Đề tài Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương

 

LỜI CẢM ƠN. 1

Lời mở đầu 2

PHẦN THỨ NHẤT 7

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH 7

THEO LƯƠNG Ở TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 7

I. LÝ LUẬN CHUNG TRONG CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 7

1. Bản chất, khái niệm tiền lương. 7

b. Vai trò của tiền lương và các khoản trích theo lương. 8

3. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 9

II. HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG, THU NHẬP KHÁC VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG. 12

1. Các hình thức tiền lương 12

1.2. Các khoản trích theo lương: 17

3. Nội dung ý nghĩa của các thu nhập khác. 19

III. QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN LIÊN QUAN. 20

1. Quỹ tiền lương: 20

2. Các khoản trích theo lương: 21

3. Các khoản thu nhập cá nhân người lao động 22

IV. TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG. 23

1. Thủ tục, chứng từ hạch toán. 23

2. Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp: 24

3. Hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương. 25

3.1 Chứng từ và tài khoản kế toán sử dụng. 25

3.2. Hạch toán lao động về mặt số lượng, thời gian và kết quả lao động. 28

3.3 Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương: 29

PHẦN II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI XÍ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ SỐ 4 31

PHẦN II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI XÍ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ SỐ 4 32

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP MTĐT SỐ 4 32

1. Sơ lược chung về công ty môi trường đô thị Hà Nội. 32

2. Khái quát chung về xí nghiệp môi trường số 4. 32

2.1 Nguyên tắc hoạt động: 34

2.2 Cơ cấu tổ chức: 34

2.3. Các phòng ban chức năng trong xí nghiệp: 35

2.3. Các phòng ban chức năng trong xí nghiệp: 36

2.4. Kết quả hoạt động năm 2000 của xí nghiệp. 36

2.5. Phương hướng nhiệm vụ năm 2001. 37

3. Đặc điểm quy trình công nghệ. 38

3.1. Mục tiêu đối tượng áp dụng. 38

3.2. Quy trình công nghệ. 38

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI XÍ NGHIỆP MTĐT SỐ 4 40

1. Giới thiệu về Phòng Tài chính kế toán. 40

1.1 Chức năng, Nhiệm vụ và đối tượng hoạch toán của phòng Tài chính Kế toán 40

1.2. Cơ cấu tổ chức của phòng Tài chính Kế toán. 40

1.3 Đặc điểm và phương pháp hạch toán tại phòng Tài chính kế toán. 42

2. Công tác hoạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương : 48

2.1 Hạch toán lao động về mặt số lượng, thời gian và kết quả lao động. 48

a. Hạch toán thời gian lao động: 48

b. Hạch toán Kết quả lao động. 50

b. Hạch toán thanh toán tiền lương với người lao động. 50

2.2 Tài khoản sử dụng 51

2.3. Tính lương, BHXH và thanh toán tiền lương BHXH tại Xí nghiệp. 52

2.4 Phương pháp tính trích BHXH, BHYT và KPCĐ ở Xí nghiệp Môi trường đô thị số 4. 57

3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Xí nghiệp. 58

1. Bảng tổng hợp tiền lương phải trả của các bộ phận trong Xí nghiệp trong tháng 4/2000: 59

2. Bảng tổng hợp thanh toán bảo hiểm xã hội phải trả CNV trong tháng 4/2000: 59

3. Bảng tổng hợp thanh toán tiền thưởng theo quỹ lương tháng 4/2000: 60

4. Trích bảng kê các khoản khấu trừ vào lương tháng 4/2000 của công nhân viên chức: 60

5. Trích số liệu trên các NKCT liên quan đến tình hình thanh toán chi trả tiền lương, BHXH, BHYT và KPCĐ tháng 4/2000: 60

PHẦN III: 71

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI XÍ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ SỐ 4 71

1. Ưu điểm: 71

2. Tồn tại: 72

3. Biện pháp khắc phục 72

1) Về công tác tổ chức tính toán và thanh toán lương, BHXH ở Xí nghiệp: 73

2) Về công tác tổ chức hạch toán ban đầu và luân chuyển chứng từ: 74

KẾT LUẬN 76

 

doc79 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
= phải trả công nhân trực x lương trích kế hoạch tiếp trong tháng trước Trong đó: Tỷ lệ Tổng số lương phép kế hoạch năm trích của công nhân trực tiếp SX trong tháng trước = x 100 Tổng số lương chính kế hoạch năm của công nhân trực tiếp sản xuất Cũng có thể trên cơ sở nhiều năm, doanh nghiệp tự xác định một tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép kế hoạch của nhân công trực tiếp sản xuất một cách hợp lý. 3. Hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương. 3.1 Chứng từ và tài khoản kế toán sử dụng. a. Chứng từ kế toán: Các chứng từ về kế toán tiền lương, tiền thưởng, BHXH và thanh toán tiền lương, BHXH như : - Bảng thanh toán tiền lương ( mẫu số 02 - LĐTL ) - Bảng thanh toán tiền thưởng ( mẫu số 05 - LĐTL ) - Bảng thanh toán BHXH ( mẫu số 04 - LĐTL ) - Các phiếu thu, phiếu chi các chứng từ tài liệu về các khoản khấu trừ trích nộp ... liên quan. Các chứng từ này được sử dụng làm căn cứ ghi sổ kế toán trực tiếp hoặc để hạch toán tổng hợp tiền lương. b. Tài khoản kế toán: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương sử dụng chủ yếu các tài khoản sau: - TK 334 " phải trả CNV " - TK 338 " phải trả, phải nộp khác " * Tài khoản 334 " phải trả công nhân viên " Dùng để thanh toán các khoản thanh toán với công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, tiền thưởng và các khoản khác thuộc về thu nhập của công nhân viên. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 334 Bên nợ: - Phản ánh các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác đã trả cho CNV. - Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của CNV. - Kết chuyển tiền lương của CNV chưa lĩnh vào tài khoản thích hợp. Bên có: - Tiền lương, tiền công và các khoản khác còn phải trả cho CNV. Dư có: - Tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác phải trả cho CNV. Dư nợ: Trong trường hợp cá biệt số dư bên nợ (nếu có) - Phản ánh số tiền đã trả quá số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác cho CNV. Tài khoản 334 hạch toán chi tiết theo hai nội dung: TK 334.1: Thanh toán tiền lương TK 334.2: Thanh toán các khoản khác * Tài khoản 338 " phải trả, phải nộp khác " Dùng để phản ánh các khoản phải trảvà phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức, đoàn thể xã hội, cho cấp trên về kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản khấu trừ vào lương theo quyết định của toà án (tiền nuôi con khi ly dị, nuôi con ngoài giá thú, án phí...) giá trị tài sản thừa chờ xử lý, các khoản vay mượn tạm thời, nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, các khoản thu hộ, giữ hộ ... Kết cấu và nội dung TK 338: Bên nợ: - Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý các quỹ. - Các khoản đã chi về kinh phí công đoàn. - Xử lý giá trị tài sản thừa. - Kết chuyển doanh thu nhận trước vào doanh thu bán hàng trong kỳ. - Các khoản đã trả, đã nộp khác. Bên có: - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định. - Tổng số doanh thu nhận trước phát sinh trong kỳ. - Các khoản phải trả, phải nộp hay thu hộ. - Giá trị tài sản thừa chờ xử lý. - Số đã nộp, đã trả lớn hơn số phải nộp, phải trả được hoàn lại. Dư nợ:(nếu có) - Số trả thừa, nộp thừa, vượt chi chưa được thanh toán. Dư có: - Số tiền còn phải trả, phải nộp và giá trị tài sản thừa chờ xử lý. Việc phản ánh tình hình và thanh toán các khoản được chi tiết trên 6 tiểu khoản: - TK 338.1: Tài sản thừa chờ xử lý - TK 338.2: Kinh phí công đoàn - TK 338.3: Bảo hiểm xã hội - TK 338.4: Bảo hiểm y tế - TK 338.7: Doanh thui nhận trước - TK 338.8: Phải nộp khác Ngoài các TK334, TK338 kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan trong quá trình hạch toán như : TK 622 "chi phí nhân công trực tiếp", TK 627 "chi phí sản xuất chung", TK 641 "chi phí bán hàng", TK 642 "chi phí quản lý doanh nghiệp", và các tài khoản 111, 112, 138... 3.2. Hạch toán lao động về mặt số lượng, thời gian và kết quả lao động. Mục đích hạch toán lao động trong doanh nghiệp, ngoài việc giúp cho công tác quản lý lao động còn bảo đảm tính lương chính xác cho từng người lao động. Nội dung của hạch toán lao động bao gồm hạch toán số lượng lao động, thời gian lao động và kết quả lao động. a). Hạch toán số lượng lao động: Để quản lý lao động về mặt số lượng, doanh nghiệp sử dụng "Sổ sách theo dõi lao động của doanh nghiệp" thường do phòng HCTC theo dõi. Sổ này hạch toán về mặt số lượng từng loại lao động theo nghề nghiệp, công việc và trình độ tay nghề (cấp bậc kỹ thuật) của CNV. Phòng lao động có thể lập sổ chung cho toàn doanh nghiệp và lập riêng cho từng bộ phận để nắm chắc tình hình phân bổ, sử dụng lao động hiện có trong doanh nghiệp. b). Hạch toán thời gian lao động: Thực chất là hạch toán việc sử dụng thời gian lao động đối với từng CNV ở từng bộ phận trong doanh nghiệp. Chứng từ sử dụng ở đây là "Bảng chấm công" để ghi chép thời gian lao động và có thể sử dụng tổng hợp phục vụ trực tiếp kịp thời cho việc quản lý tình hình huy động sử dụng thời gian CNV tham gia lao động. Bảng chấm công được lập riêng cho từng tổ sản xuất do tổ trưởng hoặc trưởng các phòng ban ghi hàng ngày. Cuối tháng bảng chấm công được sử dụng làm cơ sở để tính lương đối với bộ phận lao động hưởng lương theo thời gian. c). Hạch toán kết quả lao động. Mục đích của hạch toán này là theo dõi, ghi chép kết quả lao động của CNV biểu hiện bằng số lượng (khối lượng công việc đã hoàn thành) của từng người hay từng tổ, nhóm lao động. Để hạch toán, kế toán sử dụng các loại chứng từ ban đầu khác nhau tuỳ theo loại hình và đặc điểm sản xuất ở từng doanh nghiệp. Mặc dù sử dụng các mẫu chứng từ khác nhau nhưng các chứng từ này đều bao gồm các nội dung cần thiết như tên công nhân, tên công việc, thời gian lao động, số lượng công việc hoàn thành nghiệm thu, kỳ hạn chất lượng công việc hoàn thành... Các chứng từ này là "Phiếu xác nhận sản phẩm và công việc hoàn thành", "Bảng ghi năng suất cá nhân", "Hợp đồng làm khoán", "Bảng kê khối lượng công việc hoàn thành"... Chứng từ hạch toán kết quả lao động do người lập ký, cán bộ kỹ thuật xác nhận, lãnh đạo (quản đốc phân xưởng hoặc trưởng bộ phận) duyệt y. Đây là cơ sở để tính tiền lương cho người lao động hay bộ phận lao động hưởng lương theo sản phẩm. 3.3 Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Các nghiệp vụ kinh tế về tiền lương, BHXH, BHYT và KPCĐ được phản ánh vào sổ kế toán theo từng trường hợp sau: 1. Hàng tháng trên cơ sở tính thù lao, lao động phải trả cho công nhân viên trực tiếp sản xuất kế toán ghi: Nợ TK 622: Thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất Nợ TK 627: Thù lao phải trả cho công nhân quản lý phân xưởng Nợ TK 641: Thù lao phải trả cho nhân viên bán hàng tiêu thụSP Nợ TK 642: Thù lao phải trả cho bộ phận quản lý doanh nghiệp Có TK 334: Tổng số thù lao lao động phải trả trong tháng 2. Số tiền thưởng phải trả cho CNV từ quỹ khen thưởng: Nợ TK 431(1): Thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng, phúc lợi Nợ TK 142(2): Các khoản thu nhập khác Nợ TK 622,627,641,642: Thưởng trong SXKD Có TK 334: Tổng số tiền thưởng phải trả CNV 3. Khi trích BHXH, BHYT và KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh: Nợ TK 622, 627(1), 641(1), 642(1): phần tính vào chi phí KD(19%) Nợ TK 334: Phần trừ vào thu nhập của CNV(6%) Có TK 338(338.2, 338.3, 338.4): Tổng số BHXH, BHYT và KPCĐ phải trích 4. Tính số BHXH phải trả cho CNV trong trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động... Nợ TK 338: Phải trả, phải nộp khác Có TK 334: Phải trả CNV 5. Các khoản khấu trừ vào lương như tiền tạm ứng, tiền bồi thường, tiền điện nước... Nợ TK 334: Tổng số các khoản khấu trừ Có TK 333(333.8): Thuế thu nhập phải nộp Có TK 141: Số tạm ứng trừ vào lương Có TK 138: Các khoản bồi thường vật chất, thiệt hại... 6. Chi trả lương và các khoản phải trả CNV: Nợ TK 334: Các khoản đã thanh toán Có TK 111, 112: Thanh toán bằng tiền mặt, TGNH Có TK 511: Thanh toán bằng sản phẩm, hàng hoá 7. Khi doanh nghiệp chuyển tiền nộp BHXH, BHYT và KPCĐ cho cơ quan chuyên môn quản lý: Nợ TK 338(338.2, 338.3, 338.4) Có TK liên quan 111, 112 8. Chi tiền kinh phí công đoàn(phần để lại ở doanh nghiệp): Nợ TK 338 (338.2) Có TK liên quan 111, 112 9. Cuối kỳ kế toán kết chuyển số tiền CNV đi vắng chưa lĩnh: Nợ TK 334 Có TK 338(338.8) 10. Trường hợp số đã trả, đã nộp về KPCĐ, BHXH(kể cả số vượt chi) lớn hơn số phải trả, phải nộp,khi được cấp bù ghi: Nợ TK 111, 112: Số tiền được cấp bù đã nhận Có TK 338(338.2, 338.3): Số tiền được cấp bù 11. Tính lương nghỉ phép thực tế phải trả cho CNV: - Hàng tháng hay định kỳ trích trước tiền lương CN sản xuất đi phép Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335: Chi phí phải trả - Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả trong tháng(hay kỳ) Nợ TK 335 Có TK 334 Sơ đồ hạch toán tiền lương, BHXH, BHYT và KPCĐ Các khoản khấu trừ vào thu nhập của CNVC. Phần tính vào chi phí SXKD. Lương phép thực tế phải trả (với SX thời vụ). Trích trước lương phép (với SX thời vụ). Tiền thưởng từ quỹ Khen thưởng. BHXH phải trả trực tiếp cho CNVC. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT tính vào Chi phí. Số chi hộ, chi vượt được hoàn lại, được cấp. Nộp KPCĐ,BHXH,BHYT cho cơ quan quản lý và các khoản chi tiêu kinh phí công đoàn tại cơ sở. Các khoản thanh toán cho CNVC BHXH,BHYT do CNVC đóng góp. 5 6 7 8 9 10 11 4 3 1 TK 335 Tổng số các khoản phải trả CNVC thực tế trong các kỳ TK 141,138 TK 622,627,642 TK 3382,3383,3384 TK 141,138 TK 111,112,511 TK 431 TK 111,112 TK 334 2 Phần II. Thực trạng công tác hoạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Xí nghiệp môi trường đô thị số 4 i. Khái quát chung về xí nghiệp MTĐT số 4 1. Sơ lược chung về công ty môi trường đô thị Hà Nội. Tên công ty: Công ty môi trường đô thị Hà Nội. Tên giao dịch : URBAN ENVIROMENT COMPANY. Trụ sở giao dịch: 18 Cao Bá Quát - Ba Đình - Hà Nội. Điện thoại: 8453982 - 8232565. Giấy phép kinh doanh: 109381. Ngành nghề kinh doanh: - Thu gom, vận chuyển, xử lý rác phế thải trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Quản lý, kinh doanh các công trình vệ sinh công cộng. - Thiết kế, sửa chữa, chế tạo các xe chuyên dùng. - Thiết kế các công trình vệ sinh môi trường, xây dựng cải tạo, sửa chữa các công trình môi sinh, dịch vụ phục vụ công tác môi trường đô thị. Công ty môi trường đô thị Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định số 2183/QĐ - TCCQ ngày 29 - 10 - 1991 của UBND thành phố Hà Nội và được chuyển sang doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích kể từ ngày 1 - 12 - 1997 theo quyết định số 4219/QĐUB ngày 1 - 11 - 1997 của UBND thành phố Hà Nội. Hiện nay công ty là đơn vị thành viên trực thuộc Sở giao thông công chính Hà Nội. 2. Khái quát chung về xí nghiệp môi trường số 4. Tên giao dịch: Xí nghiệp môi trường đô thị số 4. Địa chỉ: số 56 ngõ 212 đường Đê La Thành - Đống Đa - Hà Nội. Điện thoại: 8516819. Xí nghiệp môi trường đô thị số 4 được thành lập theo quyết định của Giám đốc Sở giao thông công chính Hà Nội, được sự phê chuẩn của UBND thành phố Hà Nội. Xí nghiệp môi trường đô thị số 4 là đơn vị trực thuộc sự quản lý trực tiếp của công ty môi trường đô thị Hà Nội, được giao nhiệm vụ vận chuyển thu dọn địa bàn hai quận Đống Đa và Thanh Xuân: - Tổ chức thu gom và vận chuyển các chất phế thải trên địa bàn 32 phường thuộc 2 quận Đống Đa (gồm 21 phường) Thanh Xuân gồm 11 phường, theo quy định của thành phố đến nơi xử lý rác của thành phố, đảm bảo mọi yêu cầu về giữ gìn sạch đẹp theo sự chỉ đạo của công ty và hợp đồng của khách hàng. - Vận chuyển chất thải theo kế hoạch sản xuất kinh doanh công ty giao. - Phục vụ, quét dọn, duy trì bảo dưỡng thường xuyên các nhà VSCC ( theo các điểm kế hoạch Công ty giao). - Thực hiện Hợp động Dịch vụ: Thu vận chuyển rác ( Bằng xe thô sơ và cơ giới ) đến nơi xử lý rác Nam Sơn. - Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức XH có liên quan trên địa bàn, tuyên truyền vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về trật tự VSMT. - Tổ chức thu dịch vụ vệ sinh theo quy định của UBND Thành phố ( thực hiện phục vụ dân, thu rác đến đâu, thu phí đến đó) theo sự uỷ quyền của Giám đốc Công ty. - Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất mà Công ty giao. Với tư cách là 1 đơn vị kinh tế cơ sở phục vụ lợi ích công cộng, Xí nghiệp MTĐT số 4 được hạch toán kinh phí nội bộ theo phương thức Kinh doanh bao thầu, được mở tài khoản chuyên chi tại Ngân hàng và có con dấu riêng theo quy định của Nhà nước, thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc Công ty giao. Đồng thời, XN MTĐT số 4 là 1 tập thể lao động, thực hiện quyền và nghĩa vụ làm chủ của mình trong quản lý, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chủ trương chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, là nơi tổ chức đời sống và các hoạt động xã hội. 2.1 Nguyên tắc hoạt động: Xí nghiệp hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Giám đốc Công ty, Giám đốc Xí nghiệp, chịu sự quản lý trực tiếp của Công ty MTĐT Hà nội, sự quản lý thống nhất của nhà nước về Pháp luật. Xí nghiệp tổ chức quản lý theo chế độ 1 thủ trưởng, trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thể của người lao động. Xí nghiệp MTĐT số 4 có tư cách pháp nhân không đầy đủ và thực hiện hạch toán nội bộ trong Công ty MTĐT Hà nội theo quy định của Giám đốc Công ty, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích XH, lợi ích tập thể và lợi ích người lao động - trong đó lợi ích của người lao động là động lực trực tiếp. Xí nghiệp phối hợp cùng chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan trong công tác giữ gìn trật tự VSMT và thi hành các chính sách, Pháp luật của Nhà nước. Xí nghiệp chịu sự chỉ đạo của Công ty MTĐT Hà nội hướng dẫn kiểm tra, kiểm soát thực hiện kế hoạch và các nghĩa vụ đối với Nhà nước. 2.2 Cơ cấu tổ chức: Tập thể lao động tại Xí nghiệp bao gồm toàn bộ những người lao động làm việc thường xuyên tại Xí nghiệp cùng chung mục đích là lao động sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng vệ sinh. Tổng số Cán bộ công nhân viên hiện đang công tác, làm việc tại Xí nghiệp gồm có 680 lao động. Trong đó : Khối văn phòng : 34 người. Khối thu gom thủ công: 555 người. Khối thu gom cơ giới: 91 người. Xí nghiệp MTĐT số 4 được tổ chức hoạt động theo sơ đồ sau: Công ty MTĐT Hà nội Giám đốc XN MTĐT số 4 PGĐ phụ trách SXKD PGĐ phụ trách đội xe Phòng KHVT Phòng KTGS Phòng TC - KT Phòng TC - HC Bch đôi xe Tổ thu gom + VSCC Đội xe 2.3. Các phòng ban chức năng trong xí nghiệp: 1. Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính kế toán; đảm bảo cân đối nguồn tài chính xí nghiệp và thu chi đúng nguyên tắc; đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu về hoạt động tài chính của xí nghiệp. 2. Phòng tổ chức hành chính: Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức sản xuất, công tác quản lý lao động, công tác quản trị cơ sở vật chất, công tác chăm lo sức khoẻ đời sống CBCNV và bảo quản tài sản giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội. 3. Phòng kế hoạch vật tư: Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc về công tác kế hoạch vật tư, kỹ thuật. 4. Phòng kiểm tra giám sát: Là phòng chuyên môn nghiệp vụ giám sát kiểm tra việc thực hiện quy trình công nghệ, nội quy lao động của công ty trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn xí nghiệp quản lý. 5. Văn phòng điều hành đội xe: Thực hiện nhiệm vụ vận chuyển chất thải bằng cơ giới theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của xí nghiệp được công ty giao. 2.4. Kết quả hoạt động năm 2000 của xí nghiệp. - Xí nghiệp đã được bổ sung diện tích duy trì vệ sinh trên địa bàn hai quận, nhất là trong các khu tập thể, ngõ xóm, cụm dân cư được đô thị hoá; các đường phố nút giao thông được cải tạo nhằm đảm bảo chất lượng duy trì vệ sinh trên địa bàn. Năm 2000 đưa vào duy trì thêm đường phố ngõ xóm 2,181km. - Tăng cường công tác thu gom vận chuyển rác thải, phối hợp với UBND hai quận tập trung nhiều đợt tổng vệ sinh để thu dọn vận chuyển hết các điểm đọng rác thải trong ngõ xóm và bờ sông Tô Lịch với khối lượng là 1.110,64m3. - Đảm bảo duy trì vệ sinh ban ngày trên các đường phố được công ty giao, ngoài ra xí nghiệp còn tăng cường công tác duy trì vệ sinh thu nhặt rác, thùng rác trên đường phố, khu tập thể, đảm bảo đường phố luôn được sạch sẽ. - Duy trì quét dọn các nhà vệ sinh công cộng được công ty giao quản lý, đáp ứng tốt nhu cầu vệ sinh cho nhân dân. Tổ chức kiểm tra lập kế hoạch, sửa chữa nhỏ các nhà vệ sinh công cộng. - Tổ chức các cuộc họp với UBND 2quận và UBND các phường triển khai công tác dịch vụ hợp đồng và thu phí dịch vụ rác theo quyết định 102/QĐUB của UBND thành phố. Công tác thu phí dịch vụ rác theo quyết định 102QĐUB năm 2000 đã có nhiều thuận lợi, nhân dân trên địa bàn hai quận đã nâng cao được ý thức trách nhiệm trong công tác vệ sinh môi trường và tham gia đóng góp phí vệ sinh năm 2000 thu phí vệ sinh và thu dịch vụ hợp đồng đạt 5.601 triệu đồng. Thực hiện công tác xây dựng đề án xã hội hoá vệ sinh môi trường trên địa bàn Quận Thanh Xuân, xí nghiệp đã làm tốt đề án thu gom rác thải trên địa bàn phường Nhân Chính và vận chuyển rác của quận Thanh Xuân bước đầu có ổn định và có hiệu quả trong công tác thu vận chuyển. Ngoài công tác chỉ đạo sản xuất, lãnh đạo xí nghiệp và ban chấp hành công đoàn thường xuyên quan tâm đến đời sống người lao động; đảm bảo mọi quyền lợi chế độ tiền lương, thưởng, hàng tháng quý; cấp phát kịp thời đến tận tay người lao động; cố gắng tạo nguồn tiết kiệm chi phí để không ngừng nâng cao mức thu nhập cho CBCNV. Chăm lo tốt các mặt đời sống của CBCNV, trang bị quần áo bảo hộ lao động, áo phản quang, đường bồi dưỡng chống nóng mùa hè, bồi dưỡng các chế độ thêm ca thêm giờ; duy trì các phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn phục vụ tết. 2.5. Phương hướng nhiệm vụ năm 2001. a. Mục tiêu Đảm bảo khối lượng chất lượng duy trì trên địa bàn 2 quận. Duy trì vệ sinh sạch sẽ các tuyến phố chính, thu vận chuyển hết rác trong các ngõ xóm khu tập thể dân cư, các điểm vệ sinh công cộng. Đảm bảo kế hoạch vận chuyển rác lên bãi Nam Sơn. Bảo đảm an toàn lao động an toàn giao thông cho người lao động và phương tiện vận chuyển. Tổ chức thực hiện tốt công tác hợp đồng dịch vụ vệ sinh môi trường và công tác thu phí vệ sinh theo quyết định 102/QĐUB. Đảm bảo đời sống cho người lao động với mức thu nhập bình quân 1.000.000đ/người. b. Dự kiến kế hoạch năm 2001. Duy trì vệ sinh: 10.162,34 triệu đồng. Dịch vụ vệ sinh: 5746 triệu đồng. 3. Đặc điểm quy trình công nghệ. 3.1. Mục tiêu đối tượng áp dụng. a. Mục tiêu: - Đảm bảo thu hết rác phát sinh trong ngày. - Đảm bảo ngõ xóm sạch sẽ. - Đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông. b. Đối tượng áp dụng: Toàn bộ diện tích được xác lập bằng bản đồ theo địa bàn từng phường. Việc duy trì vệ sinh hầu hết bằng thủ công có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động và chi phí cho công tác này. Dựa trên các tiêu chí cơ bản để phân loại: - Mật độ dân cư. - Cơ sở hạ tầng ngõ xóm. - Chất lượng mặt đường. - Tình trạng chiếu sáng công cộng - Cự ly vận chuyển rác đến nơi tập kết. - Tình trạng dân trí và các yếu tố ảnh hưởng khác như an ninh trật tự an toàn xã hội tại khu vực. 3.2. Quy trình công nghệ. a. Thời gian làm việc: Tuỳ theo điều kiện cụ thể. b. Công tác chuẩn bị. - An toàn lao động công nhân, trang bị đầy đủ bảo hộ lao động trước khi làm việc: quần áo công tác, mũ nón, găng tay khẩu trang v.v... - Dụng cụ lao động tuỳ theo công việc cụ thể. c. Nội dung công nghệ: - Đối với thu gom thủ công + Gõ kẻng thu rác nhà dân. + Thu rác nhà dân. + Nhặt dọn các mô đất rác. + Tuy vỉa hè quét ngõ tỉa bấm cỏ gốc cây, chân tường cột đèn. + Vệ sinh công cộng v ệ sinh cỗng rãnh. + Vận chuyển rác bằng xe Gon ra điểm tập kết. + Chuyển rác lên xe cơ giới. + Quét dọn sạch sẽ rác rơi vãi sau khi cẩu. + Tuyên truyền vận động nhân dân theo nghị định 3093. - Đối với thu gom cơ giới. + Kiểm tra điều khiển cơ cấu chuyên dùng (cẩu xe gon, cẩu thùng chứa, móc kẹp thùng...) ở tình trạng hoạt động tốt. Đảm bảo an toàn vận hành và điều khiển xe trên đường theo luật lệ giao thông tới điểm cẩu đúng tuyến đúng giờ theo lịch trình. + Tại vị trí thao tác hệ thống chuyên dùng đỗ xe thuận chiều giao thông bật đèn báo hiệu xe đỗ. + Sau khi kết thúc việc cẩu thu gom yêu cầu phủ bạt kín, buộc bạt chắc chắn, kiểm tra điều kiện cơ cấu chuyên dùng vào vị trí an toàn, lái xe phải chấp hành luật lệ giao thông trong quá trình vận chuyển rác. + Điều khiển xe vào vị trí đổ rác phải tuân theo các quy định về tốc độ, về yêu cầu xác định khối lượng, về vị trí đổ rác trong phạm vi khu vực mà ban quản lý được công ty uỷ quyền kiểm soát, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện. + Tháo bạt phủ xe, gấp bạt trên xe theo đúng quy định. Khi đỗ xe để đổ rác phải đỗ nơi tương đối bằng phẳng đảm bảo an toàn cho xe khi nâng ben đổ rác, tháo móc mở xả thùng xe để nâng ben đổ rác. Nếu mắc kẹt phải dùng cào để gỡ rác. II. Thực trạng công tác hoạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại xí nghiệp MTĐT số 4 1. Giới thiệu về Phòng Tài chính kế toán. 1.1 Chức năng, Nhiệm vụ và đối tượng hoạch toán của phòng Tài chính Kế toán a. Chức năng, Nhiệm vụ: Phòng Tài chính kế toán được thành lập theo quyết định của xí nghiệp với chức năng chính là tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính kế toán, đảm bảo cân đối nguồn tài chính, thu chi đúng nguyên tắc đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu về tài chính của xí nghiệp. Nhiệm vụ của phòng: - Lập và thực hiện kế hoạch tài chính theo tiến độ phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. - Hạch toán kế toán nội bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. - Hướng dẫn kiểm tra đôn đốc thu thập đầy đủ kịp thời các chứng từ kế toán, từ các bộ phận thu (hợp đồng thu phí hợp vệ sinh) thực hiện thu chi đúng chế độ qui định, nguyên tắc. - Thanh quyết toán theo kế hoạch sản xuất với công ty và các bộ phận trong xí nghiệp. -Xây dưng qui chế quản lý tài chính kế toán và hệ thống tài khoản có liên quan đến đơn giá phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. - Quản lý thu phí và dịch vụ vệ sinh. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc xí nghiệp giao. - Phòng Tài chính Kế toán Xí nghiệp chịu sự kiểm tra trực tiếp định kỳ hay bất thường của Phòng kế toán công ty. b. Đối tượng hạch toán. - Toàn bộ Tài sản, vốn của Xí nghiệp. - Toàn bộ Chi phí Sản xuất Kinh doanh. - Các Hợp đồng kinh tế với các đơn vị khác. 1.2. Cơ cấu tổ chức của phòng Tài chính Kế toán. Việc tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và nội dung của công tác kế toán trong doanh nghiệp đều do bộ máy kế toán đảm nhiệm. Do vậy việc tổ chức cơ cấu bộ máy kế toán phù hợp, gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả là điều kiện quan trọng để cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ và hữu ích cho các đối tượng sử dụng, đồng thời phát huy nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán. Hoạt động SXKD của Xí nghiệp được tiến hành trong phạm vi rất rộng nhưng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được đưa về phòng kế toán Xí nghiệp để sử lý. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, đảm bảo sự tập trung thống nhất trong hoạt động của phòng Tài chính kế toán, bộ máy kế toán của Xí nghiệp được tổ chức theo hình thức tập trung theo sơ đồ sau: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán. Giám đốc xí nghiệp Phó trưởng phòng TCKT Kế toán trưởng Kế toán quỹ Thủ Quỹ Kế toán phí Kế toán thanh toán Kế toán tổng hợp Kế toán Vật tư nhiên liệu - Phó trưởng phòng phụ trách quản lý phòng tài chính kế toán kiêm kế toán trưởng của xí nghiệp có nhiệm vụ chính giám sát, điều động, phân bổ chức năng cho từng người; là trợ lý đắc lực cho Giám đốc Xí nghiệp trong việc ra các Quyết định Tài chính trong Sản xuất kinh doanh; có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các phần kế toán; làm cho các hoạt động kinh tế theo đúng quy định của Nhà nước về chế độ kế toán thống kê; tổ chức kiểm tra chế độ kế toán trong nội bộ Xí nghiệp và các bộ phận; là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc Xí nghiệp, Công ty và nhà nước về công tác tài chính của Xí nghiệp. - Kế toán Tổng hợp : thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê SXKD của Xí nghiệp, đồng thời là người kiểm tra phân tích số liệu; Kiểm tra các nội dung nghiệp vụ hạch toán tại các chứng từ ghi sổ giúp lãnh đạo phòng hướng dẫn các bộ phận kế toán ghi chép đúng chế độ quy định, đôn đốc lập chứng từ đúng thời gian quy định; Cuối tháng vào sổ cái và lập báo cáo. - Kế toán Quỹ: Quản lý thu chi tiền từ các đơn vị, cá nhân, tổ chức kinh tế qua ngân hàng; Theo dõi chặt chẽ số séc, tiền mặt, ngân phiếu đã nộp vào ngân hàng, vào quỹ đối chiếu hàng ngày với Thủ quỹ về số dư cuối ngày; Chịu trách nhiệm về tính pháp lý của các chứng từ thu, chi Ngân hàng, theo dõi lãi tiền gửi. - Kế toán nhiên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ: Mở sổ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho của nhiên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ tại Xí nghiệp. - Kế toán Thanh toán theo dõi công nợ, các khoản phải trả, tạm ứng: Hàng ngày mở sổ theo dõi công nợ phải thu của khách hàng. Lập bảng kê phân loại lên chứng từ ghi sổ cuối kỳ lập báo cáo số phát sinh, tính thuế, theo dõi đốc thúc thu hồi công nợ. - Kế toán phí: Chuyên theo dõi việc thu phí vệ sinh theo quyết đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3428.doc
Tài liệu liên quan