Qua điều tra trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ta thấy : Bên cạnh sự phát triển về số lượng câu đơn C - V, câu đơn mở rộng thành phần, câu ghép thì trẻ vẫn còn hạn chế khi nói còn nhiều câu sai, chưa đúng cấu trúc ngữ pháp, câu nói không đủ thành phần. Tỷ lệ câu sai là 125 trong tổng số 400 câu chiếm 31,25 %. Trẻ nói câu trống không như : “Phải đánh răng, rửa mặt”; “Phải trồng cây”, “ không ạ, vì mẹ con cô Cám độc ác” Lỗi sai chủ yếu là câu nói của trẻ thiếu thành phần chủ ngữ. Nếu như không đặt trong hoàn cảnh cụ thể người nghe khó biết trẻ định diễn đạt gì? Câu như vậy trở nên không rõ ràng, diến đạt ý chưa mạch lạc. Để sửa lỗi các câu sai cho trẻ cần phải có một quá trình cô giáo và người lớn rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ nói đúng câu theo cấu trúc ngữ pháp.
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4988 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo trường Cao Xá, Lâm Thao, Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thái. Cho nên học ngữ pháp Tiếng Việt là học các mô hình nhóm từ, mô hình câu. Trẻ lĩnh hội ngữ pháp tiếng mẹ đẻ bằng cách bắt chước người lớn. Vì vậy, ở trường mầm non hoạt động của trẻ càng phong phú, trẻ càng được giao tiếp với người lớn bao nhiêu thì việc nói đúng ngữ pháp của trẻ càng được phát triển bấy nhiêu, tạo nền tảng vững chắc cho tư duy của trẻ.
Mỗi một mô hình câu đối với trẻ trở thành tín hiệu phản ánh khái quát những quan hệ hiện thực nhất định. Vì vậy, cùng một lúc với sự tiếp thu ngữ pháp, trẻ sẽ hình thành tư duy, trí tuệ của trẻ sẽ phát triển và không những trẻ nhận ra mình là trai hay là gái mà còn biết phải thể hiện hành vi như thế nào cho phù hợp với giới tính của mình. ở đây người lớn là yếu tố tác động rất lớn đối với trẻ. Em trai thường bắt chước những cử chỉ hành động của đàn ông; em gái thì bắt chước dáng điệu của đàn bà. Hiện tượng này phản ánh ở trò chơi rất rõ : Con trai thường đóng vai các chú bộ đội, công an… còn con gái thì thường đóng vai người nội trợ, cô bán hàng.. Trong khi nhận xét nhau trẻ cũng hiểu khía cạnh giới tính : Trẻ thường nói : “Con trai mà khóc à?” Hay “con gái mà lại đánh nhau”…
ý thức của trẻ được xác định rõ ràng giúp trẻ điều khiển và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với những chuẩn mực, những quy tắc xã hội. Từ đó mà hành vi của trẻ mang tính xã hội, tính nhân văn đậm nét hơn trước. Trong sự phát triển các hành động ý chí của trẻ mẫu giáo lớn có thể thấy được sự liên kết giữa 3 mặt :
- Thứ nhất là sự phát triển tính mục đích của hành động.
- Thứ hai là xác lập quan hệ giữa mục đích của hành động với động cơ.
- Thứ ba là tăng vai trò điều chỉnh của ngôn ngữ trong việc thực hiện các hành động.
Như vậy, chúng ta thấy đặc điểm tâm lý lứa tuổi ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ngôn ngữ và sử dụng ngữ pháp của trẻ. Đứa trẻ nói đúng tiếng mẹ đẻ thể hiện việc sử dụng ngôn ngữ và câu theo cấu trúc ngữ pháp đã đạt tới trình độ cao. Thực chất ngôn ngữ lúc này trở thành phương tiện giao tiếp để tiếp thu kinh nghiệm lịch sử loài người.
Muốn hiểu biết và diễn đạt ý nghĩ, nguyện vọng của mình trong bất cứ lĩnh vực nào trẻ đều phải sử dụng ngôn ngữ và sử dụng câu theo đúng cấu trúc ngữ pháp. Muốn cho ngôn ngữ của trẻ phát triển thì điều quan trọng là cho trẻ tích luỹ được nhiều từ và rèn luyện cho trẻ nói câu đúng ngữ pháp. Trên cơ sở đó trẻ có thể giao tiếp một cách thành thạo. Ngôn ngữ và cấu trúc câu của trẻ chỉ hình thành và phát triển qua giao tiếp với người lớn, với các sự vật, hiện tượng xung quanh. Làm giàu ngôn ngữ cho trẻ không thể tách việc tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp với môi trường xung quanh. Cùng với sự hướng dẫn của giáo viên trẻ được quan sát nhận xét, phân tích tổng hợp, đánh gía. Qua đó trẻ sẽ tích luỹ được những hiểu biết để có điều kiện diễn đạt những thu nhận bằng ngôn ngữ, bằng câu theo đúng cấu trúc ngữ pháp từ đơn giản đến phức tạp.
Vì vậy, khi hướng dẫn trẻ nhận xét về môi trường xung quanh, cô giáo nên theo những nội dung trọng tâm đã xây dựng trên nguyên tắc sư phạm. Đó là đảm bảo tính vừa sức hệ thống đồng bộ. Có những kiến thức sẽ được nhắc lại, song phải có sự mở rộng củng cố dần theo lứa tuổi. Khi dạy trẻ biết sử dụng các kiểu loại câu theo cấu trúc ngữ pháp, ta phải dựa trên cơ sở mở rộng tầm hiểu biết cung cấp kiến thức cần thiết cho trẻ, hình thành các chức năng nghe, hiểu cho trẻ. Muốn đạt được những yêu cầu này thì cô giáo phải chú ý lắng nghe những câu trả lời của trẻ trong lúc chơi, lúc trò chuyện. Qua đó cô kịp thời uốn nắn, bổ xung, giúp trẻ nói được câu đúng ngữ pháp và làm phong phú các kiểu câu của trẻ.
III. Đặc điểm tâm lý của trẻ 5 - 6 tuổi
Độ tuổi mẫu giáo lớn là giai đoạn cuối cùng của lứa tuổi mầm non, tức là lứa tuổi trước khi đến trường phổ thông. ở giai đoạn này, những cấu tạo tâm lý đặc trưng của con người đã được hình thành. Với sự giáo dục của người lớn những chức năng tâm lý đó sẽ được hoàn thiện một cách tốt đẹp về mọi phương diện của hoạt động tâm lý (nhận thức, tình cảm, ý chí) để hoàn thành việc xây dựng những cơ sở nhân cách ban đầu của con người.
Một trong những thành tựu lớn lao nhất của giáo dục mầm non là làm cho trẻ sử dụng một cách thành thạo tiếng mẹ đẻ trong đời sống hàng ngày. Lứa tuổi 5 - 6 tuổi là lứa tuổi bộc lộ tính nhạy cảm khiến cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ đạt tốc độ khá nhanh và đến cuối tuổi mẫu giáo thì hầu hết trẻ em đêu sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thành thạo. Trẻ em lứa tuổi này đã biết sử dụng ngữ điệu phù hợp với nội dung giao tiếp hay nội dung câu chuyện mà trẻ kể. Trẻ thường sử dụng ngữ điệu êm ái để biểu thị tình cảm yêu thương, trìu mến. Ngược lại khi giận dữ trẻ lại dùng ngữ điệu thô và mạnh. Khả năng này được thể hiện khá rõ khi trẻ kể những câu chuyện mà trẻ thích cho người khác nghe. Sự tự ý thức còn được biểu hiện rõ ràng trong sự phát triển giới tính của trẻ. ở lứa tuổi này trẻ luôn thích tìm hiểu thế giới xung quanh, đây là phương tiện phát triển các chức năng tâm lý được cải tạo dưới ảnh hưởng của ngôn ngữ, và ngược lại sự phát triển ngôn ngữ nói chung chịu ảnh hưởng dưới tác động của quá trình tâm lý ấy.
Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo 5 - 6 tuổi là lứa tuổi đã vượt qua thời kỳ ấu nhi để tiến tới một chặng đường tương đối ổn định. Có thể nói đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ những nét đặc trưng cho lứa tuổi mẫu giáo. Đó là những chức năng tâm lý đặc trưng của con người trong sự hình thành và phát triển. Cùng với sự giáo dục của nhà trường mẫu giáo và của người lớn, những thuộc tính tâm lý sẽ được hoàn thiện một cách tốt đẹp về mọi phương diện của hoạt động, làm cho nhân cách của trẻ ở quá trình hình thành mang tính độc đáo rõ nét. Do đó ở trường lớp mẫu giáo cần tập trung hết sức để giúp trẻ phát triển những đặc trưng tâm lý đó, để từ đó hình thành việc xây dựng nền tảng nhân cách ban đầu của con người.
IV. Đặc điểm ngữ pháp của trẻ 5 - 6 tuổi
Giai đoạn 5 - 6 tuổi là độ tuổi mẫu giáo lớn, là giai đoạn cuối cùng của trẻ em lứa tuổi mầm non, tức là lứa tuổi trước khi đến trường phổ thông. ở giai đoạn này trẻ đã sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong đời sống hàng ngày. Tiếng mẹ đẻ là phương tiện quan trọng nhất để lĩnh hội nền văn hoá dân tộc, để giao lưu với những người xung quanh, để tư duy, tiếp thu khoa học, bồi bổ tâm hồn.
Trẻ em “tốt nghiệp” xong trường mẫu giáo là đứng trước một nền văn hoá đồ sộ của dân tộc và nhân loại mà nó có nhiệm vụ phải lĩnh hội những kinh nghiệm mà cha ông để lại. Do vậy, phát triển ngôn ngữ và phát triển các kiểu câu theo cấu trúc ngữ pháp cho trẻ ở giai đoạn này là cực kỳ quan trọng.
Nếu một đứa trẻ 5 - 6 tuổi mà nói năng ấp úng, phát âm ngọng líu ngọng lô, vốn từ nghèo nàn không đủ để diễn đạt những điều mình cần nói, không sử dụng được các kiểu câu đúng ngữ pháp để nói mạch lạc cho mọi người hiểu và hiểu được lời người khác nói thì có thể liệt kê vào loại chậm phát triển.
Do nhu cầu giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi được mở rộng nên vốn từ của trẻ tăng lên rất nhanh và ngôn ngữ ngữ pháp của trẻ phát triển mạnh. Đặc điểm nổi bật của trẻ ở độ tuổi này là số lượng câu đơn mở rộng trong lời nói của trẻ tăng. Sự mở rộng không còn hạn chế ở thành phần phụ trạng ngữ mà còn ở cả các thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ .
VD : Bạn Phương lớp cháu hay khóc.
ĐN
Còn các kiểu câu ghép trong lời nói của trẻ cũng tăng lên. Ngoài các kiểu câu ghép đẳng lập liệt kê và ghép chính phụ nhân quả còn xuất hiện kiểu câu ghép đẳng lập lựa chọn, đẳng lập tương phản, câu ghép chính phụ điều kiện- kết quả - giả thiết, kết quả mục đích - sự kiện…
VD : Câu ghép lựa chọn :
Lan cho tớ mượn búp bê hay Lan đổi búp bê cho tớ lấy qủa bóng.
Câu ghép tương phản :
Cô nhắc các bạn nhưng các bạn vẫn mất trật tự
Câu ghép điều kiện kết quả :
Nếu cháu ngoan thì cô sẽ thưởng phiếu bé ngoan
Câu ghép mục đích - sự kiện :
Cháu giúp mẹ để mẹ đỡ mệt.
Như vậy, đến tuổi mẫu giáo lớn thì trong lời nói của trẻ đã có mặt hầu hết các kiểu câu ghép. Điều này chứng tỏ tư duy của trẻ đã có sự thay đổi về chất.
* Tuy nhiên trẻ vẫn còn hạn chế ở những điểm sau :
- Các dạng câu đơn mở rộng còn nghèo nàn.
- Dùng câu ghép thiếu các quan hệ từ :
VD : Cô giáo mắng bạn Tuấn Anh, bạn Tuấn Anh khóc.
(thiếu tại vì, nên)
Chương II
Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
I. Vài nét về điều kiện công tác, giáo dục ở Trường mầm non Hoa Hồng- Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.
Trường mầm non Hoa Hồng- Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc là trường trọng điểm cấp tỉnh, nhiều năm liền trường đạt tiên tiến xuất sắc.
- Thuận lợi :
+Trường có đội ngũ giáo viên nhiệt tình với nghề nghiệp, yêu nghề, mến trẻ.
Tổng số giáo viên, nhân viên trong trường là 54 người. Tuổi đời của giáo viên đa số là từ 25 - 35 tuổi.
+Tổng số học sinh : 545 cháu
Trong đó : Nhà trẻ + mẫu giáo 3 tuổi : 206 cháu/ 7 lớp.
Mẫu giáo 4 -5 tuổi : 339 cháu /8 lớp
+ Cơ sở vật chất : Trường được đầu tư nhiều đồ dùng, đồ chơi và các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học. Lớp học được xây dựng đúng quy cách, phòng học khang trang, sạch sẽ đảm bảo vệ sinh.
- Khó khăn :
Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ giáo viên chưa đồng đều, một số giáo viên mới ra trường tay nghề còn non yếu. Do vậy, việc tuyên truyền kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học còn hạn chế. Nhất là việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
II. Điều tra thực trạng :
1. Thời gian điều tra : Từ 12/9 đén 12/10/ 2003.
Điều tra tại Trường mầm non Hoa Hồng- Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.
2. Phương pháp điều tra :
- Phương pháp quan sát, đàm thoại trực tiếp với trẻ.
- Phương pháp trò chuyện
- Phiếu điều tra.
3. Tiến hành điều tra :
Điều tra trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở Trường mầm non Hoa Hồng- Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.
Số trẻ điều tra : 20 cháu (10 trai, 10 gái)
4. Hình thức điều tra
*Điều tra trên tiết học qua các bộ môn.
- âm nhạc
- Môi trường xung quanh
- Văn học (thơ, truyện)
- Tạo hình
-Toán
- Chữ cái
- Thể dục.
* Điều tra qua tất cả các hoạt động :
- Hoạt động vui chơi (hoạt động góc)
- Hoạt động ngoài trời.
- Hoạt động đón trả trẻ.
- Điều tra ở mọi lúc, mọi nơi
Danh sách trẻ điều tra như sau :
Stt
Họ tên cháu
Ngày
sinh
Tính tình
Họ tên bố
n.n
Họ tên mẹ
N.N
1
Ng. Huy Hoàng
5/98
Ng. vĩnh hải
Cb
Cao thị hằng
c.b
2
Lê Thuý Tâm
6/98
Lê vũ thành
Cb
Bùi thị thuý
C. an
3
Lê Hoài Nam
2/98
Lê thị hoài
Cb
Bùi thị thu
Gv
4
Tạ Nam Phương
8/98
Tạ tiến thà
Cb
Ng. loan phương
Cb
5
Trần Tr. Hiếu
6/98
Ngô m. cường
Cb
Dương thị giới
Gv
6
Ng. Hữu Tùng
5/98
Nguyễn điệp
l.xe
Ng. thuý loan
Cb
7
Lê Thị Thảo
7/98
Lê anh đào
k. d
Trần thị hải
N. tr.
8
Ng. Ngọc Linh
5/98
Ng. anh
k. d
Phan t. nguyệt
Cb
9
Ng. K. Ly
4/98
Ng. x. trường
Cb
Ng. thị loan
Cb
10
Lê Vân Anh
1/98
Lê văn tài
Cb
Bùi thị thanh
Cb
11
Phùng Vân Anh
4/98
Phùng trung
k. d
đỗ thị dung
k.d
12
Ng. Duy Thành
9/98
Ng. duy thanh
Cb
Nguyễn thị khoa
Cb
13
Lê Thu Thuỷ
3/98
Lê công lý
Cb
đào bích thu
k. d
14
Ng. Lan Hương
10/98
Ng. mạnh tuấn
B. đ
Ng.thị huyền
Cb
15
Hoàng Thị Giang
7/98
Hoàng văn thu
Hưu
Ng thị tâm
k. d
16
Ng. Diệu Linh
7/98
Ng. văn hoàng
Cb
Ng thị bích
Cb
17
Bùi Anh Tú
9/98
Bùi quang huy
k.d
Trịnh thị dung
n.tr
18
Trần cao nguyên
7/98
Trần văn tiến
Cb
Ng. thị huyền
Cb
19
Bùi ph. Linh
2/98
Bùi công thắng
Cb
Nguyễn kim hạnh
Gv
20
Chu ph. nam
9/98
Chu văn cư
b.đ
Lưu thị hào
l.r
Bảng thống kê phân loại câu theo đúng câú trúc ngữ pháp của trẻ 5 - 6 tuổi
Stt
Họ và tên
Phân loại câu
Câu đơn
Câu ghép
Câu đúng
Câu sai
1
Ng. Huy Hoàng
9
5
14
6
2
Lê Thuý Tâm
8
3
11
9
3
Lê Hoài Nam
8
5
13
7
4
Tạ Nam Phương
10
8
18
2
5
Trần Trung Hiếu
11
3
14
6
6
Ng. Hữu Tùng
2
2
4
16
7
Lê Thị Thảo
5
14
6
14
8
Ng. Ngọc Linh
9
3
13
7
9
Ng. K. Ly
9
3
12
8
10
Lê Vân Anh
11
11
9
11
Phùng Vân Anh
10
3
13
7
12
Ng. Duy Thành
13
2
15
5
13
Lê Thu Thuỷ
14
5
19
1
14
Ng. Lan Hương
9
7
16
4
15
Hoàng Thị Giang
10
7
17
3
16
Ng. Diệu Linh
6
9
15
5
17
Bùi Anh Tú
12
2
14
6
18
Trần cao nguyên
11
6
17
3
19
Bùi ph. Linh
13
4
17
3
20
Chu ph. nam
15
1
16
4
Tổng
195
80
275
125
275
400
III. Nhận xét - Đánh giá kết quả :
Qua thực trạng điều tra phân loại câu theo đúng cấu trúc ngữ pháp của trẻ 5 - 6 tuổi taị Trường mầm non Hoa Hồng- Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc tôi thu được kết quả như sau :
Bảng 1 : Phân loại câu của trẻ 5 - 6 tuổi
Tổng số câu
Phân loại câu
Câu đơn
Câu ghép
Câu sai
400 = 100%
195 = 48,75%
80 = 20%
125 = 31,25 %
Bảng 2 :
Phân loại câu theo cấu trúc ngữ pháp của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Câu đơn
Câu ghép
Câu đơn
Chủ vị
86 = 44,1 %
Câu đơn mở rộng thành phần
109 = 55,9 %
Câu ghép
đẳng lập
42 = 52,5 %
Câu ghép
chính phụ
38 = 47,5 %
* Nhận xét :
- Ưu điểm :
Nhìn vào bảng 1 và 2 ta thấy trẻ 5 - 6 tuổi nói được rất nhiều câu đơn. Trong tổng số 400 câu trả lời của trẻ có tới 195 câu đơn = 48,75 %
Như vậy câu đơn của trẻ phát triển nhiều về số lượng. Trẻ nói thành thạo các câu gồm một cụm chủ vị.
Chẳng hạn : Cậu đưa con đến trường
Bố mẹ con yêu con nhất.
Con muốn làm nghề cảnh sát.
Ta thấy một đặc điểm nổi bật là trong các câu đơn chủ vị của trẻ 5 - 6 tuổi thì chủ ngữ và vị ngữ đều là cụm từ. Nghĩa là câu đã được mở rộng hơn thành phần chủ vị khác với câu đơn của trẻ 3 -4 tuổi chủ ngữ và vị ngữ là một từ : Hà ngã, áo đẹp.
Sự phát triển các câu đơn chủ vị về số lượng là hoàn toàn đúng với đặc điểm phát triển ngữ pháp của trẻ. Trẻ càng lớn đối tượng giao tiếp của trẻ càng mở rộng. Trẻ tự tin hơn khi giao tiếp với bạn bè, cô giáo, cha mẹ, ông bà nên vốn ngôn ngữ của trẻ tăng lên và trẻ sử dụng thành thạo các câu đơn theo cấu trúc ngữ pháp.
Bên cạnh sự phát triển vượt bậc về số lượng câu đơn chủ vị. Ta thấy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đã sử dụng được một số lượng lớn các câu đơn mở rộng thành phần. Trong tổng số195 câu đơn nói chung trẻ nói được 109 câu đơn mở rộng thành phần tương đương 55,9 %. Số lượng câu đơn mở rộng thành phần nhiều hơn số lượng câu đơn chủ vị đã đánh dấu môt bước nhảy vọt về sự phát triển sử dụng câu theo đúng cấu trúc ngữ pháp. Trong số các câu đơn mở rộng thành phần có câu mở rộng thành phần vị ngữ như :
Con thấy thời tiết đẹp và mát; Con nhìn thấy cây xanh và nhà; Bố mẹ con nấu cơm quét nhà…
Ta thấy vị ngữ được mở rộng thành một cụm danh từ, cụm tính từ hoặc cụm động từ đã giúp trẻ diễn đạt nội dung rõ ràng và câu nói của trẻ dài hơn, có hình ảnh hơn. Trẻ đã biết sử dụng các từ liên kết trong câu.
VD : “và” làm cho câu nói của trẻ thêm chặt chẽ rõ ràng.
Trong số các câu đơn mở rộng thành phần của trẻ 5 - 6 tuổi, ta thấy trẻ không chỉ sử dụng các câu đơn mở rộng thành phần vị ngữ mà trẻ còn sử dụng cả những câu đơn mở rộng thành phần chủ ngữ. VD :
Con cá, con tôm, con cua, con ốc sống dưới nước; Hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền đều rất đẹp; Ông bà, bố mẹ đều yêu con.
Chủ ngữ được mở rộng thường là các cụm danh từ liên kết với nhau đóng vai trò là chủ ngữ trong câu. Câu mở rộng chủ ngữ theo hình thức này thường được trẻ sử dụng khi trả lời các câu hỏi có tính chất liệt kê các sự vật.
Bên cạnh các câu đơn mở rộng thành phần chủ ngữ, các câu đơn mở rộng thành phần vị ngữ ta còn bắt gặp ở trẻ những câu đơn mở rộng cả thành phần bổ ngữ và trạng ngữ.
VD : Khi chơi với bạn con phải nhường bạn.
Khi thấy bạn ngã con phải kéo bạn dậy.
Trong bài thơ bà già đã bắt được con ốc xinh xinh….
Trẻ đã biết sử dụng cả những câu mở rộng cả thành phần bổ ngữ và thành phần vị ngữ. Nghĩa là : Trẻ sử dụng được những câu đơn mở rộng nhiều thành phần.
VD : Khi đi trên đường con nhìn thấy ô tô, xe máy.
Trước khi đi học con phải rửa mặt đánh răng, ăn sáng.
Qua việc mở rộng các thành phần trong câu ta thấy trẻ đã nói được những câu dài, diễn đạt các nội dung rõ ràng đúng ngữ pháp.
Sở dĩ trẻ sử dụng nhiều câu đơn mở rộng thành phần là do trẻ biết sử dụng vốn ngôn ngữ phong phú của mình, biết sắp xếp các từ ngữ trong câu để diễn đạt suy nghĩ của mình hoặc thể hiện sự miêu tả hành động sự vật. Việc trẻ sử dụng nhiều câu đơn mở rộng thành phần là phù hợp với đặc điểm phát triển ngữ pháp của trẻ 5 - 6 tuổi.
Ngoài sử dụng các câu đơn đầy đủ thành phần c - v trẻ thường sử dụng các câu đơn mở rộng thành phần khác.
Qua kết quả điều tra thực trạng sử dụng một số kiểu câu theo cấu trúc ngữ pháp của trẻ 5 - 6 tuổi, ta thấy trẻ 5 - 6 tuổi đã sử dụng được một số lượng câu ghép chiếm 20% trong tổng số câu trả lời của trẻ (80 câu trong tổng số 400 câu). Trong đó trẻ sử dụng câu ghép đẳng lập là 42 câu tương đương 52,5 %, các câu ghép chính phụ là 38 câu tương đương 47,5 %. Các câu ghép đẳng lập như :
Con đỡ bạn lên và con dỗ bạn.
Con được phiếu bé ngoan, được cắm cờ và con được bố mẹ khen.
Con không tranh giành đồ chơi và con không đánh bạn bạn.
Con thấy trường mình đẹp và có nhiều cây xanh.
Khi sử dụng câu ghép đẳng lập trẻ đã biết sử dụng từ liên kết “và” để liên kết các vấn đề của câu. Như vậy, trong câu ghép trẻ sử dụng câu ghép đẳng lập nhiều hơn câu ghép chính phụ. Tuy nhiên số lượng 38 câu ghép chính phụ được trẻ sử dụng không phải là nhỏ. Qua điều tra ta thấy các câu ghép chính phụ như : “cuối tuần con ngoan con sẽ được phiếu bé ngoan”; “ con không yêu mẹ con cô Cám bởi vì mẹ con cô Cám độc ác”; “muốn được cô giáo yêu thì con phải ngoan”… Trẻ đã biết sử dụng các từ và cặp từ liên kết trong câu ghép chính phụ như : “bởi vì”, “muốn… thì”, “sẽ”…để liên kết các vế câu với nhau. Qua điều tra ta thấy trẻ sử dụng được nhiều câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ, các loại câu ghép khác ít gặp trong các câu trả lời của trẻ.
Trẻ biết sử dụng câu ghép như vậy là do ở độ tuổi 4 - 5 tuổi nhu cầu giao tiếp của trẻ là rất lớn, phạm vi giao tiếp được mở rộng với bạn bè và mọi người xung quanh. Trong quá trình giao tiếp trẻ được rèn luyện ngôn ngữ và học được nhiều câu nói theo cấu trúc ngữ pháp của người lớn. Từ đó trẻ đã biết phát triển câu nói của mình để sử dụng các từ liên kết tạo nên các loại câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ.
Qua điều tra thực trạng sử dụng một số loại câu theo cấu trúc ngữ pháp của trẻ 5 - 6 tuổi, ta thấy trong câu nói của trẻ 5 - 6 tuổi trẻ đã biết liên kết các câu đơn tạo thành chuỗi câu hoàn chỉnh. Chẳng hạn : “chiều về mẹ con quét nhà, mẹ con đi chợ mua rau và mua thức ăn. Mẹ con nấu cơm rửa bát, lau bàn ghế. Bố con sang chơi nhà bác Linh, con giúp mẹ nấu cơm”. Đó là những câu trả lời của trẻ khi được hỏi : “Bố mẹ con thường làm những công việc gì?”. Trẻ đã biết liên kết các câu hoàn chỉnh với nhau tạo thành một đoạn văn miêu tả các sự việc. Đó là sự phát triển tốt trong cấu trúc câu của trẻ. Cô giáo cần khuyến khích để trẻ biết liên kết các câu đơn giản diễn tả nội dung câu chuyện hay diễn tả những suy nghĩ của mình một cách rõ ràng mạch lạc.
* Tuy nhiên trẻ vẫn còn một số nhược điểm sau :
Qua điều tra trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ta thấy : Bên cạnh sự phát triển về số lượng câu đơn C - V, câu đơn mở rộng thành phần, câu ghép thì trẻ vẫn còn hạn chế khi nói còn nhiều câu sai, chưa đúng cấu trúc ngữ pháp, câu nói không đủ thành phần. Tỷ lệ câu sai là 125 trong tổng số 400 câu chiếm 31,25 %. Trẻ nói câu trống không như : “Phải đánh răng, rửa mặt”; “Phải trồng cây”, “ không ạ, vì mẹ con cô Cám độc ác”…Lỗi sai chủ yếu là câu nói của trẻ thiếu thành phần chủ ngữ. Nếu như không đặt trong hoàn cảnh cụ thể người nghe khó biết trẻ định diễn đạt gì? Câu như vậy trở nên không rõ ràng, diến đạt ý chưa mạch lạc. Để sửa lỗi các câu sai cho trẻ cần phải có một quá trình cô giáo và người lớn rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ nói đúng câu theo cấu trúc ngữ pháp.
* Nguyên nhân:
Kết quả điều tra cho thấy việc sử dụng câu theo đúng cấu trúc ngữ pháp của trẻ 5 - 6 tuổi có sự khác biệt cá nhân. Một số cháu sử dụng câu rất đúng ngữ pháp, có nhiều câu mở rộng thành phần, nhiều câu ghép như cháu Nam Phương, Thu Thuỷ, Lan Hương. Các cháu này tỷ lệ câu sai rất thấp gần như là không có, chứng tỏ các cháu sử dụng câu theo cấu trúc ngữ pháp là rất tốt. Ngược lại, có một số cháu có rất nhiều câu sai như cháu Khánh Ly (5 câu), cháu Tân, Lê Nam, Ngọc Linh (4 câu). Đặc biệt cháu Lê Thảo có tới 10 câu sai, cháu Hữu Tùng có 12/20 câu sai chiếm tỷ lệ 60%. Tại sao lại có sự khác biệt cá nhân trong việc sử dụng câu theo đúng cấu trúc ngữ pháp như vậy? Là một giáo viên đứng lớp tôi thấy những cháu nói được nhiều câu đúng ngữ pháp, câu mở rộng thành phần, câu ghép là những cháu nhanh nhẹn hoạt bát. Các cháu này trong quá trình giao tiếp với cô, với bạn và mọi người xung quanh rất mạnh dạn, tự tin; các cháu rất thích kể chuyện theo tranh, thích đọc thơ và thuộc phần lớn các bài thơ câu chuyện mà cô đã dạy. Trẻ có thể kể lại chuyện một cách sáng tạo. Hơn nữa trong gia đình bố mẹ các cháu đều là công chức nhà nước luôn chú ý chăm lo, rèn luyện ngôn ngữ cho con trong giao tiếp hàng ngày. Chính vì vậy, câu sai ngữ pháp của những trẻ này là gần như không có. Qua tìm hiểu các cháu hay nói câu sai ngữ pháp tôi thấy các cháu này chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp với người lớn, cô giáo và các bạn. Một số cháu còn nhút nhát khi kể chuyện đọc thơ, các cháu lại hay nghỉ học nhiều như cháu Vân Anh, Lê Thảo, Ly…. Những điều này có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, làm hạn chế việc phát triển câu nói đúng ngữ pháp.
Đặc biệt cháu Nguyễn Tùng bị biến dạng lồng ngực, cháu nói ngọng bẩm sinh lại thường không thuộc các câu chuyện, bài thơ mà cô đã kể, đã dạy; giao tiếp với mọi người xung quanh còn thiếu tự tin; bố mẹ cháu lại bận kinh doanh không có thời gian quan tâm đến con. Chính vì những lý do trên dẫn đến cháu nói nhiều câu sai, không đúng cấu trúc ngữ pháp, số lượng câu mở rộng thành phần, câu ghép ít.
Để làm rõ sự khác biệt cá nhân trong việc sử dụng câu theo đúng cấu trúc ngữ pháp của trẻ 5 - 6 tuổi tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm. Qua đây, cần rút ra bài học là trong việc giáo dục và phát triển ngôn ngữ, rèn luyện câu theo cấu trúc ngữ pháp cho trẻ cô giáo cần đặc biệt chú ý đến hình thức giáo dục cá biệt để trẻ phát triển đồng đều.
* Tóm lại :
Qua việc nghiên cứu điều tra thực trạng sử dụng một số loại câu theo cấu trúc ngữ pháp của trẻ 5 - 6 tuổi tại Trường mầm non Hoa Hồng- Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc tôi rút ra một số kết luận sau :
1. Trẻ 5 - 6 tuổi nói được rất nhiều câu đơn, câu đơn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số câu trả lời của trẻ (44,1 %). Đây là đặc điểm nổi bật trong việc sử dụng câu theo đúng ngữ pháp của trẻ.
2. Bên cạnh sự phát triển về câu đơn, trẻ 5 - 6 tuổi đã sử dụng rất tốt các câu đơn mở rộng thành phần (55,9%) đó là mở rộng các thành phần trạng ngữ và thành phần bổ ngữ trong câu.
3. Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đã nói được các câu ghép chiếm tỷ lệ 20 % tổng số câu nói của trẻ. Trong câu ghép chủ yếu là câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ, các câu ghép khác ít xuất hiện trong số câu trả lời của trẻ.
4. Kết quả điều tra cho thấy trẻ 5 - 6 tuổi tuổi đã biết liên kết các câu đơn giản thành một chuỗi các câu ghép để diễn đạt một nội dung có ý nghĩa miêu tả hoặc tường thuật một sự việc.
5. Có sự khác biệt cá nhân trong việc sử dụng câu theo cấu trúc ngữ pháp của trẻ 5 - 6 tuổi. Điều đó thể hiện sự phát triển của trẻ có khác nhau, có nhiều trẻ sử dụng câu theo đúng cấu trúc ngữ pháp nhưng cũng có trẻ còn sử dụng câu sai chưa đúng cấu trúc ngữ pháp.
6. Trẻ 5 - 6 tuổi còn nhiều câu sai chiếm 31,25 % tổng số câu nói của trẻ. Lỗi ngữ pháp của trẻ sai chủ yếu là do trẻ sử dụng câu thiếu thành phần chủ ngữ làm cho câu nói không rõ ràng mạch lạc. Trẻ còn sử dụng các câu một từ, câu cụm từ nhưng không đáng kể.
IV. Bước đầu đề xuất một số biện pháp phát triển câu theo cấu trúc ngữ pháp của trẻ 5 - 6 tuổi.
Chúng ta đều đã biết ngôn ngữ là công cụ để phát triển tư duy. Tư duy phát triển giúp cho quá trình nhận thức ở trẻ phát triển theo, ngôn ngữ giúp cho trẻ mở mang tri thức. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ đặc biệt là dạy trẻ nói đúng câu theo cấu trúc ngữ pháp đã giúp cho quá trình phát triển toàn diện của trẻ được tốt hơn.
Vì vậy, trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ chúng ta cần đặc biệt chú ý việc dạy trẻ nói câu đúng cấu trúc ngữ pháp để từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện.
1. Biện pháp 1
Có sử dụng lời nói mẫu bằng lời nói cụ thể : Giáo viên sẽ lặp đi lặp lại những mô hình câu dùng làm mẫu để các cháu bắt chước vận dụng với những nội dung khác, để từ đó trẻ dần dần nắm được cách cấu tạo các loại câu của tiếng mẹ đẻ. Muốn vậy, giáo viên xây dựng mẫu câu để dạy trẻ, mẫu câu mà giáo viên cho trẻ tiếp nhận phải đạt các yêu cầu sau : Câu phải có đầy đủ các thành phần chủ ngữ và vị ngữ, từ ngữ trong câu phải chính xác được sắp xếp đúng trật tự của câu tiếng Việt, nội dung thông báo của câu đơn giản rõ ràng, mẫu câu đưa ra phải từ đơn giản đến phức tạp.
VD : Mẫu câu có cấu trúc chủ vị :
Cái ô tô này của cháu.
Nói chuyện trong lớp là không ngoan.
Mẫu câu có cấu trúc C-V- Bổ :
Cháu thích ăn kem và ăn bánh.
2. Biện pháp 2:
Để phát triển câu theo cấu trúc ngữ pháp cho trẻ, cô dạy trẻ hình thành câu trên cơ sở vật chất trò chơi nhằm khuyến khích trẻ nói các câu đơn, câu mở rộng thành phần và câu ghép.
VD : Trò chơi “Buổi sáng ở nhà búp bê” cô yêu cầu trẻ tạo lập câu đơn chủ vị miêu tả hoạt đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao duc hanh vi giao tiep ...doc