Đề tài Hoàn thiện chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần An hưng giai đoạn 2013 - 2020

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CÁM ƠN . ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ. iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT. iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT. iv

MỤC LỤC.v

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ. xi

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU .1

1. Tính cấp thiết của đề tài.1

2. Mục tiêu nghiên cứu.1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .2

4. Phương pháp nghiên cứu:.2

5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu .3

6. Kết cấu của đề tài .3

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

CỦA DOANH NGHIỆP .4

1.1. Khái niệm và vai trò của chiến lược kinh doanh.4

1.1.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh.4

1.1.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh.5

1.2. Phân loại chiến lược kinh doanh .6

1.2.1. Các cấp chiến lược.6

1.2.1.1. Chiến lược cấp công ty .6

1.2.1.2. Chiến lược cấp kinh doanh .6

1.2.1.3. Chiến lược cấp chức năng.7

1.2.1.4. Chiến lược toàn cầu .7

1.2.2. Các loại chiến lược .7

1.2.2.1. Nhóm chiến lược kết hợp.7

 

pdf134 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần An hưng giai đoạn 2013 - 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2012 ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Mức tăng (%) 10/09 11/10 12/11 I Tổng doanh thu 44.967,9 64.910,9 89.054,0 91.616,9 44,3 37,2 2,9 1 Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng & cung cấp dịch vụ 42.925,1 62.107,0 86.108,4 89.565,7 44,7 38,6 4,0 2 Doanh thu từ hoạtđộng tài chính 656,1 503,9 1.729,3 1.478,5 -23,2 243,2 -14,5 3 Doanh thu khác 1.386,7 2.300,0 1.216,4 572,7 65,9 -47,1 -59,2 II Tổng lợi nhuận 45,4 5.572,8 9.874,0 10.094,3 12.173,4 77,2 2,2 1 Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ 241,8 5.957,5 10.772,1 9.831,3 2.364,1 80,8 -8,7 2 Lợi nhuận từ hoạtđộng tài chính -1.583,0 -2.684,6 -2.114,5 -308,3 69,6 -21,2 -85,4 3 Lợi nhuận khác 1.386,7 2.299,9 1.216,4 571,3 65,9 -47,1 -53,0 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả SX-KD của công ty từ năm 2009 đến 2012 * Phân tích về kết quả doanh thu: Từ bảng phân tích: Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu. Điều Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 47 đó chứng tỏ hoạt động này là hoạt động chính tạo ra giá trị doanh thu cho công ty và đang được đầu tư phát triển. Sự tăng lên của tổng doanh thu phần lớn là do sự tăng lên của doanh thu này. Doanh thu khác 0,6% Doanh thu từ hoạt động tài chính - 1,6% Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ - 97,7% Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng doanh thu theo lĩnh vực của công ty năm 2012 Trong những năm qua, doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ đều tăng lên với mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng trong tổng doanh thu. Song mức tăng trưởng này cũng đang có xu hướng giảm xuống. Doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác có chiều hướng biến động bất thường và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu, mức tăng trưởng của nó cũng đang có chiều hướng giảm xuống. Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm xuống ở năm 2010 so với năm 2009, tăng lên ở năm 2011 rồi lại giảm xuống ở năm 2012. Doanh thu khác tăng lên ở năm 2010 sau đó giảm liên tục ở các năm 2011 và 2012. Sự giảm mạnh của doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác ở năm 2012 đã làm cho mức tăng trưởng của tổng doanh thu giảm thấp. Nếu đối chiếu với ngành năm 2012 tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt khoảng 16% thì con số 2,9% tốc độ tăng trưởng doanh thu của công ty là quá thấp. Vì vậy, công ty cần có biện pháp thiết thực để tăng lên về mặt chỉ tiêu này. * Phân tích về kết quả lợi nhuận: Đóng góp lớn vào tổng lợi nhuận là lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận này cũng có chiều hướng tăng lên ở giai đoạn năm 2009 đến 2011, song năm 2012 lại giảm xuống với mức giảm 8,7% so với năm 2011. Hoạt động tài chính bị thua lỗ liên tục song ở các năm sau mức độ thua lỗ có giảm xuống. Năm 2011 so với năm 2010 mức độ thua lỗ đã giảm xuống 21,2% và năm 2012 so với năm 2011 mức độ thua lỗ đã giảm rõ hơn Trư ờ g Đ i họ c K inh tế H uế 48 tương ứng mức giảm 85,4%. Lợi nhuận khác tuy có dương song vẫn giảm dần trong vòng ba năm từ 2010 đến 2012. Sự thua lỗ từ hoạt động tài chính và lợi nhuận khác giảm đã làm giảm đáng kể tổng lợi nhuận của công ty. Bản chất của tổng lợi nhuận trước thuế tăng từ 9.874,0 (triệu đồng) năm 2011 lên 10.094,3 (triệu đồng) năm 2012 tương ứng mức tăng 2,2% thực ra là do hoạt động tài chính của công ty có mức thua lỗ năm 2012 thấp hơn nhiều so với năm 2011. Vì vậy, mức tăng này của tổng lợi nhuận chưa có ý nghĩa nhiều về mặt hiệu quả kinh tế. Qua đó cho thấy: năm 2012 ngoại trừ hoạt động tài chính có mức thua lỗ giảm các hoạt động còn lại đều có mức tăng trưởng lợi nhuận âm. Vì vậy, công ty cần xem xét lại tính hiệu quả của tất cả các hoạt động và có những biện pháp nhằm cải thiện trong tương lai. 2.3.3. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh theo mặt hàng Bảng 2.3: Kết quả SX-KD theo mặt hàng chính giai đoạn 2009 - 2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Mức tăng (%) 10/09 11/10 12/11 Quần áo của trẻ em 25.217,2 40.551,1 34.673,2 28.149,2 60,8 -14,5 -18,8 Áo thun 2.304,5 5.142,3 4.853,0 15.143,7 123,1 -5,6 212,0 Váy thời trang 8.725,3 12.193,4 27.539,5 30.125,8 39,7 125,9 9,4 Quần Jean 4.107,2 2.315,2 10.187,1 9.531,7 -43,6 340,0 -6,4 Áo sơ mi 1.624,1 1.367,1 8.210,3 5.793,6 -15,8 500,6 -29,4 Các sản phầm khác 946,8 537,9 645,3 821,7 -43,2 20,0 27,3 Nguồn: Tổng hợp từ phòng Kinh doanh – Xuất nhập khẩu Từ bảng phân tích trên cho thấy: doanh thu từ mặt hàng quần áo trẻ em có sự tăng lên mạnh ở năm 2010 so với năm 2009 nhưng lại giảm mạnh liên tục ở các năm tiếp theo. Mặt hàng áo thun có biến động tăng ở năm 2010 so với năm 2009 sau đó giảm ở năm 2011 và tăng rất mạnh ở năm 2012. Quần Jean và áo sơ mi có biến động bất thường: giảm ở năm 2010 so với năm 2009 sau đó tăng đột biến ở năm 2011 và giảm ở năm 2012. Các mặt hàng khác chiếm tỷ trọng nhỏ và có giá trị doanh thu tăng lên ở các Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 49 năm 2010 đến năm 2012. Trong tất cả các mặt hàng chính của công ty chỉ có mặt hàng váy thời trang là có giá trị thu về tăng lên hằng năm. Và năm 2012 đạt giá trị doanh thu lớn nhất trong tổng doanh thu. Đây là mặt hàng được công ty chú trọng khai thác vào năm 2013. Qua việc phân tích bảng cơ cấu mặt hàng cho thấy rằng công ty chưa có chiến lược sản phẩm hợp lý, chưa xác định được mặt hàng chính và chủ lực mà công ty tập trung khai thác. Có thể xem quần áo trẻ em và váy thời trang là các sản phẩm chiến lược của công ty trong thời gian tới bởi: Quần Jean 10,6% Váy thời trang 33,6% Áo thun 16,9% Quần áo của trẻ em 31,4% Áo sơ mi 6,5% Các sản phầm khác - 9% Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng doanh thu theo mặt hàng của công ty năm 2012 Xét về tỷ trọng doanh thu từ các sản phẩm chính của công ty ta thấy: Áo quần trẻ em và váy thời trang là các sản phẩm chủ yếu. Trong đó: Sản phẩm quần áo trẻ em có giá trị doanh thu lớn trong tổng doanh thu hằng năm của công ty, đây là mặt hàng có truyền thống sản xuất và có thế mạnh của công ty và gắn liền từ khi được thành lập. Song những năm gần đây do chưa có chiến lược và đánh giá đúng về tiềm năng phát triển cũng như không có nhiều sự đầu tư cho việc nâng cao chất lượng cho các sản phẩm này nên chỉ khai thác được từ các khách hàng truyền thống vì vậy doanh thu từ mặt hàng này có xu hướng giảm xuống. Với tiềm năng và lợi thế hiện có như: kinh nghiệm sản xuất, trình độ lao động, nhu cầu thị trường, đây có thể được xem là một mặt hàng chiến lược của công ty trong thời gian tới. Để làm được điều này, công ty cần có các giải pháp mạnh về marketing để tìm kiếm và khai thác thị trường, khai thác tốt khách hàng. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 50 Sản phẩm váy thời trang đang có bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong năm 2012. Đây là mặt hàng có nhiều triển vọng phát triển của công ty bởi nhu cầu đòi hỏi lớn của thị trường. Năm 2013, công ty xác định đây là mặt hàng chiến lược ưu tiên phát triển. Song để sản phẩm này trở thành sản phẩm chiến lược lâu dài công ty cần có các giải pháp về thiết kế thời trang – đây vẫn là điểm đang còn yếu của công ty. Các năm qua công ty chỉ thực hiện gia công các sản phẩm theo thiết kế của đối tác và trong một lượng không lớn các sản phẩm không đạt yêu cầu của đối tác thì sản phẩm này chiếm tỷ lệ nhiều nhất. 2.3.4. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh theo thị trường Bảng 2.4: Kết quả tiêu thụ trên các thị trường của công ty giai đoạn 2009 – 2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Mức tăng (%) 10/09 11/10 12/11 Hoa Kỳ 39.836,1 58.112,3 76.799,9 78.003,3 45,9 32,2 1,6 EU 1.433,3 2.315,0 3.117,8 2.917,2 61,5 34,7 -6,4 Hàn Quốc 989,3 1.102,3 4.789,5 7.918,8 11,4 334,5 65,3 Nhật Bản 300,2 166,2 390,3 124,1 -44,6 134,8 -68,2 Nội địa 366,2 411,2 1.010,9 602,3 12,3 145,8 -40,4 Nguồn: Tổng hợp từ phòng Kinh doanh – Xuất nhập khẩu Hiện nay, Hoa Kỳ là thị trường chính của công ty trong bốn năm liền giá trị tiêu thu tuy có tăng song tốc độ tăng trưởng giảm xuống rõ rệt và chỉ còn 1,6% vào năm 2012. Thị trường EU và Nhật Bản thiếu ổn định, đặc biệt là sự giảm sút ở cả hai thị trường này vào năm 2012. Thị trường Hàn Quốc có mức tăng trưởng khá cao và công ty đang chú trọng khai thác ở thị trường này. Đối với thị trường nội địa chiếm thị phần rất nhỏ và lại có chiều hướng giảm xuống ở năm 2012. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 51 Hoa Kỳ 87,1% Hàn Quốc 8,8%EU 3,3% Nội địa 0,7% Nhật Bản 0,1% Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng tiêu thụ trên các thị trường của công ty năm 2012 Xét về tỷ trọng doanh thu trên các thị trường thì Hoa Kỳ là thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất trên 85%. Đây là thị trường chính mà công ty đang tập trung khai thác. Hàn Quốc cũng là thị trường quan trọng mà công ty đang khai thác khá hiệu quả những năm gần đây. Nhật Bản, EU và thị trường nội địa công ty chưa thâm nhập thành công. Trong những năm qua công ty cũng chưa tìm kiếm và mở rộng được thị trường mới. Mặc dù năm 2010 công ty đã có định hướng tìm kiếm và khai thác các thị trường mới như: Nam Phi, ấn Độ và Nga song đến nay công ty vẫn chưa thâm nhập được thị trường này. Tại thị trường nội địa đã có chủ trương đầu tư khai thác song hiệu quả rất thấp. Khâu phân phối hiện đang hoạt động theo kiểu chờ khách hàng đến đặt hàng, chứ không có tự tìm đến với khách hàng và tạo cho họ có nhu cầu về sản phẩm của công ty. Mặt khác do chưa có bộ phận chuyên trách công tác marketing, nên cách tiếp cận với những thông tin về các mặt hàng đang phát triển hiện tại và xu hướng trong tương lai trên các thị trường trong và ngoài nước rất thụ động. Đồng thời, thông tin về thị trường về mặt hàng còn thiếu nên công tác nghiên cứu sản xuất mặt hàng mới cũng kém, trong vòng nhiều năm nay công ty chưa có được mặt hàng mới độc đáo mang thương hiệu của riêng của mình. Tóm lại, từ việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty các năm qua cho thấy: trong từng kế hoạch ngắn hạn công ty đã có những giải để thích ứng với sự biến động của môi trường. Vì vậy, doanh thu và lợi nhuận của Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 52 công ty đều tăng lên hằng năm. Công ty đã biết khai thác một số mặt mạnh của mình để hạn chế được một số nguy cơ từ môi trường và đưa công ty làm ăn có lãi trong điều kiện khó khăn và suy thoái của nền kinh tế. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận lại có xu hướng giảm xuống rõ rệt. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chưa thật sự ổn định và hiệu quả. Trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của công ty vẫn chưa có tính ổn định. Năm 2012, hiệu quả hoạt động giảm sút rất nhiều. Trong cơ cấu mặt hàng có biến động bất thường, công ty chưa xác định được mặt hàng chủ lực cần đầu tư khai thác. Công ty chưa phát triển được thị trường mới, việc khai thác trên các thị trường truyền thống vẫn còn chưa ổn định. Có nhiều nguyên nhân để giải thích cho vấn đề này đến từ cả phía chủ quan và khách quan. Nhưng sự hạn chế trong hoạt động quản lý tổ chức sản xuất, hoạt động nghiên cứu và thiết kế, hoạt động marketing chăm sóc khách hàng, là những nguyên nhân chủ quan căn bản nhất. Vì vậy, nhiệm vụ cấp thiết trong thời gian tới công ty cần có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động marketing, nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng, phát triển kênh phân phối, khai thác tốt những lợi thế vốn có, nhằm tìm kiếm và khai thác thị trường một cách hiệu quả hơn, tạo được uy tín và hình ảnh công ty trong lòng khách hàng và đối tác, xây dựng được thương hiệu cho chính bản thân công ty. Bên cạnh đó, công ty cũng cần kiện toàn lại hoạt động quản lý sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm bằng các giải pháp về nghiên cứu và thiết kế, nhất là thiết kế thời trang, tạo sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao, tạo giá trị lợi nhuận cho công ty. 2.4. Phân tích các yếu tố môi trường bên trong tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 2.4.1. Nguồn nhân lực Nhân lực là nhân tố hàng đầu tạo nên thành công của doanh nghiệp và thời gian qua luôn được công ty quan tâm đầu tư phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty thời gian qua vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. Kết quả phát triển nguồn nhân lực được thể hiện ở một số chỉ tiêu cụ thể sau: Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 53 Bảng 2.5: Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2009 – 2012 Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2012 Mức tăng (%) 10/09 11/10 12/11 Tổng số lao động Người 1036 1043 1104 1280 0,7 5,8 15,9 Trong đó LĐ nữ Người 850 928 982 1080 9,2 5,8 10,0 % 82,0 89,0 88,9 84,4 8,4 0,0 -5,1 LĐ trực tiếp sản xuất Người 904 906 934 1030 0,2 3,1 10,3 % 87,3 86,9 84,6 80,5 -0,5 -2,6 -4,9 LĐ gián tiếp Người 132 137 170 250 3,8 24,1 47,1 % 12,7 13,1 15,4 19,5 3,1 17,2 26,8 LĐ đã qua đào tạo Người 750 820 935 1118 9,3 14,0 19,6 % 72,4 78,6 84,7 87,3 8,6 7,7 3,1 LĐ có trình Cao đẳng trở lên Người 50 58 70 85 16,0 20,7 21,4 % 4,8 5,6 6,3 6,6 15,2 14,0 4,7 Lương bình quân tháng mỗi LĐ Tr. đồng 1,4 2,2 2,4 2,8 57,1 9,1 16,7 Doanh thu BQ năm tạo ra trên mỗi LĐ Tr. đồng 43,4 62,2 80,7 71,6 43,4 29,6 -11,3 Lợi nhuận BQ năm tạo ra trên mỗi LĐ Tr. đồng 0,0 5,3 8,9 7,9 - 67,4 -11,8 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả SX-KD và từ phòng Tổ chức – Nhân sự Qua bảng phân tích trên cho thấy: xét về mặt số lượng lao động trong 4 năm qua đã có xu hướng tăng với mức tăng khá đều đặn. Xét về mặt cơ cấu lao động: Lao động nữ cũng có xu hướng tăng tuy nhiên tốc độ tăng ở năm 2012 nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng lao động nên tỷ trọng đã có giảm xuống ở giai đoạn này. Song ở tất cả các năm tỷ trọng vẫn chiếm trên 80% là khá phù hợp với đặc điểm ngành nghề may mặc. Lực lượng lao động trực tiếp có tốc độ tăng trưởng chậm hơn tốc độ tăng Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế 54 trưởng chung của lao động nhưng tỷ trọng vẫn đạt trên 80% ở mỗi năm. Lực lượng lao động gián tiếp đang có xu hướng tăng nhanh hơn. Xét về chất lượng lao động: lao động đã qua đào tạo có xu hướng tăng mạnh hằng năm, đến năm 2012 tỷ trọng lao động đã qua đào tạo chiếm 87,3%. Lao động có trình độ Cao đẳng trở lên và tỷ trọng của nó cũng đang có xu hướng tăng, đạt 6,6% năm 2012. Điều này cho thấy công ty đã chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, từ đó làm cho chất lượng nguồn nhân lực của công ty hiện nay là khá cao có thể đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Lương bình quân của lao động cũng được tăng lên hằng năm. Với mức lương trung bình 2,8 triệu đồng mỗi tháng ở năm 2012, đã đảm bảo được đời sống cho người lao động ở khu vực Phú Yên và vùng lân cận song cũng chưa phải là mức thu nhập cao. Về cơ bản, công ty đã chủ động hơn 90% lực lượng lao động, song vẫn có tình trạng thiếu lao động cục bộ vào những mùa cao điểm và tình trạng lao động nghỉ việc hoặc chuyển đi làm việc ở các nơi khác đang xảy ra ở những năm gần đây. Từ đầu năm 2012, tình trạng thiếu lao động đã diễn ra gây khó khăn rất nhiều cho hoạt động của công ty, đòi hỏi Ban lãnh đạo công ty đề ra các giải pháp để thu hút đủ lực lượng lao động nhằm tăng năng lực sản xuất. Bên cạnh đó, hiện tại công ty vẫn còn rất thiếu đội ngũ lao động chuyên sâu nhất là lao động trong lĩnh vực thời trang, thiết kế, làm trở ngại rất lớn cho sự phát triển của công ty bởi sức ép về nâng cao chất lượng đang ngày càng trở nên gay gắt hơn. Bên cạnh công tác thu hút, tuyển dụng, đào tạo được nguồn lao động có trình độ tay nghề đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của quá trình sản xuất, việc khai thác và sử dụng lao động hiệu quả cũng là yếu tố quan trọng có tính quyết định đến sự thành công của công ty. Giai đoạn 2009 đến 2011, mức tăng trưởng lao động chung thấp hơn mức tăng trưởng tổng doanh thu và lợi nhuận. Vì vậy, doanh thu bình quân năm của mỗi lao động và lợi nhuận bình quân năm trên mỗi lao động ở giai đoạn này có xu hướng tăng lên. Hay nói cách khác, để đạt được mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận công ty đã tiết kiệm được lao động. Nhưng đến năm 2012 doanh thu và lợi nhuận bình quân năm của lao động đều giảm xuống so với Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 55 năm 2011 có nghĩa năng suất tạo ra doanh thu và lợi nhuận của lao động giảm, hiệu quả sử dụng lao động thấp. Như vậy, ở năm 2012 đã có sự giảm sút hiệu quả sử dụng lao động của công ty. Tóm lại, công ty cơ bản chủ động về mặt số lượng lao động, cơ cấu lao động hợp lý, có tính kế thừa cao. Công ty đã quan tâm đến việc đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động nên trình độ tay nghề đội ngũ lao động của công ty hiện nay là khá cao, có thể đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe trong khâu kỹ thuật sản phẩm. Tuy nhiên, do chưa có sự quan tâm về mặt tác phong, kỷ luật công nghiệp nên tính tổ chức trong lao động chưa cao, tính tự giác trong lao động không lớn, hơn nữa việc sử dụng lao động gần đây chưa thực sự hiệu quả, nguồn nhân lực trong công tác quản lý, điều hành vẫn còn hạn chế nhiều mặt. Về chuyên môn nghiệp vụ chưa được đào tạo chuyên sâu, theo hướng hội nhập nên chưa đáp ứng được hầu hết các yêu cầu công ty đặt ra. Những khó khăn trên, đã gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm qua. Trong những năm tới, công ty cần tiếp tục đầu tư một cách đồng bộ các giải pháp trong việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực, trong đó chú trọng đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý thông qua các khóa học về nâng cao kỹ năng quản lý về kinh tế, quản lý sản xuất, năng lực cạnh tranh, hội nhập. Tập trung đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên về kỹ năng, phương pháp làm việc hiệu quả, đào tạo và tái đào tạo tay nghề cho đội ngũ công nhân, tìm kiếm các giải pháp để tăng năng suất lao động. Ngoài ra, công ty cần có giải pháp nhằm ổn định lực lượng lao động, bồi dưỡng nghiệp vụ hội nhập và tác phong công nghiệp, tăng cường tính tự giác và ý thức tổ chức, kỹ luật lao động trong đội ngũ lao động công ty. 2.4.2. Tình hình đầu tư mở rộng quy mô sản xuất Được thành lập vào năm 2006 trên cơ sở là xưởng May xuất khẩu thuộc Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Công nghiệp Phú Yên, công ty ý thức được cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng được thị trường quốc tế. Bên cạnh việc đào tạo và phát triển đội ngũ nhân lực, công ty còn chú trọng đến việc đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ sản xuất. Từ 18 chuyền may năm 2006, đến nay công ty Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 56 đã có 29 chuyền may hiện đại. Công ty đã cải tiến công nghệ giác sơ đồ trên máy tính qua phần mềm chuyên dụng Modaris và Diamino, cử gá lắp cải tiến ứng dụng trong sản xuất thế hệ 2011. Năm 2011, công ty đã ứng dụng thành công dây chuyền LEAN vào sản xuất. Công suất 3 triệu sản phẩm/năm và hơn 80% sản phẩm được sản xuất bằng máy điện tử 2 kim, Kansai, công ty đã chủ động được các đơn đặt hàng lớn của các đối tác. Để phân tích rõ hơn về tình hình đầu tư chúng ta tiếp tục phân tích tình hình đầu tư tài sản và đầu tư vốn thời gian qua nhất là trong giai đoạn 2009 – 2012. Bảng 2.6: Tình hình biến động tài sản của công ty giai đoạn 2009 - 2012 Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2012 Mức tăng (%) 10/09 11/10 12/11 Tài sản ngắn hạn Tr. Đồng 23.556,8 18.761,7 20.350,5 47.117,2 -20,4 8,5 131,5 % 44,5 41,0 41,3 60,1 Tài sản dài hạn Tr. Đồng 29.433,7 26.948,4 28.927,1 31.289,4 -8,4 7,3 8,2 % 55,5 59,0 58,7 39,9 Tổng tài sản Tr. Đồng 52.990,5 45.710,1 49.277,7 78.406,6 -13,7 7,8 59,1 Mức trang bị tài sản trên mỗi lao động Tr. Đồng 51,1 43,8 44,6 61,3 -14,3 1,8 37,2 Nguồn: Tính toán từ bảng cân đối kế toán của công ty giai đoạn 2009 -2012 Qua bảng số liệu cho thấy: tổng giá trị tài sản của công ty giảm xuống ở năm 2010 so với năm 2009 và có chiều hướng tăng lên rõ rệt qua các năm sau đó. Cụ thể: tổng giá trị tài sản năm 2010 giảm hơn 13,7% so với năm 2009. Nhưng năm 2011 tăng so với năm 2010 với mức 7,8% và năm 2012 so với năm 2011 tương ứng với mức tăng 59,1%. Về mức độ trang bị tài sản trên mỗi lao động tuy có giảm xuống ở năm 2010 so với năm 2009 song đã tăng trở lại ở các năm sau đó, đặc biệt đã tăng mạnh ở năm 2012 với mức tăng 37,2%. Từ đó cho thấy công ty đang chú trọng đầu tư nhiều cho tài sản trong những năm gần đây nhất là năm 2012 với tốc độ tăng trưởng lớn hơn rất nhiều về tăng trưởng quy mô lao động. Sự tăng trưởng Trư ờng Đại học Kin h tế Hu ế 57 về vốn và lao động đã làm cho quy mô của công ty ngày càng được mở rộng, năng lực sản xuất ngày càng được nâng cao, khả năng huy động vốn của công ty ngày càng tốt hơn, mức độ hiện đại ngày càng cao hơn. Về cơ cấu trong tổng tài sản: Sự tăng, giảm của tổng tài sản ở trên được thể hiện tăng, giảm về cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, song mức độ không đồng đều đã làm thay đổi tỷ trọng cơ cấu tài sản của công ty. Năm 2010 so với năm 2009, tài sản ngắn hạn giảm 20,4%, tài sản dài hạn chỉ giảm 8,4%. Từ năm 2010 đến năm 2012, tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng lên song tài sản ngắn hạn có mức tăng cao hơn rất nhiều so với tài sản dài hạn. Cụ thể: năm 2011 và năm 2012 mức tăng tài sản ngắn hạn tương ứng là 8,5% và 131,5% trong khi đó mức tăng của tài sản dài hạn chỉ là 7,3% và 8,2%. Vì vậy, trong cơ cấu tổng tài sản: tỷ trọng tài sản ngắn hạn đang có xu hướng tăng dần trong tổng tài sản trong khi đó tỷ trọng tài sản dài hạn đang giảm dần. Năm 2012, tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm 60,1%, tài sản dài hạn chỉ chiếm 39,9 %. Từ đó cho thấy công ty đang chú trọng hơn vào đầu tư cho các tài sản ngắn hạn. Vì vậy, công ty nên có biện pháp quản lý thích hợp loại tài sản này để tránh lãng phí. Bảng 2.7: Tình hình đầu tư tài sản cố định của công ty qua 4 năm 2009 – 2012 Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2012 Mức tăng(%) 10/09 11/10 12/11 Tài sản cố định Tr.đồng 28.350,1 25.998,5 28.473,2 31.186,2 -8,3 9,5 9,5 Tỷ suất đầu tư TSCĐ/TTS % 53,5 56,9 57,8 39,8 6,3 1,6 -31,2 Tỷ suất tài trợ NVCSH/TSCĐ % 31,6 57,2 62,8 71,7 58,3 9,8 14,2 Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối kế toán của công ty từ năm 2009 đến 2012 Tài sản cố định của công ty có xu hướng tăng lên hằng năm từ năm 2010 đến năm 2012, chứng tỏ công ty có đầu tư vào tài sản cố định. Tỷ suất đầu tư tài sản cố định trong tổng tài sản có xu hướng tăng nhẹ với mức tăng 6,3% năm 2010 và 1,6% năm 2011, nhưng đến năm 2012 lại giảm mạnh với mức giảm 31,2% lúc này tỷ suất đầu tư tài sản cố định trên tổng tài sản chỉ còn lại 39,8%. Điều đó cho thấy: Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 58 năm 2012, công ty đã giảm mạnh mức đầu tư cho tài sản cố định so với đầu tư tài sản khác. Tỷ suất tài trợ tài sản cố định ở các năm đều nhỏ hơn 100% cho thấy khả năng tự chủ trong việc đầu tư cho tài sản cố định của công ty là không lớn, tuy nhiên tỷ suất này đã tăng dần qua các năm từ 31,6 % năm 2009 lên 71,7 % năm 2012 là một tín hiệu tốt thể hiện khả năng tự chủ trong đầu tư tài sản cố định đang lớn dần. Đối với tổng nguồn vốn của công ty, sự tăng lên rõ rệt ở các năm gần đây nhất là năm 2012 được thể hiện chủ yếu do sự tăng mạnh của nợ phải trả. Sự tăng lên của khoản nợ phải trả chứng tỏ công ty đang ngày càng chiếm dụng nhiều hơn đối với các đơn vị khác. Bảng 2.8: Tình hình biến động nguồn vốn của công ty giai đoạn 2009 - 2012 Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2012 Mức tăng (%) 10/09 11/10 12/11 Nợ phải trả Tr.đồng 42.748,8 30.845,1 31.405,4 56.056,3 -27,8 1,8 78,5 % 80,7 67,5 63,7 71,5 Nguồn vốn chủ sở hữu Tr.đồng 10.241,7 14.865,0 17.872,3 22.350,3 45,1 20,2 25,1 % 19,3 32,5 36,3 28,5 Tổng nguồn vốn Tr.đồng 52.990,5 45.710,1 49.277,7 78.406,6 -13,7 7,8 59,1 Nguồn: Tính toán từ bảng cân đối kế toán của công ty từ năm 2009 đến 2012 Về cơ cấu nguồn vốn: Nợ phải trả đang có xu hướng biến động tăng ở các năm gần đây. Năm 2010 so với năm 2009, nợ phải trả giảm 27,8 %, sau đó tăng 1,8 %, vào năm 2011 và tăng mạnh 78,5 % vào năm 2012. Trong khi đó, nguồn vốn chủ sở hữu cũng có biến động tăng song giá trị tăng thêm không lớn. Vì vậy, tỷ trọng trong cơ cấu tổng nguồn vốn chưa có thay đổi đáng kể. Nợ phải trả đang chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng nguồn vốn ở tất cả các năm, tuy có giảm nhẹ ở các năm 2010 và 2011 nhưng đã tăng mạnh trở lại vào năm 2012. Năm 2012, nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 28,5 %, nợ phải trả chiếm đến 71,5%, Từ đó cho thấy, công ty huy động vốn bằng cách đi vay hoặc chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Hơn nữa, nợ phải trả Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 59 như hiện nay đang chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng nguồn vốn sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng tự chủ tài chính của công ty. Tóm lại, qua quá trình phân tích cho thấy công ty đang chú trọng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Điều đó được thể hiện ở sự tăng lên hằng năm của tổng tài sản và sức trang bị tài sản trên mỗi lao động, đặc biệt tăng mạnh ở năm 2012. Công nghệ sản xuất của công ty được đánh giá khá hiện đại so với các đối thủ cạnh tranh. Bởi công ty đã đầu tư hàng loạt máy móc thế hệ 2011, đặc biệt là sự trang bị máy móc cho xí nghiệp Hòa Phong vào cuối năm 2012 và đầu năm 2013. Tuy nhiên, việc đầu tư phát triển vẫn chưa mang tính bền vững. Xét về hiệu quả đầ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_chien_luoc_kinh_doanh_tai_cong_ty_co_phan_an_hung_giai_doan_2013_2020_211_1909352.pdf
Tài liệu liên quan