LỜI CAM ĐOAN. i
LỜI CẢM ƠN. ii
MỤC LỤC . iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ . vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. vii
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ
CỬA KHẤU.7
1.1 Những vấn đề chung về khu kinh tế cửa khẩu.7
1.1.1 Quan niệm về khu kinh tế cửa khẩu .7
1.1.2 Đặc điểm cơ bản của các khu kinh tế cửa khẩu.13
1.1.3 Các mô hình khu kinh tế cửa khẩu .15
1.2 Những vấn đề chung về phát triển khu kinh tế cửa khẩu.19
1.2.1 Khái niệm phát triển khu kinh tế cửa khẩu.19
1.2.2 Vai trò, ý nghĩa của phát triển khu kinh tế cửa khẩu.21
1.2.3 Nội dung phát triển khu kinh tế cửa khẩu.25
1.2.4 Tiêu chí đánh giá phát triển khu kinh tế cửa khẩu.30
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển khu kinh tế cửa khẩu.31
1.3 Kinh nghiệm phát triển khu kinh tế cửa khẩu của một số nước và bài học rút ra
cho tỉnh Lạng Sơn .36
1.3.1 Kinh nghiệm phát triển khu kinh tế cửa khẩu của một số nước .36
1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Lạng Sơn.43
1.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn .45
1.4.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài .45
1.4.2 Các nghiên cứu ở trong nước.46
Kết luận chương 1 .48
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU ĐỒNG
ĐĂNG - LẠNG SƠN, TỈNH LẠNG SƠN .50
2.1 Quá trình hình thành, phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn.50
2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Lạng Sơn.50
2.1.2 Qúa trình hình thành, phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn.53
113 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ba là, về quản lý các hoạt động của KKTCK
- Về quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: quan tâm công tác lập quy hoạch và
tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là các công trình hạ tầng thiết yếu của
KKTCK như hệ thống đường giao thông, mặt bằng các khu công nghiệp, khu đô thị,
44
khu thương mại,... là điều kiện hết sức quan trọng để thu hút đầu tư và phát triển
thương mại, dịch vụ.
Mặc khác, hiện tượng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn NSNN còn dàn trải,
thiếu hiệu quả ở KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn trong thời gian qua lại là bài học cần
tránh. Quá trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn
cần xác định nguồn vốn hỗ trợ từ NSNN là nguồn vốn "xúc tác", "vốn mồi" để phát
triển một phần những cơ sở hạ tầng thiết yếu tại Khu kinh tế này. Từ đó, lập kế hoạch
dài hạn, trung hạn và ngắn hạn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với tiến độ
hỗ trợ vốn từ ngân sách, đảm bảo tính khả thi của từng công trình. Đồng thời có kế
hoạch tiếp cận và huy động từ các nguồn hợp pháp khác như ODA, các hình thức đối
tác công tư (PPP), nhất là các nguồn vốn ngoài ngân sách như để đầu tư xây dựng
hoàn thiện kết cấu hạ tầng KKTCK.
- Về thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp: Để đạt được kết quả tốt hơn trong lĩnh
vực này BQL KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn cần phải thực hiện nhiều giải pháp
đồng bộ, từ việc phát huy lợi thế chiến lược đến xây dựng cơ chế chính sách, cải cách
hành chính, xây dựng cơ sở hạ tầng... Đồng thời, tập trung cải thiện môi trường đầu tư
thuận lợi và đổi mới, tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá thương mại để
đẩy mạnh thu hút đầu tư vào khu kinh tế, đặc biệt cần quan tâm thu hút được một số
dự án lớn mang tính động lực, làm đầu tàu nhằm tạo nên hiệu ứng thu hút đầu tư mạnh
mẽ vào KKT.
- Về hoạt động xuất nhập khẩu (XNK), xuất nhập cảnh (XNC) và thu ngân sách: cần
thúc đẩy mạnh hơn hợp tác kinh tế đối ngoại với các tỉnh của Trung Quốc; xúc tiến
sớm thành lập Khu kinh tế đối xứng phía Trung Quốc. Đồng thời đẩy mạnh cải cách
hành chính tại KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn, nhất là cải cách thủ tục hành chính tại
cửa khẩu; tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp và
người dân trên địa bàn phát triển sản xuất, kinh doanh.
45
1.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn
1.4.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
The Cross Border Economies of Cambodia, Laos, Thailand and Vietnam (Các nền
kinh tế biên giới của Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam). Đây là nghiên cứu
trong khuôn khổ dự án mạng lưới phát triển (DAN) được điều phối bởi Viện Phát triển
nguồn Campuchia (CDRI) do Quỹ Rockefeller tài trợ, với sự đóng góp của các viện
nghiên cứu phát triển hàng đầu tại Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, nhóm tác
giả gồm: KAS Murshid và Sokphally (Trung Tâm nghiên cứu cao cấp - Viện Phát
triển nguồn Campuchia, Phnom Penh); Leeber Leebouapao, bà Phonesaly Souksavath,
bà Phetsamone Sone, ông Souphith Darachanthara và ông Vanthana Norintha (Trung
tâm Thống kê Quốc gia - Viện nghiên cứu kinh tế (Neri), Viêng Chăn); Worawan
Chandoevwit, Yongyuth Chalamwong và Srawooth Paitoonpong (Viện Tài nguyên
Phát triển Thái Lan - TDRI); Nguyễn Thị Kim Dung (Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh
tế (CIEM), Hà Nội); Cù Chi Lợi (Viện Kinh tế, Hà Nội).
Regional Economic Impacts of Cross - Border Infrastructure: A General Equilibrium
Application to Thailand and Lao PDR (Tác động kinh tế của cơ sở hạ tầng xuyên biên
giới: Mô hình cân bằng với Thái Lan và Lào). Trong bài viết này, các tác giả đã sử
dụng mô hình cân bằng để nghiên cứu tác động về kinh tế của chính sách phát triển cơ
sở hạ tầng khu vực biên giới giữa Lào và Thái Lan đối với sự phát triển của thương
mại. Các tác giả đã nhấn mạnh tầm quan trọng của mạng lưới đường cao tốc trong việc
thúc đẩy dòng hàng hóa lưu thông cũng như thu hút đầu tư nước ngoài ở các nước
Tiểu vùng sông Mê-kông mở rộng (GMS). Phát triển cơ sở hạ tầng tại các khu vực cửa
khẩu có thể làm giảm thời gian trung chuyển hàng hóa và giảm các phát sinh chi phí
tại cửa khẩu.
Tác giả Mã Tuệ Quỳnh trong bài “Tăng cường vai trò lan tỏa của thương mại biên
giới, thúc đẩy ước phát triển mới trong quan hệ kinh tế Trung – Việt” đã đề cập đến
thực trạng phát triển kinh tế thương mại biên giới của tỉnh Quảng Tây sau hơn 15 năm,
kể từ khi Trung Quốc và Việt Nam bình thường hóa quan hệ năm 1991; thực trạng
phát triển KTCK của tỉnh Quảng Tây; những vấn đề tồn tại trong quá trình phát triển
kinh tế thương mại biên giới và đối sách áp dụng để phát huy ưu thế thương mại biên
46
giới, mở rộng quan hệ giao lưu thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam. Mặc dù tài
liệu mới chỉ đề cập chủ yếu đến phát triển thương mại biên giới của tỉnh Quảng Tây,
song cũng đã giúp ích rất nhiều cho tác giả trong quá trình tham khảo để phân tích
đánh giá vai trò của các cửa khẩu biên giới trong quá trình phát triển các KKTCK cũng
như tạo sự gắn kết, lan tỏa giữa các vùng, miền khác nhau để phát triển thương mại
giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Tác giả Lưu Kiến Văn “Từng ước thúc đẩy khu hợp tác kinh tế xuyên quốc gia Trung
- Việt. Trường hợp khu hợp tác kinh tế xuyên quốc gia Đông Hưng – Móng Cái”. Đã
phân tích quá trình và đề xuất các giải pháp phát triển khu hợp tác kinh tế xuyên quốc
gia giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh mới.
1.4.2 Các nghiên cứu ở trong nước
- Công trình “Các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt – Trung v tác động của nó tới
sự phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam” của TS Phạm Văn Linh, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội năm 2001 đã đề cập đến nhiều nội dung về phát triển các KKTCK
biên giới phía Bắc Việt Nam, phân tích vị trí, tầm quan trọng của KKTCK trong quá
trình phát triển kinh tế hàng hóa, hội nhập và mở cửa kinh tế, thực trạng quá trình hình
thành, phát triển và tác động của các KKTCK đến sự phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt
Nam; trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tác
dụng tích cực của các KKTCK.
- Công trình “Khuyến khích đầu tư thương mại vào các khu kinh tế cửa khẩu Việt
Nam” của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng, NXB Thống kê, Hà Nội năm 2000; đã đề cập
đến nhiều nội dung liên quan đến phát triển KKTCK; đánh giá vai trò, thực trạng phát
triển thương mại tại các KKTCK; sự cần thiết phát triển thương mại tại các KKTCK;
qua đó đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích đầu tư thương mại vào các
KKTCK. Mặc dù cuốn sách mới tập trung phân tích và đề xuất phát triển lĩnh vực
thương mại tại các khu kinh tế cửa khẩu, song cũng đã gợi mở cho việc phân tích đánh
giá và đề xuất phát triển nhiều nội dung, lĩnh vực khác tại khu vực KTCK.
- Nghiên cứu “Một số chính sách và giải pháp chủ yếu cấp bách nhằm phát triển quan
hệ thương mại khu vực biên giới Việt – Trung”. Đây là đề tài nghiên cứu cấp bộ, của
47
Bộ thương mại, hoàn thành năm 2000; đã tập trung đi sâu nghiên cứu thực trạng các
hoạt động thương mại tại khu vực biên giới Việt – Trung, đánh giá hệ thống chính
sách mậu dịch biên giới của Trung Quốc và ảnh hưởng của nó tới môi trường thương
mại khu vực biên giới Việt –Trung; trên cơ sở đó đã đưa ra các quan điểm và đề xuất
các giải pháp chủ yếu để thúc đẩy sự phát triển thương mại khu vực biên giới Việt -
Trung.
- Công trình “Phát triển thương mại trên hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà
Nội – Hải Phòng” của TS. Nguyễn Văn Lịch, NXB Thống kê, Hà Nội năm 2005, đã đi
sâu phân tích và làm rõ những luận cứ khoa học của việc xây dựng hành lang kinh tế
Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; đánh giá thực trạng phát triển thương mại
trên hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; phân tích tác động
của hành lang kinh tế đối với việc hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung
Quốc và đưa ra các giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại khu vực hành lang kinh tế
Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.
Luận án tiến sĩ “Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu với xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Lào
Cai” của Giàng Thị Dung. Luận án đã khái quát hóa, làm rõ cơ sở lý luận về phát triển
Khu kinh tế cửa khẩu với xóa đói giảm nghèo. Trong đó, xây dựng khái niệm, nội
dung phát triển Khu kinh tế cửa khẩu, mối quan hệ giữa phát triển Khu kinh tế cửa
khẩu với xóa đói giảm nghèo qua: Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch; Giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người
lao động nghèo; Phân phối lại nguồn thu từ khu kinh tế cửa khẩu đầu tư cho xây dựng
cơ sở hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu; Phát triển kết cấu hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu.
Ngoài ra, còn nhiều bài viết đăng tải trên các kỷ yếu hội thảo như Kỷ yếu Hội thảo
quốc tế “Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải
Phòng” tại Lào Cai, tháng 11/2005; Kỷ yếu Hội thảo khoa học giữa Học viện Tài
chính (Việt Nam) và Học viện kinh tế tài chính Quảng Tây (Trung Quốc) “Kinh tế
biên mậu Việt Nam – Trung Quốc triển vọng và giải pháp thúc đẩy”, tổ chức tại Hà
Nội, 2006; Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Các giải pháp phát triển hai hành lang một vành
đai kinh tế Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh mới” tổ chức tại Lào Cai tháng
12/2007
48
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến những vấn đề lý thuyết về phát
triển các KKTCK biên giới, chỉ ra vị trí, tầm quan trọng của các KKTCK, tình hình
phát triển hoạt động thương mại tại các KKTCK. Tuy nhiên, một loạt vấn đề mà các
công trình nghiên cứu đã công bố chưa được đề cập hoặc được đề cập nhưng chưa có
hệ thống và là nhiệm vụ mà chủ đề luận án này cần giải quyết là:
- Khái niệm về KKTCK và phát triển KKTCK; nội hàm của các khái niệm này; những
nội dung của phát triển KKTCK; vị trí, tầm quan trọng của các nội dung này trong quá
trình phát triển KKTCK.
- Thực trạng phát triển KKTCK Đồng Đăng-Lạng Sơn hiện nay; thành tựu và hạn chế
của phát triển KKTCK trong thời gian qua; nguyên nhân cản trở sự phát triển KKTCK
Đồng Đăng-Lạng Sơn hiện nay.
- Quan điểm, phương hướng và những giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển KKTCK
Đồng Đăng-Lạng Sơn những năm tới.
Kết luận chương 1
Trong chương 1, tác giả đã tập trung luận giải cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
Trên cơ sở làm rõ các khái niệm liên quan, luận văn đã đưa ra khái niệm và phân tích
nội hàm khái niệm phát triển KKTCK biên giới. Đó là quá trình nâng cao trình độ,
mức độ, chất lượng hoạt động của KKTCK dựa trên những điều kiện tiền đề nhất định,
là sự mở rộng không gian kinh tế - xã hội, tăng trưởng thương mại, tăng thêm kim
ngạch XNK, tăng doanh thu các loại dịch vụ gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng XHCN, nhằm mở rộng, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại và phát triển bền
vững khu vực cửa khẩu biên giới.
Luận văn đã làm rõ vai trò, ý nghĩa của phát triển khu kinh tế cửa khẩu; chỉ ra những
nội dung phát triển khu kinh tế cửa khẩu bao gồm phát triển không gian lãnh thổ kinh
tế và dân cư tại khu kinh tế cửa khẩu (tôn trọng chủ quyền của các quốc gia về lãnh
thổ; xác định các loại hình hoạt động kinh tế trong KKTCK; tổ chức không gian lãnh
thổ kinh tế tại các KKTCK, cần chú ý đến các loại hình dịch vụ thương mại và du lịch;
49
phát triển dân cư tại KKTCK) và phát triển giao lưu kinh tế qua cửa khẩu (hoạt động
mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại, gia công trong thương mại,
hoạt động du lịch tại các KKTCK).
Luận văn cũng đã chỉ ra các tiêu chí đánh giá phát triển KKTCK; các nhân tố ảnh
hưởng đến phát triển KKTCK, đồng thời, trên cơ sở phân tích kinh nghiệm phát triển
khu kinh tế cửa khẩu của một số nước, nhất là của Trung Quốc và Thái Lan, luận văn
đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho phát triển KKTCK ở Việt Nam.
50
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU
ĐỒNG ĐĂNG - LẠNG SƠN, TỈNH LẠNG SƠN
2.1 Quá trình hình thành, phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn
2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Lạng Sơn
2.1.1.1 Vị tri địa lý, địa hình, đất đai
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, biên giới, thuộc vùng Đông Bắc với diện tích tự nhiên
8.310,09 km
2, hẹp nhất là thành phố Lạng Sơn 77,94 km2, rộng nhất là huyện Đình
Lập 1.189,56 km2. Lạng Sơn nằm ở vị trí đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 đi qua,
là điểm nút giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Tây là Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc
Kạn, phía Đông là tỉnh Quảng Ninh, phía Nam là Bắc Giang và phía Bắc tiếp giáp với
Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc, với 2 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu
đường bộ Hữu Nghị và cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng), 1 cửa khẩu chính Chi Ma và
9 cửa khẩu phụ.
Lạng Sơn là điểm đầu tiên của Việt Nam trên 2 tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh
(Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và Lạng Sơn - Hà Nội - Thành phố Hồ
Chí Minh - Mộc Bài (tham gia hành lang xuyên Á: Nam Ninh - Singapore), là cửa ngõ
quan trọng nối Trung Quốc và các nước ASEAN. Lạng Sơn có đường biên giới với
Quảng Tây - Trung Quốc dài trên 231 km. Lạng Sơn cách Nam Ninh là thủ phủ của
Quang Tây, Trung Quốc khoảng 230 km, cách thủ đô Hà Nội khoảng 150 km. Đang
xây dựng tuyến đường cao tốc nối với các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và thành phố Hà
Nội, có đường sắt liên vận quốc tế nối với Quảng Tây, Trung Quốc rất thuận lợi cho
giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ với các tỉnh trong cả nước với Trung
Quốc.
Địa hình phức tạp, chủ yếu là núi thấp và đồi chiếm hơn 80%, độ cao trung bình 252 m
so với mặt nước biển, nơi thấp nhất là 20 m ở phía nam huyện Hữu Lũng và nơi cao
nhất là núi Mẫu Sơn 1.541 m. Khu du lịch Mẫu Sơn được quy hoạch là khu du lịch
Quốc gia, cách thành phố Lạng Sơn 31 km về phía Đông.
Khí hậu tỉnh Lạng Sơn tuy nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa nhưng có nét đặc thù của
khí hậu á nhiệt đới, nền nhiệt không quá cao, có mùa đông tương đối dài và khá lạnh.
51
Nhiệt độ trung bình từ 21 - 220C, lượng mưa từ 90 - 132 mm, độ ẩm từ 83 - 85%.
Trong tổng số 8.310,09 km2 đất có 13,40% là đất sản xuất nông nghiệp, 69,13% là đất
lâm nghiệp, 3,46% đất chuyên dụng, 0,98% đất ở. Hiện còn 94.513 ha đất chưa sử
dụng, chủ yếu là núi đá chưa có rừng.
2.1.1.2 Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên rừng: Có diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 512.559 ha, chiếm 61,6%
diện tích đất tự nhiên. Tài nguyên khoáng sản không nhiều, trữ lượng các mỏ nhỏ, chủ
yếu là mỏ đá vôi với khoảng 40 mỏ đang khai thác có tổng trữ lượng 405 triệu m3 để
làm vật liệu xây dựng.
2.1.1.3 Dân số, đơn vị hành chính
Dân số đến hết năm 2018 là 778,4 nghìn người, chủ yếu sinh sống ở khu vực nông
thôn (chiếm 80,24%); mật độ dân số bình quân 92,5 người/km2, cao nhất là thành phố
Lạng Sơn 1.217,1 người/km2, thấp nhất là huyện Đình Lập 23,04 người/km2. Người
trong độ tuổi lao động là 514,3 nghìn người, chiếm 66,1% dân số.
Tỉnh Lạng Sơn có 7 dân tộc chủ yếu là: Nùng chiếm 42,8%, Tày 35,4%, Kinh 17,11%,
Dao 3,5%, Sán chay 0,6%, Hoa 0,3%, Mông 0,17%, các dân tộc khác chiếm 0,12%.
Toàn tỉnh có 10 huyện và 1 thành phố loại III, với 226 đơn vị hành chính cấp xã (207
xã, 5 phường, 14 thị trấn), có 2.314 thôn, khối phố (2.152 thôn, 162 khối phố); có 5
huyện, 20 xã và 1 thị trấn biên giới. Trong đó có 38 xã khu vực I, 63 xã khu vực II,
125 xã khu vực III; có 133 xã đặc biệt khó khăn, an toàn khu, biên giới và 121 thôn
đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II trong diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn
2017 - 2020.
2.1.1.4 Tình hình kinh tế-văn hóa-xã hội
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm giai đoạn 2011 - 2018 đạt 8 - 9%,
trong đó ngành nông, lâm nghiệp tăng 3 - 4%; công nghiệp - xây dựng tăng 9 - 11%;
dịch vụ tăng 10 - 12%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành
nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Nông lâm
nghiệp chiếm 20,30%, công nghiệp - xây dựng 19,68%, dịch vụ 49,78%, thuế sản
52
phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 10,24%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 38,4
triệu đồng.
Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng
phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh
đã được quy hoạch, gắn với đổi mới hình thức tổ chức sản xuất theo hướng liên kết
theo chuỗi giá trị. Đã quy hoạch phát triển chuỗi giá trị các ngành hàng sản phẩm nông
lâm sản chủ lực sau: Lâm nghiệp có cây Hồi 34.000 ha, cây Thông 126.200 ha,
keo và bạch đàn 25.000 - 30.000 ha; chăn nuôi có đàntrâu 124,3 nghìn
con, đàn bò 37,9 nghìn con, đàn lợn 305,7 nghìn con; nông sản có cây Na khoảng
2.500 ha, Rau gần 3.000 ha, Thuốc lá khoảng 6.500 ha. Ngoài ra, còn quy hoạch phát
triển các sản phẩm chủ lực cấp huyện sau: Lúa chất lượng cao, Thạch
đen, Ngô, Lạc, Quýt, Hồng, Chè, tre, mai, vầu, nứa, cây dược liệu, phát triển đàn gia
cầm, dê.
Về xây dựng nông thôn mới, hết năm 2018 bình quân toàn tỉnh đạt 9,7 tiêu chí/xã, có
48 xã đạt chuẩn, không còn xã dưới 5 tiêu chí, thành phố Lạng Sơn được công nhận
hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Hết năm 2018 tỷ lệ cứng hóa đường ô tô đến trung tâm xã đạt 76,2%, tỷ lệ diện tích
bảo đảm tưới tiêu 73,6%, tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh 91%; tỷ
lệ dân cư thành thị sử dụng nước sạch 99%; tỷ lệ thôn có điện đạt 98,3% (còn 36 thôn
chưa có điện).
Sản xuất công nghiệp chủ yếu là các cơ sở quy mô nhỏ, giá trị sản xuất công nghiệp
đạt khoảng 5.750 tỷ đồng. Một số lĩnh vực lợi thế của tỉnh là: Sản xuất xi măng, vật
liệu xây dựng, khoáng sản, nhiệt điện, chế biến gỗ... Hiện đang tập trung xây dưng một
số cụm công nghiệp: Hợp Thành 1, Hợp Thành 2, Quảng Lạc. Hoạt động du lịch phát
triển cả về lượng khách, loại hình dịch vụ, doanh thu và chất lượng phục vụ; lượng
khách tăng bình quân 5%/năm, năm 2018 đã thu hút được 2,8 triệu lượt khách du lịch.
Toàn tỉnh có 2.760 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, với tổng số vốn 22,1 nghìn tỷ
đồng, có 640 chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp đăng ký hoạt động.
Có 223 hợp tác xã, nhiều mô hình hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi liên kết phát huy
53
hiệu quả. Số doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ chiếm 68%, công
nghiệp - xây dựng 29%, nông lâm nghiệp 13%; nhóm doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng phát triển khá.
Tỷ lệ thôn, khối phố có nhà văn hóa đến năm 2018 đạt 96%.
Số trường đạt chuẩn quốc gia đến năm 2018 là 192 trường trên tổng số 694 trường.
Đến hết năm 2018, tổng số xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế là 114 xã, chiếm 50,4%
số xã. Có 10,5 bác sỹ/vạn dân, 28,3 giường bệnh/vạn dân, Tỷ lệ người dân tham gia
bảo hiểm y tế đạt 95,5%.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2018 đạt 50%, lao động được giải quyết việc làm hàng
năm trên 14.600 người.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm đều giảm trên 3%, năm 2017 giảm 3,3%, năm 2018
giảm 3,24%. Hiện còn 30.583 hộ nghèo, chiếm 15,83%; 21.267 hộ cận nghèo, chiếm
11,01%.
2.1.2 Qúa trình hình thành, phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn
Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn được thành lập tại Quyết định số
138/2008/QĐ-TTg ngày 14/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Diện tích khoảng 394
km
2
, bao gồm: Thành phố Lạng Sơn; thị trấn Đồng Đăng, thị trấn Cao Lộc và các xã
Thụy Hùng, Phú Xá, Hồng Phong, Tân Liên, Song Giáp, một phần xã Bình Trung,
huyện Cao Lộc; các xã Tân Thanh, Tân Mỹ, huyện Văn Lãng; một phần xã Vân An,
huyện Chi Lăng và xã Đồng Giáp, huyện Văn Quan.
Mục tiêu phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn:
Xây dựng và phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn thành vùng kinh
tế động lực chủ đạo, phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại và dịch vụ, cùng với sự
phát triển của Khu kinh tế trọng điểm Bắc Bộ để sau năm 2010 phát triển thành trục tứ
giác kinh tế trọng điểm (Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh); giữ vai trò
trọng yếu là đầu mối giao lưu quan trọng của tuyến hành lang kinh tế và vành đai kinh
tế ven vịnh Bắc Bộ.
54
Khai thác có hiệu quả lợi thế của khu vực cửa khẩu biên giới; xây dựng Khu kinh tế
cửa khẩu trở thành khu thương mại, dịch vụ năng động có chính sách, cơ chế thuận lợi
để thúc đẩy phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ giữa Việt Nam và các nước
với thị trường Trung Quốc.
Tạo môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước, phát triển sản
xuất, thương mại, dịch vụ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của tỉnh Lạng Sơn.
Tăng cường an ninh biên giới, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, dịch vụ Việt Nam – Trung Quốc,
góp phần thúc đẩy phát triển hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn -
Hà Nội - Hải Phòng.
Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn là Khu kinh tế tổng hợp, đa chức năng,
đan xen các yếu tố kinh tế với xã hội, quốc phòng an ninh; trong đó, lĩnh vực mũi nhọn
là phát triển kinh tế cửa khẩu.
2.2 Thực trạng phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn
2.2.1 Tình hình phát triển không gian lãnh thổ về kinh tế và dân cư
Trước đây, khi chỉ là các cửa khẩu biên giới, việc quy hoạch các ngành nghề phát triển
kinh tế tại các khu vực cửa khẩu rất đơn giản. Bởi lẽ, khi chỉ là khu vực của khẩu,
ngành nghề chính chỉ là đầu mối giao lưu thương mại và xuất nhập cảnh là chủ yếu.
Các hoạt động sản xuất khác hầu như chưa phát triển, nên cửa khẩu biên giới về không
gian cũng chỉ cần một phạm vi nhỏ hẹp, chỉ cần khoảng 50 - 70 ha cũng có thể đáp
ứng được các nhu cầu hoạt động cho cửa khẩu. Cũng chính vì thế, trong quy hoạch
không gian lãnh thổ trước đây cho các cửa khẩu biên giới, thường không tính đến
nhiệm vụ quy hoạch sự phát triển của khu vực dân cư, chưa tính toán phải phát triển
các cơ sở dịch vụ xã hội.
Khi có chủ trương phát triển KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn, trên cơ sở Đồ án Điều
chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh
55
Lạng Sơn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
1055/QĐ-TTg ngày 08/7/2010, Quy hoạch phát triển Khu KTCK Đồng Đăng – Lạng
Sơn đến năm 2020 được Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh phê duyệt tại Quyết định số
2027/QĐ-UBND ngày 25/12/2012; UBND tỉnh đã chỉ đạo lập và phê duyệt quy hoạch
các phân khu chức năng các phường, trung tâm các xã thuộc thành phố, khu vực nội
thị thị trấn Đồng Đăng, khu vực trung tâm thị trấn Cao Lộc; Quy hoạch trục trung tâm
Khu KTCK; Quy hoạch các khu chức năng khác như: khu đô thị mới, khu cụm công
nghiệp, khu chế xuất 1, khu trung chuyển hàng hóa, khu phi thuế quan giai đoạn 1;
Quy hoạch khu hợp tác kinh tế Đồng Đăng- Bằng Tường; Quy hoạch các khu vực cửa
khẩu.
Đến nay, hầu hết các khu vực cửa khẩu, các khu chức năng trong Khu KTCK đã được
lập quy hoạch chi tiết xây dựng, nhiều khu vực đã được điều chỉnh, bổ sung quy hoạch
phù hợp yêu cầu phát triển như: Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu trung chuyển hàng
hóa thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỷ lệ 1/500 (giai đoạn 1) được
UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2289/QĐ-UBND ngày 30/11/2017; Quy
hoạch chi tiết xây dựng Khu tái định cư và dân cư được UBND tỉnh phê duyệt tại
Quyết định số 2649/QĐ-UBND ngày 25/12/2018. Hiện nay dự án đang tiến hành công
tác giải phóng mặt bằng giai đoạn 1. Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu chế xuất 1 được
UBND huyện Cao Lộc phê duyệt tại Quyết định số 2568/QĐ-UBND ngày 10/8/2018.
Hiện nay nhà đầu tư đang tiến hành lập hồ sơ quy hoạch Khu tái định cư và dân cư của
dự án để trình thẩm định, dự án cũng đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý (về đầu tư,
xây dựng, môi trường) và chuẩn bị thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
Đối với Khu phi thuế quan giai đoạn 1, trong năm 2019 sẽ nghiên cứu, điều chỉnh quy
hoạch xây dựng đối với diện tích 04 ha là đất cây xanh thành đất thương mại dịch vụ
để tạo thêm quỹ đất thu hút đầu tư.
Về đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, giai đoạn 2016- 2019, ngân sách Nhà
nước đã bố trí trên 3.180,3 tỷ đồng để tập trung đầu tư xây dựng, hoàn thiện các công
trình, dự án phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tại các khu vực cửa khẩu; trong
đó, riêng nguồn vốn ngân sách Trung ương là 740,2 tỷ đồng. Một số công trình quan
trọng tại khu vực cửa khẩu đã chính thức đưa vào khai thác sử dụng như: Tiểu dự án
56
DD1a cửa khẩu Hữu Nghị, Tòa nhà cửa khẩu Hữu Nghị, Cổng cửa khẩu và Nhà kiểm
soát liên hợp cửa khẩu Cốc Nam, Cổng cửa khẩu Tân Thanh, Tuyến đường chuyên
dụng vận tải hàng hóa cửa khẩu Hữu nghị - Hữu Nghị Quan và Tân Thanh – Pò
Chài Tuyến đường Hữu Nghị- Bảo Lâm phấn đầu hoàn thành cuối năm 2019 đưa
vào khai thác sử dụng. Các công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng đã tạo thuận
lợi cho hoạt động thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước qua địa bàn, bộ
mặt cửa khẩu ngày càng khang trang, hiện đại; Ngu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_giai_phap_phat_trien_khu_kinh_te_cua_khau_dong_dang_l.pdf