Đề tài Hiệu trưởng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

MỤC LỤC

A.Phần mở đầu Trang 3

B.Phần nội dung Trang 6

Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý Trang 6

I/Khái niệm về HĐGDNGLL Trang 6

II/Quản lý HĐGDNGLL Trang 10

Chương II:Thực trạng và đề xuất biện pháp cải tiến QL HĐGDNGLL Trang 11

1.Đặc điểm tình hình QL HĐGDNGLL Trang 11

2.Thực trạng QL HĐGDNGLL Trang 12

3.Nguyên nhân của thực trạng QL HĐGDNGLL Trang 12

4.Biện pháp cải tiến QL HĐGDNGLL Trang 13

C.Phần kết luận Trang 22

I/Bài học kinh nghiệm Trang 22

II/ Kiến nghị Trang 22

III/Kết luận Trang 23

Tài liệu tham khảo Trang 24

 

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8850 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu trưởng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong các hoạt động giáo dục của các trường. 2.1.2 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cầu nối tạo ra mối liên hệ hai chiều giữa nhà trường và xã hội. - Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhà trường có điều kiện phát huy vai trò tích cực của mình với xã hội, mở ra khả năng thuận lợi để gắn học với hành, nhà trường với xã hội thông qua việc đưa thầy và trò tham gia các hoạt động cộng đồng. - Bằng việc đóng góp sức người, sức của cộng đồng để tổ chức các hoạt động giáo dục, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là điều kiện và phương tiện để huy động sức mạnh cộng đồng tham gia vào quá trình đào tạo thế hệ trẻ, vào sự phát triển nhà trường. 2.2 Vai trò của họt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Từ vị trí quan trọng nêu trên, theo các tác giả Nguyễn Dục Quang và Ngô Ngọc Quế thì hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có những vai trò thể hiện ở những điểm sau: - Đây là dịp để học sinh củng cố tri thức đã học trên lớp, biến tri thức thành niềm tin.Thông qua các hình thức hoạt động cụ thể, học sinh có dịp để đối chiếu, để kiểm nghiệm tri thức đã học, làm cho những tri thức đó trở thành của chính các em. - Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối hoạt động dạy học. - Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thu hút và phát huy được tiềm năng của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh. - Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phát huy cao độ tính chủ thể, tính chủ động, tích cực của học sinh. 2.3 Mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học nhằm: - Củng cố và khắc sâu kiến thức của môn học trên lớp; mở rộng hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống cộng đồng, bước đầu hình thành kinh nghiệm hoạt động tập thể của học sinh. - Bước đầu rèn luyện và hình thành cho học sinh các kỹ năng cơ bản phù hợp với học sinh tiểu học như: kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá; kỹ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; hình thành các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động tự phục vụ và hoạt động tập thể.. - Bồi dưỡng thái độ tự giác tham gia các hoạt động tập thể; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước; có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xã hội. 2.4 Nhiệm vụ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 2.4.1 Nhiệm vụ giáo dục về nhận thức - Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp học sinh bổ sung, củng cố và hoàn thiện tri thức đã được học trên lớp; giúp các em có những hiểu biết mới. - Những tri thức học sinh thu được trong giờ lên lớp là tri thức cơ bản nhất, hiện đại nhất.Nếu không được củng cố, bổ sung thì những tri thức đó khó có thể duy trì được lâu bền.Vì vậy hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ giúp cho học sinh việc cũng cố tri thức đã học, đồng thời tăng cường cho học sinh sự hiểu biết thêm về tự nhiên, xã hội, về con người. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tạo cơ hội cho học sinh được tiếp xúc, được làm quen với những hoạt động : khoa học – kỹ thuật, lao động sản xuất, văn hoá – nghệ thuật, thể dục – thể thao, kinh doanh, xã hội, nhân đạo, giúp các em có điều kiện vận dụng những tri thức đã học vào thực tiễn cuộc sống và làm phong phú vốn hiểu biết của các em. 2.4.2 Nhiệm vụ giáo dục về thái độ Đây là nhiệm vụ khó khăn nhưng vô cùng quan trọng đối với bậc tiểu học, bởi vì mọi thái độ, tình cảm đúng đắn với ông bà, cha mẹ, người thân đối với quê hương, đất nước…phải được giáo dục từ lứa tuổi này, cho nên nhiệm vụ này đòi hỏi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải tạo điều kiện tốt để bồi dưỡng thái độ tích cực của các em đối với bản thân, bạn bè, công việc và cộng đồng. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp góp phần giáo dục cho học sinh tình đoàn kết hữu nghị với thanh thiếu niên, nhi đồng quốc tế, với các dân tộc trên thế giới. 2.4.3 Nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng Thói quen hành vi và kĩ năng chỉ được hình thành thuận lợi khi các em có điều kiện tham gia các hoạt động.Trong khi tham gia các hoạt động các em sẽ gặp những tình huống cụ thể của cuộc sống buộc chúng phải tìm cách giải quyết bằng trí tuệ và sức lực của mình.Từ đó giúp các em hiểu biết, biết cách làm và cách tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực. 3.Các nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 3.1 Nguyên tắc về tính mục đích, tính kế hoạch Tính mục đích : Bất cứ hoạt động giáo dục nào cũng phải đạt được những mục đích nhất định, tuy nhiên thực tiễn giáo dục trong nhà trường.Vì vậy, nhà trường phải xác định mục đích của hoạt động ngoài giờ lên lớp cho cả năm học, từng học kỳ, từng hoạt động; trong đó cần định hướng tính đa dạng của mục tiêu giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện Tính kế hoạch : Kế hoạch sẽ định hướng và giúp cho việc tổ chức hoạt động có chất lượng và hiệu quả.Tính kế hoạch của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ đảm bảo tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính hướng đích. 3.2 Nguyên tắc về tính tự nguyện, tự giác tham gia hoạt động Nếu học sinh bắt buộc phải học tập các môn học trên lớp thì các em có quyền lựa chọn tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mà các em ưa thích.Nguyên tắc này đảm bảo học sinh có quyền lựa chọn tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng, hứng thú, sức khoẻ và điều kiện cụ thể của bản thân mỗi em. Nguyên tắc này đòi hỏi nhà trường, các nhà giáo dục phải tổ chức và duy trì được nhiều nhóm hoạt động với các chủ đề khác nhau như các đội thể thao, đội văn nghệ, từ thiện xã hội…Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. 3.3 Nguyên tắc tính đến đặc điểm lứa tuổi và tính cá biệt của học sinh Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, mỗi lứa tuổi có đặc điểm tâm sinh lý khác nhau, cá biệt có một số học sinh có những biểu hiện khác biệt trong quá trình phát triển.Nhà trường, giáo viên phải hiểu những nét đặc trưng của sự phát triển này để tổ chức hoạt động có nội dung và hình thức đáp ứng nhu cầu và phù hợp với khả năng của từng lứa tuổi học sinh. 3.4 Nguyên tắc kết hợp sự lãnh đạo sư phạm của thầy với tính tích cực, độc lập và sáng tạo của học sinh. Tính tích cực, độc lập và sáng tạo được coi là những chỉ tiêu đánh giá khả năng tham gia hoạt động của học sinh, trình độ tự quản các hoạt động tập thể của các em.Trong mỗi bước, học sinh phải thực sự phát huy khả năng của mình, được bày tỏ ý kiến của mình cũng như những sáng kiến nhằm giúp cho hoạt động của tập thể đạt hiệu quả. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học,các em chưa đủ kinh nghiệm sống, kinh nghiệm tổ chức hoạt động; vì vậy, vai trò của thầy cô giáo là người định hướng, gợi ý, dẫn dắt, giúp đỡ các em trong quá trình tổ chức hoạt động. 3.5 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả: Cũng như các hoạt động khác, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lóp trước hết phải tính đến hiệu quả giáo dục, những hiệu quả giáo dục là thước đo để đánh giá quá trình hoạt động ngoài giờ lên lớp. 4 Nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp 4.1.Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của tiểu học rất đa dạng và phong phú, bao gồm: hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao nhằm phát triển năng lực toàn diện của học sinh và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, các hoạt động vui chơi, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá, các hoạt động công ích, các hoạt động xã hội, các hoạt động từ thiện phù hợp với đặc điểm tam sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học ( điều 26 điều lệ trường tiểu học ) 4.2 Một số hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học rất đa dạng và phong phú, song do những yêu cầu thực tiễn mà hoạt động này được thực hiện chủ yếu thông qua 3 hình thức cơ bản ( đã được qui định và dành thời gian trong kế hoạch dạy học): Sau đây - Chào cờ đầu tuần, sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt tập thể - Dạy tích hợp trong các môn học nghệ thuật ( Hát nhạc, mỹ thuật, kỹ thuật). - Hoạt động giáo dục theo chủ điểm 4.3 Qui trình chung tổ chức một hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh ( qui mô lớp hoặc qui mô trường )nên tiến hành theo các bước sau : - Bước 1 : Đặt tên chủ đề hoạt động và xác định các yêu cầu giáo dục cần phải đạt được. + Trước hết, các nhà giáo dục cần xác định chủ đề của hoạt động, vì chủ đề chứa đựng nội dung hoạt động và định hướng cho việc lựa chọn hình thức hoạt động phù hợp với lứa tuổi và điều kiện cụ thể của nhà trường. + Sau khi lựa chọn chủ đề, cần xác định rõ mục tiêu giáo dục để chỉ đạo triển khai hoạt động đúng hướng và có hiệu quả.Việc xác định mục tiêu hoạt động phải căn cứ vào các nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, chú ý vào 3 yêu cầu giáo dục: * Yêu cầu giáo dục về nhận thức: hoạt động sẽ cung cấp cho học sinh những hiểu biết, những thông tin gì? Củng cố hoặc nâng cao những hiểu biết gì cho học sinh? *Yêu cầu giáo dục về thái độ: qua hoạt động sẽ giáo dục học sinh về mặt tình cảm, thái độ gì?( yêu ghét, hứng thú, tích cực...). * Yêu cầu giáo dục về kỹ năng : qua hoạt động sẽ hình thành ở học sinh những kĩ năng gì?(kĩ năng giáo tiếp, ứng xử; kĩ năng tự phục vụ; kĩ năng tự quản...) - Bước 2 : Chuẩn bị cho hoạt động + Vạch kế hoạch bao gồm : Dự kiến thời gian chuẩn bị, thời gian tiến hành hoạt động;dự kiến nội dung và hình thức hoạt động; dự kiến những điều kiện về kinh phí, phương tiện hoạt động và cơ sở, vật chất cho hoạt động. +Dự kiến lực lượng tham gia chuẩn bị chủ yếu là học sinh ; nhưng trong nhiều hoạt động cần có sự tham gia chuẩn bị của giáo viên, cha mẹ học sinh, đoàn- đội, các lực lượng ngoài xã hội... +Xây dựng chương trình thực hiện hoạt động. +Bồi dưỡng đội ngũ cốt cán học sinh về kĩ năng tự quản, kĩ năng điều khiển hoạt động... +Đôn đốc, kiểm tra việc chuẩn bị. Trong quá trình chuẩn bị hoạt động, nhà giáo dục phải khuyến khích và lôi cuốn học sinh tham gia vào các công việc chuẩn bị, để học sinh là chủ thể tích cực hoạt động. - Bước 3: Tiến hành hoạt động Ở bước này, học sinh sẽ điều khiển hoạt động theo chương trình đã được xây dựng từ trước. - Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động và tổ chức rút kinh nghiệm. Việc đánh giá kết quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có liên quan tới kết quả giáo dục toàn diện của nhà trường, của lớp để từ đó rút ra kinh nghiệm cho việc tổ chức các hoạt động tiếp theo. II.QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Để quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hiệu trưởng cần thực hiện những biện pháp sau: 1. Xác định mục tiêu quản lý các hoạt động giáo dục 1.1 Căn cứ để xác định mục tiêu - Mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách học sinh được xác định tại điều 27 Luật giáo dục sửa đổi năm 2005. 1.2 Định hướng mục tiêu quản lí các hoạt động giáo dục Gồm mục tiêu hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục dân số, ma túy... 2. Xây dựng kế hoạch Yêu cầu đối với việc xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục - Đối với kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: +Kế hoạch phải được xây dựng phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường, đáp ứng nhiệm vụ giáo dục trọng tâm của từng năm học và nhiệm vụ chính trị của địa phương +Phải có kế hoạch, lịch hoạt động cho toàn trường, cho từng khối lớp, cho từng thời kỳ tiến tới ổn định thành nề nếp. + Có kế hoạch hoạt động đều dặn, cân đối từ đầu năm cho đến cuối năm học và trong hè. +Có lịch hoạt động hàng ngày, hàng tuần. +Kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải được xây dựng trên cơ sở kế hoạch năm học chung của nhà trường 3.Tổ chức chỉ đạo thực hiện - Tổ chức : + Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp. + Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo. -Chỉ đạo thực hiện: +Quán triệt, nêu cao vai trò nhận thức của giáo viên chủ nhiệm. +Tạo cơ sở vật chất phục vụ hoạt động ngoài giờ lên lớp . + Xác định rõ vai trò nòng cốt của đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh của nhà trường trong công tác tổ chức ngoài giờ lên lớp. + Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường. 4. Đáng giá rút kinh nghiệm: -Đánh giá: +Đánh giá thông qua chuẩn: Xây dựng chuẩn phải phù hợp với cấp học, đặc điểm tâm lý học sinh. + Đánh giá thông qua kháo sát: Phải công bằng khách quan. -Rút kinh nghiệm: +Tạo tiền đề cho phương hướng mới. +Điều chỉnh những tồn tại để hoạt động sau tốt hơn. III. Cơ sở pháp lý: -Mục tiêu của giáo dục phổ thông ( Điều 27 Luật giáo dục sửa đổi năm 2005) là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tính cách và và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn về lâu dài đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở. -Điều 26, Điều lệ trường tiểu học quy định: +Hoạt động giáo dục bao gồm: Hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu kém phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học. +Hoạt động giáo dục trên lớp, được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn. +Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khóa, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa, hoạt động bảo vệ môi trường, lao động công ích và các hoạt động xã hội khác. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 1.Đặc điểm tình hình nhà trường: Trường tiểu học Phạm Hồng Thái được tách ra từ trường THCS Lê Hồng Phong vào năm 1991. Trường nằm trên địa bàn xã Cư Suê, huyện Cư Mgar, tỉnh Đăk Lăk. Trường gồm 5 phân hiệu, trải dài trên 7 Buôn, thôn. Học sinh gồm đồng bào dân tộc Ê Đê, Kinh và mán. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên dạn dày kinh nghiệm, nhiệt tình, tâm huyết với nghề. Trường được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của phòng giáo dục và đào tạo huyện CưM’gar, cấp ủy đảng và chính quyền địa phương. Chi bộ nhà trường cùng tổ chức công đoàn, đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, hội cha mẹ học sinh hoạt động nhịp nhàng và hiệu quả. Trong năm học 2008 -2009 trường vinh dự được đón nhận bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Lak trao. 2. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Trong việc xây dựng kế hoạch các hoạt động ngoài giờ lên lớp thì kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp còn chung chung, chưa có sự bàn bạc, trao đổi thống nhất trước tập thể giáo viên, tổ chuyên môn và tổ chức đội nên chưa thống nhất và phát huy hết hiệu quả khi thực hiện. Khi thực hiện kế hoach hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa thường xuyên, chưa có biện pháp phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường. Phương pháp và hình thức tổ chức còn đơn điệu, chưa phong phú. Tổ khối, giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách đội chưa phối hợp chặt chẽ trong công tác phối hợp thực hiện. Hiệu trưởng chưa trực tiếp chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, chưa có sự phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường như tổ chức công đoàn, hội cha mẹ học sinh,…. Về công tác kiểm tra chưa xây dựng được tiêu chí thi đua, lực lượng kiểm tra, phương pháp kiểm tra, thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hiệu quả của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa cao, chưa thu hút học sinh tham gia vào hoạt động và phát huy vai trò của hoạt động ngoài giờ lên lớp như trong việc giáo dục học sinh theo yêu cầu hiện nay. 3.Nguyên nhân của thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Việc lập kế hoạch ngoài giờ lên lớp chưa có hướng dẫn cụ thể, thống nhất. Hiệu trưởng chưa quan tâm đến công tác xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, khi duyệt kế hoạch còn mang tính hình thức chưa chú ý đến nội dung. Kế hoạch thường chỉ do cá nhân xây dựng chưa có sự phối hợp của các tổ chức trong nhà trường như chuyên môn, tổ khối, tổng phụ trách đội,… Chưa có sự quan tâm đúng mực đến việc tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, khoán trắng cho giáo viên chủ nhiệm hoặc đội. Chưa có sự phối hợp của các lực lượng trong và ngoài trường. Một số ít phụ huynh chưa tạo điều kiện cho con em tham gia vào hoạt động ngoài giờ lên lớp chỉ chú trọng vào hoạt động học chính khóa. Theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông ( Ban hành kèm theo Quyết định số 16/ 2006/ QĐ- BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo) thì mỗi tuần giáo viên chủ nhiệm tổ chức 1 buổi bằng 4 tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo viên về mặt hình thức chấp hành rất nghiêm túc đã tiến hành soạn bài có hoạt động rõ ràng. Song trong quá trình thực hiện lại tiến hành không như phương án đã đưa ra mà thường cho các em chơi các trò chơi mà các em ưa thích hay múa hát tập thể mà không chú trọng nội dung đã thiết kế theo chủ đề. còn một số giáo viên chỉ chú trọng đến giờ dạy chính khóa, việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp giao khoán cho lớp trưởng. Một số giáo viên chưa có kinh nghiệm trong tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.Giáo viên chưa đầu tư thời gian cho việc tìm tòi tư liệu, phương thức và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nên chưa thu hút được học sinh tham gia vào hoạt động. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa có sự phối hợp của các tổ chức trong và ngoài nhà trường như tổ chức công đoàn, đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Hội cha mẹ học sinh, đoàn thanh niên xã,… Hiệu trưởng chưa tiến hành kiểm tra và lập hồ sơ kiểm tra hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Chưa chú trọng đến công tác khen thưởng, động viên cho hoạt động này. 4. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: 4.1. Xây dựng kế hoạch: Kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp phải được xây dựng từ đầu năm học, cụ thể, rõ ràng. Kế hoạch phải được sự trao đổi thống nhất với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài trường sao cho phù hợp với tinh hình thực tế của trường và đảm bảo khả thi khi thực hiện không bị chồng chéo giữa nhiều hoạt động ảnh hưởng đến các hoạt động khác trong nhà trường. Các kế hoạch đều đặn , cân đối từ đầu năm đến cuối năm, xây dựng lịch hoạt động theo thời gian. Qua trao đổi thống nhất, hiệu trưởng đã đề ra kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp cụ thể như sau: a.Giờ chào cờ đầu tuần của tháng: Bên cạnh nhiệm vụ đánh giá hoạt động tuần trước, đưa ra kế hoạch tuần tới hiệu trưởng phối hợp với tổng phụ trách đội dành thời gian để tổ chức tuyên truyền về chủ đề của từng tháng, phát động các phong trào thi đua trong tháng. Giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ và sinh hoạt lớp cuối tuần phải tiến hành thường xuyên, liên tục và nghiêm túc. b.Hoạt động ngoài giờ lên lớp trong tháng: Tổ chức dạy lồng ghép trong các môn học nghệ thuật, cụ thể: KẾ HOẠCH DẠY TÍCH HỢP HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP ( 2009-2010) KHỐI 1 TUẦN MÔN TÊN BÀI CHỦ ĐIỂM NỘI DUNG 9 Mỹ thuật Xem tranh phong cảnh Uống nước nhớ nguồn Giáo dục môi trường 13 Âm nhạc Sắp đến tết rồi Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc Giáo dục truyền thống yêu quê hương 16 Âm nhạc Nghe hát Q.ca , kể chuyện âm nhạc Uống nước nhớ nguồn Giáo dục truyền thống dân tộc 19 Âm nhạc Bầu trời xanh Uống nước nhớ nguồn Giáo dục truyền thống yêu quê hương 21 Mỹ thuật Vẽ màu vào hình, vẽ phong cảnh Uống nước nhớ nguồn Giáo dục tình yêu quê hương đất nước 25 Mỹ thuật Vẽ màu vào hình, tranh dân gian Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc Giáo dục truyền thống dân tộc 26 Âm nhạc Hòa bình cho bé Hòa bình và hữu nghị Giáo dục truyền thống dân tộc 29 Âm nhạc Đi tới trường Truyền thống nhà trường Kính yêu Thầy cô giáo 30 Mỹ thuật Xem tranh T.nhi vẽ đề tài sinh hoạt Giữ gìn truyền thống dân tộc Bảo vệ môi trường 31 Mỹ thuật Vẽ cảnh thiên nhiên Uống nước nhớ nguồn Bảo vệ môi trường Âm nhạc Năm ngón tay ngoan truyền thống văn hóa dân tộc Giáo dục chăm ngoan học giỏi KHỐI 2 TUẦN MÔN TÊN BÀI CHỦ ĐIỂM NỘI DUNG 1 Âm nhạc Ôn các bài hát lớp 1 ,nghe hát Q.ca Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc Truyền thống quê hương 4 Âm nhạc Học bài hát : xòe hoa ( Dân ca) Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc Văn hóa quê hương 7 Mỹ thuật Vẽ tranh : đề tài vườn cây đơn giản Uống nước nhớ nguồn Giáo dục môi trường 8 Mỹ thuật Thưởng thức mĩ thuật : xem tranh : tiếng đàn bầu . Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc Văn hóa quê hương 12 Mỹ thuật Vẽ lá cờ ( Cờ tổ quốc , cờ lễ hội) Uống nước nhớ nguồn Tìm hiểu về đất nước Việt Nam 13 Mỹ thuật Vẽ tranh : Đề tài vườn hoa hoặc công viên Uống nước nhớ nguồn Giáo dục môi trường 16,17 Thủ công Gấp , cắt dán biển báo giao thông Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc Giáo dục an toàn giao thông 18 Mỹ thuật Vẽ tranh Đề tài sân trường trong giờ chơi . Truyền thống nhà trường Phát huy truyền thống nhà trường 17 Mỹ thuật Thưởng thức mỹ thuật:Xem tranh dân gian Việt Nam Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc Văn hóa quê hương 19 Thủ công Cắt ,gấp,trang trí thiếp chúc mừng Kính yêu thầy cô giáo Thăm hỏi Thầy cô giáo 23 Mỹ thuật Vẽ tranh đề tài : Mẹ hoặc cô giáo . Yêu quí Mẹ và cô giáo Giáo dục yêu quí mẹ và cô giáo 30 Mỹ thuật Vẽ tranh : Đề tài vệ sinh môi trường Uống nước nhớ nguồn Giáo dục môi trường Âm nhạc Học bài hát Bắc Kim Thang Giữ gìn T.T V.Hhóa dân tộc Văn hóa quê hương 32 Mỹ thuật Thưởng thức mỹ thuật: Tìm hiểu về tượng Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc Văn hóa quê hương KHỐI 3 TUẦN MÔN TÊN BÀI CHỦ ĐIỂM NỘI DUNG 2 Mỹ thuật Vẽ trang trí Truyền thống nhà trường Ổn định tổ chức lớp 4 Mỹ thuật Vẽ tranh đề tài trường em Truyền thống nhà trường Tìm hiểu truyền thống nhà trường L.Đ làm sạch T.lớp 5 Thủ công Gấp cắt dán lá cờ Uống nước nhớ nguồn Tìm hiểu về đất nước con người việt nam 6 Thủ công Gấp cắt dán lá cờ Uống nước nhớ nguồn Tìm hiểu về đất nước con người việt nam 12 Mỹ thuật Vẽ đề tài nhà giáo Việt Nam Kính yêu thầy cô giáo PĐ phong trào chào mừng thăm hỏi Thầy cô giáo 17 Mỹ thuật Vẽ đề tài chú bộ đội Uống nước nhớ nguồn Văn nghệ ca ngợi chú bộ đội 20 Mỹ thuật Thủ công Vẽ đề tài tết - lễ hội Ôn tập chương 2 Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc Tim hiểu về tết cổ truyền VN Văn nghệ ca ngợi Đảng, Bác Hồ 24 Thủ công Vẽ đề tài tự do Bác hồ kính yêu Phat động thi đua học tập chăm ngoan ,làm nhiều việc tốt 33 Mỹ thuật Xem tranh thiếu nhi thế giới Hòa bình hữu nghị Văn nghệ chào mừng 30/4 KHỐI 3 TUẦN MÔN TÊN BÀI CHỦ ĐIỂM NỘI DUNG 2 Mỹ thuật Vẽ trang trí Truyền thống nhà trường Ổn định tổ chức lớp 4 Mỹ thuật Vẽ tranh đề tài trường em Truyền thống nhà trường Tìm hiểu truyền thống nhà trường L.Đ làm sạch T.lớp 5 Thủ công Gấp cắt dán lá cờ Uống nước nhớ nguồn Tìm hiểu về đất nước con người việt nam 6 Thủ công Gấp cắt dán lá cờ Uống nước nhớ nguồn Tìm hiểu về đất nước con người việt nam 12 Mỹ thuật Vẽ đề tài nhà giáo Việt Nam Kính yêu thầy cô giáo PĐ phong trào chào mừng thăm hỏi Thầy cô giáo 17 Mỹ thuật Vẽ đề tài chú bộ đội Uống nước nhớ nguồn Văn nghệ ca ngợi chú bộ đội 20 Mỹ thuật Thủ công Vẽ đề tài tết - lễ hội Ôn tập chương 2 Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc Tim hiểu về tết cổ truyền VN Văn nghệ ca ngợi Đảng Bắc Hồ 24 Thủ công Vẽ đề tài tự do Bác hồ kính yêu Phat động thi đua học tập chăm ngoan ,làm nhiều việc tốt 33 Mỹ thuật Xem tranh thiếu nhi thế giới Hòa bình hữu nghị Văn nghệ chào mừng 30/4 KHỐI 4 TUẦN MÔN TÊN BÀI CHỦ ĐIỂM NỘI DUNG 7 Mỹ thuật Âm nhạc Vẽ tranh đề tài Phong cảnh quê hương Ôn bài hát : em yêu hòa bình Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc Hòa bình hữu nghị Tìm hiểu về T.Thống V.H quê hương Quyền và bổn phận trẻ em 15 Mỹ thuật Vẽ tranh : vẽ chân dung Bác Hồ kính yêu Tìm hiểu về thời niên thiếu của Bác Hồ 19 Âm nhạc Chúc mừng Kính yêu Thầy cô giáo H.Đ Văn nghệ chào mừng ngày 20/11 20 Mỹ thuật Vẽ tranh ; Đề tài ngày hội quê em Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc Tim hiểu về tết cổ truyền VN 21 Âm nhạc Bàn tay mẹ Yêu quí mẹ và cô Các hoạt động văn nghệ chào mừng ngày quốc tế phụ nữ 25 Mỹ thuật Vẽ tranh : đề tài trường em Truyền thống nhà trường Tìm hiểu về truyền thống nhà trường. 28 Âm nhạc Bài Thiếu nhi thế giới liên hoan Hòa bình và hữu nghị Thi đua học tập chăm ngoan , 29 Mỹ thuật Vẽ tranh đề tài vui chơi trong mùa hè Hòa bình và hữu nghị Tìm hiểu về nghệ thuật vẽ tranh vui chơi ,giáo dục tinh thần ĐK thân ái . KHỐI 5 TUẦN MÔN TÊN BÀI CHỦ ĐIỂM NỘI DUNG 3 Mỹ thuật Vẽ tranh đề tài : trường em Truyền thống nhà trường Phat huy truyền thống tốt đẹp nhà trường 4 Âm nhạc Hãy giữ cho em bầu trời xanh Hòa bình hữu nghị Sưu tầm tranh ảnh,tư liệu về cuộc sống T.nhi các nước 7 Mỹ thuật Vẽ tranh : đề tài an toàn giao thông Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc Giáo dục an toàn giao thông 9 Âm nhạc Mỹ thuật Những bông hoa những. bài ca Giới thiệu điêu khắc cổ Việt Nam Kính yêu thầy cô giáo Giữ gìn truyền thống vă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTran_thi_hai_Quan ly hoat dong GDNGLL_cumgar.doc
Tài liệu liên quan