Phát huy một cách hiệu quả các công cụ quản lý nói chung trong đó có công cụ hạch toán kế toán và đặc biệt là kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hết sức quan trọng. Để đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, mội một doanh nghiệp cần phải có sự quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào lẫn các yếu tố đầu ra, yêu cầu đặt ra cho các nhà quản trị không chỉ là chi phí sản xuất có được tính đúng, tính đủ hay không mà còn phải biết chi phí đó được hình thành như thế nào? Ở đâu ? Chi phí đó cáo liên quan đến các quyết định như thế nào, liệu việc sử dụng chi phí ở đó có lãng phí hay không Tất cả đều liên quan đén việc sử dụng hợp lý, hiệu quả chi phí để có thể hạ được giá thành sản phẩm mang lại doanh thu và lợi nhuận cao cho doanh nghiệp cũng như tạo cho sản phẩm có sức cạnh trnh trên thị trường.
Qua quá trình nghiên cứu học tập tại trường cũng như thời gian thực tập tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện em thấy công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vẫn còn nhiều bất cập cần được hoàn thiện. Về phía các cơ quan nhà nước cần thiết xây dựng chế đọ chính sách đồng bộ phù hợp với điều kiện nước ta và thông lệ quốc tế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả như các văn bản quy chế, định mức, tiêu chuẩn chi phí cụ thể cho các sản phẩm ở các ngành để loại bỏ các chi phí sai quy định, vượt khỏi chi phí giá thành sản phẩm. Về phía các doanh nghiệp cũng như thực tế tại Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện cần thực hiện việc hạch toán để quản lý giá thành sản phẩm đúng theo chế độ chính sách Nhà nước đồng thời áp dụng các biện pháp quản lý phù họp với thực tế Nhà máy. Trong chuyên đề này em đã nêu ra một số các biện pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Nhà máy.
85 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệu chính xác định theo số thực tế đã dùng.
Nội dung của phương pháp này như sau:
Bước 1: Quy đổi sản phẩm dở dang về sản phẩm tương đương.
Số lượng sản phẩm tương đương
=
Số lượng sản phẩm dở dang
x
Mức độ hoàn thành
Trong đó:
Số lượng sản phẩm dở dang có được nhờ kiểm kê.
Mức độ hoàn thành do doanh nghiệp ước lượng.
Bước 2: Phân bổ chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang
*
Chi phí NVL chính cho sản phẩm dở dang
=
Chi phí NVL chính đầu kỳ.
Số lượng sản phẩm hoàn thành
+
+
Chi phí NVL chính phát sinh trong kỳ.
Số lượng sản phẩm dở dang không quy đổi.
x
Số lượng SP dở dang không quy đổi
*
Chi phí NGUYêN VậT LIệU phụ cho sản phẩm dở dang
=
Chi phí NVL phụ đầu kỳ.
Số lượng sản phẩm hoàn thành
+
+
Chi phí NVLphụ phát sinh trong kỳ.
Số lượng sản phẩm tương đương
*
Số lượng sản phẩm tương đương
*
Chi phí nhân công trực tiếp cho sản phẩm dở dang
=
Chi phí nhân công trực tiếp đầu kỳ.
Số lượng sản phẩm hoàn thành
+
+
Chi phí nhân công phát sinh trong kỳ.
Số lượng sản phẩm tương đương
*
Số lượng sản phẩm tương đương
*
Chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm dở dang.
=
Chi phí
Số lượng sản phẩm hoàn thành.
sản
+
xuất chung
Số lượng sản phẩm tương đương.
*
Số lượng sản phẩm tương đương.
Bước 3: Tổng hợp chi phí sản xuất phân bổ cho sản phẩm dở dang là giá trị ở dang.
Tính giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến.
Về cơ bản phương pháp này cũng giống như phương pháp tính giá trị sản phẩm dở dang theo sản phẩm tương đương nhưng để đơn giản hơn cho việc tính toán thì phương pháp này có sự khác biệt về mức độ hoàn thành sản phẩm tính theo quy ước 50%.
Tính giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính.
Theo phương pháp này thì chỉ có chi phí nguyên vật liệu chính mới tính cho sản phẩm dở dang còn các chi phí chế biến khác bao gồm : chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung không tính cho sản phẩm dở dang mà tính hết vào sản phẩm hoàn thành.
Tính giá sản phẩm dở dang theo định mức hoặc kế hoạch.
Phương pháp này dựa trên cơ sở định mức tiêu hao cho các khâu, các bước công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang.
Ngoài ra, trên thực tế, người ta có thể áp dụng các phương pháp khác để xác định giá trị sản phẩm dở dang như phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp tính theo chi phi nguyên vật liệu chính và phụ nằm trong sản phẩm dở dang…
Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ và phương pháp kê khai thường xuyên khác nhau ở chỗ :
Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hàng tồn kho không được ghi sổ một cách liên tục mà cuối kỳ doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê tất cả các loại hàng tồn kho để xác định chi phí của sản phẩm hoàn thành, của hàng hoá bán ra.
Chi phí nguyên vật liệu được xác định căn cứ vào nguyên vật liệu tồn đầu kỳ, giá trị thực tế nhập trong kỳ và kết quả kiểm kê cuối kỳ theo công thức sau:
Giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng.
=
Giá thực tế nguyên vật liệu đầu kỳ.
+
Giá thực tế nguyên vật liệu nhập trong kỳ
-
Giá thực tế nguyên vật liệu tồn cuối kỳ.
TK 621 " Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp " TK này được chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí và chi phí không được ghi theo từng chứng từ xuất mà một lần vào cuối kỳ hạch toán dựa trên kết quả kiểm kê. Đây cũng chính là nhược điểm của phương pháp nay vì nhìn vào TK ta không biết được tình hình cụ thể xuất dùng, sử dụng nguyên vật liệu như thế nào.
Tài khoản dùng để tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp này là TK 631 được chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí và theo loại, nhóm, chi tiết sản phẩm, lao vụ… với kết cấu như sau:
Bên Nợ :
- Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ.
- Tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ.
Bên Có :
- Giá trị phế liệu thu hồi.
- Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
- Giá thành sản xuất hoàn thành.
- Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Cuối kỳ TK 631 không có số dư, còn TK 154 chỉ dùng để phản ánh giá trị sản phẩm dở dang lúc đầu kỳ và cuối kỳ dựa vào kết quả đánh giá sản phẩm dở dang.
Theo phương pháp quá trình hạch toán được phản ánh qua các sơ đồ sau:
Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Sơ đồ12: Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
( theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
TK 331,111, 112… TK 6111 TK 621 TK 631
Giá trị vật liêu, Giá trị NVL dùng Kết chuyển
tăng trong kỳ sản xuất trong kỳ. chi phí NLV TT.
TK 151, 152
Giá trị vật liệu
TK 1331
chưa dùng cuối kỳ.
Thuế GTGT của hàng mua vào trong kỳ.
Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
Sơ đồ 13: Hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp.
( theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
TK 334 TK 622 TK 631
Tiền lương, phụ cấp lương
Kết chuyển chi phí
phải trả cho CNTTSX.
nhân công trực tiếp SX.
TK 338
Trích BHXH, BHYT,
KPCĐ theo tỷ lệ quy định
Hạch toán chi phí sản xuất chung.
Quá trình tổng hợp giống với phương pháp KKTX. Sau đó sẽ được phân bổ và kết chuyển vào TK 631 theo chi tiết từng đối tượng để tính giá thành.
Nợ TK 631
Có TK 627
Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang.
Sơ đồ 14: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất .
( theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
TK 631 Kết chuyển SP, DV đầu kỳ.
TK 621, 622 TK 154
Kết chuyển CP NVL TT. Kết chuyển giá trị
chi phí NC TT. SPDD cuối kỳ.
TK 627 TK 632
Kết chuyển (phân bổ ) Tổng giá thành của SP
CPSXC.
Sổ sách sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Căn cứ vào hình thức sổ sách áp dụng ở mỗi doanh nghiệp mà các nghiệp vụ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thể hiện trên các sổ sách kế toán chi tiết và sổ sách kế toán tổng hợp khác nhau:
Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức nhật ký chung: Hệ thống sổ sách phản ánh hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện trên hệ thống các bảng phân bổ, sổ chi tiết tài khoản và trên hệ thống sổ tổng hợp như Nhật ký chung, Sổ Cái cho các TK 621, 622, 627, 154 (631). Trên cơ sở đó kế toán sẽ lập bảng tính giá thành sản phẩm.
Đối với doanh nghiệp áp dung hình thức Chứng từ - Ghi sổ: Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm sử dụng các sổ kế toán như CTGS, sổ đang ký CTGS, sổ Cái các TK 621, 622, 627, TK 154 (631 ).
Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký - Sổ Cái : Các sổ sách bao gồm các bảng phân bổ chi phí, sổ chi tiết TK 621, 622, 627, 154 ( 631), hệ thống các sổ tổng hợp ( Sổ Nhật ký- Sổ Cái ) và kết hợp với các biên bản kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang để có thể tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký- Chứng từ : Theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh kế toán sử dụng các bảng kê như bảng kê số 4, 5, 6 bảng phân bổ và Nhật ký - Chứng từ số 7 và hệ thống sổ Cái các TK chi phí.
Phần II:
Thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy thiết bị bưu điện.
I. Đặc điểm Kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhà máy.
1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Nhà máy Thiết bị Bưu điện trước đây là xưởng quân giới của Liên khu 5, tiếp quản Nhà Bưu Điện Hà Nội vào năm 1954. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước và chiến tranh phá hoại ở Miền Bắc. Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện vẫn bám trụ ở thủ đô Hà Nội tham gia sản xuất, chiến đấu và phục vụ cho tiền tuyến. Nhà máy đã sản xuất hàng trăm nghìn máy điện thoại đi đường dã chiến phục vụ cho Quân đội trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày 4 tháng 1 năm 1996 theo quyết định số 11/QĐ-TCCB của Tổng Cục trưởng Tổng Cục Bưu Điện về việc chuyển Nhà máy Thiết bị Bưu điện thuộc Tổng Cục Bưu điện về Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam và theo Quyết định số 427/ TCCB-LĐ về việc thành lập doanh nghiệp nhà nước: Nhà máy Thiết bị Bưu điện.
Tổng số vốn được giao là : 2.439.000.000 đồng
Trong đó :- Vốn cố định : 1.853.000.000 đồng
- Vốn lưu động: 586.000.000 đồng
Hiện nay, nhà máy thiết bị Bưu điện là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam. Qua hơn 40 năm hoạt động với đường lối, chính sách đúng đắn của ban lãnh đạo nhà máy, từ một doanh nghiệp có nguy cơ giải thể trong thời kì bao cấp nay nhà máy đã trở thành một trong những cơ sở sản xuất công nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất các loại thiết bị phục vụ cho ngành Bưu chính Viễn Thông và đã đạt được những thành công to lớn. Nhà máy Thiết bị Bưu điện đã sản xuất rất nhiều loại sản phẩm trong đó chủ yếu bao gồm: máy điện thoại bấm phím cố định, máy điện thoại di động GSM, máy FAX, thiết bị đầu nối cáp đồng và cáp quang, nguồn VIBA và nguồn tổng đài, ống cáp viễn thông, cabin đàm thoại...Nhà máy đã sản xuất, cung ứng và lắp đặt các thiết bị chuyên ngành Bưu chính Viễn thông cho mạng Bưu chính Viễn thông Việt Nam .
Nhà máy đang cố gắng phấn đấu góp sức của mình cùng ngành Bưu chính Viễn Thông Việt Nam thực hiện mục tiêu chiến lược tăng tốc của ngành Bưu Điện với phương châm " lấy chất lượng sản phẩm làm yêu cầu sống còn của Nhà máy ". Nhà máy đã không ngừng đổi mới về công nghệ mở rộng quy mô sản xuất cũng như nâng cao tay nghề công nhân, trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Trong quan hệ với nhà cung cấp đầu vào, Nhà máy luôn phấn đấu là một khách hàng đáng tin cậy, ngoài ra Nhà máy còn mở rộng quan hệ với các khách hàng nước ngoài nhằm đảm bảo vật liệu đầu vào tốt đáp ứng tính kỹ thuật cao cho sản phẩm. Nhà máy cũng rất chú trọng đến việc nghiên cứu thị trường, kế hoạch sản xuất và đưa ra các chính sách về tiêu thụ sản phẩm chính sách thâm nhập thị trường. Vì thế, sản phẩm của Nhà máy hiện có mặt trên phạm vi toàn quốc và xuất khẩu.
Hiện nay nhà máy đang sản xuất trên 400 loại sản phẩm khác nhau gồm các sản phẩm Bưu chính Viễn thông và các sản phẩm khách hàng đặt hàng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành ở cả 3 cơ sở: Cơ sở 1: Số 61 Trần Phú- Ba Đình - Hà Nội, cơ sở 2: Số 63 Nguyễn Huy Tưởng - Thanh Xuân, Cơ sở 3: Lim - Bắc Ninh. Nhà máy có 4 chi nhánh tiêu thụ sản phẩm : Tại số 1 Lê Trực- Hà nội, chi nhánh tại Đà Nẵng, Chi nhánh Nguyễn Đình Chiểu- TP Hồ Chí Minh, Chi nhánh Maxcơva- Nga.
Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm qua của Nhà máy như sau:
Biểu1:
Các chỉ tiêu
Năm
1995
Năm
1996
Năm 1997
Năm
1998
Năm 1999
Năm 2000
Doanh thu (tỷ đồng)
65
117
140
162,5
145
149
Lợi nhuận ( triệu đồng )
1009
2734
7296
7500
8560
6283
Tổng quỹ lương (tr. đông)
2447
4780
6498
7240
7080
8883
Các khoản nợ ngân sách (tr)
1750
2152
6256
8124
8027
8134
Đầu tư mới ( tỷ đồng )
7.2
5.5
12
20
15
20
TNBQ/1 người/1 tháng (ng)
510
864
1035
1097
1339
1372
Số lao động ( người )
395
400
458
481
496
575
Hiện nay tổng giá trị TSCĐ của Nhà máy vào ngày 31/12/2000 là:
Nguyên giá TSCĐ: 73.860.821.676 đồng.
Giá trị còn lại: 21.205.063.350 đồng.
Nguồn vốn kinh doanh vào ngày 31/12/2000.
Tổng giá trị là : 31.527.231.991 đồng.
Trong đó: - Vốn ngân sách: 7.065.296.511 đồng.
- Vốn tư bổ sung: 24.461.935.480 đồng.
Đặc điểm quy trình công nghệ và hệ thống tổ chức quản lý sản xuất của Nhà máy Thiết bị Bưu điện.
Đặc điểm quy trình công nghệ của Nhà máy.
Quy trình công nghệ và đặc điểm sản xuất của mỗi doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định quy trình quản lý hạch toán sản xuất kinh doanh, ở mỗi doanh nghiệp có đặc điểm quy trình công nghệ riêng do đó để xác định được đối tượng hạch toán cần hiểu rõ quy trình công nghệ tại doanh nghiệp đó. Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, quy trình công nghệ rất phức tạp và trải qua nhiều giai đoạn sản xuất. Từ khi đưa nguyên vật liệu vào chế biến đến nhập kho thành phẩm là một quá trình liên tục, khép kín, quá trình này có thể khái quát qua sơ đổ sau:
Sơ đồ 16: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
của Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện.
Vật TƯ
Sản xuất
Bán thành phẩm
Lắp ráp
Thành phẩm
Các sản phẩm của Nhà máy Thiét bị Bưu điện gồm có Máy điện thoại, loa, nam châm, ống nhựa PVC … Từ nguyên vật liệu đầu vào được chuyển tới các phâm xưởng sản xuất (vật liệu đầu vào chủ yếu là hạt nhựa ABS ): Phân xưởng ép nhựa, đúc, dập, chế tạo, cơ khí… tiếp đó chuyển sang kho bán thành phẩm. Nếu sản phẩm là giản đơn thì sau khâu này trở thành sản phẩm hoàn chỉnh, chuyển xuống kho thành phảm nhưng trước khi chuyển đi chúng được kiểm tra các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại bỏ và tái sử dụng ở mẻ sau của giai đoạn này. Sau đó chuyển xuống phân xưởng lắp ráp và cuối cùng là nhập kho thành phẩm và cũng phải được kiểm tra chất lượng.
Hệ thống tổ chức sản xuất của Nhà máy.
Nhà máy hiện nay có 575 cán bộ công nhân viên và nhìn chung có nhiều cán bộ trẻ có trình độ tay nghề cao, về mặt tổ chức bộ máy thì Nhà máy bao gồm có Giám đốc Phó giám đốc sản xuất kinh doanh, Phó giám đốc kỹ thuật,12 phòng ban nghiệp vụ và 12 phân xưởng sản xuất, tổng số cán bộ phòng ban phân xưởng gồm 29 người trong đó có 7 nữ: Trưởng đơn vị 4 người và Phó đơn vị có 3 người. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Nhà máy như trong hình 4.
Bộ máy quản lý của Nhà máy được xây dựng trên cơ sở mô hình quản lý tập trung kết hợp với tổ chức sản xuất của bản thân đơn vị. Do Nhà máy có 3 cơ sở sản xuất và có văn phòng giới thiệu sản phẩm ở cả ba miền và ở nước Nga nhưng tất cả đều tập trung vào trụ sở chính ở Trần Phú còn ở các nơi khác chỉ làm nhiệm vụ quản lý theo yêu cầu của bộ phận chức năng có trụ sở tại Trần Phú Hà Nội. Các bộ phận chức năng bao gồm:
- Ban giám đốc: gồm có 3 người
+ Một giám đốc: Là người điều hành trực tiếp nhà máy, là đại diện pháp nhân của nhà máy trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam và Nhà nước về mọi mặt hoạt động của nhà máy.
+ Một phó giám đốc: Phụ trách về sản xuất - kinh doanh.
+ Một phó giám đốc: Phụ trách về kĩ thuật.
- Phòng Tổ chức lao động và tiền lương: Tham mưu cho lãnh đạo về công tác nhân lực, bố trí cán bộ, công nhân sản xuất tại nhà máy. Chịu trách nhiệm giám sát các chế độ về tiền lương, tiền thưởng, tiền làm thêm giờ. Thanh quyết toán chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
- Phòng kế toán tài vụ: Có chức năng tham mưu cho lãnh đạo về công tác tài chính kế toán. Tổ chức quản lý mọi mặt hoạt động liên quan đến công tác tài chính kế toán của nhà máy. Phòng kế toán tài vụ cũng chịu trách nhiệm giám sát tài chính về chi phí cho sản xuất - kinh doanh, tập hợp chi phí sản xuất thực tế, quyết toán, cân đối lỗ lãi.
- Phòng điều động sản xuất: Là trung gian cho cấp trên và cấp dưới trong việc trao đổi thông tin qua lại với nhau. Điều động sản xuất, đôn đốc sản xuất, thực hiện kế hoạch do cấp trên giao cho.
- Phòng đầu tư- phát triển: Xây dựng kế hoạch chiến lược ngắn hạn, dài hạn, nghiên cứu cải tiến bổ sung dây chuyền công nghệ.
- Phòng vật tư: Có chức năng tham mưu cho lãnh đạo về công tác vật tư và cùng phòng kế hoạch tìm phương án đầu tư thiết bị vật tư sao cho hiệu quả. Giám sát về mặt vật tư cho việc sản xuất, tìm nguồn vật tư với chi phí thấp nhất đảm bảo chất lượng.
- Phòng kế hoạch - kinh doanh: Là phòng chuyên môn, có chức năng tham mưu cho lãnh đạo về công tác kinh doanh. Tiến hành lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh cụ thể giám sát sản xuất, kinh doanh.
- Phòng hành chính bảo vệ: Thực hiện công tác liên quan đến văn thư lưu trữ, đối ngoại, quản lý, điều động xe.
- Phòng kiểm tra sản phẩm: Chuyên kiểm tra, theo dõi chất lượng sản phẩm.
- Trung tâm tiếp thị: Tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm, tiếp xúc khách hàng, thăm dò thị trường, chức năng để ra kế hoạch sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Phòng công nghệ: Cùng với phòng đầu tư - phát triển nghiên cứu cải tiến quy trình công nghệ và thực hiện ứng dụng công nghệ hiện đại. Xây dựng các định mức kĩ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, cung cấp các bản thiết kế và chế thử sản phẩm.
- Ban nguồn: Chuyên thực hiện nghiên cứu chế tạo những loại nguồn (ổn áp ) một chiều có công suất lớn, hoạt động liên tục. Có tác dụng nuôi mạng Bưu Điện.
- Trung tâm bảo hành sản phẩm: Thực hiện bảo hành tư vấn và sửa chữa các sản phẩm cho khách hàng.
- Các phân xưởng sản xuất:
Các phòng ban chức năng liên quan, trong quá trình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau, cùng tham gia giải quyết công việc chung của nhà máy.
II. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Nhà máy.
Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
Bộ máy kế toán của nhà máy gồm Phòng Kế toán tài vụ và các thống kê kế toán viên ở các cơ sở sản xuất trực thuộc. Tại các cơ sở này các thông kê kế toán viên thực hiện công việc ghi chép và báo sổ lên phòng kế toán tại cơ sở chính. Đây là mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung rất hợp lý đối với một doanh nghiệp công nghiệp có quy mô lớn như của nhà máy, các nghiệp vụ kế toán phát sinh nhiều và phức tạp nhưng đã được bố trí hết sức gọn nhẹ, hợp lí, công việc được phân công cụ thể rõ ràng cho từng nhân viên kế toán.
Phòng Kế toán bao gồm có 7 người thực hiện các phần hành kế toán khác nhau:
- Kế toán trưởng (trưởng phòng): Phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước pháp lý về mọi mặt hoạt động của phòng sao cho phù hợp với luật định. Về cụ thể là có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán trên cơ sở xác định đúng khối lượng công tác kế toán nhằm thực hiện hai chức năng cơ bản của kế toán là thông tin và kiểm tra hoạt động kinh doanh, điều hành và kiểm soát hoạt động của bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán, tài chính của đơn vị và là người giúp việc trong lĩnh vực chuyên môn kế toán, tài chính cho giám đốc.
- Kế toán tổng hợp (phó phòng): Tổng hợp số liệu kế toán, đưa ra thông tin cuối cùng trên cơ sở số liệu phản ánh trên sổ chi tiết của kế toán các phần hành khác cung cấp. Kế toán tổng hợp tiến hành tập hợp và phân bổ chi phí, tập hợp các số liệu liên quan để ghi sổ tổng hợp và lập báo cáo kế toán. Báo cáo tài chính là cơ sở để nhà máy công khai tình hình tài chính và báo cáo với Tổng công ty. Ngoài ra kế toán tổng hợp của nhà máy còn đảm nhiệm công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Kế toán nguyên vật liệu: theo dõi chi tiết, tổng hợp tình hình nhập xuất tồn kho vật liệu, công cụ, dụng cụ theo từng kho. Do đặc điểm sản phẩm sản xuất của nhà máy đòi hỏi nhiều chủng loại vật tư khác nhau nên công tác kế toán vật liệu rất lớn do đó một số công việc của kế toán vật tư được kế toán tiền lương thực hiện.
- Kế toán tiền lương: Thực hiện tính lương trên cơ sở đơn giá tiền lương do phòng tổ chức lao động tiền lương gửi lên, hạch toán tiền lương và trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định, thanh toán lương, phụ cấp cho công nhân viên trong nhà máy.
- Kế toán thành phẩm và tiêu thụ ( kiêm kế toán thanh toán với khách hàng, nhà cung cấp ). Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm trên cơ sở các chứng từ, xác định kết quả kinh doanh theo dõi thuế giá trị gia tăng đầu ra.
- Kế toán tiền mặt và tiền gửi: Thực hiện công việc giao dịch với ngân hàng để huy động vốn, mở tài khoản tiền gửi tiền vay, tiến hành các nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng, các hoạt động nhập xuất căn cứ vào các phiếu thu và phiếu chi, kiêm thủ quỹ bảo quản tiền mặt của nhà máy.
- Kế toán tài sản cố định: Đảm nhiệm công tác ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến tăng giảm TSCĐ (thanh lý, mua mới, trích khấu hao TSCĐ ).
Sơ đồ 18: Tổ chức bộ máy kế toán của nhà máy
Kế toán TRưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán tiền mặt và ngân hàng
Kế toán
thành phẩm
Kế toán
vật
tư
Kế toán thanh toán tiền lương
Kế toán
TSCĐ
Thống kê viên ở các
phân xưởng
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ phối hợp
3 . Đặc điểm hệ thống sổ kế toán.
Việc lựa chọn hình thức sổ sách kế toán có vai trò rất quan trọng điều này giúp cho việc hệ thống hoá và xử lý thông tin ban đầu. Từ đặc điểm sản xuất kinh doanh của nhà máy với số lượng các nghiệp vụ lớn, do đó từ đầu năm 2000 nhà máy đã chuyển từ hình thức sổ Nhận kí chung sang hình thức Nhật ký- chứng từ bên cạnh đó nhà máy cũng đã trang bị hệ thống máy vi tính, hiện đại hoá công tác kế toán điều này tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán. Về hạch toán hàng tồn kho: áp dụng phương pháp kiểm kê định kì đối với bán thành phẩm còn lại là theo phương pháp kê khai thương xuyên và việc hạch toán chi phí sản xuất ở nhà máy cũng theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Sơ đồ 19: Trình tự hạch toán chung cho sổ kế toán
theo hình thức NKCT
Chứng từ gốc
Bảng phân bổ
1,2,3
Sổ chi tiết
1-> 6
Bảng kê
1-> 11
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Nhật kí - Chứng từ
1 -> 10
III. hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy thiết Bị Bưu điện.
Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.
Xuất phát từ đăc điểm của Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện với quy trình công nghệ phức tạp và có đặc trưng riêng biệt của một doanh nghiệp sản xuất các thiết bị bưu chính ngoài ra còn sản xuất theo đơn đặt hàng. Chính vì đặc điểm sản xuất kinh doanh này và những đòi hỏi của quản lý một cách hiệu quả Nhà máy thực hiện tập hợp chi phí sản xuất để xác định kết quả hoạt động kinh doanh và lập báo cáo tài chính theo hàng quý.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, kế toán dùng phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp đối với tất cả các loại chi phí. Phương pháp này tương đối đơn giản nhưng lại không giúp cho nhà quản lý xác định được trọng tâm quản lý chi phí và cũng không tính được giá thành sản phẩm sản xuất thực tế của từng loại sản phẩm một cách chính xác và đầy đủ. Việc tập hợp chi phí sản xuất được tiến hành theo các khoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung.
1.2. Đối tương tính giá thành sản phẩm và phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện sản phẩm trên 400 loại sản phẩm và mỗi một loại lại có đặc điểm quy trình công nghệ rất phứp tạp, có chu kỳ sản xuất khác nhau. Thêm nữa, sự phong phú trong việc sản xuất còn thể hiện ở một số các sản phẩm của nhà máy có thể được sản phẩm theo đơn đặt hàng và theo nhu cầu của thị trường cùng đưọc sản xuất trên công nghệ với các sản phẩm khác. Do vậy, việc hạch toán riêng rẽ để tổ chức công tác tính giá thành cho từng loại sản phẩm là rất phức tạp.
Hơn nữa, Nhà máy đã xác định đối tượng của tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất đẫn đến việc tính giá thành sản phẩm phải dựa trên đặc điểm này có nghĩa là Nhà máy tổ chức tính giá thành sản phẩm cho loại sản phẩm được sản xuất ra trong kỳ. Một kỳ hạch toán của Nhà máy là quý, cuối quý kế toán tiến hành tập hợp chi phí về các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung vào TK 154 để tính tổng giá thành cho toàn bộ các loại sản phẩm của Nhà máy. Dựa vào kết quả số lượng sản phẩm hoàn thành của từng loại và giá thành kế hoạch của từng đơn vị sản phẩm, kế toán tiến hành tính giá thành thực tế của từng loại sản phẩm trong quý đó.
Tại Nhà máy, việc hạch toán thành phẩm và theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn thành được dựa trên hệ thống giá kế hoạch (giá hạch toán ). Mỗi loại sản phẩm có một giá hạch toán riêng biệt, việc xác định giá hạch toán tại Nhà máy được dựa trên giá thực tế của kỳ trước làm căn cứ cho kỳ sau.
Giá hạch toán nhập kho: kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho của từng loại thầnh phẩm nhập kho đã được tổng hợp trên thẻ kho và hệ thống giá hạch toán có sẵn đối với từng loại sản phẩm từ đó tính tổng giá trị hạch toán của loại sản phẩm nhập kho đó.
Giá thực tế nhập kho: Cuối quý, sau khi xác định được chi phí phát sinh trong kỳ để tính giá thành sản phẩm theo công thức sau:
Tổng giá thành sản phẩm.
=
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ.
+
Chi phí sản xuất trong kỳ.
-
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Để xác định được giá trị sản phẩm kinh doanh dở dang cuối kỳ kế toán dựa trên Bảng kiểm kê sản phẩm dở dang và bán sản phẩm tại các phân xưởng.Việc đáng giá giá trị sản phẩm dở dang dựa trên tiêu thức định mức chi phí nguyên vật liệu chính cho một đơn vị sản phẩm. Phương pháp tính giá thành của Nhà máy là phương pháp tỷ lệ đối với tất cả các loại sản phẩm trên cơ sở tổng giá thành thực tế toàn Nhà máy với tổng giá thành kế hoạchcủa tất cả các sản phẩm của Nhà máy, phương pháp này tương đối đơn giản, dễ thực hiện nhưng không tính được giá thành sản xuất thực tế của từng loại sản phẩm một cách chính xác.
2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
2.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí về nguyên vật liệu, vật liệu như hạt nhựa ABS, quặng FERIT, các chi tiết cơ khí, dây êmay, keo và nam châm dùng để sản xuất vỏ máy điện thoại, ống nghe, tai nghe, bàn phím và loa… Nói chung, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khoảng 80% trong tổng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0895.doc