MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần xây dựng và lắp máy điện nước số 3. 3
1. Quá trình hình thành và phát triển. 3
2.Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến công tác đấu thầu của Công ty. 3
2.1.Đặc điểm sản phẩm và thị trường của Công ty. 3
2.2.Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành của Công ty. 4
2.3.Đặc điểm về công nghệ thiết bị của Công ty. 6
2.4.Đặc điểm về lao động. 7
2.5.Đặc điểm về nguyên vật liệu. 10
2.6.Đặc điểm về tài chính. 10
Chương II: Tình hình tham gia công tác đấu thầu của Công ty cổ phần Xây dựng và Lắp máy Điện nước số 3 thời gian từ năm 2002 – 2005 13
2.2.Phân tích tình hình thực hiện công tác đấu thầu xây dựng của Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3. 13
2.2.1.Thực trạng hoạt động đấu thầu xây dựng ở nước ta hiện nay. 13
2.2.2.Các giai đoạn của một quá trình tham gia đấu thầu của Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3. 15
2.2.2.1.Theo nghị định số 88/1999/ NĐ_CP. Nội dung chuẩn bị hồ sơ dự thầu xây lắp gồm: 15
2.2.2.2.Lập phương án thi công cho gói thầu. 16
2.2.2.3.Công tác xác định gía bỏ thầu. 16
2.2.2.4.Hiệu chỉnh hồ sơ. 22
2.2.2.5.Tham gia mở thầu. 23
2.2.2.6.Ký và thực hiện hợp đồng sau khi có thông báo trúng thầu. 23
2.2.3.Tình hình và kết quả đấu thầu của Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3 . 24
2.3. Đánh giá công tác đấu thầu của Công ty. 26
2.3.1. Thành tựu đạt được. 26
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân thua thầu của Công ty. 28
2.3.2.1. Những tồn tại của Công ty. 28
2.3.2.2. Nguyên nhân thua thầu của Công ty. 29
2.2.4. Hồ sơ kinh nghiệm của Công ty 34
2.2.5. Đánh giá về quá trình hoạt động đấu thầu của Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3 34
2.2.5.1. Những thành tích Công ty đã đạt được chung cho cả nước. 34
2.2.5.2.Những hạn chế trong công tác đấu thầu. 35
2.2.5.3.Tính phù hợp, khả thi của phương án so với các nhà thầu khác. 36
2.2.5.4. Các loại chi phí cho một gói thầu. 36
2.3.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3 . 37
2.3.1.Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. 37
2.3.2.Các nhà cung cấp đầu vào. 38
2.3.3. Khách hàng. 40
2.3.4.Sự cạnh tranh của các nhà thầu hiện tại. 43
2.3.5.Năng lực bản thân của Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3. 44
2.4.1.Phân tích mặt mạnh, mặt yếu. 46
2.4.1.1.Về thi công xây lắp. 46
2.4.1.2.Về nhân sự. 47
2.4.1.3.Về tài chính và kế toán. 48
2.4.1.4.Về Marketing. 48
2.4.1.5.Về tổ chức quản lý chung. 49
2.4.2.Phân tích cơ hội, nguy cơ của Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3. 49
2.4.3.Những hạn chế về khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3 . 51
Chương II: Giải pháp nhằm nâng cao khả năng hiệu quảthắng thầu Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3 . 54
3.1.Các giải pháp từ phía Công ty. 54
3.1.1. Hoàn thiện phương pháp lập giá dự toán thầu, xây dựng chính sách đặt giá cạnh tranh linh hoạt. 54
3.1.2. Đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn và các kiến thức về đấu thầu, tin học, ngoại ngữ cho cán bộ để nâng cao chất lượngcủa công tác lập hồ sơ dự thầu, thực hiện kế hoạch hóa nguồn nhân lực. 55
3.1.3.Nâng cao năng lực tài chính. 56
3.1.4.Tăng cường công tác Marketing, sử dụng các chính sách Marketing để nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu. 58
3.1.5.Nâng cao uy tín của Công ty đối với các chủ đầu tư , tạo mối quan hệ tốt với các chủ đầu tư, các ngân hàng, các nhà cung cấp, các cơ quan chính quyềnNhà nước, các địa phương. 61
3.1.5.Tăng cường công tác quản lý chất lượng trong thi công công trình và nâng cao công tác quản lý. 62
3.1.6.Tăng cường công tác thu thập thông tin về các gói thầu 62
3.1.7. Tăng cường liên danh trong đấu thầu. 64
3.2. Một số kiến nghị đối với Nhà nước. 65
3.2.1.Kiến nghị về pháp luật đấu thầu. 65
3.2.2.Nhà nước cần có chế độ thanh quyết toán công trình nhanh chóng giúp doanh nghiệp thu hồi vốn sớm đảm bảo công bằng trong sản xuất kinh doanh. 67
Kết luận 68
73 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1760 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty Cổ phần Xây dựng và Lắp máy Điện nước số 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g giá trúng thầu bỏ giá quá thấp so với giá gói thầu được duyệt trong kế hoạch đấu thầu của một số dự án.
Bảng giá trúng thầu bỏ qua thấp so với gói thầu được duyệt trong kế hoạch đấu thầu của một số dự án.
TT
Tên dự án
Giá gói thầu được duyệt
Giá trúng thầu
So sánh %
1
Dự án hầm đường bộ đèo Hải Vân (gói thầu 1A)
72,5 Tr. USD
46,1Tr. USD
63,5
2
Dự án hầm đường bộ đèo Hải Vân (gói thầu 2A)
42,1 Tr. USD
28,1 Tr.USD
66,7
3
Gói thầu số 9 cầu đường sắt
2,4 tỷ yên
1,15 tỷ yên
48
4
Gói thầu đê chắn sóng nhà máy lọc dầu Dung Quất (giá gói thấu phần xây lắp)
52 Tr. USD
43 Tr USD
82,5
5
Cải tạo nhà máy xi măng Bỉm Sơn (xây lắp)
55 tỷ USD
36 tỷ VN Đ
65
6
San nền khu thể thao quôc gia
26,6 tỷ VNĐ
17,9 tỷ VNĐ
67
7
Đường xuyên á
80 Tr USD
30 TrUSD
37,5
8
Dự án cải tạo sông Kim Ngưu
42 tỷ VNĐ
34 tỷ VNĐ
80
* Phía quy chế đấu thầu, Nhà nước: mặc dù đã có nhiều lần sửa đổi bổ sung, nhưng qua thực tế thực hiện, quy chế đấu thầu đã thể hiện những hạn chế, thiếu sót cần được bổ sung, thay thế nhằm tạo một sân chơi bình đẳng, minh bạch giữa các nhà thầu với nhau, giữa các nhà thầu và chủ đầu tư. Một số hạn chế dưới đây của quy chế đấu thầu đã được các nhà thầu lên tiếng yêu cầu cần có các cải cách hợp lý:
- Về phương pháp đánh giá Hồ sơ xây lắp và mua sắm hàng hoá: (điều 30, điều 31, điều 41, điều 42 NĐ 88/CHI PHí). Về điểm kỹ thuật, nếu quy định điểm tối thiểu 70% trở lên sẽ được chọn vào danh sách ngắn (điều 30 khoản 1NĐ 88 /CP0 trong thực tế đã có nhiều nhà thầu năng lực không cao nhưng cũng lọt vào danh sách, trong thực tế vừa qua nhiều gói thầu cung ứng thiết bị điện dầu khí, cấp nước thường rơi vào các nhà thầu cung ứng thiết bị khu vực vì sau khi lọt vào danh sách ngắn những nhà thầu này thường có giá trị giá thấp nhất và hậu quả là chúng ta không thể tiếp cận được với những công nghệ tiên tiến trên thế giới như khối EU hoặc Bắc Mỹ. Vì vậy đề nghị nâng điểm kỹ thuật lên 80% hoặc cao hơn đối với các gói thầu hàng hoá và xây lắp.
- Giám định, kiểm toán công trình: trong mục 1 điều 2 phần III thông tư 04/1998 – TT – BKH về máy móc thiết bị và chi phí xây dựng hướng dẫn: thiết bị máy móc nhập khẩ đã qua đấu thầu không phải giám định theo thông tư này. Mục I điều 1: Nếu không có các quy định gì khác trong giấy phép đầu tư có tổng vốn đầu ưt từ 3 triệu USD trở lên phải được giám định. Tại điều 1 điều 2 phần 3 còn ghi: rrong trường hợp xây dựng công trình không được thực hiện thông qua đấu thầu doanh nghiệp phải thực hiện việc giám định hoặc kiểm toán chi phí xây dựng. Có nghĩa là công trình đã thông báo đấu thầu không phải thực hiện viẹc giám định hoặc kiểm toán. Ba lĩnh vực đấu thầu, giám đính, kiểm toán là hoàn toàn khác nhau, nhà thầu có thế đưa ra các chỉ tiêu chất lượng cao và trúng thầu thấp. Song khi thực hiện, họ có thể giảm mức chất lượng, chủng loại, xuất xứ, đưa thiết bị đã qua sử dụng vào bớt xén nguyên vật liệu, Nếu thông qua giám định sao có thể chứng minh được chất lượng, giá cả… của nhà thầu khi thực hiện. (Ví dụ như vụ đường ống nước Hoá An).
B. Nguyên nhân chủ quan.
+ Còn sai sót trong cong tác tính giá dự thầu: xác định khối lượng công tác xây lắp: tính thừa hoặc thiếu khối lượng công tác từ thiết kế; áp dụng không đúng các quy định về điều chỉnh đơn giá xây dựng cơ bản hoặc từng khoản mục chi phí trong đơn giá.
+ Hệ thống quản lý tài chính trong toàn công ty còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ từ Công ty xuống các đơn vị. Tại các đơn vị trực thuộc, chứng từ hoá đơn chưa cập nhật thường xuyên gây khó khăn trong công tác quản lý tài chính của Công ty.
+ Lực lượng cán bộ kỹ thuật trẻ, năng động nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm nên các đề xuất kỹ về giá trong lập hồ sơ dự thầu chưa được sát với thực tế.
+ Lực lượng cán bộ xí nghiệp, đội còn mỏng, chưa nắm hết chủ trương, đường lối, chưa hiểu kỹ cá quy chế quản lý của Công ty nên chưa có cách làm việc ăn khớp gây hạn chế trong công tác đấu thầu, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.2.4. Hồ sơ kinh nghiệm của Công ty
Hồ sơ kinh nghiệm của Công ty trong hồ sơ dự thầu được thể hiện ở hai lĩnh vực chính là: các công trình đã thi công có tính chất tương tự công trình dự thầu và cán bộ năng lực điều hành.
Qua quá trình phát triển hơn 10 năm, Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3 đã có rất nhiều công trình sản phẩm có mặt trên hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống phục vụ cho hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước.
Về năng lực cán bộ điều hành của Công ty, đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý của Công ty là nhưng cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt đã được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn ở các trường Đại học đồng thời đã qua công tác thực tiễn, có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý cũng như thi công các công trình xây dựng cơ bản. Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật ở các phòng ban nghiệp vụ: 50 kỹ sư và 40 cán bộ trung cấp.
Trong tổ chức thi công công trình, Công ty cử những cán bộ có năng lực kỹ thuật, quản lý làm chỉ huy trưởng công trường, trực tiếp chỉ đạo về kỹ thuật cũng như hướng dẫn kiểm tra thi công để đảm bảo chất lượng công trình cao nhất.
Một vấn đề đặt ra hiện nay cho Công ty là việc nâng cao trình độ hiểu biết và khả năng tiếp thu công nghệ mới cho đội ngũ cán bộ điều hành.
2.2.5. Đánh giá về quá trình hoạt động đấu thầu của Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3
2.2.5.1. Những thành tích Công ty đã đạt được chung cho cả nước.
1) Vận dụng các hình thức và phương thức đấu thầu thích hợp.
Căn cứ tình hình thực tế của từng dự án, việc vận dụng lựa chọn nhà thầu cũng như phương thức đấu thầu một cách hợp lý đã được Bộ, ngành và địa phương quan tâm thực hiện, từ đó đã tạo ra các cơ hội bình đẳng và cạnh tranh giữa các nhà thầu.
2) Tiết kiệm các nguồn vốn.
Thông qua đấu thầu, mức tiết kiệm đạt được khá cao bình quân chung khoảng 5 -10% so với ước tính ban đầu.
3) Chất lượng và tiến độ thực hiện các dự án không ngừng được nâng cao, nhiều dự án trong quá trình thực hiện đã luôn bám sát theo hợp đồng, từ đó chất lượng cũng như tiến độ luôn được theo dõi và giám sát chặt chẽ, đảm bảo yêu cầu.
4) Đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện công tác đấu thầu ngày càng được trưởng thành, thông qua quá trình triển khai thực hiện cũng như quản lý, nhiều cán bộ có liên quan trong công tác đấu thầu đã tiếp thu được nhiều kiến thức, kinh nghiệm đấu thầu trong nước.
2.2.5.2.Những hạn chế trong công tác đấu thầu.
1)Giá bỏ thầu nhiều khi chưa phù hợp: Có khi giá đưa ra lại thấp nên mặc dù trúng thầu nhưng khi thực hiện hợp đồng lại không có hiệu quả. Công ty chưa đề ra một chính sách giá bỏ thầu linh hoạt dựa trên một chiến lược cạnh tranh đúng đắn.
2)Công tác Marketing tìm kiếm thị trường vẫn chưa được coi trọng xứng đáng với vị trí quan trọng của nó. Nhất là công tác tiếp cận tìm hiểu ý đồ đầu tư của Nhà nước và các thành phần kinh tế vẫn còn hết sức bị động.
3)Việc tổ chức phối hợp cùng với các chủ đầu tư để triển khai các dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư còn chậm.
*Nguyên nhân của những hạn chế trên.
Nguyên nhân khách quan.
Do khó khăn về kinh tế nên tổng vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản giảm mạnh dẫn đến tình hình cạnh tranh trong đấu thầu ngày một khốc liệt hơn.
Hệ thống văn bản pháp quy về đầu tư xây dựng xây dựng, về đấu thầu đang trong giai đoạn sửa đổi. Các văn bản pháp quy điều chỉnh công tác đấu thầu thiếu đồng bộ dẫn đến nhiều bó buộc cho doanh nghiệp trong đấu thầu. Bên cạnh đó chính sách huy động vốn thanh quyết toán công trình của Nhà nước còn bất lợi cho doanh nghiệp nhiều. Nhà nước nợ doanh nghiệp thì không được tính lãi trong khi doanh nghiệp phải vay vốn để hoạt động phải trả lãi suất.
b. Nguyên nhân chủ quan.
Khả năng nắm bắt thông tin về thị trường, chủ đầu tư, đối thủ cạnh tranh còn yếu. Công ty đã có bộ phận Marketing riêng nhưng chưa phát huy vai trò của mình. Công tác Marketing còn do một vài cá nhân trong Ban Giám Đốc và các Giám Đốc Xí nghiệp thực hiện. Cách làm này không theo một chương trình hoặc chiến lược cụ thể nào cả mà chỉ dựa vào sự năng động của cá nhân. Quan hệ giữa Công ty và chủ đầu tư chưa thực sự khăng khít để giúp Công ty dễ dàng lọt vào “Danh sách ngắn” để tham gia dự thầu.
2.2.5.3.Tính phù hợp, khả thi của phương án so với các nhà thầu khác.
Việc đưa ra các biện pháp thi công tổng thể và chi tiết được thực hiện bởi các chuyên gia kỹ thuật, các kỹ sư xây dựng. Trong mỗi dự án, chủ đầu tư đều cung cấp bản vẽ và thiết kế kỹ thuật cho các nhà thầu, ngoài ra các nhà thầu còn được tổ chức đi thăm hiện trường. Thông thường mỗi nhà thầu sẽ đưa ra đề xuất kỹ thuật dựa trên thế mạnh của mình và chỉ đưa ra những đề xuất kỹ thuật thuộc lĩnh vực mình có ưu thế mới đạt hiệu quả.
2.2.5.4. Các loại chi phí cho một gói thầu.
Tham gia một gói thầu các loại chi phí không chỉ dừng lại ở việc thi công công trình. ở đây cần phải nói đến tất cả các loại chi phí khác như:
Chi phí mua hồ sơ.
Chi phí bảo lãnh dự thầu.
Chi phí giao dịch.
Chi phí chuẩn bị hồ sơ dự thầu.
...
Chi phí mua hồ sơ dự thầu thường là một khoản tiền lớn. Giá mỗi bộ hồ sơ khoảng 1 - 1,5 triệu VND. Chính vì có nhiều loại chi phí cho một gói thầu như vậy nên Công ty phải tìm giải pháp đưa ra đề xuất giá cả phù hợp, tránh trường hợp khi thực hiện công trình bị lỗ, bên cạnh lý do Công ty sử dụng mặt bằng gía thị trường chứ ít khi sử dụng đơn giá Nhà nước. Đây cũng chính là nguyên nhân vì sao giá chào thầu của Công ty thường cao tương đối.
2.3.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3 .
Thực tiễn hoạt động đấu thầu xây lắp cho thấy đấu thầu không chỉ là cạnh tranh thông thường mà nó còn mang tính quyết liệt. Mặc dù công việc xây dựng mang tính mùa vụ, phụ thuộc và điều kiện thời tiết, sự cạnh tranh gữa Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3 và các Công ty khác là một chuỗi liên tục không ngừng: Công ty luôn tồn tại trong môi trường cạnh tranh (Công ty còn tồn tại là còn cạnh tranh). Trong môi trường cạnh tranh đó, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến Công ty, trực tiếp hoặc gián tiếp làm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty. Trong phần này sẽ đi sâu phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3 trong hoạt động đấu thầu xây lắp trong nước.
2.3.1.Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng.
Công ty xây dựng Lũng Lô.
Công ty xây lắp 665 - Bộ Quốc Phòng.
Công ty xây dựng và lắp đặt công trình công nghiệp.
Công ty cơ giới Xây lắp 12 - Tổng Công ty Licogi
Công ty xây dựng công trình 56 - Bộ Quốc Phòng.
Công ty xây dựng 492 - Bộ Quốc Phòng.
Các Công ty xây dựng tại các địa phương mà Công ty tham gia đấu thầu.
Trên thực tế, đây chính là các doanh nghiệp ở địa phương có công trình đấu thầu. Sức mạnh của các đối thủ này rất lớn mà nhiều khi Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3 không hề biết, Công ty chỉ đương đầu với họ khi tham gia đấu thầu công trình tại địa phương. Chẳng hạn khi tham gia đấu thầu xây dựng tại trụ Sở UBND tỉnh Thái Bình thì do Công ty không lường trước được sự cạnh tranh của các Công ty xây dựng Tỉnh Thái Bình nên đã trượt thầu. Rút kinh nghiệm từ sự thất bại này, Công ty khi tham gia đấu thầu xây dựng tại Trụ Sở UBND tỉnh Hà Nam đã liên doanh với Công ty xây lắp Tỉnh Hà Nam và đã trúng thầu. Qua đó nói lên một điều rằng: các đối thủ tiềm tàng này không phải họ mạnh hơn ta về tài chính, công nghệ, nhân lực mà điều chủ yếu là họ có quan hệ tốt với chủ đầu tư và các cơ quan địa phương. Đối với Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3 - Hà Nội, họ là “thổ địa” ở đó do vậy họ nắm rất rõ tình hình giá cả nguyên vật liệu tại địa phương, nắm rõ điều kiện cung ứng nguyên vật liệu cho thi công tại công trình, tình hình sử dụng nhân lực tại đại phương... Từ đó những biện pháp từ phía họ mang tính khả thi hơn, giá cả hợp lý hơn và tất yếu rõ sẽ dễ trúng thầu hơn.
Để tăng khả năng cạnh tranh của mình trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ mới này, giải pháp hiệu quả mà Công ty đã từng thực hiện và cần được tiếp tục thực hiện trong tương lai, đó là liên danh trong đấu thầu. Hiệu quả của liên danh là; một mặt năng lực cuả Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3 trong liên danh đã được tăng lên, mặt khác với sự phối hợp trong liên danh, công việc sẽ thực hiện hiệu quả hơn nhờ vào sự phân công dựa trên thế mạnh của từng bên, các bên sẽ bù đắp những điểm yếu của bên kia, như vậy sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
2.3.2.Các nhà cung cấp đầu vào.
Hoạt động xây lắp có đặc điểm là phụ thuộc lớn vào tiến độ cung cấp nguyên vật liệu cho thi công. Trong hoạt động đấu thầu xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3 , vấn đề đầu vào có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty trên các mặt:
ảnh hưởng đến mức giá đưa ra.
Nếu Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3 có nguồn đầu vào ổn định thì trước hết việc tính giá của Công ty sẽ thuận lợi hơn. Công ty luôn biết rõ giá cả của từng loại nguyên vật liệu, tình hình lên xuống giá cả trên thị trường. Như vậy khi tính giá cho thực hiện công trình sẽ có quyết định chính xác dùng loại vật liệu nào, với giá cả bao nhiêu là hợp lý nhất. Ngược lại, nếu Công ty không có nguồn cung cấp đầu vào ổn định, thường xuyên, Công ty sẽ không nắm rõ thông tin về các loại nguyên vật liệu cần thiết cho cho thực hiện thi công (thông tin về giá cả, chất lượng, đặc tính của mỗi loại nguyên vật liệu sẽ phù hợp với công trình nào ...) thì khi tính giá sẽ gặp phải sự lúng túng; phải sử dụng đơn giá của Nhà nước với giá rủi ro cao hơn vì đơn giá của Nhà nước thường không thể sát với giá cả thực tế ở tất cả các địa phương. Như vậy, sẽ không có gì đảm bảo mức giá đưa ra là mức giá hợp lý nhất, điều này sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của Công ty.
Qua phân tích trên ta thấy rằng, hiển nhiên nhà cung cấp nguyên vật liệu cho Công ty có thể gây ảnh hưởng đến mức giá cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3. ở đây có nhiều khía cạnh cần được xét đến. Thứ nhất, nếu do tình trạng chung của nền kinh tế đang gặp khó khăn hoặc do bản thân nhà cung cấp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, họ sẽ không thể đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu cho Công ty một cách ổn định. Thứ hai, bản thân nhà cung cấp vì lợi ích của mình có thể sẽ thay đổi mức giá cung cấp theo chiều hướng tăng lên. Công ty bị đặt trước sự lựa chọn một trong hai con đường: tiếp tục mua hàng với giá cao hoặc tìm nguồn cung cấp khác. Nếu Công ty lựa chọn con đường thứ nhất thì khi lập dự toán giá dự thầu sẽ cho kết quả giá chào thầu quá cao so với các nhà thầu khác, như vậy sẽ làm giảm sự cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3 . Nếu lựa chọn con đường thứ hai Công ty sẽ đối đầu với rủi ro: một là Công ty sử dụng đơn giá của Nhà nước, có thể giá đó không phù hợp với tình hình thực tế; hai là Công ty tìm nguồn cung cấp của nhà cung cấp khác thông qua bảng giá chào thầu của nhà cung cấp, Công ty sẽ không nắm rõ chất lượng của nhà cung cấp mới này, đồng thời giá của họ cũng có thể là giá cao; thứ ba không tránh khỏi trường hợp các nhà cung cấp liên kết với nhau để gây sức ép giá cả đối với Công ty. Tóm lại, xét về mặt giá cả cạnh tranh, sự ảnh hưởng của nhà cung cấp đối với Công ty có thể diễn ra vì nhiều lý do khách quan nhiều hơn lý do chủ quan.
ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
Đối với lĩnh vực xây dựng, tiến độ thực hiện công trình phụ thuộc vào tiến độ cung cấp vật tư. Nếu Công ty có các nguồn cung cấp đầu vào ổn định, luôn đảm bảo kịp thời khi cần thiết thì Công ty sẽ đảm bảo được tiến độ thi công, không những Công ty sẽ rút ngắn được tiến độ thi công trên thực tế mà còn rút ngắn tiến độ ngay từ khi lập đề xuất trong hồ sơ dự thầu.
Còn ngược lại, nếu như Công ty không có cơ sở để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định, Công ty phải đi mua ngoài của những nhà cung cấp mới lập mối quan hệ lần đầu tiên, chắc chắn Công ty sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ và những khó khăn ban đầu. điều này dẫn đến giá không phải là giá cạnh tranh nhất và sẽ làm giảm sức cạnh tranh của Công ty. Trong giai đoạn thi công, nếu nguồn vật tư không được cung cấp thường xuyên và ổn định, tiến độ thi công bị ảnh hưởng và có thể không được đản bảo như trong hợp đồng ký kết. Nếu như công trình hoàn thành chậm hơn so với tiến độ đặt ra ban đầu, uy tín của Công ty sẽ bị giảm xuống. Đây là điều tối kỵ bởi khi Công ty mất uy tín với khách hàng thì trong công trình đấu thầu tiếp sau đó, sức cạnh tranh của Công ty sẽ bị giảm sút. Khách hàng sẽ không tin tưởng vào tiến độ thi công do Công ty đề xuất có thể đánh giá tiến độ đó là không phù hợp, là không khả thi và có xu hướng lựa chọn nhà thầu khác. Đây là trường hợp hết sức khó khăn trong Công ty, nếu Công ty đề xuất thời gian thi công dài thì sẽ làm giảm sức cạnh tranh của Công ty, nếu rút ngắn tiến độ thi công thì chủ đầu tư không tin tưởng. Thế mới biết chữ “tín” đối với khách hàng là quan trọng như thế nào.
Như vậy, ta có thể thấy sự ảnh hưởng của các nhà cung cấp có khả năng to lớn làm giảm sức cạnh tranh của Công ty khi tham gia đấu thầu. Vì vậy điều cần thiết là Công ty phải đảm bảo hoạt động của mình có nguồn cung cấp đầu vào ổn định. Trên thực tế, Công ty có những xí nghiệp làm thầu phụ trong các công trình đấu thầu cung cấp nguyên vật liệu, nguyên liệu thi công tạo thành một chu kỳ khép kín từ sản xuất vật liệu, thi công, hoàn thiện, điện nước,...
2.3.3. Khách hàng.
Theo phân tích khách hàng có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty ở chỗ: khách hàng có thể gây sức ép giảm giá, giảm khối lượng hàng mua, yêu cầu chất lượng phải tốt hơn với cùng một mức giá và Công ty phải đáp ứng những yêu cầu đó nếu muốn chiến thắng trong cạnh tranh. Cũng theo M.Porter, sức mạnh của người mua được đem lại từ khối lượng mua lớn hay sự liên kết những người mua với nhau, hoặc người mua có thể nắm được những thông tin về Công ty và sử dụng những thông tin đó để gây sức ép lên Công ty. Còn hoạt động đấu thầu xây láp, mỗi lĩnh vực mang tính đặc thù trong cạnh tranh thì khách hàng (các chủ đầu tư) trong mỗi dự án chỉ có một do vậy sự ảnh hưởng của nhân tố khách hàng có thể được xét theo phương diện khác. Tuy nhiên, một điều không thể phủ nhận rằng sự ảnh hưởng của các khách hàng đến khả năng cạnh tranh cuả Công ty là hiển nhiên tồn tại.
Như ở phần trước đã phân tích, hoạt động đấu thầu có đặc điểm là nhà thầu phải phục tùng thực hiện những yêu cầu của chủ đầu tư, Công ty tham gia đấu thầu cũng phải phục tùng những gì mà chủ đầu tư yêu cầu. Các yêu cầu này được thể hiện trong hồ sơ mời thầu thông qua bản vẽ, bản tiên lượng, thiết kế công trình, sơ đồ tổ chức mặt bằng và các yêu cầu khác thể hiện bằng văn bản. Nếu Công ty không đáp ứng được yêu cầu đó thì khả năng Công ty được lựa chọn là rất thấp. Tuy nhiên các yều cầu của chủ đầu tư phần lớn là về đặc điểm, tính chất, tiêu chuẩn của công trình,... Những đặc điểm này liên quan đến khả năng của Công ty có đáp ứng được hay không, nếu những yêu cầu của chủ đầu tư phù hợp thế mạnh của Công ty thì Công ty sẽ đáp ứng được một cách dễ dàng và đạt được sự hoàn hảo, làm hài lòng chủ đầu tư, tăng sức cạnh tranh của Công ty trong gói thầu đó. Ngược lại nếu năng lực của Công ty không phù hợp với lĩnh vực của chủ đầu tư yêu cầu thì biện pháp mà Công ty đưa ra, giá chào hàng, tiến độ thi công ... không mang tính cạnh tranh cao, không đảm bảo thắng lợi trong đấu thầu. Hoặc nếu Công ty có thể đá ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư nhưng khả năng đáp ứng không tốt bằng các nhà thầu khác thì khả năng cạnh tranh của Công ty cũng sẽ giảm xuống.
Tóm lại, khả năng thứ nhất mà chủ đầu tư có thể ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của Công ty được xét đến ở đây là sự thích ứng, sự phù hợp giữa năng lực của Công ty với những yêu cầu của chủ đầu tư. Sự phù hợp hay không của năng lực Công ty với yêu cầu từ phía chủ đầu tư quyết định đến tính ưu việt, tối ưu của những phương án do Công ty đề xuất, (về phía tài chính, về kỹ thuật) và làm tăng hay giảm sức cạnh tranh của Công ty trong tham gia đấu thầu.
Khả năng thứ hai mà chủ Công ty có thể tác động đến sức cạnh tranh của Công ty khi tham gia đấu thầu là mối quan hệ giữa chủ đầu tư với Công ty. Xét về khía cạnh này, sự cạnh tranh diễn ra ngay cả khi chuẩn bị phát hành hồ sơ mời thầu. Thật vậy, trong một dự án đấu thầu kể cả đấu thầu mở rộng hay đấu thầu hạn chế thì số nhà thầu tham dự không phải quá nhiều, thường chỉ giới hạn trong 10 nhà thầu trở xuống (trừ những dự án quốc tế có tính chất quan trọng), do đó có sự cạnh tranh giữa các nhà thầu để dược tham gia dự thầu. Việc loại bỏ các đối thủ khác tham gia đấu thầu sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty xét về khía cạnh nào đó. Trên thực tế có một số công trình khi tham gia dự thầu, Công ty nhờ có quan hệ tốt với chủ đầu tư nên đã được mời dự thầu và được mua hồ sơ sớm hơn so với các đối thủ khác, như vậy sức cạnh tranh của Công ty sẽ được tăng lên. Trong quá trình đấu thầu, mối quan hệ với chủ đầu tư cũng có ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của Công ty, thường thì chủ đầu tư lựa chọn những nhà thầu quen thuộc, đã từng có quan hệ làm ăn với mình, như vậy sẽ đảm bảo hơn. Do đó, nếu Công ty là đơn vị quen thuộc với chủ đầu tư thì khả năng trúng thầu sẽ lớn hơn so với các nhà thầu khác.
Khi nói đến quan hệ gĩưa chủ đầu tư với nhà thầu trong hoạt động đấu thầu ta không thể bỏ qua các đối thủ của Công ty có quan hệ tốt với chủ đầu tư. Trong trường hợp này, Công ty sẽ gặp khó khăn trong cạnh tranh với đơn vị đó bởi chủ đầu tư sẽ có sự ưu tiên cho đơn vị này mặc dù giải pháp đề ra của cả hai bên là có thể tương tự, xấp xỉ nhau nhưng chủ đầu tư sẽ có sự ưu tiên cho nhà thầu quen biết. Hoặc có thể nhờ mối quan hệ của mình với chủ đầu tư mà nhà đầu tư có thể có được các thông tin cần thiết khác có lợi cho quá trình đấu thầu, trong khi đó Công ty lại không thể có được những thông tin này đây là một bất lợi trong cạnh tranh.
Nói tóm lại, khả năng cạnh tranh của Công ty có thể bị ảnh hưởng bởi khách hàng xét trên góc độ sự phù hợp khả năng của Công ty với yêu cầu của chủ đầu thị trường: Mối quan hệ giữa Công ty với chủ đầu tư và quan hệ của đối thủ cạnh tranh với chủ đầu tư trong đấu thầu xây lắp. Khách hàng của Công ty rất đa dạng yêu cầu ở mọi lĩnh vực khác nhau, vì vậy Công ty cần không ngừng nâng cao năng lực của mình, đồng thời tăng cường đẩy mạnh mối quan hệ với các cơ quan, các ngành, các cấp để tìm kiếm sự ủng hộ khi Công ty tham gia đấu thầu.
2.3.4.Sự cạnh tranh của các nhà thầu hiện tại.
Hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh hiện tại, Công ty luôn phải đối đầu với sự cạnh tranh quyết liệt từ phía các nhà thầu xây dựng khác đang cùng hoạt động trên thị trường Việt Nam. Có thể kể ra đây là một số doanh nghiệp được coi là đối thủ cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3 .
Công ty xây dựng Bạch Đằng.
Công ty xây dựng nhà Đống Đa.
Công ty xây dựng 492 Bộ Quốc Phòng.
Công ty xây dựng Hàng Không.
Công ty xây dựng Hạ tầng.
Công ty xây dựng dân dụng Sở xây dựng - Hà Nội.
Công ty xây dựng Công nghiệp Hà Nội - Sở xây dựng Hà Nội.
Công ty phát triển nhà và đô thị.
Công ty xây dựng Miền Tây.
Công ty xây dựng Hacinco.
Các doanh nghiệp này tồn tại trên thị trường và được đánh giá là mạnh, trong đó có nhiều doanh nghiệp có quá trình hoạt động lâu dài và có vị trí vững chắc trên thị trường. Cho đến này, số doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường xây lắp là rất nhiều tạo nên cường độ cạnh tranh rất lớn, là áp lực khó khăn cho Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Sức ép của các doanh nghiệp hiện tại đối với Công ty có thể xét trên các mặt sau đây:
- Cạnh tranh về giá bỏ thầu.
Trong đấu thầu, giá bỏ thầu là một tiêu chí quan trọng để chủ đầu tư đánh giá và lựa chọn nhà thầu. Trong hầu hết các công trình mà Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3 tham gia, nếu có sự góp mặt của Công ty xây dựng 492 - BQP thì đây là đối thủ cạnh tranh của Công ty trong lĩnh vực tài chính. Công ty xây dựng 492 - BQP luôn có giá chào thầu thấp hơn sơ với Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3 , điều kiện tín dụng tốt hơn, mức ứng vốn cho thi công đầy đủ và kịp thời hơn. Chẳng hạn, với công trình trường tiểu học Hữu Hòa (Thanh Trì - Hà Nội) thuộc dự án giáo dục tiểu học đợt I do Sở Giáo Dục - Đào Tạo Hà Nội mời thầu tháng 7 năm 2002, Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3 trượt thầu còn Công ty xây dựng 492 - BQP đã thắng thầu với giá chào thầu thấp hơn, điều kiện tín dụng ưu đãi hơn, ứng vốn cho thi công 100%, trong khi đó giá của Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3 cao hơn, ứng vốn cho thi công chỉ 70% mặc dù thời gian thi công có ngắn hơn ít ngày. ở đây, em chỉ muốn nhấn mạnh đến phần giá chào thầu, Công ty xây dựng 492 - BQP với tiềm lực tài chính, thiết bị công nghệ mạnh hơn Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3 nên đã đưa ra được giá cạnh tranh hơn so với Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3 và đã thắng thầu công trình này.
- Cạnh tranh về tiến độ và biện pháp thi công.
Mỗi nhà thầu tham gia đấu thầu có thế mạnh riêng của mình, với Công ty cổ phần xây dựng và LMĐN số 3 giải pháp đề xuất kỹ thuật và tiến độ là thế mạnh của Công ty, nhưng không phải vì thế mà Công ty không phải chịu sức ép cạnh tranh từ phía các nhà thầu khác. Để thắng thầu, các đối thủ của Công ty luôn nỗ lự
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty Cổ phần Xây dựng và Lắp máy Điện nước số 3.docx