Chương I. Tổng quan về thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 5
1.1. Một số lý luận cơ bản về thuế. 5
1.1.1. Khái niệm về thuế. 5
1.1.2. Đặc điểm chung về thuế. 6
1.1.3. Chức năng của thuế. 6
1.2. Những vấn đề chung về thuế nhập khẩu 9
1.2.1. Lịch sử hình thành phát triển của thuế nhập khẩu 9
1.2.2. Lý luận cơ bản về thuế nhập khẩu. 12
1.3. Chính sách thuế nhập khẩu . 19
1.3.1. Khái niệm chính sách thuế. 19
1.3.2. Các vấn đề xây dựng chính sách thuế nhập khẩu 20
1.3.3. Nguyên tắc cơ bản xây dựng chính sách thuế nhập khẩu. 21
1.3.4. Các công cụ của chính sách thuế nhập khẩu 23
13.5. Những nhân tố ảnh hưởng tới chính sách thuế nhập khẩu. 24
1.4. Những nguyên tắc cam kết quốc tế về thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 25
1.4.1.Các nguyên tắc ràng buộc về thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 25
1.5. Kinh nghiệm sử dụng chính sách thuế nhập khẩu của một số nước trong quá trình tham gia hội nhập kinh tế quốc tế: 29
1.5.1. Tham khảo chính sách thuế quan của Trung Quốc: 30
1.5.2. Tham khảo chính sách thuế nhập khẩu của các nước ASEAN: 31
90 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong điều kiên hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chung nhà nước thực hiện chính sách “độc quyền ngoại thương” chính sách thuế nhập khẩu:
+Đối với hàng nhập khẩu mậu dịch thể hiện qua chế độ thu bù chênh lệch ngoại thương;
+Đối với hàng nhập khẩu phi mậu dịch thu qua thuế hàng hoá (thực chất là thuế nhập khẩu).
-Biểu thuế xây dựng trên cơ sở danh mục hàng hoá xuất, nhập khẩu của Hội đồng tương trợ kinh tế XHCN, số dòng thuế sơ sài.
-Giá tính thuế căn cứ và Hiệp định và Nghị định thư Chính phủ Việt Nam ký kết với chính phủ các nước XHCN.
*Từ năm 1986 đến năm 1991:
Giai đoạn này, lần đầu tiên chính sách thuế nhập khẩu được thể hoá bằng văn bản pháp luật cao nhất đó là Luật thuế xuất, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch.
Về đối tượng chịu thuế và tổ chức nộp thuế: Tất cả hàng hoá mua bán trao đổi với nước ngoài, khi nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Những tổ chức kinh tế được phép, nhập khẩu đều phải nộp thuế nhập khẩu.
-Thuế suất đối với hàng nhập khẩu gồm hai mức: thuế suất tối thiểu và thuế suất phổ thông.
-Giá tính thuế nhập khẩu: là giá mua tại cửa khẩu đến, kể cả chi phí vận tải, bảo hiểm theo hợp đồng. Trường hợp giá mua theo phương thức khác thì căn cứ vào giá ghi trên các chứng từ hợp lệ.
-Biểu thuế nhập khẩu được xây dựng căn cứ vào chính sách khuyến khích xuất nhập khẩu đối với nhóm mặt hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu với các nước có ký kết điều khoản ưu đãi trong quan hệ buôn bán với Việt Nam; Thuế suất phổ thông áp dụng đối với hàng hoá còn lại. Mức thuế suất thấp nhất 0% và cao nhất là 50%. Cụ thể là:
+Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói trên chỉ áp dụng đối với hàng xuất nhập khẩu mậu dịch. Hàng hoá xuất, nhập khẩu phi mậu dịch được áp dụng theo biểu thuế quy định trong biểu thuế hàng hoá, có sự phân biệt so với trước là chịu chung 50% (cả hàng hoá sản xuất trong nước và nhập khẩu), nay phân biệt thuế suất đối với hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch từ 35% đến 50%.
+Cơ cấu thuế suất được xây dựng quá chi tiết, khó phân biệt.
+Biểu thuế áp dụng theo doanh mục của Hội đồng tương trợ kinh tế xã hội chủ nghĩa chưa phù hợp với doanh mục HS.
-Về thủ tục nộp thuế nhập khẩu: chưa xác định rõ hàng hoá đã nộp thuế nhập khẩu hay chưa nộp thuế tại biên giới, vành đai biên giới hay trong nội địa... Chính vì vậy, vấn đề kiểm soát hàng nhập khẩu gặp nhiều khó khăn khi hàng hoá nhập khẩu lưu thông trên thị trường nội địa, khó khăn cho công tác đấu tranh chống buôn lậu bảo vệ nền sản xuất trong nước.
Đây là giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi cơ chế quản lí kinh tế nhằm thực hiện nghị quyết Đại hội toàn quốc Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI. Bước đầu sử dụng chính sách thuế làm công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, trong đó lần đầu tiên trong lịch sử, nhà nước ban hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch thay thế chế độ thu bù chênh lệch ngoại thương trước đây.
Luật này ban hành nhằm mục đích phục vụ yêu cầu tăng cường quản lí các hoạt động xuất, nhập khẩu mậu dịch của các xí nghiệp trung ương và địa phương đang phát triển, góp phần tích cực vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại, hình thành cơ cấu xuất nhập khẩu mới hợp lí ,góp phần bảo vệ và phát triển sản xuẩt trong nước, hướng dẫn nhập khẩu và tiêu dùng hàng hoá hợp lí, tạo nguồn thu cơ bản cho ngân sách nhà nước .
-Bước đầu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã góp một phần đáng kể vào nguồn thu cho ngân sách nhà nước:
Theo số lượng bảng số 2.1, chỉ trong vòng 4 năm, thuế xuất, nhập khẩu (chủ yếu là thuế nhập khẩu) đóng góp nguồn thu cho ngân sách Nhà nước từ chỗ chiếm tỉ trọng 6,1% năm 1988 lên 12,7% năm 1991 trong tổng thu ngân sách nhà nước (tăng bình quân 1,65% năm).
Bảng số 2.1: Tình hình thu thuế xuất nhập, nhập khẩu từ năm 1988 đến năm1991:
Chỉ tiêu
Năm 1988
Năm 1989
Năm 1990
Năm 1991
Tổng thu NSNN
-Thuế XK, thuế nhập khẩu
+Mậu dịch
+Phi mậu dịch
-Tỷ lệ % trên tổng thu NSNN
+Mậu dịch
+Phi mậu dịch
2.126,4
131
75
56
6,1%
3,5%
2,6%
4.971
362,4
253,7
108,7
7,7%
5,5%
2,2%
6490
750
600
150
11,5%
9,2%
2,3%
8630
1100
950
150
12,7%
11%
1,7%
(Đơn vị: triệu đồng)
Nguồn: Bộ Tài chính-Thông báo tình hình KTTC 5năm 1986-1990 và niên giám thống kê 1994. NXB thống kê Hà Nội.
2.1.2 Giai đoạn kể từ khi ban hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1991:
2.1.2.1.Thời kỳ thực hiện cải cách thuế bước 1 (từ năm 1992 đến năm 1995):
*Đặc điểm cơ bản của chính sách kinh tế đối ngoại:
Căn cứ mục tiêu, chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội của nước ta, đặc điểm cơ bản về chính sách kinh tế đối ngoại là tiếp tục thực hiện chính sách đổi mới kinh tế giai đoạn (1986-1991), nhưng mức độ đổi mới được tiến hành mang tính toàn diện hơn, đặc biệt là chính sách mở rộng thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ở cấp độ khu vực và thế giới. Hoạt động nhập khẩu được xác định là một trong những mắt xích quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại. Vai trò của chính sách và cơ chế quản lí hoạt động nhập khẩu giai đoạn này được thể hiện qua các khía cạnh:
*Vai trò của hoạt động nhập khẩu hàng hoá:
+Tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá đất nước.
+Bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế nhằm đảm bảo phát triển kinh tế cân đối và ổn định.
+Nhập khẩu nhằm góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân. Hoạt động nhập khẩu vừa đảm bảo thoả mãn nhu cầu trực tiếp của người tiêu dùng. Vừa đảm bảo các yếu tố đầu vào cho sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.
+Hoạt động nhập khẩu có tác động tích cực đến việc thúc đẩy xuất khẩu. Sự tác động này thể hiện ở chỗ nhập khẩu để đảm bảo các yếu tố đầu vào như kỹ thuật, công nghệ, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu... để sản xuất hàng hoá xuất khẩu để mở rộng thị trường, theo nguyên tắc “có đi có lại ” trong quan hệ thương mại quốc tế.
*Nội dung cơ bản của chính sách thuế nhập khẩu:
Ngày 26/12/1991, Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu với những nội dung thay đổi cơ bản.
Luật thuế mới này không chỉ điều chỉnh hàng mậu dịch, mà tất cả các hình thức xuất, nhập khẩu mậu dịch chính ngạch, tiểu ngạch, phi mậu dịch... Biểu thuế nhập khẩu đã có những thay đổi cơ bản, với việc đưa vào áp dụng danh mục hàng hoá nhập khẩu dựa trên danh mục (HS) để xây dựng biểu thuế thay cho danh mục hàng hoá của Hội đồng tương trợ kinh tế. Thẩm quyền về ban hành chính sách thuế nhập khẩu được xác định cụ thể, đó là Hội đồng Nhà nước (hay uỷ ban thường vụ Quốc hội) ban hành biểu thuế cụ thể theo từng mặt hàng và có quyền điều chỉnh mức thuế suất này trong giới hạn khung thuế suất cho phép của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Thuế nhập khẩu có tới 36 mức thuế suất áp dụng cho hơn 3000 nhóm mặt hàng, từ 0% đến 200%, với cơ cấu biểu thuế hết sức phức tạp. Mức thuế suất thuế nhập khẩu được hiểu như là cộng gộp thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt. Trong biểu thuế có quá nhiều mức thuế suất dưới 5% chiếm 55,8% tổng danh mục trong biểu thuế nhập khẩu. Thế suất cao và qúa cao đánh vào một số mặt hàng tiêu dùng trong nước chưa sản suất được hoặc sản suất với giá thành cao.
Thực trạng trên đã nảy sinh tình trạng buôn lậu trở nên phổ biến khó có thể kiểm soát triệt để, bởi khả năng “siêu lợi nhuận” do sự chênh lệch giá giữa hàng buôn lậu và hàng chịu thuế nhập khẩu. Trong khi đó nhu cầu tiêu dung hàng nhập khẩu ngày càng tăng trên thị thị trường trong nước.
Tuy nhiên bước đầu thực hiện tiến trình đổi mới cơ chế kinh tế khả năng điều tiết vĩ mô cũng như đóng góp nguồn thu ngân sách Nhà nước từ thuế nhập khẩu trong giai đoạn này đã góp phần quan trọng đến việc ổn định và tăng trưởng kinh tế thông qua chính sách tài chính quốc gia.
Qua bảng số liệu số liệu 2.2 cho thấy, với mức đóng góp từ 15,73% vào năm 1992 đã không ngừng tăng lên qua các năm 1993 -1994; tuy có giảm về tỷ trọng so tổng thu ngân sách từ thuế. Tuy nhiên, số thu tuyệt đối vẫn ở mức cao ở năm 1995-1996.
Bảng số 2.2: tình hình thu thuế nhập khẩu từ 1992-1995:
Đơn vị tính (VND).
Năm
Tổng thu NSNN
từ thuế
Thuế nhập khẩu
Tỷ lệ % số thu thuế Nhập khẩu so với tổng Thu NSNN từ thuế
1992
1993
1994
1995
18514
28623
36520
53931
2914
6398
7868
10988
15,73
22,35
21,54
20,37
Nguồn: Tổng cục Hải quan.
Chính sách thuế nhập khẩu trong thời gian này xây dựng trên cở sở:
-Biểu thuế xây dựng trên nguyên tắc về bảo hộ sản xuất trong nước, tăng thu ngân sách, ổn định giá cả, khuyến khích đầu tư nước ngoài.
-Thuế suất rất cao và thường xuyên thay đổi theo sự biến đổi của thị trường: thuế nhập khẩu bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số nhóm mặt hàng nhập khẩu cho nên thuế suất cao, có những mặt hàng thuế suất lên đến 200% (xe ô tô, rượu vv...).
-Tỷ lệ động viên của thuế nhập khẩu so với tổng thu ngân sách từ thuế rất cao (năm 1993 lên đến 22,35%).
-Giá tính thuế chủ yếu áp dụng theo bảng giá tối thiểu.
2.1.2.2 Thời kỳ thực hiện cải cách thuế bước 2 (từ năm 1996 đến nay):
Tư 01/01/1996, thực hiên chương trình cải cách chính sách thuế giai đoạn hai, cũng như cam kết với Quỹ tiền tệ quốc (IMF), Việt Nam đã tiến hành cắt giảm thuế của một số mặt hàng có mức thuế suất trên 60%. Biểu thuế nhập khẩu được ban hành trong điều kiện nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi và phát triển. Do đó, biểu thuế thường xuyên có những điều chỉnh cho phù hợp với những biến động của nền kinh tế trước áp lực cạnh tranh gia tăng của hệ thống hàng hoá nhập khẩu. Trong giai đoạn này mục tiêu của thuế nhập khẩu cần đạt được là:
-Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực hoạt động xuất, nhập khẩu phù hợp với chính sách mở cửa, phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong xu thế tự do hoá kinh tế quốc tế; đảm bảo điều hành toàn bộ hoạt động nhập khẩu một cách linh hoạt có hiệu quả.
-Thông qua chính sách nhập khẩu đảm bảo kết hợp hài hoà và phát huy khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới với yêu cầu bảo vệ và hỗ trợ nền sản xuất trong nước. Đồng thời thông qua thuế nhập khẩu nhằm mục đích hướng tăng cường nhập khẩu công nghệ, kỹ thuật cao nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất trong nước có điều kiện đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm...bên cạnh đó, chính sách thuế nhập khẩu góp phần hạn chế nhu cầu hàng hoá nhập khẩu, đặc biệt đối với hàng hoá trong nước sản xuất được.
-Thuế nhập khẩu phải đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi để hội nhập nền kinh tế nước ta vào kinh tế khu vực và thế giới; thực hiện các cam kết song phương và đa phương.
-Thực hiện yêu cầu động viên từ thuế nhập khẩu và các khoản thuế, lệ phí khác liên quan đến hàng hoá nhập khẩu vào ngân sách Nhà nước; cải thiện cơ cấu nguồn thu trong điều kiện nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi và từng bước hội nhập kinh tế quốc tế.
Qua các lần sửa đổi, bổ sung cho tới tháng 6 năm 98, biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam có hiệu hiệu lực thi hành gồm 97 chương và 3280 nhóm mặt hàng. Mức thuế nhập khẩu cao nhất là 60%, thấp nhất là 0% áp dụng cho nhiều nhóm hàng sản xuất máy móc, thiết bị... thuộc nhóm này với 25 mức thuế giàn trải từ 0% tới 60%.
Tuy nhiên đối với hàng tiêu dùng thì mức thuế suất của một số mặt hàng vẫn còn ở mức thuế suất cao lên tới 150%.
Cùng với việc ban hành các Luật thuế mới được thực hiện từ ngày 01/01/1999 nhằm thực hiện cải cách cơ bản chính sách thuế nhập khẩu phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Bằng việc sửa đổi, bổ sung một số một số Điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, biểu thuế đã được xây dựng lại theo hướng đơn giản mức thuế suất chi tiết hơn dòng hàng theo danh mục hàng xuất, nhập khẩu; thực hiện chế độ hồi tố 5 năm đối với thuế xuất khẩu, nhập khẩu...hướng tới chính sách thuế nhập khẩu dần dần thích ứng với điều kiện hội nhập.
Thuế nhập khẩu từ chỗ bao gồm 29 mức thuế suất, với mức thuế suất danh nghĩa bình quân là 40,66% trước năm 1998 xuống còn 18 mức thuế suất với mức thuế suất danh nghĩa là 8%, nhưng trên thực tê, thuế suất bình quân thực tế giảm từ 16,11 xuống còn 4,75% vào năm 2002.
Bảng 2.3-So sánh tỷ lệ thuế nhập khẩu danh nghĩa và thực tế của Việt Nam giai đoạn 1992-2002:
Năm
Mức thuế
Suất bình
Quân Danh
nghĩa(%)
Tổng thu
Thuế nhập
Khẩu
(tỷ đồng )
Tổng kim
Ngạch nhập
Khẩu
(Triệu USD)
Tỷ giá hối
Đoái
(VND/USD)
Thuế nhập
Khẩu/kim
ngạch nhập
khẩu (%)
1992
29,46
2914
2541
10800
10,62
1993
40,66
6398
3924
10870
14,50
1994
40,66
7868
4500
11050
15,82
1995
40,66
10988
7600
11010
13,13
1996
40,66
12909
7200
11130
16,11
1997
40,66
11472
8700
12292
10,72
1998
40,66
13565
9400
13891
10,39
1999
16,20
12621
11521
14016
7,82
2000
16,20
12584
15635
14016
5,74
2001
8,00
13763
17824
15000
5,15
2002
8,00
14933
20676
15200
4,75
Nguồn: Tổng hợp phân tích từ các báo cáo của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan. Số liệu của Bộ Tài chính.
2.2. Nội dung của chính sách thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay
2.2.1. Phạm vi áp dụng
2.2.1.1. Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế
* Đối tượng chịu thuế
Mọi hàng hoá được phép nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới việt nam, đều là đối tượng chịu thuế nhập khẩu, bao gồm:
- Hàng nhập khẩu của các tổ chức, kinh tế Việt nam thuộc các thành phần kinh tế được phép mua bán, trao đổi vay nợ với nước ngoài.
-Hàng nhập khẩu của các tổ chức kinh tế nước ngoài, các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
-Hàng nhập khẩu để làm hàng mẫu, quảng cáo, dự hội trợ triển lãm rồi bán tại Việt Nam.
-Hàng hoá vượt quá tiêu chuẩn hành lý được miễn thuế mang theo người của cá nhân việt nam và người nước ngoài khi nhập cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
-Hàng là quà biếu, quà tặng vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài, người Việt nam định cư ở nước ngoài hoặc gửi về cho các tổ chức cá nhân ở Việt Nam.
- Hàng hoá nhập khẩu vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế của các tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam và các cá nhân nước ngoài làm tại các tổ chức nói trên hoặc tại các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
* Đối tượng nộp thuế
Tổ chức cá nhân có hàng nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nói trên đều là đối tượng nộp thuế nhập khẩu.
2.2.1.2 Đối tượng không nộp thuế.
Hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu không thuộc diện chịu thuế nhập khẩu sau khi làm thủ tục hải quan, theo Điều 3 của NĐ Số 54/CP ngày 18/8/93 gồm:
- Hàng quá cảnh và mượn đường qua lãnh thổ Việt Nam.
- Hàng kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu, bao gồm các hình thức:
+Hàng hoá được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu không qua cửa khẩu việt nam
+Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam.
+Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam.
Trong quá trình vận chuyển, lưu kho trên lãnh thổ Việt Nam, hàng hoá quá cảnh mượn đường, chuyển khẩu phải chịu sự giám sát và quản lí theo qui định của cơ quan hải quan từ khu nhập khẩu tới khu xuất khẩu, không được đầu tư tại thị trường Việt Nam.Trường hợp đặc biệt, hàng hoá tiêu thụ tại Việt Nam, phải được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và phải làm đầy đủ thủ tục hải quan.
- Hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất hoặc hàng hoá đưa từ khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất này sang khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất khác trong lãnh thổ Việt Nam.
- Hàng viện trợ nhân đạo.
2.2.2 Căn cứ tính thuế xuất khẩu.
Căn cứ để tính thuế nhập khẩu là số lượng hàng hoá, giá tính thuế và thuế suất của hàng nhập khẩu.
* Số lượng hàng hoá nhập khẩu
Số lượng hàng hoá nhập khẩu làm căn cứ tính thuế là số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu
* Giá tính thuế
•Trường hợp giá tính thuế theo hợp đồng.
Hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng mua bán ngoại thương, có đầy đủ nội dung chủ yếu theo qui định tại điều 50 Luật thương mại ngày 10/5/97 (trừ các mặt hàng thuộc doanh mục nhà Nhà nước quản lý giá tính thuế) thì giá tính thuế được xác định theo hợp động ngoại thương với các chứng cứ có liên quan đến việc mua bán cụ thể:
- Đối với hàng nhập khẩu là giá mua tại cửa khẩu (CIF) bao gồm cả phí bảo hiểm (I) và chi phí vận tải (F). Nếu nhập khẩu bằng đường bộ là giá mua theo điều kiện biên giới Việt Nam.
- Giá tính thuế nhập khẩu áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam là giá thực tế mua tại cửa khẩu khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất theo hợp đồng.
- Đối với trường hợp hàng nhập khẩu, có bao gồm hàng bảo quản theo hợp đồng (kể cả trường hợp gửi hàng sau) nhưng trong trường hợp không tính thanh toán riêng đối với số hàng bảo hành thì giá tính thuế trên hợp đồng là giá bao gồm cả phần bảo hành .
- Đối với máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải đưa ra nước ngoài để sửa chữa, thì giá tính thuế nhập khẩu là giá trị thực tế của hàng hoá nhập khẩu trừ đi giá trị của nguyên liệu, vật tư, hàng hoá xuất ra nước ngoài để gia công, theo hợp đồng đã lấy.
-Đối với hàng hoá nhập khẩu đã đưa vào sử dụng tại Việt Nam phải truy thu, thì giá tính truy thu được xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại của hàng hoá tại thời điểm tính truy thu thuế, theo kết quả giám định chất lượng hàng hoá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được tính cụ thể như sau:
+ Giá trị sử dụng còn lại từ 30% trở xuống thì giá tính thuế bằng 10%
+ Giá trị sử dụng còn lại trên 30% đến 50% thì giá tính thuế bằng 20% của giá nhập khẩu hàng mới.
+ Giá trị sử dụng còn lại trên 50% đến 70% thì giá tính thuế bằng 30% giá nhập khẩu hàng mới.
+Giá trị sử dụng còn lại trên 70% đến 80% thì giá tính thuế bằng 45% giá nhập khẩu hàng mới.
+Giá trị sử dụng còn lại trên 85%, thì giá tính thuế bằng 60% giá nhập khẩu hàng mới.
.Trường hợp giá tính thuế theo bảng gía của ban tổ chức qui định đối với một số mặt hàng Nhà nước quản lí giá thì giá tính thuế là giá theo bảng giá của ban tổ chức qui định.Trường hợp giá trên hợp đồng mua, bán ngoại thương cao hơn giá qui định tại bảng giá của ban tổ chức thì tính theo giá hợp đồng.
.Đối với hàng hoá nhập khẩu không đủ điều kiện để xác định giá tính thuế theo hợp đồng qui định hoặc đối với hàng hoá nhập khẩu theo các phương thức khác không thông qua hợp đồng mua bán (như biếu tặng, xuất nhập khẩu phi mậu dịch, hoạt động nhập khẩu của cư dân biên giới..); không thanh toán qua nhập khẩu (như hàng đổi hàng, hàng trả công...) thì giá tính thuế được thực hiện theo bảng giá tính thuế của ban tổ chức qui định (đối với các mặt hàng Nhà nước quản lí giá) hoặc của Tổng cục Hải quan qui định (đối với các mặt hàng Nhà nước không quản lí giá).
.Tỷ giá tính thuế giá tính thuế được tính bằng đồng Việt Nam. Tỷ giá làm cơ sở để xác định giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu là tỷ giá bán thực tế trên thị trường ngoại tệ Liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố được đăng trên báo nhân dân hàng ngày (hoặc có phát hành nhưng không thông báo tỉ giá) thì giá tính thuế của ngày hôm đó được áp dụng theo tỉ giá tính thuế của ngày hôm trước đó.
-Đối với đồng ngoại tệ không có giao dịch trên thị trường ngoại tệ Liên Ngân hàng thì xác định theo nguyên tắc tỷ giá chéo giữa đồng đô la Mỹ và đồng Việt Nam mua bán thực tế bình quân trên thị trường Liên ngân hàng và tỉ giá giữa đồng đô la Mỹ với các ngoại tệ khác trên thị trường quốc tế do Liên Ngân hàng công bố .
-Thuế nhập khẩu được nộp bằng đồng Việt Nam. Trường hợp đối tượng nộp thuế muốn nộp bằng ngoại tệ thì phải nộp bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
Những trường hợp phải nộp ngoại tệ do Bộ Tài chính quyết định đối với từng trường hợp.
* Thuế suất.
-Thuế suất đối với hàng nhập khẩu gồm: thuế xuất thông thường, thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt được thể hiện như sau:
+Thuế suất ưu đãi: là thuế suất chỉ áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khối nước có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam được quy định cụ thể cho từng mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Điều kiện để được áp dụng thuế suất ưu đãi:
-Hàng hoá nhập khẩu có giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) từ nước hoặc khối nước đã có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Nước hoặc khối nước đó phải nằm trong danh sách nước hoặc khối nước do Bộ Thương mại thông báo đã có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
-Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) phải phù hợp với qui định của Bộ Thương mại.
+Thuế suất ưu đãi đặc biệt: là thuế suất được áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khối nước mà Việt Nam và nước hoặc khối nước đó đã có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu theo thể chế thương mại tự do, liên minh thuế quan để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại thế giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác. Thuế suất ưu đãi đặc biệt được áp dụng cụ thể cho từng mặt hàng theo qui định trong thoả thuận.
Điều kiện để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt :
-Hàng nhập khẩu có giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) từ nước hoặc khối nước đã có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu đối với Việt Nam. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) phải phù hợp với quy định của Bộ Thương mại.
-Hàng nhập khẩu phải là những mặt hàng được qui định cụ thể trong thoả thuận và phải đáp ứng đủ các điều kiện đã ghi trong thoả thuận.
+ Thuế suất thông thường: là thuế suất được áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước không có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
Thuế suất cao hơn 50% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng qui định tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi và được tính như sau:
Thuế suất thông thường = thuế suất ưu đãi +(thuế suất ưu đãi x 50%).
2.2.3. Miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế.
*Miễn thuế.
Tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu hàng hoá thuộc các trường hợp được miễn thuế gồm:
-Hàng viện trợ không hoàn lại theo các dự án viện trợ hoặc Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam với các tổ chức của nước ngoài hoặc văn bản thoả thuận viện trợ hoặc thông báo viện trợ.
-Hàng tạm nhập - tái xuất, hàng tạm xuất- tái nhập để tham dự hội chợ triển lãm.
-Hàng hoá là tài sản di chuyển được miễn thuế theo định mức như sau:
+ Đối với tài sản di chuyển của tổ chức cá nhân người nước ngoài khi được phép vào công tác, làm việc tại Việt Nam.
+ Một mặt hàng là hàng tiêu dùng (cụ thể như ô tô, xe máy, ti vi, tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ, dàn âm thanh đang sử dụng...) của gia đình, cá nhân người Việt Nam, người nước ngoài được phép định cư tại Việt Nam được miễn thuế nhập khẩu mỗi thứ một chiếc cho mỗi hộ gia đình (hoặc cá nhân).
-Hàng nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lí miễn thuế của khách nhập cư tại cửa khẩu Việt Nam theo định mức qui định số 79/CP năm 1998.
-Đối với hàng hoá nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam theo qui định của pháp luật Việt Nam, và phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam đã kí kết hoặc tham gia .
-Đối với hàng nhập khẩu để phục vụ gia công cho phía nước ngoài rồi xuất khẩu theo hợp đồng đã ký, được miễn thuế đối với các trường hợp:
+ Vật tư, nguyên liệu để gia công.
+Vật tư trong quá trình sản xuất, gia công nếu doanh nghiệp xây dựng được định mức tiêu hao và tỉ lệ hao hụt.
+ Hàng làm mẫu phục vụ cho gia công.
+ Máy móc thiết bị trực tiếp phục vụ gia công được thoả thuận trong hợp đồng gia công.
Hết thời hạn thực hiện hợp đồng gia công phải tái xuất, nếu không phải kê khai nộp thuế theo qui định.
Giám đốc doanh nghiệp gia công chịu trách nhiệm về sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu vào đúng mục đích gia công, trường hợp vi phạm sẽ phải xử lí theo pháp luật.
Thiết bị máy móc, nguyên liệu, vật liệu, gia công do phía nước ngoài thanh toán thay tiền công gia công khi nhập khẩu đều phải nộp thuế nhập khẩu theo qui định.
Máy móc, thiết bị phương tiên vận tải do các nhà thầu nước ngoài mang vào theo phương thức tạm nhập tái xuất để phục vụ, thi công công trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được miễn thuế nhập khẩu khi kết thúc thời hạn thi công công trình, dự án nhà thầu nước ngoài phải tái xuất, nếu không tái xuất thì phải kê khai nộp thuế nhập khẩu theo quy định.
*Xét miễn thuế :
Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá thuộc các trường hợp được xét miễn thuế bao gồm:
-Đối với hàng nhập khẩu chuyên phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo:
+ Hàng nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng.
+Hàng nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho nghiên cứu khoa học.
+Hàng nhập khẩu chuyên dùng phục vụ cho giáo dục, đào tạo.
+Hàng nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và của bên nước ngoài hợp tác kinh doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
-Hàng nhập khẩu của nhà đầu tư trong nước theo luật khuyến khích đầu tư trong nước quy định tại Điều2,Nghị định số 94/98/HĐ-CP ngày 17/11/98 của Chính phủ thực hiện theo hướng dẫn riêng.
-Đối với hàng là quà biếu, quà tặng của các tổ chức, cá nhân, người nước ngoài cho các tổ chức, cá nhân người Việt Nam và ngược lại.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37115.doc