MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 2
Phần một: LÝ LUẬN CHUNG
I. FDI
1. Các khái niệm 4
2. Vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế ở các nước
đang phát triển 5
II. Tác động tràn của fdi:
1. Khái niệm 8
2. Các kênh chủ yếu xuất hiện tác động tràn 8
Phần hai: TÁC ĐỘNG TRÀN CỦA FDI ĐẾN KHU VỰC KINH
TẾ TRONG NƯỚC
I. Tình hình thu hút FDI của Việt Nam trong những năm qua 10
II. Tác động tràn của FDI đến khu vực kinh tế trong nước
1. Kênh di chuyển lao động 14
2. Kênh phổ biến và chuyển giao công nghệ 15
3. Kênh liên kết sản xuất 16
4. Kênh cạnh tranh 18
III. Phân tích định lượng tác động tràn
1. Tác động tràn của FDI tới năng suất lao động của doanh nghiệp 20
trong nước
2. Khả năng hấp thụ tác động tràn của khu vực kinh tế trong nước 22
Phần ba: MỘT SỐ GIẢI PHÁP 26
Kết luận
Tài liệu tham khảo
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2233 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải thích tác động tràn của FDI đến khu vực kinh tế trong nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trợ giúp Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng đã được quyết định sẽ tổ chức hằng năm (bắt đầu năm 1993). Sự chuyển biến thuận lợi nầy cùng với vị trí địa lý tốt, tình hình chính trị, xã hội ổn định và một nước có dân đông, có nguồn lao động phong phú đã làm cho Việt Nam trở thành môi trường đầu tư nhiều tiềm năng. Theo kết quả thăm dò hằng năm về kế hoạch đầu tư nước ngoài của vài ngàn doanh nghiệp lớn Nhật Bản do Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) thực hiện, Việt Nam đã sớm trở thành một trong những môi trường mà doanh nghiệp Nhật chú ý. Việt Nam xếp thứ 5 trong lần thăm dò năm 1992. Năm 1993 Việt Nam ở vị trí thứ 4 và trong 2 năm liên tiếp sau đó đã vươn lên vị trí thứ 2. Từ năm 1996 vị trí của Việt Nam giảm nhưng hầu như năm nào cũng nằm trong 5 nước được doanh nghiệp Nhật đánh giá cao về tiềm năng.
Việt Nam tiếp tục được nước ngoài đánh giá cao về tiềm năng nhưng dòng chảy FDI vào Việt Nam từ nửa sau thập niên 1990 đã giảm nhanh và hiện nay cũng chưa hồi phục (Xem Hình 2)
Tuy các yếu tố về kinh tế vĩ mô, về dân số, lao động, về vị trị địa lý vẫn thuận lợi nhưng chính sách liên quan đến FDI của Việt Nam chưa ổn định, thiếu nhất quán, hay thay đổi và chưa có chiến lược phát triển công nghiệp lâu dài. Đến năm 2000, Việt Nam mới sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài theo hướng cạnh tranh được với các nước chung quanh. Hơn nữa, việc vận dụng luật vào việc quản lý thực tế vẫn chưa có hiệu quả.
Biểu 1 cho thấy vị trí của FDI trong các chỉ tiêu của kinh tế Việt Nam. So với kinh nghiệm các nước Á châu khác, vị trí nầy khá cao. Chẳng hạn tỉ trọng của FDI trong tổng đầu tư của Việt Nam xấp xỉ với Malaixia và cao hơn Thái Lan nhiều (trong giai đoạn 1988-93, xem Biểu 2). So với Trung Quốc những năm gần đây thì con số của Việt Nam cũng cao hơn.
Tuy ở mức cao trong tổng đầu tư, FDI ở Việt Nam vẫn còn ít nếu xét trên một số chỉ tiêu khác. Biểu 3 so sánh Việt Nam với Trung Quốc nói chung và tỉnh Quảng Đông (một tỉnh có nhiều điều kiện như dân số, vị trí địa lý giống Việt Nam) nói riêng. FDI tính trên đầu nguời ở Việt Nam chỉ bằng 60% của nước Trung Quốc rộng lớn với số dân 1,3 tỉ và chỉ bằng 13% của tỉnh Quảng Đông. Như Biểu 3 cho thấy, FDI có tương quan mật thiết với các chỉ tiêu về thành quả phát triển như GDP trên đầu người và kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp. Từ nhận xét nầy, có thể nói tỉ lệ của FDI trong tổng đầu tư ở Việt Nam cao là vì đầu tư vốn trong nước (nội lực) còn quá ít. Việt Nam cần huy động vốn trong dân, cải thiện môi trường đầu tư cho dân doanh hơn nữa để tăng nội lực. Tóm lại, tỉ lệ khá cao của FDI không có nghĩa là Việt Nam không cần ngoại lực nhiều hơn mà vấn đề ở đây là cả nội lực và ngoại lực đều cần tăng cường.
Xét về chất, FDI tại Việt Nam cho đến nay có các đặc tính chưa mang lại hiệu quả tích cực cho phát triển kinh tế. Trước hết có thể thấy tỉ trọng của FDI trong sản xuất công nghiệp khá cao (gần 40% năm 2000) nhưng chỉ chiếm độ 10% trong lao động công nghiệp (Biểu 1). Dĩ nhiên điều đó cũng có nghĩa là năng suất lao động của các doanh nghiệp FDI cao hơn các thành phần kinh tế khác. Nhưng FDI ít tạo ra công ăn việc làm không phải chỉ vì lý do đó mà chủ yếu vì cho đến nay FDI có khuynh hướng tập trung vào những ngành thay thế nhập khẩu và ít dùng lao động. Như Biểu 1 cho thấy, vị trí của FDI trong tổng nhập khẩu cao hơn trong tổng xuất khẩu. Dĩ nhiên các doanh nghiệp FDI nhập khẩu nhiều nguyên liệu và máy móc để phục vụ cho cả các dự án đầu tư hướng về xuất khẩu nhưng nếu phần lớn FDI là hướng về xuất khẩu thì tỉ lệ của FDI trong nhập khẩu sẽ thấp hơn nhiều.
Để phân tích sâu hơn tính chất của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, ta thử chia khu vực công nghiệp chế biến thành 23 ngành và tính thử tỉ lệ của tư bản dùng cho mỗi lao động (viết tắt là K/L) và tỉ lệ xuất khẩu trong tổng doanh số bán ra (viết tắt là E/S) trong từng ngành. Thống kê về tư bản được tính bằng cách cộng tất cả kim ngạch đầu tư đã thực hiện từ trước đến thời điểm cuối năm 2002. Thống kê về lao động lấy số liệu vào cuối năm 2002, kim ngạch xuất khẩu và doanh số bán ra là của năm 2002.
Trong Hình 3, trục tung đo tỉ lệ E/S và trục hoành đo tỉ lệ K/L. Ta thấy ngay rằng trừ một vài ngoại lệ, những ngành có hàm lượng lao động cao (tỉ lệ K/L thấp) là những ngành mà FDI hoạt động chủ yếu là phục vụ xuất khẩu (tỉ lệ E/S cao), điển hình là may mặc, giày dép, chế biến đồ gỗ,... Điều này hợp với lý luận cơ bản về kinh tế quốc tế vì Việt Nam là nước phong phú về lao động nên có lợi thế so sánh trong các ngành có hàm lượng lao động cao.
Nhưng cho đến nay những ngành mà kim ngạch FDI chiếm vị trí hàng đầu là những ngành thay thế nhập khẩu. Bốn ngành có kim ngạch FDI nhiều nhất (kim thuộc, thực phẩm và đồ uống, ô tô xe máy và hoá chất) chiếm tới 53% tổng kim ngạch FDI (luỹ kế từ 1988 đến 2002) đều là những ngành có tỉ lệ K/L cao và tỉ lệ E/S thấp. Những ngành thay thế nhập khẩu nầy thường là những ngành được bảo hộ bằng hàng rào quan thuế khá cao. Do được bảo hộ và do kỳ vọng vào sự lớn mạnh của thị trường gần 80 triệu dân, doanh nghiệp nước ngoài có khuynh hướng muốn đầu tư vào các ngành thay thế nhập khẩu.
Dĩ nhiên không phải tất cả các dự án FDI có mục đích thay thế nhập khẩu đều đáng bị chỉ trích như ta thấy ở một số nghiên cứu khác. Nếu các ngành đó dần dần không cần bảo hộ vẫn cạnh tranh được trên thị trường thế giới và do đó chuyển từ thay thế nhập khẩu sang xuất khẩu trong tương lai thì vẫn đáng được đánh giá cao (xem như là những ngành non trẻ có thể được bảo hộ trong thời gian nhất định). Một điểm nữa là nếu các dự án FDI thay thế nhập khẩu đó có hiệu quả lan toả, tác động tích cực trong việc chuyển giao công nghệ và năng lực kinh doanh, kích thích phát triển các doanh nghiệp bản xứ và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước thì những phí tổn bảo hộ cho toàn xã hội sẽ nhỏ đi và các dự án FDI đó cũng đáng được đánh giá tích cực. Nhưng lịch sử FDI của các ngành nầy còn ngắn chưa có cơ sở để đánh giá các ngành thay thế nhập khẩu hiện nay thoả mãn các điều kiện của những ngành công nghiệp non trẻ không. Do đó, ở đ ây ta sẽ chỉ phân tích hiệu quả lan toả của các dự án FDI kể cả các dự án thay thế nhập khẩu và hướng về xuất khẩu
II. TÁC ĐỘNG TRÀN CñA fdi §ÕN KHU VùC KINH TÕ TRONG N¦íC:
1. Kênh di chuyển lao động:
Trong số lao động chuyển đi khỏi khu vực doanh nghiệp FDI, khoảng 42% là lao động có kỹ năng, tỷ lệ thấp nhất trong nhóm ngành dệt may - da giày (37%) và cao nhất là nhóm ngành chế biến thực phẩm (50,3%). Nếu so sánh chỉ tiêu này thì khả năng có thể sinh ra tác động tràn ở ngành chế biến thực phẩm cao hơn là dệt may.
Tuy nhiên 32% số doanh nghiệp FDI được hỏi cho rằng lao động đã chuyển đi khỏi chủ yếu chuyển tới các doanh nghiệp FDI khác, 23% cho rằng số lao động này tự mở Công ty và 18% trả lời lao động chuyên đi làm cho các doanh nghiệp trong nước (số còn lại trả lời không biết). Như vậy, tuy tính linh hoạt về di chuyển lao động khá cao của khu vực doanh nghiệp FDI trong ba nhóm ngành trên, nhưng 1/3 số lao động chỉ di chuyển trong nội bộ khu vực doanh nghiệp FDI và rất có thể phần lớn trong số họ là lao động có kỹ năng. Kết quả này có phần ủng hộ cho nhận định về hiện tượng co cụm về lao động của khu vực FDI hay thấy ở các nước đang phát triển.
Chỉ có 4,6% doanh nghiệp trong nước thuộc nhóm ngành chế biến thực phẩm trả lời đã tiếp nhận lao động từ doanh nghiệp FDI, trong khi không doanh nghiệp nào trong hai nhóm còn lại tuyển được lao động từ các doanh nghiệp FDI chuyển sang.
Để tăng hiệu quả việc di chuyển lao động, điều tiên quyết của Việt Nam là cần tăng cường giáo dục, đào tạo để cung cấp nguồn nhân lực cần thiết. Chính sách gần đây của Việt Nam (hạn chế doanh nghiệp FDI chỉ được dùng người nước ngoài trong giới hạn 3% tổng lao động trong công ty) là không có cơ sở khoa học và chỉ làm môi trường FDI ở Việt Nam xấu hơn.
Về việc di chuyển lao động, chưa có số liệu đầy đủ để phân tích có hệ thống nhưng những thông tin liên quan thu thập được trong mấy năm qua cho thấy là hiệu quả chuyển giao rất yếu vì các lý do sau: Thứ nhất, phần lớn đối tác phía Việt Nam trong các liên doanh FDI là doanh nghiệp quốc doanh (SOEs). Người quản lý, lãnh đạo kinh doanh được gửi tới các liên doanh thường là cán bộ ở SOEs hoặc ở các bộ chủ quản của SOEs liên quan. Trong số nầy cũng có nhiều người vốn có tinh thần doanh nghiệp, tinh thần trách nhiệm và ham học hỏi nên đã làm việc hiệu quả trong các liên doanh, tích cực hấp thu tri thức và kinh nghiệm từ đồng nghiệp nước ngoài. Nhưng một phần khá lớn họ là những người hành động như các quan chức và dồn hết quan tâm về những vấn đề khác, thay vì làm cho liên doanh phát triển. Thứ hai, nguyên tắc nhất trí 100% thành viên hội đồng quản trị áp dụng vào việc quyết định các vấn đề kinh doanh trong liên doanh kéo dài quá lâu, cải thiện quá chậm gây ảnh hưởng hoạt động của doanh nghiệp FDI. Vì lý do nầy, MNCs đầu tư ở Việt Nam có khuynh hướng lập doanh nhgiệp 100% vốn nước ngoài thay vì liên doanh. Các liên doanh trong quá khứ cũng có khuynh hướng xin chuyển sang hình thức 100% vốn nước ngoài
Tóm lại, phân tích kết quả từ hai góc độ: (1) lao động chuyển đi khỏi doanh nghiệp FDI và (2) nguồn lao động mới tuyển dụng của doanh nghiệp trong nước đều cho thấy có hiện tượng di chuyển lao động giữa doanh nghiệp FDI và trong nước, nhưng ở mức rất thấp. Ngay cả khi chưa tính đến kỹ năng của số lao động di chuyển này, điều đó cũng có nghĩa là khả năng xuất hiện tác động tràn cũng rất thấp theo kênh này.
2. Kênh phổ biến & chuyển giao công nghệ:
Cho đến nay, chỉ tiêu hay được dùng để đo khả năng hấp thụ công nghệ là trình độ học vấn hoặc chuyên môn của lao động trong doanh nghiệp và chỉ tiêu biểu thị cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp thể hiện qua chỉ tiêu cho các hoạt động R&D. Kết quả điều tra cho thấy, năm 2003 các doanh nghiệp trong nước có tỷ lệ lao động có kỹ năng thấp hơn rất nhiều so với tỷ trọng lao động kỹ năng của doanh nghiệp FDI. Đáng quan tâm hơn tỷ trọng này còn có xu hướng giảm đi theo các năm
Các doanh nghiệp FDI chỉ tiêu cho hoạt động R&D cao gấp gần 3 lần so với các doanh nghiệp trong nước, trong đó mức chênh lệch cao nhất ở nhóm ngành cơ khí - điện tử. Nếu tính cả chỉ tiêu mức độ tập trung vốn thì có thể thấy sản phẩm có khí điện tử của khu vực doanh nghiệp FDI có hàm lượng công nghệ cao hơn nhiều và vì vậy khả năng năng xẩy ra tác động tràn là thấp.
Chi cho R&D ở nhóm ngành dệt may cao hơn hẳn so với ngành chế biến thực phẩm và mức chênh lệch giữa doanh nghiệp trong và nước ngoài là thấp. Đáng lưu ý là xu hướng giảm tỷ trọng chi tiêu bình quân cho R&D so với doanh thu trong khu vực doanh nghiệp FDI, đặc biệt trong nhóm ngành cơ khí, điện tử. Điều này có thể có nhiều nguyên nhân, chẳng hạn các doanh nghiệp không có đối thủ cạnh tranh trong nước.
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến việc xuất hiện tác động tràn là khả năng tiếp cận công nghệ mới của chính các doanh nghiệp FDI. Nhiều nghiên cứu cho rằng công nghệ mới chủ yếu do các Công ty mẹ tạo ra, trong khi các Công ty con ở các nước đang phát triển hầu như chi tập trung vào khâu sản xuất chiếm lĩnh thị trường dựa trên các lợi thế về công nghệ do Công ty cung cấp. Vì vậy, khả năng tiếp cận công nghệ mới của các Công ty con hoạt động ở nước nhận đầu tư càng cao, càng có lợi cho quá trình sinh ra tác động tràn tích cực qua rò rỉ công nghệ. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy tới 70% doanh nghiệp FDI rất ít khi tiếp cận với công nghệ từ Công ty mẹ chuyển giao và 36% cho rằng ý tưởng đổi mới công nghệ bắt nguồn từ nhu cầu thực tiễn cũa. Như vậy, thực tế là các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam hoạt động khá độc lập với Công ty mẹ ở nước ngoài đặc biệt là trong đầu tư đổi mới công nghệ. Có 2 cách lý giải cho điều này. Một là bản thân các Công ty mẹ cũng là Công ty nhỏ, do đó năng lực cho hoạt động R&D không cao và không thể hỗ trợ nhiều cho các Công ty con. Lý giải này phù hợp với nhận định khá phổ biến hiện nay là các Công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là các Công ty vừa và nhỏ. Cách lý giải thứ 2 là Việt Nam chưa phải là thị trường đầu tư trọng tâm, hoặc trình độ công nghệ trong nước yếu dẫn đến không cần thiết phải đầu tư với công nghệ cao hơn. Chúng tôi cho rằng có thể trong thực tiễn cả hai cách lý giải này đều đúng và bổ sung cho nhau.
Như vậy, dù phân tích dưới góc độ nào, kết quả điều tra mẫu 93 doanh nghiệp phần nào phản ánh thực tế ở Việt Nam là ít thấy biểu hiện về tác động tràn tích cực thông qua kênh chuyển giao công nghệ và nếu xuất hiện thì các tác động cũng chỉ ở mức thấp. Theo như kết quả điều tra thì tác động này dễ xảy ra hơn đối với nhóm ngành dệt may và chế biến thực phẩm.
3. Kênh liên kết sản xuất:
Kết quả điều tra cho thấy, chỉ 31% nguyên liệu sản xuất mà các doanh nghiệp FDI sử dụng được mua từ các doanh nghiệp trong nước, số còn lại mua từ doanh nghiệp FDI, nhập khẩu hoặc mua trực tiếp từ hộ gia đình. Quan trọng hơn, chỉ số này hầu như không thay đổi qua 3 năm từ 2001 – 2003. Về lý do nhập khẩu nguyên liệu, có tới 42,6% doanh nghiệp FDI cho rằng nguyên liệu đó không có ở Việt Nam, 15% cho rằng có những giá cao hơn nhập ngoại, 25% cho rằng chất lượng không tốt bằng nguyên liệu ngoại nhập.
Kết quả cũng tương tự khi xem cơ cấu nguồn cung cấp nguyên liệu của các doanh nghiệp trong nước. Trung bình cho cả 3 ngành chỉ 8% - 13% tổng giá trị nguyên liệu mà doanh nghiệp sử dụng được mua từ các doanh nghiệp FDI trong nước.
Xét kênh phân phối sản phẩm cho thấy tỷ lệ sản phẩm mà các doanh nghiệp FDI phân phối thông qua các doanh nghiệp trong nước tương đối thấp, nhất là nhóm ngành dệt may. Một nguyên nhân khách quan quan trọng là chính sách áp đặt tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc với doanh nghiệp FDI.
Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp FDI
2001
2002
2003
Cơ khí - điện tử
Xuất khẩu
25.34
25.41
24.36
Tiêu thụ nội địa
74.66
74.86
75.64
Bán cho doanh nghiệp trong nước
42.64
42.98
43.83
Bán cho doanh nghiệp FDI
21.34
20.49
20.32
Tự phân phối
36.02
36.53
35.84
Dệt may - da giày
Xuất khẩu
79.96
79.43
79.81
Tiêu thụ nội địa
20.04
20.57
20.19
Bán cho doanh nghiệp trong nước
35.79
33.97
34.11
Bán cho doanh nghiệp FDI
3.16
2.78
2.78
Tự phân phối
61.06
63.25
63.11
Thực phẩm
Xuất khẩu
2.58
27.76
23.21
Tiêu thụ nội địa
7.42
72.24
76.79
Bán cho doanh nghiệp trong nước
60.08
48.39
48.39
Bán cho doanh nghiệp FDI
13.06
13.48
13.03
Tự phân phối
26.85
38.14
38.58
Nguồn: Điều tra doanh nghiệp của CIEM
Hiệu quả lan toả từ FDI đến các thành phần khác trong nền kinh tế càng cao thì nội lực càng được tăng cường. Qua sự liên kết giữa doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước (SOEs, doanh nghiệp tư nhân, các đơn vị cá thể,...), công nghệ và năng lực kinh doanh được chuyển giao từ doanh nghiệp FDI đến các thành phần khác của nền kinh tế. Để kiểm chứng hiệu quả nµy, xét ngành cụ thể là ngành may mặc:
Dệt vải và may mặc là những ngành công nghiệp quan trọng của Việt Nam. Năm 2001, hai ngành nµy chiếm độ 11% giá trị tính thêm trong toàn bộ ngành công nghiệp chế biến.Từ đầu thập niên 1990s, may mặc trở thành ngành xuất khÈu hàng đầu của Việt Nam. Vào giữa thập niên 1990, ngành nµy chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu và độ 50% kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp. Với sự lớn mạnh của ngành da giày và một số ngành xuất khẩu khác, vị trí của ngành may mặc có giảm nhưng vẫn chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2001.
Trước giai đoạn may mặc là các giai đoạn kéo sợi, dệt và dệt kim. Theo Biểu 7, số doanh nghiệp FDI hiện diện khá đông đảo trong tất cả các giai đoạn, đặc biệt là khá tích cực trong giai đoạn may mặc. Trong hai ngành may mặc và dệt nầy, các nước, các nền kinh tế đầu tư tích cực nhất là Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore và Hong Kong. Nhiều công ty Nhật cũng tích cực. Trừ Singapore, các dự án của các nước nầy có tỉ lệ xuất khẩu rất cao và tỉ lệ K/L thấp. Điều nầy cho thấy các nước công nghiệp mới ở Á châu và Nhật Bản đã tận dụng lao động Việt Nam để sản xuất và xuất khẩu mặt hàng điển hình có hàm lượng lao động cao.
Nhưng hoạt động của các doanh nghiệp FDI trong ngành may mặc có tạo ra một sự liên kết với các doanh nghiệp trong nước thuộc các giai đoạn kéo sợi và dệt không? Theo điều tra của Viện quản lý kinh tế Trung Ương, vào năm 2002, vẫn còn tới hơn 2/3 số doanh nghiệp FDI dùng nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng may mặc. Theo mét cuéc ®iÒu tra vào tháng 8 và tháng 9/2003 cho thấy các doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài thường có khuynh hướng nhập khẩu hầu như toàn bộ bán thành phẩm và nguyên liệu cần thiết. Chẳng hạn trêng hợp công ty 100% vốn Nhật Bản sản xuất quần áo ở Khu chế xuất Tân Thuận, vào năm 2003, mặc dầu đã sau 7 năm ho¹t động tại Việt Nam, vẫn còn có tới 97% nguyên liệu và bán thành phẩm nhập khẩu từ nước ngoài.
Những doanh nghiệp FDI có dùng (mặc dù số lượng chưa nhiều) nguyên liệu và bán thành phẩm sản xuất trong nước nằm trong 2 trường hợp sau: Một là các xí nghiệp liên doanh với các đối tác phía Việt Nam, các đối tác nµy thường là các công ty quốc doanh mà sản xuất chính của họ là các mặt hàng trung gian đó. Một trong những động cơ hoặc điều kiện để lập liên doanh với nước ngoài là tiêu thụ bán thành phẩm hay nguyên liệu họ có sản xuất. Hai là các doanh nghiệp FDI ngành may mặc mua bán chế phẩm hay nguyên liệu từ những liên doanh FDI khác. Từ giữa thập niên 1990, FDI vào Việt Nam để sản xuất các sản phẩm nµy bắt đầu tăng và vào đầu năm 2003 đã có trên dưới 50 doanh nghiệp vốn nước ngoài sản xuất sợi và vải tại Việt Nam (xem Biểu 7).
Kết quả khảo sát này cho thấy sự liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp thuần tuý vốn trong nước là rất yếu. Doanh nghiệp FDI có khuynh hướng dùng nguyên liệu và bán thành phẩm nhập khẩu hoặc do các công ty FDI khác sản xuất. Nguyên nhân là vì doanh nghiệp nhà nước trong ngành không cung cấp các sản phẩm chất lượng cao và/hoặc không đảm bảo các điều kiện về giao hàng. Doanh nghiệp tư nhân trong nước còn quá yếu.
4. Kênh cạnh tranh:
Thực tế cho thấy, trong khi khu vực doanh nghiệp FDI chịu sức ép cạnh tranh lớn nhất giữa các doanh nghiệp này với nhau, thì các doanh nghiệp trong nước lại cho rằng họ đang chịu sức ép cạnh tranh mạnh ngang nhau từ doanh nghiệp FDI và chính các doanh nghiệp trong nước. Trong khi doanh nghiệp FDI chịu áp lực mạnh nhất về sản phẩm (chủng loại, mẫu mã mới), thì doanh nghiệp trong nước lại đánh giá cao nhất sức ép về công nghệ có trình độ cao hơn từ phía doanh nghiệp FDI.
Đánh giá về sức ép cạnh tranh
Doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp trong nước
DN NN
DN TN
DN FDI
Hộ GĐ
DN trong nước
DN FDI
Hộ GĐ
Vệ thị phần
4.18
4.88
7.00
2.81
6.02
6.62
2.85
Về sản phẩm
4.00
5.00
7.24
2.90
6.12
6.41
2.62
Về công nghệ
3.47
4.59
7.14
2.45
6.11
7.43
2.75
Về lao động có tay nghề
3.97
4.47
6.25
2.36
5.76
7.00
3.23
Nguồn: Điều tra doanh nghiệp của CIEM
Điều tra này cũng phản ánh phần nào việc các doanh nghiệp FDI liên tục tung các sản phẩm mới ra thị trường, trong khi các doanh nghiệp trong nước dường như vẫn đang phải dòn sức lực vào dây chuyền và công nghệ sản xuất.
Bột giặt Daso đang phải đối mặt với Omo, Tide; sữa Vinamilk, Nutifood phải cạnh tranh với Nestle, Abott, Mead&Johnson, Dumex...; bia Sài Gòn, Laser đang "chống trả" Heineken, Tiger, Foster…Thị trường hàng điện tử Việt Nam dù nhỏ nhưng có sự hiện diện đầy đủ của các "anh hào" điện tử toàn cầu: Sony, Panasonic, Toshiba, Samsung, LG... Các DN Việt Nam rất vất vả trong cuộc cạnh tranh này, thất bại là khả năng khó tránh khỏi". Hiện các sản phẩm lắp ráp trong nước đang chiếm khoảng 70% thị phần hàng điện tử Việt Nam, tuy nhiên phần lớn vẫn là những thương hiệu của các tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới.
Theo nghiên cứu của Công ty GFK trong năm 2004, các sản phẩm thương hiệu Việt Nam chỉ chiếm 6% thị phần sản phẩm điện tử nghe nhìn; 48% là các sản phẩm có thương hiệu Nhật Bản và 35% là các thương hiệu Hàn Quốc... Đối với sản phẩm điện tử gia dụng, thương hiệu Việt Nam chỉ chiếm 3%; các thương hiệu Nhật chiếm 53%; các thương hiệu Hàn Quốc là 35%...
Một số DN sản xuất hàng tiêu dùng trong nước đã nỗ lực rất lớn và đạt được những thành quả bước đầu trong cuộc cạnh tranh với các thương hiệu nước ngoài. Có thể kể sản phẩm nước tăng lực Number One của Công ty Tân Hiệp Phát như một điển hình. Bất ngờ xuất hiện một cách ấn tượng trên thị trường với phong cách mới lạ và độc đáo, những chai nước tăng lực Number One đã kéo tụt doanh số của những "đại gia" nước giải khát có ga, nhảy lên vị trí số một cả về thị phần lẫn doanh số của ngành giải khát trong một thời gian dài. G7 - sản phẩm cà phê hòa tan của Công ty Cà phê Trung Nguyên ngay khi xuất hiện đã lập tức cho thấy khả năng... đe dọa các đại gia khác trong lĩnh vực này. Ngay lập tức, thị trường cà phê hòa tan sôi động với những phản ứng của Nescafe khi thương hiệu này cùng lúc tung ra đến ba loại phục vụ những đối tượng thích gu cà phê từ nhạt đến đậm. Nescafe cũng đưa ra thông điệp "100% cà phê Việt Nam" nên "hương vị Việt Nam hơn" để đối chọi với lời kêu gọi "Người Việt dùng hàng Việt" của Trung Nguyên...
Tuy nhiên, những cuộc "phản kích" như vậy của các thương hiệu trong nước không nhiều. Chuyện được nhắc nhiều hơn là những thất bại của một số thương hiệu trong nước trong cuộc chiến này mà sản phẩm bia L. là một thí dụ. Đầu tư công nghệ, tiếp thị rất lớn nhưng bia L. vẫn phải chịu thất bại khi các kênh phân phối quan trọng trên thị trường như hệ thống nhà hàng, khách sạn, quán ăn... đều đã bị các thương hiệu nước ngoài khống chế.
III. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TÁC ĐỘNG TRÀN:
1. Tác động tràn của FDI tới năng suất lao động của doanh nghiệp trong nước.
Mô hình.
Mô hình phân tích lượng ở đây được xây dựng như sau:
nangsuati = f (cuongdovoni, tytrongii, trinhdoi, quimoi, hopdongi , Dtinhi, Dnganh).
Kết quả và đánh giá.
Ở mặt bằng chung, ngoại trừ biến hopdong, tất cả các biến khác đều có tác động dương tới thay đổi NSLĐ. Tuy nhiên, ở từng nhóm ngành và từng nhóm doanh nghiệp, đóng góp của các biến là khác nhau. Đặc biệt chú ý là lao động có tay nghề không ảnh hưởng tới thay đổi về NSLĐ của các nhóm ngành phân tích và của nhóm doanh nghiệp tư nhân trong nước. Đối với doanh nghiệp tư nhân trong nước ở ngành dệt - may và cơ khí - điện tử từ thậm chí cả vốn và lao động kỹ năng đều không có tác động rõ rệt tới thay đổi NSLĐ của doanh nghiệp. Kết quả này phản ánh phần nào thực trạng ở Việt Nam là các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu sử dụng lao động phổ thông là chính và doanh nghiệp dệt may và cơ khí -điện tử cũng là các doanh nghiệp nhỏ xét về vốn. Ngoài rakết quả tính toán cho thấy ở những đô thị lớn có ảnh hưởng tích cực đối với các doanh nghiệp thuộc nhóm dệt may nói chung và thuộc nhóm DNNN, nhưng lại không có ảnh hưởng đến nhóm doanh nghiệp tư nhân trong nước. Điều này có thể là do sản phẩm của các doanh nghiệp tư nhân khó cạnh trang được với cùng loại sản phẩm do các doanh nghiệp khác sản xuất tại các đô thị lớn. Do vậy, doanh nghiệp tư nhân thường cung cấp sản phẩm cho các thị trường có sức mua thấp hơn, chẳng hạn ở vùng nông thôn.
Kết quả kiểm định ở ước lượng I cho biết sự xuất hiện của doanh nghiệp FDI làm thay đổi NSLĐ của các doanh nghiệp trong nước theo hướng tích cực hay cho thấy dấu hiệu của việc xuất hiện tác động tràn tích cực. Ở góc độ ngành, biến tytrong có dấu dương ở tất cả các nhóm ngành, ở cả hai nhóm doanh nghiệp nhưng chỉ có ý nghĩa ở nhóm ngành chế biến thực phẩm. Xét trên giác độ loại hình doanh nghiệp, sự xuất hiện của doanh nghiệp FDI dường như không có ảnh hưởng gì tới NSLĐ của DNNN cùng ngành nói chung và trong từng nhóm khảo sát nói riêng. Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI lại có tác động làm tăng NSLĐ của các doanh nghiệp tư nhân nói chung và doanh nghiệp ngành dệt - may và chế biến thực phẩm.
Kết quả mô hình đánh giá tác động của FDI tới NSLĐ của các DN
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
Biến
Chung
Thực phẩm
Dệt may
cơ khí diện tử
Chung
Thực phẩm
Dệt may
Cơ khí điện tử
Cuongdovon
159341*
16548***
0.1831
27757***
1597*
16541***
0.1898
0.297565
(6.39)
(162.97)
(3.31)
(5.85)
(6.95)
(382.23)
(4.66)
(176)
Trinhdo
2896**
2582**
0.221
5907***
28914**
258**
0.2218
6093**
(21.48)
(19.27)
(5.54)
(4.94)
(33.2)
(17.53)
(5.44)
(18.51)
Quymo
38075**
38666**
0.3171
1.243***
38099***
386**
0.3149
1.299**
(47.66)
(43.52)
(6.03)
(15.14)
(63.76)
(52.45)
(6.16)
(14.69)
Dsohuu
1.0278**
7412**
8351*
3.251***
(43.41)
(44.93)
(12.38)
(5.38)
Dtinh
16708**
01965*
24326**
0.1891
16812**
0.0201
247.56*
0.2723
(22.73)
(6.33)
(14.44)
(0.57)
(37.71)
(3.88)
(10.14)
(5.62)
Chiphoi1
1.0209**
73543**
8172**
3.1675**
(47.87)
(55.84)
(1502)
(14.45)
Chiphoi2
1.0498***
7554**
97895*
4.5405**
(78.55)
(52.58)
(11.93)
(15.85)
Dluongthuc
0.0321
0.0343
(1.92)
(3.67)
Ddetmay
1857*
18517*
(-12.38)
(-9.74)
Ddientủ
4.2133*
4.2166*
(7.44)
(8.42)
Ngành
Ước tính
Ước tính
Ước tính
Ước tính
Ước tính
Ước tính
Ước tính
Ước tính
Hệ số tự do
5.7478***
5.7986**
4.363**
15.692***
5.745***
5.7958***
4.363**
15.58***
(302.01)
(59.83)
(15.08)
(19.52)
(1651.93)
(65.23)
(12.83)
(91.15)
Số quan sát
10
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DA318.doc