Đề tài Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty giầy Thượng Đình Hà Nội

Trước những khó khăn nêu trên, nên tình hình sản xuất kinh doanh của công ty năm 2002 có một số khó khăn. Tình hình lợi nhuận của công ty đã chưa đạt yêu cầu đặt ra trong năm 2002. Mặc cho các chỉ tiêu đã thực hiện khác tăng lên nhưng lợi nhuận thu được là chưa cao không đảm bảo được sự ổn định cần thiết, và chưa đảm bảo cho nhu cầu tái đầu tư để tồn tại và phát triển.

 Để hoàn thành được những chỉ tiêu hiệu qủa kinh doanh, trong thời gian tới Công ty còn rất nhiều việc cần giải quyết:

 - Công ty cần đưa ra nhưng biện pháp quản lý nguồn vốn đầu tư đúng đắn và có hiệu quả

 - Cần nâng cao khả năng kiểm soát thị trường bằng những mô hình quản lý thông tin quảng cáo, marketing hiện đại để thâm nhập vào những thị trường nước ngoài khó tính, tạo ưu thế cạnh tranh mạnh.

 

doc116 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty giầy Thượng Đình Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đảm nhiệm các mảng công việc theo đúng tên gọi chức danh. * Chức năng và nhiệm vụ : Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu giầy dép, phụ liệu, thiết bị da giầy và dịch vụ du lịch. Năng lực sản xuất đạt từ 3 - 4 triệu đôi các loại. * Trong cơ cấu tổ chức của công ty có 12 phòng ban và 7 phân xưởng. Phòng Hành chính - Tổ chức (HC - TC) - Thực hiện việc bố trí, sắp xếp, điều động lao động trong Công ty, tuyển dụng và đào tạo lao động, công tác tiền lương, chế độ chính sách đối với người lao động. - Thực hiện tổ chức các hội nghị, phong trào thi đua, đón tiếp khách của công ty và các thủ tục hành chính khác. Đặc biệt phòng còn quản lý bộ phận ISO như hướng dẫn và giám sát chất lượng sản phẩm... Phòng Kế toán - Tài chính (KT - TC) Quản lý toàn bộ vốn và tài sản của công ty, đưa ra các quyết định đầu tư, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ. Bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, hạch toán độc lập theo phương pháp kê khai thường xuyên, ghi sổ kế toán theo hình thức: Nhật ký. Chứng từ, hạch toán thuế giá trị gia tăng (VAT) theo phương pháp khấu trừ (đầu ra - đầu vào) Phòng tiêu thụ Phụ trách việc bốc dỡ, lưu kho vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm phục vụ thị trường nội địa. Phòng kinh doanh - xuất nhập khẩu (XNK)  Có nhiệm vụ thu thập thông tin thị trường, giao dịch và tìm kiếm các đối tác nước ngoài để ký kết các hợp đồng sản xuất và tiêu thụ giầy xuất khẩu. Phòng chế thử mẫu (CTM) Chịu trách nhiệm về việc thiết kế, chế thử mẫu, đảm bảo việc thực hiện kỹ thuật sản xuất theo đúng quy trình công nghệ. Phòng Kế hoạch - vật tư (KH-VT): Lập kế hoạch sản xuất, lập định mức vật tư, khai thác các nguồn cung ứng và thu mua vật tư phục vụ sản xuất theo đúng tiến độ. Phòng quản lý chất lượng (QC) Quản lý và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của công ty, thường xuyên theo sát từng công đoạn sản xuất và kiểm tra chất lượng của sản phẩm trước khi đem ra thị trường tiêu thụ. Phòng kỹ thuật công nghệ (KT-CN) Đưa ra quy trình công nghệ (các bước công việc) trong quá trình sản xuất. Định mức nguyên vật liệu và kiểm tra. Theo dõi, kiểm soát và đo lường sản phẩm nếu có khuyết tật thì phải có hành động phòng ngừa và khắc phục. Phòng sản xuất - gia công (SX - GC) Tổ chức và quản lý gia công thành phẩm và bán thành phẩm tại các đơn vị. Tổ chức quá trình sản xuất, chất lượng, xác nhận mẫu, phân tích dữ liệu và đề xuất cải tiến. Các phòng ban khác Trạm y tế thường xuyên kiểm tra, khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động. Phòng bảo vệ đảm bảo an ninh trật tự cho mọi hoạt động diễn ra trong công ty. Ban vệ sinh lao động thực hiện nhiệm vụ kiểm tra giám sát vệ sinh an toàn lao động. Xưởng cơ năng Có nhiệm vụ sửa chữa kịp thời các máy móc, thiết bị sản xuất bị hỏng hóc nhằm phục vụ cho việc sản xuất diễn ra đúng với tiến độ đã định. 2.2 Đặc điểm chung về hoạt động kinh doanh của công ty ảnh hưởng đến phát triển thị trường. 2.2.1 Sản phẩm kinh doanh Sản phẩm chính là giầy vải, giầy thể thao, dép Sandal, phục vụ nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Đây là các sản phẩm truyền thống của Công ty. Ngoài ra Công ty có các sản phẩm khác ví dụ như: Giầy GTS, Supega, Black, AVIA, Allstar, Nike, giầy 98 - 01 tới 03, giầy Footech 9709 - 9716... Cơ cấu sản phẩm của công ty được chia thành 2 loại căn cứ vào phạm vi mặt hàng sản xuất, đó là sản phẩm giầy nội địa sản xuất ngoài đơn đặt hàng, phụ thuộc vào nhu cầu thị trường và sản phẩm giầy xuất khẩu sản xuất theo đơn đặt hàng của khách nước ngoài. Tỷ lệ sản phẩm sản xuất phục vụ tiêu thụ trên thị trường nội địa của công ty năm 1998 chiếm 60% tổng số sản phẩm sản xuất ra, năm 1999 chiếm 73% gồm các loại giầy vải như giầy ba ta, giầy bộ đội, giầy basket, giầy thể thao... Mặt hàng giầy thể thao chiếm 70% cơ cấu hàng xuất khẩu của công ty, với nhiều kiểu mẫu khác nhau, 30% còn lại là các loại giầy vải cao cấp, giầy thể dục nhịp điệu... Mỗi loại giầy nội địa được ký hiệu bằng một mã riêng như: BK, ED, 96-01, 99-02... giầy xuất khẩu được gọi tên theo tên của khách hàng như giầy Foottech, Golden Steps, Novi, Melcosa... Giá thành công xưởng của mỗi chủng loại sản phẩm được xây dựng bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung (theo phân bổ). Ngày nay khi mà nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao thì việc đa dạng hoá mẫu mã, chủng loại và chất lượng sản phẩm cần phải được quan tâm đến như một yêu cầu tất yếu, một vấn đề sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty. Nguyên vật liệu(chủng loại và nguồn nhập) Nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất được nhập về theo từng mã sản phẩm hoặc từng đơn hàng gồm có các loại: vải, mút, keo, cao su, hoá chất, chất phụ gia, bao bì... Chi phí nguyên vật liệu chiếm khoảng 70% giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau trong đó 80% là thu mua trong nước; 20% còn lại chủ yếu được mua để sản xuất hàng xuất khẩu, đó là các chi tiết trang trí giầy cao cấp, đinh khoá chất lượng cao, các loại vải đặc chủng...Phần lớn những nguyên liệu nhập khẩu đó trong nước chưa sản xuất được hoặc đã sản xuất nhưng chất lượng không đáp ứng được yêu cầu cao của sản phẩm. Nguồn trong nước khai thác chủ yếu là từ các bạn hàng sau: - Vải các loại: Công ty dệt vải công nghiệp, công ty dệt 8/3, dệt Vĩnh Phú, công ty dệt nhuộm 19/5 - Chỉ may, chỉ thêu: Công ty liên doanh COAST-TOTAL Phong Phú - Cao su hoá chất: Công ty vật tư công nghiệp, các Công ty cao su Đắc Lắc, Gia Lai-Kon Tum, Công ty hoá chất Đức Giang... Còn lại chủ yếu là những NVL mà trong nước chưa sản xuất được hoặc bên đặt hàng tự cung cấp. Cao su hoàn toàn do thị trường trong nước cung cấp, vải có nhập nhưng không đáng kể. Do đặc điểm là sản xuất theo từng đơn hàng nên việc cung cấp NVL phải phù hợp với từng đơn hàng, điều đó làm cho NVL đa dạng và phong phú hơn. Song Công ty đã thực hiện khai thác triệt để nguồn vật liệu trong nước nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. 2. 2. 2. Đặc điểm về lao động: Cơ cấu lao động : Tổng số lao động hiện nay : 2052 người - Hợp đồng : + Lao động hợp đồng dài hạn : 1020 người + Lao động hợp đồng có thời hạn: 1032 người - Chuyên môn : + Lao động chuyên môn kỹ thuật : 300 người + Lao động phổ thông :1752 người Bảng 1: Cơ cấu lao động theo trình độ Đơn vị: người Trình độ Số lượng Tỉ lệ(%) Đại học 149 7.26 Trên đại học 20 0.97 Cao đẳng và trung cấp 24 1.67 Dưới trung cấp 1859 90.59 Tổng 2052 100 Nguồn : Báo cáo tình hình lao động hàng năm Bảng 2: Cơ cấu lao động theo bậc thợ Đơn vị: người Bậc 1 2 3 4 5 6 7 Tổng Số lượng 50 252 567 620 303 39 15 1752 % 2.85 14.38 32.36 35.39 17.29 2.23 0.86 100 Nguồn : Báo cáo tình hình lao động hàng năm Nhận xét sơ bộ: - Cơ cấu nghề nghiệp khá hợp lý theo hướng tinh giản bộ máy quản lý, giúp cho công tác quản lý gọn nhẹ, năng động. - Số lượng cán bộ có trình độ đại học và trên đại học còn tương đối ít, trong thời gian tới Công ty cần có phương án nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên đặc biệt là cán bộ quản lý. - Lực lượng lao động của Công ty có trình độ chuyên môn tương đối thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, sở dĩ như vậy là do nhiều giai đoạn sản xuất không thể tự động hoá. - Số thợ bậc cao (6-7) tương đối ít, công ty cần có chương trình tuyển dụng đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân. Giáo dục, đào tạo và phát triển người lao động - Tất cả các nhân viên của công ty đều có cơ hội được đào tạo nâng cao trình độ và tay nghề hàng năm. - Công ty căn cứ vào chiến lược phát triển dài hạn và kế hoạch sản xuất kinh doanh để làm cơ sở xác định nhu cầu đào tạo. - Các hình thức giáo dục, đào tạo và phát triển người lao động: + Đào tạo qua các trường lớp trong và ngoài nước + Đào tạo tại chỗ + Đào tạo lại, đào tạo nâng cao trình độ nghề nghiệp trong nội bộ công ty. + Đào tạo thông qua hội thảo, tham quan. + Mở các lớp đào tạo ngắn ngày cho các chuyên ngành. - Các lĩnh vực đào tạo: + Lĩnh vực quản lý + Lĩnh vực kỹ thuật công nghệ + Các lĩnh vực khác Môi trường và điều kiện lao động Tính chất công việc của người công nhân, về cơ bản không ở mức nặng nhọc nhưng đòi hỏi phải qua đào tạo và cần tính kiên nhẫn, cẩn thận, và độ khéo léo nhất định, điều này phụ thuộc rất lớn vào tâm lý của người lao động. Công ty đã cố gắng tạo môi trường làm việc thuận lợi cho người lao động về vật chất và tinh thần, giúp cho họ yên tâm, hăng hái hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao - Về vật chất: Hội đồng thi đua mỗi tháng họp một lần để đánh giá, tuyên dương các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích. Tổ chức các hoạt động phục vụ bữa ăn giữa ca cho công nhân, bán các nhu yếu phẩm phục vụ CBCNV. Chia sẻ với người lao động mỗi khi gia đình họ có sự kiện trọng đại (kết hôn, sinh con, tang lễ...). Trả lương, phụ cấp, trợ cấp kịp thời và thoả đáng cho người lao động. - Về tinh thần: Tổ chức một Trạm Y Tế chuyên lo chăm sóc sức khoẻ cho ngưòi lao động theo chế độ Bảo hiểm y tế. Tổ chức các hội diễn văn nghệ, hội khoẻ phù đổng, tham gia các hoạt động thể thao do quận, ngành, thành phố tổ chức. Xây dựng nhà nghỉ mát tại Sầm Sơn để tổ chức cho CBCNV đi du lịch nghỉ mát.... 2.2.3. Đặc trưng về kỹ thuật công nghệ và nguồn lực Về quy trình công nghệ sản xuất: Các quá trình sản xuất sản phẩm được liên kết chặt chẽ với nhau và có 6 quá trình: Bồi, cắt, may, cán, gò, bao gói. Đầu ra của quá trình trước là đầu vào của quá trình sau và được thực hiện theo hai công nghệ: Công nghệ sản xuất giầy vải và công nghệ sản xuất giầy thể thao. Tất cả các công đoạn đều rất quan trọng, trong quá trình sản xuất, tại mỗi công đoạn đều có mẫu mã đối xứng để nhân viên QC (quản lý chất lượng) tại bộ phận đó đối chiếu kiểm tra nghiệm thu. Một yêu cầu luôn được đặt ra trong quá trình sản xuất là sai hỏng phải được phát hiện và kịp thời ngăn chặn. Trong quá trình sản xuất từ giai đoạn gò đến giai đoạn lưu hoá giầy có vai trò cực kỳ quan trọng, có ảnh hưởng đến tỷ lệ sản phẩm hỏng vì nếu hỏng ở giai đoạn này không được phát hiện sớm thì đến cuối giai đoạn chúng không có khả năng sửa chữa. Trong tổ chức sản xuất, nhà máy bố trí 2 xưởng sản xuất giầy vải và giầy thể thao, mỗi xưởng lại chia thành nhiều phân xưởng phù hợp với quy trình công nghệ nêu trên(xem sơ đồ quy trình công nghệ). Phòng KH-VT, phòng XNK, phòng QC hoạch định yêu cầu cần đạt được của sản phẩm, các phòng SX-GC, KT-CN trực tiếp chỉ đạo quá trình sản xuất, phòng XNK, phòng Tiêu thụ, phòng Kế toán đảm nhận xử lý sản phẩm đầu ra. Các phòng có mối quan hệ hỗ trợ chặt chẽ với nhau trong quá trình chỉ đạo sản xuất. Sơ đồ công nghệ sản xuất chính của công ty:(trang bên) Công nghệ sản xuất giầy vải Công nghệ sản xuất giầy thể thao Yêu cầu của sản phẩm Quá trình Bồi Quá trình Cắt Quá trình May Quá trình Gò-lưu hoá Bao gói Quá trình cán Sản phẩm thoả mãn khách hàng PX Cắt GV Kho Kho Kho Kho Yêu cầu của sản phẩm Quá trình Bồi Quá trình Cắt Quá trình May Quá trình Gò-sản xuất đế Bao gói Sản phẩm thoả mãn khách hàng PX Bồi tráng PX Cắt TT PX May TT PX Gò TT Kho Kho Kho Kho PX Bồi tráng PX May TT PX Gò GV Bảng 3 : Danh mục một số thiết bị quan trọng TT Tên thiết bị SL Nguồn sản xuất Năm SX Năm trang bị CL còn lại Ghi chú 1 Dây chuyền sản xuất giầy chuyên dụng 1 Đài Loan 1991 1992 - 2 Dây chuyền SX giầy TT 2 Hàn Quốc 1996 1997 1 triệu đôi/năm 3 Dây chuyền SX giầy vải 3 Đài Loan 1991 1992 4 triệu đôi/năm 4 Máy cắt dập thuỷ lực 35 Hàn Quốc,Đài Loan - - - 5 máy mới nhập của Hàn quốc 5 Máy may thế hệ mới 700 Nhập từ nhiều nguồn - - - 100 máy của Nhật 6 Dàn máy thêu vi tính 2 Nhật 1995 1997 - 7 Dàn ép đế thuỷ lực 3 Hàn Quốc 1999 2000 70% 8 Hệ thống máy vi tính 35 Đông Nam á 1997 1998 50% Nguồn: Số liệu về máy móc xưởngcơ năng Nhận xét sơ bộ: - Công ty đang sử dụng các công nghệ sản xuất giầy vải, giầy thể thao, dép Sandal của Đài Loan, Hàn Quốc...trên cơ sở cải tiến cho phù hợp với khả năng, trình độ, điều kiện lao động. Đây là những dây chuyền hiện đại, khép kín và có tính tự động hoá cao. Dàn máy thêu vi tính và dàn ép đế thuỷ lực đều là những thiết bị hiện đại của Nhật và Hàn quốc. Tuy nhiên hệ thống máy may, máy cắt dập thuỷ lực được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, không đồng đều về mức độ hiện đại. - Mặc dù công ty đã trang bị các dây chuyền sản xuất giầy vải, giầy thể thao khép kín, hiện đại nhưng chỉ có dây chuyền sản xuất giầy vải là phát huy được hiệu quả, cho năng suất lao động cao, tận dụng hết công suất máy móc thiết bị. Đối với dây chuyền sản xuất giầy thể thao, do mới áp dụng nên chưa có kinh nghiệm, chưa tận dụng hết công suất hiệu quả của máy móc thiết bị. - Khoảng 60% số máy móc thiết bị của Công ty đã cũ kỹ, lỗi thời hoặc hết khấu hao từ lâu nhưng vẫn sử dụng, chúng không có khả năng thích ứng với quá trình tự động hoá đang từng bước triển khai ở Công ty Để nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh, định hướng đầu tư đổi mới công nghệ của Công ty trong thời gian tới là: + Liên tục đầu tư bổ xung, đổi mới các thiết bị chuyên dùng để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm đồng thời có biện pháp tổ chức sản xuất để phát huy hiệu quả của dây chuyền sản xuất giầy thể thao trên cơ sở nghiên cứu cải tiến quy trình công nghệ cho phù hợp với điều kiện sản xuất. + Đầu tư phải tạo nên sự đồng bộ trong dây chuyền sản xuất, áp dụng các công nghệ khác nhau từ đó đa dạng hóa được sản phẩm đồng thời phải phù hợp với xu thế chung của thị trường sản phẩm giầy dép thế giới, đó là thị trường giầy vải sẽ dần dần bị thu hẹp, thị trường giầy thể thao sẽ tăng mạnh. 2.3 Thị trường và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty. 2.3.1 Khái quát về thị trường tiêu thụ và sản phẩm của công ty A) Sơ lược về thị trường Nhìn chung nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty khá ổn định, tập trung vào ba mặt hàng giầy vải, giầy thể thao và dép Sandal, do đó hình thức tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ tương đối ổn định, tuy nhiên như thế không có nghĩa là việc đổi mới công nghệ là không cần thiết. Để duy trì mối quan hệ kinh doanh lâu dài và bền vững với khách hàng đặc biệt là khách hàng ngoài nước, Công ty cần phải liên tục cải tiến công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm về mẫu mã, hình dáng và không ngừng nâng cao chất lượng, do đó Công ty vẫn phải liên tục đổi mới quy trình công nghệ và công tác quản lý cho phù hợp với nhu cầu thị trường a) Thị trường trong nước : + 01 chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh + 02 Tổng đại lý tại Hà Nội và Đà Nẵng và 34 Đại lý tại các tỉnh, thành phố khác Thị trường trong nước thường quan tâm nhiều đến kiểu dáng mới, độ bền khi sử dụng, giá cả phù hợp, sự phục vụ chu đáo. Doanh thu tính theo % thực hiện kế hoạch chung các thị trường của Công ty tăng từ 96,1% lên đến 101,1% từ năm 2001 lên năm 2002 .Có được những con số như vậy là do công ty đã xây dựng được một mạng lưới đại lý tiêu thụ sản phẩm rộng khắp các tỉnh thành phố trong cả nước như: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Phú Thọ, Thanh Hoá, Nghệ An... và một số các tỉnh thuộc miền Trung Nam bộ. Sản phẩm của công ty đặc biệt được ưa chuộng ở thị trường miền Bắc, ở miền Nam sản phẩm của công ty đang dần trở nên phổ biến và chi nhánh của công ty tại thành phố Hồ Chí Minh đang khẩn trương xúc tiến việc mở rộng thị trường nhiều tiềm năng này. b)Thị trường xuất khẩu: + 01 Đại lý ở Canada + Pháp, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Đức, Hà Lan, Anh, Bồ Đào Nha, Venezuela, Bỉ, Chi Lê, Thổ Nhĩ Kỳ, Mêxicô... Thị trường nước ngoài đòi hỏi rất cao về chất lượng trên các mặt: sản phẩm phải đảm bảo chính xác về các thông số kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp, đóng gói đúng quy cách, mẫu mã đa dạng, giao hàng đúng thời hạn, trọng lượng của giầy nhẹ hơn. Trên thị trường xuất khẩu, lượng sản phẩm tiêu thụ ở nước ngoài hàng năm thường chỉ chiếm từ 33% đến 37% tổng lượng sản phẩm tiêu thụ nhưng đem lại cho công ty lượng doanh thu chiếm trên 60% tổng doanh thu. Thị trường xuất khẩu đã và đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện nay thị trường này tương đối ổn định và có xu hướng mở rộng. Các khách hàng chủ yếu của công ty trong những năm qua là các công ty: Golden Steps, Foottech (Đài Loan), Yengbong, Renew (Hàn Quốc), Novi (Đức) và một số công ty khác như Melcosa, Bian...Đây là các bạn hàng thường xuyên của công ty và là các nhà buôn lớn chuyên chuyển sản phẩm của công ty đến tiêu thụ tại các thị trường châu á như Nhật Bản, Hàn Quốc; thị trường châu Âu như Pháp, Đức, các nước Đông Âu. B) Mặt hàng tiêu thụ của công ty Đặc điểm về ngành và sản phẩm: Ngành giày là ngành công nghiệp nhẹ, sản phẩm của ngành vừa phục vụ cho nhu cầu sản xuất, vừa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. Đối tượng của ngành giầy rất rộng lớn bởi nhu cầu về chủng loại sản phẩm của rất nhiều khách hàng với những mục đích khác nhau. Công nghệ sản xuất giầy đơn giản và ít thay đổi, đầu tư thiết bị không đắt tiền, nơi làm việc không đòi hỏi những điếu kiện khắt khe, quá trình sản xuất chủ yếu dựa vào sức lao động, rất thích hợp với những nước nghèo và nguồn lao động dồi dào. Đặc tính công nghệ của ngành giầy là có thể chia nhỏ các bước công việc trong quy trình lắp ráp các chi tiết của sản phẩm. Đây là cơ sở để đào tạo , bố trí từng lao động với từng thao tác cụ thể. Sản phẩm chính của công ty là các loại giày vải, giày thể thao,dép Sandal phục vụ mục đích chính là xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Sở dĩ sản phẩm của Công ty có thể thâm nhập được vào các thị trường khó tính như EU là vì Công ty đã tạo được uy tín trên cơ sở đặc điểm về chất lượng của sản phẩm sản xuất ra được kiểm soát nghiêm ngặt thông qua hệ thống quản lý chất lượng ISO-9002-2000 và sản phẩm của công ty có tính đa dạng hoá cao. Đặc điểm về nguồn cung ứng hàng hoá (nguyên vật liệu) của Công ty: Nguyên vật liệu không những là yếu tố cấu thành nên sản phẩm mà còn nói lên chất lượng của sản phẩm. Để tồn tại và phát triển, sản phẩm của doanh nghiệp phải có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng. Muốn vậy sản phẩm phải đáp ứngvề giá cả, mẫu mã, chủng loại hợp thời trang, và quan trọng hơn cả là chất lượng sản phẩm. Chất lượng của sản phẩm phải được tạo ra ngay từ khi nó còn là nguyên vật liệu. Cho nên các doanh nghiệp rất quan tâm đến hoạt động cung ứng nguyên vật liệu. Là một doanh nghiệp sản xuất các loại giầy vải và giày thể thao, nguyên vật liệu của Công ty giầy Thượng Đình rất phong phú và đa dạng. Chất lượng sản phẩm phải được nhận thức trước hết là chất lượng về nguyên vật liệu. Chính vì vậy hoạt động cung ứng nguyên vật liệu do phòng Kỹ thuật- công nghệ chịu trách nhiệm . Nguyên vật liệu của Công ty do nhiều nguồn cung ứng khác nhau nên chúng được quản lý theo mã và đơn đặt hàng. Chỉ có một số nguyên vật liệu sử dụng nhiều mới được thống kê quản lý. Nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài hay chính trong nước đều có điểm mạnh và yếu của nó. Nguồn vật liệu từ trong nước dồi dào nhưng chất lượng chưa cao tác động không tốt tới chất lượng sản phẩm nhưng giá thành thấp. Trong khi đó, nguyên liệu nhập khẩu giá cao làm tăng chi phí dẫn đến tăng giá thành sản phẩm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, chi phí nguyên liệu chiếm tới 70% giá thành 1 đơn vị sản phẩm cho nên việc lựa chọn các nhà cung ứng sao cho hiệu quả sản xuất kinh doanh là cao nhất với chi phí thấp nhất là một vấn đề phức tạp đối với các nhà quản trị của công ty. Tuy nhiên, Công ty đã có được một giải pháp là khai thác tối đa nguồn nguyên liệu trong nước. Còn đối với mặt hàng xuất khẩu, do khách hàng đòi hỏi chất lượng cao nên Công ty nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài. Các loại vật tư này phần lớn trong nước chưa sản xuất được, nếu có sản xuất thì chát lượng chưa cao, mẫu mã không phong phú để đáp ứng yêu cầu rất cao của sản phẩm xuất khẩu. Do có những chính sách về thanh toán với nhà cung ứng linh hoạt... tạo dựng được các nhà cung ứng đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng nên quá trình sản xuất kinh doanh liên tục nhịp nhàng đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. C) Đối thủ cạnh tranh Hiện nay trên thế giới cũng như ở nước ta có rất nhiều công ty sản xuất sản phẩm giầy vải và giầy thể thao, do đó việc cạnh tranh đang diễn ra ngày càng quyết liệt và được coi là một xu hướng tất yếu. Tính đến năm 2002, toàn ngành công nghiệp Da-Giầy Việt Nam có 196 doanh nghiệp thuộc đủ loại hình sở hữu, trong đó có nhiều doanh nghiệp sản xuất giầy vải và giầy thể thao, chỉ tính trên địa bàn thành phố Hà Nội ngoài hàng loạt các chi nhánh, đại lý của các công ty giầy ở các tỉnh thành phố khác, còn có nhiều công ty cỡ lớn như: Giầy Thuỵ Khuê (doanh thu 1998: 70,5 tỷ đồng), Giầy Thăng Long (doanh thu 1998: 90,5 tỷ đồng), công ty Da- Giầy Hà Nội...Các đơn vị này vừa được coi là bạn hàng của giầy Thượng Đình trong việc gia công một số công đoạn của sản phẩm vừa là những đối thủ cạnh tranh chính của công ty. Trên thị trường xuất khẩu, công ty đã và đang phải chịu những sức ép cạnh tranh rất lớn. Trong những năm gần đây, rất nhiều các công ty hàng đầu của châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản chuyển dây chuyền sản xuất giầy thể thao và giầy vải sang các nước đang phát triển ở châu á để tận dụng lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ tại đây. ở những nước mà mức lương đang dần được nâng lên như Hàn Quốc và Đài Loan thì công nghệ lại được chuyển tiếp sang Trung Quốc, Inđonexia, Việt Nam... nơi vẫn có thể trả mức lương thấp hơn. Trong cuộc đua tranh này, công ty có được một số thuận lợi là hạn chế được việc cạnh tranh với các công ty của châu Âu, châu Mỹ nhưng lại gặp phải đối thủ cạnh tranh có ưu điểm giống mình là có thể sản xuất sản phẩm với giá bán thấp do giá lao động rẻ; có nhiều lợi thế hơn mình trong hoạt động nghiên cứu tìm kiếm thị trường, trong khả năng thay đổi liên tục kiểu dáng và mẫu mã sản phẩm, trong hoạt động xuất khẩu trực tiếp không phải qua nhà trung gian. Do đặc điểm của sản phẩm giầy là thường được tiêu dùng vào mùa khô từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau nên hoạt động sản xuất của công ty mang tính chất mùa vụ. Từ tháng 5 đến hết tháng 8 công ty sản xuất và lưu kho sản phẩm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Vào vụ giầy xuất khẩu công ty tập trung vào sản xuất các sản phẩm theo đơn đặt hàng xuất khẩu, ngừng việc sản xuất giầy nội địa . 2.3.2. Hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ và kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty. Song song với những đơn hàng xuất khẩu, Công ty luôn tiếp tục có những đầu tư lớn cho thị trường trong nước. Sau đây là một số bảng số liệu phân tích tình hình bán hàng chung thể hiện các chỉ tiêu đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty Giầy Thượng Đình. Kết quả bán ra theo tổng giá trị và kết cấu hàng hoá: Căn cứ vào những số liệu trong bảng Kết quả bán theo tổng giá trị và kết cấu hàng hoá, ta thấy doanh thu của năm sau cao hơn năm trước: Năm 2001 tăng 3185,62 triệu đồng tương ứng tăng 2,9% so với năm 2000; Năm 2002 Giá trị bán hàng đạt 120456,03 triệu đồng tăng 6,73% so với năm 2001 Về cơ cấu sản phẩm: Năm 2000 giầy Bata người lớn chiếm tỷ trọng cao 55,79% còn các loại giầy khác lần lượt là 12,45%; 8,68% giầy trẻ em các loại 11,05%, giày thể thao12,03%. Nhưng năm 2001và 2002 các tỷ trọng này đều có sự thay đổi : Các loại giày Nam người lớn, Nữ người lớn, trẻ em các loại và thể thao đều tăng lên. Đặc biệt là loại thể giầy thao vì chuẩn bị cho Seagame 2003 tại Việt Nam giầy Thượng Đình cũng tham gia sản xuất bổ sung lượng giầy thể thao phục vụ cho Đại hội. Giầy Bata người lớn tuy doanh thu có giảm nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng lớn Năm 2001 là 53,84% và năm 2002 là 56,4%. Sở dĩ có sự thay đổi tỷ trọng như vậy là vì năm 2000 và năm 2001 nhiều loại giày Bata Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam và bán giá rẻ hơn. Do vậy Công ty đã có sự chuyển hướng đầu tư sản xuất sang mặt hàng giày Nam người lớn và giày thể thao vì hai mặt hàng này đem lại lợi nhuận cao cho Công ty và là mặt hàng đang được ưa chuộng trên thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Kết quả bán ra theo phương thức bán Để có thể đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, Công ty Thượng Đình đã sử dụng một mạng lưới phân phối bao gồm 02 kênh : kênh trực tiếp và kênh gián tiếp. Với hệ thống này tình hình tiêu thụ được biểu hiện trong bảng số 5. Theo kết quả phân tích ở trên ta thấy: kênh gián tiếp năm 2001 chiếm 49,56% tổng doanh thu ( 55931,49 triệu đồng) giảm 5,26% so với năm 2000 tương ứng giảm 3104,14 triệu đồng. Kênh trực tiếp năm 2001 tăng 6289,76 triệu đồng tương ứng tăng 12,42% so với năm 2000 nhưng cũng chiếm 50,44%. Trong khi đó năm 2002 kênh trực tiếp cũng chiếm 50,29% ( giá trị khoảng 60583,09 triệu đồng ) tăng 6,42% so với 2001. Kênh gián tiếp chiếm 49,71 % nhưng cũng tăng 7,05% so với năm 2001. Điều đó chứng tỏ hoạt động phân phối trực tiếp của Công ty trên thị trường là có hiệu quả và cũng cho chúng ta thấy sức tiêu thụ ở các thị trường thuộc kênh gián tiếp là chưa có hiệu quả. Đây là vấn đề khó khăn mà Công ty cần giải quyết. Công ty cần phải hoàn thiện hơn nữa hệ thống phân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0046.doc
Tài liệu liên quan