Đề tài Hiệu Trưởng trường THPT Hiếu Phụng - Vũng Liêm – Vĩnh Long, tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên, năm học 2003 – 2004

MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1

I. Lý do chọn đề tài: 1

II. Mục đích nghiên cứu của đề tài: 2

III. Giới hạn của đề tài: 2

B.PHẦN NỘI DUNG. 3

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ: 3

1. Cơ sở lý luận: 3

1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài: 3

1.2. Quy trình kiểm tra: 5

1.2.1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra ( KHKT) giờ dạy trên lớp: .6

1.2.2. Tổ chức kiểm tra: 6

1.2.3. Chỉ đạo kiểm tra giờ dạy trên lớp: 8

1.2.4.Tổng kết điều chỉnh: 9

2. Cơ sở pháp lý: 10

II. THỰC TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC TỔ

CHỨC KIỂM TRA GIỜ DẠY TRÊN LỚP CỦA GIÁO VIÊN

TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG NĂM HỌC 2003 - 2004. 10

1. Đặc điểm tình hình nhà trường: 10

1.1.Đặc điểm chung: 10

1.2.Tình hình nhân sự: 11

1.3. Tình hình cơ sở vật chất nhà trường: 11

1.4. Tình hình năm học 2003-2004: 11

2. Phân tích thực trạng tổ chức KTGDTL của HT: 13

2.1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra giờ dạy trên lớp: 13

2.2. Tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp: 15

2.3.Chỉ đạo kiểm tra giờ dạy trên lớp: 20

2.4.Tổng kết điều - chỉnh hoạt động kiểm tra giờ dạy trên lớp: 21

C. PHẦN KẾT 25

I. Đánh giá chung công việc tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp. 25

II. Bài học kinh nghiệm 26

III. Kiến nghị 26

IV.Kết luận: 27

 

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3801 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu Trưởng trường THPT Hiếu Phụng - Vũng Liêm – Vĩnh Long, tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên, năm học 2003 – 2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tra, góp phần phát triển công tác giáo dục. Việc KTGDTL của giáo viên được thực hiện bằng phương pháp đặc trưng và hiệu quả nhất đó là dự giờ. Quy trình dự giờ được diễn ra theo trình tự các bước sau: a. Chuẩn bị dự giờ: + Thông báo cho người kiểm tra và người được kiểm tra về nội dung, thời gian, mục đích, thành phần kiểm tra.. + Nghiên cứu nội dung bài giảng của giáo viên: mục đích yêu cầu, kiến thức trọng tâm, kỹ năng hình thành cho học sinh, ĐDDH thông qua phân phối chương trình, sách giáo khoa, giáo án đồng thời thấy rõ được chuẩn bị của thầy và trò trước khi lên lớp. + Xem lại chuẩn đánh giá. + Chuẩn bị phiếu dự giờ, biên bản đánh giá. + Chuẩn bị câu hỏi, bài tập để kiểm tra học sinh trên lớp. b. Quan sát giờ dạy trên lớp: + Quan sát toàn bộ diễn tiến tiết dạy. + Ghi nhận toàn bộ hoạt động dạy của thầy và học của trò. Đặc biệt quan tâm đến nội dung kiến thức cơ bản truyền cho học sinh; phương pháp giảng dạy của giáo viên; cách ứng xử giữa thầy và trò trong quá trình dạy học; việc sử dụng thiết bị giáo dục; việc hướng dẫn học sinh học tập. + Ghi nhận các tình huống xảy ra trong tiết dạy và cách xử lý của giáo viên (nếu có). Qua đó giúp HT cải tiến cách quản lý hoặc chỉ đạo các bộ phận có liên quan. c. Phân tích - đánh giá giờ dạy: Đây là bước hết sức quan trọng nhằm thúc đẩy giáo viên làm việc tốt hơn, là lúc phát huy các mặt mạnh mặt tiến bộ và xoá dần những tồn tại hạn chế. Do vậy ban kiểm tra phải thật khéo léo trong nhận xét đánh giá vì rất dễ gây tranh cãi về chuyên môn và gây tiêu cực cho giáo viên. *Phân tích giờ dạy: Căn cứ vào các dữ liệu ghi nhận được qua quá trình dự giờ. Ban kiểm tra những người dự giờ thống nhất những vấn đề cần trao đổi với giáo viên, các biện pháp giúp giáo viên tiến bộ. * Trao đổi với giáo viên: - Trước hết: giáo viên tự đánh giá tiết dạy của mình, nêu lên mục đích yêu cầu của bài, phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức cho học sinh học tập. - Sau đó: Đại diện ban dự giờ nêu lên ưu, nhược điểm và nguyên nhân của nó đồng thời đưa ra các biện pháp khắc phục những thiếu sót, tồn tại về các mặt: Nội dung, phương pháp, cách tổ chức,…. - Đánh giá: Nêu lên kết quả giờ dạy, bài dạy; chỉ ra đặc điểm lao động của người thầy, các đặc tính lao động học tập trong quá trình dạy học của tiết đó đồng thời kiến nghị những giải pháp thích hợp cho các đối tượng (thầy – trò) nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. Cuối cùng đi đến thống nhất giữa hai bên ( ban dự giờ và giáo viên được dự giờ ), giáo viên tự nhận thấy được ưu và nhược điểm của mình để phát huy và khắc phục, tự điều chỉnh và bồi dưỡng để các tiết dạy sau đạt hiệu quả cao hơn. - Lưu hồ sơ: Mỗi cá nhân có một hồ sơ lưu trữ và mỗi tổ chuyên môn cũng cần có một hồ sơ kiểm tra lưu trữ. Các hồ sơ kiểm tra phải thể hiện sự tiến bộ của giáo viên qua các lần kiểm tra. 1.2.4.Tổng kết điều chỉnh: Sau mỗi đợt kiểm tra hoặc sau mỗi tháng, học kỳ HT cần tổng hợp thông tin kết quả KTGDTL. Kết luận kiểm tra là cơ sở cho nhà quản lý ra các quyết định điều chỉnh nhằm hoàn thiện dần năng lực sư phạm của giáo viên, cải tiến quá trình quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm tra, nâng cao chất lượng dạy học giáo dục của nhà trường góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân. 2. Cơ sở pháp lý: - Công văn số 10227/ THPT ngày 11/ 09/ 2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên trung học. - Quy chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống thanh tra Giáo dục và Đào tạo (ban hành kèm theo QĐ số 478/ QĐ ngày 11/03/1993 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định công tác kiểm tra nội bộ trong các trường học và các đơn vị trong ngành: Hiệu Trưởng các trường, thủ trưởng các cơ sở giáo dục, đào tạo trong ngành có trách nhiệm sử dụng bộ máy quản lý và các cán bộ trong đơn vị để kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ kế hoạch của cá nhân và các bộ phận thuộc quyền, xem xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo; các vấn đề trách nhiệm quản lý của mình. (chương VI điều 22). - Công tác kiểm tra nội bộ trường học là một trong những nhiệm vụ của HT được qui định trong điều lệ trường trung học, phần nhiệm vụ quyền hạn của HT quản lý giáo viên – nhân viên, học sinh, quản lý chuyên môn, phân công công tác, kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên (điều 17C ngày 11 tháng 07 năm 2000). - Văn bản số 3668/ VP ngày 11/ 05/ 2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kế hoạch triển khai nghị quyết 40/2000/ QH 10 của Quốc Hội về đổi mới giáo dục phổ thông “ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở bậc trung học”. II. THỰC TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC KIỂMTRA GIỜ DẠY TRÊN LỚP CỦA GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG NĂM HỌC 2003 - 2004. 1. Đặc điểm tình hình nhà trường: 1.1.Đặc điểm chung: Trường trung học phổ thông Hiếu Phụng là một trường vùng sâu của huyện Vũng Liêm được thành lập vào năm 1985. Đời sống nhân dân ở khu vực này còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu là nghề nông. Học sinh vừa đi học vừa tham gia sản xuất giúp đỡ gia đình. Trình độ dân trí chưa đồng đều cũng làm ảnh hưởng một phần đến việc giáo dục con em. Đội ngũ giáo viên không ổn định có nhiều giáo viên xin thuyên chuyển sang huyện khác, về thị xã hoặc lên thành phố (vì lý do hoàn cảnh gia đình). Giáo viên trẻ mới ra trường (công tác từ ba đến năm năm) chiếm tỉ lệ 57%, chất lượng học tập của học sinh còn thấp vì chất lượng đầu vào thấp điểm tuyển vào lớp 10 lấy xuống đến 7 điểm hoặc 5,5 điểm. Khuôn viên nhà trường rất hẹp khoảng 5000m2. Không có sân chơi bãi tập nên giờ học thể dục ồn ào gây ảnh hưởng rất nhiều đến các lớp học lân cận. 1.2.Tình hình nhân sự: * Tổng số cán bộ giáo viên – công nhân viên của trường là 82/ 52 nữ. Trong đó: Lãnh đạo nhà trường: 03 đồng chí (HT và 2 P.HT). Kế toán: 01. TPT đội: 01 Nhân viên: 01 Giáo viên thực dạy khối cấp 3: 44/30 nữ. Giáo viện thực dạy khối cấp 2: 35/22 nữ. Trình đọ chuyên môn nghiệp vụ đạt chuẩn – 78/ 52 nữ. Giáo viên hợp đồng 01 (giáo viên tin học) Giáo viên đang theo học thạc sĩ (tự túc) 06/ 04 nữ. * Chi bộ Đảng độc lập với 24 Đảng viên/ 8 nữ. * Công Đoàn viên:82/ 52 nữ. 1.3. Tình hình cơ sở vật chất nhà trường: - Tổng số phòng hiện có:26, số phòng cấp 2: 20, số phòng cấp 3: 06, không có phòng tre lá. Phòng đang sử dụng học tập: 22, đảm bảo cho học sinh học hai ca sáng và chiều. 01 phòng hội đồng sư phạm. 01 phòng vi tính. 01 phòng lãnh đạo. 01 phòng thiết bị giáo dục. Không có các phòng chức năng và thư viện. 1.4. Tình hình năm học 2003-2004: * Học sinh của trường: 1644 em, tổng số lớp: 40 lớp. Trong đó có 18 lớp cấp 2 với 709 học sinh; 22 lớp cấp 3 với 935 học sinh. Chất lượng học lực của học sinh: Giỏi 156 = 9,5%; khá: 591 = 36,0%; trung bình 791 = 48%; yếu, kém: 106 = 6,5%. Chất lượng hạnh kiểm của học sinh: Tốt: 1.480 = 90%; khá 158 = 9.6%; trung bình 6 = 0.4%; yếu 0. * Giáo viên: STT Tổ chuyên môn Số lượng Đạt chuẩn đào tạo Công tác trên 15 năm Công tác từ 6 đến 10 năm Công tác từ 3 đến 5 năm Giáo viên giỏi cấp tỉnh Giá viên giỏi cấp trường Giáo viên khó khăn về chuyên môn 01 02 03 04 05 06 Toán Lý Hoá -Sinh-TD Văn Sử-Địa Anh văn 16 8 16 14 13 12 16 8 15 14 13 12 3 2 5 6 4 1 3 0 1 2 6 1 10 6 10 6 3 10 0 0 1 0 2 2 3 0 1 2 2 3 1 0 1 1 2 1 Tổng số 79 78 21 13 45 5 11 6 Qua bảng trên cho thấy rằng: Giáo viên đạt chuẩn đào tạo: 78/ 79 tỉ lệ: 88,8%. Giáo viên công tác trên 15 năm: 21/ 79 tỉ lệ:26,6%. Giáo viên công tác từ 6 đến 10 năm: 13/ 79 tỉ lệ: 16,5%. Giáo viên công tác từ 3 đến 5 năm: 45/ 79 tỉ lệ: 57%. Giáo viên giỏi cấp tỉnh: 5/ 79 tỉ lệ: 6,3%. Giáo viên giỏi cấp trường: 11/ 79 tỉ lệ: 13,9%. Giáo viên còn khó khăn về chuyên môn: 6/ 79 tỉ lệ: 7,6%. *Xếp loại giáo viên: Giỏi: 16/ 79 tỉ lệ: 20,2%. Khá: 38/ 79 tỉ lệ: 48,1%. Trung bình: 19/ 79 tỉ lệ: 24,1%. Yếu: 6/ 79 tỉ lệ: 7,6%. Về phía lãnh đạo nhà trường 1 Phó Hiệu Trưởng chuyên môn vừa mới được đề bạt còn 1 Phó Hiệu Trưởng công tác được 2 năm cả 2 đều rất mới chưa có kinh nghiệm trong công tác quản lý cộng với đặc điểm tình hình nhà trường như được nêu bên trên chúng tôi nhận thấy rằng trường THPT Hiếu Phụng có những thuận lợi và khó khăn trong công tác KTGDTL của giáo viên như sau: *Thuận lợi: - Trường được sự quan tâm giúp đỡ của Sở Giáo Dục và Đào Tạo và các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương. - Đội ngũ giáo viên của trường hầu hết đã được chuẩn hoá, 6 giáo viên đang theo học lớp đào tạo thạc sĩ, lực lượng giáo viên trẻ rất hăng hái nhiệt tình trong mọi công tác. - Trường có đội ngũ giáo viên giỏi, giáo viên lâu năm tuy không nhiều nhưng đó là lực lượng nồng cốt hỗ trợ rất nhiều cho lực lượng kiểm tra trong nhà trường. - Đa số giáo viên là người địa phương nên không bị động về thời gian công tác giữa gia đình với nhà trường. - Lãnh đạo nhà trường mới nhận công tác, còn non trẻ về kinh nghiệm nên luôn tìm tòi học hỏi kinh nghiệm để hoàn thành tốt công việc cấp trên giao phó. *Khó khăn: - Giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm trong công tác, chuyên môn nghiệp vụ chưa sâu còn lúng túng. - Số giáo viên còn khó khăn về chuyên môn thì không thể vươn lên được do năng lực bản thân. - Học sinh vùng sâu, hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn, phải phụ giúp gia đình lo cho việc ăn việc mặc. Gia đình ít quan tâm đến việc học của con em vì bận làm kinh tế. - Không có phòng chức năng phục vụ cho việc dạy và học. Trang thiết bị giáo dục còn thiếu thốn. - Một số học sinh khá giỏi ở cuối cấp hoặc học sinh các gia đình khá giả thường chuyển lên thị xã để học tập. - Chấùt lượng học lực học sinh còn thấp. 2. Phân tích thực trạng tổ chức KTGDTL của HT: Công tác KTGDTL được tiến hành thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý tức là đi từ việc xây dựng kế hoạch đến tổ chức chỉ đạo và tổng kết điều chỉnh. 2.1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra giờ dạy trên lớp: Kế hoạch kiểm tra của trường là một bộ phận hữu cơ của kế hoạch năm học, đồng thời là mắc xích trọng yếu của chu trình quản lý trong đó KTGDTL của giáo viên là hoạt động quyết định về chất lượng giáo dục của nhà trường do vậy HT xây dựng kế hoạch KTGDTL trùng với kế hoạch kiểm tra toàn diện giáo viên (hàng năm với chỉ tiêu 1/3 giáo viên được kiểm tra toàn diện theo quy định của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo), việc kiểm tra này do ban kiểm tra nhà truờng thực hiện. Bên cạnh đó HT giao cho các tổ khối chuyên môn lên kế hoạch KTGDTL theo hàng tháng, tuần đối với số giáo viên còn lại rồi sau đó báo cáo kết quả về lãnh đạo nhà truờng. Kế hoạch KTGDTL của giáo viên năm học 2003-2004: Học kỳ I Học kỳ II Tuần Môn Giáo viên được kiểm tra Số tiết Tuần Môn Giáo viên được kiểm tra Số tiết 7 Sử AV Lê Minh Nguyệt Lâm Bảo Ngọc 3 3 21 Văn Lý Lê Thanh Tâm Nguyễn Phúc Lập 2 2 9 Toán Văn Bùi Mộng Hồng Xuân Đoàn Thị Huỳnh Như 3 3 23 Sinh Hoá Địa Nguyễn Thị Thanh Trúc Nguyễn Thị Nguyệt Nguyễn Thành Nghiệp 2 2 2 11 Lý Hoá Sinh Vi Thị tố Hoa Nguyễn Thị Hồng Phúc Trần Thị Kim Lý 3 3 3 25 Toán Sử Nguyễn Thanh Bích Tuyền Lê Văn Thường 2 2 13 Địa Toán AV Huỳnh Công Thành Nguyễn Thị Diễm Trang Nguyễn Thị Hoàng Oanh 3 3 3 27 AV Toán Văn Hồ Nguyễn Yến Linh Lê Văn Hải Huỳnh Kim Phụng 2 2 2 * Số giáo viên còn lại trong từng tổ chuyên môn, HT chỉ đạo cho tổ trưởng chuyên môn từng tổ lên kế hoạch KTGDTL theo từng tuần, báo cáo lịch kiểm tra và kết quả kiểm tra về cho HT. Qua việc xây dựng kế hoạch KTGDTL như trên có những ưu điểm và tồn tại như sau: * Ưu điểm: - Kế hoạch KTGDTL được HT lên từ đầu năm học và công khai trước hội đồng sư phạm nên giáo viên được kiểm tra và các thành viên trong ban kiểm tra chuẩn bị ngay từ đầu, kết quả kiểm tra phản ánh được nổ lực cố gắng của giáo viên qua các tiết dạy trên lớp. - Kế hoạch KTGDTL của trường và của tổ chuyên môn được rãi đều trong năm học và bao gồm đủ các đối tượng giáo viên (giáo viên lâu năm, giáo viên trẻ, giáo viên khá giỏi, trung bình và giáo viên khó khăn về chuyên môn) nên việc KTGDTL được tiến hành thường xuyên hàng tuần, tháng, tạo nề nếp kỹ cương trong làm việc (giảng dạy) tránh đối phó xuê xoa. * Hạn chế: - Do kế hoạch KTGDTL được xếp cùng với kế hoạch liểm tra toàn diện, nên ngoài việc chuẩn bị tiết dạy trên lớp, giáo viên còn phải chuẩn bị các hồ sơ sổ sách và những việc khác cho nội dung kiểm tra toàn diện nên giáo viên được kiểm tra phải làm việc với cường độ cao – quá tải do đó kết quả công việc chưa đạt được như mong muốn. - Một số tuần ban kiểm tra phải dự đến 9 tiết và mỗi giáo viên đựơc kiểm tra phải được dự đến 3 tiết nên bị động về thời gian; ban kiểm tra khó bố trí sắp xếp giờ dự, đôi khi một số tiết dạy không được dự đủ số thành viên trong ban kiểm tra, ngoài ra còn tạo không khí căng thẳng cho người trong ban kiểm tra và cho đối tượng được kiểm tra. - Kế hoạch kiểm tra của HT còn đánh đồng cho các đối tượng kiểm tra; chưa có sự phân biệt giữa giáo viên giỏi với giáo viên còn gặp khó khăn trong chuyên môn; giữa giáo viên lâu năm và giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm trong chuyên môn (cùng số tiết dự / năm học). - Thời gian mỗi giáo viên đựoc kiểm tra tập trung vào 1 tuần / năm khó đánh giá được sự tiến bộ của giáo viên. - Kế hoạch KTGDTL chưa phối hợp một cách hợp lý với việc kiểm tra toàn diện cũng như với kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho giáo viên còn hạn chế về chuyên môn. Do đó muốn đạt được kết quả khả quan hơn nên: - Hiệu Trưởng xây dựng kế hoạch KTGDTL của giáo viên với cường độ làm việc vừa sức cho đối tượng kiểm tra và các thành viên trong ban kiểm tra. Số tiết của giáo viên trong các lần kiểm tra không nhất thiết phải đều nhau nên tăng thêm số tiết đối với giáo viên còn hạn chế về chuyên môn, giáo viên trẻ ít kinh nghiệm hoặc giáo viên đăng ký thi giáo viên giỏi cấp tỉnh, giảm một số tiết đối với giáo viên khá – giỏi để tạo điều kiện bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên yếu kém nâng cao chuyên môn cho giáo viên để đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh. - Kế hoạch KTGDTL của mỗi giáo viên nên phân đều ra cho 2 học kỳ để đánh giá được mức độ tiến bộ của đối tượng kiểm tra, ý thức trách nhiệm của giáo viên đồng thời ban kiểm tra cũng nhận thấy được hiệu quả công việc của mình. - Hiệu trưởng lên kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên cùng kế hoạchKTGDTL. 2.2. Tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp: Việc tổ chứ KTGDTL đựơc thực hienä qua các bước sau đây: 2.2.1. Xây dựng lực lượng kiểm tra: Hiệu Trưởng thành lập ban kiểm tra gồm: Hiệu Trưởng, Phó Hiệu Trưởng, các tổ trưởng chuyên môn, các giáo viên dạy giỏi hoạt động theo cơ chế kiểm tra trực tiếp. Ban kiểm tra: STT Họ và Tên Chức vụ Tính cách 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 Vương Tuấn Nguyễn Ngọc Loan Lê Thanh Tùng Nguyễn Hữu Hải Nguyễn Văn Vượng Nguyễn Thanh Tâm Nguyễn Văn Tám Nguyễn Thanh Bình Trương Thị Bích Ngọc Bùi Ngọc Luận Nguyễn Thị Nguyệt Hiệu Trưởng P.Hiệu Trưởng P.Hiệu Trưởng Tổ Trưởng chuyên môn Toán Tổ trưởng CM: Văn Tổ trưởng CM: Lý Tổ trưởng CM: Hóa – Sinh – TD Tổ trưởng CM: Sử – Địa Tổ trưởng CM: Anh Văn Giáo viên giỏi Giáo viên giỏi Thẳng thắn, cởi mở, nghiêm túc. Trầm tính, thẳng thắn, nghiêm túc. Vui nhộn, nghiêm túc. Vui vẻ, thẳng thắn. Vui vẻ, hoạt bát. Trầm tính, nghiêm túc. Hòa đồng, vui vẻ. Cởi mở, hòa đồng. Vui vẻ nghiêm túc. Vui vẻ nghiêm túc. Trầm, nghiêm túc. * Ban kiểm tra có 11 đồng chí: Với cơ chế kiểm tra gián tiếp, HT giao cho tổ chuyên môn thành lập ban kiểm tra gồm: các tổ trưởng và giáo viên khá – giỏi trong tổ xây dựng kế hoạch KTGDTL đối với giáo viên còn lại (không dự giáo viên được kiểm tra toàn diện). * Các giáo viên khá giỏi: 1. Nguyễn Thị Hà Thanh : GVG môn Anh văn. 2. Lê Thị Liên : GVG môn Lịch Sử. 3. Nguyễn Thị Hồng Há : GVG môn Sinh. 4. Trương Thị Tuyết Mai : Giáo viên dạy khá môn Toán. 5. Nguyễn Văn Hiệp : Giáo viên dạy khá môn Lý. 6. Nguyễn Thị Bé Mười : Giáo viên dạy khá môn Hóa. Với công việc thực hiện như trên chúng tôi nhận thấy: * Ưu điểm: - Lực lượng kiểm tra gồm nhiều đối tuợng phong phú tư duy. Bộ phận lãnh đạo nhà trường (HT,P.HT) được sự hỗ trợ tích cực của các tổ trưởng chuyên môn và những giáo viên giỏi, có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn. - Tạo điều kiện cho tổ chuyên môn phát huy vai trò trách nhiệm của mình. * Hạn chế: - Lực lượng kiểm tra bao gồm những đối tượng như vậy, do phải dự nhiều giờ trong một tuần nên số lượng kiểm tra viên dự các tiết dạy không đều vì phải lệ thuộc vào giờ dạy trên lớp của bản thân, do đó các tiết dự không thuộc bộ môn khi phân tích đánh giá chỉ nghiên về hình thức tổ chức lớp, năng lực sư phạm, phương pháp chung,…. không phân tích sâu về nội dung tiết dạy, về chuyên môn từ đó dẫn đến sự dễ dãi việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy chưa được thực hiện tốt và hiệu quả công việc chưa cao. - Đối với việc KTGDTL mà các tổ chuyên môn thực hiện dưới sự chỉ đạo của HT: + Các thành viên trong ban kiểm tra chưa có sự bồi dưỡng, chưa có sự thống nhất về mục đích KTGDTL về việc áp dụng chuẩn đánh giá nên mỗi tổ có cách đánh giá riêng. + Khi đánh giá chỉ tập trung vào những chỗ sai nhất là về kiến thức đôi lúc gây tranh cãi nội bộ. + Nặng về hình thức, xếp loại tiết dạy, không thảo luận sâu về chuyên môn để đưa ra phương pháp cải tiến cách giảng dạy cho phù hợp. + Khâu kiểm tra, đánh giá, tư vấn thúc đẩy còn rất nhiều hạn chế do đó việc bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ ở đơn vị tổ chưa cao. + Tổ Hoá – Sinh – Thể dục: Tổ trưởng chuyên môn thuộc môn Thể dục nên rất hạn chế về chuyên môn Hóa – Sinh. Do vậy việc KTGDTL rất nặng về hình thức, rất hạn chế về thảo luận phân tích tiết dạy vì sợ mất lòng, sợ va chạm. + Kết quả KTGDTL ở các tổ không đều nhau, mức xếp loại tiết dạy chưa phản ánh đúng chất lượng tiết dạy vì thế ở mức độ nào đó cũng ảnh hưởng đến đánh giá xếp loại giáo viên. - Hiệu Trưởng chưa có kế hoạch và biện pháp tích cực nhờ sự hỗ trợ của đội ngũ các chuyên gia Sở Giáo Dục làm nồng cốt để xây dựng lực lượng kiểm tra cũng như nhờ những chuyên viên bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng cốt cán của trường hay của tổ. - Hiệu Trưởng chưa xây dựng và kết hợp được cơ chế chuyển hoá kiểm tra ngoài thành tự kiểm tra. Ý kiến đề xuất: - Hiệu Trưởng có kế hoạch bồi dưỡng năng lực kiểm tra cho lực lượng kiểm tra của trường đặc biệt là các tổ trưởng chuyên môn, các giáo viên giỏi. - Đối với các tổ ghép HT chỉ đạo thật sâu sát hình thức, cách tổ chức xây dựng lực lượng kiểm tra để việc thực hiện KTGDTL có hiệu quả hơn. - Trong quá trình kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy đối với các giờ dạy trên lớp của giáo viên ở đơn vị tổ, HT yêu cầu ban kiểm tra làm việc thật đúng theo tinh thần kiểm tra. Tránh vị nể, sợ mất lòng, xuê xoa, hình thức. - Hiệu Trưởng mạnh dạn mời chuyên gia Sở Giáo Dục về trường hướng dẫn nghiệp vụ KTGDTL nói riêng, kiểm tra toàn diện giáo viên nói chung cho lực lượng cốt cán của trường. - Có kế hoạch khoa học hợp lý giữa việc thành lập ban KTGDTL với việc phân các môn dạy tiết dạy để tránh bị động về thời gian của các kiểm tra viên cũng như những hoạt động khác. 2.2.2. Xây dựng chuẩn kiểm tra: Chuẩn kiểm tra là cơ sở là thước đo trình độ chuyên môn năng lực sư phạm của giáo viên. Hiện nay HT các trường THPT căn cứ vào chuẩn kiểm tra cấp trên ban hành là công văn số 10227 / THPT ngày 11/ 09/ 2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các yêu cầu cụ thể của chuẩn: Nội dung: + Chính xác khoa học (Khoa học bộ môn và quan điểm tư tưởng lập trường chính trị) + Đảm bảo tính hệ thống, đủ nội dung, làm rõ trọng tâm. + Liên hệ với thực tế (nếu có), có tính giáo dục. Phương pháp: + Sử dụng phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung và kiểu bài lên lớp. + Kết hợp tốt các phương pháp trong các hoạt động dạy – học. Phương tiện: + Sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện, thiết bị dạy – học. + Trình bày bảng hợp lý, chữ viết, hình vẽ, lời nói rõ ràng, chuẩn mực, giáo án hợp lý. Tổ chức: + Thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp, phân phối thời gian hợp lý ở các phần, các khâu. + Tổ chức và điều khiển học sinh học tập tích cực, chủ động phù hợp với nội dung của kiểu bài, với đối tượng, học sinh hứng thú học. * Kết quả: Đa số học sinh hiểu bài, nắm vững trọng tâm, biết vận dụng kiến thức. Căn cứ vào các yêu cầu của chuẩn trên để xếp loại tiết dạy. * Nhận xét: - Hiệu Trưởng đã sử dụng đúng văn bản của Bộ Giáo Dục để xây dựng chuẩn kiểm tra đánh giá tiết dạy của giáo viên. - Song Hiệu Trưởng chưa mạnh dạn phối hợp chuẩn cấp trên với tình hình thực tế của nhà trường (cơ sở vật chất còn hạn chế rất nhiều, phòng chức năng không có….); chuẩn chưa được thống nhất giữa các thành viên trong ban kiểm tra nhất là ban kiểm tra ở các tổ chuuyên môn, giữa các tổ chuyên môn với nhau từ đó gây lúng túng khi phân tích quá trình sư phạm tiết dạy của giáo viên. - Hiệu trưởng chưa phân biệt rõ ràng và quy định cụ thể tiết KTGDTL và tiết thao giảng theo quy định tháng, học kỳ đối với giáo viên nên bị chồng chéo. - Chuẩn đánh giá được áp dụng đồng nhất cho tất cả các đối tượng giáo viên trong nhà trường (giáo viên mới ít kinh nghiệm, giáo viên yếu kém, giáo viên giỏi, giáo viên lâu năm). Điều này không có nghĩa là mỗi đối tượng giáo viên có một chuẩn riêng mà điều đáng quan tâm là nếu giáo viên yếu kém hoặc giáo viên mới ra trường ít kinh nghiệm thì ban kiểm tra nên linh hoạt hơn trong đánh giá để tạo điều kiện thuận lợi cho những đối tượng này bồi dưỡng nâng dần chất lượng chuyên môn nghiệp vụ. * Đề xuất: Để việc vận dụng chuẩn đánh giá vào việc KTGDTL dễ dàng và đạt hiệu quả hơn, khi xây dựng chuẩn đánh giá nên bám vào đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHiệu Trưởng trường THPT Hiếu Phụng - Vũng Liêm – Vĩnh Long, tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên, năm học 2003 – 2004.doc