Đề tài Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á 2

I.LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CHI NHÁNH NASB HÀ NỘI 2

1. Lịch sử hình thành và phát triển 2

2. Sơ đồ tổ chức 4

3. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận 4

3.1. Phòng Kinh doanh: 4

3.2. Phòng Kế toán: 5

3.3. Phòng ngân quỹ: 5

3.4. Phòng hành chính nhân sự: 6

3.5. Phòng kế hoạch: 6

3.6. Phòng nguồn vốn, kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế: 6

3.7. Phòng kiểm soát: 7

II. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC NGUỒN LỰC CỦA CHI NHÁNH NASB Hà Nội 7

2.1. Lĩnh vực hoạt động 7

2.1.1. Huy động vốn: 8

2.1.2. Hoạt động tín dụng: 8

2.1.3. Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 8

2.1.4. Các hoạt động khác 8

III. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY 9

3.2. Tình hình đầu tư phát triển và đầu tư xây dựng cơ bản 10

3.2.1. Đầu tư cho đất đai, tài sản cố định 10

3.2.2. Đầu tư cho việc đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm mới 10

3.2.3.Thị trường chứng khoán 10

3.2.4. Đầu tư xây dựng cơ bản cho ngân hàng.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH HÀ NỘI 12

I. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CHI NHÁNH NASB HÀ NỘI 12

1.1. Số lượng giao dịch thanh toán quốc tế 12

1.2. Tổng giá trị giao dịch thanh toán quốc tế 14

1.3. Chất lượng giao dịch thanh toán quốc tế 15

II. QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ 15

2.1. Phương thức thanh toán quốc tế L/C 15

2.1.1. Thanh toán L/C nhập khẩu 15

2.2 Phương thức nhờ thu xuất khẩu 18

2.2.1. Các hình thức nhờ thu mà NASB đang áp dụng 18

2.2.2. Lợi ích mang lại cho Doanh nghiệp khi sử dụng phương thức nhờ thu 18

2.2.3. Sản phẩm hỗ trợ: 19

2.2.4. Đặc điểm của phương thức nhờ thu 19

2.2.5. Lời khuyên dành cho doanh nghiệp 19

2.2.6. Hồ sơ cần chuẩn bị 19

2.3. Phương thức chuyển tiền 19

2.3.1. Chuyển tiền về Việt Nam qua các đại lý của MoneyGram 19

2.3.2. Nhận tiền 20

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CHI NHÁNH NASB HÀ NỘI 20

 

 

 

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1681 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đầu tư,bổ sung nhiều tiện ích mới như dịch vụ mobile phone – SMS banking, thanh toán chuyển khoản – Billing qua hệ thống ATM và mạng internet theo cơ chế 24/24. Ngoài ra thì đây cũng là năm với nhiều sản phẩm ngân hàng hiện đại như phát hàng thẻ, dịch vụ cho vay mua nhà, mua ô tô, dịch vụ thanh toán trực tiếp qua mạng, kết nối hệ thống thanh toán thẻ của Smartlink (gồm trên 30 thành viên ), bên cạnh đó còn có dịch vụ quản lý tiền của nhà đầu tư chứng khoán, dịch vụ tư vấn và quản lý danh mục đầu tư, dịch vụ chuyển tiền đi nước ngoài và nhận tiền kiều hối theo phương châm đáp ứng nhu cầu dịch vụ cho khách hàng đầy đủ ,nhanh chóng và tiện ích nhất 3.2.3.Thị trường chứng khoán Trong tổng vốn đầu tư 184 tỷ đồng của ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á , chiếm phần lớn là chứng khoán nợ 179 tỷ đồng ( bao gồm trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ tiền gửi của tổ chức tín dụng…), chờ đáo hạn hoặc có thể bán chiếm khoảng 5 tỷ đồng Và đáng chú ý là lỗ - lãi của khoản đầu tư vào đây được tính theo % lãi suất, không căn theo thị giá để có thể lỗ tới 50% như đầu tư cổ phiếu (chứng khoán vốn). 3.2.4. Đầu tư xây dựng cơ bản cho ngân hàng. Hiện tại, ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á đã xây dựng được một mạng lưới với chính sách phát triển mạnh hệ thống các phòng giao dịch nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của các chi nhánh nhằm tăng cường công tác huy động vốn và mở rộng khả năng tiếp cận thị trường, đồng thời tăng cường khả năng tiếp cận và nhận biết thương hiệu NASBank. Với định hướng đó, trong năm qua trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập mới 11 phòng giao dịch, chi nhánh Hà Nội thành lập mới 3 phòng giao dịch, chi nhánh Thanh Hóa thành lập thêm 1 phòng giao dịch. Bên cạnh đó, ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á cũng đã khai trương hoạt động chi nhánh Đồng Bằng Sông Cửu Long tại thành phố Cần Thơ. Trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ phát triển hệ thống phòng giao dịch tại các tỉnh phụ cận thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH HÀ NỘI Thanh toán quốc tế là một trong số các nghiệp vụ của ngân hàng trong việc thanh toán giá trị của các lô hàng giữa bên mua và bên bán hàng thuộc lĩnh vực ngoại thương. Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất hiện nay mà NASB đang áp dụng là: Phương thức thanh toán quốc tế L/C, phương thức nhờ thu xuất khẩu và chuyển tiền I. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CHI NHÁNH NASB HÀ NỘI 1.1. Số lượng giao dịch thanh toán quốc tế NASB Hà Nội thực hiện phương châm của Ngân hàng TMCP Bắc Á là trở thành một “Ngân hàng tận tâm”, luôn gia tăng giá trị cho khách hàng. Hoạt động thanh toán quốc tế tại NASB Hà Nội được thực hiện theo phương châm nhanh chóng, an toàn, chính xác. Về mặt thanh toán xuất nhập khẩu, áp dụng cho hàng xuất khẩu chủ yếu là phương thức tín dụng chứng từ vì phương thức này đảm bảo cho người xuất khẩu được thanh toán an toàn nhất. Bảng 1: Số lượng các giao dịch thanh toán quốc tế tại Chi nhánh NASB Hà Nội Năm 2008 2009 2010 Thanh toán L/C 108 484 406 Chuyển tiền 87 264 319 Nhờ thu xuất khẩu 27 74 103 Tổng 222 822 828 (Nguồn: Báo cáo thanh toán quốc tế của chi nhánh NASB Hà Nội ) So sánh số liệu các năm, từ 2008 đến 2009 cho thấy hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu có những tăng trưởng rõ rệt. Số lượng giao dịch thanh toán quốc tế theo cả 3 phương thức hầu hết năm sau đều cao hơn năm trước do NASB Hà Nội đã đổi mới không ngừng, mở rộng đại lý giao dịch, đáp ứng nhu cầu, có đủ vốn cho hộ sản xuất và các nhà kinh doanh, đầu tư và thu mua theo nghiệp vụ kinh doanh của mình. Năm 2008, tổng số lượng giao dịch thanh toán quốc tế chỉ đứng ở con số khiêm tốn là 222. Sang những năm tiếp theo, NASB Hà Nội không ngừng lớn mạnh, thu hút được ngày càng nhiều khách hàng là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu trong tỉnh. Năm 2009 số lượng giao dịch thanh toán quốc tế đạt 822 giao dịch, sang đến năm 2010 đạt 828 giao dịch. Giao dịch thanh toán quốc tế của chi nhánh NASB Hà Nội chủ yếu là phương thức thanh toán quốc tế L/C do đây là phương thức thanh toán an toàn nhất, được khách hàng lựa chọn nhiều nhất. Riêng năm 2010 số lượng cũng như trị giá L/C nhập khẩu thanh toán qua ngân hàng giảm xuống do ảnh hưởng của nhiều nhân tố: do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới nên nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thường xuyên có quan hệ buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới gặp khiều khó khăn. Số lượng và trị giá L/C xuất khẩu biến động không ổn định qua các năm, điều này là do nền kinh tế Việt Nam đang còn nhiều khó khăn, lượng hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng thô. Ngoài ra còn phụ thuộc vào khả năng khai thác của các đơn vị xuất khẩu và do phải cạnh tranh với các nước khác trên thế giới nên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chưa đạt được hiệu quả cao nhất. Giao dịch thanh toán quốc tế bằng phương thức chuyển tiền của Chi nhánh cũng có tăng trưởng qua các năm. Hoạt động thanh toán hàng xuất nhập khẩu tuy bị ảnh hưởng không nhỏ do cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới nhưng do trình độ cán bộ được nâng cao, do đó Chi nhánh đã thu hút thêm nhiều khách hàng, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của khách hàng và cũng đem lại nguồn thu dịch vụ không nhỏ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác. Với chính sách phát triển kinh tế thương mại, khuyến khích phát triển kinh tế ngoại thương nhằm phát huy lợi thế nước nhà, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu, giải phóng được năng lực sản xuất góp phần ổn định kinh tế xã hội. Do vậy, tình hình thanh toán nhờ thu qua chi nhánh NASB Hà Nội luôn tăng qua các năm từ 2008 đến 2010. Năm 2008 tuy bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới nhưng hoạt động thanh toán nhờ thu của Chi nhánh vẫn ổn định, không bị biến động nhiều. 1.2. Tổng giá trị giao dịch thanh toán quốc tế Tổng giá trị giao dịch thanh toán quốc tế qua Chi nhánh NASB Hà Nội thể hiện ở bảng sau: Bảng 2: Giá trị giao dịch thanh toán quốc tế tại chi nhánh NASB Hà Nội Đơn vị: USD Năm 2008 2009 2010 L/C 16.532.714 82.337.838 68.748.191 Chuyển tiền 11.513.421 41.701.176 35.899.596 Nhờ thu xuất khẩu 784.238 3.081.015 3.108.068 Tổng giá trị 28.830.373 127.120.029 107.755.855 (Nguồn: Báo cáo thanh toán quốc tế của chi nhánh NASB Hà Nội) Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy tổng giá trị giao dịch thanh toán quốc tế của Chi nhánh NASB Hà Nội năm 2009 đạt cao nhất trong 3 năm. Do năm 2008 là năm khủng hoảng kinh tế nên gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận thị trường nên tổng giá trị giao dịch thanh toán quốc tế thông qua cả 3 phương thức chỉ đạt con số khiêm tốn là 28.830.373 USD. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ nước Mỹ từ năm 2007, đến cuối năm 2007 lan rộng ra nhiều nước trên thế giới và Việt Nam cũng là nước chịu ảnh hưởng mạnh do có quan hệ xuất khẩu với Mỹ và các quốc gia thuộc liên minh Châu Âu EU. Sang đến năm 2008, khi chi nhánh NASB Hà Nội bắt đầu hoạt động ổn định cũng là lúc hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp gặp khó khăn, kim ngạch xuất khẩu liên tục giảm. Trước tình hình đó, chi nhánh đã có nhiều chính sách thu hút các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong thành phố nhờ đó có một số lượng lớn doanh nghiệp chọn NASB Hà Nội là Ngân hàng phục vụ mình trong thanh toán quốc tế. Đây là năm khó khăn chung trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Sang đến năm 2009, khủng hoảng tài chính toàn cầu tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu. Nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam giảm mạnh làm suy giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Hà Nội nói chung. Thêm vào đó, sự ra đời của một loạt các Chi nhánh của các Ngân hàng thương mại được phép tham gia hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt. Trong khi đó, số lượng các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu bị hạn chế do Chính phủ chủ trương thu hẹp các doanh nghiệp được phép tham gia xuất nhập khẩu cũng như thu hẹp các mặt hàng nhập khẩu nhằm khuyến khích người dân dùng hàng trong nước sản xuất. Đứng trước những khó khăn đó, NASB Hà Nội vẫn nỗ lực đứng vững và đạt tổng giá trị thanh toán quốc tế trong năm 2010 là 107.755.855 USD. 1.3. Chất lượng giao dịch thanh toán quốc tế Dịch vụ Thanh toán quốc tế của NASB Hà Nội luôn được các khách hàng đánh giá cao về uy tín và chất lượng, tỷ lệ điện chuẩn của NASB Hà Nội đạt trên 95%. Hiện NASB đã có quan hệ đại lý với nhiều Ngân hàng trên thế giới trải rộng ở 43 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đồng thời Ngân hàng còn tận dụng mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp thế giới của Ngân hàng Commonwealth (Commonwealth Bank of Australia) qua đó không ngừng nâng cao chất lượng và mở rộng mạng lưới thanh toán quốc tế trên toàn cầu. II. QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ 2.1. Phương thức thanh toán quốc tế L/C 2.1.1. Thanh toán L/C nhập khẩu 2.1.1.1. Mở L/C Khi có nhu cầu phát hành L/C thông qua NASB, Doanh nghiệp sẽ cần chuẩn bị hồ sơ mở LC như sau: - Giấy đề nghị mở thư tín dụng không huỷ ngang (2 bản gốc theo mẫu). - Giấy đề nghị mua/ bán ngoại tệ để ký quỹ (02 bản gốc theo mẫu). - Hợp đồng ngoại thương (01 bản gốc hoặc sao y bản chính) kèm Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu nhập khẩu uỷ thác). - Giấy cam kết thanh toán LC (thanh toán L/C bằng vốn tự có), hoặc Giấy đề nghị vay vốn (thanh toán L/C bằng vốn vay) nếu L/C ký quỹ dưới 100%. (02 bản chính theo mẫu). Nếu Doanh nghiệp lần đầu tiên mở L/C tại NASB, Doanh nghiệp phải chuẩn bị: hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ tài sản đảm bảo và hồ sơ mở LC (như trên) theo hướng dẫn của NASB. 2.1.1.2. Kiểm tra nội dung L/C Sau khi NASB phát hành L/C, Doanh nghiệp sẽ nhận được một bản sao L/C đó. Doanh nghiệp xem xét đối chiếu giữa nội dung L/C với đơn yêu cầu của mình để đảm bảo rằng L/C hoàn toàn phù hợp với hợp đồng và với yêu cầu của Doanh nghiệp, đồng thời thông báo cho NASB ngay những sai lệch nếu có. 2.1.1.3. Sửa đổi L/C Nếu Doanh nghiệp có nhu cầu sửa đổi L/C thì Quý Doanh nghiệp xuất trình Hồ sơ sửa đổi L/C bao gồm: - Đơn đề nghị sửa đổi L/C (01 bản gốc theo mẫu). - Các chứng từ liên quan đến việc tu chỉnh như: bổ sung, sửa đổi hợp đồng, đề nghị tu chỉnh của người bán (nếu có). Nếu việc sửa đổi làm tăng giá trị L/C, Doanh nghiệp phải cung cấp thêm giấy cam kết thanh toán hoặc Giấy đề nghị vay vốn cho phần tăng thêm.  2.1.1.4. Ký hậu vận đơn hoặc phát hành Bảo lãnh nhận hàng Khách hàng Doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm: - Giấy đề nghị ký hậu vận đơn/ phát hành bảo lãnh nhận hàng (01 bản gốc). - Vận đơn (01 bản gốc hoặc bản sao). - Hoá đơn (bản gốc hoặc bản sao). - Thông báo nhận hàng của hãng vận tải. - Sau khi xác nhận nguồn tài chính đảm bảo thanh toán, NASB sẽ tiến hành ngay việc ký hậu vận đơn hoặc phát hành bảo lãnh nhận hàng cho Doanh nghiệp. 2.1.1.5. Thanh toán L/C nhập khẩu a. Đối với L/C trả ngay: Doanh nghiệp phải thực hiện công việc sau: - Ký chấp nhận bất hợp lệ chứng từ (nếu có) trong thông báo chứng từ. - Có đủ ngoại tệ trong tài khoản hoặc nộp đủ tiền để Ngân hàng bán ngoại tệ thanh toán. - Nhận Bộ chứng từ. b. Đối với L/C trả chậm: Doanh nghiệp phải thực hiện công việc sau: - Ký cam kết thanh toán hối phiếu và ký chấp nhận bất hợp lệ Bộ chứng từ (nếu có). - Nhận Bộ chứng từ. - Có đủ ngoại tệ trong tài khoản hoặc nộp đủ tiền để Ngân hàng bán ngoại tệ thanh toán khi đến hạn. Với mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới (trên 600 ngân hàng), NASB giúp Doanh nghiệp thuận lợi hơn trong giao dịch với cho khách hàng đồng thời giúp khách hàng của Doanh nghiệp (người hưởng lợi) sẽ được nhận L/C trong vòng 24h kể từ khi NASB phát hành L/C. 2.1.2. Thanh toán L/C xuất khẩu 2.1.2.1. Nhận và kiểm tra L/C - Ngay sau khi nhận được L/C hoặc bản sửa đổi L/C gốc từ NASB, Doanh nghiệp (nhà xuất khẩu) kiểm tra kỹ các điều khoản, điều kiện của L/C bên cạnh sự hỗ trợ của các chuyên gia có kinh nghiệm của NASB để đảm bảo thực hiện được nghĩa vụ của mình. - Trường hợp không thể thực hiện đúng các điều khoản, điều kiện trong quy định L/C, yêu cầu người mở L/C (nhà nhập khẩu) sửa đổi L/C thông qua Ngân hàng mở L/C (Ngân hàng nước ngoài của nhà nhập khẩu). 2.1.2.2. Lập bộ chứng từ xuất khẩu NASB hỗ trợ Doanh nghiệp lập Bộ chứng từ với mục địch đảm bảo Bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện và điều khoản L/C và được thanh toán, bao gồm: - Hối phiếu. - Hoá đơn. - Packing list. - Chứng từ liên quan khác như: + Chứng từ vận tải (sẽ được thực hiện thông qua việc phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ - đối tác của NASB). + Chứng từ bảo hiểm. 2.1.2.3. Dịch vụ tài trợ xuất khẩu Doanh nghiệp được NASB tài trợ vốn ngay sau khi giao hàng thông qua dịch vụ chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu. - Điền và nộp phiếu nhận tiền đơn giản cho đại lý 2.2 Phương thức nhờ thu xuất khẩu 2.2.1. Các hình thức nhờ thu mà NASB đang áp dụng Phân theo hình thức thanh toán: - Nhờ thu trả ngay D/P: (Documents against payment): Bên nhập khẩu phải thanh toán ngay khi nhận chứng từ. - Nhờ thu trả chậm D/A: (Documents against acceptance): Bên nhập khẩu phải chấp nhận thanh toán để được nhận chứng từ lấy hàng. Phân theo loại nhờ thu: - Nhờ thu trơn (Clean Collection): Nhà xuất khẩu ủy thác cho Ngân hàng thu hộ tiền của người mua căn cứ vào hối phiếu do mình phát hành. Chứng từ gửi hàng thì gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng. - Nhờ thu chứng từ (Documentary Collection) Nhà xuất khẩu ủy thác cho Ngân hàng thu hộ tiền người mua căn cứ vào cả hối phiếu và bộ chứng từ gửi hàng kèm theo. 2.2.2. Lợi ích mang lại cho Doanh nghiệp khi sử dụng phương thức nhờ thu - Tiết kiệm thời gian: Sau khi gửi cho NASB bộ chứng từ nhờ thu, bộ chứng từ của Doanh nghiệp sẽ được duyệt và gửi đi trong 1 giờ. - Tiết kiệm chi phí: Phí dịch vụ linh hoạt, cạnh tranh, đặc biệt ưu đãi cho các Doanh nghiệp có khối lượng giao dịch lớn hoặc giao dịch thường xuyên. Sự tư vấn của các Chuyên gia xuất nhập khẩu của NASB giúp Doanh nghiệp có thể sử dụng chi phí hiệu quả nhất. - Cải thiện dòng tiền: Doanh nghiệp sẽ được NASB tài trợ ngay khi hàng lên tàu. - Tiện ích đặc biệt: NASB là ngân hàng duy nhất phối hợp với các đối tác chiến lược là các nhà ung cấp dịch vụ vận tải, bảo hiểm, thuế , hải quan…có uy tín trên thị trường mang đến cho khách hàng doanh nghiệp dịch vụ Xuất nhập khẩu từ A-Z trọn gói thực sự. 2.2.3. Sản phẩm hỗ trợ: chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu Ngay khi có bộ chứng từ hàng hóa, Doanh nghiệp có thể mang bộ chứng từ đến VIB yêu cầu chiết khấu để lấy tiền phụ vụ cho việc giao hàng. 2.2.4. Đặc điểm của phương thức nhờ thu - Doanh nghiệp không cần kí quỹ. - Không bị tính vào hạn mức. 2.2.5. Lời khuyên dành cho doanh nghiệp Doanh nghiệp chỉ nên sử dụng phương thức nhờ thu khi Doanh nghiệp có đã có mối quan hệ và tin tưởng đối tác nhập khẩu. 2.2.6. Hồ sơ cần chuẩn bị Nhờ thu trơn: - Lệnh nhờ thu (theo mẫu). - Hối phiếu. Nhờ thu chứng từ: - Lệnh nhờ thu (theo mẫu). - Hối phiếu. - Chứng từ hàng hóa (theo yêu cầu cụ thể). 2.3. Phương thức chuyển tiền NASB cung cấp dịch vụ chuyển tiền từ các đại lý của MoneyGram và chi trả tại các chi nhánh và phòng giao dịch của NASB trên toàn quốc. 2.3.1. Chuyển tiền về Việt Nam qua các đại lý của MoneyGram Khi có nhu cầu chuyển tiền về Việt Nam bằng dịch vụ MoneyGram-NASB, khách hàng thực hiện theo các bước sau: - Đến một đại lý MoneyGram bất kỳ, mang theo giấy tờ tùy thân. Để biết thông tin về mạng lưới MoneyGram, khách hàng thực hiện theo các bước sau: + Truy cập website www.moneygram.com. + Chọn “Find us”. + Chọn tên nước trong ô “Country”. Chọn Search. + Nhập tên Tỉnh/Thành phố vào ô City hoặc Postal Code (nếu có). Chọn Search. Các thông tin chi tiết của đại lý sẽ hiện ra. Nếu không thấy thông tin cần tìm, khách hàng có thể liên hệ Trung tâm Kiều hối Quốc Tế để được hỗ trợ. - Khách hàng điền vào mẫu phiếu chuyển tiền đơn giản (bao gồm tin nhắn miễn phí 10 từ nếu muốn) và nộp phiếu cùng với số tiền chuyển và phí chuyển tiền cho đại lý. - Khách hàng sẽ nhận được một Mã số tham chiếu. - Cung cấp Mã số tham chiếu cho người nhận và chỉ trong vòng 10 phút tiền đã sẵn sàng để chi trả. Thời gian chuyển tiền có thể lâu hơn do sự chênh lệch về múi giờ giữa nước gửi tiền và Việt Nam.   2.3.2. Nhận tiền - Khách hàng đề nghị người gửi tiền cung cấp cho mình Mã số tham chiếu. - Khách nhận tiền đến chi nhánh hoặc phòng giao dịch bất kỳ của NASB, mang theo giấy tờ tùy thân và Mã số tham chiếu. - Điền và nộp phiếu nhận tiền đơn giản cho đại lý và khách hàng sẽ nhận được tiền. Khi đến nhận tiền theo dịch vụ MoneyGram-NASB, khách hàng không mất một khoản chi phí nào. III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CHI NHÁNH NASB HÀ NỘI 3.1. Kết quả hoạt động Từ ngày thành lập đến nay, NASB Hà Nội đã có những bước phát triển đáng kể, nâng cao tổng thu hoạt động kinh doanh đối ngoại lên rất nhiều. Đạt được điều này là do kết quả nỗ lực của nhân viên và ban lãnh đạo toàn Chi nhánh. Cán bộ ở đây đã không ngừng học hỏi tiếp thu kinh nghiệm và tìm tòi sáng tạo, phát huy những khả năng của Ngân hàng nhằm giao dịch với khách hàng và tìm đối tác mới có triển vọng. Với nguồn vốn ngoại tệ ổn định, các dịch vụ thanh toán ngày càng được hoàn thiện nhất là uy tín trong thanh toán xuất nhập khẩu được nâng cao, NASB Hà Nội đã mở rộng cho vay xuất nhập khẩu và gia tăng nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu. Các phương thức thanh toán xuất nhập khẩu được áp dụng tại NASB Hà Nội rất phong phú và đa dạng: Thanh toán bằng chuyển tiền; Thanh toán bằng nhờ thu; Thanh toán bằng thư tín dụng. Tuy hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu được mở rộng nhưng quy mô vẫn nhỏ bé, chủ yếu vẫn là mở L/C hàng nhập khẩu, L/C xuất khẩu rất ít, chiếm tỷ trọng không nhiều. Trong những năm hoạt động, Chi nhánh chỉ thực hiện nghiệp vụ thanh toán nhờ thu xuất khẩu. Phương thức thanh toán nhờ thu chưa được các nhà nhập khẩu ở Việt Nam sử dụng nhiều, vì nó không đảm bảo bằng thư tín dụng. Chuyển tiền cũng là một phương thức thanh toán được sử dụng nhiều vì nhanh chóng, chi phí lại thấp, nghiệp vụ đơn giản. Phương thức thanh toán này được sử dụng trong thanh toán thương mại và thanh toán phi thương mại. Phương thức này được thực hiện ở NASB Hà Nội chủ yếu là thanh toán phi thương mại. Bên cạnh nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ, NASB Hà Nội cũng triển khai thêm các nghiệp vụ khác như chi trả kiều hối, thanh toán séc du lịch, mở rộng quy mô thanh toán thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Uy tín của NASB Hà Nội ngày càng được nâng cao, số lượng thanh toán xuất nhập khẩu qua Chi nhánh ngày càng nhiều, tính đến nay đã có trên 40 đơn vị thanh toán xuất nhập khẩu qua chi nhánh. Nhiều đơn vị đã trở thành khách hàng thường xuyên của Chi nhánh. Cùng với sự cố gắng phát huy tiềm năng của mình, NASB Hà Nội còn được sự giúp đỡ của Ngân hàng TMCP Bắc Á tạo điều kiện về nhiều mặt, đăc biệt là về mặt nghiệp vụ, không ngừng đầu tư phát triển các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại trong đó có cả thanh toán xuất nhập khẩu. Các nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu ở NASB Hà Nội đã có những bước tiến bộ về quy mô và chất lượng. Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi thực hiện thanh toán ở Chi nhánh. NASB Hà Nội đã và đang tích cực thực hiện chính sách đa dạng hoá các hình thức thanh toán, tăng cường công tác tiếp thị nhằm thu hút những khách hàng có tình hình tài chính tốt, những doanh nghiệp thường xuyên có nhu cầu mua bán ngoại tệ. Công tác này đem lại những kết quả đáng khích lệ. Giá trị thanh toán xuất nhập khẩu tại chi nhánh ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị thanh toán xuất nhập khẩu được thực hiện thông qua hệ thống Ngân hàng NASB Hà Nội. 3.2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân Qua thực tế cho thấy hoạt động thanh toán quốc tế ở Chi nhánh NASB Hà Nội đã đạt được những kết quả khả quan, góp phần thúc đẩy mọi mặt hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh. Song bên cạnh đấy không còn ít hạn chế tồn tại khách quan và chủ quan cần đựơc từng bước khắc phục, hoàn thiện nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh : - Hoạt động nghiệp vụ thanh toán L/C hàng xuất khẩu phát triển chậm, do nhiều nguyên nhân: Do sự suy thoái của kinh tế thế giới ảnh hưởng đến kim ngạch xuất nhập khẩu chung của cả nước; Nền kinh tế nước ta vẫn còn nhập siêu, các doanh nghiệp có quan hệ với Chi nhánh chủ yếu là các doanh ngiệp nhập khẩu. Ngân hàng ngoại thương do thực hiện nghiệp vụ này từ lâu nên các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hầu hết thanh toán L/C xuất khẩu qua Chi nhánh của Ngân hàng ngoại thương. - Khối lượng thanh toán nghiệp vụ nhờ thu và chuyển tiền tuy có phát triển nhưng so với các Ngân hàng thương mại khác là vẫn chưa cao. - Hình thức dịch vụ chưa đa dạng: Hiện nay NASB Hà Nội có các dịch vụ như chi trả kiều hối, thanh toán séc du lịch, rút tiền tự động... Luợng L/C thanh toán hàng xuất khẩu của Ngân hàng chưa cao, gây khó khăn cho Chi nhánh trong việc tự cân đối nhu cầu mua bán ngoại tệ. - Trình độ cán bộ của Chi nhánh làm công tác thanh toán quốc tế tuy có đảm bảo yêu cầu song kinh nghiêm thực tế chưa nhiều dẫn đến tốc độ và độ chính xác trong việc xử lý các tình huống, đặc biệt nhiều khi còn mắc khiếm khuyết. - Về phía khách hàng có những khó khăn như việc bên cạnh những doanh nghiệp lâu năm có kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế thì cũng có không ít những doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm. Do đó dẫn đến nảy sinh nhưng sai sót gây tổn hại không những đến chính doanh nghiệp mà còn gây tổn hại đến uy tín của Chi nhánh. - Môi trường hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng của NASB Hà Nội có sự cạnh tranh rất lớn của các Chi nhánh Ngân hàng thương mại khác, đặc biệt là các Chi nhánh của Ngân hàng Ngoại thương trên địa bàn thành phố CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH HÀ NỘI I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NASB HÀ NỘI Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính trên toàn cầu, cộng với tình hình kinh tế Việt Nam đang có những biểu hiện phát triển chậm lại và mất cân đối trên một số lĩnh vực đã tác động một cách trực tiếp mạnh mẽ trên mọi mặt hoạt động của ngành ngân hàng. Thêm vào đó là sự ra đời ồ ạt của các Ngân hàng thương mại trong những năm qua khiến cho hoạt động Ngân hàng có dấu hiệu khó kiểm soát. Hoạt động Ngân hàng đang được quan tâm nhằm chấn chỉnh để nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Là một chi nhánh Ngân hàng thương mại, NASB Hà Nội cũng không nằm ngoài những định hướng phát triển chung của đất nước và của ngành Ngân hàng. - Một trong những vấn đề hàng đầu là đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu vốn mở rộng sản xuất kinh doanh phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Tiến tới mục tiêu Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, nhu cầu vốn đầu tư cho các ngành kinh tế là rất lớn. Trong điều kiện thị trường vốn trong nước chưa mấy phát triển thì vai trò huy động vốn của các Ngân hàng thương mại hết sức quan trọng. Tiếp tục thực hiện phương châm "đi vay để cho vay", NASB Hà Nội sẽ duy trì và phát triển các giải pháp huy động vốn hữu hiệu nhằm tập trung các nguồn vốn sẵn có trong nước cũng như trên thị trường quốc tế, cả bằng VNĐ và ngoại tệ. Trong quá trình huy động vốn phải có những biện pháp để đảm bảo nguồn vốn được ổn định và tăng trưởng như đa dạng hoá các phương thức huy động vốn trong nước như phát hành kỳ phiếu ngân hàng, tiết kiệm, tiền gửi, trái phiếu, chú ý vấn đề huy động vốn trung và dài hạn. - Trên cơ sở nguồn vốn huy động, thực hiện phương châm đầu tư thận trọng, đạt hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo an toàn vốn cho Ngân hàng. - Nâng cao chất lượng các dịch vụ Ngân hàng truyền thống đồng thời mở ra nhiều dịch vụ Ngân hàng mới, phục vụ tốt hơn yêu cầu của khách hàng. Phấn đấu xử lý tốt các dịch vụ Ngân hàng với chi phí thấp vừa có ý nghĩa khuyến khích khách hàng đến với Chi nhánh ngày một nhiều hơn, vừa tác động đến việc mở rộng công tác huy động vốn. - Củng cố mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại vốn có với các Chi nhánh khác để góp phần vào chiến lược huy động vốn từ bên ngoài, phát triển và hiện đại hoá nhanh chóng công nghệ Ngân hàng, rút ngắn khoảng cách về trình độ, tạo điều kiện sớm hoà nhập với cộng đồng tài chính quốc tế. - Đẩy mạnh hoạt động nghiệp vụ tại các thị trường nội tệ, ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc trong nước đồng thời tham gia vào thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế có cân nhắc, chọn lọc với tinh thần vừa làm vừa rút kinh nghiệm, học hỏi thêm nhằm phát huy tối đa cả nguồn vốn trong và ngoài nước, đồng thời tìm thấy ở những thị trường trên những mối quan hệ làm ăn mới, những dịch vụ, những dự án kinh doanh khả thi. - Đẩy mạnh hiện đại hoá hoạt động ngân hàng. Xác định vị trí của công nghệ là đòn bẩy của sự phát triển, là chìa khoá mở cánh cửa hội nhập với cộng đồng tài chính thế giới. - Xây dựng chính sách đào tạo nguồn nhân lực để không ngừng phát triển đội ngũ cán bộ - nhân tố quyết định mọi sự thành công của quá trình đổ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Hà Nội.doc
Tài liệu liên quan