Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Vật liệu xây dựng Cầu Đuống - Sở Xây dựng Hà Nội

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA

DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 3

I. VỐN VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP 3

1. Khái niệm về vốn: 3

2. Các đặc trưng cơ bản của vốn. 3

3. Phân loại vốn 4

3.1. Phân loại vốn theo nguồn hình thành. 4

3.1.1. Vốn chủ sở hữu 4

3.1.2. Vốn huy động của doanh nghiệp. 4

3.2. Phân loại vốn theo phương thức chu chuyển. 6

3.2.1. Vốn cố định của doanh nghiệp 6

3.2.2. Vốn lưu động của doanh nghiệp 7

4. Vai trò của vốn đối với các doanh nghiệp 8

II. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 9

1. Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn. 9

2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. 11

3. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. 12

3.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 13

3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn lưu động 14

4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 16

4.1. Chu kỳ sản xuất. 16

4.2. Kỹ thuật sản xuất. 16

4.3. Đặc điểm của sản phẩm. 16

4.4. Tác động của thị trường 16

4.5. Trình độ đội ngũ cán bộ và lao động sản xuất 16

4.6. Trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh 17

4.7. Trình độ quản lý và sử dụng các nguồn vốn 17

4.8. Các nhân tố khác 18

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI

CÔNG TY VẬT LIỆU XÂY DỰNG CẦU ĐUỐNG -

SỞ XÂY DỰNG HÀ NỘI 19

I. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY VẬT LIỆU

XÂY DỰNG CẦU ĐUỐNG 19

1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty

Vật liệu xây dựng Cầu Đuống 19

2. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty Vật liệu xây dựng Cầu Đuống 20

2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Vật liệu xây dựng Cầu Đuống 21

2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty 22

2.2.1. Ban giám đốc gồm có: 22

2.2.2. Các phòng nghiệp vụ công ty. 23

2.2.3. Các xí nghiệp thành viên 24

II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA NGÀNH 24

1. Đặc điểm của ngành sản xuất vật liệu xây dựng. 25

2. Đặc điểm của ngành xây dựng. 25

III. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY VẬT LIỆU XÂY DỰNG CẦU ĐUỐNG - SỞ XÂY DỰNG HÀ NỘI. 26

1. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong

vài năm gần đây 26

2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty

Vật liệu xây dựng Cầu Đuống 31

2.1. Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh 31

2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty Vật liệu xây dựng Cầu Đuống 32

2.2.1. Cơ cấu tài sản cố định của công ty Vật liệu xây dựng Cầu Đuống 32

2.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty

Vật liệu xây dựng Cầu Đuống 33

2.2.3. Đánh giá hoạt động quản lý bảo toàn và đầu tư đổi mới

trang thiết bị tại công ty Vật liệu xây dựng Cầu Đuống 35

2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Vật liệu xây dựng Cầu Đuống 37

2.3.1. Cơ cấu tài sản lưu động của công ty Vật liệu xây dựng Cầu Đuống 37

2.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty

Vật liệu xây dựng Cầu Đuống 38

2.3.3. Đánh giá một số khía cạnh của công tác quản lý vốn lưu động

tại công ty Vật liệu xây dựng Cầu Đuống 40

IV. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY VẬT LIỆU XÂY DỰNG CẦU ĐUỐNG 42

1. Những thành tựu mà công ty Vật liệu xây dựng Cầu Đuống

đã đạt được trong 3 năm vừa qua. 42

2. Hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn cố định 43

3. Hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động. 43

3.1. Công tác đảm bảo thanh toán và quản lý ngân quỹ. 43

3.2. Công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. 44

3.3. Công tác quản lý các khoản phải thu. 44

CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

TẠI CÔNG TY VẬT LIỆU XÂY DỰNG CẦU ĐUỐNG -

SỞ XÂY DỰNG HÀ NỘI 45

I. PHƯƠNG HƯỚNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY

TRONG THỜI GIAN TỚI. 45

II. NGUYÊN TẮC VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN NHẰM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP. 46

1. Bảo toàn và phát triển vốn - nguyên tắc cơ bản trong quản lý

và sử dụng vốn. 46

2. Một số phương hướng biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả

sử dụng vốn của doanh nghiệp 47

2.1. Đối với vốn cố định 47

2.1.1. Đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định. 47

2.1.2. Lựa chọn phương pháp tính khấu hao và xác định mức khấu hao hợp lý. 47

2.1.3. Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định 47

2.1.4. Sửa chữa duy tu bảo dưỡng tài sản cố định 48

2.1.5. Kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp 48

2.1.6. Những biện pháp kinh tế khác. 48

2.2. Đối với tài sản lưu động. 48

2.2.1. Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động ở từng khâu luân chuyển: 49

2.2.2. Tổ chức khai thác tốt các nguồn vốn lưu động phục vụ cho

sản xuất kinh doanh. 49

2.2.3. Các biện pháp tổng hợp 49

2.2.4. Thường xuyên phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động 50

III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY VẬT LIỆU XÂY DỰNG CẦU ĐUỐNG 50

1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 50

1.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư đổi mới tài sản cố định. 50

1.2. Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định 50

1.3. Lựa chọn phương pháp trích khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao hợp lý 51

2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 51

2.1. Quản lý tốt hơn vốn lưu động trong khâu sản xuất. 51

2.2. Tổ chức tốt công tác bán hàng và đẩy nhanh việc thu hồi công nợ. 52

2.3. Thực hiện tốt công tác dự toán ngân quỹ. 53

3. Kiến nghị 53

3.1. Kiến nghị với Sở Xây dựng Hà Nội 53

3.2. Kiến nghị với Nhà nước 54

KẾT LUẬN 55

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

 

 

doc59 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Vật liệu xây dựng Cầu Đuống - Sở Xây dựng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông tác vật tư phục vụ cho sản xuất. - Công tác lao động và tiền lương. - Công tác quản trị hành chính khối văn phòng cơ quan. + Phó giám đốc kỹ thuật - an ninh: Thay mặt giám đốc điều hành phòng kỹ thuật công nghệ và phòng bảo vệ. Trực tiếp chỉ đạo: - Công tác kỹ thuật, công nghệ. - Công tác xây dựng cơ bản nội bộ. - Công tác bảo vệ, quân sự, an ninh trật tự trong công ty. - Công tác an toàn, vệ sinh công nghiệp, phòng chống lụt bão thiên tai. + Phó giám đốc kinh doanh: điều hành phòng kế toán tài chính và trực tiếp chỉ đạo: - Công tác dự án đầu tư. - Công tác kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 2.2.2. Các phòng nghiệp vụ công ty. * Phòng tổ chức hành chính: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kế hoạch tiền lương. Có nhiệm vụ giúp giám đốc trong công tác điều hành cán bộ, công nhân lao động, quản lý hành chính trong công ty. Phòng có chức năng: - Thực hiện chính sách đối với người lao động, chăm sóc sức khoẻ cán bộ công nhân viên. - Tham mưu giúp giám đốc về tuyển dụng, bố trí, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ. * Phòng kế toán - tài chính: Do sự chỉ đạo của phó giám đốc kinh doanh có nhiệm vụ giúp giám đốc công ty tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác thống kê thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở công ty theo pháp lệnh thống kê kế toán hiện hành. Thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho giám đốc nhằm phục vụ công tác quản lý. * Phòng kế hoạch vật tư: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kế hoạch tiền lương. Chức năng của phòng là giúp giám đốc công ty về công tác kế hoạch hoá và điều độ sản xuất, tổ chức cung cấp vật tư phục vụ sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ: căn cứ vào khả năng, năng lực của công ty và nhu cầu của thị trường để lập kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, vật tư,... cho giám đốc công ty. * Phòng kỹ thuật công nghệ: chịu sự chỉ đạo của phó giám đốc kỹ thuật - an ninh, là phòng giúp giám đốc công ty triển khai công tác kỹ thuật công nghệ sản xuất, kỹ thuật máy móc thiết bị. Triển khai công tác an toàn vệ sinh công nghiệp, chuyển giao công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng. * Phòng bảo vệ: trực thuộc phó giám đốc kỹ thuật - an ninh. Phòng có chức năng giúp giám đốc công ty triển khai tổ chức công tác bảo vệ pháp chế và công tác quân sự trong công ty, và có nhiệm vụ lập kế hoạch triển khai công tác bảo vệ, huấn luyện quân sự hàng năm, phòng cháy chữa cháy,... 2.2.3. Các xí nghiệp thành viên * Xí nghiệp gốm xây dựng Cầu Đuống và gốm xây dựng Mai Lâm. Đứng đầu xí nghiệp là giám đốc xí nghiệp là người chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Là đơn vị sản xuất ra sản phẩm vật liệu xây dựng. Căn cứ vào nhiệm vụ kế hoạch được công ty giao cho xí nghiệp tổ chức mọi hoạt động sản xuất trên cơ sở khoán gọn tiền lương. * Xí nghiệp xây lắp: Đứng đầu xí nghiệp là giám đốc xí nghiệp là người chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả kinh doanh của xí nghiệp. Xí nghiệp có chức năng thực thi xây dựng công trình, lắp đặt thiết bị công nghệ. Có nhiệm vụ xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng, công trình dân dụng, công trình công nghiệp qui mô vừa và nhỏ, khảo sát tổ chức thi công lắp đặt thiết bị các công trình trên cơ sở dự toán và thiết kế được phê duyệt. * Xí nghiệp kinh doanh vật liệu và xây dựng kỹ thuật hạ tầng. Đứng đầu xí nghiệp là giám đốc xí nghiệp là người được giám đốc công ty bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Xí nghiệp có chức năng kinh doanh các loại vật liệu xây dựng, vận chuyển nguyên vật liệu cho sản xuất, tổ chức thi công các công trình được giao. Nhiệm vụ đào đắp đất đá, nề mộc, bê tông, sắt thép trong xây dựng lắp đặt điện nước thông dụng, sản xuất cấu kiện bê tông nhỏ, trang trí nội thất, ngoại thất công trình. Nhận san ủi và xây dựng các công trình công nghiệp qui mô vừa và nhỏ. II. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành Công ty Vật liệu xây dựng Cầu Đuống được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội giao cho nhiệm vụ xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng theo Quyết định 130/QĐ-UB ngày 20/01/1995. Chính vì vậy công ty chịu ảnh hưởng của ngành sản xuất vật liệu và ngành xây dựng. 1. Đặc điểm của ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng về bản chất nó là một ngành riêng và có nhiệm vụ chuyển sản xuất các loại vật liệu và các cấu kiện xây dựng để bán cho ngành xây dựng. Sản phẩm của vật liệu xây dựng là nguyên liệu, vật liệu của ngành xây dựng và nó tồn tại cùng với sản phẩm của ngành xây dựng. Việc tiêu thụ sản phẩm của ngành vật liệu xây dựng phụ thuộc vào ngành xây dựng do vậy sản xuất vật liệu xây dựng có chu kỳ thường dài và không đều nhau chủ yếu tiêu thụ vào mùa khô, từ đặc điểm đó đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng phải có kế hoạch dự trữ thành phẩm đủ lớn để đáp ứng nhu cầu về vật liệu xây dựng cho ngành xây dựng. 2. Đặc điểm của ngành xây dựng. Sản phẩm của ngành xây dựng là những công trình nhà cửa, cầu cống, được xây dựng và sử dụng tại chỗ, đứng cố định tại địa điểm xây dựng phân bổ tản mạn ở nhiều nơi trên lãnh thổ. Sản phẩm xây dựng phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện địa phương, có kích thước lớn, thời gian xây dựng và sử dụng dài và liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cung cấp nguyên vật liệu cả về phương diện sử dụng sản phẩm. Sản xuất của ngành xây dựng có chu kỳ dài, tình hình và điều kiện sản xuất trong xây dựng thiếu tính ổn định luôn biến động theo địa điểm xây dựng và giai đoạn xây dựng. Quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp các đơn vị tham gia xây dựng công trình phải cùng nhau kéo đến hiện trường thi công để thực hiện phần việc của mình trong điều kiện diện tích hạn chế. Mặt khác sản xuất xây dựng phải tiến hành ngoài trời nên chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết. Tất cả những đặc điểm kể trên đều ảnh hưởng đến mọi khâu của sản xuất kinh doanh xây dựng kể từ khâu tổ chức dây chuyền công nghệ sản xuất, cung ứng vật tư,... đến chế độ kiểm tra chất lượng sản phẩm, hạch toán sản xuất, bàn giao nghiệm thu. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cần có những giải pháp phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành. III. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Vật liệu xây dựng Cầu Đuống - Sở Xây dựng Hà Nội. 1. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong vài năm gần đây Từ khi xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp Nhà nước nói chung, công ty Vật liệu xây dựng Cầu Đuống nói riêng được quyền chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động trong việc huy động vốn và sử dụng vốn, tự tìm kiếm thị trường theo nguyên tắc lấy thu bù chi, đảm bảo có lãi và có nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Nhờ sự năng động sáng tạo nhanh chóng thích ứng với cơ chế mới, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, cạnh tranh trong đấu thầu và các điều kiện bất lợi do thời tiết đem lại đã gây không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của doanh nghiệp. Ta có thể thấy rõ hơn thông qua một số chỉ tiêu sau: Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm 1998, 1999, 2000 Đơn vị: nghìn đồng STT Chỉ tiêu Năm Tỷ lệ (%) 1998 1999 2000 99/98 00/99 1 Tổng doanh thu 12.039.875 15.579.460 18.654.944 129,39 119,74 2 Doanh thu thuần 11.226.166 15.579.460 18.654.944 138,78 119,74 3 Giá vốn hàng bán 8.793.119 12.909.461 15.232.216 146,81 117,99 4 Lợi nhuận trước thuế 346.891 379.334 605.679 109,35 159,66 5 Tỷ suất x 100 3,09 2,43 3,24 - - Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Vật liệu xây dựng Cầu Đuống Qua bản phân tích cho ta thấy tổng doanh thu tăng qua các năm cụ thể năm 1999 tăng 3.539.585 nghìn đồng bằng 129,39% so với năm 1998, năm 2000 tăng 3.075.484 nghìn đồng bằng 119,74% so với năm 1999. Trong khi năm 1999 và 2000 công ty không có một khoản giảm trừ nào, như chiết khấu, giảm giá, hàng hoá bị trả lại. Điều đó cho thấy sản phẩm của công ty rất có uy tín trên thị trường, được thị trường chấp nhận. Công ty đã xác định được thị trường của mình và xác định đúng đắn chiến lược sản phẩm, đây là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mặc dù tổng doanh thu của công ty liên tục tăng qua các năm nhưng lợi nhuận trước thuế của công ty lại thấp. Năm 1998 đạt được 346.891 nghìn đồng, năm 1999 đạt 379.334 nghìn đồng, đến năm 2000 là 605.679 nghìn đồng. Sở dĩ là do chi phí sản xuất kinh doanh sản phẩm của công ty tăng quá cao năm 1999 tăng 4.116.342 nghìn đồng bằng 146,81% so với năm 1998; Song đến năm 2000 tỷ lệ này có giảm đi nhưng vẫn ở mức cao, số chênh lệch so với năm 1999 là 2.322.755 nghìn đồng bằng 117,99% so với năm 1999. Điều này đòi hỏi công ty phải xem xét nguyên nhân làm tăng giá vốn hàng bán làm ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ở mức 2,43 đến 3,24 (cứ 100 đồng doanh thu thì có được 2,43-3,24 đồng lợi nhuận). Năm 1999 tỷ suất lợi nhuận giảm do tổng doanh thu tăng nhanh mà lợi nhuận trước thuế lại giảm. Trên đây là tình hình sản xuất kinh doanh của công ty doanh thu hàng năm tăng 20%. Bên cạnh đó chúng ta xem xét tình hình tài chính của công ty qua bảng số liệu sau: Bảng 2: Tình hình tài chính công ty qua các năm 1998, 1999, 2000 TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm Chênh lệch 99/98 Chênh lệch 00/99 1998 1999 2000 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1 Tổng tài sản 1.000đ 12.999.262 16.036.658 19.126.102 3.037.396 23,36 3.089.444 19,26 2 Tài sản lưu động 1.000đ 5.128.875 7.958.086 9.274.022 2.829.211 55,16 1.315.936 16,53 3 Vốn bằng tiền 1.000đ 456.234 254.147 181.233 -202.087 -44,29 -72.914 -28,68 4 Tài sản cố định 1.000đ 7.870.387 7.688.884 9.500.860 -181.503 -2,31 1.811.976 23,56 5 Tổng nguồn vốn 1.000đ 12.999.262 16.036.658 19.126.102 3.037.396 23,36 3.089.444 19,26 6 Nợ phải trả 1.000đ 7.720.057 10.672.111 13.217.382 2.952.054 38,23 2.545.271 23,84 7 Nợ ngắn hạn 1.000đ 4.707.346 7.939.411 8.106.893 3.232.065 68,66 167.482 2,11 8 Vốn chủ sở hữu 1.000đ 5.279.204 5.364.546 5.854.719 85.342 1,61 490.173 9,14 9 Tỷ suất tài trợ (8)/(5) % 40,61 33,45 30,61 - - - - 10 Tỷ suất đầu tư (4)/(1) % 60,54 47,94 49,67 - - - - 11 Tỷ lệ (6)/(1) 59,38 66,54 69,11 - - - - 12 Tỷ suất TT ngắn hạn (2)/(7) 1,09 1,01 1,14 - - - - 13 Tỷ suất TT tức thời (3)/(7) 0,096 0,032 0,022 - - - - Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Vật liệu xây dựng Cầu Đuống Qua những số liệu tính toán trên đây ta có thể thấy được khái quát tình hình tài chính của công ty trong ba năm gần đây. Trước hết tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty liên tục tăng qua các năm, năm 1999 tổng tài sản tăng 23,36% so với năm 1998 và năm 2000 tăng 19,26% so với năm 1999. Giá trị tổng tài sản tăng từ 12.999.262 nghìn đồng lên 19.126.102 nghìn đồng; điều đó cho thấy doanh nghiệp đã cố gắng nhiều trong việc huy động vốn tài trợ cho các tài sản của doanh nghiệp để có thể sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên việc tăng tài sản cũng như nguồn vốn của công ty đã thực sự hợp lý hay chưa ta sẽ phân tích cụ thể hơn trong những phần sau. ở đây ta xem xét một số chỉ tiêu tài chính để có một cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Về tỷ suất tài trợ, năm 1998 là 40,61% đến năm 1999 giảm xuống còn 33,45%, năm 2000 chỉ còn có 30,61% điều này cho thấy mức độ độc lập về tài chính của công ty có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên xét về số tuyệt đối cả vốn chủ sở hữu và tổng nguồn vốn đều tăng. Sở dĩ tỷ suất tài trợ giảm là do tốc độ tăng vốn chủ sở hữu thấp hơn so với tốc độ tăng của tổng nguồn vốn. Về tỷ suất đầu tư, năm 1998 tài sản cố định chiếm tới 60,54% trong tổng tài sản và tỷ trọng này giảm xuống còn 49,67% ở năm 2000. Sự chuyển biến về cơ cấu tài sản như vậy giúp công ty giảm được giá thành sản phẩm và giảm bớt được áp lực giá đấu thầu cao do phải trích khấu hao tài sản cố định lớn. Ngoài ra, tỷ trọng nợ phải trả trên tổng tài sản tăng qua các năm, năm 1998 tỷ trọng này là 59,38% đến năm 2000 tỷ trọng này tăng lên 69,11%. Điều này cho thấy vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là nguồn vốn vay do đó tiền lãi phải trả cao ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Tỷ suất thanh toán ngắn hạn của công ty tăng từ 1,09 năm 1998 lên 1,14 năm 2000 cho thấy công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh. Tỷ suất thanh toán tức thời của công ty là rất thấp và giảm dần qua các năm. Năm 1998 tỷ suất này là 0,096; năm 1999 tỷ suất này là 0,032 đến năm 2000 tỷ suất này chỉ còn 0,022. Mặc dù công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng một năm song lại khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn, quá hạn do lượng tiền mặt quá ít. Vì thế công ty phải có biện pháp thu hồi các khoản nợ phải thu sao cho nhanh nhất nhằm đáp ứng khả năng thanh toán ngay. Ngoài ra ta xét chỉ tiêu vốn hoạt động thuần. Vốn hoạt động thuần = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn Vốn hoạt động thuần năm 1998 của công ty là 421.529 nghìn đồng; năm 1999 là 18.675 nghìn đồng và năm 2000 là 1.167.129 nghìn đồng. Năm 2000 vốn hoạt động thuần của công ty là quá lớn làm giảm hiệu quả đầu tư ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Bảng 3: Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Vật liệu xây dựng Cầu Đuống Đơn vị: nghìn đồng STT Chỉ tiêu Công thức tính Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 1 Doanh thu 12.039.875 15.579.460 18.654.944 2 Lợi nhuận trước thuế 346.891 379.334 605.679 3 Lợi nhuận sau thuế 260.168 283.186 454.506 4 Tổng tài sản 12.999.262 16.036.658 19.126.102 5 Vốn chủ sở hữu 5.279.204 5.364.546 5.854.719 6 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 0,93 0,97 0,98 7 Doanh lợi vốn 0,03 0,03 0,03 8 Doanh lợi vốn chủ sở hữu 0,05 0,05 0,08 Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Vật liệu xây dựng Cầu Đuống Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty có xu hướng tăng dần qua các năm nó cho biết hiệu quả sử dụng vốn của công ty có xu hướng tăng cao dần. Năm 1998 tỷ lệ này là 0,93, cứ một đồng tài sản đem lại 0,93 đồng doanh thu, năm 2000 tỷ lệ này tăng lên đến 0,98 cứ 1 đồng tài sản ở năm 2000 đem lại 0,98 đồng doanh thu. Doanh lợi vốn năm 1999 giảm so với năm 1998 điều này cho thấy hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty là kém đi. Mặc dù vậy sang đến năm 2000 tỷ lệ này lại tăng lên rất cao bởi vì tốc độ tăng lợi nhuận trước thuế lớn hơn tốc độ tăng tổng tài sản. Doanh lợi vốn chủ sở hữu đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời, trình độ quản lý và sử dụng vốn. ở công ty Vật liệu xây dựng Cầu Đuống tỷ lệ này năm 2000 là 0,08 tăng gấp 1,5 lần so với năm 1998. Qua những chỉ tiêu phân tích sơ bộ trên đây ta có thể thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có tiến triển nhưng ở mức độ chậm. Do vậy, cần đi sâu phân tích để thấy được những mặt được và những mặt hạn chế để có giải pháp kịp thời và hiệu quả. 2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Vật liệu xây dựng Cầu Đuống 2.1. Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm: tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Để hình thành hai loại tài sản này phải có các nguồn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Ta xem xét tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh qua bảng 4 sau: Bảng 4: Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Đơn vị: nghìn đồng STT Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 1 Vốn dài hạn 8.265.813 8.097.246 11.019.207 - Vốn chủ sở hữu 5.279.204 5.364.546 5.854.719 - Nợ dài hạn 2.986.609 2.732.700 5.164.488 2 TSCĐ và đầu tư dài hạn 7.870.387 8.078.571 9.852.079 - Tài sản cố định 7.870.387 7.688.884 9.500.860 - Xây dựng cơ bản dở dang 0 389.687 351.219 3 Vốn lưu động thường xuyên (1)-(2) 395.426 18.675 1.167.128 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Vật liệu xây dựng Cầu Đuống Qua bảng ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu không đủ để tài trợ cho tài sản cố định. Do đó công ty đã vay dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định. Việc sử dụng nợ dài hạn để đầu tư cho tài sản cố định là hợp lý, giúp công ty đảm bảo được nguồn vốn để kinh doanh. Song năm 2000 công ty phải trả lãi ngân hàng lớn làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Để tiến hành sản xuất kinh doanh chỉ chuẩn bị và đầu tư máy móc thiết bị thôi thì chưa đủ, doanh nghiệp còn cần phải đảm bảo đủ vốn lưu động đáp ứng cho nhu cầu vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là số lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản lưu động bao gồm hàng tồn kho và các khoản phải thu. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty Vật liệu xây dựng Cầu Đuống trong 3 năm như sau: Bảng 5: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên Đơn vị: nghìn đồng STT Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 1 Nợ ngắn hạn 4.707.346 7.939.411 8.106.893 2 Các khoản phải thu 166.894 1.239.186 780.096 3 Hàng tồn kho 3.406.854 4.662.054 7.024.962 4 Nhu cầu VLĐ thường xuyên (2)+(3)-(1) -1.133.598 -2.038.171 -301.835 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Vật liệu xây dựng Cầu Đuống Trong 3 năm 1998, 1999 và năm 2000 nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty đều <0, có nghĩa là các nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài đã dư thừa để tài trợ các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không cần nhận vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh. Như vậy công ty cần phải cân đối lại nguồn vốn đảm bảo cho tài sản của doanh nghiệp, tránh hiện tượng thừa vốn hoặc thiếu vốn. 2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty Vật liệu xây dựng Cầu Đuống 2.2.1. Cơ cấu tài sản cố định của công ty Vật liệu xây dựng Cầu Đuống Tài sản cố định là hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định, vì vậy việc đánh giá cơ cấu tài sản cố định của doanh nghiệp có một ý nghĩa khá quan trọng trong khi đánh giá tình hình vốn cố định của doanh nghiệp. Nó cho ta biết những nét sơ bộ về công tác đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, về việc bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất của các máy móc trang thiết bị của công ty. Ta có thể xem cơ cấu tài sản cố định của công ty Vật liệu xây dựng Cầu Đuống qua bảng sau: Bảng 6: Cơ cấu tài sản cố định của công ty Đơn vị: nghìn đồng STT Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 GTCL % GTCL % GTCL % 1 Nhà cửa vật kiến trúc 550.927 7 547.448 7,12 646.058 6,8 2 Máy móc, thiết bị 6.473.393 82,25 6.505.564 84,61 8.176.441 86,06 3 Phương tiện vận tải 846.067 10,75 635.872 8,27 678.361 7,14 4 Tổng cộng 7.870.387 100 7.688.884 100 9.500.860 100 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Vật liệu xây dựng Cầu Đuống Với hoạt động chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng và thi công xây lắp nên công ty Vật liệu xây dựng Cầu Đuống có cơ cấu tài sản cố định rất đặc trưng. Giá trị bộ phận máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn, chiếm chủ yếu là hai lò nung Tuylen và các loại máy sản xuất gạch, máy ủi, máy xúc,... Tỷ trọng của các máy móc thiết bị chiếm 82,25% giá trị còn lại của tài sản cố định năm 1998 nhưng đến năm 2000 lại tăng lên chiếm 86,06% giá trị còn lại của tài sản cố định. Các tài sản cố định là nhà cửa vật kiến trúc bao gồm: trụ sở công ty, nhà sản xuất, các thiết bị văn phòng,... nói chung giữ ở mức ổn định khoảng 7%. Những tài sản cố định này không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất nên công ty cũng chỉ duy trì ở mức vừa đủ để đảm bảo quản lý, điều hành hoạt động của công ty. Do đặc thù của ngành sản xuất vật liệu xây dựng cơ cấu tỷ trọng của phương tiện vận tải có xu hướng giảm xuống. Đặc biệt năm 1999 không được đầu tư đổi mới chỉ chiếm 8,27% giá trị còn lại của tài sản cố định. Doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề này vì trong xu hướng phát triển của công ty sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ do vậy rất cần đến phương tiện vận tải. 2.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty Vật liệu xây dựng Cầu Đuống Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty ta căn cứ vào năng lực hoạt động của tài sản cố định thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định như hiệu suất sử dụng tài sản cố định, sức sinh lời của tài sản cố định, hiệu suất sử dụng vốn cố định,... (xem bảng 7 trang bên). Qua bảng 7 ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản cố định có xu hướng tăng dần. Năm 1998 một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định tạo ra được 0,843 đồng doanh thu thuần trong một năm. Tỷ lệ này sang đến năm 1999 là 1,106 tăng 31,19% so với năm 1998 đây là kết quả rất đáng khích lệ. Song đến năm 2000 tỷ lệ này là 1,169 tăng 5,69% so với năm 1999, trong khi đó tốc độ tăng doanh thu thuần lớn hơn so với tốc độ tăng nguyên giá tài sản cố định. Như vậy chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2000 là kém, công ty phải có biện pháp để nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Bảng 7: Hiệu quả sử dụng vốn cố định Đơn vị: nghìn đồng STT Chỉ tiêu Năm % tăng giảm 99-98 % tăng giảm 00-99 1998 1999 200 1 Doanh thu thuần 11.226.166 15.579.460 18.654.944 38,78 19,74 2 Lợi nhuận trước thuế 346.891 379.334 605.679 9,35 59,67 3 Nguyên giá bình quân TSCĐ 13.318.209 14.082.164 15.955.463 5,74 13,3 4 Vốn cố định bình quân 8.204.648 7.779.635 8.594.872 -5,18 10,48 5 Hiệu suất sử dụng TSCĐ (1)/(3) 0,843 1,106 1,169 31,19 5,69 6 Sức sinh lời của TSCĐ (2)/(3) 0,026 0,027 0,379 3,85 1303,7 7 Suất hao phí TSCĐ (3)/(1) 1,186 0,904 0,855 -23,77 -5,42 8 Hiệu suất sử dụng VCĐ (1)/(4) 1,368 2,002 2,17 46,34 8,39 9 Hiệu quả sử dụng VCĐ (2)/(4) 0,042 0,048 0,070 14,28 45,83 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Vật liệu xây dựng Cầu Đuống Sức sinh lời của tài sản cố định năm 1998 là 0,026 tức là trung bình một đồng nguyên giá tài sản cố định tạo ra 0,026 đồng lợi nhuận, đến năm 2000 tỷ lệ này tăng rất cao lên tới 0,379 nguyên nhân là do năm 2000 lợi nhuận trước thuế của công ty đạt được ở mức cao. Suất hao phí tài sản cố định có chiều hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao, năm 1998 để tạo ra một đồng doanh thu thuần công ty phải bỏ ra 1,186 đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định, đến năm 2000 để có được một đồng doanh thu thuần công ty phải bỏ ra 0,855 đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đó là điều rất đáng khích lệ. Hiệu suất sử dụng vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định năm sau đều tăng so với năm trước. Năm 1998 một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất thì tạo ra được 0,042 đồng lợi nhuận sang đến năm 2000 thì một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất tạo ra được 0,07 đồng lợi nhuận. Nhìn chung hiệu suất sử dụng vốn cố định, hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty có thể nói là chấp nhận được mặc dù vẫn ở mức thấp nhưng hệ số doanh lợi vốn và doanh lợi vốn chủ sở hữu là quá thấp chỉ đạt được từ 0,03 đến 0,05; chứng tỏ chi phí bán hàng và quản lý còn quá cao, công ty cần có giải pháp giảm chi phí này. 2.2.3. Đánh giá hoạt động quản lý bảo toàn và đầu tư đổi mới trang thiết bị tại công ty Vật liệu xây dựng Cầu Đuống a. Công tác khấu hao thu hồi vốn cố định Như ta đã biết, trong một chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp chỉ một bộ phận của tài sản cố định được chuyển hoá vào giá trị của sản phẩm. Như vậy, sau một chu kỳ sản xuất một bộ phận của vốn cố định được chuyển hoá thành hình thái tiền tệ và được doanh nghiệp thu hồi lại dưới hình thức trích khấu hao tài sản cố định. Để đảm bảo cho việc bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giá trị trích khấu hao phải phù hợp với hao mòn thực tế của tài sản cố định (kể cả hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình) và doanh nghiệp phải có kế hoạch sử dụng quỹ khấu hao để đầu tư trang thiết bị tài sản cố định một cách hiệu quả. Việc trích khấu hao của doanh nghiệp chỉ có thể thực sự chính xác khi đáp ứng được ba yêu cầu trong công tác quản lý vốn cố định. Thứ nhất, doanh nghiệp phải thường xuyên đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định thông qua công tác kiểm kê, theo dõi tài sản cố định để giá trị tài sản thực tế khớp đúng với giá trị trên sổ sách. Nguyên giá và giá trị còn lại thực tế của tài sản là cơ sở quan trọng để điều chỉnh việc tính khấu hao đảm bảo phù hợp, chính xác. Thứ hai, doanh nghiệp phải lựa chọn phương pháp tính khấu hao phù hợp. Lựa chọn phương pháp trích khấu hao doanh nghiệp phải căn cứ trên mức độ hao mòn thực tế, đặc biệt là hao mòn vô hình của tài sản. Thứ ba, doanh nghiệp phải có mức khấu hao hợp lý, mức khấu hao phụ thuộc vào phương pháp khấu hao và tình trạng sử dụng tài sản trong thực tế sản xuất kinh doanh. Những tài sản hoạt động liên tục sát với công suất thiết kế cần phải được điều chỉnh mức khấu hao hợp lý để phản ánh đúng mức độ hao mòn của nó. Những tài sản tạm thời không được sử dụng cũng phải có mức khấu hao riêng để đảm bảo giá trị thực tế phù hợp với giá trị sổ sách. Tại công ty Vật liệu xây dựng Cầu Đuống trong thời gian qua việc quản lý và thu hồi vốn cố định đã được chú ý. Công ty đã xây dựng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0045.doc
Tài liệu liên quan