Đề tài Giải pháp xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2010

LỜI CẢM ƠN 1

BẢNG LIỆT KÊ CÁC TỪ VIẾT TẮT 2

BẢNG BIỂU 3

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 6

I. QUAN NIỆM VỀ ĐÓI NGHÈO 6

1. Quan niệm chung 6

2. Quan niệm đói nghèo ở Việt Nam 9

II. XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 10

1. Khái niệm 10

2. Vai trò của công tác xoá đói giảm nghèo 10

2.1. Xóa đói giảm nghèo đối với sự phát triển kinh tế 11

2.2. Xóa đói giảm nghèo đối với sự phát triển xã hội 11

2.3. Xoá đói giảm nghèo đối với vấn đề chính trị, an ninh, xã hội .12

2.4. Xoá đói giảm nghèo đối với vấn đề văn hoá 12

III. C¸c chuÈn ®ãi nghÌo 12

1. ChuÈn ®ãi nghÌo quèc tÕ 13

2. ChuÈn ®ãi nghÌo cña ViÖt Nam 13

3. ChuÈn ®ãi nghÌo cña tØnh Hµ TÜnh 15

IV. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC HỘ ĐÓI NGHÈO 15

IV.1. Nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo 15

1. Đói nghèo do hạn chế của chính người nghèo và gia đình họ 15

1.1. Gia đình đông con ít lao động 15

1.2. Thiếu vốn hoặc không có vốn để kinh doanh, chi tiêu không có

kế hoạch 16

1.3. Do trình độ học vấn thấp, việc làm thiếu và không ổn định. 16

1.4. Do bệnh tật sức khoẻ yếu kém và bất bình đẳng giới 16

1.5. Người nghèo không có khả năng tiếp cận với pháp luật, chưa được bảo vệ quyển lợi hợp pháp 17

1.6. Nguy cơ dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của thiên tai và các rủi ro

khác 17

2. Nguyên nhân do điều kiện tự nhiên 17

3. Các yếu tố xã hội tác động: 17

3.1. Hậu quả của chiến tranh, khủng hoảng kinh tế 17

3.2. Sự tham gia của cộng đồng 18

IV.2. Đặc điểm của các hộ nghèo đói 18

V. Mét sè kinh nghiÖm xo¸ ®ãi gi¶m nghÌo ë viÖt nam 19

1. Tình hình nghèo đói ở Việt Nam 19

2. Một số giải pháp chống đói nghèo ở nước ta 20

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI

GIẢM NGHÈO Ở TỈNH HÀ TĨNH 22

I. GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ TỈNH HÀ TĨNH 22

1. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 22

1.1. Vị trí địa lý 22

1.2. Địa hình 22

1.3. Đất đai 22

1.4. KhÝ hËu 24

1.5. Tài nguyên nước 24

1.6. Tµi nguyªn biÓn 24

1.7. Khoáng sản 24

1.8. Tài nguyên rừng 25

1.9. Tài nguyên du lịch, tự nhiên và nhân văn 25

2. T×nh h×nh ph¸t triÓn kinh tÕ 26

2.1. Đặc điểm về kinh tế 26

2.2. Đánh giá hiện trạng phát triển các ngành, lĩnh vực 27

3. Tình hình phát triển xã hội 31

3.1 Tình hình dân số và lao động 31

3.2. Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân và kế hoạch hoá gia đình 33

3.3. Giáo dục- đào tạo 33

3.4. Văn hoá - Thông tin, Thể dục - Thể thao 33

3.5. Công tác chính sách xã hội, việc làm và xoá đói giảm nghèo 34

II. NHỮNG CHÍNH SÁCH XĐGN CỦA NHÀ NƯỚC VÀ ĐỊA PHƯƠNG ÁP DỤNG TRONG THỜI GIAN QUA 34

1. Các chủ trương, chính sách về công tác XĐGN của Nhà nước 34

2. Các chính sách về công tác XĐGN của tỉnh, huyện. 38

3. Các chủ trương, chính sách khác có liên quan 40

II. THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÔNG TÁC XĐGN Ở TỈNH HÀ TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN 2001- 2007 40

1. Thực trạng đói nghèo ở tỉnh Hà Tĩnh 40

2. Một số kết quả đạt được về công tác xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2001- 2007 42

2.1. Hỗ trợ các xã nghèo để xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng 43

2.2. Hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo 44

2.3. Hỗ trợ cho người nghèo về giáo dục 44

2.4. Hỗ trợ người nghèo về nhà ở 44

2.5. Nâng cao kiến thức cho người nghèo và cán bô làm công tác XĐGN 44

3. Đánh giá chung về kết quả XĐGN 45

3.1. Ưu điểm 45

3.2. Hạn chế 45

IV. THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 47

1. Đói nghèo do hạn chế của chính người nghèo và gia đình họ 48

1.1. Gia đình đông con ít lao động 48

1.2. Thiếu vốn hoặc không có vốn để kinh doanh, chi tiêu không có

kế hoạch 48

1.3. Thiếu hoặc không có kinh nghiệm làm ăn 49

1.4. Thiếu đất, thiếu việc làm và không có nghề phụ kèm theo 49

1.5. Người nghèo không có đủ điều kiện tiếp cận với pháp luật, chưa

được bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp 49

1.6. Điều kiện sản xuất khó khăn, thiếu phương tiện sản xuất 50

1.7. Gặp tai nạn, bệnh tật, sức khoẻ yếu kém, đau ốm 50

1.8. Các tệ nan xã hội và các nguyên nhân khác 50

2. Nguyên nhân do điều kiện tự nhiên 51

3. Các yếu tố xã hội tác động 52

3.1 Nguyên nhân do lịch sử 52

3.2 Sự tham gia của cộng đồng 52

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIỂN NGHỊ THỰC HIỆN VIỆC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2010 55

I. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN

NĂM 2010 55

1. Căn cứ 55

2. Phương hướng và mục tiêu của tỉnh về xoá đói giảm nghèo 56

2.1. Phương hướng 56

2.2. Mục tiêu về XĐGN 57

II. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 58

1. Đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội với tốc độ cao, toàn diện và bền vững; lồng ghép các chương trình, tận dụng các nguồn lực để đầu tư cho mục tiêu phát triển cộng đồng và XĐGN. 58

2. Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn để xoá đói giảm nghèo 59

2.1. Nâng cao hiệu quả và đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp 59

2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đa dạng hoá thu nhập ở nông thôn 60

3. Phát triển công nghiệp tạo việc làm và nâng cao mức sống cho người

nghèo 61

4. Phát triển cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo, vùng nghèo, người nghèo

tiếp cận dịch vụ công 62

4.1. Về phát triển và sử dụng điện ở các xã nghèo 63

4.2. Về phát triển đường giao thông 63

4.3. Về phát triển thuỷ lợi nhỏ và cung cấp nước sạch cho các xã nghèo 65

4.4. Về phát triển mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống phát thanh 66

5. Phát triển các dịch vụ giáo dục, y tế và chương trình kế hoạch hoá

cho người nghèo 66

5.1. Phát triển giáo dục, rút ngắn chênh lệch về thụ hưởng giáo dục đảm

bảo công bằng và nâng cao chất lượng giáo dục cho người nghèo. 66

5.2. Tăng cường các dịch vụ y tế và giảm chi phí y tế cho người nghèo 67

5.3. Thực hiện có kết quả chương trình kế hoạch hoá gia đình và giảm

tốc độ tăng dân số 68

6. Phát triển mạng lưới ASXH giúp đỡ người nghèo 69

7. Thực hiên tốt việc xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo 69

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 71

KẾT LUẬN 73

TÊNTÀILIỆUTHAMKHẢO 75

 

doc80 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5048 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huế TTĐB hàng nhập khẩu đạt 60 tỷ đồng, tăng 90,5% so với năm 2006. Chi ngân sách cơ bản đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và chi cho công tác phòng chống, khắc phục hậu quả các cơn bão số 2 và số 5, ổn định đời sống nhân dân các vùng bị thiệt hại do lũ lụt. Tổng chi ngân sách đạt 2.872,9 tỷ đồng, bằng 105% dự toán (số liệu 2007) Hoạt động Tín dụng - Ngân hàng cơ bản đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Tổng nguồn vốn huy động đạt 4.345 tỷ đồng, tăng 31,4% so với năm 2006, dư nợ tín dụng đạt 5.075 tỷ đồng Ngân hàng chính sách đi vào hoạt động ổn định, triển khai chương trình tín dụng cho các đối tượng chính sách và sinh viên. Việc áp dụng nhiều hình thức huy động tiết kiệm tiện lợi, hấp dẫn cùng các thang bậc lãi suất linh hoạt giúp ngân hàng và các quỹ tín dụng thu hút được nhiều tiền gửi của dân cư đồng thời đáp ứng nhu cầu vay vốn để kinh doanh, sản xuất của nhân dân, có ý nghĩa thiết thực đối với các hộ nghèo, vùng nghèo, xã nghèo. 3. Tình hình phát triển xã hội 3.1 Tình hình dân số và lao động Dân số Hà Tĩnh đến cuối năm 2007 là 1.289,1 nghìn người, trong độ tuổi lao động khoảng 678.244 người, chiếm 52,59% dân số. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 630.022 người, Biểu 7: Cơ cấu lao động năm 2007 Đơn vị Lao động Tổng số % 100,0 Nông, lâm nghiệp, thủy sản % 81,9 Công nghiệp, xây dựng % 6,2 Khu vực dịch vụ % 11,9 Biểu 8: Dân số và nguồn lao động năm 2007 Chỉ tiêu 2007 Tổng dân số (1000 người) 1289,1 - Dân số thành thị (1000 người) 142,5 % so với tổng số 11,0 - Dân số nông thôn (1000 người) 1147,05 - Dân số trong tuổi LĐ (1000 người) 678,244 % so với dân số 52,59 -Lao động có nhu cầu việc làm 647,6 % so tổng số 93 Nguồn lực lao động dồi dào, hiện tượng dư thừa lao động nông thôn gây sức ép rất lớn về nhiều mặt cho quá trình phát triển nền kinh tế nhất là xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm hiện nay. Do đó, để sử dụng tốt hơn nguồn lao động nông nghiệp trong nông thôn, trước mắt phải giải quyết vấn đề khó khăn phức tạp như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, phát triển ngành nghề, mời gọi các công ty, liên doanh trong nước và nước ngoài vào tỉnh để giải quyết lao động dư dôi trong nông thôn nhằm góp phần XĐGN một cách có hiệu quả nhất. 3.2. Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân và kế hoạch hoá gia đình Mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe phát triển khá hoàn chỉnh, từ tỉnh xuống xã đáp ứng nhu cầu chữa trị bệnh thông thường cho nhân dân trong tỉnh. Đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường, năm 2007 bình quân 6.75 bác sỹ/1vạn dân, có 37,5% số xã có bác sỹ, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 43,5% năm 2000, 26% năm 2005 xuống còn 24,7 năm 2007. Hàng năm tổ chức nhiều đợt khám bệnh miễn phí cho hàng vạn lượt người thuộc diện chính sách, hộ nghèo, vùng sâu vùng xa. Đồng thời công tác KHHGĐ được triển khai, thực hiện tốt tạo nhiều chuyển biến về nhận thức của người dân, đặc biệt là các hộ nghèo. Song, cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh đang xuống cấp và thiếu trong khi nhu cầu người dân ngày càng cao. 3.3. Giáo dục- đào tạo Giáo dục và đào tạo đã được quan tâm phát triển toàn diện ở tất cả các ngành, bậc học, là một trong 6 tỉnh dẫn đầu cả nước về chất lượng đại trà và mũi nhọn. Phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở đúng tuổi tiếp tục được củng cố, trong đó 75% số xã, phường, thị trấn đạt kết quả vững chắc. Đặc biệt năm 2007, kỳ thi tốt nghiệp kết quả đạt 86,97%, 41 học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia, 7.029 em đậu vào các trường đại học, cao đẳng. Cơ sở trường lớp từng bước được kiên cố hoá và bước đầu được cải thiện. Tuy nhiên, giáo dục phát triển mạnh chủ yếu về quy mô, chuyển biến chất lượng chậm, chưa đồng đều giữa các bậc học, vùng, hiệu quả chưa cao; cơ sở vật chất nhìn chung còn yếu kém do đó trong thời gian tới cần đẩy mạnh hơn nữa về giáo dục- đào tạo. 3.3. Văn hoá - Thông tin, Thể dục - Thể thao: Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, làng văn hoá, cơ quan văn hoá tiếp tục triển khai sâu rộng. Đến nay có 270.000 gia đình văn hoá, đạt 100% kế hoạch; tăng thêm 100 công sở văn minh và 140 làng, khối phố văn hoá. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hoá được quan tâm và đầu tư; Quản lý nhà nước về hoạt động văn hoá được củng cố. Có 85% số hộ được xem truyền hình quốc gia và 95% số hộ được nghe Đài tiếng nói Việt Nam. Phong trào thể thao quần chúng tiếp tục phát triển, thu hút nhiều đối tượng tham gia; tổ chức thành công 12 giải thể thao cấp tỉnh với 2.200 VĐV tham gia. Thể thao thành tích cao giành thêm 118 huy chương các loại. Vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đời sống văn hoá còn kém, thiếu thông tin, hiểu biết pháp luật hạn chế, chính vì vậy công tác văn hoá, thông tin và thể dục thể thao cần tiếp tục đẩy mạnh trong các năm tới. 3.5. Công tác chính sách xã hội, việc làm và xoá đói giảm nghèo Có bước chuyển biến tiến bộ. Thực hiện tốt chính sách đối với người có công, các thương binh, gia đình liệt sĩ, các đối tượng chính sách. Từ 2001-2007 xây dựng 25599 ngôi nhà cho hộ nghèo và gia đình chính sách. Đã quan tâm tạo việc làm tại chỗ trên địa bàn, đồng thời chú trọng xuất khẩu lao động. Từ năm 2001- 2007 đã giải quyết việc làm cho 201.080 người góp phần giảm tỷ lệ lao động chưa có việc làm ở đô thị từ 4,9% (năm 2001) xuống 3,15% (năm 2007); tỷ lệ sử dụng lao động ở nông thôn từ 78% (năm 2001) lên 89,5% năm 2007. Chương trình xoá đói giảm nghèo được triển khai đồng bộ, mua bảo hiểm y tế cho 424.534 người nghèo, trị giá 33 tỷ đồng, tổ chức khám chữa bệnh cho 28.600 lượt người thuộc đối tượng chính sách, hộ nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 32,06% (chỉ giảm 0,7% do ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 2 và số 5). II. NHỮNG CHÍNH SÁCH XĐGN CỦA NHÀ NƯỚC VÀ ĐỊA PHƯƠNG ÁP DỤNG TRONG THỜI GIAN QUA 1. Các chủ trương, chính sách về công tác XĐGN của Nhà nước Xoá đói giảm nghèo là một chủ trương lớn, một quyết sách lớn của Đảng, Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới để thực hiện tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững gắn với thực hiện công bằng xã hội. Cùng với đó, giải quyết vấn đề đói nghèo cũng thể hiện mạnh mẽ cam kết của Đảng, Nhà nước Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ. Chính vì vậy, xoá đói giảm nghèo luôn là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, của mọi người dân và của chính người nghèo nhằm thực hiện mục tiêu “ Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Từ đại hội VII (năm 1991) Đảng ta đã đề ra chủ trương chính sách xoá đói giảm nghèo. Nghị quyết đại hội VII nêu rõ “ Cùng với quá trình đổi mới, tăng trưởng kinh tế, phải tiến hành công tác XĐGN, thực hiện công bằng xã hội, tránh sự phân hoá giàu nghèo vượt quá giới hạn cho phép”. Đến nghị quyết TW5 khóa VII nhấn mạnh rằng: “ Phải trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn làm ăn, hình thành XĐGN ở từng địa phương trên cơ sở dân giúp dân. Nhà nước giúp dân và tranh thủ nguồn tài trợ quốc tế, phấn đấu tăng hộ giàu đi đôi với XĐGN”. Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng xác định: “ Xoá đói giảm nghèo là một trong những chương trình phát triển kinh tế- xã hội vừa qua cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài”. Đối với các vùng đặc biệt khó khăn, báo cáo chính trị Đại hội VIII của Đảng đã chỉ rõ: “ Dành nguồn lực thích đáng cho việc giải quyết những nhu cầu cấp bách, đặc biệt là kết cấu hạ tầng kinh tê- xã hội, để vùng còn kém phát triển như vùng cao, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào Dân tộc ít người giảm bớt sự chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển kinh tế- xã hội giữa các vùng, coi đây là trọng tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành”. Với những quan điểm và chủ trương trên trong những năm qua, Chính phủ đã cụ thể hoá đường lối bằng các chính sách, dự án, kế hoạch hàng năm. Hàng loạt chủ trương, chính sách XĐGN được triển khai ở tất cả các địa phương, đặc biệt ưu tiên các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm tác động trực tiếp hay gián tiếp đến người nghèo, địa phương nghèo như sau: - Chương trình phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (QĐ số 135/1998/QĐ-TTg, ngày 31/7/1998). Với mục tiêu đầu tư vào hai lĩnh vực chủ yếu là: Đầu tư xây dựng cơ bản và đầu tư phát triển sản xuất. Chương trình 135, với 5 nhiệm vụ chủ yếu: Quy hoạch bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết; ổn định và phát triển sản xuất nông- lâm nghiệp gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn; xây dựng trung tâm cụm xã; và đạo tạo cán bộ xã, bản, làng, phun soóc, với nhiều chính sách chủ yếu như: Chính sách về đất đai, chính sách đầu tư tín dụng, thuế, chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách về y tế, giáo dục… - Chương trình quốc gia về việc làm: trên cơ sở nghị quyết số 120/HĐBT ngày 11/4/1992, chương trình mục tiêu về việc làm ( quyết định 126/1998/QĐ- TTg, ngày 14/7/1998. Chương trình này nhằm mục tiêu: tham gia giải quyết việc làm cho những hộ nghèo không có việc làm, đào tạo miễn phí cho con em các hộ nghèo tại các trung tâm dịch vụ việc làm thuộc khu vực Nhà nước quản lý… - Chương trình Giáo dục và đào tạo: Dự án củng cố, phát huy kết quả phổ cập giáo dục và xoá mù; đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa; đào tạo cán bộ tin học và ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân; nâng cấp cơ sở vật chất cho các trường học, trung tâm Giáo dục hướng nghiệp và Dạy nghề, Trung tâm Giáo dục thường xuyên ở huyện miền núi; Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng sâu và nâng cao năng lực các cơ sở dạy nghề - Chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi núi trọc (Quyết định số 327/CT của chủ tịch hội đồng Bộ trưởng ngày 15/9/1992) được thay thế bằng “Dự án trồng 5 triệu ha rừng”. Mục tiêu và nguồn lực của chương trình này hầu hết dành cho người nghèo và xã nghèo được hưởng, thông qua việc làm, tăng thu nhập, góp phần ổn định dân cư cho đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa. Chương trình này không những tạo công ăn việc làm cho từng hộ mà còn có ý nghĩa lớn về môi trường, thuỷ lợi, bảo vệ rừng đầu nguồn… - Chương trình MTQG Dân số và Kế hoạch hoá gia đình: chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho người dân, đặc biệt là ở các xã đặc biệt khó khăn nhằm đẩy mạnh các biện pháp nâng cao chất lượng dân số và xây dựng gia đình bền vững; - Chương trình Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em: Chương trình này có mục tiêu tác động đến XĐGN: Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em… - Chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: mục tiêu cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường cho hộ dân nông thôn nói chung và hộ nghèo nói riêng được đảm bảo, trong đó có: Quyết định 104/2000/QĐ TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia Nước sạch và VSMTNT giai đoạn 2000 - 2020; Quyết định số 277/2006/QĐ-TTg ngày 11/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT giai đoạn 2006 - 2010; Quyết định số 62/2004/QĐ TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng thực hiện Chiến lược Quốc gia về Nước sạch và VSMTNT; Thông tư liên tịch số 80/2007/TTLT-BTC-BNN ngày 11/7/2007 của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước chi cho Chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT giai đoạn 2006- 2010; - Ngày 21/5/2002, Thủ tướng đã phê duyệt “ Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo” Các chủ trương chính sách của Nhà nước về XĐGN được thể hiện thông qua: - Quyết định số 257/2003/QĐ-TTg ngày 03/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ đầu tư xây dựng CSHT thiết yếu các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và Hải đảo; - Quyết đinh số: 1445/2007/QĐ-TTg ngày 25/10/200 của Thủ tướng Chính phủ về mức đầu tư các dự án thuộc Chương trình 135 năm 2007 và năm 2008. - Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg ngày 04/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001- 2005; Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và điểu hành các Chương trình mục tiêu quốc gia; Thông tư số 01/2003/TTLT/BKH-BTC của liên Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, hướng dẫn thực hiện Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và điều hành các Chương trình mục tiêu quốc gia; Thông tư số 13/2008/TTLT-BTC-BLĐTB&XH ngày 31/01/2008 hướng dẫn cơ chế hoạt động tài chính đối với một số dự án, hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2010; Văn bản số 1924/BGD&ĐT- KHTC ngày 26/12/2005 về việc hướng dẫn thực hiện CTMTQG Giáo dục & Đào tạo giai đoạn 2006- 2010; - Nghị định số 07/2007/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010; - Thông tư liên tịch số: 676/TTLT-UBND-KHĐT-TC-XD-NN&PTNT ngày 08/8/2006 hướng dẫn thực hiện Chương trình phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010. - Các chính sách, dự án khác: Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo; chính sách hỗ trợ đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số; dự án khuyến nông- lâm- ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề; chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, chính sách hỗ trợ về nhà ở… Dự án: đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giảm nghèo và các hoạt động truyền thống; các hoạt động về giám sát, đánh giá chương trình. 2. Các chính sách về công tác XĐGN của tỉnh, huyện. Để thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đạt kết quả tốt thì ngoài những chủ trương, chính sách, chương trình, dự án của Nhà nước. Phong trào XĐGN trở thành phong trào lớn ở khắp mọi miền tổ quốc có tác dụng thiết thực góp phần giảm đáng kể hộ đói nghèo. Tỉnh Hà Tĩnh đã đưa ra một số chính sách, giúp người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, vùng nghèo như sau: - Nghị quyết 01/NQ/TU của BCH Tỉnh uỷ về chuyển đổi sử dụng ruộng đất nông nghiệp - Nghị quyết 02/ NQ/TU của BCH Tỉnh uỷ về thực hiện chưong trình xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và tập trung xây dựng nông thôn mới. - Nghị quyết hội đồng nhân dân các huyện khoá XIV, XV. - Đại hội huyện Đảng bộ khoá XVIII, XIX - Chỉ thị 14 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ - Văn bản số 322/ SKH- LĐVX ngày 04/7/2006 của Sở Kế hoạch- Đầu tư hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia năm 2007. - Chỉ thị số 13/2007/CT- UBND ngày 05/7/2007 của UBND tỉnh Hà Tĩnh - Chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng lên miền núi (QĐ số 1089/QĐ- UBND ngày 20/04/2007). - Quyết định số 70/2006/ QĐ- UBND ngày 25/12/2006 - Quyết định số 161/ QĐ- UBND ngày 15/01/2007 của UBND tỉnh. - Nghị quyết số 02 NQ/TU ngày 12/6/2001 của BCH Đảng bộ tỉnh khoá XV về tập trung lãnh đạo cuộc vận động XD nông thôn mới giai đoạn 2001- 2010; - Quyết định số 2956/QĐ-UBND ngày 15/12/2006 của UBND tỉnh về việc ban hành tiêu chí và CS hỗ trợ phát triển vùng trang trại chăn nuôi tập trung. - Nghị quyết số 66/2007/HĐND ngày 19 tháng 12 năm 2007 của HĐND tỉnh về phân bổ thu, chi Ngân sách và kế hoạch bố trí vốn đầu tư phát triển năm 2008. - Quyết đinh số: 3390/QĐ- UBND ngày 27/12/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư năm 2008. - Quyết định số: 04/2007/QĐ-UBND ngày 19/7/2007 của Uỷ ban dân tộc ban hành Chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cơ sở và cộng đồng thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II. - Một số dự án: Dư án Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh (HRDP), Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn dựa vào cộng đồng (CBRIP), Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng huyện Vũ Quang và vùng phụ cận (OPEC), các dự án vay Quỹ giải quyết việc làm, các dự án tín dụng người nghèo của các tổ chức đoàn thể. - Bên cạnh đó còn có các chính sách như: Chính sách đào tạo cán bộ hướng dẫn, chính sách ưu tiên đồng bào dân tộc thiểu số, Chính sách xây dựng đề án nông, lâm, ngư nghiệp cho ngưòi nghèo thực hiện. 3. Các chủ trương, chính sách khác có liên quan - Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 12/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2007 - Chỉ thị số 733/CT-TTg ngày 12/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2008. - Quyết định số 159/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thực hiện Chương trình kiên cố hoá Trường, lớp học đến năm 2005 (mục tiêu của chương trình đến năm 2003 xoá bỏ tình trạng học ca 3 và đến năm 2005 không còn lớp học tạm thời tranh tre, nứa, lá). - Chỉ thị số 39/1998/CT-TTg ngày 03/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác văn hoá – thông tin ở Miền núi và dân tộc thiểu số Bên cạnh đó còn có các chính sách: Chính sách về y tế, chính sách về phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, chính sách đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số, chính sách cán bộ dân tộc thiểu số. II. THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÔNG TÁC XĐGN Ở TỈNH HÀ TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN 2001- 2007 1. Thực trạng đói nghèo ở tỉnh Hà Tĩnh Hà Tĩnh có 261 xã, phường, thị trấn trong đó có 119 xã miền núi, có 5/11 huyện thị xã miền núi. Toàn tỉnh tính đến năm 2007 có 126 xã nghèo, trong đó có 27 xã đặc biệt khó khăn. Trong tháng 9 năm 1991, sau khi chia tỉnh Hà Tĩnh đứng trước muôn vàn khó khăn thách thức của đói nghèo với tỷ lệ đói nghèo chiếm trên 53%. Từ năm 1998 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về XĐGN ra đời và được duy trì, liên tục phát triển từ đó cho đến nay. Theo kết quả điều tra trong 5 năm 2001- 2005, tỷ lệ hộ nghèo đói giảm xuống rõ rệt, từ năm 28,8% năm 2000 xuống 10,5% năm 2005 (cả nước là 7% theo tiêu chuẩn cũ). Tuy vậy, theo chuẩn nghèo của Thủ tướng Chính phủ ban hành áp dụng cho giai đoạn 2006- 2010, thì tỷ lệ đói nghèo của Hà Tĩnh còn cao: 38,62% (bình quân toàn vùng Bắc Trung Bộ năm 2004 là 29,4%). Riêng vùng đặc biệt khó khăn miền núi trước lúc tham gia chương trình năm 1999 là 42,53%, năm 2004 là 24,42% theo tiêu chí cũ và năm 2005 là 55,5% theo tiêu chí mới. Toàn tỉnh có 323 hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở 8 thôn bản thuộc 3 huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang có tỷ lệ hộ đói nghèo chiếm 62,4% theo tiêu chí cũ, tộc Mã liềng thuộc nhóm dân tộc Chứt hộ nghèo chiếm 100%. Năm 2007 vừa qua, Hà Tĩnh đạt chỉ tiêu giảm 4,5% số hộ nghèo so với năm 2006, đưa tỷ lệ hộ nghèo từ 33,67% với 106.521 hộ ở cuối năm 2006 xuống còn 28,91% với 91.631 hộ vào cuối năm 2007 (tỷ lệ hộ nghèo cả nước là 14.7%). Theo chỉ tiêu kế hoạch mức giảm nghèo ở Hà Tĩnh năm 2008 tối thiểu là 4,5% ( tương đương 12.720 hộ), đưa tỷ lệ hộ nghèo xuống 24,41% ở cuối năm 2008. Biểu 9: Tình hình đói nghèo của tỉnh giai đoạn 2001- 2007 (Đơn vị tính: %) Năm Tiêu chí 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Theo chuẩn giai đoạn 2001- 2005 24 20,5 16 12 10,5 9,48 8,21 Theo chuẩn giai đoạn 2006- 2010 88 75.5 57,6 43,2 38,62 33,67 28,91 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh Biểu 10: Tình hình đói nghèo ở các huyện, thị xã năm 2005 và năm 2006 STT Tên huyện, thị xã Năm 2005 Năm 2006 Ghi chú Tổng số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo % Tổng số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo % 1 TXHà Tĩnh 2547 12,97 2021 9,63 2 TXHồng Lĩnh 2191 23,56 1276 13,48 3 Vũ Quang 4000 51,50 3950 48,42 4 Thạch Hà 17020 39,66 14552 33,18 5 Hương Khê 13401 52,57 12623 48,05 6 Đức Thọ 10625 35,5 8831 29,72 7 Can Lộc 13687 32,72 14042 33,43 8 Cẩm Xuyên 16366 42,9 14312 37,3 9 Nghi Xuân 8386 34,69 6421 26,09 10 Hương Sơn 14013 42,78 12484 39,62 11 Kỳ Anh 18235 43,71 16009 38,07 Tổng cộng 120480 38,62 106521 33,67 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh (Chú ý: Năm 2007, thị xã Hà Tĩnh lên thành phố Hà Tĩnh và thành lập huyện mới Lộc Hà). 2. Một số kết quả đạt được về công tác xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2001- 2007 Chính nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, tỉnh, huyện và nhân dân đến nay chương trình xoá đói giảm nghèo đã và đang phát triển mạnh mẽ, trở thành việc làm thường xuyên của các cấp, uỷ, chính quyền các cấp trong những năm vừa qua. Kết hợp việc khảo sát, điều tra tìm ra các yếu tố giúp các hộ thoát nghèo, xác định nguyên nhân tái nghèo, thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo về giáo dục, y tế, nhà ở; UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo triển khai việc lồng ghép các chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn như: Chương trình 135, chương trình 106, Dự án Phát triển nông thôn Hà Tĩnh (HRDP), Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn dựa vào cộng đồng (CBRIP), Chương trình dân số và KHHGĐ, Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng huyện Vũ Quang và vùng phụ cận (OPEC), các Dự án vay Quỹ giải quyết việc làm, các dự án tín dụng người nghèo của các tổ chức đoàn thể và nhiều hình thức khác về hoạt động giúp nhau XĐGN. Trong năm những năm vừa qua thực hiện công tác XĐGN giai đoạn 2006-2010 ở Hà Tĩnh đã đạt được một số kết quả cơ bản như sau: 2.1. Hỗ trợ các xã nghèo để xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng Các xã nghèo có nhiều nguyên nhân trong đó cơ bản thuộc về cơ sở hạ tầng còn yếu kém, nguồn lực đầu tư còn hạn chế. Bởi vậy, sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp các xã nghèo, làng nghèo thực hiện XĐGN. Trong 7 năm (2001- 2007) đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho xã nghèo và xã đặc biệt khó khăn trên 1296,489 tỷ đồng, bao gồm các nguồn: Ngân sách tỉnh: 25 tỷ đồng, chương trình 135 là 96 tỷ đồng, bộ công an hỗ trợ 12 tỷ đồng, BHXH Việt Nam hỗ trợ 1200 triệu đồng, lồng ghép các chương trình, dự án với chương trình XĐGN là 105,789 tỷ đồng, các huyện, thị xã đầu tư 32,7 tỷ đồng, huy động và hỗ trợ của cộng đồng là 137 tỷ đồng, đầu tư làm đường giao thông nông thôn 155 tỷ đồng, các tổ chức quốc tế hỗ trợ 500 tỷ đồng, trong đó dự án Quốc tế IFAD đã đầu tư trên 210 tỷ đồng. Ngoài ra tỉnh còn trích ngân sách đầu tưu cho xây dựng trường học cao tầng và hàng triệu ngày công lao động để xây dựng cơ sở vật chất cho xã nghèo. Với nguồn lực trên đã đầu tư xây dựng, tu bổ, sữa chữa 41 công trình điện, 82 công trình đường giao thông nông thôn và 1500 km đường nhựa, nâng cấp và sữa chữa 16 trạm y tế, xây dựng 10 công trình nước sạch, làm thuỷ lợi nhỏ 28 công trình. Nhiều công trình đã đưa sử dụng có hiệu quả phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là xây dựng trung tâm cụm xã đặc biệt khó khăn được bố trí cho 8 dự án góp phần đẩy nhanh giảm nghèo cho các xã. Đặc biệt, kết quả năm 2007 vừa qua về dự án đầu tư cơ sở hạ tầng các xã nghèo bãi ngang ven biển, Hà Tĩnh có 27 xã được Nhà nước hỗ trợ 18,9 tỷ đồng trong năm 2007, đã xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng 14 phòng học mầm non, 42 phòng học tiểu học, 04 chợ nông thôn, 7,5 km đường và 01 cầu giao thông nông thôn, 4,5 km kênh mương, 01 cống tiêu, 02 trạm bơm điện, 01 trạm điện và đường dây hạ thế. 2.2. Hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho người nghèo về việc khám và chữa bệnh trong những năm vừa qua, trong 7 năm tỉnh đã chi ngân sách cho BHYT là 126 tỷ đồng để làm nguồn quỹ khám chữa bệnh và mua để cấp 1809.308 thẻ BHYT cấp cho người nghèo có hoàn cảnh khó khăn, năm 2007 tỉnh đã trích 33 tỷ đồng để làm quỹ khám chữa bệnh và mua 425.532 thẻ BHYT. Đã khám và chữa bệnh trên 28.600 lượt người, tạo điều kiện cho người nghèo khi ốm đau đến khám bệnh. Ngoài ra, Ngành y tế mở rộng các tuyến khám chữa bệnh, các y, bác sỹ đến tận vùng nghèo để khám và chữa bệnh. 2.3. Hỗ trợ cho người nghèo về giáo dục Giáo dục- đào tạo tiếp tục phát triển ở tất cả các ngành học, bậc học; chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng được nâng lên. Trong 7 năm toàn tỉnh đã giảm nộp học phí và các khoản đóng góp trên 578.832 em, tương đương với 22.05 tỷ đồng, hỗ trợ sách giáo khoa cho còn em nghèo là khoảng 975 triệu đồng, cấp 2595 triệu đồng học bổng cho học sinh nghèo học giỏi. 2.4. Hỗ trợ người nghèo về nhà ở Trong những năm qua, toàn tỉnh huy động khoảng 192,164 tỷ đồng để xây dựng cho 25285 ngôi nhà cho hộ nghèo và gia đình chính sách, riêng năm 2007 đã trợ cấp 6742 nhà ở cho người nghèo với tổng kinh phí 36 tỷ đồng. Dự án hỗ trợ hộ nghèo ngói hoá nhà ở kinh phí 10 tỷ đồng. 2.5. Nâng cao kiến thức cho người nghèo và cán bô làm công tác XĐGN Trong điều kiện tình hình kinh tế- xã hội ở Hà Tĩnh còn gặp nhiều khó khăn, song với sự quan tâm của các cấp, ngành và tổ chức đoàn thể, tổ chức quốc tế đã tập huấn và cho trên 20000 lượt cán bộ làm công tác XĐGN (tỉnh, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn) và nâng cao kiến thức cho 55000 lượt hộ nghèo biết được hướng dẫn chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, riêng trong năm 2007 có 16.060 người nghèo được đào tạo, bồi dưỡng. 2. Đánh giá chung về kết quả XĐGN 2.1. Ưu điểm Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh phong trào xoá đói giảm nghèo đã có cuộc vận động lớn, có tác dụng thiết thực góp phần giảm tỷ lệ hộ đói nghèo một cách rõ rệt từ khoảng 88% năm 2001 xuống còn 28,91%. Đây là thành công lớn tạo điều kiện cho người nghèo vươn lên hoà nhập với sự phát triển của cộng đồng, đồng thời có ý nghĩa t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2010.DOC
Tài liệu liên quan