Lời nói đầu
Phần I: Vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
I Vốn và vai trò của vốn đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
1. Khái niệm
2. Phân loại vốn
2.1 Phân loại vốn theo phương thức chu chuyển
2.2 Phân loại vốn theo nguồn hình thành
2.3 Phân loại vốn theo thời gian huy động và sử dụng
3. Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp
II Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp
1. Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn
2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
3.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
3.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
III Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn
1. Các nhân tố khách quan
1.1 Môi trường tự nhiên
88 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xi măng Bỉm Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xi măng mà người ta sử dụng các chất phụ gia với tỉ lệ pha khá nhau.
Xi măng bột ra khỏi máy nghiền, dùng hệ thống nén khí để chuyển vào 8 xi lô chứa sau đó được chuyển sang xưởng đóng bao. Lúc đó thu được thành phẩm là xi măng bao.
Sơ đồ quy trình công nghệ này có thểđược biểu diễn theo sơ đồ sau:
Khai thác nguyên liệu
Nghiền nguyên liệu
Nung clinker
Thành phẩm
Đóng bao
Nghiên xi mawmăng
3.2. Về thị trường của công ty:
Trước kia thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty trải khắp cả nước, nhưng sau đó do sự ra đời của nhiều nhà máy sản xuất xi măng với công nghệ tiên tiến hơn nên thị trường của công ty đã bị thu hẹp lại. Sau đây là một số địa bàn chính của thị trường tiêu thụ của công ty:
Địa bàn do Công ty vật tư kỹ thuật xi măng quản lý( Hà Nội, Hà Tây, Hoà Bình…). Đây là thị trường tiêu thụ xi măng vào loại lớn nhất của nước ta, với khoảng 2 triệu tấn/năm, đồng thời ở đây cũng tập trung rất nhiều xi măng của các công ty khác nhau nên việc tiêu thụ cạnh tranh rất quyết liệt. Thị phần của Công ty xi măng Bỉm Sơn rất nhỏ(6%) ở địa bàn này và chỉ tiêu thụ được ở một số huyện của tỉnh Hà Tây và vành đai Hà Nội.
Địa bàn Thái Bình: Thái Bình là tỉnh thuần nông, các công trình xây dựng lớn không nhiều, ước tính nhu cầu tiêu thụ xi măng trên thị trường này từ 90.000 đến 110.000 tấn/năm, xi măng Bỉm Sơn đang được tiêu dùng ở Thái Bình tin tưởng sử dụng. Nhưng địa bàn này do Tổng công ty phân bổ nên việc mở rộng thị trường, tạo thế chủ động trong kinh doanh của xi măng Bỉm Sơn bị hạn chế , đồng thời do giá bán của xi măng Bỉm Sơn cao hơn giá bán của các loại xi măng khác từ 20.000 đến 30.000 đồng/tấn và việc mở rộng thị trường, tăng cường đưa xi măng Bỉm Sơn về địa bàn này trong các năm qua chưa được chi nhánh Thái Bình chú ý quan tâm nên thị phần của công ty ở đây chỉ đạt 17%.
Địa bàn Nam Định, Ninh Bình: hai tỉnh này có nhu cầu xi măng từ 480.000 đến 520.000 tấn/năm, là địa bàn có ít các cơ sở đầu tư xây dựng lớn, với cơ cấu tiêu dùng xi măng là 40%cho xây dựng cơ bản và giao thông nông thôn, 60% cho nhu cầu tiêu dùng của dân cư , xi măng Bỉm Sơn trên thị trường này uy tín vẫn còn rất cao đối với người tiêu dùng nên thị phần của công ty trên địa bàn này chiếm 40%.
Địa bàn Thanh – Nghệ – Tĩnh là một địa bàn có nhu cầu xi măng rất lớn ước khoảng 1 triệu tấn/năm. Từ tháng 7/2000 trở về trước đây là địa bàn truyền thống của xi măng Bỉm Sơn nhưng từ khi có thêm xi măng Nghi Sơn và nay có thêm xi măng Hoàng Mai thì thị trường này cạnh tranh gay gắt và có ưu thế thuộc về xi măng Nghi Sơn. Theo số liệu thống kê năm 2000 thì thị phần của xi măng Bỉm Sơn tại Thanh Hoá là 60%, Nghệ An là 37%, Hà Tĩnh là 50% và thị phần của công ty đang có khả năng giảm dần.
Địa bàn miền Trung từ Bình Trị Thiên trở vào: ở địa bàn Bình Trị Thiên thì uy tín của xi măng Bỉm Sơn vẫn còn in đậm trong tiềm thức của mọi người. Thị phần của công ty đang được nâng cao , hiện nay là 40%, việc kinh doanh của công ty không thông qua đại lý nào mà do Công ty KDTCXM Huế đảm nhiệm. Còn ở miền Trung tuy có nhu cầu cao 1 triệu tấn/năm , nhưng xi măng Bỉm Sơn chỉ chiếm một lượng rất ít mặc dù Công ty VLXD & XL Đà Nẵng tích cực tìm cách đẩy mạnh việc tiêu thụ xi măng Bỉm Sơn
Thị trường Lào: Đây là một thị trường mà nhu cầu xi măng đang tăng lên. Xi măng Bỉm Sơn có nhiều lợi thế hơn về xuất khẩu so với các nhà máy xi măng khác trong Tổng Công ty và đã được người tiêu dùng Lào chấp nhận. Tuy nhiên do điều kiện vận tải và tài chính của công ty khó khăn nên chưa đáp ứng được việc phát triển thị phần của mình trên thị trường này.
II. Thực trạng hiệu quả của việc sử dụng vốn của công ty xi măng Bỉm Sơn:
1.Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua:
Ra đời được 22 năm, đã hoạt động sản xuất kinh doanh được 21 năm, xi măng Bỉm Sơn đã đóng góp cho đất nước được khoảng 19 triệu tấn sản phẩm, tham gia xây dựng nhiều công trình trọng điểm của quốc gia.
Trong những năm cuối thập kỷ 90, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực nên đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm sút, nền kinh tế của chúng ta phát triển chậm lại. Điều đó đã làm cho nghành công ngiệp xi măng gặp phải nhiều khó khăn, nhưng xi măng Bỉm Sơn mang biểu tượng con voi trong 5 năm cuối thập niên 90 vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 4,5% so với năm năm đầu 1991-1995( đây là giai đoạn mà toàn nghành nói chung và xi măng Bỉm Sơn nói riêng có tốc độ tăng trưởng cao) và so với 5 năm đầu của thời kỳ đổi mới tăng 170%.
Những năm gần đây xi măng Bỉm Sơn với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty cùng với sự giúp đỡ của lãnh đạo Tổng Công ty xi măng Việt Nam, các cấp uỷ chính quyền trung ương và địa phương, xi măng Bỉm Sơn đã đạt được một số các kết quả nhất định, có thể thấy rõ hơn thông qua một số chỉ tiêu sau:
Bảng 1: Kết qủa sản xuất kinh doanh trong 3 năm qua
Đơn vị : Triệu đồng.
Số TT
Chỉ tiêu
Năm
Tỉ lệ (%)
1999
2000
2001
00/99
01/00
1
2
3
4
5
6
7
Tổng doanh thu
Doanh thu thuần
Lợi nhuận trước thuế
Tỷxuất LNTT/DTTx100
Nộp NSNN
Tổng quỹ lương
TNBQ người/tháng
757.945
757.945
81.240
10,72
127.952
53.848
1,51
909.374
909.374
84.918
9,34
142.565
81.406
2,26
856.045
856.045
87.161
10,18
96.482
72.240
2,15
120
120
104,54
87,13
111,42
151,18
149,67
94,13
94,13
102,64
108,99
67,67
88,74
95,13
Nguồn: báo cáo tài chính công ty xi măng Bỉm Sơn
Trước đi vào phân tích đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong vài năm gần đây, ta có thể điểm qua những nét khái quát về tình hình của nghành sản xuất xi măng nói chung cũng như của công ty nói riêng.
Theo điều tra của các cơ quan chức năng Nhà nước, tình hình chung của nền kinh tế Việt Nam trong những năm từ 1991 đến 1997 thì tốc độ phát triển duy trì ở mức độ cao và ổn định (từ 8% đến 9,5%) nên nhu cầu xi măng cũng tăng lên rất nhanh từ 1989 đến 1995 là 400% (năm 1989 nhu cầu là 1,8 triệu tấn/năm đến năm 1995 là 7 triệu, rồi 9,2 triệu năm 1997 và 10,5 triệu năm 1998). Do nhu cầu xi măng tăng nhanh và chính phủ tập trung phát triển nghành công ngiệp xi măng bằng nhiều con đường nên năm 1998 về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu xi măng cho đất nước.
Nhưng từ cuối năm 1997 đến nay cuộc khủng hoảng kinh tế ở Đông á và Đông Nam á đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế nước ta. Tốc độ phát triển kinh tế năm 1997 chỉ đạt 5,85%, đến năm 1999 chỉ còn 5,5%. Do vậy nhu cầu xi măng giảm mạnh, cung đã vượt cầu.
Vì vậy năm 1999 nghành sản xuất xi măng nói chung và công ty xi măng Bỉm Sơn nói riêng gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Năm 1999 công ty có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ 1.030.000 tấn sản phẩm, lợi nhuận đạt 78,485 tỷ và nộp ngân sách 71,17 tỷ.
Năm 1999 phát huy thành tích đã đạt được trong những năm qua cùng với truyền thống lao động sáng tạo, sự cố gắng phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty cũng như sự chỉ đạo sát sao của Tổng công ty xi măng Việt Nam, sự quan tâm tạo điều kiện của các cơ quan chức năng, sự phối hợp tạo điều kiện của các doanh nghiệp trong và ngoài Tổng công ty xi măng Việt nam. Năm 1999 công ty đã hoàn thành được cơ bản các chỉ tiêu kế hoạch được giao, sản xuất và tiêu thụ được 1.119.000 tấn, bằng 91,76% so với năm 1998, đạt 108,64% kế hoạch năm 1999, lợi nhuận đạt 81 tỷ 240 triệu đồng và nộp ngân sách Nhà nước 127 tỷ 952 triệu đồng.
Năm 2000, công ty đã sản xuất và tiêu thụ được 1.391.235 tấn sản phẩm, trong đó xi măng là 1.260.649 tấn và klinker là 130.586 tấn, đạt 116% kế hoạch và bằng 124,33% so với 1999. Tổng doanh thu của công ty năm 2000 đạt 909 tỷ 374 triệu đồng, so với năm 1999 là đạt mức tăng trưởng 120% và tăng 151 tỷ 429 triệu đồng là về số tuyệt đối. Lợi nhuận trước thuế của công ty là 84 tỷ 918 triệu đồng, trong đó lợi nhuận từ hoạt động tài chính là 3tỷ 435 triệu đồng ( từ việc mua cổ phiếu của Công ty cổ phần bao bì Bỉm Sơn và từ các hoạt động tài chính khác ) , lợi nhuận bất thường của công ty đạt 4 tỷ 022 triệu đồng còn lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 77 tỷ 461 triệu đồng.
Năm 2000, công ty đã nộp ngân sách Nhà nước được 142 tỷ 565 triệu đồng, đạt 142% kế hoạch và tăng so với năm 1999 là 111,42% tương ứng với số tuyệt đối là 14 tỷ 613 triệu. Cùng với sự tăng lên của tổng doanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế,… đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty cũng được cải thiện đáng kể . Tổng quỹ lương năm 2000 bằng 151,18% so với năm 1999, đây là số tương đối, còn về số tuyệt đối thì năm 2000 tăng so với năm 1999 là 27 tỷ 558 triệu đồng, nhờ đó mà thu nhập của người lao động cũng được nâng lên, với mức lương thu nhập bình quân của một người lao động trong một tháng của năm 1999 là 1,51 triệu thì đến năm 2000 đã được nâng lên 2,26 triệu đồng, tăng 149,67 %.
Nói chung, so với năm 1999, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty năm 2000 vẫn có sự tăng trưởng đáng kể, tuy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2000 là 9,34 % giảm so với năm 1999 (10,72%) nhưng đây là một con số lớn – trong 100 đồng doanh thu thuần thì có 9,34 đồng lợi nhuận trước thuế.
Bước sang năm 2001, đây là năm mà Công ty xi măng Bỉm Sơn bắt đầu bước vào công cuộc cải tạo, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất của mình, trong thời gian cải tạo thì sẽ đóng cửa một dây chuyền, chỉ chạy một dây chuyền. Chính vì thế sản lượng của công ty năm nay giảm. Cụ thể là công ty đề ra kế hoạch trong năm 2001 này là sẽ sản xuất và tiêu thụ 1.100.000 tấn trong đó xi măng là 1.070.000 tấn và klinker là 30.000 tấn.
Đến cuối năm 2001, theo các số liệu cụ thể thì kết quả đạt được thật khả quan .Trong năm 2001, công ty đã sản xuất và tiêu thụ được 1.108.000 tấn sản phẩm ( bao gồm xi măng và klinker), vượt kế hoạch đề ra 8000 tấn, đây là con số tuy không lớn nhưng đã khẳng định được sự nổ lực của toàn bộ công nhân và sự lãnh đạo cuả công ty, đặc biệt là của bộ phận kinh doanh.
Tổng doanh thu năm 2001 đạt 856 tỷ 045 triệu đồng bằng 94,13% so với năm 2000, về số tuyệt đối thì tổng doanh thu năm 2001 giảm so với năm 2000 là 53 tỷ 329 triệu đồng. Lợi nhuận trước thuế năm 2001 là 87 tỷ 161 triệu đồng, so với năm 2000 đạt 102,64% tương ứng với mức tăng là 2 tỷ 243 triệu, sở dĩ có được mức lợi nhuận này là do công ty đã phát huy khả năng sáng tạo của cán bộ công nhân viên công ty nhằm giảm giá thành sản xuất, tiết kiệm được thời gian trong sản xuất. Cũng trong năm này, công ty đã nộp vào ngân sách Nhà nước được 96 tỷ 482 triệu đạt 102% so với kế hoạch và bằng 67,67% so vơí năm 2000, về số tuyệt đối thì giảm 46 tỷ 083 triệu đồng.
Tuy năm 2001 này đa số thời gian trong năm chỉ chạy có một dây chuyền nhưng đời sống của cán bộ công nhân viên công ty so với năm 2000 cũng có sự thay đổi không đáng kể. Cụ thể là tổng quỹ lương của công ty là 72 tỷ 240 triệu đồng bằng 88,74% so với năm 2000, về số tuyệt đối thì giảm 9 tỷ 166 triệu. Thu nhập bình quân của một người lao động trong tháng là 2,15 triệu, bằng 95,13% so với năm 2000.
Mặt khác trong tổng số 87 tỷ 161 triệu đồng là lợi nhuận trước thuế của Công ty thì 5 tỷ 394 triệu đồng là phần lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính của công ty, có sự tăng lên so với năm 2000 (năm 2000 thì khoản này là 3 tỷ 435 triệu) , nguyên nhân chủ yếu là do sự làm ăn có hiệu quả của công ty cổ phần bao bì Bỉm Sơn. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính của công ty là 79 tỷ 641 triệu đồng, so với năm 2000 thì tăng 2 tỷ 181 triệu đồng, điều này càng khẳng định rõ quyết tâm của công ty trong việc nỗ lực làm giảm giá thành sản xuất sản phẩm của công ty.
Trên đây là một số nét về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong vài năm qua. Có được kết quả trên thì công tác tài chính của công ty cũng đóng góp một phần đáng kể vào những thành công đó.
Bảng 2. Tình hình tài chính của công ty qua các năm
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm
Chênh lệch 2000/1999
Chênh lệch 2001/2000
1999
2000
2001
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
1
Tổng tài sản
Trđ
591.495
775.040
1.141.300
183.545
31,03
366.260
47,27
2
Tài sản lưu động
Trđ
420.328
429.537
817.727
9.209
2,19
388.190
90,37
3
Vốn bằng tiền
Trđ
37.606
39.811
30.787
2.205
5,86
-9.024
-22,67
4
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Trđ
171.167
345.503
323.573
174.336
101,85
-21.930
-6,35
5
Tổng nguồn vốn
Trđ
591.495
775.040
1.141.300
183.545
31,03
366.260
47,27
6
Nợ phải trả
Trđ
210.327
329.513
776.945
119.186
56,67
447.432
135,78
7
Nợ ngắn hạn
Trđ
75.252
194.418
145.920
119.166
168,35
-48.498
-24,94
8
Nợ dài hạn
Trđ
135.075
135.095
631.025
20
0,01
495.930
367,10
9
Vốn chủ sở hữu
Trđ
381.168
445.527
364.355
64.359
16,88
-81.172
-18,22
10
Tỷ suất tự tài trợ (9)/(5)
%
64,44
57,48
31,92
-
-
-
-
11
Tỷ suất đầu tư tài sản dài hạn (4)/(1)
%
28,94
44,58
28,35
-
-
-
-
12
Hệ số nợ
(6)/(1)
%
35,56
42,51
68,07
-
-
-
-
13
Tỷ suất tài trợ hiện hành
(2)/(7)
-
5,58
2,21
5,60
-
-
-
-
14
Tỷ suất thanh toán tức thời (3)/(7)
-
0,50
0,20
0,21
-
-
-
-
15
Tỷ suất tự tàI
trợ TSCĐ
(9)/(4)
%
222,69
128,95
112,60
-
-
-
-
Nguồn : báo cáo tài chính công ty xi măng Bỉm Sơn
Qua những số liệu tính toán trên đây ta có thể thấy được khái quát tình hình tài chính của công ty trong ba năm gần đây. Trước hết ta thấy tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty liên tục tăng qua các năm. Năm 2000 tổng tài sản tăng 31,03%so với năm 1999 tương ứng với số tiền là 183 tỷ 545 triệu đồng, năm 2001 tổng giá trị tài sản tăng47,42% so với năm 2000 và đạt giá trị là 1.143 tỷ 300 triệu đồng. Điều đó cho thấy công ty có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn tài trợ cho các tài sản của công ty để có thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc tăng tài sản cũng như nguồn vốn của công ty đã thực sự hợp lý hay chưa thì ta có thể xem xét nó qua việc đánh giá một số chỉ tiêu tài chính của công ty để có một cái nhìn khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Về tỷ suất tài trợ, năm 1999 chỉ tiêu này đạt 64,44% đến năm 2000 giảm xuống còn 57,48% và 31,92% là con số của năm 2001. Trong khi nguồn vốn của doanh nghiệp tăng nhanh mà nguồn vốn chủ sở hữu lên xuống thất thường, như vậy là không hợp lý, qua đó có thể thấy rằng mức độ độc lập về tài chính của công ty là thấp.
Về tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn, năm 1999 tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm 28,94% tổng tài sản, con số này của năm 2000 là 44,58% và 28,35% là số liệu của năm 2001. Nhìn chung thì tỷ lệ này tương đối thấp, điều đó thể hiện tài sản cố định không đóng vai trò quan trọng lắm trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng, nó phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là chưa cao.
Ngoài ra tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn tăng nhanh. Qua các năm 1999 tỷ lệ này là 35,56% và đến năm 2001 thì nó đã là 68,07%. Điều này dễ thấy vì nợ phải trả của công ty năm 1999 là 210 tỷ 327 triệu, năm 2000 là 329 tỷ 513 triệu tăng 56,67% so với năm 1999 và 2001 con số này là 776 tỷ 945 triệu tăng so với năm 2000 là 135,78%. Như thế ở năm 1999 và năm 2000 trong nguồn vốn kinh doanh thì vốn chủ sở hữu vẫn chiếm đa số, nhưng đến năm 2001 thì vốn kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu là sử dụng vốn vay. Sở dĩ năm 2001 công ty sử dụng cơ cấu vốn như thế này là do công ty tiến hành các hoạt động huy động vốn để cải tạo dây chuyền công nghệ sản xuất của công ty tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định của công ty năm 1999 là 222,69%, năm 2000 là 128,95% và của năm 2001 là 112,60% tỷ suất này có xu hướng giảm dần là do tài sản cố định biến động tăng lớn hơn lượng tăng chủ sở hữu và tốc độ giảm (tương ứng với từng năm) cũng nhỏ hơn của vốn chủ sở hữu, nhưng tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định này đều lớn hơn 1, điều đó chứng tỏ công ty có khả năng tài chính vững vàng và lành mạnh.
Tỷ suất thanh toán hiện hành của công ty năm 1999 là 5,58 lần , bước sang năm 2000 do sự tăng nhanh của nợ ngắn hạn (tăng gấp 2,58 lần) so với năm 1999 trong khi tài sản lưu động tăng chậm (2,19%) nên năm 2000 tỷ suất thanh toán hiện hành của công ty chỉ đạt 2,21 lần , và năm 2001 với sự tăng nhanh trở lại của tài sản lưu động, tỷ suất này là 5,6 lần. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là rất lớn đảm bảo được sự phát triển ổn định của công ty.
Tỷ suất thanh toán tức thời của công ty trong ba năm 1999, 2000, 2001 tương đối thấp ( 0,50 ; 0,20 ; 0,21 ) cho thấy khả năng thanh toán ngay của công ty là không lớn.
Qua sự tính toán và phân tích các chỉ tiêu cụ thể, ta có thể có một kết luận sơ bộ về tình hình tài chính của công ty trong một số năm qua là tốt, có thể đối phó được với tình huống bất lợi cho công ty, đủ đảm bảo cho công ty phát triển ổn định trong thời gian tới.
Ngoài ra ta còn phải xem xét xem hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong các năm qua như thế nào thì mới có thêm cơ sở để đánh giá về tình hình tài chính của công ty một cách chính xác hơn .
Bảng 3: hiệu quả sử dụng vốn tại công ty
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
1
2
3
4
5
6
7
8
Doanh thu
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Doanh lợi vốn (2)/(4)x100
Doanh lợi vốn chủ sở hữu
(3)/(5)x100
Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ
-
-
-
757.945
81.240
55.243
591.495
381.168
1,28
13,73
14,49
909.374
84.918
57.744
775.040
445.527
1,75
10,96
12,96
856.045
87.161
60.842
1.141.300
364.355
0,75
7,64
16,70
Nguồn : báo cáo tài chính công ty xi măng Bỉm Sơn
Năm 1999, hiệu suất sử dụng tổng tài sản cố định là 1,28 nó cho biết trong năm 1999 một đồng tài sản đem lại cho công ty 1,28 đồng doanh thu, đến năm 2000 con số này là 1,17 và đến năm 2001 chỉ còn lại 0,75 đồng doanh thu, điều này cho thấy nguồn vốn của công ty tăng nhanh trong đó mức doanh thu có tốc độ tăng chậm hơn, tuy nhiên so với các nghành khác thì hiệu suất này là khá cao.
Cùng với sự giảm về hiệu suất sử dụng tổng tài sản doanh lợi vốn cũng giảm dần, năm 1999 mức này là 13,73%, tức là khi bỏ 100 đồng vốn vào kinh doanh thì thu được 13,73 đồng lợi nhuận trước thuế, đến năm 2000 và 2001 thì số lợi nhuận trước thuế thu được là 10,96 đòng và 7,64 đồng. Tuy thế nhưng doanh lợi vốn chủ sở hữu lạI tăng lên (tổng thể 3 năm). Năm 1999, với 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào kinh doanh thì thu được 14,49 đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2001 là 16,7 đồng
Qua nhưng chỉ tiêu phân tích sơ bộ trên ta có thể thấy được hiệu quả sử dụng vốn của công ty đang có xu hướng giảm dần, điều này có thể được lý giảI thông qua việc sản xuất kinh doanh của công ty đang gặp phảI sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các đối thủ có nhiều lợi thế hơn. Tuy những kết quả về hiệu quả sử dụng vốn của công ty là cao song chúng ta cũng cần phảI đI sâu phân tích chi tiết về hoạt động quản lý và sử dụng vốn của công ty xi măng Bỉm Sơn để thấy được những mặt được và hạn chế để đưa ra giải pháp kịp thời hiệu quả.
2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xi măng Bỉm Sơn :
2.1. Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh:
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có tài sản bao gồm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn; tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Để hình thành hai loại tài sản này thì doanh nghiệp phải có các nguồn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn ngắn hạn. Đối với công ty xi măng Bỉm Sơn thì tình hình tài trợ cho các loại tài sản được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4: Tình hình đảm bảo của nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
1
Vốn dài hạn:
- Vốn chủ sở hữu
- Nợ dài hạn
516.243
381.168
135.075
580.622
445.527
135.095
995.380
364.355
631.025
2
TSCĐ & đầu tư dài hạn:
- TSCĐ
- Đầu tư tài chính dài hạn
- Xây dựng CBDD
171.167
145.649
23.963
1.555
345.503
100.429
24.093
220.981
323.573
105.075
20.495
198.003
3
Vốn ngắn hạn
- Nợ ngắn hạn
75.252
75.252
194.418
194.418
145.920
145.920
4
Tài sản lưu động
420.328
429.537
817.727
5
Vốn lưu động thường xuyên
(1)-(2) hay (4)-(3)
345.067
235.119
671.807
Nguồn : báo cáo tài chính công ty xi măng Bỉm Sơn
Trong giai đoạn 3 năm 1999-2001, nhìn chung một cách tổng thể thì vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là bị giảm xuống, đó là do năm nào doanh nghiệp cũng phải trích nộp khấu hao cho Tổng công ty (phương pháp khấu hao mà công ty áp dụng là phương pháp khấu hao theo đường thẳng), trong khi đó nguồn vốn do ngân sách cấp là thất thường . Điều này dễ lý giải là do Tổng công ty phải tìm cách phân bổ nguồn vốn cho các thành viên của Tổng công ty , đặc biệt là do một số nhà máy đang đi vào cải tạo dây chuyền công nghệ và mở rộng nhà máy như nhà máy xi măng Hải Phòng, trong khi đó công ty xi măng Bỉm Sơn mới bắt đầu đi vào cải tạo.
Trước hết ta thấy trong cơ cấu tài sản của công ty thì tài sản lưu động thường xuyên chiếm một tỷ trọng lớn, cụ thể là 71,6% năm 1999 và 55,42% năm 2000, sang năm 2001 là 71,65%. Còn trong cơ cấu nguồn vốn của công ty thì 87,27% là tỷ trọng vốn dài hạn trong tổng nguồn vốn của công ty năm 1999, con số này của năm 2000 và năm 2001 lần lượt là 74,91%; 87,21%.
Mặt khác vốn lưu động thường xuyên của công ty là rất lớn, 345 tỷ 067 triệu là số của năm 1999, đến năm 2000 do chuẩn bị cho công tác cải tạo dây chuyền công nghệ đã giảm xuống còn 235 tỷ 119 triệu và đã tăng lên 671 tỷ 807 triệu vào năm 2001. Qua đó cho thấy việc sử dụng vốn để tài trợ cho các loại tài sản của công ty là đúng đắn , khoản nợ ngắn hạn luôn được đảm bảo bởi nguồn tài sản lưu động lớn.
Qua các số liệu đã có của công ty và các số liệu mà ta tính toán được, thấy được tài sản lưu động của công ty là rất lớn, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . Mà để tài trợ cho tài sản lưu động này ngoài nguồn vốn ngắn hạn còn có phần quan trọng của vốn lưu động thường xuyên . Đấy là về vốn lưu động thường xuyên của công ty. Còn nhu cầu của công ty về nguồn vốn này như thế nào, ta có thể thấy qua bảng sau :
Bảng 5: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty
Đơn vị : Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
1
2
3
4
Nợ ngắn hạn
Các khoản phải thu
Hàng tồn kho
Nhu cầu VLĐ thường xuyên
(2)+(3)-(1)
75.252
257.897
123.226
305.871
194.418
171.011
217.448
194.041
145.920
74.019
709.014
637.113
Nhu cầu vốn lưu động của công ty là lớn, đặc biệt là năm 2001 nhu cầu vốn lưu động lên tới 637 tỷ 113 triệu đồng, năm 1999 là 305 tỷ 871 triệu đồng, và năm 2000 ít hơn năm so với 2 năm kia, chỉ có 194 tỷ 041 triệu đồng. Do đó nhu cầu về vốn lưu động thường xuyên của công ty được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn.
Như vậy công ty cần phải cân đối lại nguồn vốn, giữa vốn dài hạn và vốn ngắn hạn sao cho phù hợp với cơ cấu của công ty, tránh tình trạng thừa vốn dài hạn, thiếu vốn ngắn hạn như hiện nay.
2.2. Thực trang sử dụng vốn cố định tại công ty xi măng Bỉm Sơn :
2.2.1 Cơ cấu tài sản cố định của công ty :
Tài sản cố định là hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định . Vì vậy, khi đánh giá cơ cấu tài sản cố định của công ty có một ý nghĩa khá quan trọng khi đánh giá tình hình vốn của công ty. Nó cho ta biết những nét sơ bộ về công tác đầu tư dài hạn của công ty, về việc bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất của các máy móc trang thiết bị của công ty . ta có thể xem cơ cấu tài sản cố định của công ty xi măng Bỉm Sơn và tỷ trọng của mỗi loại tài sản qua 3 bảng sau:
Bảng 6-7 :Cơ cấu tài sản cố định của công ty
Đơn vị : triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
GTCL
ĐK
GTCL
CK
GTCL
ĐK
GTCL
CK
GTCL
ĐK
GTCL
CK
1
2
3
4
5
Đất đai
Nhà cửa, vật kiến trúc
Máy móc thiết bị
Phương tiện vận tải
Dụng cụ quản lý
3.702
111.245
100.026
2.171
4.704
3.702
72.809
62.802
1.389
4.947
3.174
78.562
57.407
15.580
2.970
3.147
47.824
36.472
8.851
4.135
3.066
54.684
30.564
10.730
2.313
3.066
45.301
26.783
26.246
3.679
6
Tổng
221.848
145.649
157.666
100.429
101.357
105.075
Đơn vị: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
NGĐK
NGCK
NGĐK
NGCK
NGĐK
NGCK
1
2
3
4
5
Đất đai
Nhà cửa, vật kiến trúc
Máy móc thiết bị
Phương tiện, vận tải
Dụng cụ quản lý
3.702
428.076
526.870
38.662
6.331
3.702
421.481
492.462
39.560
7.471
3.147
426.083
516.370
45.624
6.579
3.147
420.118
500.278
68.329
8.273
3.066
425.005
481.295
55.538
7.039
3.066
423.558
488.589
76.102
9.601
6
Tổng số
1.003.641
964.679
997.803
1.000.145
971.943
1.000.916
Nguồn : Báo cáo tài chính công ty xi măng Bỉm Sơn
Qua một số chỉ tiêu của bảng trên ta nhận thấy tổng giá trị tài sản cố định của công ty đang có xu hướng giảm dần. Sự giảm này do nhiều nguyên nhân, cụ thể là về đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị giảm, nó được thể hiện qua:
Giá trị đất đai giảm từ 3 tỷ 702 triệu đồng năm 1999 (chiếm 1,67% tổng tài sản cố định ) xuống còn 3 tỷ 066 triệu đồng năm 2001 (chiếm 2,92% tổng giá trị tài sản cố định - tỷ trọng của nó trong tổng giá trị tài sản cố định tăng là do tổng giá trị tài sản cố định gi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0165.doc