Luận án So sánh truyện cổ tích thần kỳ người Khmer Nam bộ với truyện cổ tích thần kỳ người Việt (một số type và motif cơ bản)

MỞ ĐẦU .1

1. Lý do chọn đề tài.1

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.3

4. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .4

5. Đóng góp của luận án.5

6. Cấu trúc của luận án.6

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ

LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.7

1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu.7

1.1.1. Tình hình nghiên cứu so sánh truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam với

truyện cổ tích thần kỳ của thế giới từ góc độ type và motif .7

1.1.2. Tình hình nghiên cứu so sánh truyện cổ tích thần kỳ của các dân tộc

nói chung và so sánh với truyện cổ tích thần kỳ Khmer Nam Bộ từ góc độ

type và motif nói riêng.13

1.2. Cơ sở lý thuyết và các khái niệm công cụ .19

1.2.1. Lý thuyết về Type và motif.19

1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu so sánh văn hóa, văn học dân gian.24

1.2.3. Hướng vận dụng lý thuyết của luận án .31

1.3. Giới thuyết về truyện Cổ tích thần kì; type truyện Người mang lốt,

type truyện Dũng sĩ diệt yêu quái và tình hình tư liệu .34

1.3.1. Truyện cổ tích thần kỳ .34

1.3.2. Tình hình tư liệu và việc xác định các type truyện cơ bản .35

Tiểu kết chương 1.39

Chương 2: NHẬN DIỆN CÁC TYPE VÀ MOTIF CƠ BẢN CỦA

TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ KHMER NAM BỘ TRONG TưƠNG

QUAN VỚI TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ NGưỜI VIỆT.40

2.1. Type truyện Người mang lốt .40

pdf169 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án So sánh truyện cổ tích thần kỳ người Khmer Nam bộ với truyện cổ tích thần kỳ người Việt (một số type và motif cơ bản), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t nàng công chúa cành vàng lá ngọc. Chằn không tha bất cứ ai. Chằn tinh (Thạch Sanh); mãng xà (Tiêu diệt mãng xà), “Có nhiều phép biến hóa lạ kỳ, thường bắt người ăn thịt. Bao nhiêu quan quân thay nhau diệt trừ nhưng không thể làm gì được. Cuối cùng người ta đành phải lập cho nó 71 một cái miếu, hàng năm khấn một mạng người để cho nó đỡ phá phách” [41, tr.815] Trong Chau Sanh - Chau Thông và Cậu bé năm ngày, chằn càng trở nên hung bạo. Vua nó cũng không sợ mà còn đòi ăn thịt. Dũng sĩ thƣờng là những chàng trai có nguồn gốc thần kỳ, có những tài năng đặc biệt và luôn đƣợc sự hỗ trợ của lực lƣợng thần kỳ (là thái tử con trời đầu thai xuống trần gian, đứa trẻ nằm trên hoa sen, là đứa trẻ đƣợc sinh ra nhờ cầu trời khấn phật...) hoặc là những đứa trẻ mồ côi đƣợc học phép thuật và sở hữu các vật thần kỳ có thể hỗ trợ để tiêu diệt yêu quái. Chàng dũng sĩ trong motif này chiến đấu với chằn, tiêu diệt chằn để cứu ngƣời đẹp và phần thƣởng dành cho họ thƣờng là chính ngƣời đẹp mà họ cứu đƣợc hoặc một cô công chúa xinh đẹp nết na. Về cơ bản, nhân vật chằn trong motif Diệt rắn ác rất dữ tợn và hung ác tuy nhiên, trong hệ thống một số truyện thuộc type Dũng sĩ diệt yêu quái của ngƣời Khmer nhân vật chằn lại đƣợc miêu tả nhƣ những ngƣời bạn. Giữa họ còn có một số mối quan hệ khá gần gũi. Chằn trong truyện của ngƣời Khmer có cả xứ sở, vƣơng quốc, có vua chằn, hoàng tử chằn, có chằn nhận ngƣời làm thầy, tặng con ngƣời những vật thần kì, giúp ngƣời làm để tiêu diệt chằn ác (Say V’oan, Hoàng tử Săn sâl La chi, mười bảy người con, ChaoT’bat T’bua, Dũng sĩ Maha Thôtê, Chau pram Thmay, Niêng Sóc Kờ - ro - ốp). Điều này cũng khá dễ lý giải bởi vì những vùng Nam Bộ xƣa, nơi đƣợc ví là rừng thiêng nƣớc độc chính là nơi những cƣ dân Khmer Nam Bộ sinh sống. Rắn vừa là kẻ thù vừa là ngƣời bạn mà họ luôn mong muốn chung sống hòa bình. Điều này chúng tôi sẽ lý giải cụ thể hơn ở Chƣơng 3. d. Motif Diệt chim ác Diệt chim ác là một trong những motif khá phổ biến trong type truyện Dũng sĩ diệt yêu quái của Đông Nam Á nói chung. Kết cấu cơ bản của motif này có thể khái quát nhƣ sau: Chim ác xuất hiện bắt Công chúa hoặc cô gái đẹp -> dũng sĩ lên đường đi tiêu diệt chim ác -> chiến thắng và cứu được người đẹp. Trong truyện của ngƣời Khmer Nam Bộ và ngƣời Việt, motif này cũng là một motif cơ bản giúp tác giả dân gian phát triển cốt truyện và tạo nên tính trọn vẹn về nội dung của câu chuyện. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy: Trong truyện 72 của ngƣời Việt, chim ác (đại bàng) xuất hiện trong các truyện Thạch Sanh và Ba chàng thiện nghệ (Việt) và truyện Chau Sanh - Chau Thông (Khmer). Chàng Thạch Sanh đã tiêu diệt đại bàng để cứu công chúa và thái tử con vua Thủy Tề nhờ cây cung và phép màu “đại bàng tỉnh dậy. Thấy có người lạ, lại thấy mất công chúa hắn bừng bừng nổi giận xông ra toan giết Thạch Sanh. Thạch Sanh cũng giở phép màu chống lại kịch liệt. Đại bàng đã bị thương sẵn nên chẳng mấy chốc mà chuốc lấy thất bại” [41, tr.754]. Trong truyện Ba chàng thiện nghệ, đại bàng cũng xuất hiện cắp cô gái tha đi mất. Ba chàng thiện nghệ hợp sức lại cứu đƣợc cô gái. Trong truyện Chau Sanh - Chau Thông của dân tộc Khmer chim Ma - ha kờ - ruốt cũng bắt công chúa đi mất và chàng Châu Sanh cũng kiên cƣờng giết chim ác để cứu công chúa “Chau Sanh lần vào hang Châu Sanh nhận ra chỗ chim đứng, liền vung búa chém tới. Chim Ma - ha kờ - ruốt bị vỡ đầu mà chết. Chau Sanh cất tiếng gọi công chúađặt công chúa vào gióng, giật dây ra hiệu cho Chau Thông kéo lên” [116, tr.111]. Các chàng dũng sĩ trong motif này cũng có nguồn gốc và hành động giống nhƣ các chàng dũng sĩ trong motif Diệt chằn ác. Họ là đại diện cho cái thiện, cái tốt. Chim đại bàng, chim Ma - ha kờ - ruốt đại diện cho cái ác, cái xấu. Cô gái là cái gạch nối giữa hai thái cực nêu trên. Chim ác thì luôn hung tợn, muốn giết dũng sĩ. Dũng sĩ phải luôn đánh trả hết sức để tiêu diệt chim ác, cứu đƣợc ngƣời đẹp [35]. Motif này theo tác giả Nguyễn Bích Hà trong chuyên luận “Thạch Sanh và kiểu truyện Dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á” cho rằng: nội hàm của motif này chứa đựng khát vọng chinh phục mặt trời, tiêu diệt ác điểu và tiêu diệt những kẻ độc ác đang lộng hành trong xã hội. Chính vì thế mà chàng dũng sĩ xuất hiện trong motif này luôn là một giấc mơ về công lý diệt ác, trừ gian đem lại cuộc sống an bình hạnh phúc. e. Motif Bị cướp công Motif Bị cướp công thƣờng xuất hiện sau khi nhân vật chính vƣợt qua đƣợc thử thách. Motif này có trong cả type tryện của ngƣời Khmer lẫn ngƣời Việt. Kết cấu của motif này có thể khái lƣợc nhƣ sau: Dũng sĩ tiêu diệt được yêu quái, cứu được người đẹp -> bị nhân vật phản diện lừa -> dũng sĩ tìm cách thoát thân và đòi lại công bằng. 73 Thạch Sanh bị Lý Thông cƣớp công đến hai lần, chàng dũng sĩ trong Tiêu diệt mãng xà cũng bị tên quan canh đền cƣớp công, Chau Sanh cũng bị Chau Thông cƣớp công 2 lần, Săn sâl La chi cũng bị sáu ngƣời anh của mình cƣớp công, hai chàng dũng sĩ trong Niêng Sóc Kờ - ro - ốp cũng bị tên quan cận thần cƣớp công. Nhƣ vậy, motif Bị cướp công xuất hiện ở 5/15 truyện. Có thể nói đây là một trong những motif khá thú vị. Trong motif này, nhân vật chính đƣợc xây dựng là một chàng dũng sĩ tốt bụng, anh hùng và có nhiều khả năng thần kỳ nhƣng lại luôn bị nhân vật phản diện lừa. Tuy nhiên, họ bị lừa không phải họ đần độn mà do họ quá nhân hậu và tin ngƣời (Thạch Sanh bị Lý Thông lừa lần thứ nhất nhƣng vẫn giúp Lý Thông đi tiêu diệt đại bàng để cứu công chúa). Đặc biệt, khi chàng dũng sĩ bị đánh lừa hoặc gặp tai hoạ, lúc này thế lực thần kì sẽ xuất hiện, ra tay cứu trợ, cuối cùng nhân vật dũng sĩ giành đƣợc chiến thắng để thực hiện đúng chức năng của mình. Điều này thể hiện rõ nét tính nhân văn trong truyền thống của dân tộc. Motif Bị cướp công xuất hiện trong type truyện này nhƣ là một thách thức đặt ra cho họ và cũng là cơ hội giúp nhân vật chính thể hiện tài năng của mình. f. Motif Đi xuống thuỷ cung Motif Đi xuống thủy cung cũng là một trong những motif trung chuyển góp phần quan trọng tạo nên các chiến thắng lần hai cho nhân vật dũng sĩ. Kết cấu của motif này có thể khái quát nhƣ sau: Người dưới thủy cung gặp nạn -> dũng sĩ giải cứu -> dũng sĩ xuống thuỷ cung và được tặng báu vật -> dũng sĩ trở về trần gian Nhân vật chính trong kiểu truyện Dũng sĩ diệt yêu quái, ở lần thử thách thứ nhất luôn làm nên chiến công kép: vừa cứu đƣợc ngƣời đẹp vừa cứu đƣợc một nhân vật khác. Nhân vật thứ hai đƣợc chàng dũng sĩ cứu thƣờng là ngƣời dƣới thủy cung (thái tử con vua Thủy Tề). Họ có thể là nguyên nhân chính khiến motif Đi xuống thủy cung xuất hiện trong type truyện dạng này. Motif này xuất hiện trong cả truyện truyện của ngƣời Khmer Nam Bộ lẫn truyện của ngƣời Việt. Chàng dũng sĩ thƣờng đƣợc ngƣời chịu ơn cứu mạng này tặng cho những vật thần kỳ (Cây đàn thần trong truyện Thạch Sanh và Chau Sanh - Chau Thông). Các vật thần kỳ này sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhân vật chính làm nên 74 chiến thắng thứ 3 (Tiếng đàn đuổi được quân xâm lược và chữa được bệnh câm cho Công chúa) giúp chàng minh oan và có đƣợc hôn nhân hạnh phúc. Motif Đi xuống thủy cung còn có một kết cấu ở dạng khác nhƣ sau: Dũng sĩ đi xuống thủy cung -> thi tài với Long vương -> cứu công chúa Trong type truyện Dũng sĩ diệt yêu quái của ngƣời Khmer, chàng dũng sĩ Săn sâl La chi cũng xuống thuỷ cung nhƣng không phải đi thăm ngƣời chịu ơn của mình mà là đi cứu ngƣời, cứu công chúa bị Long vƣơng bắt làm vợ. Long vƣơng lúc này trở thành kẻ thù đối kháng với nhân vật dũng sĩ. Họ không chiến đấu với nhau bằng vũ lực mà đấu trí với nhau (đánh cờ). Họ cam kết với nhau: nếu dũng sĩ đánh thắng, Long vƣơng phải trả công chúa lại nhƣng khi thua, Long vƣơng lại nuốt lời. Dũng sĩ phải nhờ vào sự trợ giúp của Ốc thần để cứu công chúa về. Nhƣ vậy, có thể nhận định: Trong tiềm thức của ngƣời Khmer, không chỉ trên rừng có yêu tinh quỷ quái mà ngay ở dƣới nƣớc cũng ẩn chứa những hiểm nguy luôn rình rập và đe dọa cuộc sống của họ. Họ phải luôn suy nghĩ đấu tranh để sinh tồn. g. Motif Người câm Motif Người câm là một trong những motif cơ bản tạo nên mạch tự sự để thể hiện và phát triển cốt truyện trong type truyện Dũng sĩ diệt yêu quái của cả ngƣời Việt và ngƣời Khmer (Thạch Sanh, Chau Sanh - Chau Thông, Săn sâl La chi, Niêng Sóc Kờ - ro - ốp). Kết cấu của motif này nhƣ sau: Người đẹp sau khi được cứu -> chứng kiến cảnh người cứu mình (Chàng Dũng sĩ) bị cướp công -> uất ức và trở nên câm. Motif Người câm mặc dù không xoáy vào hành động của nhân vật chính nhƣng lại là motif trung chuyển quan trọng giúp tác giả dân gian thắt nút câu chuyện. Motif Người câm xuất hiện khi công chúa nhìn thấy chàng dũng sĩ cứu mình bị kẻ khác cƣớp công. Kẻ lừa dối ấy lại có thể trở thành hôn phu của mình. Vì uất ức trƣớc hiện thực này nên nàng câm lặng không nói. Việc công chúa tạo cơ hội cho nhân vật dũng sĩ bộc lộ tài năng, giúp ngƣời đẹp hết bệnh, minh oan, lấy lại công bằng cho bản thân mình và có cuộc sống hạnh phúc. h. Motif Vật thần kì Các vật thần kì là công cụ đắc lực hỗ trợ cho cho chàng dũng sĩ chiến đấu 75 và tiêu diệt đƣợc yêu quái. Trong type truyện Dũng sĩ diệt yêu quái của ngƣời Việt và ngƣời Khmer có rất nhiều vật thần kì nhƣ: Cây đàn, niêu cơm con gà, thanh kiếm, cây búa, cây cung, bông hoa, lọ nƣớc, bùa phép... Motif vật thần kỳ có kết cấu nhƣ sau: Dũng sĩ gặp thử thách -> được sự trợ giúp của vật thần kỳ -> vượt qua các thử thách -> Kết hôn với công chúa và sống hạnh phúc. Dựa trên các bản kể chúng tôi sử dụng làm tƣ liệu, motif vật thần kì xuất hiện trong 7/14. Tiếng đàn thần kì có thể chữa đƣợc bệnh câm cho công chúa, căn bệnh mà không bất cứ thầy thuốc nào có thể chữa đƣợc. Nhờ công chúa hết câm mà chàng dũng sĩ cũng đƣợc giải oan. Không những vậy tiếng đàn còn giúp chàng dũng sĩ vƣợt qua thử thách đánh tan quân giặc Thạch Sanh (Việt) và Chau Sanh - Chau Thông (Khmer). Nồi cơm, cây gậy có phép và cây côn cũng giúp hai chàng dũng sĩ trong Chao T’bat T’bua đánh tan quân xâm lƣợc. Chỉ cần dùng thanh kiếm để chỉ vào chằn đã lăn ra chết và thanh gƣơm còn có khả năng báo cho ngƣời anh biết ngƣời em gặp nạn nhƣ thế nào để đến cứu (truyện Niêng Sóc Kờ - ro - ốp), hoa ba màu có thể chữa đƣợc bệnh (Hoa ba màu)... Riêng Tiếng gà thần kỳ tuy chỉ xuất hiện trong truyện của ngƣời Khmer nhƣng nó lại mang một chức năng quan trọng đó là định hƣớng tƣơng lai cho chàng dũng sĩ, giúp chàng dũng sĩ có mục tiêu để hành động “Trong lúc 2 chàng trai ngủ, họ nghe hai con gà gáy rằng: ò ó o, ăn thịt ta ba năm sau sẽ được làm vua, ò ó o, ăn thịt ta sáu năm sau sẽ được làm vua” [19]. Hai chàng dũng sĩ trong Chao T’bat T’bua khi nghe hai con gà gáy và nói nhƣ vậy, hai chàng liền ăn thịt chúng và sau này cả hai chàng đều trở thành vua và lấy đƣợc ngƣời đẹp. Motif này có thể đƣợc khái quát nhƣ sau: Nghe tiếng gà tiên đoán -> Dũng sĩ thực hiện -> đi tiêu diệt quân xâm lược, lên ngôi vua và lấy được người đẹp. 2.2.2.3. Các motif phần kết thúc: Thưởng công a. Motif Kết hôn, Truyền ngôi Về cơ bản motif này có kết cấu nhƣ sau: Dũng sĩ nhờ sự trợ giúp thần kì -> chữa bệnh cho công chúa và được minh oan -> kết hôn với công chúa (truyền ngôi), sống hạnh phúc bên nhau. 76 Kết hôn, Truyền ngôi là hai trong những motif cơ bản của nhiều type truyện cổ tích, trong đó có type truyện Dũng sĩ diệt yêu quái. Nó thƣờng xuất hiện khi kết thúc tác phẩm, khi chàng dũng sĩ trở về và đã vƣợt qua mọi thử thách. Phần thƣởng xứng đáng nhất đối với chàng dũng sĩ là đƣợc kết hôn với ngƣời con gái đẹp hoặc đƣợc truyền ngôi. Cô gái đƣợc chàng dũng sĩ cứu sẽ kết hôn với chàng để đền ơn. Đây là một cuộc hôn nhân mơ ƣớc của ngƣời lao động xƣa. Chàng trai anh hùng, tài năng, tốt bụng sẽ kết hôn với một cô gái xinh đẹp, ngoan hiền, thông minh và cũng thƣờng là con gái nhà giàu hoặc là công chúa tài sắc vẹn toàn và có thể đƣợc vua truyền ngôi. Thạch Sanh, Chau Sanh, Săn sâl La chi, chàng Dũng sĩ (trong Tiêu diệt mãng xà)... sau khi tiêu diệt yêu quái đều đƣợc kết hôn với công chúa. Chàng Dũng sĩ trong Ba chàng thiện nghệ, Hoa Cau cũng đều cƣới cô gái đẹp làm vợ. Trong type truyện này có đến 11/14 truyện có chứa motif này. Tuy nhiên, trong một số truyện của ngƣời Khmer, motif kết hôn không chỉ xuất hiện ở phần kết thúc mà nó còn xuất hiện ở phần mở đầu khi miêu tả về nguồn gốc của chàng dũng sĩ. Chúng tôi tạm gọi tên là kết hôn đa thê. Sở dĩ motif này đƣợc gọi với cái tên nhƣ vậy bởi vì bản thân chàng dũng sĩ khi đi diệt yêu quái cứu ngƣời đẹp (thƣờng là vợ) thì lại cƣới thêm rất nhiều vợ nữa (Chàng Say V’oan cƣới tới bốn ngƣời vợ). Đặc biệt, motif này còn là một trong những motif đặc trƣng khi nói về cha mẹ của chàng dũng sĩ. Cha của dũng sĩ thƣờng là vua và ông vua này cƣới rất nhiều vợ (vua cƣới tới 12 cô vợ trong truyện Rich Thi Sel và nàng Kon Rây, vua cƣới đến 7 ngƣời vợ trong Săn sâl La chi) b. Motif Trừng phạt kẻ có tội Motif này có thể khái quát nhƣ sau: Dũng sĩ chiến tháng trở về -> được minh oan -> chỉ ra kẻ ác -> chúng bị trừng trị. “Ở hiền gặp lành, gieo gió gặp bão” là triết lý nhân quả thể hiện rõ nét trong các câu chuyện cổ tích trong đó có các truyện cổ tích thuộc type truyện Dũng sĩ diệt yêu quái. Motif Trừng phạt kẻ có tội là motif điển hình thể hiện quan niệm này của tác giả dân gian. Motif này xuất hiện trong 4 truyện trong type truyện Dũng sĩ diệt yêu quái của cả hai dân ngƣời: Khmer Nam Bộ và 77 ngƣời Việt. Kẻ bị trừng phạt trong motif này thƣờng là những ngƣời trực tiếp hoặc gián tiếp gây tai họa, hảm hại, lừa dối và cƣớp công của chàng dũng sĩ. Sau khi dũng sĩ đƣợc minh oan hoặc chiến thắng trở về thì các đối tƣợng này sẽ bị trừng phạt bằng các hình thức nhƣ: chém đầu, đuổi ra khỏi cung, hoặc là đƣợc tha nhƣng bị sét đánh chết. c. Motif Thưởng công, Đoàn tụ Cũng giống nhƣ motif kết hôn, các motif: Thưởng công và Đoàn tụ cũng là hai trong những motif quan trọng trong phần kết thúc của type truyện. Các motif này có kết cấu đơn giản nhƣ sau: Dũng sĩ sau khi lập được các chiến công -> được vua thưởng công hay đoàn tụ với gia đình -> có cuộc sống hạnh phúc Thưởng công và Đoàn tụ là kết quả và là phần thƣởng mà mà chàng dũng sĩ đƣợc nhận từ những thành tựu mà mình đạt đƣợc hoặc từ nhà vua (vua trả ơn vì chàng đã cứu đƣợc ngƣời con, ngƣời em, ngƣời cháu mà vua rất mực yêu thƣơng, sau là trao lại quyền lực cho ngƣời mà họ tin tƣởng và cảm thấy xứng đáng khi vua lớn tuổi). Các motif này xuất hiện trong hầu hết truyện thuộc type truyện Dũng sĩ diệt yêu quái của ngƣời Khmer Nam Bộ và ngƣời Việt. Các motif này sẽ đƣợc phân tích chi tiết hơn ở Chƣơng 4. 78 Tiểu kết chƣơng 2 Chƣơng 2, căn cứ vào lý thuyết type và motif của Aarne - Thompson, tham chiếu bảng tra type và motif của Aarne - Thompson, một số bảng tra motif ứng dụng về truyện dân gian của Đông Nam Á, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc...; kế thừa kết quả nghiên cứu của một số nhà nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ từ góc độ type và motif, luận án đã khảo sát tất cả các motif từ cơ bản đến đặc thù của hai type truyện: Dũng sỹ diệt yêu quái, Người mang lốt, sau đó đặt tên theo kí hiệu tƣơng ứng: Mã số - Tên type - Kết cấu nội dung tƣơng ứng; Mã số - Tên motif - Kết cấu nội dung của motif. Ở cấp độ type, trên cơ sở khảo sát tƣ liệu và đối chiếu với bản tra type của của Aarne - Thompson, chúng tôi đã lựa chọn đƣợc hai type cơ bản của truyện cổ tích thần kỳ của ngƣời Khmer Nam Bộ và ngƣời Việt làm đối tƣợng nghiên cứu: 1. Type Người mang lốt 2. Type Dũng sỹ diệt yêu quái. Đầu tiên chúng khảo sát kết cấu của 27 truyện (12 truyện Ngƣời mang lốt và 15 truyện Dũng sĩ diệt yêu quái), sau đó, dựa vào trật tự xuất hiện của các motif và chức năng tự sự của các nhóm motif để xây dựng kết cấu đặc trƣng của từng type truyện, giúp cho ngƣời đọc có một cái nhìn tổng thể về kết cấu của hai type truyện nêu trên. Việc đƣa ra kết cấu chung của hai type truyện là một trong những cơ sở khoa học để chúng ta có thể căn cứ vào đấy để xác định type truyện. Ở cấp độ motif, chƣơng viết đã khảo sát đƣợc 20 motif thuộc type truyện Người mang lốt, 21 motif thuộc type truyện Dũng sĩ diệt yêu quái, trong đó, có khoảng 20 motif là motif mới thuộc hai type truyện nêu trên đƣợc chúng tôi chỉ ra qua việc khảo sát cốt truyện. Đặc biệt việc đƣa ra các kết cấu của từng motif, phân tích nội dung và chức năng của chúng trong type truyện sẽ là cơ sở có tính khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo về motif trong các type truyện cổ tích thần kỳ. Đối với vấn đề nghiên cứu của luận án, kết quả này là cơ sở nền tảng cho những so sánh chi tiết sẽ đề cập ở Chƣơng 3 và Chƣơng 4 của luận án. 79 Chương 3 SO SÁNH TYPE TRUYỆN NGƢỜI MANG LỐT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ NGƢỜI KHMER NAM BỘ VÀ TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ NGƢỜI VIỆT Nhƣ đã trình bày ở Chƣơng 1 và Chƣơng 2, sau khi khảo sát và định dạng diện mạo các type, phân tích kết cấu nội dung các motif của hai type truyện Người mang lốt và Dũng sĩ diệt yêu quái trong truyện cổ tích thần kỳ của ngƣời Khmer Nam Bộ và ngƣời Việt, chúng tôi tiến hành so sánh hai type truyện nêu trên ở ba phƣơng diện: Nhân vật, Kết cấu và Motif. Vì vậy, lý thuyết so sánh loại hình là lý thuyết cơ bản đƣợc chúng tôi sử dụng đề cập ở mục 1.2.2 Chƣơng 1 định hƣớng về mặt tiêu chí, do vậy, Chƣơng 3 tiến hành so sánh dựa trên ba phƣơng diện: So sánh nhân vật, so sánh kết cấu và so sánh motif. So sánh nhân vật dựa vào mô tả nhân vật chính (nhân vật mang lốt) của type truyện để phân tích những tƣơng đồng và khác biệt về nhân vật ở các truyện thuộc type Người mang lốt của ngƣời Khmer Nam Bộ và ngƣời Việt, từ đó nhận xét thế giới nhân vật trong type truyện này của từng tộc ngƣời. So sánh kết cấu tập trung vào cấu trúc tự sự (trật tự sắp xếp của các motif theo các bƣớc tự sự). Từ những phân tích về kết cấu tự sự tối giản của type truyện, phần so sánh này chỉ ra những lối phát triển của kết cấu sự tự trong các truyện. So sánh motif, luận án tập trung vào những motif chung, motif cốt lõi tạo nên mạch cơ bản của cốt truyện và những motif đặc thù, mang nét đặc trƣng của từng dân tộc. Về nguyên tắc so sánh, việc so sánh đi từ bƣớc chỉ ra tƣơng đồng đến các khác biệt, sau đó dựa trên cơ sở sử dụng phối hợp các cách lý giải từ phƣơng diện đặc điểm loại hình truyện cổ tích thần kỳ; đồng thời, dựa vào bối cảnh lịch sử, văn hóa, địa lý, tôn giáo, phong tục tín ngƣỡng... của ngƣời Khmer Nam Bộ và ngƣời Việt; đặc điểm giao lƣu, tiếp biến của các hiện tƣợng văn hóa, văn học... để lý giải sự tƣơng đồng và khác biệt đó. Những tƣơng đồng sẽ là căn cứ để chỉ ra tính phổ quát của type truyện; đồng thời đặc điểm văn hóa sẽ đƣợc sử dụng để lý giải sự khác biệt. Trong những nghiên cứu đi trƣớc về type truyện Nhân vật xấu xí mà tài 80 ba (type truyện tƣơng đồng với type Người mang lốt) của ngƣời Việt, tác giả Nguyễn Thị Huế đã có những nghiên cứu có giá trị về type truyện này, vì thế phần giải thích sự tƣơng đồng và khác biệt ở Chƣơng 3 tập trung khắc họa và soi sáng những nét độc đáo trong type truyện Người mang lốt của ngƣời Khmer ở Nam Bộ. 3.1. Những tƣơng đồng 3.1.1. Tương đồng về nhân vật chính Nhân vật chính trong type truyện Người mang lốt đều mang lốt. Đây là một tiêu chí quan trọng để phân loại type truyện. Trong quá trình mô tả, phân tích chúng tôi thƣờng xuyên tham khảo, đối chiếu với phần khảo cứu công phu và trên diện rộng của tác giả Nguyễn Thị Huế (năm 1999) về type truyện “Nhân vật xấu xí mà tài ba”, đồng thời, quy chiếu thêm những kết quả khảo sát của tác giả Nguyễn Thị Nguyệt khi so sánh nhân vật chú rể mang lốt trong type truyện Chú rể đội lốt của hai dân tộc trong chuyên khảo “Khảo sát và so sánh một số type truyện và motif truyện kể dân gian Việt Nam - Nhật Bản”, năm 2007. Điểm tƣơng đồng thứ nhất: Tên truyện thƣờng đƣợc đặt tên theo tên ngƣời mang lốt. Kết quả khảo sát cho thấy có đến 9/12 đƣợc đặt tên nhƣ vậy (6/7 truyện Khmer: Cóc tiên, Phò mã Cóc, Miểng dừa biết nói chuyện, Nàng Hộp vàng, Chàng Nhái; 3/5 truyện ngƣời Việt: Nàng tiên Cóc, Nàng tiên Ốc, Sọ Dừa. Chỉ có 2 truyện: Lấy chồng Dê 1 và Lấy chồng Dê 2 của ngƣời Việt không theo cách này mà gọi tên theo hành động kết hôn: ngƣời - dê. Điểm tƣơng đồng thứ hai: Trong các truyện ngƣời mang lốt, nhân vật chính đều mang lốt. Nhân vật chính đều mang lốt nhƣng nói đƣợc tiếng ngƣời và có tính cách nhƣ con ngƣời. Thậm chí, ngƣời mang lốt còn có khát vọng ƣớc mơ khác thƣờng. Khi gặp gỡ đối tƣợng nhân duyên, ngƣời mang lốt có khả năng bộc lộ mình để thuyết phục đƣợc đối tƣợng. Nhƣ tác giả Nguyễn Thị Huế có nhấn mạnh, ngƣời mang lốt thƣờng chủ động xin nhận thách thức để có thể chứng minh khả năng của mình. Ví dụ, Sọ Dừa xin phú ông cho đi chăn dê (Sọ Dừa, truyện Việt); Cóc tiên chủ động xuất hiện trƣớc mặt ông bà già không con và xin ông bà mang mình về nuôi (Cóc tiên, truyện Khmer); chàng Cóc xin mẹ đi hỏi công chúa cho mình (Phò mã Cóc, Khmer). Khi kết hôn với nhân vật nhân 81 duyên của mình, họ thậm chí còn có nhu cầu thử thách lại. Họ mong chờ và đấu tranh cho thời điểm có thể trút lốt để đƣợc hạnh phúc mãi mãi. So sánh nhân vật mang lốt của truyện Việt và truyện Khmer, chúng tôi có bảng sau: TT Lốt Truyện Khmer Truyện Việt 1 Dừa Miểng dừa biết nói chuyện Sọ Dừa 2 Cóc, Nhái Phò mã Cóc Nàng tiên Cóc Cóc tiên Chàng Nhái 3 Rắn Con rắn thần 4 Dê Lấy chồng Dê 1 Lấy chồng Dê 2 5 Mặt Ngựa Ngƣời con gái mặt ngựa 6 Hộp vàng Nàng hộp vàng 7 Nàng Ốc Nàng tiên Ốc Từ bảng trên có thể thấy, có hai “lốt” xuất hiện ở cả truyện Khmer Nam Bộ và truyện Việt. Lốt thứ nhất là lốt dừa trong Sọ Dừa, truyện Việt, và Miểng dừa biết nói chuyện, truyện Khmer. Lốt thứ hai là lốt cóc trong Nàng tiên Cóc, Chàng Nhái truyện Việt và truyện Phò mã Cóc, Cóc tiên, Chàng Nhái, truyện Khmer. Các câu chuyện có lốt giống nhau này cũng có nhiều nét tƣơng đồng về nội dung. Điều này gợi ý về sự tồn tại nhiều bản kể của cùng một cốt kể. Điểm tƣơng đồng thứ ba: Trong truyện ngƣời mang lốt của cả Khmer Nam Bộ và Việt đều có ngƣời mang lốt tính nam và ngƣời mang lốt tính nữ. Nhân vật mang lốt tính nam có đặc điểm khá tƣơng đồng trong cả cổ tích thần kỳ của ngƣời Khmer Nam Bộ và ngƣời Việt. Họ luôn có ƣớc mơ kết hôn với ngƣời đẹp. Nhân vật mang lốt tính nữ có nhiều điểm khác biệt, chúng tôi sẽ phân tích cụ thể ở phần sau của chƣơng. Nhân vật ngƣời mang lốt trong truyện cổ tích thần kỳ Khmer Nam Bộ hay Việt, theo những mô tả trên, đều mang tính cách xã hội mạnh mẽ. Câu chuyện ngƣời mang lốt là câu chuyện về khát vọng đƣợc công nhận giá trị cá nhân và đƣợc 82 hƣởng hạnh phúc. Chính vì bản chất của truyện mang lốt là truyện mang chủ đề sinh hoạt xã hội nên nhân vật song hành không thể thiếu cùng ngƣời mang lốt, để tạo nên những tung hứng tự sự là nhân vật “nhân duyên”, cũng chính là đối tƣợng kết hôn với nhân vật mang lốt. Trong các nhân vật “nhân duyên”, sự tƣơng đồng đáng chú ý nằm ở nhân vật ngƣời con gái út. Đó thƣờng là ngƣời con gái quyền quý, là con phú ông hay là công chúa con vua. Về tính cách, ngƣời con út đẹp ngƣời, đẹp nết, tính tình đối lập lại với một hoặc các ngƣời chị của mình (trong thái độ và quyết định đối với ngƣời mang lốt). Đặc biệt, ngƣời con gái út luôn là ngƣời đã “nhìn trúng” ngƣời mang lốt, đồng ý trao thân gửi phận, không xem thƣờng nguồn gốc thấp hèn và vẻ bề ngoài xấu xí của ngƣời mang lốt, nhất nhất chung thủy với họ, Những tƣơng đồng về nhân vật nêu trên dẫn đến những tƣơng đồng về kết cấu truyện, mà chúng tôi sẽ khảo ngay sau đây. 3.1.2. Tương đồng về kết cấu Bảng 3.1. Khảo sát tần số xuất hiện của các motif trong type truyện Người mang lốt ngƣời Khmer Nam Bộ và ngƣời Việt TT Motif Kí hiệu Tần số xuất hiện trong truyện CTTK Khmer Tần số xuất hiện trong truyện CTTK Việt Nhóm 1 Sinh nở thần kì I.1 K1,K2,K4,K7 (4/7) V1,V5 (2/5) (1) Nhóm motif giới thiệu nhân vật mang lốt 2 Mang lốt I.2 K1,K2,K3,K4, K5,K6,K7 (7/7) V1,V2,V3, V4,V5 (5/5) 3 Nhận vật làm con I.3 K3,K4,K5,K6 (4/7) 4 Gặp gỡ đối tƣợng kết hôn I.4 K1,K2,K3,K4, K5,K6,K7 (7/7) V1,V2,V3, V4,V5 (5/5) 5 Vi phạm điều cấm kị (Lời nguyền của rắn) I.5 K1 (1/7) 6 Thử thách II.76 K2,K4,K5,K7 (4/7) V2,V4 (2/5) 83 7 Ngƣời con út bị đối xử tệ bạc II.9 V1,V2,V5 (3/5) (2) Nhóm motif thử thách 8 Nhiệm vụ đƣợc giao để loại bỏ ngƣời mang lốt II.10 K2 (1/7) 9 Đánh nhau giành ngƣời đẹp II.16 K2, K5 (2/7) 10 Trút lốt II.6 K1,K2,K3,K4, K5,K6,K7 (7/7) V1,V2,V3, V4,V5 (5/5) (3) Nhóm motif vƣợt qua thử thách 11 Tài năng II.8 K1,K2,K3,K4, K5,K6,K7 (7/7) V1,V2,V3, V4,V5 (5/5) 12 Vật trợ giúp (

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_so_sanh_truyen_co_tich_than_ky_nguoi_khmer_nam_bo_vo.pdf
Tài liệu liên quan