Đề tài Hiện trạng và tác động của du lịch balo tại Việt Nam

A.PHẦN MỞ ĐẦU 1

B.NỘI DUNG. 2

Phần 1: Du lịch balo_Khái niệm và xu hướng phát triển 2

1.1:Khái niệm du lịch balo, đặc điểm tiêu dung, phân loại khách du lịch balo: 2

1.1.1:Khái niệm : 2

1.1.2: Đặc điểm tiêu dùng: 3

1.1.3.Phân loại khách du lịch balo tại Việt Nam: 4

1.2. Tác động của du lịch balo tới sự phát triển du lịch của 1 vùng: 8

1.2.1. Các tác động chung: 8

1.2.2.Các tác động đặc thù của du lịch balo tới sự phát triển của 1 vùng: 11

Phần 2: Hiện trạng và tác động của du lịch balo tại Việt Nam : 15

2.1.Hiện trạng và tác động của khách du lịch balo tại Viêt Nam: 15

2.1.1:Những khu phố Tây balo ở Vietnam với dịch vụ đa dạng: 15

2.1.2.Tác động của khách du lịch ba lô đến Viêt Nam: 25

2.2.Tiềm năng phát triển du lịch balo tại Viêt Nam: 27

C.KẾT LUẬN CHUNG. 32

Tài liệu tham khảo: 33

 

 

doc34 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2938 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiện trạng và tác động của du lịch balo tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các tác động chung: Các tác động chung này cũng chính là các tác động chung khi phát triển du lịch ở 1 địa phương. Để xác định 1 cách đầy đủ chi tiết về ý nghĩa và tác động kinh tế_xã hội của hoạt động du lịch nói chung đến 1 vùng cần thấy rõ những nét đặc trưng của hoạt động du lịch .Đó là: Nhu cầu trong tiêu dùng du lịch là những nhu cầu đặc biệt Nhu cầu hiểu biết kho tàng văn hóa, lịch sử, nhu cầu vãn cảnh thiên nhiên, bơi và tắm ở biển, hồ sông ... của con người thời hiện đại. Tiêu dùng du lịch thỏa mãn các nhu cầu về hàng hóa (thức ăn, hàng hóa mua sắm , hàng lưu niệm..) và đặc biệt chủ yếu là các nhu cầu về dịch vụ (lưu trú , vận chuyển hành khách, dịch vụ y tế, thông tin..) Việc tiêu dùng du lịch chỉ thỏa mãn những nhu cầu thứ yếu , những nhu cầu không thiết yếu với con nguời.Tuy nhiên thức ăn, chỗ ngủ, quần áo..cũng là những nhu cầu thiết yếu đối với 1 chuyến đi du lịch.Việc tiêu dùng các dịch vụ du lịch và hàng hóa(chủ yếu là thức ăn)xảy ra trong cùng 1 thời gian và tại cùng 1 địa điểm với việc sản xuất ra chúng. Tiêu dùng du lịch xảy ra thông thường theo thời vụ. Với những đặc điểm trên, các mối quan hệ trong tiêu dùng đuợc chia thành 2 loại: các mối quan hệ vặt chất nảy sinh khi khách đến nơi mua dịch vụ, hàng hóa ở đó bằng tiền và các mối quan hệ phi vật chất nảy sinh khi khách tiếp xúc với con nguời, với văn hóa , phong tục tập quán của dân địa phuơng. Các tác động về mặt kinh tế nói chung là: Tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân ,sản suất ra đồ lưu niệm, chế biến thực phẩm, xây dựng các cơ sở vật chất kĩ thuật Tham gia tích cực vào 1quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng, làm cân đối cấu trúc của thu nhập và chi tiêu của nhân dân theo các vùng Làm tăng thu nhập quốc dân, đem lại nhiều ngoại tệ Du lịch là hoạt động xuất khẩucó hiệu quả cao nhất:du lịch là 1 ngành xuất khẩu tại chõ những hàng hóa công nghiệp, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, đồ cổ phục chế, nông lâm sản..theo giá bán lẻ cao hơn mà lại không phải chịu thuế quân mậu dịch quốc tế..đó là cơ sở khuyến khích phát triển các làng nghề truyền thống tại địa phương. Du lịch còn “xuất khẩu vô hình” hàng hóa du lịch:đó là cảnh quan du lịch,giá trị của các di tích lịch sử_văn hóa, tính độc đáo trong truyền thống phong tục của địa phương đó Du lịch thu hút vốn đầu tư nuớc ngoài Du lịch thúc đẩy đầu tư buôn bán quốc tế.Khi kinh doanh du lịch của địa phuơng, 1 vùng đuợc quốc tế hóa ,vì khách du lịch thường đến nhiều nuớc trong chuyến đi đi du lịch dài ngày.Tù đó hình thức lien doanh, lien kết ở phạm vi quốc tế trong kinh doanh du lịch là phuơng thức kinh doanh đêm lại lợi nhuận kinh tế cao cho vùng đó. Tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương phát triển du lịch Tạo nguồn thu ngân sách cho các địa phương từ khoản trích nộp của các cơ sở du lịch trực thuộc quản lí trực tiếp của địa phương và từ các khoản phải nộp của các doanh nghiệp du lịch kinh doanh trên địa bàn. Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển Giúp mở mang , hòan thiện cơ sở hạ tầng kinh tế như mạng lưới giao thông công cộng, mạng lưới điện nuớc, các phương tiện thông tin đại chúng. Các tác động về mặt xã hội là: Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nguời dân. Làm giảm quá trình đô thị hóa của các vùng.Thông thuờng tài nguyên du lịch thiên nhiên thuờng có nhiều ở những vùng núi xa xôi, vùng ven biển, hay những vùng hẻo lánh.Khi phát triển du lịch ở 1 vùng kéo theo sự phát triển chung mọi mặt , đòi hỏi phải đầu tư về mọi mặt nhu giao thông, bưu điện, kinh tế, văn hóa, xã hộiDo vậy, làm thay đổi bộ mặt kinh tế vàgóp phần làm giảm sự tập trung dân cư căng thẳng ở những trung tâm dân cư. Là phuơng tiện tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả cho các địa phuơng các vùng phát triển.Là phuơng tiện tuyên truyền quảng cáo hữu hiệu cho các thành tựu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giứoi thiệu về con nguời, phong tục tập quán.. Đánh thức các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống của các vùng, các dân tộc vì các lí do sau : khách du lịch rất thích mua các đồ lưu niệm mang tính dân tộc, các sản phẩm của các làng nghề truyền thống. Lí do họ đi du lịch chủ yếu là tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau,thăm quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử , văn hóa dân tộc.Do vậy , việc tôn tạo và bảo duỡng các di tích đó càng được chính quyền và nguời dân quan tâm hơn. Việc bảo vệ môi truờng được chú trọng quan tâm và góp sức nhiều hơn Làm tăng thêm tầm hiểu biết chung về xã hội của người dân thông qua người ở địa phương khác, khách nước ngoài (về phong cách sống, thẩm mỹ, Đặc biệt là ngoại ngữ,..) Làm tăng thêm tình đoàn kết, hữu nghị, mối quan hệ hiểu biết giữa các vùng với nhau . Các tác hại về kinh tế và xã hội: Tạo ra sự phát triển mất cân bằng giữa các ngành công nghiệp tại những vùng phát triển du lịch. Tạo sự phụ thuộc của kinh tế địa phuơng vào ngành du lịch.Mà du lịch là là ngành chủ yếu tạo ra dịch vụ, việc tiêu thụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan.Vậy nên việc đảm bảo doanh thu và phát triển ngành là khó khăn hơn các ngành khác Làm ô nhiễm môi trường hoặc làm ảnh hưởng đến các tài nguyên thiên nhiên của địa phương. Gây ra 1 số tệ nạn xã hội(do kinh doanh các hình thức du lịch không lành mạnh ) và các tác hại sâu xa khác trong đời sống tinh thần. 1.2.2.Các tác động đặc thù của du lịch balo tới sự phát triển của 1 vùng: _Tác động đặc thù về kinh tế: Sự hình thành các khu kinh doanh buôn bán các dịch vụ chuyên dành cho khách du lịch balo.Và sự phát triển của các khu này đóng góp 1 phần thu nhập của du lịch cho vùng phát triển du lịch .Khách du lịch ba lô với những đặc trưng về chi tiêu tiết kiệm, họ thường tìm đến những khu tập trung đông khách du lịch đi tự túc như họ.Trong những khu như thế, những khách sạn nhỏ, những văn phòng du lịch cung cấp những tour nhỏ&giá rẻ, những quán internet, những quán ăn, quán bar, những cửa hàng lưu niệm, bán sách báo, đĩa làm ăn rất phát đạt, nhờ thế thu nhập của người dân sẽ khá hơn rất nhiều. Kinh tế của nhân dân cũng khá lên , giảm sự phân chia giàu nghèo du đặc thù của du lịch balo chỉ cung cấp những sản phẩm có giá cả thấp nên nhiều nguời dân có thể phát triển kinh tế hơn khi tham gia vào cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch balo như kinh doanh nhà nghỉ, nhà hàng bình dân, internet, giải khát, café, cho thuê xe.. Các doanh nghiệp nhỏ về lữ hành du lịch cũng dễ dàng phát triển hơn. Những doanh nghiệp lớn có điều kiện, nguồn vốn và nguồn khách thu hút những người khách du lịch giàu có với những tour có chất lượng, đựơc thiết kế chi tiết, giá thành cao. Thì bên cạnh đó những doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập chưa có thương hiệu, uy tín, rất khó tiếp cận với thị trường khách du lịch giàu có đó thì thị trường khách ba lô chính là 1 lựa chọn mục tiêu với họ, thiết kế những tour mở, giá rẻ, những địa điểm gần, không cầu kì về nghỉ ngơi và ăn uống. Chỉ cần biết khai thác tốt thị trường này, sáng tạo hơn trong thiết kế tour khi mở những tour đặc biệt cho khách ba lô, thích đi bụi, những tour như đi xe đạp địa hình doanh nghiệp nhỏ có thể đi lên và thành công. Khách du lịch ba lô chi tiêu tiết kiệm, nên không mang đến nguồn lợi quá lớn về du lịch nhưng lại là nguồn khách tiềm năng trong tuơng lai cũng như là nguồn quảng bá hình ảnh du lịch . Vì phần lớn khách du lịch ba lô là những người trẻ ,thích đi khám phá mà chưa có nhiều tiền nên họ chọn đi kiểu tự túc. Chắc chắn nếu sản phẩm du lịch của ta tốt, tài nguyên du lịch phong phú, Làm họ hài long trong chuyến đi du lịch thì họ sẽ quay trở lại trong tương lai, và có thể không đi theo kiểu tự túc mà sẽ là khách du lịch thực sự mua tour và ở khách sạn, resort. Và đặc biệt, truyền miệng là hình thức quảng cáo du lịch tốt nhất.Khi 1 người có ấn tượng tốt về đất nước họ đến, họ sẽ nói lại với những ngừời khác sau chuyến đi, đó sẽ là hình thức quảng cáo hiệu quả nhất mà lại không tốn kém chi phí. Có rất nhiều khu trên thế giới nổi tiếng với việc phát triển những khu du lịch chuyên dành cho khách balo, chi tiêu của từng khách du lịch balo là ít nhưng nhiều khách sẽ tạo nên nguồn thu lớn. Làm đa dạng hóa các dịch vụ du lịch và tạo nên môi trường cạnh tranh về giá cả và khiến chất luợng dịch vụ tốt hơn,thu hút nhiều khách hơn. Khách du lịch ba lô thành phần rất đa dạng phát sinh những nhu cầu dịch vụ hết sức phong phú. Chính sự phát triển của du lịch ba lô nên ra đời 1 loại hình du lịch mới là open_tour, để thỏa mãn những người đi du lịch tự túc không thích bị gò bó về thời gian.Rồi những loại hình du lịch mới mang tính hành động, đáp ứng nhu cầu khám phá của những ngừời đi du lịch ba lô như những khám phá rừng, leo vách núi, bơi thuyền kayak hay những tour xe đạp mạo hiểm Khi bất cứ 1 loại hình du lịch nào làm ăn có hiệu quả thì những doanh nghiệp khác sẽ nhảy vào thị trường đó, đó cũng là yếu tố cạnh tranh làm tăng chất lượng của sản phẩm du lịch.Điển hình như chất lượng của open _tour ngày càng tốt, giá cả ngày càng hợp lí. _Tác động đặc thù về xã hội: Sự phát triển du lịch balo ảnh hưởng rất lớn về xã hội đặc biệt là sự khó kiểm soát về tình hình phức tạp của an nình trật tự khi có nhiều người thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, độ tuổi và nghề nghiệp khác nhau tới. Họ ở tập trung tại những khu lớn,ở nhiều ngày, có khi tới cả tháng cả năm,rất phức tạp khi quản lí nhân khẩu.1 số trong số họ thất nghiệp hoặc tìm việc làm thêm để kiếm tiền đi tới những nơi khác, vì vậy rất khó để kiểm soát và giữ gìn trật tự xã hội. Họ mang theo sự đa dạng văn hóa với lối sống phóng khoáng, ham khám phá của khách du lịch balo, họ thân thiện với dân bản địa, có mối quan hệ khá tốt , nhờ đó người dân hiểu biết hơn về thế giới, văn hóa, ngoại ngữ. Tình trạng quá tải, mật độ dân số quá đông tại những khu tập trung khách du lịch ba lô đã kéo theo sự xuống cấp của hệ thống cơ sở hạ tầng, khung cảnh mỹ quan chung trở nên xấu xí với hàng loạt nhà nghỉ, nhà hàng khách sạn mọc lên , biển hiệu lô nhô, vỉa hè lòng đường đựơc trưng dụng tối đa rất mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến hình ảnh chung của đất nứớc du lịch. Khách du lịch ba lô phần nhiều là giới trẻ, ở các nước phương Tây có múi giờ khác Viêt Nam , sở thích khác nhau. Họ tụ tập ở những quán bar đêm, những sàn nhảy, vũ trường, tệ nạn cũng từ đó sinh ra như mại dâm, ma túy...Đáng lưu ý hơn là tệ nạn đó, lối sống đó còn dễ nhiễm vào những người dân bản địa tạo nên 1 lối sống không lành mạnh, ảnh hưởng đến toàn xã hội. Phần 2 Hiện trạng và tác động của du lịch balo tại Việt Nam : (Chủ yếu nghiên cứu về đối tượng khách du lịch balo nguời nước ngoài đến Việt Nam) 2.1.Hiện trạng và tác động của khách du lịch balo tại Viêt Nam: 2.1.1:Những khu phố Tây balo ở Vietnam với dịch vụ đa dạng: Để tìm hiểu và phân tích rõ nhất về hiện trạng của du lịch balo tại VietNam,trước tiên ta hãy đến những khu phố nổi tiếng với nhiều khách du lịch balo tại VietNam. Nổi tiếng nhất phải kể đến khu phường Phạm Ngũ Lão _Sài Gòn và khu Phố cổ Hà Nội. Nguời VietNam đi du lịch bụi thì biết sơ sơ nhưng có 1 điều rất hay là hầu như tất cả các khách balo đến VietNam đều biết rõ về khu này.Lí do hết sức đơn giản vì hầu như các khách du lịch balo đều có hành trang đầu tiên là quyển sách hứơng dẫn du lịch của Lonely Planet đều viết rất chi tiết và huớng dẫn cụ thể cho khách balo khi tới những khu này, có thể tìm đuợc mọi dịch vụ với giá cả phù hợp, còn dạy họ cách mặc cả.. Ai cũng biết cuốn sách du lịch Lonely Planet nổi tiếng khắp thế giới về “guide” – hướng dẫn cặn kẽ thực tế từng địa danh từ ăn, uống, ngủ, nghỉ, đi lại đến mua sắm, vui chơi, giải trí... Thế nhưng, những người thực hiện các dịch vụ ở phố Tây ba lô tự hào với du khách bằng câu tiếng Anh: “What Lonely Planet does not tell you, we do!” (Những gì Lonely Planet không nói thì chúng tôi sẽ làm!) Điều này cho thấy vì sao phố Tây hấp dẫn khách từ bốn phương trời tụ về: các dịch vụ ở đây rất năng động, sát thực tế. Cảnh quan sống tiện nghi, giá cả bình dân, môi trường thân thiện và hiếu khách... là những nét chính đã thu hút khách du lịch chủ yếu là Tây balô đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.Đó là câu trả lời của đa số khách du lịch balo khi đựoc hỏi điều gì bạn thích nhất ở khu dành cho khách tự do . Khách du lịch khắp nơi trên thế giới đến với phố Tây balô.Theo một cuộc điều tra của sở du lịch thì hiện nay mỗi ngày có từ 2.000 - 4.000 du khách các nước lưu trú tại khu “Tây balô” này. Điểm đến hấp dẫnKhu vực phường Phạm Ngũ Lão có vị trí ngay trung tâm thành phố, gần nơi mua sắm, khu vực thương mại, các tiện ích sinh hoạt hiện đại như: khách sạn, nhà hàng, lữ hành, hàng quán, internet cùng với mật độ nhà cửa cao, xây dựng liền kề, đa dạng...thể hiện nét tiêu biểu cho cảnh quan sống của TP.HCM Ngoài ra phố Tây balô nằm trong khu tam giác, nơi giao nhau giữa các đường lớn như Trần Hưng Đạo, Bùi Viện, Phạm Ngũ Lão, Đỗ Quang Đẩu, tốc độ lưu thông thấp (chỉ bao gồm các phương tiện giao thông hạng nhẹ di chuyển, cự li di chuyển giữa các đường phố ngắn) khiến du khách có ấn tượng về cách bày trí đặc trưng, thu nhỏ và tiêu biểu của xã hội hiện đại. Khu vực này gần công viên lớn là công viên 23_9, sau đó trạm xe điện ngầm hình thành, nơi đây sẽ là một quần thể kiến trúc, sinh hoạt, xã hội và môi trường hấp dẫn du khách muốn lưu trú và tìm hiểu về đất nước và con người thành phố. Trong khu vực phố cổ Hà nội, mà tập trung ở khu phường hàng Buồm, 1 phường nằm trọn trong khu phố cổ, cũng đựoc biết đến như 1 phố tây balo,hàng ngày có trung bình mỗi ngày từ 1500 đến 1800 luợt khách, ngày cao điểm tới 2000 lượt khách du lịch lui tới.Có rất nhiều trong số họ là khách đi theo kiểu balo, ở luôn tại các khu phố này và sử dụng các dịch vụ ở đây. Ngoài ra, lòng hiếu khách của cư dân địa phương thể hiện qua sự chào đón du khách bằng các dịch vụ đa dạng, linh hoạt và bình dân cũng là yếu tố thu hút khách du lịch balo Ở những khu này, Du khách không những tìm thấy các bar giải trí theo nhiều phong cách, các dịch vụ nhiều thể loại rất tiện lợi mà còn các món ăn uống dân dã, địa phương, thái độ gần gủi của người phục vụ ngay tại bất kỳ góc phố nào chỉ trong vài bước bộ hành từ nơi họ lưu trú. Sự hiếu khách thể hiện bằng việc đáp ứng các nhu cầu từ to lớn đến nhỏ bé của du khách với thái độ thân thiện đã làm hài lòng chính họ . Chỉ cần tốn trung bình từ 15 USD đến 20 USD cho nhu cầu lưu trú/ngày, du khách đã được đáp ứng một cách đầy đủ. Đây chính là sức hấp dẫn khó có nơi nào sánh được với các dịch vụ phụ trợ khác xung quanh luôn sẵn sàng phục vụ, đáp ứng các yêu cầu của họ. Công tác bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh và nét mỹ quan của khu phố ngày càng được đổi mới tạo nên cuộc sống bình yên, thoải mái, đi lại dễ dàng... một khu phố không phải dễ tìm thấy ở các điểm đến của du lịch. Tất cả đã tạo nên điểm hấp dẫn cho khách khi đến với các khu phố tây. Khách du lịch ba lô đến những khu phố Tây rất đa dạng, lưu lượng lại khá lớn làm phát sinh các nhu cầu dịch vụ hết sức phong phú và đa dạng.Mặc dù họ là những người ưa thích các dịch vụ bình dân nhưng không phải đều là người có thu nhập thấp. Có khoảng 25% du khách là các nhà chuyên môn như tư vấn, bác sĩ, luật sư; 20% là doanh nhân; còn lại là các nhân viên công ty, sinh viên... Mức chi tiêu bình quân khoảng 66,4 đến100USD/người/ngày. Trong đó bao gồm các khoản chi tiêu cho lưu trú, ăn uống, mua sắm, đi lại... Trước đây ta cứ nghĩ khách Tây balô mức chi xài thấp, song còn tùy vào chất lượng và sự đa dạng dịch vụ,họ sẽ tiêu dùng và chi tiêu nhiều hơn, chưa kể tiềm năng mua sắm đối với khách này còn rất lớn.Nếu các dịch vụ của ta đáp ứng đựơc nhu cầu của họ thì họ sẽ ở lại khá lâu, có những người đã ở trong khu này 1 tháng đến 2 tháng ,thậm chí 1 năm và nói có thể sẽ trở lại vào những năm sau đó, vì cuộc sống ở Việt Nam khá thoải mái và rẻ, con người lại thân thiện. Nói đến khu phố Tây balô người ta vẫn nghĩ đến một khu vực kinh doanhbát nháo, cò kéo, “chặt chém” du khách.Nhưng trong 1 vài năm trở lại đây, có lẽ người dân đã ý thức được nguồn lợi từ khách du lịch balo này cũng như ý thức đựoc việc xây dựng uy tín, mục tiêu thu lợi nhuận lâu dài chứ không phải “ăn sổi” để khách đến 1 lần và không bao giờ quay lại, nên chất lượng dịch vụ đã được cải thiện nhiều.Khu vực Phạm Ngũ Lão có khoảng 460 cơ sở kinh doanh các ngành nghề liên quan đến du lịch. Trong đó phần lớn có qui mô vừa và nhỏ, bao gồm 247 cơ sở lưu trú và lữ hành, còn lại là các cơ sở kinh doanh các dịch vụ khác như ăn uống, bán hàng lưu niệm, Internet, giặt ủi, may đo. Các cơ sở lưu trú ở khu Phạm Ngũ Lão chỉ đạt tiêu chuẩn trung bình và thấp. Do dịch vụ khách sạn thuộc vào loại đẳng cấp (từ 3 - 5 sao) vừa đắt đỏ lại chỉ đáp ứng giới khách trung lưu nên phố Tây Phạm Ngũ Lão ra đời. Giá phòng cho mướn rẻ, thủ tục đơn giản, đó là yếu tố tiên quyết khiến du khách bình dân đổ dồn về ngày một đông.. Phố Tây balô trở nên nổi tiếng từ đó. Năm 2006, phường Hàng Buồm có 26 khách sạn, 8 quán bar, 15 tour du lịch, 20 cửa hàng Internet, 10 cửa hàng ăn uống; năm 2007 có thêm 6 khách sạn, 3 quán bar, 20 tour du lịch; 6 tháng đầu năm 2008, phường Hàng Buồm đã có 34 khách sạn, 13 quán bar, 12 cửa hàng ăn uống... Trong đó phải kể đến một số khách sạn có phòng tập thể giống như ký túc xá của sinh viên. Trung bình phòng có khoảng 10 giường, có đệm và máy điều hòa nhiệt độ. Phòng diện tích hẹp thì sử dụng giường tầng. Đương nhiên, giá thuê phòng rẻ hơn so với phòng riêng bởi mọi sinh hoạt, sử dụng toilet đều chung. Song, khách du lịch không thấy bất tiện, ngược lại, coi đó là một nét sinh hoạt văn hóa phong phú, mang tính cộng đồng, tạo điều kiện cho họ được giao lưu, khám phá những điều mới mẻ thông qua bạn cùng ở chung phòng... Rõ ràng là chất lượng thì trung bình,không đạt chuẩn,nhưng có đến 80% du khách được hỏi đều tỏ ra hài lòng với những dịch vụ họ nhận tại khu phố Phạm NGũ Lão. Điều này cho thấy những dịch vụ hiện tại ở đây vẫn tìm được khách hàng riêng.Đó cũng là kết quả tương tự khi tìm hiểu về khu tập trung khách du lịch balo tại HÀ Nội.Hơn 70% khách du lịch được hỏi hài lòng với các dịch vụ họ được cung cấp tại khu phố cổ như phòng nghỉ hay ăn uống, cho thuê xe và café,bar.Họ nói rằng với số tiền họ bỏ ra thì chất lượng như thế là hợp lí.Một số khách đựoc hỏi còn phàn nàn về chất lượng nhà nghỉ hay đồ ăn thì cho rằng đấy là điều đương nhiên họ gặp phải và có thể thích nghi được khi chọn kiểu du lịch bụi, rời xa các tiện nghi trước đây,đến 1 vùng đất mới và 1 môi trường văn hóa mới của 1 đất nước đang phát triển. Cũng không ở đâu có nhiều địa điểm “For rent” (cho thuê) như ở đây, từ thuê phòng, thuê xe, thuê hướng dẫn đến thuê băng, đĩa, sách... Phố Tây “ba lô” luôn tập trung những dịch vụ thiết thực, gần gũi với khách du lịch ba lô, du lịch “bụi”. Điều thú vị là người dân sinh sống ở phố Tây không đợi khách “nhập gia tùy tục” mà tự tìm hiểu, biết nhu cầu của khách cần gì, muốn gì. Từ đây đã xuất hiện những dịch vụ ít nơi có mà đôi khi ngay cả người Việt Nam cũng ít biết hoặc không nghĩ tới! Ở phố Tây bán đủ món Tây, ta, Tàu, có cả quán bán cho đối tượng khách ăn kiêng. Đủ cả từ món Nhật, món Tàu đến món Pháp. Điều đặc biệt nhất là sự đa dạng dịch vụ, sự thiết thực, phục vụ tất cả mong muốn của người đi du lịch dù là nhỏ nhất như khách sạn ,nhà trọ nhỏ, đến trang thiết bị cá nhân, sách báo, đĩa nhạc.. Ở đó đúng là 1 xã hội thu nhỏ và có đầy đủ mọi thứ mà mọi người, những khách du lịch đến từ khắp nơi trên thế giới muốn. Còn 1 nguyên nhân lớn khiến phố tây thu hút khách ba lô chính là giá cả. “Dịch vụ giá rẻ nhất thế giới” Nhiều cuốn guide book như Lonely Planet, Router đều công nhận ít quốc gia nào có giá phòng KS, nhà nghỉ dành cho khách nước ngoài rẻ như ở phố Tây TPHCM: 6 - 10USD phòng quạt/2 người; 12 - 18USD/phòng 2 người, máy lạnh, đẹp (có nơi còn bao ăn sáng). Họ nói: “Tôi đã ở phố Tây ba lô Khao San Road ở Thái Lan, so với ở đó thì dịch vụ ở đây rẻ hơn nhiều, nhất là ăn uống”. Khách du lịch ba lô không thích bù khú, mất thời gian ở các vũ trường nên họ rất thích kiểu Snack - Bar - một quầy rượu với thức ăn chủ yếu là đồ khô. Họ đến chỉ uống vài chai bia, nhấm vài miếng khoai tây chiên hay bánh Snack, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm những nơi họ đi qua với người mới tới. Có nhiều quán buổi tối chỉ đặt bàn ra đường cho khách “uống bia đứng”. Ở đây không có chuyện các quán ăn chèo kéo khách. Hầu hết các quán ăn, bar ở đây, trước cửa đều có một cái giá đứng, trên đó để cuốn catalogue hình, tên các món ăn, giá cả rõ ràng (giá tương đối “mềm” và phải “fix price” – đúng giá). Nếu khách thích thì vào, còn không có thể chọn quán khác, chủ quán vẫn vui vẻ. Về hoạt động lữ hành, đa số doanh nghiệp tại các khu phố tây này áp dụng nhiều hình thức tour mở để phục vụ du khách, đồng thời thực hiện việc ghép đoàn với nhau để tối ưu hóa công suất khai thác phương tiện. Đặc biệt là sự đa dạng các tour được các doanh nghiệp chào bán tại đây cũng là một điểm thu hút khách. Có rất nhiều công ty, văn phòng du lịch luôn sẵn sàng chào đón, tư vấn khách đến mua tour đi nhiều nơi trong thành phố hoặc đi khắp cả nước bằng xe open tour. có khoảng 60 chương trình tour đi cả nước để khách chọn và hầu hết mang tính khám phá. Cứ mỗi buổi sáng, xe open tour của Sinh Café, Kim Café, Tuấn Travel, STA Travel, SaiGon Tour, Tropic Tour nhộn nhịp đưa khách đi mọi nơi. Buổi tối cũng có hàng chục chiếc xe open tour trả khách về đây. Còn nếu khách muốn thuê xe đạp, xe máy tự đi thì có đến 20 điểm nằm trên đường Phạm Ngũ Lão phục vụ nhiệt tình, thủ tục đơn giản. Chỉ trên con Phố Tây mà có tới bốn hãng hoạt động bán quốc doanh đó là: Lữ hành Kim, Du lịch Bến Thành, Fiditourist và Du lịch Sài Gòn cùng với những hiệu ăn tư nhân và một số các nhà kinh doanh nhỏ hơn khác. Với khung lợi nhuận thấp những công ty tour du lịch kiểu này phụ thuộc vào số lượng, bởi còn thiếu nhiều kinh nghiệm. Open tour bắt đầu ở VietNam vàoThời điểm khoảng năm 1991 -1992, ở khu này có hai vợ chồng tên Chưởng bán quán ăn, thường thuê xe, tổ chức cho các nhóm khách nhỏ đi city tour. Biết Sinh - Lê Văn Sinh, giỏi tiếng Anh nên vợ chồng Chưởng nhờ Sinh (lúc này Sinh đang làm tiếp tân trong một KS) làm phiên dịch, dẫn khách tham quan nội thị. Nhận thấy xu hướng du lịch ba lô sẽ bùng nổ, Sinh bàn với vợ chồng Chưởng mở quán cà phê và lấy tên “Sinh Café” đặt ở số 6 Phạm Ngũ Lão, sau đó chuyển về 187 Phạm Ngũ Lão (KS Prince) để vừa phục vụ khách, vừa tổ chức tour. Nhóm Sinh – Chưởng trở thành một điểm hẹn của khách ba lô, khách du lịch bụi. Khách đi về rỉ tai, truyền miệng nhau rằng đến Phố Tây ở TPHCM thì nên tìm Sinh Café. Cái tên Sinh Café bắt đầu có thương hiệu. Riêng Sinh là người chịu đi, tự khám phá về thiết kế, tổ chức tour. Vì vậy Sinh được 2 tác giả của Lonely Planet thuê dẫn đường (năm 1993 Sinh Café và cá nhân Lê Văn Sinh có tên trong sách này). Sinh làm hướng dẫn, đứng ra điều hành mở màn cho trào lưu open tour – tour mở (khách đến mua vé đi các tuyến, có hướng dẫn viên). Những chuyến xe dần dần đi xa hơn về Củ Chi, Tây Ninh, đồng bằng sông Cửu Long, Phan Thiết, Nha Trang, Sơn Mỹ, Hội An, vùng Khe Sanh DMZ Loại hình open tour chính thức ra đời, Sinh được xem là “cha đẻ” của open tour ở Việt Nam. Cho đến thời điểm này tại khu phố Tây, theo ghi nhận ,Sinh Café vẫn là địa chỉ đón khách đến mua tour nhiều nhất. Thương hiệu Sinh Café và cái tên Lê Văn Sinh đã nổi tiếng đối với khách du lịch ba lô khắp thế giới. Một hiện tượng xảy ra là có lúc tận ngoài Hà Nội, nhiều địa điểm cũng trương bảng hiệu “Sinh Café”. Có khi đi trong phố cổ HÀ Nội đếm đựoc sơ sơ đến hơn 5 chục cái biển “Sinh café”, có khi 2 nhà cạnh nhau đều để biển “Sinh café”.Nhưng người thật sự tạo nên thương hiệu Sinh Café bây giờ đã mở một công ty khác: “Sinh ba lô”, còn thương hiệu Sinh Café hiện nay thuộc Công ty du lịch Trần Đặng và một công ty ở phía Bắc! Từ năm 1995 Nguyễn VĂn Sinh bỏ thương hiệu Sinh Cafe bắt đầu thực hiện những ý tưởng của mình theo đúng chất ba lô, đó là loại hình du lịch action –hành động như: khám phá rừng, bơi kayak, leo vách núi Hiện nay tập trung vào loại tour cycling adventure – xe đạp mạo hiểm ở Lào, Campuchia, Mê Công, Tây Nguyên, Tây Bắc”, anh nói: Tour du lịch của Sinh được đánh giá là “sản phẩm của chất xám”. Tên và lô gô của Sinh Café trở thành biểu tượng của du lịch bình dân ở Việt Nam. Lê Văn Sinh sinh năm 1963, tốt nghiệp ĐH Bách khoa, ngành Cơ khí năm 1987 nhưng từ bỏ nghề kỹ sư của mình để đi làm tiếp tân KS và bước vào ngành du lịch ba lô, du lịch open tour. Trong cuốn Lonely Planet, hai tác giả Mason Florence và Robert Storey dành một phần trang trọng để nói về Sinh: “Khi nghiên cứu về Việt Nam, chúng tôi nhờ rất nhiều hướng dẫn viên địa phương. Trong số đó, chúng tôi may mắn gặp Lê Văn Sinh – một hướng dẫn viên ngoại hạng. Anh là người đã góp phần nâng chất lượng cuốn sách mà bạn đang cầm trên tay. Có lẽ anh là người đi nhiều nhất trong số những người du lịch Việt Nam. Anh hiểu sâu và yêu đất nước, con người, văn hóa Việt Nam. Anh luôn luôn quảng bá, giới thiệu giúp du khách khám phá, hiểu biết về Việt Nam bất cứ khi nào có thể. Chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn đến anh về những thông tin vô giá mà anh đã cung cấp”. Năm 1993, thương hiệu Kim Café xuất hiện (do một người tên Xuân từ nhóm Sinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5961.doc
Tài liệu liên quan