Đề tài Giải pháp thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN. ii

DANH MỤC SƠ ĐỒ.vi

DANH MỤC BẢNG . vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT. viii

LỜI MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY

DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH .9

1.1 Một số khái niệm .9

1.1.1 Chương trình xây dựng nông thôn mới.9

1.1.2 Công trình giao thông nông thôn thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới

.16

1.2 Thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn thuộc chương trình

xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.20

1.2.1 Vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn thuộc chương trình xây

dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh .20

1.2.2 Thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn thuộc chương

trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.25

1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông

thôn trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh .35

1.3.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở mỗi địa phương.35

1.3.2 Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong phát triển kinh tế, thu hút đầu tư

vào nông nghiệp, nông thôn .35

1.3.3 Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương .35

1.3.4 Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý địa phương.36

1.3.5 Nhận thức về chương trình xây dựng nông thôn mới .36

1.4 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn thuộc

chương trình xây dựng nông thôn mới .36

pdf111 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đánh giá hiệu quả của dự án. Kết luận chương 1 Giao thông nông thôn là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn, cần được đi trước một bước và ưu tiên đầu tư tạo tiền đề thực hiện chương trình mục tiêu quốc qia về xây dựng nông thôn mới, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho 41 người dân, giảm cách biệt về mức sống, thu nhập giữa nông thôn và thành thị, đảm bảo quốc phòng - an ninh phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Xây dựng NTM là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao mức sống của cư dân ở nông thôn. Qua nội dung chương 1 của luận văn, tác giả đã hệ thống lại được tổng quan về chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam, giới thiệu tổng quan về vốn đầu tư và thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông thuộc chương trình xây dựng nông thôn, các yếu tố ảnh hưởng và bài học kinh nghiệm về thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông của một số địa phương. Chương 1 là cơ sở lý luận, kim chỉ nam cho việc phân tích, đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ở chương 2. 42 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG NÔNG THÔN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN 2.1 Giới thiệu khái quát về tỉnh Lạng Sơn 2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Lạng Sơn là tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng 55 km, phía Đông Bắc giáp đường biên giới với Quảng Tây (Trung Quốc) có chiều dài 251 km; phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh 48 km; phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang 148 km; phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Nguyên 60 km; phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn 73 km. Từ trung tâm tỉnh lỵ Lạng Sơn đến Thủ đô Hà Nội chỉ có trên 154 km đường bộ, 165 km đường sắt và đến thành phố Nam Ninh, thủ phủ của Khu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây - Trung Quốc) trên 200 km. Trên địa bàn tỉnh có 2 cửa khẩu quốc tế (đường bộ và đường sắt), 1 cửa khẩu chính và 9 cửa khẩu phụ. Tỉnh Lạng Sơn nằm trên các tuyến quốc lộ quan trọng của Quốc gia như: 1A, 1B, 4A, 4B, 379, đường xuyên Á, đường sắt liên vận quốc tế từ Hà Nội - Lạng Sơn - Trung Quốc và là đầu mối giao lưu của các tỉnh miền Bắc. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 818.725 ha. Đơn vị hành chính của tỉnh gồm 11 huyện, thành phố và 226 xã, phường, thị trấn. Lạng Sơn có vị trí địa lý kinh tế, chính trị khá đặc biệt trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; đồng thời là cầu nối, cửa ngõ không chỉ của Việt Nam mà cả các nước ASEAN với thị trường Trung Quốc trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc. Lạng Sơn có hệ thống giao thông đường sắt và đường bộ rất thuận tiện, nối liền với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Những lợi thế này tạo cho Lạng Sơn có một thị trường sôi động, phong phú, đã và đang từng bước trở thành một thị trường chung chuyển hàng hoá lớn của Việt Nam và các nước ASEAN sang thị trường Trung Quốc và ngược lại. - Về địa hình: Lạng Sơn được coi là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị. Nhiều 43 chủ trương, đường lối, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đã được cụ thể hoá bằng các cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi, biên giới phía Bắc, tạo động lực phát triển cho tỉnh, trong đó Quyết định 138/2008/QĐ-TT ngày 14/10/2008 thành lập và ban hành Quy chế hoạt động Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn, Quyết định 98/2008/QĐ-TTg ngày 11/7/2008 phê duyệt Quy hoạch hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đã mở ra triển vọng mới cho sự phát triển của tỉnh Lạng Sơn. Sự hình thành hành lang và vành đai kinh tế (vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ) có tính chiến lược này tạo cho Lạng Sơn một vị trí địa lý kinh tế - chính trị quan trọng như là một cầu nối, một cửa ngõ giao thương của hành lang kinh tế Bắc - Nam trong hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng tới thương mại Việt Nam - Trung Quốc (GMS) và cả Khu vực thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN (ACFTA) được xây dựng theo cam kết của Chính phủ Trung Quốc với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). - Tài nguyên thiên nhiên: + Tài nguyên, khoáng sản: Toàn tỉnh có 136 mỏ và điểm mỏ của nhiều loại khoáng sản, trong đó đá vôi, than nâu, quặng bôxít có trữ lượng lớn là nguồn nguyên liệu quan trọng để Lạng Sơn phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, khai khoáng, sản xuất điện năng... + Về du lịch, những điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã tạo nên cho Lạng Sơn nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn cho con người. Lạng Sơn còn là mảnh đất giàu tiềm năng du lịch, có khu du lịch Mẫu Sơn, nhiều di tích danh thắng được xếp hạng như Nhị Thanh, Tam Thanh, Thành nhà Mạc Lạng Sơn có nền văn hoá lâu đời với nhiều phong tục, tập quán mang đậm bản sắc dân tộc. Ngoài ra Lạng Sơn còn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa khác như: Di tích khảo cổ, Cụm văn hóa Bắc Sơn; Di tích lịch sử Khu Chi Lăng; Di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh; Di tích lưu niệm về đồng chí Hoàng Văn Thụ; Di tích lưu niệm về đồng chí Lương Văn Tri; Cụm di tích Khởi nghĩa Bắc Sơn Trung bình hàng năm Lạng Sơn đón khoảng 1 triệu lượt khách du lịch trong đó có trên 100 ngàn lượt khách quốc tế đến Lạng Sơn thăm quan, du lịch và tìm hiểu cơ hội đầu tư. 44 + Thế mạnh phát triển lâm nghiệp: Với trên 80% diện tích là đồi núi, cùng với khí hậu á nhiệt đới cho phép phát triển kinh tế đồi rừng khá toàn diện, đã hình thành một số vùng tập trung về cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. 2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội 2.1.2.1 Tình hình kinh tế Triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Quyết định số 86/QĐ-UBND ngày 10/01/2018 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) và dự toán NSNN năm 2018. Kết quả đạt được về kinh tế như sau: Tốc độ tăng trưởng năm 2018 ước đạt 8,36% (mục tiêu 8 – 8,5%), cao hơn các năm 2016, 2017. Trong đó: Nông lâm nghiệp tăng 2,55%, công nghiệp – xây dựng tăng 19,24%, dịch vụ tăng 4,87%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông lâm nghiệp chiếm 20,30%, công nghiệp – xây dựng 19,68%, dịch vụ 49,78%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 10,24%. GRDP bình quân đầu người đạt 38,4 triệu đồng. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,2% so với cùng kỳ, trong đó: Công nghiệp khai khoáng tăng 17,7%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,6%; sản xuất và phân phối điện tăng 3,5%; cung cấp nước, xử lý nước thải tăng 5,1%; các sản phẩm chủ yếu đều đạt kế hoạch và tăng so với cùng kỳ. Trong đó, một số sản phẩm tăng khá như điện sản xuất, điện thương phẩm, than, xi măng, đá, gỗ và các sản phẩm từ gỗ Thị trường hàng hoá, dịch vụ cơ bản ổn định và phát triển, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 18.400 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. Hoạt động vận tải đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, công tác kiểm tra, kiểm soát phương tiện được tăng cường, giao thông luôn thông suốt. 45 Bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin tiếp tục được đầu tư, nâng cấp, mở rộng. Hoạt động ngân hàng phát triển ổn định, an toàn, mặt bằng lãi suất ổn định, cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vào các chương trình, dự án trọng điểm của tỉnh, các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ưu tiên. Hoạt động du lịch tiếp tục có bước phát triển, dự ước năm 2018 thu hút khoảng 2.787 nghìn lượt khách, đạt 103,2% kế hoạch, trong đó, khách quốc tế là 388 nghìn lượt, khách trong nước là 2.399 nghìn lượt, doanh thu đạt 970 tỷ đồng. Triển khai lập quy hoạch chung xây dựng khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn. Việc huy động các nguồn cho đầ tư phát triển đạt kết quả khá tích cực; đã có nhiều nhà đầu tư chiến lược tham gia đầu tư hoặc khảo sát, đề xuất các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Trong năm, UBND quyết định chủ trường đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 35 dự án mới (32 dự án trong nước và 03 dự án có vốn đầu tư nước ngoài), tổng số vốn đăng ký là 7.527 tỷ đồng. 2.1.2.2 Tình hình văn hóa - xã hội Nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, Lạng Sơn là một tỉnh miền núi có nhiều dân tộc anh em đã lâu đời chung sống đoàn kết bên nhau như: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay Chính đặc điểm này đã góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú, giàu bản sắc của nền văn hoá các dân tộc Xứ Lạng. Về Giáo dục và đào tạo: Cơ sở vật chất trường, lớp học toàn tỉnh có 7.175 phòng học, trong đó: 4.493 phòng kiên cố, chiếm 62,6%; 1.816 bán kiên cố, chiếm 25,3%; 866 phòng tạm, chiếm 12,1%.. hiện nay toàn tỉnh có 06 trường mầm non dân lập, 14 cơ sở mầm non tư thục, 01 trường THPT ngoài công lập và 226 trung tâm học tập cộng đồng, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, đa dạng của nhân dân. Nguồn nhân lực của tỉnh được đào tạo ở các trường chuyên nghiệp ngoài tỉnh và tại 1 trường chính trị, 3 trường cao đẳng, 3 trường trung cấp chuyên nghiệp của tỉnh với tổng số khoảng 3.500 người mỗi năm; lực lượng công nhân kỹ thuật và lao động được đào tạo, bồi dưỡng tại 21 cơ sở dạy nghề của tỉnh với tổng số khoảng 7.000 lao động mỗi năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 33% năm 2010 lên 43,4% năm 2015 (mục tiêu 40 - 42%), trong đó đào tạo nghề là 35,6%. 46 Năm 2018 tổ chức thành công kỳ thi THPT quốc gia đảm bảo an toàn, đúng quy chế, tỷ lệ tốt nghiệp đạt 97,68%. Hoàn thành các thủ tục đầu tư và khởi công các công trình thuộc Chuwong trình kiên cố hoá trường lớp học mầm non, tiể hoạc tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2017 – 2020. Công nhận thêm 20 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng số trường đạt chuẩn đến hết năm 2018 lên 192 trường; sáp nhập 27 cặp trường tiểu học và trung học cơ sở, chuyển đổi 02 trường phổ thông dân tộc bán trú, nâng tổng số trường phổ thông bán trú lên 101 trường. Công tác xã hội hoá giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh, đã huy động các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp ủng hộ trên 26 tỷ đồng; tuyên truyền vận động nhân dân hiến 14.694 m2 đất để xây dựng trường lớp. Về Y tế: Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ. Công tác y tế dự phòng tiếp tục được thực hiện hiệu quả, không có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra trên địa bàn, không phát sinh bệnh dịch mới. Công tác khám, chữa bệnh được triển khai thực hiện tốt; các cơ sở y tế tiếp tục thực hiện tốt chuyên môn, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ bệnh nhân, quan tâm triển khai thực hiện các kỹ thuật theo phân tuyến và nhiều kỹ thuật vượt tuyến để giảm tải cho tuyến trên và giảm chi phí cho bệnh nhân. Cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế toàn tỉnh hiện có 04 bệnh viện tuyến tỉnh, 10 bệnh viện đa khoa cấp huyện, 25 phòng khám đa khoa khu vực, 226 trạm y tế tại xã, phường, thị trấn. Chất lượng chuyên môn của đội ngũ y, bác sỹ được nâng lên, thực hiện tốt công tác luân chuyển cán bộ y tế từ tuyến trên về hỗ trợ tuyến dưới. Đến năm 2015, có 23 xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã (chiếm 10,18%); 88,0% trạm y tế xã, phường, thị trấn có bác sỹ; đạt tỷ lệ 8,7 bác sỹ/vạn dân, toàn tỉnh đạt tỷ lệ 25,8 giường bệnh/1vạn dân; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 85,5%. Về hoạt động văn hoá – xã hội: Tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, thể thao chào mừng các ngày lễ lớn, tạo sân chơi, thu hút đông đảo nhân dân hưởng ứng tham gia như Lễ hội hoa anh đào xứ Lạng, tuần Văn hoá – thể thao – du lịch góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân. Thực hiện tót công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hoá. Công tác xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, 52% thôn, bản, khối phố đạt tiêu chuẩn văn hoá, 73% xã phường, thị trấn có sân chơi, bãi 47 tập thể thao. Các chính sách đảm bảo an sinh xã hội được triển khai đồng bộ và có hiệu quả; tổ chức thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách, người có công, hộ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong các dịp lễ, tết, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa Việc thực hiện chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở được quan tâm chỉ đạo, tuy nhiên kết quả thực hiện còn thấp. Các chính sách về dân tộc, tôn giáo được thực hiện kịp thời, đúng quy định; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc từng bước được cải thiện, không để phát sinh những vấn đề nổi cộm về tôn giáo. 2.1.3 Chương trình xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Trong năm 2018, Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM tiếp tục được đẩy mạnh, đã hình thành một số hình thức tổ chức sản xuất mới, mô hình sản xuất hiệu quả, thu hút nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Xây dựng NTM đã có nhiều chuyển biến và đạt kết quả tích cực hơn những năm trước; nhận thức của các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể và người dân đã có nhiều thay đổi, chủ động, tích cực hơn và có nhiều đổi mới trong triển khai thực hiện, nhất là đối với 05 xã đặc biệt khó khăn được lựa chọn để tập trung chỉ đạo. UBND tỉnh đã ban hành một số cơ chế chính sách mới về hỗ trợ, phân cấp quản lý và huy động nguồn lực để thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh, các huyện, thành phố đã chủ động xây dựng phương án và triển khai thực hiện xây dựng khu dân cư kiểu mẫu tại các xã đã đạt chuẩn NTM. Thực hiện Quyết định số Quyết định số 1600/QĐ-TTg 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020; Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 và các văn bản hướng dẫn thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của các Bộ, ngành, Trung ương. Quyết định số 315/QĐ-UBND ngày 48 28/2/2017 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc áp dụng một số tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Thực hiện xây dựng CTGT thuộc chương trình NTM đồng nghĩa với việc tỉnh phải thực hiện tốt tiêu chí số 2 - Về Giao thông. Trên cơ sở Quyết định của Thủ Tướng chính phủ, Bộ máy tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM được thành lập từ cấp tỉnh đến cơ sở. Bộ máy tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM tỉnh Lạng Sơn được thể hiện qua sơ đồ 2.1 Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức thực hiện chương trình NTM tỉnh Lạng Sơn (Nguồn: UBND tỉnh Lạng Sơn) UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1899/QĐ-UBND ngày 01/10/2018 về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016-2020 trên cơ sở hợp nhất Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới và Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững. Trên cơ sở đó, các huyện, thành phố đã thực hiện việc kiện toàn Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện. Bộ máy Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp tiếp tục được duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động với vị trí, chức năng là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG giai đoạn 2016- VP. Điều phối TW VP. Điều phối cấp huyện, thành phố BCĐ cấp tỉnh BCĐ cấp huyện, thành phố BCĐ, BQL cấp xã BPT thôn 49 2020 về quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Tại cấp xã: 207/207 xã đã bố trí công chức làm nhiệm vụ chuyên trách về nông thôn mới. Kết quả thực hiện Lạng Sơn triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dưng nông thôn mới với tổng số xã là 207 xã. Ngay từ năm 2011 là năm đầu triển khai, toàn tỉnh có 01 xã đạt 10 tiêu chí; có 22 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí; có 129 xã đạt từ 1 - 4 tiêu chí; có 55 xã không đạt tiêu chí nào. Bình quân 01 xã trên địa bàn tỉnh mới chỉ đạt 2,57 tiêu chí. Các tiêu chí khó như: giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, nhà ở, môi trường, thu nhập và tỷ lệ hộ nghèo, bảo hiểm y tế hầu hết các xã đều chưa đạt. Sau 6 năm triển khai thực hiện Chương trình, với sự quyết tâm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã tạo được những sự chuyển biến tích cực, cụ thể: Cơ sở hạ tầng nông thôn được cải thiện đáng kể; đời sống của dân cư nông thôn từng bước được cải thiện, nâng cao; công tác huy động sức dân tham gia xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ; đã tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức của cả hệ thống chính trị và nhân dân. Kết quả tổng hợp số tiêu chí bình quân/xã hết năm 2017 đạt 8,65 tiêu chí/xã, tăng 1,45 tiêu chí so với đầu năm 2017, giảm 36 xã dưới 5 tiêu chí (từ 46 xã xuống còn 10 xã). Cụ thể: - Số xã đạt 19 tiêu chí có 36/207 xã, chiếm 17,39%; - Số xã đạt 15-18 tiêu chí: 02/207 xã, chiếm 0,97%; - Số xã đạt 10-14 tiêu chí có 14/207 xã, chiếm 6,76%; - Số xã đạt từ 5-9 tiêu chí có 145/207 xã chiếm 70,05%; - Số xã đạt dưới 5 tiêu chí còn 10/207 xã chiếm 4,83%. Số xã công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018 là 48/207 xã, Thành phố Lạng Sơn được Thủ tướng Chính phủ hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới. 50 Triển khai thực hiện chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã ban hành Chính sách hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa thôn, khối phố; sân tập thể thao xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 – 2020; Chính sách khuyến khích, hỗ trợ áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; 2.1.4 Công trình giao thông nông thôn thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới Xác định công tác phát triển giao thông nông thôn là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, các cấp uỷ, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã tổ chức triển khai đến từng cơ quan, đơn vị, địa bàn; đến cán bộ, đảng viên và nhân dân; đã tạo được sự đồng thuận cao về nhận thức và hành động; tập trung chỉ đạo thực hiện vận động nhân dân đóng góp công sức, vật liệu kết hợp với huy động các nguồn lực khác cho đầu tư phát triển giao thông nông thôn; xây dựng các chương trình dự án cụ thể, bổ sung hoàn chỉnh cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích phát triển giao thông nông thôn. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo về phát triển giao thông nông thôn. Công tác phát triển đường giao thông nông trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng. Nhiều tuyến đường đã được cải tạo, nâng cấp, mặt đường rải đá nhựa, bê tông xi măng đã được xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đến hết năm 2017, đạt 91,6% số xã có đường ôtô đến trung tâm xã đi lại được 4 mùa (207 xã/ 226 xã, phường, thị trấn) tỷ lệ đường ô tô đến thôn đạt 93,7% (2.178/2.324 thôn). Hệ thống đường huyện gồm 73 tuyến tổng chiều dài 896,6 km, có quy mô từ đường GTNT loại A, B, chưa được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, tỷ lệ cứng hoá đường huyện còn thấp, đạt 33,2%. Về các công trình cầu: Cầu trên đường xã, đường thôn bản ngõ xóm là 676 cái/ 8.970 mdài (cầu dân sinh). Các cầu dân sinh trên hệ thống đường giao thông nông thôn (đường trục xã, trục thôn, ngõ xóm) do cộng đồng nhân dân hoặc nhóm hộ gia đình, hộ 51 gia đình tự đầu tư với mục đích phục vụ nhu cầu đi lại cấp bách của bà con nhân dân, phục vụ cho người, xe máy và các loại xe thô sơ đi lại. Các cầu này gồm các loại cầu như: cầu gỗ; cầu tre; cầu tràn bê tông cốt thép; rọ đá; dầm thép mặt lát gỗ; dầm thép liên hợp bản bê tông cốt thép... Mặc dù những năm qua, hệ thống giao thông nông thôn đã được đầu tư và có sự chuyển biến rõ rệt, tuy nhiên hệ thống này vẫn đang trong tình trạng nghèo nàn, chưa theo kịp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống đường giao thông nông thôn chưa được phủ kín và chưa có sự kết nối liên hoàn từ hệ thống đường tỉnh, đường huyện xuống nông thôn; nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới. Tiêu chuẩn kỹ thuật còn thấp, an toàn giao thông nông thôn vẫn còn nhiều bất cập, chất lượng công trình còn thấp, tải trọng thấp, chưa đồng bộ trong thiết kế cầu cống và đường. 2.2 Thực trạng thu hút vốn đầu tư và kết quả thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 2.2.1 Thực trạng xây dựng và triển khai cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn * Về xây dựng cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Năm 2018, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện gắn với các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ban Chỉ đạo tỉnh tiếp tục đổi mới phương thức chỉ đạo theo hướng chuyển mạnh nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo các nội dung cụ thể của Chương trình cho Ban Chỉ đạo cấp huyện và cơ sở nhằm phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của cơ sở, cộng đồng dân cư và người dân trong thực hiện Chương trình. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, 52 thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới với nhiều giải pháp đồng bộ, gắn với chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 42/KH-UBND ngày 28/02/2018 về thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn năm 2018. Trong tháng 5/2018, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị báo cáo kinh nghiệm, cách làm hiệu quả trong xây dựng nông thôn mới; chỉ đạo thực hiện sơ kết 3 năm (2016-2018) thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Nhằm thu hút vốn đầu tư xây dựng CTGT thuộc chương trình nông thôn mới, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản, quyết định sau: - Quyết định số 18/2018/QĐ-UBND ngày 31/01/2018 quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện một số nội dung thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018-2020; - Quyết định số 40/2018/QĐ-UBND ngày 05/6/2018 ban hành Quy định về cơ chế phân cấp quản lý thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; - Quyết định số 933/QĐ-UBND ngày 22/5/2018 về hành Bộ tiêu chí xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; - Quyết định số 25/2018/QĐ-UBND ngày 22/02/2018 Quy định chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2018-2030; - Quyết định số 44/2018/QĐ-UBND ngày 04/7/2018 ban hành Quy chế huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; đồng thời chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản và chủ trương “xanh hóa” tường rào trong xây dựng nông thôn mới. - Liên ngành Sở Kế hoạch và Đầu tư - Sở Tài chính - Sở Xây dựng - Sở Giao thông vận tải - Kho bạc Nhà nước tỉnh ban hành Hướng dẫn liên ngành số 160/HDLN- SKHĐT-STC-SXD-SGTVT-KBNN ngày 01/8/2018 về việc thực hiện cơ chế đặc thù 53 trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các Chương trình MTQG giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Bên cạnh đó còn có Đề án phát triển giao thông nông thôn tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2016 - 2020; Chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2017-2020; Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đối với dân tộc thiểu số ít người ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2017-2020; Quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện một số nội dung thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018-2020; Quy định chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2018-2030; Danh mục loại dự án được áp dụng cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng thuộc các Chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020; Quy định về cơ chế phân cấp quản lý thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Quy chế huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Quy định một số mức chi hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo; hỗ trợ truyền thông và giảm nghèo về thông tin; hỗ trợ công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_giai_phap_thu_hut_von_dau_tu_xay_dung_cong_trinh_giao.pdf
Tài liệu liên quan