề trực tiếp tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu các mối quan hệ trên được diễn ra tốt thì quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới diễn ra thường xuyên liên tục, sản phẩm làm ra mới tiêu thụ được nhanh chóng, khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.
Để có được mối quan hệ tốt với khách hàng và nhà cung cấp thì doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể để vừa duy trì mối quan hệ với các bạn hàng lâu năm, vừa thiết lập được mối quan hệ với các bạn hàng mới. Tùy thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể của mình mà mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình những biện pháp thích hợp: đổi mới quy trình thanh toán sao cho thuận tiên, mở rộng mạng lưới bán hàng và thu mua nguyên vật liệu, áp dụng các biện pháp kinh tế để tăng cường lượng hàng bán, đa dạng hóa sản phẩm, bán hàng trả chậm, các khoản giảm giá …
Chương II
Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn lưu động
ở Công ty Bánh kẹo Tràng An
2.1. Giới thiệu chung về công ty Bánh kẹo Tràng An.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty.
Công ty Bánh kẹo Tràng An trực thuộc Liên hiệp thực phẩm vi sinh Hà Nội (Bộ Công nghiệp nhẹ), là một đơn vị kinh tế độc lập được thành lập theo thông báo số 1113/CN (21/11/1992) của Bộ Công nghiệp nhẹ và Quyết định 2138/QĐUB (08/12/1992) của UBND Thành phố Hà Nội. Công ty được đặt tại phường Nghĩa Đô - Quận Cầu Giấy - Hà Nội, trên diện tích 41.000m2, tiện đường giao thông và có nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất các loại bánh, kẹo nhằm đáp ứng nhu cầu cho nhân dân Thủ đô và cả nước.
Có nguồn gốc từ Xí nghiệp kẹo Hà Nội sát nhập với Xí nghiệp Mì Nghĩa Đô năm 1989. Công ty được Nhà nước chính thức cấp vốn 1.825.797 đồng để làm vốn ban đầu, cùng với nguồn vốn vay ngân hàng. Đến nay, Công ty đã đầu tư nâng cấp được cơ sở hạ tầng, mua sắm máy móc thiết bị tương đối vững chắc đưa Công ty lên vị trí doanh nghiệp cỡ vừa thuộc thành phần kinh tế quốc doanh.
Để có được như ngày hôm nay, Công ty Bánh kẹo Tràng An đã trải qua không ít khó khăn. Ngay từ buổi đầu mới thành lập Công ty đã phải chủ động tự tìm kiếm bạn hàng, tìm kiếm nơi tiêu thụ cho sản phẩm của mình không những tiêu thụ trong nước mà còn phải xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Đầu vào không đủ, đầu ra quá chậm đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế suy thoái trì trệ, siêu lạm phát xảy ra thường xuyên lúc bấy giờ những khó khăn này tưởng chừng không thể vượt qua nổi. Thế nhưng với chiến lược phát triển đúng đắn cùng với đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao (80% có bằng đại học) và một lớp công nhân lành nghề, có trách nhiệm, công ty đã dần vượt qua được cơn khủng hoảng. Quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, thị trường tiêu thụ sản phẩm không chỉ trong phạm vi cả nước mà công ty còn xuất khẩu sản phẩm của mình ra thị trường thế giới. Với số lượng và chủng loại sản phẩm ngày càng tăng, nếu như ban đầu công ty chỉ sản xuất 5 mặt hàng đơn điệu thì đến năm 1998 công ty đã sản xuất 35 mặt hàng và cho đến nay chủng loại mặt hàng của công ty đã lên tới hơn 40 loại sản phẩm bánh kẹo. Trong đó, sản phẩm kẹo Hương cốm và bánh kem quế là hai sản phẩm nổi tiếng rất được ưa chuộng và đã đem lại cho Công ty một khoản lợi nhuận khá lớn.
Về doanh số có thể nói năm 1998 là thời kỳ phát triển rực rỡ của Công ty Bánh kẹo Tràng An. Công ty đạt doanh số 65 tỷ đồng với tỷ suất lợi nhuận chiếm hơn 10%, theo đó mà vốn của Công ty cũng không ngừng tăng lên. Hiện nay, Công ty đang nắm trong tay gần 4 tỷ đồng tiền vốn lưu động. Trong vài năm gần đây, do thị trường có nhiều biến động nên việc tiêu thụ sản phẩm của công ty có phần chậm lại.
Những khó khăn, thử thách hiện nay là sự cạnh tranh khốc liệt với các đơn vị sản xuất trong nước, các doanh nghiệp liên doanh và các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài...
Đứng trước tình hình trên đòi hỏi Công ty phải có những chiến lược, chính sách mới và phù hợp. Một mặt phải giữ được khách hàng cũ, khách hàng truyền thống, mặt khác công ty cần phải đẩy mạnh công tác tiếp thị, tìm kiếm mặt hàng mới nhằm mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ sản phẩm để Công ty không những đứng vững mà ngày càng phát triển hơn nữa.
2.1.2. Chức năng hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty.
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức.
Để phù hợp với nghành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và đứng vững trên thị trường trong từng giai đoạn phát triển của xã hội. Trước kia trong thời kỳ bao cấp: sản xuất theo kế hoạch cấp trên giao, sản phẩm làm ra tiêu thụ theo kế hoạch. Hiện nay, Công ty Bánh kẹo Tràng An tổ chức làm 5 phân xưởng sản xuất hoạt động độc lập với nhau, mỗi phân xưởng chịu trách nhiệm sản xuất ra một hoặc một số mặt hàng nhất định:
- Phân xưởng 1: Có 166 lao động chia làm 12 tổ chuyên sản xuất các loại kẹo tổng hợp và kẹo cứng: kẹo Gừng, kẹo Tuýp, kẹo cứng Chuối...
- Phân xưởng 2: Sản xuất kẹo Hương cốm - sản phẩm độc quyền của Công ty, kẹo Socola...Phân xưởng này có 50 lao động làm trên hai dây chuyền máy thuộc loại hiện đại nhập từ Đài Loan, Tây Đức.
- Phân xưởng 3: Có 115 lao động được chia làm 10 tổ chuyên sản xuất kẹo viên và kẹo mềm.
- Phân xưởng 4: Có 80 lao động và được bố trí hai dây máy hiện đại cho sản xuất, chuyên sản xuất kẹo gói gối như: kẹo Me, kẹo Loly... và sản xuất Bột ngọt.
- Phân xưởng 5: Có 153 lao động chia làm 10 tổ, được trang bị máy móc hiện đại để phục vụ tốt nhất cho quá trình sản xuất. Phân xưởng này chuyên sản xuất các loại bánh như: bánh Quế không nhân, bánh Quế nhân sữa,nhân Socola, bánh Snack...
Ngoài 5 phân xưởng sản xuất trên, còn có một phân xưởng phục vụ cho hoạt động sản xuất chính của doanh nghiệp, đó là phân xưởng cơ nhiệt: chuyên sửa chữa máy móc thiết bị và cung cấp hơi cho các phân xưởng sản xuất chính.
Ban giám đốc và các phòng nghiệp vụ
PXI SX kẹo tổng hợp và kẹo cứng các loại
PXII SX kẹo Hương cốm, kẹo SCL
PXIII SX kẹo viên và kẹo mềm
PXIV SX kẹo gói gối và bột ngọt
PXV SX bánh các loại
Phân xưởng cơ nhiệt
Sơ đồ tổ chức sản xuất ở Công ty Bánh kẹo Tràng An:
Trừ phân xưởng cơ nhiệt, ở những phân xưởng khác, căn cứ vào các giai đoạn của quy trình công nghệ, công nhân được chia thành những bộ phận sản xuất khác nhau: dựa vào số lao động và số ca làm việc, công nhân lại được sắp xếp thành các tổ sản xuất. Chính cách tổ chức sản xuất như vậy đã giúp công ty rất nhiều trong công tác quản lý, kế toán cũng như trong việc hoạch định kế hoạch sản xuất.
2.1.2.2. Bộ máy quản lý của công ty.
Có nhiều cách thức tổ chức bộ máy quản lý khác nhau. Tuỳ thuộc đặc điểm cụ thể của các doanh nghiệp mà người ta có thể tổ chức theo kiểu cơ cấu trực tuyến, cơ cấu chức năng, cơ cấu chương trình mục tiêu... Nhưng dù bộ máy quản lý được tổ chức theo cơ cấu nào cũng phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản là: tính linh hoạt, tính tin cậy, tính kinh tế...
Tại Công ty bánh kẹo Tràng An, bộ máy quản lý được tổ chức theo cơ cấu chức năng. Theo cơ cấu này, các nhiệm vụ quản lý được phân chia cho các bộ phận chức năng và mỗi người lãnh đạo chỉ đảm nhận một chức năng nhất định còn người thừa hành ở bộ phận sản xuất không chỉ nhận mệnh lệnh từ người quản lý chung mà còn từ người lãnh đạo chức năng khác. Tổ chức bộ máy theo kiểu này, Công ty đã thu hút được nhiều chuyên gia tham gia vào công tác lãnh đạo giúp cho công tác chuyên môn được tiến hành tốt hơn nhưng đồng thời lại đặt người thừa hành vào tình thế khó xử - cùng một tình huống có thể có nhiều mệnh lệnh của các cấp lãnh đạo khác nhau. Để khắc phục nhược điểm này và để thực hiện tốt các yêu cầu về tổ chức quản lý: tối ưu, linh hoạt, tin cậy và kinh tế. Công ty đã sắp xếp lại lao động cho phù hợp với đặc điểm và quy mô sản xuất của mình. Hiện nay, bộ máy quản lý của công ty Bánh kẹo Tràng An gồm 80 người được chia thành một ban giám đốc và 6 phòng ban chức năng.
- Ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc:
Giám đốc là người có quyền lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty, đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ công ty trước pháp luật.
+ Phó giám đốc kỹ thuật: chuyên trách việc điều hành giám sát hoạt động sản xuất và chương trình nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới.
+ Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách mọi hoạt động kinh doanh của công ty từ việc tìm nguồn hàng, nguồn tiêu thụ đến việc nghiên cứ mở rộng thị trường, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện...
- Các phòng ban được tổ chức hết sức gọn nhẹ, đảm bảo cho quá trình quản lý diễn ra thông suốt. Nhiệm vụ chung của các phòng ban này là chấp hành và kiểm tra việc chấp hành các chế độ chính sách của Nhà nước, của công ty, các mệnh lệnh chỉ thị của Ban giám đốc, tham gia đề xuất với giám đốc những chủ trương biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý, giải quyết khó khăn vướng mắc trong công ty theo trách nhiệm quyền hạn từng phòng, phục vụ đắc lực cho các phân xưởng sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài nhiệm vụ chung, mỗi phòng ban, tuỳ thuộc chức năng đảm nhiệm còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, cụ thể:
+ Phòng phát triển thị trường: tìm kiếm các nguồn hàng và nơi tiêu thụ thông qua việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu giá cả, sự biến động cung cầu của vật tư, hàng hoá, tổ chức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, hội nghị khách hàng.
+ Phòng kinh doanh: chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng mua bán vật tư hàng hoá. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của phòng phát triển thị trường, phòng kinh doanh lập kế hoạch lịch trình mua nguyên vật liệu. Ký kết hợp đồng mua hàng đồng thời còn phải nắm được số nhập - xuất, tồn kho thành phẩm hàng ngày để có kế hoạch bán hàng hợp lý.
+ Phòng kỹ thuật: kết hợp với phòng kinh doanh lập các kế hoạch sản xuất ngắn hạn và dài hạn, xây dựng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm, quản lý việc sửa chữa máy móc thiết bị, nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới và áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
+ Phòng tổ chức: có nhiệm vụ quản lý lao động trong toàn công ty, lên kế hoạch sắp xếp lao động theo đúng chuyên môn nghiệp vụ, tuyển dụng lao động.
+ Phòng kế toán tài vụ: theo dõi mọi hoạt động kinh tế của công ty, phản ánh toàn diện một cánh chính xác kết quả sản xuất, cũng như hiệu quả kinh tế mà công ty đã đạt được, cung cấp những thông tin cần thiết cho lãnh đạo và các bộ phận có liên quan để đề ra những biện pháp quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh thích hợp.
Bộ máy quản lý của công ty được thể hiện ở sơ đồ sau:
Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Bánh kẹo Tràng An:
Giám đốc
Phó giám đốc Kinh doanh
Phó giám đốc Kỹ thuật
Các phân xưởng sản xuất
Phòng
kinh doanh
Phòng phát triển thị trường
Phòng kế toán tài vụ
Phòng tổ chức
Phòng hành chính tổng hợp
Phòng kỹ thuật
2.1.3. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Không giống các nhà máy dệt hay các đơn vị sản xuất xe đạp, mỗi phân xưởng sản xuất chỉ là một công đoạn của quy trình công nghệ.ở các nhà máy kẹo nói chung và công ty kẹo Tràng An nói riêng, mỗi phân xưởng sản xuất là một dây chuyền công nghệ khép kín từ lúc bắt đầu bỏ nguyên liệu vào sản xuất cho đến khi sản phẩm hoàn thành.
Theo cách thức tổ chức sản xuất ở công ty, mỗi phân xưởng chịu trách nhiệm sản xuất một hoặc một số loại kẹo khác nhau nhưng nói chung quy trình sản xuất của các loại kẹo này đều giống nhau và trải qua 5 giai đoạn: Hoà đường, nấu, làm nguội, tạo hình và đóng gói.
- Giai đoạn 1: Hoà đường
Trong giai đoạn này, đường, nha và nước được hoà tan hoàn toàn với nhau thành dung dịch Si Rô đồng nhất ở nhiệt độ 100 0C - 110 0C theo tỷ lệ quy định cho từng loại kẹo. Chẳng hạn, đối với kẹo cứng, đường chiếm một tỷ lệ khá lớn từ 70% - 90% trong khi nha chỉ chiếm khoảng 10% - 30%. Nhưng với kẹo mềm, tỷ lệ nha và đường lại gần tương đương: đường từ 40% - 50%, nha từ 50% - 60%. Hoà đường là công việc được tiến hành một cách thủ công vì vậy, đòi hỏi người công nhân hoà đường phải có trình độ chuyên môn khá vững, nắm chắc các tiêu chuẩn kỹ thuật cho từng loại kẹo.
- Giai đoạn 2: Nấu
Đây là giai đoạn thực hiện quá trình cô đặc dịch kẹo từ độ ẩm 20% xuống còn 1% - 3%. Sau khi đã hoà tan, dung dịch sẽ được đưa vào nồi nấu thủ công hoặc nồi nấu hiện đại tuỳ thuộc vào máy móc thiết bị ở từng phân xưởng.ở giai đoạn này mỗi loại kẹo sẽ được nấu ở một nhiệt độ khác nhau. Chẳng hạn, đối với kẹo cứng từ 140 0C - 165 0C, kẹo mềm từ 110 0C - 125 0C.
- Giai đoạn 3: Làm nguội
Khi nấu xong, dung dịch kẹo lỏng đã quánh lại và được đổ ra bàn làm nguội. Lúc này, tuỳ thuộc từng loại kẹo người ta sẽ cho thêm các chất phụ gia như: axít, tinh dầu, phẩm thực phẩm... vào hỗn hợp. Mục đích của khâu này là thực hiện quá trình làm nguội dịch kẹo từ hơn 100 0C xuống còn 80 0C - 90 0C để khi đưa vào khâu định hình kẹo không bị dính.
- Giai đoạn 4: Tạo hình
Công việc tạo hình gồm các công đoạn: Lăn côn, vuốt thoi, định hình và làm nguội. Giai đoạn này ở mọi phân xưởng đều được thực hiện bằng máy. Khi các mảng kẹo được cho vào máy, máy sẽ lần lượt lăn côn, trộn đều các chất trong hỗn hợp một lần nữa rồi chuyển sang vuốt thoi, các mảng kẹo sẽ được vuốt thành các dải dài sau đó sẽ đưa vào máy định hình, cắt những dải này theo những khuôn mẫu kẹo định sẵn. Các viên kẹo được cắt xong rơi xuống các tấm sàng để làm nguội nhanh xuống đến nhiệt độ 40 0C - 50 0C, đảm bảo kẹo ở trạng thái cứng, giòn, không bị biến dạng khi gói.
- Giai đoạn 5: Đóng gói
Sau khi được cắt và làm nguội, kẹo sẽ được gói có thể là đóng gói bằng máy hoặc bằng tay. Gói xong kẹo sẽ được đóng gói vào thùng theo trọng lượng quy định sẵn. Quá trình sản xuất kẹo diễn ra rất nhanh, nếu sử dụng lao động thủ công thì trong 1 ca người ta sản xuất được 1 mẻ kẹo từ 25 đến 30 kg. Còn nếu sử dụng máy thì cứ 1 phút mẻ kẹo 5 kg sẽ được hoàn thành. Trong quy trình này, 3 giai đoạn đầu gói đóng một vai trò rất quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng tới việc xác định loại kẹo sản xuất mà còn ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm được sản xuất. Do vậy, ngoài việc bố trí vào các giai đoạn này những lao động có tay nghề cao, có kiến thức chuyên môn vững vàng, Công ty còn yêu cầu bộ phận KCS kiểm tra chất lượng sản phẩm của những giai đoạn này rất khắt khe và kỹ lưỡng:
Sơ đồ trang bên sẽ minh hoạ quy trình công nghệ sản xuất kẹo
2.2. Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty Bánh kẹo Tràng An.
2.2.1. Tình hình chung về hoạt động sản xuất kinh doanh trong mấy năm gần đây.
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta, sự linh hoạt, nhạy bén trong quản lý kinh tế và quản lý sản xuất đã thực sự trở thành chìa khoá cho sự tồn tại và phát triển của công ty. Công ty đã vận dụng các quy luật kinh tế thị trường đồng thời thực hiện các chủ trương cải tiến cơ chế quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước. Nhờ vậy công ty đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ trong sản xuất, không ngừng nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, sản phẩm được thị trường chấp nhận và tạo được độ tin cậy lớn của bạn hàng.
Trong mấy năm gần đây, do thị trường có nhiều biến động nên việc tiêu thụ sản phẩm của công ty có phần chậm lại. Tình hình này đặt ra cho công ty những khó khăn thử thách mới. Những khó khăn thử thách hiện nay là sự cạnh tranh khốc liệt với các đơn vị sản xuất trong nước, các doanh nghiệp liên doanh và các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Đứng trước tình hình trên đòi hỏi công ty phải có những sách lược mới, một mặt phải giữ được khách hàng cũ, khách hàng truyền thống. Mặt khác, công ty phải đẩy mạnh công tác tiếp thị, tìm kiếm bạn hàng mới nhằm mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ để công ty không những đứng vững mà ngày càng phát triển hơn nữa.
Ta có thể thấy rõ hơn tình hình hoạt động kinh doanh của công ty thông qua một số chỉ tiêu tài chính sau:
B1: Kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2000, 2001
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm
Chênh lệch 2001/2000
2000
2001
Tuyệt đối
%
1. Tổng doanh thu
tr.đ
29.325
31.810
2.485
8,47
2. Tổng chi phí
tr.đ
28.715
30.225
1.510
5,26
3. Lợi nhuận
tr.đ
170
346
176
103,53
4. Thu nhập bình quân
đ/người
510.000
550.000
40.000
7,84
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Qua B1 ta thấy được khái quát tình hình tài chính của công ty trong hai năm gần đây. Cụ thể qua một năm hoạt động thì doanh thu tăng 2.485 tr.đ với mức tăng 8,47%. Chi phí tăng 1.510 tr.đ với mức tăng là 5,26%. Do đó mức tăng của chi phí thấp hơn so với mức tăng của doanh thu, đồng thời lợi nhuận sau thuế tăng 176 tr.đ với tốc độ tăng 103,53%. Mức thu nhập bình quân đầu người tăng 40.000 đ/người/tháng với mức tăng 7,84%. Như vậy, công ty làm ăn có lãi, mức sống của người dân được cả thiện. Đó là một kết quả đáng khích lệ.
2.2.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty.
2.2.2.1. Đánh giá khái quát.
B2: Kết cấu tài sản và nguồn vốn tại công ty Bánh kẹo Tràng An
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch 2001/2000
Số tiền
TT%
Số tiền
TT%
Tuyệt đối
%
A. Tài sản
I. TSLĐ
12.094
50,59
14.341
45,73
2.247
18,58
1. Vốn bằng tiền
547
2,29
1.212
3,86
665
121,57
2. Khoản phải thu
2.500
10,46
3.090
9,85
590
23,60
3. Hàng tồn kho
8.784
36,74
9.609
30,64
825
9,39
4. TSLĐ khác
263
1,10
430
1,37
167
63,50
II. TSCĐ
11.813
49,41
17.019
54,27
5.206
44,07
Tổng TS
23.907
100,00
31.360
100,00
7.453
31,17
B. Nguồn vốn
I. Nợ phải trả
8.086
33,82
14.602
46,56
6.516
80,58
1. Nợ ngắn hạn
5.326
22,28
7.195
22,94
1.869
35,09
2. Nợ dài hạn
2.733
11,43
7.407
23,62
4.674
171,02
3. Nợ khác
27
0,11
(27)
-100,00
II. NVCSH
15.821
66,18
16.758
53,44
937
5,92
Tổng NV
23.907
100,00
31.360
100,00
7.453
31,17
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Từ số liệu ở B2, ta tính toán một vài chỉ tiêu tài chính sau:
Qua B2 ta thấy, tổng tài sản mà công ty đang quản lý tới đầu năm 2001 là 23.907 tr.đ. Trong đó, tài sản lưu động chiếm 50,59%, tài sản cố định chiếm 49,41%. Trong tài sản lưu động, riêng hàng tồn kho chiếm một tỷ trọ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0078.doc