LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ KINH DOANH VÀ BIỆN PHÁP HẠ THẤP CHI PHÍ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 3
1.1. Tổng quan về chi phí kinh doanh 3
1.1.1. Khái niệm và vai trò chi phí kinh doanh 3
1.1.2. Phân loại chi phí kinh doanh 4
1.1.3 Phạm vi áp dụng và nội dung chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp 7
1.2. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hạ thấp chi phi kinh doanh 13
1.2.1. Tổng mức chi phí kinh doanh 13
1.2.2. Tỷ suất chi phí kinh doanh 14
1.2.3. Mức độ hạ thấp ( hoặc tăng ) chi phí kinh doanh thương mại 15
1.2.4. Tốc độ giảm ( hoặc tăng ) chi phí kinh doanh 15
1.2.5. Mức độ tiết kiệm hay lãng phí chi phí kinh doanh 16
1.3. Các giải pháp nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp 17
1.3.1. Sự cần thiết phải tiết kiệm chi phí kinh doanh. 17
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp 18
1.3.3. Các giải pháp hạ thấp chi phí kinh doạnh trong doanh nghiệp 21
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHI PHÍ KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘI 25
2.1 Giới thiệu chung về Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà nội 25
2.1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty. 25
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng công ty 25
2.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà nội 35
2.2.1. Tình hình thực hiện thuế và nghĩa vụ thuế của Tổng công ty 35
2.2.2. Tình hình vốn và tài sản của Tổng công ty 35
2.2.3. Hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty 37
2.3. Thực trạng chi phí kinh doanh của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà nội 40
2.3.1. Tình hình thực hiện chi phí kinh doanh và công tác quản lý chi phí kinh doanh của Tổng công ty 41
2.3.2. Hiệu quả thực hiện chi phí kinh doanh theo các chỉ tiêu kinh tế cơ bản 43
2.3.3. Đánh giá chung tình hình thực hiện chi phí kinh doanh tại Tổng Công ty 44
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HẠ THẤP CHI PHÍ KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘI 47
3.1. Phương hướng hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà nội 47
3.2. Quan điểm hạ thấp chi phí kinh doanh tại Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà nội 53
3.3. Giải pháp nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh tại Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà nội 55
3.3.1. Nghiên cứu thị trường 55
3.3.2. Các biện pháp quản lý lao động. 56
3.3.2. Tiết kịêm chi phí lưu thông 57
3.3.3. Vấn đề về vốn 58
3.3.5. Tăng cường tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu 58
3.3.6. Nâng cao năng lực sản xuất của máy móc thiết bị 59
3.4. Các ý kiến đề xuất 59
KẾT LUẬN 62
64 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1022 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh tại tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới khâu sản xuất mà nó còn liên quan tới các khâu như: Khâu mua, khâu vận chuyển, bảo quản. Do vậy, doanh nghiệp phải quản lý việc sử dụng nguyên vật liệu một cách hợp lý trong tất cả các khâu, bắt đầu từ khâu mua, dự trữ tới khâu tiêu thụ.
Đối với yếu tố lượng nguyên vật liệu tiêu hao, các nhà quản lý doanh nghiệp phải tham gia vào việc xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm, kiểm tra, xử lý các trường hợp bội chi so với định mức và hạn mức.
Đối với giá cả nguyên vật liệu, doanh nghiệp phải lựa chọn nguồn cung cấp ổn định, chất lượng tốt, chi phí thu mua hợp lý; đặc điểm giao hàng, phương tiện vận chuyển thuận lợi nhằm tăng mức lưu chuyển nguyên vật liệu tới nơi sản xuất, giảm chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm
* Tổ chức lao động hợp lý, khoa học
Lao động là một yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, tổ chức lao động một cách khoa học, hợp lý sẽ tạo sự kết hợp một cách chặt chẽ giữa các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, giảm bớt tình trạng lãng phí lao động, tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Nhưng lao động là sự tác động của con người vào đối tượng lao động. Do đó, điều quan trọng là phải biết sử dụng yếu tố con người, phải biết phát huy nguồn lực, trình độ trong mỗi con người làm cho họ gắn bó nhiệt tình với công việc, cống hiến tài năng cho doanh nghiệp, tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Muốn vậy doanh nghiệp phải thường xuyên chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, không ngừng nâng cao trình độ tay nghề kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn, phát huy nguồn lực, bồi dưỡng nhân tài, thực hiện tốt chế độ tiền lương, tiền thưởng nhằm tiết kiệm quỹ lương.
* Các biện pháp kỹ thuật công nghệ
Tăng cường đầu tư máy móc thiết bị để giảm bớt chi phí cho lao động chân tay, mở rộng được mức lưu chuyển hàng hóa, nâng cao năng suất lao động, phát huy các sáng kiến kỹ thuật trong đội ngũ cán bộ công nhân viên. Đồng thời giảm chi phí vận chuyển và hao hụt hàng hoá, chi phí quản lý làm cho chi phí kinh doanh giảm một cách đáng kể.
* Tổ chức bộ máy quản lý và tiết kiệm chi phi kinh doanh
Giảm tối đa các khoản tiêu cực phí trong quản lý, tiết kiệm đúng mức trong việc thực hiện các cuộc họp, hội nghị, chi phí điện nước, không phô trương. Giảm biên chế khối gián tiếp. Lựa chọn các cán bộ có năng lực, trình độ thường xuyên nâng cao bồi dưỡng trình độ quản lý, chuyên môn cho cán bộ; Thanh lý kịp thời những tài sản khấu hao hết theo quy định hiện hành, các tài sản sử dụng kém hiệu quả bằng những máy móc mới cho năng suất cao hơn. Giảm bớt các thủ tục phiền hà cho khách hàng, các thông tin khách hàng phải được cập nhật hàng ngày, đảm bảo các thông tin luôn được thông suốt và chính xác.
* Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn
Vốn là yếu tố cơ bản và quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào nhất là trong điều kiện hiện nay, với một lượng vốn dồi dào giúp cho doanh nghiệp có điều kiện mở rộng quy mô sản suất kinh doanh, tạo ưu thế cho doanh nghiệp trên thị trường. Để tổ chức lựa chọn khai thác hợp lý nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải xác định nguồn vốn tự có hay vốn góp liên doanh để từ đó sử dụng đúng mục đích, phát huy tối đa nguồn vốn tự có của doanh nghiệp để giảm nguồn vốn vay. Việc sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả sẽ trực tiếp giảm được chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp.
Chương 2. thực trạng chi phí kinh doanh tại tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà nội
2.1 Giới thiệu chung về Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà nội
2.1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty.
- Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội Tên giao dịch quốc tế : HANOI HOUSING DEVELOPMENT AND INVESMENT CORPORATION
Tên viết tắt : HANDICO
- Trụ sở chính dặt tại 34 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội Việt Nam.
- Tổng công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng được mở tài khoản tại ngân hàng và kho bạc( kể cả tài khoản ngoại tệ) trong nước và ngoài nước.
- Tổng công ty được thành lập theo quy định số 78/1999/QĐ-UB ngày 21/9/1999 của UBND thành phố Hà Nội.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh số 113139 do sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày 24-12-1999.
Giấy đăng ký hoạt động xây dựng do bộ xây dựng cấp ngày 9/5/2000
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng công ty
* Tổ chức bộ máy nhân sự
Tổ chức bộ máy điều hành sản xuất của Tổng công ty gồm có: Đảng bộ Tổng công ty, hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc, ban kiểm soát, các phòng ban chức năng cơ quan văn phòng Tổng công ty và các đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty.
Các bộ phận này có mối liên hệ với nhau được thể hiện qua sơ đồ sau:
Ban chấp hành Đảng Bộ TặNG CôNG TY
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Văn phòng Tổng công ty Ban kiểm soát
Phòng
tổ chức- lao động
Phòng tài chính KT
Phòng kế hoạch tổng hợp
Phòng quản lý dự án
Phòng quản lý xây lắp
Phòng ứng dụng công nghệ
Các đơn vị thành viên
* Chức năng của các phòng ban
- Ban chấp hành Đảng Bộ
Đảng Bộ Tổng công ty đầu tư và phát triển Hà Nội là tổ chức Đảng cấp trên cơ sở, trong doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc thành uỷ Hà Nội, bao gồm các Đảng bộ, chi bộ trong các đơn vị thành viên của đảng bộ Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội. Thực hiện đúng đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các quy định của thành uỷ, UBND thành phố.
Đảng bộ Tổng công ty có trách nhiệm và quyền hạn sau:
+ Quyết định chương trình công tác của nhiệm kỳ năm, 6 tháng của Đảng uỷ, quyết định quy chế làm việc của các ban Đảng cảu Đảng uỷ Tổng công ty.
+ Quyết định những vấn đề chiến lược và chủ trương biện pháp lớn, cụ thể của các chỉ thị, nghị quyết, chương trình công tác của trung ương và thành phố áp dụng đối với Tổng công ty.
+ Quyết định phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Tổng công ty. Xem xét quyết định chủ trương triển khai một số dự án, công trình đầu tư quan trọng mà Tổng công ty dự kiến tham gia thực hiện.
+ Quyết định chủ trương thành lập, sát nhập, chia tách. giải thể các ban Đảng các cơ sở Đảng trong Đảng bộ Tổng công ty .
+ Trình ban thường vụ thành uỷ dự kiến nhân sự giới thiệu ứng cử, đề cử hoặc rút khỏi các chức danh bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc...
- Hội đồng quản trị Tổng công ty
Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý và kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổng công ty. Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Tất cả các thành viên Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được phân công và cùng chịu trách nhiệm trước UBND thành phố và trước pháp luật về nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị đối với sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ của nhà nước.
Hội đồng quản trị có 7 thành viên do chủ tịch UBND thành phố quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và nhiệm kỳ của các thành viên Hội đồng quản trị được quy định tại khoản 5 điều 14 điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty.
- Ban kiểm soát.
Ban kiểm soát Tổng công ty là bộ phận có chức năng kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của mọi thành viên của Tổng công ty.
- Tổng giám đốc
+ Tổng giám đốc là người tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị và chủ động điều hành sản xuất, kinh doanh theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty và theo quy định phân cấp của Hội đồng quản trị.
+ Tổng giám đốc chịu sự kiểm tra, giám sát cuả Hội đồng quản trị, ban kiểm soát và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chức năng nhiệm vụ điều hành của mình.
- Các phó tổng giám đốc
Các phó tổng giám đốc có trách nhiệm và quyền hạn sau:
Giúp tổng giám đốc phụ trách các lĩnh vực công tác theo sự phân công của tổng giám đốc. Thay mặt tổng giám đốc giải quyết các công tác được phân công có liên quan đến các đơn vị thành viên, phòng ban thuộc văn phòng tổng công ty, được chỉ đạo, quyết định và phản ảnh, báo cáo tình hình diễn biến và kết quả công việc cho tổng giám đốc theo đúng quy định.
- Văn phòng Tổng công ty
a/ chức năng
Tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty các chức năng sau:
+ Thực hiện chức năng quản lý công tác văn thư lưu trữ hồ sơ tài liệu của doanh nghiệp.
+ Quản trị hành chính, nhân sự, chế độ tiền lương của cán bộ công nhân viên của Tổng công ty, quản lýcơ sở vật chất tài sản, thiết bị máy móc thuộc cơ quan văn phòng Tổng công ty.
+ Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ thường trực và trật tự an toàn nội bộ cơ quan văn phòng.
+ Thường trực thi đua khen thưởng.
b/ Nhiệm vụ
+ Tiếp nhận và lưu trữ các hồ sơ tài liệu của Tổng công ty.
+ Tiếp nhận các văn bản đến và phân loại trình lên tổng giám đốc Tổng công ty.
+ Quản lý con dấu và thực hiện chế độ bảo mật theo pháp luật.
+ Soạn thảo và tổ chức thực hiện bản qui định về công tác bảo mậtvăn bản tài liệu hồ sơ của toàn Tổng công ty
- Phòng tổ chức- lao động
a/ Chức năng
Phòng tổ chức lao động có chức năng tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Tổng công ty những việc sau:
+ Xây dựng bộ máy tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh từ Tổng công ty đến các công ty thành viên, đến tận các đơn vị trực thuộc đơn vị thành viên cho phù hợp với sự phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
+ Quản lý, sử dụng phát triển nguồn nhân lực.
+ Tổ chức kiện toàn theo pháp luật về lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh
b/ Nhiệm vụ
+ Quản lý về công tác nhân sự trong phạm vi phân cấp thuộc quyền được quản lý theo chế độ chính sách nhà nước ban hành.
+ Nghiên cứu đề xuất, xây dựng mô hình tổ chức bộ máy điều hành sản xuất kinh doanh kèm theo kế hoạch của cán bộ, nhất là hệ thống cán bộ chủ chốt phù hợp với kế hoạch phát triển sản xuất của Tổng công ty, điều phối cán bộ cho phù hợp mô hình điều hành sản xuất kinh doanh.
+ Giúp việc lập quy hoạch nhân sự, lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng kiến thức nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên.
+ Hướng dẫn, quản lý về chế độ chính sách tiền lương với người lao động theo luật nhà nước, theo qui chế, thoả ước người lao động ở các cấp.
+ Xây dựng tiêu chí chức danh cho cán bộ trong hệ thống cán bộ các cấp.
- Phòng tài chính- kế toán
Phòng tài chính kế toán có chức năng tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Tổng công ty các chức năng sau:
+ Thực hiện chức năng quản lý cấp trên về công tác hạch toán tài chính kế toán thống kê của doanh nghiệp thành viên theo luật nhà nước, theo quy định của luật doanh nghiệp và quy chế tổ chức hoạt động của Tổng công ty.
+ Xây dựng qui chế tài chính của Tổng công ty, hướng dẫn và kiểm tra định kỳ, đột xuất theo lệnh của tổng giám đốc.
+ Theo dõi và giám sát bảo toàn nguồn vốn giao cho các đơn vị thành viên, kiểm tra định kỳ, đột xuất theo lệnh của tổng giám đốc.
+ Tham mưu kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu nghĩa vụ của doanh nghiệp với nhà nước và với cấp trên của các đơn vị thành viên nếu có.
+ Hướng dẫn và theo dõi quyết toán thu chi của khối cơ quan văn phòng Tổng công ty.
+ Kết hợp cùng với các phòng ban khác để xây dựng phương án tích tụ và sử dụng tài chính cho phù hợp chế độ chính sách nhà nước.
+ Kết hợp cùng với các phòng ban khác để xây dựng chế độ tiền lương, thưỏng...
+ Tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc phục vụ kiểm toán theo yêu cầu của kiểm toán cấp trên đối với các doanh nghiệp.
-Phòng quản lý dự án đầu tư phát triển nhà và đô thị
a/ Chức năng
Tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty về việc:
+ Hướng dẫn tổ chức thực hiện mọi mặt hoạt động kinh doanh của Tổng công ty và các công ty thành viên liên quan đến lĩnh vực đầu tư tư vấn phát triển khu đô thị...
+ Thẩm định các báo cáo tiền khả thi, khả thi dự án kinh doanh trên.
+ Thực hiện chức năng dự báo các cơ chế chính sách thị trường bất động sản.
+ Quản lý và hướng dẫn thực hiện các cơ chế chính sách liên quan đến đầu tư xây dựng.
b/ Nhiệm vụ
+ Xây dựng lế hoạch, chương trình hoạt động để tổ chức thực hiện các dự án kinh doanh phát triển đô thị mới, cải tạo khu đô thị cũ, phát triển nhà, dịch vụ đất đai, giải phóng mặt bằng.
+ Hướng dẫn và quản lý về việc kinh doanh các dự án đầu tư các khu đô thị mới, cải tạo khu đô thị cũ cũng như dư án kinh doanh phát triển nhà.
+ Giúp tổng công ty xây dựng kiểm tra, đôn đốc các nhiệm vụ SXKD
+ Xây dựng qui chế về kinh doanh dự án đầu tư của Tổng công ty
+ Hướng dẫn và quản lý việc phát triển đầu tư và các vấn đề liên quan đến đầu tư trong toàn Tổng công ty
+ Hướng dẫn các đơn vị lập và trình xin thủ tục phê duyệt các dự án đầu tư theo chế độ hiện hành của nhà nước.
+ Quản lý và hướng dẫn việc tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện dự án đầu tư các khu đô thị mới trong toàn Tổng công ty.
+ Trực tiếp triển khai thực hiện dự án đầu tư lớn.
+ Theo dõi việc khai thác kinh doanh dự án toàn Tổng công ty
+ Lập phương án điều tiết quyền lợi giữa Tổng công ty với các đơn vị thành viên.
+ Lập kế hoạch vốn đầu tư phù hợp với việc phát triển kinh doanh dự án.
- Phòng quản lý kinh doanh xây lắp
a/ Chức năng
Tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty thực hiện chức năng sau:
+ Cùng với các đơn vị thành viên tổ chức hoạt động kinh doanh xây lắp theo quy định hiện hành của nhà nước.
+ Cùng với các đơn vị thành viên thực hiện quản lý chất lượng, kỹ thuật, an toàn lao động.
+ Xây dựng và hướng dẫn các đơn vị thành viên về quản lý đầu tư và sử dụng thanh lý trang thiết bị thi công, nhà xưởng đất đai là phương tiện SXKD.
b/ Nhiệm cụ
*Công tác hoạt động kinh doanh xây lắp:
+ Tham mưu, soạn thảo hướng dẫn và giám sát thực hiện qui chế về kinh doanh xây lắp.
+ Chủ trì soạn thảo, quản lý sử dụng hồ sơ năng lực để dự thầu
+ Tham mưu cho Tổng công ty uỷ quyền cho đơn vị thành viên dự thầu, trực tiếp hướng dẫn các đơn vị này lập hồ sơ dự thầu.
+ Hướng dẫn các đơn vị lập kế hoạch, lập hội đồng xét thầu và trực tiếp tham gia tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị thực hiện các khối công việc
+ Soạn và trình tổng giám đốc các quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu.
+ Hướng dẫn các đơn vị báo cáo, trực tiếp tổng hợp báo cáo định kỳ về mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh xây lắp toàn Tổng công ty
- Phòng kế hoạch kinh doanh tổng hợp ( Phòng kế hoạch tổng hợp)
a/ Chức năng
+ Thực hiện chức năng xây dựng và chỉ đạo chiến lược sản xuất kinh doanh và chức năng thống kê kế hoạch toàn Tổng công ty.
+ Quản lý và chỉ đạo trực tiếp tổ chức kinh doanh xuât nhập khẩu lao động, xuất khẩu vật tư thiết bị xây lắp, cũng như kinh doanh thương mại du lịch và kinh doanh khác của Tổng công ty.
+ Là cơ quan thường trực tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền phân cấp cho Tổng công ty, các phòng khác tham gia với tư cách là thành viên hội đồng thẩm định.
b/ Nhiệm vụ:
+ Quản lý mọi hoạt động SXKD của Tổng công ty phù hợp chính sách nhà nước và theo điều lệ tổ chức hoạt động của doanh nghiệp.
+ Xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu kế hoạch nhắn hạn, dài hạn cho các đơn vị thành viên thực hiện trên cơ sở năng lực, hạng doanh nghiệp và yêu cầu kế hoạch phát triển của Tổng công ty
+ Theo dõi đôn đốc quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch của đơn vị thành viên thực hiện công việc thống kê các chỉ tiêu kế hoạch của Tổng công ty
+ Xây dựng, ban hành và quản lý đôn đốc thực hiện các văn bản liên quan trong điều hành sản suất của Tổng công ty
+ Quản lý công tác giao, nhận việc.
+ Xây dựng và điều hành kế hoạch phát triển 5 năm định hướng phát triển 10 năm của Tổng công ty.
+ Kết hợp cùng các phòng để lập kế hoạch vốn đầu tư, nhất là kế hoạch xin vốn cho những dự án được sử dụng vốn hoặc cấp một phấn vốn nhà nước.
+ Kết hợp cùng các phòng chức năng để kiểm tra đánh giá hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của các đơn vị hàng tháng, quí, năm.
+ Lập các hợp đồng kinh tế cụ thể, quản lý các hợp đồng để theo dõi thực hiện giữa các bên liên quan cho đến khi thanh lý hợp đồng.
+ Quản lý, tổ chức và hướng dẫn thực hiện công tác xuất khẩu lao động.
- Các đơn vị thành viên
Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội là tổng công ty được thành lập theo mô hình Tổng công ty 90 đầu tiên của thành phố Hà Nội. Hiện nay Tổng công ty có 23 công ty thành viên, 2 trung tâm và 2 ban quản lý dự án. Các thành viên của Tổng công ty là các công ty hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng và kinh doanh nhà ở hoặc liên quan đến xây dựng thuộc sở địa chính nhà đất Hà Nội, thuộc sở xây dựng Hà Nội, thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, thuộc liên hiệp các công ty lương thực Hà Nội, các công ty trực thuộc các quận huyện của Hà Nội và các công ty do chính Tổng công ty thành lập. Các công ty thành viên này đều có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và tiến hành hạch toán độc lập, mở tài khoản riêng :
1-Công ty tu tạo phát triển nhà Hà Nội
2-Công ty đầu tư xây dựng Hà Nội
3-Công ty xây dựng Hồng Hà
4-Công ty xây dựng số 3
5-Công ty xây dựng số 9
6- Công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội
7- Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội
8- Công ty đầu tư phát triển nhà Hà Nội
9- Công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội
10- Công ty xây dựng và kinh doanh phát triển nhà Đống Đa
11- Công ty kinh doanh và xây dựng nhà Hà Nội
12- Công ty đầu tư phát triển nhà Hoàn Kiếm
13- Công ty kinh doanh dịch vụ nhà Hà Nội
14- Công ty xây dựng và phát triển nhà Hai Bà Trưng
15- Công ty thiết kế và xây dựng nhà
16- Công ty cơ giới xây dựng Đông Anh
17- Công ty đầu tư phát triển xây lắp công nghiệp dân dụng
18- Công ty xây dựng và kinh doanh nhà Sóc Sơn
19- Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Ba Đình
20- Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng Tây Hồ
21- Công ty đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông đô thị
22- Công ty tư vấn đầu tư xây dựng nhà Hà Nội
23- Công ty xây dựng và ứng dụng công nghệ mới
2.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà nội
2.2.1. Tình hình thực hiện thuế và nghĩa vụ thuế của Tổng công ty
Kể từ khi được thành lập đến nay Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội đã đạt được những thành công to lớn. Tổng công ty đã từng bước tự khẳng định mình và vươn lên là một trong những Tổng công ty hàng đầu về đầu tư và xây dựng của thủ đô Hà Nội và của cả nước. Doanh thu của Tổng công ty liên tục tăng với tốc độ thần kỳ đặc biệt là năm 2002 và đã có những đóng góp không nhỏ vào việc tạo ra công ăn việc làm, thu nhập cho hơn 6000 cán bộ công nhân viên của Tổng công ty và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước. Cụ thể như sau:
Bảng 1: Tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước toàn Tổng công ty từ năm 1999 đến năm 2000.
Đơn vị : tỷ đồng
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
Doanh thu
214,252
398,528
552,445
890,555
1.972,539
Nộp ngân sách
21,482
23,253
31,194
35,664
84,433
Lợi nhuận
13,556
19,313
25,998
30,085
51,560
Nguồn: Kết quả sản xuất kinh doanh
2.2.2. Tình hình vốn và tài sản của Tổng công ty
Theo quy chế tài chính của Nhà nước ban hành cần phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ hạch toán kinh doanh lấy thu bù chi và có lãi. Trong điều kiện hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, với sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải tự chủ về vấn đề tài chính để kinh doanh đạt được hiệu quả cao. Những năm gần đây Tổng công ty luôn hoàn thành mục tiêu đề ra kinh doanh có hiệu quả, không ngừng góp phần nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước. Hoạt động kinh doanh của Tổng công ty đã đạt hiệu quả về kinh tế xã hội đặc biệt trong giai đoạn nước ta hiện nay và tính chất cạnh tranh gay gắt của thị trường nên việc nâng cao hiệu quả kinh doanh thương mại có ý nghĩa rất quan trọng, nó có thể tồn tại và phát triển, tăng tích luỹ cho doanh nghiệp và cho Nhà nước.
Bảng 2: Bảng cân đối kế toán năm 2002, 2003
Đơn vị: Đồng
Tài sản
Năm 2002
Năm 2003
I. Tài sản lưu động
- Tiền
-Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
- Các khoản phải thu
- Hàng tồn kho
- Tài sản lưu động khác
- Chi sự nghiệp
II. Tài sản cố định
- Tài sản cố định
- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
- Chi phí xây dựng cơ bản dỡ dang
- Các khoản ký quỹ ngắn hạn
503.603.640.452
91.883.663.298
5.806.000.000
237.364.482.504
139.349.655.027
26.674.970.202
2.524.869.421
199.169.464.435
132.925.798.793
40.869.721.064
25.373.944.578
744.276.055.342
132.005.529.685
37.872.840.000
334.738.436.107
193.552.517.176
44.110.669.746
1.996.062.628
247.098.498.290
148.060.772.664
42.922.084.164
56.115.641.462
Tổng tài sản
702.773.104.887
991.374.553.632
Nguồn vốn
Năm 2002
Năm 2003
I. Nợ phải trả
- Nợ ngắn hạn
- Nợ dài hạn
- Nợ khác
II. Nguồn vốn chủ sở hữu
- Nguồn vốn, quỹ
- Nguồn kinh phí, quỹ khác
504.147.172.544
385.421.374.646
60.516.017.219
58.209.780.699
198.625.932.343
187.937.112.639
10.688.819.704
724.261.223.015
578.844.086.085
95.782.821.683
49.634.315.247
267.113.330.617
246.464.706.098
20.648.624.519
Tổng nguồn vốn
702.773.104.887
991.374.553.632
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Tổng công ty năm 2002, 2003
Năm 2002 Tổng tài sản đầu năm là: 702.773.1040887 đồng, tổng tài sản cuối năm là: 931.639.385.235 đồng. Tổng nguồn vốn đầu năm là: 702.773.104.887 đồng, tổng nguồn vốn cuối năm là: 931.639.385.235 đồng.
Năm 2003 Tổng tài sản đầu năm là: 991.374.553.632 đồng, tổng tài sản cuối năm là: 1.565.492.872.417 đồng. Tổng nguồn vốn đầu năm là: 991.374.553.632 đồng, tổng nguồn vốn cuối năm là: 1.565.492.872.417 đồng.
2.2.3. Hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty
Kể từ khi được thành lập đến nay Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội đã đạt được những thành công to lớn. Tổng công ty đã từng bước tự khẳng định mình và vươn lên là một trong những Tổng công ty hàng đầu về đầu tư và xây dựng của thủ đô Hà Nội và của cả nước. Doanh thu của Tổng công ty liên tục tăng với tốc độ thần kỳ đặc biệt là năm 2002 và đã có những đóng góp không nhỏ vào việc tạo ra công ăn việc làm, thu nhập cho hơn 6000 cán bộ công nhân viên.
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002 của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà nội
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
MS
Luỹ kế từ đầu năm
Tổng doanh thu
Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu
Các khoản giảm trừ
+ Giảm giá hàng bán
+ Hàng bán bị trả lại
+Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu phải nộp
1.Doanh thu thuần
2.Giá vốn hàng bán
3.Lợi nhuận gộp
4.chí phí bán hàng
5.Chi phí quản lý doanh nghiệp
6.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
7.Thu nhập hoạt động tài chính
8.Chi phí hoạt động tài chính
9.Lợi nhuận thuần từ HĐTC
10.Các khoản thu nhập bất thường
11.Chi phí bất thường
12.Lợi nhuận bất thường
13.Tổng lợi nhuận trước thuế
14.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
15.Lợi nhuận sau thuế
01
02
03
05
06
07
10
11
20
21
22
30
31
32
40
41
42
50
60
70
80
538.122.952.949
5.705.724.190
2.251.191.141
1.986.274.813
264.916.328
535.871.761.808
468.352.198.718
67.519.563.090
7.277.041.385
28.776.590.298
31.465.931.407
7.295.314.822
9.074.366.302
-1.779.051.480
9.770.517.787
9.515.462.746
255.055.041
29.941.934.968
7.634.866.400
22.307.068.568
Nguồn: Kết quả hoạt động kinh doanh toàn Tổng công ty năm 2002.
Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003 của Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
MS
Luỹ kế từ đầu năm
Tổng doanh thu
Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu
Các khoản giảm trừ
+ Giảm giá hàng bán
+ Hàng bán bị trả lại
+Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu phải nộp
1.Doanh thu thuần( 10 =01- 03)
2.Giá vốn hàng bán
3.Lợi nhuận gộp( 20=10 -11)
4.chí phí bán hàng
5.Chi phí quản lý doanh nghiệp
6.Lợi nhuậnthuần từ hoạt động kinh doanh
7.Thu nhập hoạt động tài chính
8.Chi phí hoạt động tài chính
9.Lợi nhuận thuần từ HĐTC
10.Các khoản thu nhập bất thường
11.Chi phí bất thường
12.Lợi nhuận bất thường
13.Tổng lợi nhuận trước thuế
14.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
15.Lợi nhuận sau thuế
01
02
03
05
06
07
10
11
20
21
22
30
31
32
40
41
42
50
60
70
80
945.744.884.281
1.251.706.954
705.216.538
546.150.416
340.000
944.493.177.327
853.871.578.438
90.621.598.889
13.209.846.724
43.901.839.899
33.509.912.266
18.337.844.675
21.610.854.151
-3.273.009.476
5.774.479.836
3.412.011.607
2.362.468.229
32.599.371.019
6.783.572.251
25.825.798.768
Nguồn: Kết quả hoạt động kinh doanh toàn Tổng công ty năm 2003.
Nếu như năm 1999 doanh thu của toàn Tổng công ty mới chỉ khiêm tốn là 214,252 tỷ đồng và thu nhập trung bình của người lao động mới chỉ là 657.000 đồng/người thì đến năm 2000 doanh thu đã tăng lên là 398,528 tỷ đồng (tăng 86% so với năm 1999) và thu nhập của người lao động cũng tăng lên 740 nghìn đồng/người. Đến năm 2002 tổng doanh thu của Tổng công ty đã tăng lên 890,555 tỷ đồng (tăng gấp hơn 4 lần sovới năm 1999) và thu nhập của người lao động đã tăng lên trên 1 triệu đồng/người/tháng.Với doanh thu 1.972,539 tỷ đồng trong năm 2003 vừa qua tăng 221% so với năm 2002 đã đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của Tổng công ty đem lại thu nhập 1,250 triệu đồng/người/tháng tăng 115% so với năm 2002.
Như vậy doanh thu của Tổng công ty trong 5 năm vừa qua kh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0287.doc