Đề tài Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn trong điều kiện khủng hoảng hiện nay

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 4

A. NHỮNG VẦN ĐỀ VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: 5

I. Các sản phẩm huy động vốn của ngân hàng thương mại: 5

1. Nguồn vốn huy động tiền gửi: 5

- Tiền gửi không kì hạn: 5

- Tiền gửi có kì hạn: 5

- Tiền gửi tiết kiệm: 5

2. Huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá: 6

3. Huy động vốn thông qua hình thức đi vay: 6

- Vay qua thị trường liên ngân hàng: 6

- Vay tổ chức tín dụng khác: 6

II. Vai trò và lợi ích của hoạt động huy động vốn: 7

- Đối với NHTM: 7

- Đối với khách hàng: 7

III. Nội dung quy trình: 7

1. Quy trình tiền gửi không kỳ hạn: 7

1.1 Nghiệp vụ mở tài khoản: 7

1.2 Nghiệp vụ gửi tiền vào tài khoản bằng tiền mặt: 9

1.3 Nghiệp vụ gửi tiền vào tài khoản bằng Séc: 11

1.4 Nghiệp vụ gửi tiền vào tài khoản bằng các hình thức chuyển khoản: 15

1.5 Quy trình nghiệp vụ phát hành, cập nhật sổ tiết kiệm (Update): 17

2. Quy trình tiền gửi có kỳ hạn: 17

2.1 Quy trình mở tài khoản tiền gửi có kỳ hạn mới: 17

2.2 Quy trình giao dịch gửi tiền mặt vào tài khoản tiền gửi có kỳ hạn: 18

2.3 Quy trình giao dịch gửi tiền vào tài khoản tiền gửi có kỳ hạn bằng chuyển khoản: 20

IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại: 23

1. Nhân tố khách quan: 23

a. Hành lang pháp lý 23

b. Yếu tố kinh tế: 23

c. Yếu tố chính trị: 24

d. Yếu tố văn hóa-xã hội-dân cư: 24

Môi trường văn hóa xã hội: 24

e. Yếu tố tâm lý và thói quen tiêu dùng: 25

Yếu tố tâm lý: 25

Thói quen tiêu dùng: 25

2. Nhân tố chủ quan: 25

a. Các sản phẩm và mạng lưới: 25

b. Lãi suất và các dịch vụ gia tăng: 26

c. Cơ sở vật chất, kỹ thuật . 27

d. Danh tiếng, uy tín ngân hàng: 27

B. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN KHỦNG HOẢNG HIỆN NAY: 27

I. Thực trạng huy động vốn của hệ thống ngân hàng thương mại: 27

II. Liên hệ thực tế tại ngân hàng Vietcombank: 30

III. Đánh giá về thực trạng huy động vốn: 33

C. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TRONG ĐIỀU KIỆN KHỦNG HOẢNG HIỆN NAY: 34

I. Xét về mặt vĩ mô: vai trò của chính phủ nhà nước 34

Trong ngắn hạn: 35

Trong dài hạn: 35

II. Xét về mặt vi mô: 36

1. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn: 36

a. Đối với khách hàng cá nhân: 36

b. Đối với khách hàng là doanh nghiệp: 36

2. Cải tiến quy trình thanh toán, tăng cường mở tài khoản cá nhân, séc cá nhân, thẻ thanh toán: 36

3. Chuyên môn hóa, thực hiện giao dịch 1 cửa: 37

4. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên: 37

KẾT LUẬN 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

 

 

docx39 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3870 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn trong điều kiện khủng hoảng hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ởng (Tham khảo Nghiệp vụ rút tiền từ tài khoản bằng hình thức chuyển khoản). 1.5 Quy trình nghiệp vụ phát hành, cập nhật sổ tiết kiệm (Update): - Các nghiệp vụ gửi, rút tiền giữa 2 loại tài khoản TG thanh toán (CA) và TG tiết kiệm KKH (SA) là giống nhau nên Quy trình được xây dựng chung. Tuy nhiên nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm KKH khác với tiền gửi thanh toán là sau mỗi một nghiệp vụ gửi hoặc rút tiền thì giao dịch đó được ghi lại trên một quyển sổ tiết kiệm – “Passbook”. - Khi khách hàng đến Ngân hàng giao dịch có nhu cầu mở TK tiền gửi tiết kiệm, sau khi GDV mở xong TK, hệ thống sẽ tự bật ra màn hình phát hành sổ tiết kiệm mới - “SA issue new passbook” menu ID 2600, GDV nhập số seri sổ tiết kiệm và nội dung cần thiết. Sau đó căn cứ vào loại giao dịch để thực hiện theo nghiệp vụ gửi tiền vào TK tiền gửi theo Quy trình tiền gửi không kỳ hạn. - Khi giao dịch tiền gửi tiết kiệm khách hàng có thể có mang theo sổ ngay, cũng có thể không có sổ như trong trường hợp tiền được chuyển đến bằng các hình thức chuyển khoản,...nếu sau đó khách hàng có yêu cầu in lại sổ, GDV vào màn hình cập nhật sổ tiết kiệm KKH – “ SA update passbook” ID 2601 để thực hiện việc in lại sổ cho khách hàng theo đúng yêu cầu. 2. Quy trình tiền gửi có kỳ hạn: 2.1 Quy trình mở tài khoản tiền gửi có kỳ hạn mới: Thực hiện tương tự Quy trình mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, sử dụng ID menu 3000 – FD Open New Account. Đối với từng loại tiền tệ, trường hợp khách hàng đã có FD Group, GDV không tạo thêm FD Group khác. 2.2 Quy trình giao dịch gửi tiền mặt vào tài khoản tiền gửi có kỳ hạn: Nội dung công việc Tài liệu/ Menu ID Mẫu biểu Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu gửi tiền của khách hàng. Thực hiện: GDV Giao dịch viên tiếp nhận: - Giấy yêu cầu gửi tiền của khách hàng (1liên)/Hợp đồng tiền gửi. - Và chứng minh nhân dân/hộ chiếu nếu khách hàng là cá nhân. Công văn số 1388/CV-KT3 ngày 24/3/2005 BM03 (Công văn 1388/CV-KT3) 07/QT-NV-03 Bước 2: Kiểm tra chứng từ gửi tiền của khách hàng. Thực hiện: GDV - Kiểm tra tính đúng đắn của các yếu tố trên Giấy yêu cầu gửi tiền vào tài khoản. - Đối chiếu Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của khách hàng. - Tính phí nộp tiền (nếu có). - Nếu chứng từ có sai sót, chuyển lại cho khách hàng đề nghị bổ sung hoặc làm mới. - Nếu chứng từ hợp lệ, chuyển sang thực hiện Bước 3. Bước 3: Thu tiền. Thực hiện: GDV. - Trong phạm vi hạn mức được giao, nhận và kiểm đếm tiền mặt theo số tiền ghi trên giấy nộp tiền theo đúng quy định về giao nhận tiền mặt. Chuyển sang thực hiện bước 4. - Trường hợp các giao dịch thu tiền mặt vượt hạn mức, thực hiện một trong hai cách sau: + Cách 1: Chuyển giao dịch sang GDV có hạn mức giao dịch cao hơn để thực hiện. (thực hiện theo lưu đồ 12a, phụ lục I). + Cách 2: Chuyển giao dịch sang bộ phận Quỹ để thực hiện bước 3b (thực hiện theo lưu đồ 12b, phụ lục I). QĐ-KQ-04 Bước 3b: Thu tiền tại Quỹ. Thực hiện: Bộ phận quỹ. - Kiểm đếm tiền mặt theo số tiền ghi trên giấy nộp tiền theo đúng quy định. - Ký và đóng dấu đã thu tiền. - Chuyển chứng từ đóng dấu đã thu tiền sang GDV để thực hiện bước 4. Bước 4: Tạo FDR. Thực hiện: GDV - GDV lựa chọn màn hình tạo FDR mới - “Create new FD receipt” để thực hiện tạo FDR có nội dung phù hợp với Yêu cầu gửi tiền. 3010(FD) 3210(CD) Bước 5: Kiểm soát và duyệt giao dịch tạo FDR. Thực hiện: KSV - Kiểm tra nội dung giao dịch với hồ sơ GDV gửi đến. - Nếu chấp thuận thực hiện duyệt giao dịch và chuyển sang Bước 6. - Nếu không chấp thuận thì gửi trả lại giao dịch và hồ sơ kèm theo lý do yêu cầu thực hiện lại. Bước 6: Nhập giao dịch gửi tiền vào FDR. Thực hiện: GDV - GDV lựa chọn màn hình giao dịch Gửi tiền vào tài khoản tiền gửi có kỳ hạn bằng tiền mặt – “FD placement by cash” và thực hiện việc gửi tiền vào FDR đã mở. - Nhập dữ liệu đúng, đầy đủ và chính xác các trường theo quy định. - Nhập mục thu phí (nếu có). - Nếu trong hạn mức, GDV thực hiện hoàn tất và ký giao dịch và chuyển sang Bước 8. - Nếu vượt hạn mức, GDV ký trên chứng từ, chuyển giao dịch và chứng từ cho KSV để thực hiện phê duyệt theo Bước 7. 3020(FD) 3220(CD) Bước 7: Kiểm soát và duyệt giao dịch. Thực hiện: KSV - Kiểm tra bộ chứng từ thu tiền mặt và đối chiếu với dữ liệu GDV nhập trên máy. - Nếu chấp thuận thì ký trên chứng từ giấy, duyệt giao dịch và chuyển sang Bước 8. - Nếu không chấp thuận thì từ chối duyệt giao dịch và trả lại chứng từ cho GDV kèm theo lý do không chấp thuận. Bước 8: In, trả hồ sơ cho khách hàng và lưu chứng từ. Thực hiện: GDV - GDV in chứng từ giao dịch, FDR, ký tên và chuyển sang kiểm soát viên ký, đóng dấu. - GDV trả FDR, chứng minh nhân dân/hộ chiếu cho khách hàng (khách hàng cá nhân), Hợp đồng tiền gửi (khách hàng tổ chức). - Đối chiếu, tổng hợp, lưu trữ hồ sơ theo chế độ quy định. Ghi chú: - Tuỳ theo điều kiện cán bộ của Chi nhánh, Giám đốc quyết định thực hiện bước 3 theo cách 1 hoặc cách 2 trong trường hợp vượt hạn mức thu tiền mặt nhưng phải đảm bảo an toàn tài sản của Ngân hàng và khách hàng. - Đối với các giao dịch thu tiền mặt do bộ phận Quỹ thực hiện, khi kết thúc giao dịch với khách hàng, GDV thực hiện trên máy bút toán giao tiền nội bộ (menu 8001) về cho bộ phận Quỹ đảm bảo số tiền trên máy và số tiền thực tế của GDV cân về số lượng Công văn số 1388/CV-KT3 ngày 24/3/2005 BM02 (Công văn 1388/CV-KT3) 2.3 Quy trình giao dịch gửi tiền vào tài khoản tiền gửi có kỳ hạn bằng chuyển khoản: Giao dịch gửi tiền vào tài khoản có kỳ hạn có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức như: Gửi tiền vào tài khoản có kỳ hạn bằng hình thức chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi thanh toán, tiết kiệm - FD placement by transfer from CA, SA. Gửi tiền vào tài khoản có kỳ hạn bằng séc nội bộ ngân hàng - FD placement by House Cheque. - Gửi tiền vào tài khoản có kỳ hạn từ tài khoản nội bộ ngân hàng (GL) - FD placement by Misc. Nội dung công việc Tài liệu/ Menu ID Mẫu biểu Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu gửi tiền của khách hàng. Thực hiện: GDV Giao dịch viên tiếp nhận: - Uỷ nhiệm chi (2liên). - Hoặc Hợp đồng tiền gửi/hồ sơ yêu cầu từ bộ phận khác. - Hoặc tờ séc, 3 liên Bảng kê nộp séc và chứng minh nhân dân/hộ chiếu/chứng minh quân nhân nếu khách hàng là cá nhân. Công văn số 1388/CV-KT3 ngày 24/3/2005 BM07 BM20 (Công văn 1388/CV-KT3 ) 07/QT-NV-03 Bước 2: Kiểm tra chứng từ gửi tiền của khách hàng. Thực hiện: GDV - Kiểm tra tính đúng đắn của các yếu tố trên Giấy yêu cầu gửi tiền vào tài khoản - Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các yếu tố trên Uỷ nhiệm chi, hoặc hồ sơ yêu cầu từ bộ phận khác, hoặc từ séc. - Đối chiếu Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của khách hàng. - Tính phí (nếu có). - Nếu chứng từ có sai sót, chuyển lại cho khách hàng đề nghị bổ sung hoặc làm mới. - Nếu chứng từ hợp lệ, chuyển sang thực hiện Bước 3. Bước 3: Tạo FDR. Thực hiện: GDV - GDV lựa chọn màn hình giao dịch, tạo FDR mới - “Create new FD receipt” để thực hiện tạo FDR có nội dung phù hợp với Yêu cầu gửi tiền. 3010(FD) 3210(CD) Bước 4: Kiểm soát và duyệt giao dịch tạo FDR. Thực hiện: KSV - Kiểm tra nội dung giao dịch với hồ sơ GDV gửi đến. - Nếu chấp thuận thực hiện duyệt giao dịch và chuyển sang Bước 5. - Nếu không chấp thuận thì gửi trả lại giao dịch và hồ sơ kèm lý do yêu cầu thực hiện lại. Bước 5: Nhập giao dịch gửi tiền vào FDR. Thực hiện: GDV - GDV lựa chọn màn hình giao dịch cho phù hợp và thực hiện việc gửi tiền vào FDR đã mở: + Nếu gửi vào bằng chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi thanh toán, tiết kiệm chọn màn hình Gửi tiền vào tài khoản tiền gửi có kỳ hạn bằng hình thức chuyển khoản từ TKTG thanh toán, TK tiết kiệm KKH - “FD placement by transfer from CA, SA”. + Nếu gửi vào bằng séc nội bộ do Ngân hàng phát hành chọn màn hình Gửi tiền vào tài khoản tiền gửi có kỳ hạn bằng séc nội bộ do Ngân hàng phát hành - “FD placement by House Cheque”. + Nếu gửi vào từ tài khoản nội bộ của ngân hàng chọn màn hình Gửi tiền vào tài khoản tiền gửi có kỳ hạn từ tài khoản nội bộ của ngân hàng (GL) - “FD placement by Misc”. - Nhập dữ liệu đúng, đầy đủ và chính xác các trường theo quy định. - Nhập mục thu phí (nếu có). - Nếu trong hạn mức, GDV thực hiện hoàn tất, ký giao dịch và chuyển sang Bước 7. - Nếu vượt hạn mức, GDV ký trên chứng từ, chuyển giao dịch và chứng từ cho KSV để thực hiện phê duyệt theo Bước 6. 3022(FD) 3222(CD) 3021(FD) 3221(CD) 3023(FD) 3223(CD) Bước 6: Kiểm soát và duyệt giao dịch gửi tiền. Thực hiện: KSV - Kiểm tra bộ chứng từ và đối chiếu với dữ liệu GDV nhập trên máy. - Nếu chấp thuận thì ký trên chứng từ giấy, duyệt giao dịch và chuyển sang Bước 7. - Nếu không chấp thuận thì từ chối duyệt giao dịch và trả lại chứng từ cho GDV kèm theo lý do không chấp thuận. Bước 7: In, trả hồ sơ cho khách hàng và lưu chứng từ. Thực hiện: GDV - GDV in 2 liên chứng từ giao dịch ( Uỷ nhiệm chi, phiếu giao dịch trên bảng kê nộp séc, Phiếu ghi Có); in FDR, ký tên và chuyển sang kiểm soát viên ký, đóng dấu. - GDV trả cho khách hàng 1 liên chứng từ; FDR, chứng minh nhân dân/hộ chiếu (khách hàng cá nhân); hợp đồng tiền gửi (khách hàng tổ chức). - Đối chiếu, tổng hợp, lưu trữ hồ sơ theo chế độ quy định. Công văn số 1388/CV-KT3 ngày 24/3/2005 BM02 (Công văn 1388/CV-KT3 ) Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại: Nhân tố khách quan: Hành lang pháp lý Kinh doanh ngân hàng là một ngành chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật và các cơ quan chức năng của chính phủ. Hoạt động của ngân hàng được quản lý chặt chẽ bởi các quy định pháp luật và chịu sự điều chỉnh của nhiều bộ luật, như luật dân sự, luật NHTM, các quy định của chính phủ…Do đó, hoạt động huy động vốn cũng chịu sự ảnh hưởng bởi chính sách pháp luật của nhà nước: chính sách tiền tệ, lãi suất, tài chính, tín dụng… Ví dụ: quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ban hành về việc cho vay của các TCTD đối với khách hang, thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD,… Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/10/2010, tăng vốn tự có của các NHTM lên 3000 tỷ, tỷ lệ cho vay không vượt quá 80% vốn huy động… Khó khăn trong việc tạo tiền: Quy định tỷ lệ cho vay không vượt quá 80% vốn huy động làm giảm khả năng tạo tiền và số nhân tiền tệ của hệ thống ngân hàng, vì một khoản tiền khá lớn sẽ không dành để cho vay mà được để lại tại các ngân hàng Đồng thời làm giảm hiệu quả can thiệp lãi suất của NHNN qua thị trường mở, cho vay liên ngân hàng theo định hướng của NHNN. Yếu tố kinh tế: Sự thay đổi của các yếu tố kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, đầu tư chính phủ,…ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hút vốn của NHTM. Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động của ngân hàng Đối với hoạt động huy động vốn: do lạm phát tăng cao, việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để huy động được vốn, hoặc không muốn vốn từ ngân hàng mình chạy sang các ngân hàng khác, thì phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường vốn. Nhưng nâng lên bao nhiêu là hợp lý, luôn là bài toán khó đối với mỗi ngân hàng. Một cuộc chạy đua lãi suất huy động ngoài mong đợi tại hầu hết các ngân hàng (vào năm 2010-2011 lãi suất 17% – 18%/năm cho kỳ hạn tuần hoặc tháng), luôn tạo ra mặt bằng lãi suất huy động mới, rồi lại tiếp tục cạnh tranh đẩy lãi suất huy động lên, có ngân hàng đưa lãi suất huy động gần sát lãi suất tín dụng, kinh doanh ngân hàng lỗ lớn nhưng vẫn thực hiện, gây ảnh hưởng bất ổn cho cả hệ thống NHTM. Lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải thực hiện thắt chặt tiền tệ để giảm khối lượng tiền trong lưu thông, nhưng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh vẫn rất lớn, các ngân hàng chỉ có thể đáp ứng cho một số ít khách hàng với những hợp đồng đã ký hoặc những dự án thực sự có hiệu quả, với mức độ rủi ro cho phép. Mặt khác, do lãi suất huy động tăng cao, thì lãi suất cho vay cũng cao, điều này đã làm xấu đi về môi trường đầu tư của ngân hàng, rủi ro đạo đức sẽ xuất hiện. Do sức mua của đồng Việt Nam giảm, giá vàng và ngoại tệ tăng cao, việc huy động vốn có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên thật sự khó khăn đối với mỗi ngân hàng, trong khi nhu cầu vay vốn trung và dài hạn đối với các khách hàng rất lớn, vì vậy việc dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn trong thời gian qua tại mỗi ngân hàng là không nhỏ. Điều này đã ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng, nên rủi ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá xảy ra là điều khó tránh khỏi. Do lạm phát cao, không ít doanh nghiệp cũng như người dân giao dịch hàng hóa, thanh toán trực tiếp cho nhau bằng tiền mặt, đặc biệt trong điều kiện lạm phát, nhưng lại khan hiếm tiền mặt. Theo điều tra của Ngân hàng thế giới (WB), ở Việt Nam có khoảng 35% lượng tiền lưu thông ngoài ngân hàng, trên 50% không qua ngân hàng, trong đó trên 90% dân cư không thanh toán qua ngân hàng. Khối lượng tiền lưu thông ngoài ngân hàng lớn, NHNN thực sự khó khăn trong việc kiểm soát chu chuyển của luồng tiền này, các NHTM cũng khó khăn trong việc phát triển các dịch vụ phi tín dụng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Vốn tiền thiếu, nhiều doanh nghiệp thực hiện mua chịu, bán chịu, công nợ thanh toán tăng, thoát ly ngoài hoạt động. Như vậy lạm phát tăng cao đã làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các NHTM. Sự không ổn định của giá cả, bao gồm cả giá vốn, đã làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư và dân chúng, gây khó khăn cho sự lựa chọn các quyết định của khách hàng cũng như các thể chế tài chính – tín dụng. Yếu tố chính trị: Nếu một quốc gia có tình hình chính trị ổn định, an toàn, an sinh xã hội tốt thì hệ thống NHTM tại quốc gia đó sẽ huy động được nhiêu vốn hơn. Trái lại, với một quốc gia có tình hình chính trị bất ổn sẽ gây tâm lý hoang mang lo sợ cho người dân, họ sẽ thích giữ tiền hơn nên sẽ hạn chế việc gửi tiền vào ngân hang và làm cho khả năng huy động vốn của NHTM giảm. Yếu tố văn hóa-xã hội-dân cư: Môi trường văn hóa xã hội: Mỗi quốc gia có nền văn hóa riêng, tập quán riêng,…điều đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động huy động vốn của NHTM. Cụ thể là: ở các nước đang phát triển người dân có thói quen gửi tiên vào ngân hang để hưởng các tiện ích trong thanh toán, ngân hàng là một yếu tố không thể thiếu. Do vậy ngân hàng không gặp mấy khó khăn trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và tổ chức kinh tế. Ngược lại ở những nước đang phát triển như Việt Nam việc huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn vì người dân Việt Nam hiện nay vẫn chưa quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Mặt khác ngân hàng vẫn chưa tạo niềm tin đối với người dân. Đến nay thì người dân còn thiếu hiểu biết về chủ trương chính sách của nhà nước, hoạt động của ngân hàng vì vậy cho đến nay vẫn còn tình trạng có tiền nhưng không muốn gửi vào ngân hàng vì thủ tục rờm rà, khó hiểu. Quy mô dân cư: Quy mô dân cư, chất lượng đời sống của người dân không chỉ là yếu tố ảnh hưởng đến kết cấu các sản phẩm dịch vụ của NHTM mà nó còn là yếu tố quan trọng để xây dựng và điều chỉnh hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Ví dụ như: Khu vực thành thị như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng,…có quy mô dân cư đông đúc, với mức sống cao, thu nhập cao thì sẽ là khu vực đối tượng khách hàng tiềm năng, vì vậy NHTM phải tập trung vào các khu vực đối tượng khách hàng tiềm năng để thu hút vốn. Khu vực xa xôi, hẻo lánh hoặc mức đời sống thấp thì khả năng họ tiếp cận các dịch vụ ngân hàng ít hơn. Yếu tố tâm lý và thói quen tiêu dùng: Yếu tố tâm lý: Với những nền kinh tế chịu tình trạng Đôla hóa cao như Việt Nam thì việc huy động vốn từ người dân gặp nhiều khó khăn. Do người dân lo sợ mất giá của nội tệ, họ không có lòng tin vào nội tệ nên ưa chuộng cất giữ ngoại tệ nên các NHTM sẽ khó huy động vốn bằng nội tệ. Hiện nay, với diễn biến giá vàng ngày càng tăng cao có lúc lên đến hơn 48 triệu đồng/lượng, người dân thi nhau rút tiền ngân hàng đi mua vàng đã trực tiếp tác động lên khả năng huy động vốn của hệ thống NHTM. Bên cạnh đó, khi mức thu nhập của người dân tăng lên, họ cũng có tâm lý tăng tích lũy, nên việc họ gửi tiết kiệm vào ngân hàng sẽ tăng lên tạo điều kiện cho NHTM huy động vốn. Thói quen tiêu dùng: Ở các nước phát triển thì tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong thanh toán chiếm khoảng 2%-3%, thói quen tiêu dùng và thanh toán của họ chủ yếu thông qua ngân hàng và hầu hết khoản tiền của họ điều được ngân hàng quản lý thông qua tài khoản cá nhân, do đó NHTM có thể tăng khả năng huy động vốn đê đầu tư, sử dụng,… Nhưng ở những nước đang phát triển ở Việt Nam, vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán thì hạn chế khả năng huy động vốn từ người dân. Nhân tố chủ quan: Các sản phẩm và mạng lưới: Sản phẩm dịch vụ phải phong phú, đa dạng, ngày cang nâng cao, cải thiện các chất lượng dịch vụ để cung cấp cho khách hang những sản phẩm tốt nhất. Một ngân hàng có dịch vụ tốt hiển nhiên sẽ có nhiều lợi thế hơn các ngân hàng khác. Trong điều kiện kinh tế thị trường các ngân hàng phải phấn đấu nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu khách hàng và tăng thu nhập của ngân hàng. Khác với cạnh tranh về lãi suất, cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng không có giới hạn do vậy đây chính là điểm mạnh để các ngân hàng cạnh tranh nhau. Ví dụ: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với hệ thống cung cấp các dịch vụ cho khách hàng hiện nay khá rộng lớn nhưng vẫn không ngừng cải thiện và nghiên cứu những sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng. Bao gồm nhiều lĩnh vực như: Ngân hàng: cung cấp đầy đủ các dịch vụ về tiền gửi, cho vay và thanh toán truyền thống và hiện đại, đáp ứng được nhu cầu của đông đảo khách hàng. Bảo hiểm: bảo hiểm và nhận tái bảo hiểm dưới hình thức nhân thọ và phi nhân thọ, tiêu biểu là các sản phẩm của ABIC. Chứng khoán: Agribank cung cấp cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, các công ty chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán dịch vụ Kinh doanh chứng khoán (CK) Nợ, CK Vốn và CK khác, môi giới lưu ký chứng khoán, lưu ký chứng khoán, tư vấn đầu tư, bảo lãnh phát hành,... Đầu tư tài chính: mua các chứng khoán(trái phiếu, cổ phiếu…), góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư dự án. Lãi suất và các dịch vụ gia tăng: Chính sách lãi suất bao gồm lãi suất cạnh tranh huy động và lãi suất cho vay là một chính sách quan trọng của ngân hàng. Việc duy trì lãi suất cạnh tranh huy động là một điều cực kỳ quan trong khi lãi suất thị trường đang ở mức tương đối cao. Các NHTM không chỉ cạnh tranh giành vốn với nhau mà còn cạnh tranh với các tổ chức tiết kiệm và người phát hành các công cụ khác trên thị trường vốn. Theo báo cáo của NHNN chi nhánh TP.Hồ Chí Minh, tình hình huy động VND của hệ thống ngân hàng trên địa bàn đến 31/3/2011 giảm 4% so với 31/12/2010. Trong khi đó, dư nợ VND đến cuối tháng 3/2011 tăng 1,9% so với cuối năm 2010. Cầu vốn tăng nhanh hơn cung vốn đã gây áp lực lên lãi suất của các NHTM. Các nhà băng này buộc phải tăng vốn để cho vay, vì nguồn thu từ tín dụng vẫn chiếm tỷ lệ cao, đến 70-8-%/ tổng doanh thu tại các NHTM cùng với sức ép tăng vốn điều lệ. Do vậy, cuộc chạy đua lãi suất tại các NHTM vẫn chưa có điểm dừng. Đối với các kỳ hạn khác, nhiều ngân hàng vẫn áp dụng chiêu khuyến mại cộng lãi suất và khách hàng vẫn có thể mặc cả tới 16-17%/năm, thậm chí 18%/năm với các món tiền gửi vài tỷ đồng cho kỳ hạn 1 hoặc 2 tháng. Lãi suất thật được thỏa thuận bằng miệng và phần chênh được trả ngay bằng tiền mặt. Các ngân hàng không ngừng ngiên cứu và cho ra đời các dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ thẻ gia tăng thêm cho khách hàng. Ví dụ như: Các điểm ưu đãi Vàng của BIDV, tiếp tục mang đến cho chủ thẻ các ưu đãi hấp dẫn, khuyến khích sử dụng thẻ trong thanh toán hàng hóa dịch vụ, hạn chế chi tiêu bằng tiền mặt, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiếp tục đẩy mạnh chương trình “Điểm ưu đãi vàng”. Các chủ thẻ BIDV khi dùng thẻ thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại một số đơn vị chấp nhận thẻ là “Điểm ưu đãi vàng” của BIDV sẽ có cơ hội hưởng các ưu đãi hấp dẫn. Các Điểm ưu đãi vàng bao gồm Vinpearl land, Diamond Bay Resort & Golf Nha Trang. Chất lượng phục vụ, dịch vụ: Trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, khó có thể duy trì sự khác biệt về sản phẩm và giá cả nên chiến lược quảng cáo trở thành yếu tố vô cùng quan trọng để thu hút khách hàng, đặc biệt là các chương trình khuyến mãi đi kèm với các dịch vụ thanh toán và dịch vụ thẻ. Thái độ phục vụ thân thiện và chu đáo sẽ giúp cho ngân hàng có thêm nhiều khách hàng mới, do đó có thể giữ vững uy tín trên thị trường, giữ vững mối quan hệ với khách hàng truyền thống. Ngân hàng phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp. Trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng phải quyết định mở rộng hoặc thu hẹp quy mô huy động vốn thay đổi tỷ trọng các nguồn vốn, lãi suất huy động. Nếu chiến lược kinh doanh phù hợp ngân hàng sẽ khai thác được nguồn vốn đáp ứng được nhu cầu và đạt được hiệu quả cao. Ví dụ như chiến lược phát triển của ACB năm 2011 là tiếp tục phát triển sâu rộng không chỉ ở Việt Nam mà còn vươn ra thị trường các nước khác, hoàn thành chiến lược 5 năm 2011-2015, phấn đấu đến năm 2020 trở thành tập đoàn tài chính đa năng hàng đầu Việt Nam. Trong công tác khách hàng, ngân hàng thường chia khách hàng ra nhiều nhóm để có cách phục vụ phù hợp và chuyên nghiệp hơn. Cơ sở vật chất, công nghệ hạ tầng: Công nghệ có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của ngân hàng, nó mang lại cho ngân hàng nhiều cơ hội cũng như thách thức. Có công nghệ mới cho phép ngân hàng đổi mới quy trình nghiệp vụ, cách thức phân phối sản phẩm, phát triển hệ thống sản phẩm mới…nhờ có công nghệ mới mà hoạt động huy động vốn được cải thiện, phát triển, rút ngắn thời gian giao dịch. Cơ sở hạ tầng cũng quyết định khả năng huy động vốn của NHTM, những NHTM lớn có tầm cỡ với hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ tiện nghi và hệ thống mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc sẽ tạo lòng tin cho khách hàng cũng như cung cấp cho khách hàng các dịch vụ một cách tốt nhất. Danh tiếng, uy tín ngân hàng: Khi các ngân hàng xây dựng được thương hiệu mạnh, có uy tín sẽ có lợi thế hơn trong việc huy động vốn, điển hình như thương hiệu BIDV: Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp hàng đầu của cả nước, cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính, ngân hàng. Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến như là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN KHỦNG HOẢNG HIỆN NAY: Thực trạng huy động vốn của hệ thống ngân hàng thương mại: Xuất phát từ diễn biến lạm phát tăng cao trong những tháng đầu năm 2008 và việc cạnh tranh huy động vốn không lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng, Ngân hàng nhà nước đã quy định trần lãi suất huy động VND ở mức 12%/năm kể từ ngày 26/2/2008 đến 18/5/2008. Năm 2008 có thể nói lả năm khó huy động vốn đối với các NHTM. Việt Nam chuyển hướng thành công từ các giải pháp chống lạm phát cuối năm 2008 sang chống suy giảm kinh tế năm 2009, vẫn giữ được an toàn hệ thống ngân hàng và kiểm soát được lạm phát ở mức 6,88%. NHNN thực hiện điều hành linh hoạt, thận trọng chính sách tiền tệ, lãi suất và tỷ giá. Diễn biến một số chỉ tiêu tiền tệ, tín dụng Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2008 31/10/2009 Số tuyệt đối Tăng so cuối năm trước(%) Số tuyệt đối Tăng so cuối năm trước(%) Tổng PTTT 1.601.028 20,34 1.967.176 22,87 Huy động vốn 1.344.580 23,33 1.667.038 23,98 Tín dụng đối với nền kinh tế 1.275.048 23,38 1.706.692 33,85 Nhìn chung diễn biến hoạt động tiền tệ, tín dụng trong năm 2010 tương đối phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Tổng phương tiện thanh toán đến 31/12/2010 ước tăng 25,37% so với cuối năm 2009; huy động vốn tăng 27,25%. Nếu trừ hư số do hạch toán theo điều chỉnh tỷ giá và tăng giá vàng, tổng phương tiện thanh toán tăng 23,04%, huy động vốn tăng 24,5%. Đạt tổng thu lợi nhuận cao và thậm chí có ngân hàng còn hoàn tất kế hoạch lợi nhuận năm, báo cáo kinh doanh của các NHTM trong bảy tháng qua cũng cho thấy, phần nhiều các NHTM đều bội thu vốn huy động VND. Sau khi thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận và cùng với các biện pháp điều hành tiền tệ linh hoạt của NHNN, lãi suất huy động và cho vay VND của các ngân hàng thương mại giảm dần(mức giảm khoảng 1%). Đến đầu tháng 12/2010, do việc triển khai chương trình huy động lãi suất cao của Techcombank, lãi suất huy động VND tăng đột biến lên mức 17%/năm nhưng đã được điều chỉnh giảm ngay sau khi NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động VND không vượt quá 14%; lãi suất cho vay bình quân 15,27%/năm. Trước tình hình lãi suất huy động tăng cao, NHNN Việt Nam đã ban hành cơ chế lãi suất trần huy động VND. Cơ chế lãi suất trần huy động VND ra đời nhẳm ngăn chặn nguy cơ bùng phát một cuộc đua tăng lãi suất huy động ở tầm cao. Theo công bố hiện nay của NHNN, lãi suất trần huy động VND của các NHTM ở mức 14%/năm. Tuy nhiên, thực tế việc qui định lãi suất trần bằng công cụ hành chính không đem lại kết quả như mong muốn. Hiện nay, hầu hết các NHTM vẫn giữ nguyên lãi suất huy động bằng VND ở mức 14%/năm. Tuy nhiên, sau một thời gian tuân thủ quy định, nhiều ngân hàng thương mại đang tạo nên một cuộc đua tăng lãi suất huy động VN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiải pháp nâng cao khả năng huy động vốn trong điều kiện khủng hoảng hiện nay.docx
Tài liệu liên quan