2.2. Cái “tôi” cá nhân
Đọng lại trên mỗi trang văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, ta không chỉ bắt gặp
một cái “tôi” công dân đầy ý thức trách nhiệm với quê hương, đất nước, dân tộc mà
còn là một cái “tôi” cá nhân với những tư tưởng quan niệm của riêng mình về
những sự vật hiện tượng đã từng đi qua, từng chứng kiến, từng nếm trải để rồi cảm
nhận, suy ngẫm viết về nó. Đó là một cái tôi trầm lắng, say sưa và tỏa hồn mình hòa
nhập với thiên nhiên; một cái tôi “ham chơi” mà không quên đời, tìm đến thế cân
bằng của cuộc sinh tồn; một cái tôi cá nhân đồng cam cộng khổ “chia lửa” cùng bạn
bè trong sóng gió, trong cơn đau, trong nỗi buồn và cả trong những niềm vui của
cuộc đời. Từ những biểu hiện đa dạng sinh động của cái tôi cá nhân trong một con
người, càng làm nổi bật lên hình tượng tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường trên những
trang văn xuôi này.2.2.1. Thái độ hoà nhập với thiên nhiên
Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn, nhà báo ông đã có dịp đặt chân tới nhiều
miền của đất nước, ông đã lựa chọn cho mình rất nhiều đề tài hấp dẫn: về lịch sử,
chiến tranh, văn hoá và viết về thiên nhiên một mảng màu đầy ý nghĩa đã chiếm
rất nhiều tâm sức của ông. Điều này có thể nhận thấy trong “Tuyển tập Hoàng Phủ
Ngọc Tường” tập 2, do Trần Thức tuyển chọn (Nxb Trẻ-2002), có tới 11/31 bài kí
viết về thiên nhiên. Ông trầm lắng, say sưa và tỏa hồn mình vào đất, trời, sông, núi,
bãi biển, con đèo, rừng cây, khí hậu. đều hiện tỏa sức sống cùng khả năng nuôi
dưỡng, tái sinh văn hóa của chúng.
Khám phá tác phẩm văn học từ góc độ văn hóa trên cơ sở nhận thức mối quan
hệ giữa văn hóa và văn học, có thể thấy “thiên nhiên trong văn xuôi của HPNT đã
được xây dựng thành những thế giới tinh thần của con người” (Ngô Minh Hiền). Ở
đó, cái nhìn về thiên nhiên trong tư duy văn hóa phương Đông đã kết hợp với ý
niệm bình đẳng, dân chủ của văn hóa phương Tây, khối tri thức uyên bác về khoa
học, nghệ thuật, triết học, cái tôi nghệ sĩ và tài năng nghệ thuật của Hoàng Phủ
Ngọc Tường, tạo thành một sự hòa điệu tuyệt vời giữa thiên nhiên và con người
trong tác p
129 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 61 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hình tượng tác giả trong văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc Tường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iáng là chữ của bụi bặm
thường ngày; hình như người ta vứt đi, và ông nhặt lên, phủi phủi, hà hơi vào, để
đất hoá thành thơ” (Bùi Giáng trong tôi); “là một nhà trừu tượng thuần tuý, Lâm
61
Triết từ bỏ mọi biểu hiện của ý niệm chuyển động (thí dụ như tốc độ, động tác, cơn
lốc) để đưa ra những chuyển động tiềm nhập vào bên trong cấu trúc như một
mạch nước ngầm, và đó chính là dạng chuyển động của năng lượng. Ở Lâm Triết,
ấn tượng mạnh mẽ vẫn là một chuyển động thầm lặng, mãnh liệt nhưng sâu kín
giống như dòng chảy của tâm thức. Hoặc là một chuyển động của vũ trụ nào đó, thì
đấy chính là vũ trụ tự tại ở bên trong con người, như lời của chính tác giả “cứ như là
những giấc mơ, sẽ không bao giờ hết được” (Lâm Triết và cõi mộng du); là một
“đại biểu” của lối ham chơi ngẫu hứng, Phùng Quán có khả năng “phát hiện thế giơi
bằng sự trinh bạch của ý thức, giống như hoa perce-neige chọc thủng giá lạnh để nở
trong màu trắng của tuyết. Ngẫu hứng không sinh ra từ hệ thống, sách vở hoặc
những điều răn có sẵn, mà được khám phá tình cờ trên bước chân người nghệ sĩ
rong chơi giữa đời. Nó không tự khẳng định nên không buộc người khác phải chấp
nhận, không kết thúc nên chỉ khêu gợi ý tưởng, nó không bận tâm đến cái người đời
coi là quan trọng nên có vẻ như một người đãng trí. Nói tóm lại, ngẫu hứng là giao
lưu trí tuệ của tình bạn” (Ngẫu hứng); Nguyễn Trọng Tạo lại theo kiểu “người ham
chơi” luôn cố gắng giữ riêng cho mình một cõi nhớ, nhớ về một cái gì đã mất và
lầm lũi đi tìm. “Dù đấy chỉ là chiếc châm Cỏ Thi em đã cài tóc thuở lòng còn đầy
khát vọng, và dù ta “rồi cũng khóc như em, khóc cho điều đã mất”. Chính giọt nước
mắt rơi xuống cỏ giống như hạt ngọc hiếm hoi rốt cuộc đã bộc lộ một chút gì trong
trẻo của niềm tin ẩn giấu đằng sau bộ mặt đã phong trần, sự trong trẻo muôn đời
vẫn thuộc về căn cốt của giống nòi thi sĩ” (Đồng dao Nguyễn Trọng Tạo). Những
cuộc chơi ấy cũng chính là cái thú thưởng thức nghệ thuật tao nhã và trí tuệ ở
Hoàng Phủ Ngọc Tường mà không phải ai cũng dễ có được.
Như vậy, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã kiến thị cuộc đời như một trò chơi và tự
xem mình cũng là một trong số những ngườu ham chơi và ông đưa ra những kiến
giải về cuộc sống trong những mối quan hệ thấm đẫm triết lí nhân sinh: người làm-
người chơi; đâu phải người chơi là hay lười biếng còn người làm siêng năng chăm
chỉ mà là “làm để sống, sống để chơi”, “ham chơi là cách sống đạt đạo của con
người”. Trong đời sống chúng ta lao động cống hiến để có một điều kiện sống tốt
62
hơn, bên cạnh đó ta còn có những mưu cầu một đời sống tinh thần phong phú, dồi
dào. Bởi vậy, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tỏ rõ năng lực nhạy bén của mình khi vận
dụng sự am hiểu về cuộc đời cũng như tác phẩm của các nghệ sĩ tài hoa như: Trịnh
Công Sơn, Đặng Nhật Minh, Lâm Triết, Phùng Quán, Bùi Giáng, Nguyễn Trọng
TạoĐứng ở góc độ này, Hoàng Phủ Ngọc Tường hiện lên như một nhà phê bình
văn học thực thụ. Cùng với vốn sống, vốn hiểu biết văn hoá sâu rộng, với những trải
nghiệm quý báu từ cuộc sống, Hoàng Phủ Ngọc Tường đem đến cho người đọc
những kinh nghiệm quý báu về cuộc đời và lẽ sống: “Ham chơi”và tìm đến thế cân
bằng của cuộc sinh tồn. Đó là một triết lí sống dấn thân, đạt đạo trong mỗi con
người, ông cho rằng: “Người ham chơi cũng làm, cũng biết thông thái mọi điều.
Nhưng gã lại là một tay giang hồ khí cốt, nhìn đời như một khu vườn hoan lạc; nơi
đó gã sa đà theo những cuộc vui với một tâm thức cóc cần nhẹ nhõm” (Người ham
chơi).
2.2.3 . “Chia lửa” cùng bạn bè
Trong mỗi chúng ta, chắc hẳn ai cũng có những ấn tượng, kỉ niệm về tình bạn,
đôi khi ta không thể sống thiếu tình bạn và bạn bè là một phần của cuộc sống “bạn
bè là cánh tay nối dài của bản thân tôi để vươn tới những khát vọng cuộc đời rộng
lớn” (Cám ơn tình bạn). Chúng ta đã từng thấy Nguyễn Khuyến có những bài thơ
viết về bạn tương giao, tri âm, tri kỉ của mình như: Dương Khuê, Châu Cầu (Áo
bông che bạn, Bạn đến chơi nhà, Khóc Dương Khuê.). Còn Hoàng Phủ Ngọc
Tường, Trưởng thành từ phong trào học sinh, sinh viên yêu nước ở Huế, làm thầy
giáo rồi từ biệt học sinh thân yêu lên đường đánh Mỹ, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã
bước vào cuộc chiến đầy niềm tin, nhiệt huyết sục sôi của tuổi trẻ Huế xuống đường
hòa nhịp với cuộc chiến đấu tranh của toàn dân tộc “Tôi sung sướng thấy Giao đã
tìm thấy lại niềm tin giữa nhân dân, và chính tôi cũng tìm thấy niềm tin ở bạn bè”
(Như con sông từ nguồn ra biển). Sống trong những tháng ngày khói lửa đạn bom
ấy Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã “chia lửa” cùng anh em bạn bè đồng chí đồng
cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi sát cánh bên nhau để chống lại kẻ thù xâm lược
(Vành đai trong lửa), và cùng đánh sập hàng rào điện tử Macnamara (Đánh giặc
63
trên hàng rào điện tử) Những tháng ngày gian truân khổ cực, chứng kiến bao
nhiêu nỗi đau hy sinh mất mát của những người mẹ, người vợ, người chị, người
em và cả những người bạn đồng đội ngã xuống ở chiến trường một đi không trở
về như nỗi đau mất đi người thân của mình. Hoàng Phủ Ngọc Tường kính trọng,
thấu cảm, sẻ chia sâu sắc đối với những người đã đổ máu mình cho độc lập tự do
của tổ quốc. Bước ra từ cuộc chiến khốc liệt, khó khăn nguy hiểm ấy, hơn ai hết
Hoàng Phủ Ngọc Tường cảm nhận sâu sắc những ngọt bùi, đắng cay, buồn vui, đau
thương để rồi có những sẻ chia đồng cảm với người bạn, với đồng đội, đồng chí
đã từng vào sinh ra tử cùng mình. Cũng chính từ những kỉ niệm quá khứ hằn sâu
trong kí ức ấy là động lực thôi thúc nhà văn sống sâu sắc hơn với cuộc sống hiện tại
hôm nay.
Với Hoàng Phủ Ngọc Tường, những cuộc gặp mặt, những cuộc chơi bạn bè là
những ấn tượng khó phai mờ “giống như một vết mực xanh trên tờ giấy này đã
thấm sang cả tờ giấy sau”. Bởi lẽ đó theo suốt sự nghiệp cầm bút của mình, Hoàng
Phủ Ngọc Tường đã dành nhiều bài viết về những kỉ niệm vui, buồn với những
người đồng chí, đồng đội, những người bạn đã từng tham chiến và cả những người
bạn cùng nghề nghiệp cũng như ở các lĩnh vực khác nhau: Nguyễn Trọng Huấn,
Trịnh Công Sơn, Đặng Nhật Minh, Bùi Giáng, Phùng Quán, Đinh Cường, Lâm
Triết, Ngô Kha, Lê Bá ĐảngTrong số những người bạn ấy, có người đã gắn kết
với ông từ thuở lớp Nhất tiểu học ở Huế như Trịnh Công Sơn. Song cho dù là người
bạn mới hay người bạn cũ, thì những kỉ niệm, ấn tượng về tình bạn với ông “luôn
luôn vẫn mới, toujours recommencée, như hôm qua” (Cám ơn tình bạn).
Có lẽ, trong lịch sử vẫn có người ca ngợi tình bạn giữa Lưu Bình-Dương Lễ.
Nhưng Hoàng Phủ Ngọc Tường không đồng tình cách hành xử trong tình bạn của
Dương Lễ với Lưu Bình. Vì ông cho rằng: “bạn bè luôn có mặt với tôi trong sóng
gió nghề nghiệp, trong cơn đau, trong nỗi buồn; nhưng bạn bè cũng trao cho tôi cây
thập tự của Nhân Phẩm. Và tôi tự thấy không có quyền làm cho những người thân
yêu thất vọng” (Cám ơn tình bạn). Hoàng Phủ coi những người bạn của mình như
những người thân yêu nhất, có thể thấu hiểu, chia sẻ niềm vui nỗi buồn, những
64
thăng trầm biến cải bể dâu của cuộc đời. Hoàng Phủ Ngọc Tường và Trịnh Công
Sơn đã làm bạn với nhau từ thuở lớp Nhất tiểu học ở Huế, tình bạn già tuổi hơn ông
lão Johnnie Walker sống trong hầm rượu suốt nửa thế kỉ. Hai người chơi với nhau
nhưng lại “rơi vào tứ hành xung, “gây gổ” nhau triền miên, nhưng suốt đời không
ngày nào chúng tôi không là bạn”. Không chỉ với Trịnh Công Sơn mà cả Phùng
Quán cũng vậy, những cuộc chuyện trò giữa hai người là những cuộc tranh cãi
quyết liệt, đến nỗi Phùng Quán gọi Hoàng Phủ là Hoàng Mâu để đối lập với Phùng
Thuẫn. Cũng từ những đối lập, xung khắc ấy mà ông đã nghiệm thấy rằng: “Người
Huế là như vậy,.rằng những yếu tố bất đồng khi tác động lẫn nhau lại có sức sinh
hóa để tạo nên cái mới. Kết bạn với những người giống mình thì hưởng được sự dịu
dàng, với những người khác mình thì nhận được sự khôn ngoan, đúng thế!” (Cám
ơn tình bạn).
Nói đến Trịnh Công Sơn, Hoàng Phủ Ngọc Tường có những bài viết như: Hành
tinh yêu thương của hoàng tử bé, Cám ơn tình bạn, Mùa thu lá bay, Người uống
rượu, Nơi không có hoa hồngcung cấp cho người đọc những hiểu biết sâu sắc,
mới mẻ về con người, sự nghiệp của nhạc sĩ này. Đó là một Trịnh Công Sơn “chăm
chú cúi xuống hiện hữu, và bằng chính kinh nghiệm sống của bản thân phát hiện hết
mọi lẽ bất hạnh của thân phận con người.” (Hành tinh yêu thương của hoàng tử bé);
“âm nhạc Trịnh Công Sơn vẫn là một cõi riêng dành cho tình yêu: nó làm tươi lại
bông hoa đầu tiên mà con người đã hái mang theo từ vườn địa đàng, đánh thức cả
trời mộng mơ tưởng chừng đã quá xa trong đời người, để đưa những người tình đến
ở một lâu đài cổ xưa trong rừng, êm đềm giản dị mà cao sang lạ thường” (Mùa thu
lá bay); “tất cả âm nhạc của Sơn là buồn, và cái để chyển tải nỗi buồn là ly rượu”
(Người uống rượu). Đặc biệt, nhà văn không chỉ nhìn những vinh quang của nhạc sĩ
họ Trịnh của hàng triệu hoa hồng của niềm ngưỡng mộ nơi ánh đèn sân khấu,
Hoàng Phủ nhận ra một điều lớn lao hơn: “còn quý hơn nhiều một Trịnh Công Sơn
ở nơi không có hoa hồng”-đó là khi âm nhạc Trịnh trở thành nỗi lòng của một cô
gái kiếm sống ở một góc tối khuất nẻo của công viên, vang lên ở chốn sơn cùng
thủy tận, không dấu chân người, cất lên từ những người ngậm ngùi tìm trầm run rẩy
65
trong cơn sốt (Nơi không có hoa hồng).
Kỉ niệm vui buồn của tình bạn, với bao niềm xúc động, Hoàng Phủ Ngọc
Tường kết bạn với Phùng Quán hơn hai mươi năm, ông đã nhìn thấy ở Phùng Quán
một cốt cách nghĩa khí suốt đời không thay đổi. Cái cốt cách ấy, nó “sáng lên như
một phiến ngọc ẩn dấu trong tâm hồn thi nhân”. Kỉ niệm vui buồn hai người bạn
Hoàng Phủ Ngọc Tường-Phùng Quán những ngày tháng bên nhau, mang bên mình
chiếc áo bạn bè kí tên làm quà tặng được ông quý hơn là vàng ngọc: “tôi sẽ mang
Tình Bạn để đi giữa đời”. Phải chăng tình bạn là thứ tài sản vô giá, luôn có mặt với
nhau trong sóng gió, trong cơn đau, trong nỗi buồn và trong cả khi “Đời dù trắng
tay, nhưng với Quán, với chúng ta, Tình Bạn là tài sản giàu có nhất thế giới!”.
Không chỉ có những trang viết về người bạn thường hay xung khắc, trong tứ
hành xung như Trịnh Công Sơn, Phùng Quán, Nguyễn Trọng Huấn mà Hoàng Phủ
Ngọc Tường cũng dành những trang viết tâm huyết để nói về đạo diễn Đặng Nhật
Minh (Nghệ sĩ nhân dân Đặng Nhật Minh-Người kể sự tích dân tộc mình bằng điện
ảnh). Hoàng Phủ Ngọc Tường và Đặng Nhật Minh quen biết nhau từ sau hiệp định
Pari năm 1973. Trong cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Đặng Nhật Minh là
một người bạn luôn luôn mang đến cho tâm hồn ông sự dễ chịu và niềm kính trọng
trong công việc. Để trở thành một đạo diễn thành công trong lĩnh vực điện ảnh thì
vấn đề bản lĩnh nghề nghiệp là hết sức quan trọng. Hoàng Phủ Ngọc Tường nhấn
mạnh: “Ngay từ đầu, Đặng Nhật Minh đã tỏ ra là một đạo diễn quyết liệt trong ý đồ
nghệ thuật của mình. Tôi cho rằng đó là sự biểu hiện của bản lĩnh và của lòng tự tin
nghề nghiệp, tuy hơi có vẻ cứng rắn nhưng lại rất cần thiết ở nghề điện ảnh của
Đặng Nhật Minh, ở đó những ý kiến sáng tạo luôn dễ bị thay đổi bởi những yếu tố
khó khăn bên ngoài”. Trên bước đường nghệ thuật, Đặng Nhật Minh đã lần lượt gặt
hái được những thành công vang dội với vai trò làm đạo diễn cho hàng loạt phim
mang tính lịch sử. Hoàng Phủ Ngọc Tường đánh giá khái quát về Đặng Nhật Minh:
“Mỗi cuốn phim của đạo diễn Đặng Nhật Minh thực hiện không chỉ là một món
hàng giải trí thuần túy, mà là một lời tuyên ngôn của người nghệ sĩ trước cuộc đời.
Tôi tâm lĩnh ý tưởng nghệ thuật của nghệ sĩ Đặng Nhật Minh: Sự trung thành không
66
mỏi đối với xứ mệnh “lập ngôn” của người nghệ sĩ trước thời đại của mình” (Nghệ
sĩ nhân dân Đặng Nhật Minh-Người kể sự tích dân tộc mình bằng điện ảnh).
Trong những trang văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường chúng ta còn thấy ông
dành những viết về những người bạn thành danh trên nhiều lĩnh vực khác nhau nữa
như: Điềm Phùng Thị, Lê Thương, Đinh Cường, Lâm Triết, Lê Bá Đảng, Bùi
Giáng, Nguyễn Trọng Tạo, Ngô KhaÔng thấu hiểu và đưa ra những nhận xét,
những cách cảm nhận rất tinh tế, chính xác, đầy hình ảnh: “tác phẩm điêu khắc của
Điềm Phùng Thị bao giờ cũng chinh phục người khác bằng sự tiết độ của ngôn ngữ,
sự giản dị của cấu trúc, bằng linh hồn yên tĩnh và bằng tiếng ngân của khoảng im
đằng sau những hình thể.” (Bảy chữ cái Điềm Phùng Thị); “Chữ của Bùi Giáng là
những chữ bụi bặm thường ngày;hà hơi để hóa thành thơ” (Bùi Giáng trong tôi);
hay khi đến với bức họa của Đinh Cường, ông đã sự đặc biệt của chất đá bao trùm
thế giới hội họa của nhà văn này: màu sắc những nền rêu lạnh, màu nâu của đất ải,
mầu loang lổ của những bức tường hoangTất cả những cảm nhận ấy chỉ có được
ở một con người đầy trí tuệ, tài hoa và tao nhã như Hoàng Phủ Ngọc Tường mới
cảm nhận được hết mà thôi. Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ có cảm nhận tinh tế
mà ông còn thấu hiểu, sẻ chia cùng với niềm vui, nỗi buồn qua những thăng trầm
tháng năm của cuộc đời của người bạn thân thiết cũng như những người bạn tâm
giao của mình.
Không chỉ thấu hiểu sẻ chia với bạn bè khi vui buồn, mà ông còn được bạn bè
dành những tình cảm rất chân thành thắm thiết với ông. Trong những lần đi ngao
du, Hoàng Phủ Ngọc Tường được những người bạn tặng kỉ vật rất đẹp, đáng giá
như chiếc áo khoác, đồng hồ đeo tayấy vậy mà ông sẵn sàng đem tặng lại cho
người khác trong hoàn cảnh éo le, tình cờ ông gặp ở trên đường.
Có lẽ với Hoàng Phủ Ngọc Tường, bạn bè luôn là cánh tay nối dài của bản thân
để vươn tới khát vọng cuộc đời rộng lớn, vì vậy trong sự nghiệp cầm bút của mình,
ông có một loạt những bài viết tri âm về những người bạn để lại ấn tượng sâu sắc từ
thuở niên thiếu đến nay. Tuy mỗi người thành công trên một lĩnh vực nghệ thuật
khác nhau, song từ sâu thẳm trái tim họ đều có chung một điểm quý trọng tình bạn
67
“Tình Bạn là thứ tài sản giàu có nhất thế giới ”.
Tiểu kết: Hình tượng tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường được bộc lộ qua vai giao tiếp
nghệ thuật. Đó là cái “tôi” công dân, cái “tôi” cá nhân của một con người có tình
yêu quê hương xứ sở, có thái độ hòa nhập với thiên nhiên, có ý thức bảo tồn văn
hóa, có tinh thần nhập thế và một thái độ đầy trách nhiệm với cuộc đờiTất cả
những vai giao tiếp đó đóng vai trò như một hình tượng nổi bật xuyên suốt và làm
nên hồn, thần thái, sức sống cho những trang văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
68
Ch¬ng 3
Nh÷ng ph¬ng diÖn thÓ hiÖn nghÖ thuËt cña h×nh tîng
t¸c gi¶ trong v¨n xu«I Hoµng Phñ Ngäc Têng
3.1. Cái nhìn nghệ thuật
Cái nhìn nghệ thuật là điều kiện tiên quyết để hình thành nên thế giới nghệ
thuật của nhà văn và phong cách tác giả. Cái nhìn nghệ thuật luôn mang tính cá
nhân của người nghệ sĩ và thể hiện bản chất chủ quan của nghệ thuật, đúng như
Khrappchenco đã từng kết luận: “Chân lí cuộc sống trong sáng tác nghệ thuật không
tồn tại bên ngoài cái nhìn nghệ thuật có tính cá nhân đối với thế giới, vốn có ở từng
nghệ sĩ thực thụ”. Người nghệ sĩ thể hiện cái tôi của mình, phong cách của mình
tron
Các file đính kèm theo tài liệu này:
de_tai_hinh_tuong_tac_gia_trong_van_xuoi_hoang_phu_ngoc_tuon.pdf