Từ quá trình hoạch định chiến lược này giúp cho doanh nghiệp triển khai thực
hiện chiến lược và kiểm tra, đánh giá kết quả đã thực hiện và phản hồI lạI cho doanh
nghiệp.
Các thành tố của giai đoạn hoạch định chiếm lĩnh vai tròquan trọng và đáng kể
-Thành tố thứ nhất : nhiệm vụ chiến lược và hệ thống mục tiêu của doanh
nghiệp. Đây là thành tố đầu tiên của quá trình quản trị chiến lược làm nền tảng cho
việc soạn thảo hoặc hoạch định chiến lược . Để có thể xác lập nhiệm vụ chiến lược và
các mục tiêu cần theo đuổI, doang nghiệp cần phảI biết mình, biết người bao gồm
những đốI tượng hữu quan như công nhân viên chức trong công ty, khách hàng, đối thủ
cạnh tranh và công chúng nói chung.
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2034 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạch định chiến lược cho chi nhánh Elmaco Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rình nhằm tạo lập và duy trì sự phù hợp giữa nguồn tài
nguyên và mục tiêu của tổ chức với cơ hội của thị trường.
Hoạch định chiến lược chủ trương một cách có hệ thống các quan niệm về sự
phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng
nhận thức các cơ hội, chủ động đốI phó vớI những thay đổI của môi trường .
Mục đích của việc hoạch định chiến lược là xác lập, duy trì và phát triển các đơn
vị kinh doanh và các sản phẩm của doanh nghiệp, để chúng đem lại lợi nhuận và mức
tăng trưởng mục tiêu cho doanh nghiệp .
Khi hoạch định chiến lược ta dựa trên 3 ý tưởng sau:
- Thứ nhất: Ta phải quản trị các đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU) như một
doanh mục đầu tư, trên cơ sở đó doanh nghiệp phảI đưa ra các quyết định là những đơn
vị kinh doanh nào cần được xây dựng, duy trì, thu hẹp, mở rộng từng bước hay chấm
dứt hoạt động. Mọi đơn vị kinh doanh chiến lược đều có một tiềm năng sinh lời khác
nhau và các nguồn tài nguyên của công ty cần được phân bổ căn cứ vào khả năng sinh
lờI của từng đơn vị kinh doanh chiến lược đó.
- Thứ hai: Dự đoán khả năng sinh lời trong tương lai của các đơn vị kinh doanh
trên cơ sở nghiên cứu tỷ lệ tăng trưởng của thị trường và vị trí, mức độ tương ứng của
doanh nghiệp.
- Thứ ba: ĐốI vớI đơn vị kinh doanh mình, doanh nghiệp cần xây dựng một kế
hoạch dài hạn nhằm đạt được những mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp. Như chúng ta
đã biết, trong thực tế không có một chiến lược kinh doanh nào là tốI ưu trong mọi lĩnh
vực kinh doanh đốI vớI mọI đốI thủ cạnh tranh. MỗI doanh nghiệp cần phảI xây dựng
xem yếu tố nào là quan trọng nhất, yếu tố nào là ít quan trọng đối với việc củng cố và
cảI thiện vị trí của mình trong ngành và những mục tiêu, cơ hội, bí quyết và nguồn lực
kinh doanh của doanh nghiệp.
Quá trình hoạch định chiến lược nhằm giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ về nhiệm
vụ chiến lược và hệ thống mục tiêu của công ty, môi trường kinh doanh có ảnh hưởng
như thế nào đến doanh nghiệp, trên cơ sở đó, giúp cho doanh nghiệp xây dựng và chọn
chiến lược thích nghi .
Từ quá trình hoạch định chiến lược này giúp cho doanh nghiệp triển khai thực
hiện chiến lược và kiểm tra, đánh giá kết quả đã thực hiện và phản hồI lạI cho doanh
nghiệp.
Các thành tố của giai đoạn hoạch định chiếm lĩnh vai trò quan trọng và đáng kể
- Thành tố thứ nhất : nhiệm vụ chiến lược và hệ thống mục tiêu của doanh
nghiệp. Đây là thành tố đầu tiên của quá trình quản trị chiến lược làm nền tảng cho
việc soạn thảo hoặc hoạch định chiến lược . Để có thể xác lập nhiệm vụ chiến lược và
các mục tiêu cần theo đuổI, doang nghiệp cần phảI biết mình, biết người bao gồm
những đốI tượng hữu quan như công nhân viên chức trong công ty, khách hàng, đối thủ
cạnh tranh và công chúng nói chung.
Nhiệm vụ chiến lược của công ty cần được triển khai và phát hoạ thành một loạt
những mục tiêu cụ thể. Mục tiêu là những thành quả hoặc kết quả mà nhà quản trị
muốn đạt được trong tương lai cho tổ chức của mình.
- Thành tố thứ hai: Phân tích môi trường kinh doanh.
Việc phân tích môi trường kinh doanh nhằm nghiên cứu bốI cảnh hoạt động cả
bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp .
+ Phân tích bên trong doanh nghiệp chủ yếu nhấn mạnh các cường điểm và
nhược điểm hoặc điểm mạnh và điểm yếu của DN, đồng thời xem xét các chiến lược
cấp chức năng cần được xây dựng như thế nào để khai thác các điểm mạnh và điều
chỉnh các điểm yếu một cách tốt nhất .
+ Phân tích bên ngoaì doanh nghiệp chủ yếu chú trọng đến các cơ hộI và rủi ro
đe doạ trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thành tố thứ ba: Kinh doanh và chọn chiến lược thích nghi :
Để có thể xây dựng và chọn chiến lược thích nghi, nhà quản trị chiến lược cần
qui chiếu vào chức năng nhiệm vụ và các mục tiêu của doanh nghiệp kết hợp với việc
phân tích môi trường kinh doanh để đề xuất các chiến lược khác nhau.
+ Chiến lược tổng thể của công ty còn gọi là chiến lược cấp công ty bao trùm
toàn bộ hoạt động của công ty,….
+ Chiến lược cạnh tranh, cũng còn gọi là chiến lược cấp kinh doanh: dành cho
từng lĩnh vực kinh doanh riêng biệt.
+ Chiến lược cấp chức năng áp dụng cho từng bộ phận chức năng riêng biệt.
Mỗi bộ phận chức năng có thể là một khối, phòng, ban hoặc khu vực hoạt động.
Khi hoạch định chiến lược chúng ta phải xuất phát từ 3 căn cứ chủ yếu sau mà
người ta gọi là tam giác chiến lược: căn cứ vào khách hàng, căn cứ vào khả năng của
doanh nghiệp, căn cứ vào đối thủ cạnh tranh.
Căn cứ vào khách hàng trong nền kinh tế thị trường, đặt biệt là trong xã
hội ngày càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ giữa các
nhóm dân cư ngày càng phân hoá, bỡi thế cũng không còn thị trường đồng nhất.
Để tồn tại và phát triển, mọI doanh nghiệp có thể và cần phảI chiếm được các
phân đoạn khác nhau của thị trường và chi nhánh cũng không còn những doanh
nghiệp đó. Không chiếm được khách hàng thì doanh nghiệp không có đối tượng
để phục vị và do đó cũng không có cũng không có hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Do vậy, người ta nói khách hàng là cơ sở của mọi chiến lược, là
sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình xây dựng, triển khai và thực hiện chiến lược của
bất cứ doanh nghiệp nào.
Khi xây dựng chiến lược DN phải phân đoạn thị trường dựa vào khách hàng,
trên cơ sở đó xác định tỷ trọng khách hàng mà doanh nghiệp phảI có bổn phận chiến
lược. Các nhà hoạch định chiến lược thường sử dụng hai cách phân đoạn thị trường :
Cách thứ nhất: Phân đoạn theo mục đích sử dụng sản phẩm và dịch vụ của
khách hàng. Thông qua việc phân chia thị trường theo mục tiêu doanh nghiệp có thể
chọn cho mình nhóm khách hàng chiến lược .
Cách thứ hai: Phân đoạn theo khả năng đáp ứng khách hàng. Sự phân đoạn thị
trường theo hướng này giúp doanh nghiệp chọn được thị trường phù hợp vớI khả năng
về nguồn lực của mình .
Căn cứ vào khả năng của DN: Nhằm khai thức triệt để điểm mạnh và nhìn thẳng
vào những hạn chế đang ràng buộc.
Căn cứ vào đốI thủ cạnh tranh: Là nhằm để so sánh các khả năng của doanh
nghiệp vớI đốI thủ cạnh tranh để tìm ra lợI thế .
* Kết luận:
Để muốn cho quá trình hoạt động kinh doanh của mình tốt hơn và ngày càng
phát triển hơn thì chúng ta phảI hoạch định chiến lược nhằm xác định ra những chiến
lược của công ty mình trong tương lai. Như chúng ta đã thấy, hiện nay tốc độ tăng
trưởng ngày càng cao thu nhập bình quân đầu ngườI trong cả nước tăng 5% mỗI năm.
Chính yếu tố này đã chứng tỏ rằng nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển làm
cho thu nhập ngườI dân tăng dẫn đến nhu cầu của ngườI dân ngày càng tăng. Chính vì
thế, trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp, Công ty TNHH, DNTN
để cạnh tranh vớI nhau nhằm kiếm lợI nhuận, làm cho sản phẩm của doanh nghiệp
ngày càng bước vào môi trường cạnh tranh gay gắt hơn. Do đó, chúng ta phảI hoạch
định chiến lược để nhằm đề ra những mục tiêu, phương hướng, kế hoạch phát triển
trong tương lai để đốI phó vớI những đốI thủ cạnh tranh.
Hoạch định chiến lược nhằm giúp doanh nghiệp khỏI bỡ ngỡ khi bước vào một
môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt vớI việc xuất hiện ngày càng nhiều những công ty
kinh doanh những ngành nghề cùng loạI vớI doanh nghiệp mình. Nó giúp cho doanh
nghiệp vạch ra những đường lốI, xây dựng bản chiến lược cụ thể cho một thời kỳ xác
định nào đó để tránh đến mức thấp nhất những rủI ro có thể xảy ra trong tương lai,
nhằm giúp doanh nghiệp đạt được những khoản lợI nhuận cao nhất mà doanh nghiệp
có thể vươn tớI, giúp cho nhà quản trị tập trung vào các hoạt động để hướng về mục
tiêu của mình, giảm thiểu chi phí, gia tăng hiệu quả và dễ dàng hơn trong việc kiểm tra.
Hoạch định chiến lược đòi hỏI sự cam kết dài hạn về nguồn vốn và nhân sự .
PHẦN II I. KHÁI NIỆM VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC:
Quản trị chiến lược là một tiến trình nghiên cứu, phân tích môi trường bên trong
và bên ngoài của tổ chức, hiện tạI cũng như tương lai; xác lập nhiệm vụ chức năng và
xây dựng hệ thống các mục tiêu cần theo đuổI; hoạch định, thực hiện và kiểm tra chiến
lược nhằm giúp cho tổ chức vận dụng hữu hiệu các nguồn lực hữu hiệu và tìm năng
của tổ chức để đạt được các mục tiêu mong muốn.
Định nghĩa trên, tuy hơi dài nhưng khá đầy đủ và gồm 3 ý chính sau:
1. Phân tích môi trường kinh doanh trên cơ sở nhiệm vụ chiến lược và hệ thống
mục tiêu của công ty.
2. Lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra chiến lược của công ty.
3. Chuyển đổI các nguồn lực đầu vào của công ty thành các giá trị đầu ra mà
công ty mong muốn đạt được, thông qua các chiến lược và chính sách kinh doanh đã
được chọn và áp dụng.
Quản trị chiến lược là tổng hợp các hoạt động hoạch định, tổ chức thực hiện và
kiểm tra, điều chỉnh chiến lược diễn ra một cách lập đi lập lại theo hoặc không theo
chu kỳ thời gian nhằm đảm bảo doanh ngiệp luôn tận dụng được những cơ hội, thời cơ
cũng như hạn chế hoặc xoá bỏ nhyững thách thức, những cạm bẫy, các mối đe doạ
trong quá trình thực hiện các mục tiêu.
II. MỤC TIÊU CỦA CHI NHÁNH ELMACO ĐÀ NẴNG :
Để thực hiện một cách hữu hiệu nhiệm vụ của mình, chi nhánh ELMACO Đà
Nẵng cần cụ thể hoá nhiệm vụ thành các mục tiêu cho các nỗ lực hoạt động của từng
cấp quản trị trong chi nhánh. MỗI nhà quản trị có những mục tiêu và có trách nhiệm
thực hiện chúng ở cấp của mình.
Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng xác lập nhiệm vụ của mình là thoã mãn nhu cầu
cho khách hàng về các loại hàng thuộc nhóm hàng VLĐ & DCCK trên thị trường Miền
Trung và các tỉnh Tây Nguyên. Vì thế, chi nhánh ELMACO Đà Nẵng đặt ra mục tiêu
là gia tăng khả năng cung ứng cả về số lượng và chất lượng các loại hàng VLĐ&
DCCK, do đó chi nhánh cần phảI ứng dụng những công nghệ mới, gia tăng lợi nhuận
để hổ trợ cho việc nghiên cứu. Bên cạnh đó,chi nhánh cũng cần xác định các mục tiêu
khác như : gia tăng doanh số, giảm chi phí sản xuất và phân phối sản phẩm, gia tăng thị
phần, mở rộng thị trường ra các tỉnh phụ cận, giảm giá để kích thích sức mua của
khách hàng,…
III. MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY HIỆN NAY:
1. Mô hình tổ chức:
GIÁM ĐỐC
PHÒNG
KẾ TOÁN
PHÒNG
KINH DOANH
BỘ PHẬN
BÁN HÀNG
BỘ PHẬN
KINH DOANH
: Quan hệ chức năng.
: Quan hệ trực tuyến.
Cách thức tổ chức của Chi nhánh Công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí Đà
Nẵng như trên là để phù hợp với tình hình hiện nay của Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng
và xu hướng chuyên môn hoá. Sự phân cấp trong Chi nhánh để quản lý dễ dàng trong
các bộ phận trong Chi nhánh. Giám đốc có nhiệm vụ điều hành trực tiếp các phòng:
Phòng kế toán và phòng kinh doanh. Còn các trưởng phòng kế toán và trưởng phòng
kinh doanh có nhiệm vụ quản lý trực tiếp bộ phận mình được phân công, rồi báo cho
Giám đốc. Mọi công việc của các phòng ban sẽ do trưởng phòng quản lý.
Việc tổ chức của Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng sẽ không tạo ra sự cồng kềnh
trong quản lý mà còn tạo ra động lực cho các bộ phận, phòng ban có khả năng phát huy
thế mạnh của mình trong việc kinh doanh và bán hàng. Với cách thức tổ chức của Chi
nhánh ELMACO Đà Nẵng làm cho các bộ phận, phòng ban có trách nhiệm hơn với
công việc mình được giao từ đó họ phát huy năng lực của mình làm cho việc kinh
doanh của Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng được thuận lợi và phát triển hơn.
Giám đốc có chức năng quản lý chung và điều hành mọi hoạt động trong Chi
nhánh. Mọi hoạt động sẽ được thông qua Giám đốc và các phòng ban, bộ phận sẽ tự
mình hoạt động trong lĩnh vực được giao. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ mình được
giao, các trưởng phòng, ban báo cáo lạI cho Giám đốc.
Việc phân cấp rõ ràng sẽ giúp cho việc quản lý tốt hơn và các bộ phận, phòng
ban sẽ nổ lực trong hoạt động kinh doanh tạo cho Chi nhánh mình có khả năng nâng
cao cạnh tranh tốt trên thị trường.
2. Mặt hàng của chi nhánh ELMACO Đà Nẵng :
Hiện nay, chi nhánh ELMACO Đà Nẵng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
thương mạI chuyên cung cấp các mặt hàng vật liệu điện, dụng cụ cơ khí và một số mặt
hàng liên quan trực tiếp đến mặt hàng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí .
CN ELMACO ĐÀ NẴNG
SBU Vật liệu điện SBU dụng cụ cơ khí SBU các mặt hàng khác
Thị trường Thị trường Thị trường
- SBU vật liệu điện : Cáp hàn, cáp ngầm, cáp đồng đơn, vật liệu điện khác,….
- SBU dụng cụ cơ khí: Máy hàn, que hàn, Aptomat,….
- SBU mặt hàng khác: đầu nốI cáp, hộp đầu cáp, kẹp cáp, ốc xiết cáp, két bạc
EMC,….
IV. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH ELMACO ĐÀ NẴNG:
1. Môi trường vĩ mô:
Là tập hợp tất cả các yếu tố, các tác nhân có tác động gián tiếp đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh vĩ mô bao gồm các yếu tố:
a. Yếu tố kinh tế:
Đà Nẵng là một trong những Thành Phố lớn của cả nước lại vừa được công nhận
là Đô thị loại I, chính vì thế mà Thành Phố Đà Nẵng không ngừng phấn đấu về mọi
mặt cả về mặt kinh tế. Nền kinh tế Đà Nẵng ngày càng phát triển vững vàng vả lại Đà
Nẵng là một tiềm năng đang được các nhà đầu tư chú trọng vào việc phát triển các cơ
sở hạ tầng, đường phố, các khu dân cư mới ngày càng mọc lên chẳng hạn như đường
Phạm Văn Đồng, đường Nguyễn Tất Thành,…Bên cạnh đó ta có số liệu về điện nổi bật
tính đến tháng 3 năm 2004 như sau:
- Số lượng điện cung cấp cho nền kinh tế quốc dân đạt 8,752 tỷ KWh.
- Công nghiệp-Xây dựng chiếm 45,08% : Quản lý tiêu dùng dân cư chiếm
42,62%.
- Khách hàng trực tiếp mua điện: 5850550.
Điện nông thôn (số liệu tính hết tháng 12 năm 2003):
- Số huyện có điện lưới quốc gia: 509/521 (chiếm 97,7%).
- Số xã có điện lưới quốc gia: 8339/8999 (chiếm 92,67%).
- Số hộ có điện lưới quốc gia: 10801935/12934090 (chiếm 83,52%).
- Số xã có điện lưới dưới 700 đồng/KWh: 8128/8325 (chiếm 97,6%)
- Số xã có điện từ 700-900 đồng/KWh: 197/8325 (chiếm 2,4%).
- Số xã có giá điện hơn 900 đồng/KWh: 0 (chiếm 0%).
Từ những số liệu trên cho thấy nhu cầu về điện đối với người dân ngày càng trở
nên cần thiết và cấp bách. Những số liệu thực tế ấy chúng ta cũng có thể thấy đời sống
của người dân ngày càng được nâng cao chứng tỏ thu nhập của người dân tăng, đặc
biệt là vào năm 2002 là 7,04% và đến năm 2003 tăng lên đến 7,24%, thu nhập quốc nội
ngày càng tăng, thị trường ngày càng mở rộng và các ngành nghề cũng ngày càng phát
triển do đó ta có thể thấy nền kinh tế Đà Nẵng ngày càng có bước phát triển vững chắc
và đã tự khẳng định được mình là Đô thi loại I. Vì vậy sự phát triển vững chắc ở Thành
Phố Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh
doanh của Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng.
b. Yếu tố công nghệ:
Mỗi năm có nhiều sản phẩm mới được tung ra thị trường, trong đó có nhiều sản
phẩm còn đang thịnh hành nhưng đã được cải tiến. Đà Nẵng lại là Thành Phố đang trên
đà phát triển và phát triển rất nhanh chóng vì thế mà Chi nhánh Công ty Vật liệu điện
và Dụng cụ cơ khí Đà Nẵng đã nắm bắt được cơ hội này và ngày càng tung ra thị
trường nhiều sản phẩm mới để kịp thời đáp ứng với những nhu cầu của thị trường. Bên
cạnh nhu cầu của xã hội ngày càng cao do đó sản phẩm cần phải được cải tiến với mẫu
mã mới và chất lượng tốt hơn nhằm đảm bảo cho sự phát triển vững chắc của Chi
nhánh ELMACO Đà Nẵng. Ban đầu khi mới thành lập vào tháng 3 năm 1993, Chi
nhánh Công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí Đà Nẵng chỉ cung cấp những mặt hàng
thuộc nhóm hàng Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí nhưng đến nay do nhu cầu thị trường
ngày càng cao, Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng đã có sự đổi mới về công nghệ và ngày
càng cung cấp nhiều mặt hàng đa dạng hơn như: Két bạc, vòng bi các loại, các sản
phẩm cao su, hoá chất,… để đáp ưng nhu cầu ngày càng cao của toàn xã hội.
c. Môi trường chính trị-pháp luật:
Đây là một môi trường rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh
thì phải tuân theo các quy định của pháp luật và chịu sự quản lý của pháp luật.Hiện nay
chính trị Việt Nam ổn định, hệ thống pháp luật Việt Nam khá chặt chẽ và thường
xuyên được sửa đổi bổ sung, và có quy định là các doanh không được chiếm quá 30%
thị phần nhằm tạo ra một hành lang pháp lý ổn định cho các doanh nghiệp tự do cạnh
tranh một cách bình đẳng và lành mạnh. Hiện nay với một môi trường chính trị-pháp
luật đã tạo điều kiện cho Thành Phố Đà Nẵng phát triển vững vàng. Chính quyền ở
Thành Phố Đà Nẵng luôn có chủ trương, chính sách, quy định nhằm tạo điều kiện
thuận lợi nhất và tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp tự do cạnh tranh
với nhau. Chính những điều kiện thuận lợi về chính trị và pháp luật đã tạo điều kiện
cho Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng an tâm kinh doanh, đầu tư và phát triển.
2. Môi trường vi mô:
Là tập hợp tất cả các yếu tố, các tác nhân, các chính sách có tác động trực tiếp đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố:
a. Nhà cung cấp:
Chi nhánh Công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí Đà Nẵng trực thuộc Công ty
Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí. Công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí chuyên sản
xuất ra các loại Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí và là nhà cung cấp chính của Chi
nhánh ELMACO Đà Nẵng về các mặt hàng như dây cáp điện, thiết bị đóng ngắt, phụ
kiện cáp,…Bên cạnh đó Chi nhánh còn có các nhà cung cấp khác như Công ty TNHH
Phú Thắng-Hà NộI, Công ty Vật liệu điện Linh Trung-Hà NộI,…Nhung Công ty Vật
liệu điện và Dụng cụ cơ khí là nhà cung cấp chính, là lực lượng tác động quan trọng
mang tính chất sống còn đến quá trình hoạt động của Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng.
Chính vì thế mà Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng ngày càng không ngừng mở rộng và
phát triển mối quan hệ tốt đẹp với Công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí và các công
ty khác.
b. Khách hàng:
Là một Chi nhánh trực thuộc Doanh nghiệp Nhà nước có bề dày lịch sử lâu dài.
Nên việc Chi nhánh Công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí Đà Nẵng kinh doanh các
sản phẩm của Chi nhánh mình luôn gắn liến với thi trường, gắn liền với sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
T rong thời gian vừa qua Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng luôn chú ý hướng vào
các khách hàng:
- Khách hàng truyền thống tiêu thụ sản phẩm lâu dài, ổn định. Tuy vừa mới thành
lập 11 năm nhưng Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng đã tìm cho mình một lượng khách
hàng khá ổn định và rộng lớn. Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng cung cấp sản phẩm của
Chi nhánh mình từ Huế đến Nha Trang và các Tỉnh Tây Nguyên nên số lượng khách
hàng của Chi nhánh cũng tương đối lớn như:
+ Công ty Điện lực III: Khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.
+ Công ty Cổ Phần Xây Dựng và Đầu Tư Việt Nam.
+ Trung tâm quản lý vận hành điện chiếu sáng.
+ Điện lực Quảng Ngãi.
+ Điện lực Gia Lai.
+ Các Công ty Xây lắp điện các địa phương thuộc khu vực Miền Trung.
+ Các Ban quản lý tiếp nhận và Xây dựng các công trình thuộc khu vực Miền
Trung.
Ban quản lý các dự án lưới điện nông thôn, miền núi.
Ban quản lý vốn ODA Trung Ương và địa phương.
Đây là lượng khách hàng lớn có nhu cầu thường xuyên về ngành hàng cáp điện,
thiết bị điện, phụ kiện và các vật tư kèm theo khác để thực hiện các dự án điện lớn của
quốc gia.
Về ngành hàng Dụng cụ cơ khí các khách hàng có nhu cầu ổn định và khối lượng
lớn như:
+ Nhà máy Cơ khí Phú Xuân-Huế.
+ Nhà máy đóng tàu Sông Hàn, Sông Thu- Đà Nẵng.
+ Nhà máy đóng tàu Huyndai- Nha Trang.
+ Các nhà máy chế tạo biến thế, bơm nước, máy nông lâm nghiệp.
Loại khách hàng này là các khách hàng có tên tuổi, tiêu thụ khối lượng sản phẩm
của Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng lớn. Có khả năng thanh toán tốt do thường thực
hiện các công trình quan trọng của nền kinh tế quốc dân nhưng cũng rất kén chọn. Sản
phẩm đòi hỏi về chất lượng, tiến độ giao hàng và giá cả gắt gao, thường tổ chức đấu
thầu cung cấp vật tư lớn. Đây là những khách hàng cơ bản, đóng góp chủ yếu về doanh
thu cho Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng đồng thời cũng thực hiện mục tiêu cơ bản, lâu
dài để Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng chiếm lĩnh cả thị phần và uy tín thương mại của
mình.
Ngoài raChi nhánh ELMACO Đà Nẵng cũng không quên phục vụ cho các công ty
khác trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng và các Tỉnh thành thuộc khu vực Miền Trung,
các nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Các mặt hàng bán buôn và bán lẻ như:
+ Que hàn.
+ Vòng bi.
+ Bóng điện, công tơ điện, dây điện,…
+ Dây điện từ và vật liệu cách điện.
+ Các loại máy nổ, máy nén khí,…
c. Đối thủ cạnh tranh:
Bên cạnh việc cung cấp hàng cho Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng, Công ty TNHH
Phú Thắng- Hà NộI còn là đối thủ cạnh tranh hàng đầu của Chi nhánh. Công ty TNHH
Phú Thắng với lợi thế về việc kinh doanh những mặt hàng mà Chi nhánh còn khan
hiếm nên phần nào đã gây cho Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng có những bất lợi trong
việc kinh doanh của mình. Nhưng bên cạnh đó Chi nhánh cũng có điểm nổi trội hơn
Công ty TNHH Phú Thắng là ở chỗ Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng là Chi nhánh trực
thuộc Công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí, là một doanh nghiệp Nhà nước có bề
dày lịch sử lâu dài nên các sản phẩm mang nhãn hiệu ELMACO đã trở thành quen
thuộc với các tổ chức, các dự án lớn, đã có uy tín trên thị trường cùng với mối quan hệ
lâu dài, uy tín với khách hàng là cơ sở để Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng giữ vững thị
phần, tăng lợi nhuận và tạo được thế mạnh trong cạnh tranh.
Ngoài ra Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng còn có các đối thủ cạnh tranh khác như:
KDV, LIOA, Công ty Vật liệu điện Duy Tân, Công ty thiết bị đo điện, Công ty khí cụ
điện,…Vì là một Chi nhánh nên việc kinh doanh của Chi nhánh còn hạn chế về vốn, về
các mặt hàng so với các đối thủ canh tranh khác. Nhưng với lợi thế đã được thành lập
lâu nên nhãn hiệu ELMACO đã trở nên quen thuộc với khách hàng và có uy tín trên thị
trường.
Chính những đối thủ cạnh tranh này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh
doanh và doanh thu của Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng. Chính vì thế mà Chi nhánh
phải cố gắng hơn nữa để đáp ứng đầy đủ, kịp thời những nhu cầu của thị trường.
d. Các trung gian:
Các trung gian có một vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh
của Chi nhánh, giúp cho Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng đưa được sản phẩm của mình
đến các khách hàng, tổ chức. Các trung gian được coi là chiếc cầu nối giữa Chi nhánh
với công chúng, giúpcho hàng hoá của Chi nhánh ELMACO Đà Nẵng sớm có mặt trên
thị trường và sớm tiếp cận với khách hàng. Với tính chất của ngành hàng nên việc vận
chuyển hàng hoá đến các tổ chức, khách hàng thì phương tiện vận tải được coi là trung
gian phân phối của Chi nhánh và đóng vai trò rất quản trọng trong việc vận chuyển
hàng hoá của Chi nhánh. Ngoài ra Ngân Hàng Công Thương Thành Phố Đà Nẵng cũng
là trung gian giúp cho việc luân chuyển tiền tệ từ phía khách hàng đến Chi nhánh và từ
Chi nhánh đến các nhà cung cấp được thuận lợi, nhanh chóng hơn.
Qua việc phân tích thực trạng và môi trường kinh doanh của chi nhánh ELMACO
Đà Nẵng ta có thể áp dụng mô hình SWOT để tìm ra một số điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hộI, đe doạ đốI vớI chi nhánh như sau:
* Điểm mạnh:
- Là một chi nhánh trực thuộc DN Nhà nước có bề dày lịch sử lâu dài nên việc chi
nhánh công ty VLĐ và dụng cụ cơ khí Đà Nẵng kinh doanh các sản phẩm của chi
nhánh mình luôn gắn liền vớI thị trường, gắn liền vớI sự công nghiệp hoá, hiện đạI hoá
đất nước. Do có uy tín lâu dài trên thị trường và do đặc tính riêng biệt của sản phẩm
cnên công ty đã tạo cho mình một lượng khách hàng ổn định và rộng lớn như các tổ
chức, cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước,….phụ trách trong việc cung cấp sản phẩm của
chi nhánh mình từ Huế đến Nha Trang và các Tỉnh Tây Nguyên nên số lượng khách
hàng của chi nhánh tương đốI lớn: Công ty Điện lực III, Điện lực Gia Lai,…. Đây là
những khách hàng lớn có nhu cầu thường xuyên về ngành hàng cáp điện, thiết bị điện,
phụ kiện và các vật tư khác kèm theo để thực hiện các dự án điện lướI của Quốc gia.
- Chi nhánh đã thiết lập cho mình một hệ thống trung gian phân phốI lớn như: DN
Hoà Minh, Công ty TNHH Trường Giang,….Bên cạnh đó, Ngân hàng công thương
TP. Đà Nẵng cũng là trung gian giúp cho việc luân chuyển tìên tệ từ phía khách hàng
đến chi nhánh và từ chi nhánh đến nhà cung cấp được thuận lợI, nhanh chóng hơn.
- Công ty VLĐ & DCCK là nhà cung cấp chính của chi nhánh ELMACO Đà
Nẵng cho nên nguồn hàng của chi nhánh được cung cấp một cách liên tục và ổn định.
Điều này giúp cho chi nhánh không rơi vào tình trạng khang hiếm về hàng hoá và có
khả năng đáp ứng một cách đầy đủ và nhanh chóng những mặt hàng mà khách hàng
cần.
- Ban lãnh đạo của chi nhánh có trình độ chuyên môn vững vàng, phù hợp vớI
công việc kinh doanh của chi nhánh mình .
* Điểm yếu:
- Về Tài chính: Trong thờI gian vừa qua, mặc dù được đầu tư nhưng nguồn vốn
của chi nhánh còn hạn chế, phần lớn vốn của chi nhánh là do công ty VLĐ &DCCK
cung cấp. Bên cạnh đó, lãi suất vay lạI cao nên đây là một điều bất lợI của chi nhánh.
Chính điều này đã làm cho số lượng mặt hàng của chi nhánh chưa được đa dạng hoá và
mở rộng nhiều.
- Về việc đa dạng h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- qtri_chien_luoc_dung_dan_de_dung_vung_va_ptrien_cua_cty_elmaco_danang_5371.pdf