Đề tài Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2

1.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 2

1.1.1. Khái niệm cạnh tranh: 2

1.1.2. Năng lực cạnh tranh 2

1.1.2.1. Khái niệm 2

1.1.2.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 3

1.2. Cơ sở lý luận về NHTM và năng lực cạnh tranh của NHTM. 6

1.2.1. Khái niệm NHTM 6

1.2.2. Cạnh tranh trong kinh doanh hoạt động ngân hàng 6

1.2.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM 8

1.2.3.1. Tiềm lực tài chính 8

1.2.3.2. Thị phần 8

1.2.3.3. Hệ thống sản phẩm, dịch vụ 9

1.2.3.4. Trình độ công nghệ 9

1.2.3.5. Trình độ quản lý 9

1.2.3.6. Nguồn nhân lực 9

1.2.3.7. Mạng lưới 10

1.2.3.8. Thương hiệu 10

Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NHTMNN VIỆT NAM 11

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của các NHTMNN Việt Nam 11

2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các NHTMNN Việt Nam 12

2.2.1. Tiềm lực tài chính 12

2.2.1.1. Vốn tự có 12

2.2.1.2. Hệ số an toàn vốn (CAR) 13

2.2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời 14

2.2.2. Thị phần 15

2.2.2.1. Thị phần huy động vốn ( nhận tiền gửi ) 15

2.2.2.2. Thị phần tín dụng ( cho vay ) 16

2.2.3. Hệ thống sản phẩm, dịch vụ 17

2.2.3.1. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ 18

2.2.3.2. Lãi suất của các ngân hàng 18

2.2.4. Trình độ công nghệ 19

2.2.5. Nguồn nhân lực 20

2.2.6. Năng lực quản lý điều hành 21

2.2.7. Mạng lưới 22

2.2.8. Marketing Thương hiệu 23

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦACÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 25

3.1. Nhóm giải pháp mang tính vĩ mô 25

3.1.1. Thực hiện cổ phần hoá các NHTMNN 25

3.1.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hang, tạo sân chơi bình đẳng 26

3.1.3. Nâng cao năng lực của NHNN về điều hành chính sách tiền tệ, tăng cường năng lực giám sát của NHNN 26

3.2. Nhóm giải pháp đối với bản thân các NHTMNN 27

3.2.1 Xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn 27

3.2.2 Tăng cường năng lực tài chính và chất lượng hoạt động 27

3.2.3 Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ 28

3.2.4 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 28

3.2.5 Nâng cao năng lực quản trị điều hành chất lượng nguồn nhân lực 28

3.2.6 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing 29

KẾT LUẬN 30

 

 

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2211 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của các NHTMCP Việt Nam hiện nay còn quá nhỏ so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bình quân các NHTMCP mới đạt 9.000 tỷ đồng, tương đương 600 triệu USD. Trong khi đó bình quân các NHTM trong khu vực lên tới 50 tỷ USD. áp lực cạnh tranh sẽ gia tăng khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế với quy mô ngày càng rộng và sâu. Khi đó, những biến động kinh tế thường có nguy cơ làm xuất hiện thêm các loại loại rủi ro. Việc tăng vốn giúp các ngân hàng tăng cường khả năng tự vệ cho mình. từ ngày 1/4/2007, theo cam kết của chính phủ Việt Nam khi vào WTO, các "ngân hàng con" của ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập tại Việt Nam, hoạt động theo Luật Các TCTD của Việt Nam, và không bị đối xử phân biệt với các ngân hàng thương mại của Việt Nam. Với các điều kiện trên, buộc các ngân hàng thương mại nước ta, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần phải tăng vốn điều lệ Việc tăng vốn tự có của các NHTMCP từ bên ngoài chủ yếu thông qua phương thức phát hành thêm cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi trên thị trường chứng khoán đã diễn ra đồng loạt và liên tục trong khoảng thời gian từ đầu năm 2007 trở lại đây, khi mà Việt Nam chính thức là thành viên của WTO. Trong khoảng thời gian này, các NHTMCP liên tục công bố các kế hoạch tăng vốn điều lệ. Có thể nói, trong giai đoạn này, sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính – ngân hàng ngày càng rõ nét hơn, nhất là kể từ ngày 1/4/2007 khi các ngân hàng nước ngoài bắt đầu được phép đổ bộ vào thị trường Việt Nam. Trước bối cảnh trên, hệ thống ngân hàng trong nước đã và đang từng bước nâng cao năng lực tài chính để đáp ứng với yêu cầu việc tăng vốn tự có được thực hiện qua việc gia tăng lợi nhuận giữ lại hàng năm của các ngân hàng, tuy nhiên sự đóng góp của lợi nhuận giữ lại vào việc tăng vốn tự có là không đáng kể. Ta có thể thấy được tình hình gia tăng lợi nhuận của các NHTMCP qua bảng số liệu sau đây: LỢI NHUẬN GIỮ LẠI CỦA MỘT SỐ NHTMCP GIAI ĐOẠN 2006-2007 (Nguồn: Báo cáo phân tích năm 2008-BVSC) Sau một thời gian thực hiện lộ trình tăng vốn tự có, cho đến nay các NHTMCP đã có quy mô vốn tự có lớn hơn trước rất nhiều 2.2.1.2. Hệ số an toàn vốn (CAR) Hệ số an toàn vốn CAR là một chỉ tiêu dùng để xác định khả năng của ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Đây là 1 trong 5 tiêu chuẩn quan trong nhất mà các ngân hàng thương mại phải đáp ứng để đảm bảo an toàn hoạt động (4 tiêu chuẩn còn lại bao gồm yêu cầu vốn tự có, tỷ lệ khả năng chi trả (thanh khoản), giới hạn cho vay và bảo lãnh thương mại, giới hạn sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn). Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, đến năm 2008, hệ số an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng phải đạt 8%, theo tiêu chuẩn của Basel I. Tuy nhiên, trên thế giới, việc áp dụng hệ số an toàn vốn tối thiểu hiện phổ biến theo tiêu chuẩn của Basal II với mức 12%. trước yêu cầu tăng cường quản lý rủi ro, việc nâng hệ số CAR bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đang được tính tới. Một số thống kê cho thấy hệ số CAR tại các ngân hàng thương mại của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bình quân hiện nay là 13,1%, của khu vực Đông Á là 12,3%. Đây cũng là mức mà thực tế một số ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay đang có. Trước đây mức 8% là mục tiêu phấn đầu khó khăn của hầu hết các ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên sự tăng trưởng nhanh về quy mô vốn đã giúp các ngân hàng cải thiện đáng kể năng lực tài chính và hệ số này. Tính đến cuối năm 2007, hệ số CAR của nhiều ngân hàng thương mại đã vượt yêu cầu mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra cho mục tiêu đến năm 2008. Tiêu biểu như Vietcombank, ACB, Sacombank, BIDV, EAB, MHB… Bình quân, hệ số CAR của các ngân hàng thương mại quốc doanh đã tăng từ 7% trong năm 2006 lên 9% trong năm 2007; tỷ lệ này của các ngân hàng thương mại cổ phần cao hơn, bình quân trên 12%. Yêu cầu nâng hệ số CAR tối thiểu hiện nay lên theo chuẩn quốc tế hiện nay là cần thiết. Tuy nhiên, một tỷ lệ cao chưa hẳn là đã tốt, bởi ngoài yêu cầu đảm bảo an toàn, ngân hàng cũng cần tính đến một yêu cầu quan trọng khác là hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Và tốt nhất có thể xác định từ 10% - 12% 2.2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời Kết thúc 11 tháng đầu năm 2009, Vietcombank cho biết lợi nhuận trước thuế đạt 4.400 tỷ đồng. Lợi nhuận của Techcombank, Sacombank và Ngân hàng Hàng hải lần lượt đạt 2.060 tỷ, 1.658 tỷ và 880 tỷ đồng. Những con số lên tới hàng nghìn tỷ đồng kể trên dễ khiến dư luận cho rằng ngành ngân hàng thu lãi lớn. Tuy nhiên việc lãi nhiều hay ít phải căn cứ vào đồng vốn bỏ ra. Nếu so với hệ thống các công ty thương mại, trừ một số ngành khó khăn như giao thông vận tải... chỉ số này là rất thấp". Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại phải dựa rất nhiều vào uy tín thương hiệu để kinh doanh, lãi nhiều đồng nghĩa với khả năng tài chính ổn định. Đây là lý do khiến các ngân hàng thường công bố mức lãi tuyệt đối mà ít cho thấy sự so sánh với vốn điều lệ hay tổng tài sản. Căn cứ vào kết quả kinh doanh đã được báo cáo của các ngân hàng, có thể thấy Techcombank đạt doanh thu 2.060 tỷ trong 11 tháng trên vốn điều lệ 5.400 tỷ đồng. Như vậy, hệ số thu nhập trên vốn (ROE) của ngân hàng này xấp xỉ 38% là khá cao. Tuy nhiên, nếu xét trên tổng tài sản 91.125 tỷ đồng, hệ số thu nhập trên tổng tài sản (ROA) chỉ đạt hơn 2%. Với Ngân hàng Hàng hải, lợi nhuận trong năm 2009 đạt 1.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 3.000 tỷ và tổng tài sản là 65.000 tỷ thì hệ số ROE và ROA lần lượt là 33% và 1,5%. Hai hệ số nêu trên của Vietcombank lần lượt là 36% và 2% với vốn doanh thu 4.400 tỷ trên vốn điều lệ 12.100 tỷ và tổng tài sản tương đương 225.000 tỷ vào cuối quý III/2009. nếu lợi nhuận của các Ngân hàng Việt Nam thực tế đạt được từ 15 đến 20% vốn điều lệ thì đây vẫn là một con số rất cao so với thế giới. nhiều ngân hàng tại Mỹ hiện nay chỉ đạt mức lãi từ 1 đến 2% một năm. Tuy nhiên, cho rằng mức lãi hàng chục phần trăm như trên là có thể hiểu được vì hiện các ngân hàng Việt Nam hiện chưa chịu nhiều rủi ro từ việc kinh doanh các tài sản phái sinh, tài sản xấu... tỷ lệ trích dự phòng rủi ro cũng chưa nhiều. Trong khi đó ngành ngân hàng hiện nay vẫn chưa thực sự áp dụng các tiêu chuẩn về quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế, nếu áp dụng các quy định này, nâng các điều kiện về an toàn hệ thống thì chi phí của các ngân hàng thương mại tất yếu sẽ tăng lên, hiệu quả kinh doanh khi đó chắc chắn sẽ thấp hơn nhiều so với các công ty thương mại. mức lợi nhuận mà ngành ngân hàng có được trong thời gian qua là hợp lý 2.2.2. Thị phần Hiện nay, thị phần tín dụng của các ngân hàng thương mại trong nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng trên 80% con số còn lại là của khối ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài. Điều này cho thấy tác động của việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đến hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa lớn. Tuy nhiên, sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài với các ngân hàng trong nước đang gia tăng đáng kể. Theo lộ trình cam kết gia nhập WTO, từ ngày 1/1/2011 các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam sẽ được đối xử quốc gia đầy đủ như đối với các ngân hàng thương mại trong nước. Với thế mạnh của một ngân hàng hiện đại, công nghệ cao, cung cấp nhiều sản phẩm tiện ích đa dạng, ngân hàng nước ngoài có thế mạnh hơn hẳn các ngân hàng bản địa rất nhiều. Một cuộc điều tra cũng cho thấy, một bộ phận khách hàng Việt Nam cũng sẽ chạy sang sử dụng dịch vụ của ngân hàng ngoại vì có nhiều tiện ích hơn. Các ngân hàng nội địa sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh về quy mô, khách hàng và hệ thống kênh phân phối khi Việt Nam buộc phải nới lỏng các hạn chế về tiếp cận thị trường dịch vụ đối với ngân hàng ngoại. Tính đến cuối tháng 6/2008, so với cuối năm 2007, ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh đạt tốc độ tăng trưởng tài sản có và dư nợ tương ứng khoảng 33% và gần 50% (mức tăng trung bình toàn hệ thống ngân hàng chỉ khoảng 8% và gần 20%). Đến nay, khối ngân hàng này chỉ chiếm 9,3% tổng dư nợ cho vay (cả VND và USD), nhưng chiếm tới 29,5%/tổng dư nợ cho vay bằng USD của toàn hệ thống ngân hàng. Các ngân hang Standard Chartered,ANZ, HSBC hiện đang mở rộng mạng lưới hoạt động, do đó về lâu dài con số thị phần có thể sẽ nghiêng về phía các ngân hàng nước ngoài, nếu các ngân hàng trong nước không chuẩn bị sẵn sàng để giữ vững và phát triển thị phần của mình ngay từ hôm nay Các NHNN đang hoạt động tại Việt Nam đều đứng trong bảng xếp hạng 100 NH lớn nhất thế giới như Citi Bank (Mỹ), Deutshe Bank (Đức), Standard Chartered Bank (Anh)... Bên cạnh các hoạt động cho vay, đầu tư, các chi nhánh NHNN có thế mạnh mở rộng thị phần trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền kiều hối và các dịch vụ NH tiện ích khác cho các nhà đầu tư, cá nhân người nước ngoài ở Việt Nam. Theo các chuyên gia kinh tế, tuy thị phần tín dụng của các NH thương mại trong nước vẫn đang chiếm tỷ trọng áp đảo (trên 80%), nhưng sức ép cạnh tranh giữa NH “nội” và NH “ngoại” về lâu dài sẽ rất khốc liệt. 2.2.2.1. Thị phần huy động vốn ( nhận tiền gửi ) Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên cả nước trong tháng 1/2010 chỉ tăng 0,3% so với cuối tháng 12/2009. Mức tăng này phản ánh tình hình của các ngân hàng trong tháng 1 về việc khó thu hút nguồn tiền gửi từ người dân với lãi suất huy động không hấp dẫn. Tổng dư nợ cho vay của toàn hệ thống ngân hàng vào cuối tháng 1/2010 tăng 1% so với cuối tháng 12/2009. Mặc dù tốc độ tăng trưởng cho vay không cao so với những tháng trước đó nhưng so với tốc độ tăng vốn huy động thì mức tăng này là khá cao.  Hiện các ngân hàng đều đã nâng lãi suất huy động các kỳ hạn từ 1 - 12 tháng lên 10,49%/năm, có ngân hàng là 10,499%/năm. Đứng đầu các ngân hàng về tỷ trọng vốn huy động vẫn là Vietcombank với 20,5%. Tuy thị phần của khối ngân hàng quốc doanh vẫn chiếm áp đảo trên thị trường, nhưng sự lớn mạnh của khối cổ phần, liên doanh và sự ăn nên làm ra của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang là một thách thức lớn. Tại địa bàn Hà Nội, trung tâm tài chính của cả nước, sự sụt giảm thị phần của khối ngân hàng quốc doanh (không tính đến Ngân hàng Chính sách xã hội) đang thể hiện rõ. Tính đến hết tháng 9, khối này vẫn đang chiếm tỷ trọng tới 72,7% trong tổng vốn huy động, nhưng thị phần của hầu hết các thành viên không còn nguyên vẹn so với cuối năm 2005. Cụ thể, thị phần của hệ thống Ngân hàng Công thương (Incombank) đã giảm 1,26%, của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) đã giảm 1,22%. Riêng Ngân hàng Nông nghiệp (Agribank) và Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) đang tạm giữ được phong độ ổn định. Ngược lại, nỗ lực phát triển của khối ngân hàng cổ phần đã đạt được kết quả xứng đáng khi tỷ trọng huy động vốn của cả khối đã tăng thêm 1,56%. Đứng đầu các ngân hàng về tỷ trọng vốn huy động vẫn là Vietcombank với 20,5%, kế đến là Agribank với 20,2%; khối cổ phần chiếm 13,5% và các ngân hàng nước ngoài chiếm 10,7%... Sự sụt giảm thị phần của khối ngân hàng quốc doanh là một sự chuyển dịch tất yếu. Áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng nước ngoài đang ngày một lớn. Bên cạnh áp lực từ khối cổ phần, thị phần của khối quốc doanh cũng dần bị chia sẻ bởi sự phát triển của khối ngân hàng nước ngoài. Sự chia sẻ này ngày càng lớn khi Ngân hàng Nhà nước đang dần nởi lỏng các quy định (cho phép một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài được huy động VND, được đặt máy ATM ngoài trụ sở…). Và theo cam kết gia nhập WTO, những ngân hàng 100% vốn ngoại sẽ có mặt, gần nhất là sau 1/4/2007. Khi đó, lát cắt thị phần sẽ sâu hơn 2.2.2.2. Thị phần tín dụng ( cho vay ) Về tỷ trọng dư nợ, đáng chú ý là Vietcombank lại đứng ở vị trí rất khiêm tốn, chỉ 3,5% trong khi của Incombank là 15%, BIDV là 20,9%, Agribank là 18,4%, của khối cổ phần là 16,3% và các ngân hàng nước ngoài là 15,6%. Hiện, Việt Nam có khoảng 17 công ty tài chính do các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp nước ngoài thành lập, với chức năng thu xếp vốn cho các dự án của công ty mẹ. Nhưng vì thị trường tín dụng cá nhân rất lớn, hệ thống ngân hàng không thể đáp ứng nhu cầu, nên nhiều công ty tài chính tìm cách “lấn sân”. Công ty tài chính có lãi suất rẻ hơn ngân hàng, thủ tục vay nhanh gọn lại có nhiều dòng sản phẩm phong phú, công ty tài chính đang ngày càng tăng dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân và chứng tỏ được ưu thế cạnh tranh so với ngân hàng. “Mảnh đất màu mỡ” tín dụng cá nhân sẽ không còn là sân chơi riêng của các ngân hang như trước. Trong khi các ngân hàng đang bị khống chế trần lãi suất huy động thì các công ty tài chính lại dễ dàng huy động từ các công ty thành viên, công ty mẹ… mà không vướng trần nào cả. Hơn thế, việc kiểm tra, giám sát, thẩm định cho vay của công ty tài chính cũng dễ dàng hơn. Rõ ràng ngân hàng đang ngày càng lép vế về lãi suất so với các công ty tài chính. Nhiều ngân hàng chuyên bán lẻ rất lo lắng trước áp lực cạnh tranh với công ty tài chính. các công ty tài chính không chỉ lấn sân ở mảng tín dụng cá nhân mà từng bước tiếp cận tín dụng doanh nghiệp. Trong giai đoạn khó khăn về vốn này, nhiều doanh nghiệp đi gõ cửa công ty tài chính. Để giữ vững thị phần, nhiều ngân hàng đang lên kế hoạch thành lập công ty tài chính trong năm 2010. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định việc cạnh tranh với các công ty tài chính nước ngoài không đơn giản. Ngoài khả năng huy động vốn mạnh vì mạng lưới hoạt động rộng, các công ty tài chính còn có nhiều mối quan hệ với tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới để thương thảo, đàm phán cho việc tài trợ tín dụng số lượng lớn. Đến nay các, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thực sự là nhân tố cạnh tranh mạnh trên thị trường tiền tệ, nhưng họ đang chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới. Thời gian qua các chi nhánh nước ngoài có một số giảm sút dư nợ giảm từ 19,8% còn 8,9%. Do nhiều nguyên nhân về hệ thống pháp lý, mức độ phát triển kinh tế, hạ tầng kỹ thuật, mức thu nhập và dân trí của Việt Nam... nên sản phẩm và dịch vụ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp còn khá hạn chế. Hầu hết các ngân hàng này chỉ tập trung vào một số dịch vụ như: Huy động vốn và cho vay (phần lớn bán buôn); tài trợ thương mại (bao gồm mở tài khoản nội và ngoại tệ, chuyển tiền bằng điện, thư tín dụng, ngoại hối, hạn mức tín dụng, hiệp định khung tài trợ thương mại); tài trợ tài chính cho xuất nhập khẩu, tài trợ dự án... Đối tượng khách hàng của chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất, chế biến có vốn đầu tư nước ngoài, công ty lớn của Việt Nam có kết quả hoạt động tốt và phù hợp với kế hoạch kinh doanh của ngân hàng nước ngoài. 2.2.3. Hệ thống sản phẩm, dịch vụ Việt Nam được các tổ chức tài chính nước ngoài đánh giá là thị trường tiềm năng về phát triển dịch vụ ngân hàng. Song trước cánh cửa hội nhập ngày càng mở rộng, tiềm năng này không phải là mảnh đất “béo bở” dành riêng cho các ngân hàng trong nước mà là cuộc cạnh tranh dữ dội giữa các ngân hàng trong nước với nhau và các ngân hàng nội với ngân hàng ngoại, đòi hỏi cách kinh doanh thật chuyên nghiệp mới vượt qua thử thách và mở rộng thị phần. ngân hàng nội muốn “đương đầu” trước sự vượt trội của ngân hàng ngoại phải tăng cường khả năng cạnh tranh bằng dịch vụ thay vì cạnh tranh bằng lãi suất như hiện tại, tiến tới nâng dần tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ đồng thời có nhiều biện pháp mạnh khác trong việc xử lý tín dụng và quản lý rủi ro. BIDV thừa nhận, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nội địa còn nghèo nàn, tính tiện lợi chưa cao và chất lượng dịch vụ thấp. Có thể thấy rõ điều này qua cơ cấu thu nhập phi lãi/tổng thu nhập của ngân hàng còn hạn chế (khoảng hơn 5% tổng thu nhập của ngân hàng). Sự đơn điệu trong hoạt động dịch vụ khiến hệ thống ngân hàng (đặc biệt là quốc doanh) không tận dụng được lợi thế về mạng lưới, kênh phân phối hay công nghệ. Các dịch vụ như ngân hàng điện tử, ngân hàng đầu tư, tư vấn chưa phát triển và mới ở giai đoạn đầu. Chiến lược phát triển sản phẩm của ngân hàng nội vẫn chủ yếu trong lĩnh vực tín dụng. Các dịch vụ như quản lý tài sản cá nhân có thu nhập cao, quản lý két sắt… mới chỉ được hình thành. Khi bước chân vào thị trường Việt Nam, HSBC hay Standard Chaterded hoặc ANZ với độ đa dạng của các dịch vụ mà họ cung cấp chắc chắn sẽ gây khó khăn không nhỏ cho các ngân hang thương mại Việt Nam với hệ thống dịch vụ còn ít ỏi. 2.2.3.1. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ Dịch vụ tài chính ngân hàng sẽ cạnh tranh khốc liệt khi vòng bảo hộ đối với ngân hàng thương mại trong nước không còn. Thời gian không chờ đợi và thực tế đến nay sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng thương mại ở nước ta vẫn còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Hiện nay, sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng thương mại nội địa còn rất khiêm tốn, tập trung chủ yếu ở một số dịch vụ cơ bản: Huy động cho vay, thanh toán trong nước và quốc tế. Gần đây, các ngân hàng thương mại có triển khai các dịch vụ như tài trợ thương mại, thẻ tín dụng và dịch vụ ngân hàng bán lẻ... Nhưng nhìn chung vẫn còn khá nghèo nàn, thiếu những dịch vụ trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, những sản phẩm phái sinh và những dịch vụ công nghệ cao. Về chất lượng, sản phẩm dịch vụ ngân hàng thương mại trong nước còn kém xa sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng quốc tế. - Đối với hoạt động huy động vốn, công cụ huy động của các ngân hàng thương mại còn nghèo nàn. Ngoài chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, các hình thức tiền gửi tiết kiệm linh hoạt còn ít. Công cụ chính để các ngân hàng thương mại hút vốn từ dân cư chủ yếu là lãi suất. Về dịch vụ thanh toán, hệ thống ngân hang thương mại vẫn dựa vào thanh toán bù trừ tổng, chưa có hệ thống thanh toán bù trừ tự động cho những món nhỏ, như việc thanh toán các dịch vụ điện, nước, điện thoại. Điều này đã hạn chế phát triển các dịch vụ có liên quan đến tín dụng cá nhân, tín dụng tiêu dùng và dịch vụ thanh toán cho cả doanh nghiệp và cá nhân. - Bên cạnh đó, tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong thanh toán cá nhân còn rất lớn, dẫn đến tài khoản cá nhân tại các ngân hàng thương mại trong nước chủ yếu là tài khoản tiền gửi, ít tài khoản thanh toán. Hiện nay, để phát triển dịch vụ ngân hàng, các ngân hàng thương mại đã mạnh tay đầu tư công nghệ. Tuy nhiên, nhìn chung công nghệ của hệ thống ngân hàng thương mại ở nước ta vẫn còn khá lạc hậu. Các ngân hàng thương mại chỉ sử dụng một phần Core Banking, các phần mềm quản trị rủi ro. 2.2.3.2. Lãi suất của các ngân hàng Khi khoảng cách niềm tin giữa các khối ngân hàng đang ngày được rút ngắn thì quyết định gửi tiền sẽ nghiêng về lực hút lãi suất. Rõ ràng lãi suất của khối cổ phần luôn hấp dẫn hơn khối quốc doanh một bậc. Cạnh tranh lãi suất đang được xem là mạch cạnh tranh nổi bật nhất giữa các ngân hàng hiện nay. Khối cổ phần luôn có lãi suất hấp dẫn vì không bị ràng buộc nhiều bởi các thỏa thuận. Áp lực này khiến một số ngân hàng quốc doanh đã phải “xé rào” hoặc lách thỏa thuận thông qua một số hình thức huy động. Tại Đại hội nhiệm kỳ III của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam ngày 10/8, các ngân hàng vẫn thống nhất duy trì và thực hiện lãi suất thỏa thuận. Thỏa thuận đó được ấn định giữa các ngân hàng quốc doanh ở tiền gửi kỳ hạn 6 tháng là 0,65%, 12 tháng là 0,7%. Tuy nhiên, trên thực tế mức thỏa thuận lãi suất vẫn bị một số ngân hàng bỏ qua. Thời gian gần đây, Hiệp hội Ngân hàng đã mấy lần lên kế hoạch để đại diện các ngân hàng thành viên ngồi lại với nhau nhưng không thành. Thỏa thuận lãi suất, thỏa thuận cạnh tranh khó tìm được tiếng nói chung. Nhiều ngân hàng cổ phần xem lãi suất là vũ khí cạnh tranh quan trọng của mình. Có đại diện còn tuyên bố rằng sẽ không tham dự những cuộc dàn xếp nói trên của Hiệp hội ngân hàng. Từ ngày 1-2-2009, lãi suất cơ bản của VNĐ sẽ giảm từ 8,5%/năm xuống còn 7%/năm, tức là lãi suất cho vay tối đa của các tổ chức tín dụng bằng VNĐ đối với khách hàng cũng sẽ giảm từ 12,75%/năm xuống 10,5%/năm. Theo biểu lãi suất niêm yết ngày 30-1 trên website của hai ngân hàng lớn là Vietcombank và BIDV, lãi suất các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng của BIDV lần lượt là 7%/năm; 7,2%/năm; 7,5%/năm. Cũng các kỳ hạn này, lãi suất của Vietcombank lần lượt là 6,96%/năm, 7,2%/năm và 7,56%/năm. Trong khi đó, ở khối thương mại cổ phần, lãi suất cao nhất của SCB là 9% cho các kỳ hạn 9 và 12 tháng. Lãi suất tiền gửi VNĐ cao nhất của SeABank cũng chỉ ở mức 7,2%/năm... Như vậy, hiện đã không có sự chênh lệch lãi suất giữa các NH thương mại Nhà nước, NH cổ phần. Thậm chí, lãi suất tại một số NH cổ phần còn thấp hơn hoặc bằng khối NH quốc doanh. Theo quan sát, lượng người gửi tiền tại các NH từ ngày NHNN chuẩn bị công bố việc giảm lãi suất cơ bản đã giảm đi trông thấy. Nhiều người có xu hướng chuyển tiền về gửi tại các NH lớn khi đáo hạn. Mặt bằng lãi suất huy động tại các NH cổ phần đang dần trở nên giống hệt nhau. Do vậy, việc các NH cổ phần yếu thế phải tìm cách hấp dẫn khách hàng và tạo ra sự khác biệt bằng các chương trình khuyến mãi, trúng thưởng, tặng quà... Dự đoán, các hình thức khuyến mãi, trúng thưởng sẽ có khả năng bùng nổ trong đầu năm 2009 này”. Trong quý 1/2009, NHNN tiếp tục ban hành các văn bản điều chỉnh lãi suất theo hướng nới lỏng đồng thời điều chỉnh giảm các tỉ lệ dự trữ bắt buộc. Tính đến cuối quý 1, lãi suất cơ bản ở mức 7,0%/năm, lãi suất chiết khấu ở mức 6,0%/năm, lãi suất tái cấp vốn 8,0%/năm. Như vậy, trong quý 1/2009, NHNN đã có 1 lần điều chỉnh giảm lãi suất cơ từ 8,5%/năm vào đầu quý 1 xuống 7,0%/năm vào ngày 01/02/2009. 2.2.4. Trình độ công nghệ Yếu tố quyết định trong quá trình cạnh tranh thị phần dịch vụ ngân hàng nội và ngoại là chất lượng dịch vụ, được thể hiện qua công nghệ của các ngân hàng, bởi nếu không có công nghệ hiện đại thì không thể nói đến cạnh tranh. Theo Ngân hàng Nhà nước, hầu hết các ngân hàng thương mại đã đầu tư xây dựng hệ thống ngân hàng cốt lõi (core banking) cho phép quản trị dữ liệu một cách tập trung tại hội sở chính, giảm thiểu rủi ro. Một số ngân hàng lớn đã hoàn thiện giai đoạn 2 dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán, cho phép khai thác tối đa những tiện ích công nghệ ngân hàng. Nhưng việc này chưa được thực hiện đồng bộ trong hệ thống ngân hàng nội, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần từ nông thôn chuyển lên đô thị. vì các thế mạnh của ngân hàng nội là không bền vững, nên để nâng cao sức cạnh tranh nội tại, các ngân hàng Việt Nam nên chọn bước đi thông minh là hợp tác với các ngân hàng nước ngoài nhằm nhận sự chuyển giao công nghệ và học hỏi kinh nghiệm, chấp nhận chia sẻ thị phần và biến họ từ đối thủ thành đồng minh. Giải pháp này hiện đang được nhiều ngân hàng nội lựa chọn thông qua hình thức bán cổ phần dưới tên gọi "cổ đông chiến lược" của các ngân hàng ngoại. Hiện tại, có 10 ngân hàng trong nước có cổ đông chiến lược là ngân hàng nước ngoài là ACB (với Standard Chartered), Sacombank (với ANZ), Tecombank (với HSBC), VPBank (với OCBC), Eximbank (với Sumimoto Bank), Habubank (với Deutsche Bank), Phương Đông (với BNP Paris Bank), Phương Nam (với UOB), Sea Bank (với S.G Bank), An Bình (với May Bank). Con số này trong tương lai có thể nhiều hơn, hiện tại Ngân hàng Nhà nước đã khống chế ngân hàng nội không được bán quá 30% cổ phần cho đối tác nước ngoài. 2.2.5. Nguồn nhân lực Ngân hàng thương mại cổ phần (Techcombank), hàng năm có 2 đợt tuyển dụng nhân sự (tháng 4 và tháng 10). Đối tượng là những SV năm cuối các trường ĐH, CĐ, Trung cấp thuộc khối Kinh tế và những ứng viên có kinh nghiệm làm việc tại các ngân hàng khác. Tùy từng vị trí để có những tiêu chí phù hợp. Quan trọng nhất là trình độ học vấn và tiếng Anh. Hiện, BIDV có khoảng 500 nhân viên làm việc ở tất cả các bộ phận. Để chuẩn bị nguồn nhân lực cho cổ phần hóa, mục tiêu đến năm 2007 số nhân viên sẽ tăng từ 700 - 1000. Theo nhận định của các công ty "săn đầu người", năm 2006, các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao gồm tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin, tiếp thị quảng cáo, tư vấn luật và chuyên gia kỹ thuật tay nghề cao. Vài năm gần đây, để tìm kiếm nhân sự thực hiện các dự án phát triển và thu hút nhân lực có chất lượng, Ngân hàng Đông Á (EAB) đang thực hiện chương trình “Việc làm hè và cơ hội du học miễn phí” cho SV đang theo học tại các trường ĐH. Các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước đều cùng một sân chơi và rất khó khẳng định được nhân lực của ngân hàng trong nước sẽ ngang với các ngân hàng nước ngoài, trong khi các đãi ngộ và mức lương của họ hấp dẫn hơn. Trước thực tế đó, không ít ngân hàng quốc doanh Việt Nam đã bị mất nhân viên xuất sắc, chị Hồng Phúc cho biết.   Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), sau khi cổ phần hóa xong, quỹ lương của ngân hàng có thể tăng gấp đôi để giữ chân người tài trước cuộc cạnh tranh nhân lực đang rất khốc liệt. Nhưng cũng chính cuộc cạnh tranh này đang đẩy nhiều ngân hàng đứng trước rủi ro. Sự cạnh tranh, lôi kéo nhân lực giữa các ngân hàng sẽ đẩy chi phí tiền lương, tiền công lao động của các ngân hàng bị đội lên, mặc dù chất lượng lao động có thể chưa tương xứng. Vì thiếu nguồn nhân lực, nhất là các ngân hàng mới ra buộc phải đẩy chi phí này lên, thậm chí sẽ dẫn đến sự cạnh tranh hỗn loạn trên thị trường nhân lực. Từ 1/4/2007, các ngân hàng con 100% vốn nước ngoài được thành lập. Cầu nhân lực chất lượng cao đang và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc110774.doc
Tài liệu liên quan