Nguyên vật liệu là một yếu tố không thể thiếu được của quá trình sản xuất, kinh doanh ở các xí nghiệp. Giá trị nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, kinh doanh
Nguyên vật liệu sử dụng tại XN in Nhà xuất bản Lao động - Xã hội được phân thành các loại như sau:
Nguyên vật liệu chính: Là nguyên vật liệu mà sau quá trình gia công chế biến sẽ cấu thành hình thái vật chất của sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu chính tại Xí nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn từ 80% đến 85% trong tổng chi phí nguyên vật liệu bao gồm ba loại là: Giấy, mực in và bản kẽm.
- Giấy bao gồm các loại sau:
- Mực in, bao gồm các loại sau: Mực xanh tím Việt Nam, mực Nhật đen, mực Nhật đỏ, mực đen Trung Quốc, mực đỏ Trung Quốc, mực vàng Trung Quốc, mực xanh Trung Quốc, mực nhũ vàng, mực Italia màu vàng, mực chống sáng, mực vecni.
- Bản kẽm, bao gồm các loại sau: Bản Nhật máy 16 trang, bản máy Trung Quốc 10 trang, bản Trung Quốc máy 16 trang, bản Trung Quốc máy 4 trang, bản Italia máy 16 trang
66 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1719 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp in Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10% tổng vốn sản xuất kinh doanh.
2.1.2.2. Đặc điểm sản phẩm
Sản phẩm của xí nghiệp in nói riêng và của ngành in nói chung đều rất phong phú từ các sản phẩm truyền thống như: sách, báo, tạp chí... mang thông tin về nhiều lĩnh vực như: giáo dục, khoa học, văn hoá, giải trí, ... đến các sản phẩm tranh quảng cáo nhiều màu, các sản phẩm là bao bì, nhãn hàng làm tăng thêm tính thẩm mỹ, kích thích người mua.
2.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp in
Dưới đây là một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp in trong giai đoạn 2007– 2009 (Phụ lục 08)
2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý và phân cấp quản lý tại Xí nghiệp in
2.1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý (Phụ lục 09)
- Giám đốc XN in: là người quản lý và chỉ huy cao nhất tại XN in, chịu mọi trách nhiệm trước cấp trên, các cơ quan Nhà nước, khách hàng và tập thể cán bộ công nhân viên chức trong XN in.
- Phó giám đốc: là người giúp giám đốc quản lý và điều hành một hoặc một số lĩnh vực của XN in theo phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao.
- Kế toán trưởng: là người giúp giám đốc về công tác chuyên môn tổ chức thực hiện công tác kế toán tài chính, thống kê và công tác kiểm toán nội bộ của XN in, có quyền hạn và nhiệm vụ như qui định hiện hành của Bộ Tài chính.
- Trong XN in phòng nghiệp vụ thực hiện các chức năng, lập kế hoạch sản xuất, điều hành sản xuất, đảm bảo kỹ thuật, tổ chức lao động, hành chính, tài vụ, kho quỹ, vận chuyển, y tế, tạp vụ. Phòng nghiệp vụ được tách thành các phòng riêng như
+ Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ lập định mức NVL cho từng loại sản phẩm sản xuất nhằm sử dụng NVL sao cho hiệu quả nhất.
+ Phòng kỹ thuậththuanhuang : Có nhiệm vụ ứng dụng các khoa học kỹ thuật và các phát minh cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động và kiểm tra những thông số kỹ thuật của sản phẩm in trong quá trình sản xuất
+ Phòng hành chính: Có nhiệm vụ quản lý hồ sơ của XN in thực hiện công tác văn thư, y tế, quản trị, bảo vệ hội nghị, tiếp khách.
+ Phòng kế toán tài vụ: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về quản lý, theo dõi các nguồn vốn: Vốn do Nhà nước cấp, vốn tự có, vốn vay
2.1.3.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
XN in Nhà xuất bản Lao động – Xã hội là loại hình cơ sở sản xuất nhỏ, sản phẩm làm ra phụ thuộc vào đơn đặt hàng, yêu cầu thông qua hợp đồng kinh tế nên chủng loại sản phẩm rất phong phú, quá trình sản xuất thường được tiến hành qua các bước:
Khi nhận hợp đồng ký kết của khách hàng với giá gốc ban đầu, bản thảo đánh máy, tranh ảnh... phòng khách hàng sẽ chuyển xuống các bộ phận tương ứng với mỗi giai đoạn công nghệ. (Phụ lục 10)
Thiết kế kỹ thuật: Tài liệu gốc sẽ được thiết kế trên cơ sở các nội dung in.
- Vi tính: Đưa bản thiết kế vào vi tính, tiến hành điều chỉnh các trang in, trang ảnh, dòng, cột, kiểu, chữ… Nếu khách hàng có yêu cầu chụp ảnh thì sẽ tiến hành chụp ảnh, thông thường khách hàng vẫn có ảnh kèm theo.
- Công tác phim tiến hành sửa và sắp xếp để khi in kết hợp với khổ giấy in.
- Bình bản: Trên cơ sở các tài liệu phim, ảnh bình bản có nhiều cách bố trí tất cả các loại chữ, hình ảnh… có cùng một màu vào các tấm mica theo từng trang in.
- Phơi bản: Trên cơ sở các tấm mica cho từng bộ phận bình bản chuyển sang, bộ phận phơi bản có nhiệm vụ chế bản vào khuôn in nhôm hoặc kẽm.
- In: Sau khi nhận được các chế bản khuôn in nhôm hoặc kẽm (đã được phơi bản) lúc này bộ phận offset 4 trang, offset 8 trang, offset 10 trang, offset 16 trang, sẽ tiến hành in hàng loạt theo chế bản khuôn in đó.
- Hoàn thiện: Khi nhận được các bản in, các film thành phẩm, sẽ tiến hành kiểm tra thành phẩm, đóng gói nhập kho và vận chuyển cho khách hàng.
- Tương ứng mỗi giai đoạn công nghệ ở XN in có một bộ phận công nhân đảm nhiệm. Những công nhân này được tổ chức sắp xếp thành những phân xưởng, mỗi phân xưởng luôn có nhiệm vụ, chức năng cơ bản riêng và có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau trong sản xuất.
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán (Phụ lục 11)
* Nhiệm vụ của từng cán bộ trong phòng kế toán
- Kế toán trưởng ( trưởng phòng ): Là người có trách nghiệm giúp phó giám đốc kinh doanh trong việc ra các quyết định, kinh tế tài chính, quản lý về mặt tài chính của công ty, tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của công ty.
- hó phòng kế toán kiêm kế toán thanh toán và tổng hợp : Là người tham mưu cho kế toán trưởng và thay thế kế toán trưởng khi kế toán trưởng vắng mặt, phó phòng kế toán làm nhiệm vụ của kế toán tổng hợp đồng thười có trách nhiệm theo dõi tình hình biến động của các quỹ tiền mặt và tiền gửi ngân hang, tình hình thanh toán với nhà cung cấp và khách hàng
- Kế toán nguyên vật liệu: Là người có trách nhiệm theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu ngoài ra kế toán nguyên vật liệu còn có nhiệm vụ theo dõi biến động kho công cụ dụng cụ.
- Kế toán tài sản cố định : Theo dõi tình trạng tăng giảm tài sản cố định, tính khấu hao hàng tháng đồng thời kế toán tài sản cố định còn có nhiệm vụ thống kê tình hình sản xuất ở từng phân xưởng
- Kế toán tiền lương: Là người có trách nhiệm tính tiền lương cho từng cán bộ nhân viên trong công ty, trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
- Kế toán giá thành kiêm thủ quỹ: Hàng tháng căn cứ vào chi phí đã được tập hợp, kế toán tiến thành tính giá thành sản phẩm và theo dõi sản phẩm dở dang. Đồng thời phải theo dõi tình hình thu chi tiền mặt tại công ty.
- Hình thức kế toán hiện nay Công ty áp dụng là hình thức chứng từ ghi sổ. Theo hình thức này các hoạt động kinh tế tài chính được phản ánh ở các chứng từ gốc đều được phân loai, tổng hợp và vào sổ cái
2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp in Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
2.2.1. Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất tại Xí nghiệp in Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
* Đặc điểm của chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất kinh doanh tại XN in được thực hiện vào cuối mỗi tháng và được tập hơp trên TK154
* Phân loại chi phí sản xuất tại XN in Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
Căn cứ vào mục đích, công dụng kinh tế của chi phí sản xuất thì tại xí nghiệp gồm có 3 loại: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp, Chi phí sản xuất chung. Theo tiêu thức này chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia thành ba khoản mục chi phí cụ thể như sau:
- Chi phí NVLTT: Khoản mục này bao gồm toàn bộ các chi phí về NVLC như: giấy, mực in, bản kẽm…, vật liệu phụ như: cồn công nghiệp, keo dán, xà phòng bột, axeton…
- Chi phí NCTT: Khoản mục này bao gồm lương chính, lương phụ, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, phát sinh trong kỳ công nhân sản xuất.
- Chi phí SXC: Khoản này bao gồm các chi phí phát sinh phục vụ chung cho quá trình sản xuất: Vật liệu, công cụ, dụng cụ, tiền lương của nhân viên văn phòng và các khoản trích theo lương KPCĐ, BHXH, khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài…
2.2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại Xí nghiệp in nhà xuất bản Lao động – Xã hội
2.2.2.1 . Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất tại Xí nghiệp in Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
Quy trình công nghệ sản xuất tại Xí nghiệp in - Nhà xuất bản Lao động - Xã hội là một quy trình công nghệ hết sức phức tạp, bao gồm nhiều bước kế tiếp nhau theo một trình tự nhất định. Bán thành phẩm hoàn thành ở bước trước là đối tượng sản xuất trực tiếp ở bước sau, sản phẩm cuối cùng là sản phẩm giao cho khách hàng. Xuất phát từ các đặc điểm đó, đối tượng kế toán chi phí được xác định là tất cả các phân xưởng sản xuất trong Xí nghiệp. Các chi phí để sản xuất các đơn đặt hàng như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung khi phát sinh được tập hợp chung cho toàn bộ các đơn vị đặt hàng phát sinh trong kỳ.
* Tổ chức khai báo mã hoá thông tin liên quan
Tổ chức mã hoá Danh mục tài khoản sử dụng:
Ngoài tài khoản được ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, doanh nghiệp mở thêm một số tài khoản chi tiết phục vụ cho nhu cầu quản lý, việc mở thêm các tài khoản con trên phần mềm kế toán Fast Acounting được thực hiện như sau:
- Bước 1: Vào phân hệ nghiệp vụ: Kế toán tổng hợp ® Danh mục từ điển ® Danh mục tài khoản.
- Bước 2: Trong bảng hệ thống tài khoản, tại tài khoản muốn thêm tài khoản con, để con trỏ tại tài khoản này, ấn nút F4 để thêm, F3 để sửa, F2 để xem thông tin, F8 để xoá, F6 để thay đổi mã TK.
- Bước 3: Tại màn hình khai báo tài khoản con, nhập các thông tin cần thiết như: Số tài khoản, tên tài khoản, tài khoản mẹ.
Một số tài khoản cần mở chi tiết như TK 152, TK 331 để phục vụ yêu cầu hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
2.2.2.2. Kế toán các khoản mục chi phí sản xuất tại Xí nghiệp in Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
* Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Đặc điểm và phân loại NVLTT
Nguyên vật liệu là một yếu tố không thể thiếu được của quá trình sản xuất, kinh doanh ở các xí nghiệp. Giá trị nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, kinh doanh
Nguyên vật liệu sử dụng tại XN in Nhà xuất bản Lao động - Xã hội được phân thành các loại như sau:
Nguyên vật liệu chính: Là nguyên vật liệu mà sau quá trình gia công chế biến sẽ cấu thành hình thái vật chất của sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu chính tại Xí nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn từ 80% đến 85% trong tổng chi phí nguyên vật liệu bao gồm ba loại là: Giấy, mực in và bản kẽm.
- Giấy bao gồm các loại sau:
- Mực in, bao gồm các loại sau: Mực xanh tím Việt Nam, mực Nhật đen, mực Nhật đỏ, mực đen Trung Quốc, mực đỏ Trung Quốc, mực vàng Trung Quốc, mực xanh Trung Quốc, mực nhũ vàng, mực Italia màu vàng, mực chống sáng, mực vecni.
- Bản kẽm, bao gồm các loại sau: Bản Nhật máy 16 trang, bản máy Trung Quốc 10 trang, bản Trung Quốc máy 16 trang, bản Trung Quốc máy 4 trang, bản Italia máy 16 trang.
- Nguyên vật liệu phụ: là những nguyên vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất. Nguyên vật liệu phụ được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn thiện và nâng cao tính năng, chất lượng của sản phẩm. Tại Xí nghiệp In - Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, nguyên vật liệu phụ bao gồm những loại sau: cồn công nghiệp (đơn vị: lít), dầu hoả (đơn vị: lít), keo dán PVA (đơn vị: kg)..
- Phụ tùng thay thế: là loại vật tư được dùng để thay thế, bảo dưỡng, sửa chữa các máy móc, thiết bị. Tại Xí nghiệp In - Nhà xuất bản Lao động - Xã hội , phụ tùng thay thế bao gồm: vòng bi 608 (đơn vị: vòng), bóng đèn neon 1,2m (đơn vị: cái), bóng đèn neon 0,6m (đơn vị: cái), bóng đèn 100-200 (đơn vị: cái)...
- Phế liệu: là những nguyên liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất, những nguyên vật liệu này có thể được dùng lại tại Xí nghiệp hoặc bán ra ngoài. Phế liệu, bao gồm các loại sau: giấy in hỏng; giấy lề, giấy xước ở bên ngoài các lô giấy cuộn; lõi của lô giấy; phôi giấy; giấy bị ố, ngả màu.....
Trình tự kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chứng từ sử dụng: Bảng phân bổ nguyên vật liệu: là căn cứ để phản ánh giá trị vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho trong tháng và phân bổ gí trị vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho các đối tượng sử dụng trong tháng. Cơ sở để lập bảng phân bổ nguyên vật liệu là các phiếu xuất kho nguyên vật liệu phát sinh trong tháng (được phần mềm kế toán xử lý).
- Tài khoản sử dụng: TK 621 mở cho tất cả đơn đặt hàng phát sinh trong năm, mà không mở tài khoản chi tiết cho từng đơn hàng riêng biệt do kỳ kế toán áp dụng tại xí nghiệp là theo năm.
- Trình tự kế toán và nhập liệu:
. Căn cứ vào lệnh sản xuất, quản đốc của phân xưởng chế bản và phân xưởng in xin lĩnh vật tư; sau đó chuyển cho kế toán nguyên vật liệu để lập phiếu xuất kho. Hiện nay, Xí nghiệp In - Nhà xuất bản Lao động - Xã hội đang áp dụng phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá cho từng loại vật tư xuất kho.
Để tính giá trung bình cho cả kỳ dự trữ, kế toán nguyên vật liệu vào phân hệ Kế toán hàng tồn kho ® Cập nhật số liệu ® Tính giá trung bình.
Ta có bảng chọn tháng tính giá trung bình. Điền các thông tin cần thiết để cập nhật tính giá trung bình.
Phiếu xuất kho được kế toán nguyên vật liệu lập một lần vào cuối tháng. Sau khi cập nhật tính giá vốn trung bình cả tháng, để xem phiếu xuất kho đã được kế toán nguyên vật liệu lập, kế toán vào phân hệ Kế toán hàng tồn kho ® Cập nhật số liệu ® Phiếu xuất kho.
Phiếu xuất kho tháng 1/2009 như sau:
169 900 000
Căn cứ vào các phiếu xuất kho, kế toán nguyên vật liệu sẽ có sổ chi tiết của TK 621 hàng tháng, đến cuối năm, sau khi kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán có sổ Cái TK 621.
Sổ chi tiết nguyên vật liệu trực tiếp tháng 1/2009 như sau (Phụ lục 12)
Để xem sổ cái TK 621, kế toán vào Phân hệ Kế toán tổng hợp ® Sổ theo hình thức Nhật Ký Chứng từ ® Sổ Cái một TK ® chọn TK 621 ở ô TK (Phụ lục 13)
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
- Cách tính lương
Xuất phát từ quy trình công nghệ sản xuất, hiện nay Xí nghiệp In - Nhà xuất bản Lao động - Xã hội trả lương công nhân trực tiếp sản xuất theo sản phẩm. Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất được tính như sau:
LTL= Ltg(nếu có)+ Lsp + LBH(nếu có) + LLT + P(nếu có) – BHXH, BHYT
Trong đó:
LTL: Tiền lương thực lĩnh của người lao động trong tháng.
Ltg(nếu có): Lương thời gian của người lao động trong tháng (nếu có).
Lsp: Lương sản phẩm của người lao động trong tháng.
LBH(nếu có): Lương bảo hiểm của người lao động trong tháng (nếu có).
LLT: Lương làm thêm của người lao động trong tháng.
P(nếu có) : Phụ cấp cho người lao động trong tháng (nếu có).
BHXH, BHYT: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế người lao động phải nộp trong tháng.
+ Lương thời gian
Lương thời gian là tiền lương trả theo chế độ cho ngừơi lao động trong những ngày nghỉ lễ, nghỉ phép, nghỉ ốm….
LTG
=
Lương cơ bản của người lao động
26 (ngày)
Trong đó:
Lương cơ bản người lao động
=
Lương tối thiểu theo quy định của nhà nước
x
Hệ số cấp bậc của công nhân
+ Lương sản phẩm
Lương sản phẩm là tiền lương trả theo số lượng và chất lượng sản phẩm mà người lao động hoàn thành trong ngày.
LSP
=
Số lượng sản phẩm hoàn thành
x
Đơn giá tiền lương định mức từng bước công việc
Trong đó: đơn giá tiền lương định mức của từng bước công việc được xác định dựa vào phương pháp chụp ảnh, bấm giờ và thống kê kinh nghiệm.
+ Lương bảo hiểm
Lương bảo hiểm là số tiền mà người lao động nhận được khi bị tai nạn lao động, ốm đau, thai sản,... Do xí nghiệp trả thay cơ quan bảo hiểm xã hội.
LBH
=
LCB x 75%
x
Số ngày nghỉ hưởng BHXH
26 (ngày)
Trrong đó: LCB : Lương cơ bản của người lao động
+ Lương làm thêm
Lương làm thêm là tiền lương mà xí nghiệp trả cho người lao động khi họ làm thêm ngoài giờ qui định chế độ.
Nếu làm thêm không hết ca:
LLT = LSP x 1,5
Nếu làm thêm đêm hết ca:
LLT = LSP x 1,8
Nếu làm thêm vào ngày nghỉ, ngày lễ, tết:
LLT = LSP x 2,0
+ Phụ cấp
· Phụ cấp là số tiền mà xí nghiệp trả thêm cho người lao động khi làm đêm, làm thêm giờ, làm việc trong môi trường độc hại,…
· Phụ cấp trách nhiệm:
Phụ cấp trách nhiệm được trả trực tiếp cho tổ trưởng các tổ sản xuất là: 87.000 đồng/người.
Phụ cấp ca ăn: Phụ cấp ca ăn được chi trả trực tiếp cho người lao động là 5.000 đồng/ngày.
· Phụ cấp độc hại:
Phụ cấp độc hại được chi trả trực tiếp bằng hiện vật tương ứng với 2.000đồng/ngày cho người lao động.
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Việc tính, trích BHXH, BHYT, KPCĐ được thực hiện đúng theo qui định hiện hành và tất cả các khoản trích theo lương đều được tính trên lương cơ bản của công nhân sản xuất. Cụ thể:
BHXH là 20%: Trong đó: 5% trừ vào lương của người lao động, 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
BHYT là 3%: Trong đó: 1% tính vào lương của người lao động, 2% tính vào chi phí sản xuất trong kỳ.
BH thất nghiệp : 2% Trong đó 1% công ty nộp, 1% tính vào lương nhân viên.
KPCĐ là 2% được tính toàn bộ vào chi phí sản xuất trong kỳ.
- Chứng từ và các tài khoản sử dụng
Để tính toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng chứng từ là Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội là căn cứ để tập hợp và phân bổ tiền lương thực tế phải trả (gồm lương chính, lương phụ và các khoản khác), BHXH, BHYT, KPCĐ phải trích nộp cho các đối tượng sử dụng lao động. Cơ sở lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội là căn cứ vào các bảng thanh toán lương, thanh toán làm đêm, làm thêm giờ, bảng tổng hợp tiền lương.
(Phụ lục 14)
Hiện nay, tuy Xí nghiệp in NXBLĐXH tiến hành sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng nhưng do kỳ kế toán áp dụng là năm nên Xí nghiệp in NXBLĐXH không mở tài khoản chi tiết để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp cho từng đơn đặt hàng mà chỉ mở một tài khoản tổng hợp TK622 để theo dõi toàn bộ chi phí nhân công phát sinh trong xí nghiệp.
- Trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Tại Xí nghiệp in NXBLĐXH có một kế toán tiền lương. Người kế toán này hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trên một máy tính riêng và không sử dụng phần mềm kế toán; vì vậy việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp của kế toán chi phí được thực hiện bán tự động.
Hằng ngày, căn cứ vào phiếu báo kết quả sản xuất do quản đốc các phân xưởng chuyển lên, kế toán tiền lương tiến hành tính ra lương hằng ngày của công nhân sản xuất trực tiếp. Cuối tháng, căn cứ vào các chứng từ như: bảng chấm công do quản đốc các phân xưởng chuyển lên, bảng tổng hợp lương ngày của công nhân trực tiếp sản xuất trong tháng, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, kế toán tiến hành lập bảng thanh toán tiền lương cho từng phân xưởng sản xuất. Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương của từng phân xưởng sản xuất, kế toán tiền lương lập bảng tổng hợp tiền lương của toàn xí nghiệp. Sau đó, trên cơ sở bảng tổng hợp tiền lương của toàn xí nghiệp, kế toán tiền lương lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.
(Phụ lục 15)
Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội này, kế toán chi phí sản xuất sẽ lập phiếu kế toán. Kế toán chi phí vào phân hệ Kế toán tổng hợp để mở Phiếu kế toán vào cuối mỗi tháng
Từ phiếu kế toán này ta có Sổ chi tiết TK 622 tháng 1/2009
Để xem được Sổ cái TK 622 ta vào phân hệ kế toán tổng hợp để xem các sổ cái cần tìm. (Phụ lục 16, 17)
Kế toán chi phí sản xuất chung
- Đặc điểm chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là chi phí quản lý phục vụ sản xuất phát sinh ở các phân xưởng, các tổ sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm:
- Chi phí nhân viên phân xưởng
Bao gồm các khoản chi phí về tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng và các khoản đóng góp cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi phí công đoàn trích theo tỷ lệ với tiền lương cơ bản phát sinh.
- Chi phí vật liệu
Bao gồm các khoản chi phí về vật liệu sản xuất chung cho phân xưởng sản xuất như: sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị…
- Chi phí khấu hao tài sản cố định
Bao gồm những khoản khấu hao tài sản cố định trực tiếp tham gia vào sản xuất thuộc các phân xưởng, tổ sản xuất.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
Bao gồm những chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ cho sản xuất của các phân xưởng, tổ sản xuất như: Chi phí tiền điện, tiền nước…
- Chi phí bằng tiền khác
Là những khoản chi phí như: Chi phí hội nghị, tiếp khách, giao dịch, chi phí quần áo bảo hộ lao động cho công nhân sản xuất…
Chi phí sản xuất chung các theo dõi trên TK 627 mở chung cho doanh nghiệp được chi tiết thành các tiêu khoản:
+ TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng.
+ Tk 6272: Chi phí vật liệu và công cụ, dụng cụ.
+ TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ.
+ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
+ TK 6278: Chi phí khác bằng tiền.
Chi phí sản xuất chung cũng được thực hiện một cách bán tự động.
- Phương pháp hạch toán kế toán chi phí nhân viên phân xưởng
Chi phí nhân viên phân xưởng được thực hiện một cách bán tự động. Việc tính lương của nhân viên phân xưởng do kế toán tiền lương đảm nhiệm và tách rời phần mềm kế toán. Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, kế toán chi phí sẽ tiến hành hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng.
* Tại Xí nghiệp In – Nhà xuất bảo Lao động – Xã hội, chi phí nhân viên phân xưởng (quản đốc phân xưởng) bao gồm những khoản sau: Lương hệ số (lương chính), lương thời gian (lương nghỉ phép, lễ, tết), lương bảo hiểm (lương nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động…), tiền trực, phụ cấp trách nhiệm. Ngoài ra, nhân viên phân xưởng (quản đốc phân xưởng) còn phải nộp các khoản như: bảo hiểm y tế theo tỷ lệ quy định, tính trên tiền lương cơ bản.
Tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng (quản đốc phân xưởng) được tính như sau:
LTL = Ltg(nếu có) + Lhs + LHB(nếu có) + TT + P(nếu có) = BHXH, BHYT
Trong đó:
LTL : Tiền lương thực lĩnh của quản đốc phân xưởng trong tháng:
Ltg(nếu có): Lương thời gian của quản đốc phân xưởng trong tháng (nếu có)
Lhs : Lương hệ số của quản đốc phân xưởng trong tháng
LHB(nếu có): Lương bảo hiểm của quản đốc phân xưởng trong tháng (nếu có)
TT : Tiền trực của quản đốc phân xưởng trong tháng.
P(nếu có) : Phụ cấp trách nhiệm quản đốc phân xưởng trong tháng (nếu có)
BHXH, BHYT: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế quản đốc phân xưởng phải nộp trong tháng.
Lương hệ số của quản đốc phân xưởng được tính như sau:
Lhs
=
Số ngày công
đi làm
x
Lương bình quân của công nhân sản xuất
x
Hệ số
Trong đó:
Lương bình quân công nhân
=
Tổng tiền lương công nhân sản xuất
Tổng số ngày công của công nhân sản xuất
* Trình tự hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng.
- Phương pháp hạch toán kế toán chi phí vật liệu cho sản xuất chung
Trong tháng, khi phát sinh các trường hợp sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế phụ tùng máy móc thiết bị; tổ cơ điện của Xí nghiệp viết giấy xin lĩnh vật tư gửi phong kế toán để làm thủ tục xin lĩnh phụ tùng thay thế. Căn cứ vào giấy xin lĩnh vật tư, kế toán nguyên vật liệu viết phiếu xuất kho nguyên vật liệu. Phiếu xuất kho được lập thành ba liên, một liên lưu, một liên giao cho thủ kho để ghi thẻ kho, liên còn lại giao cho người đến lĩnh vật tư.
- Phương pháp hạch toán kế toán chi phí khấu hao TSCĐ
Hao mòn của TSCĐ là sự giảm dần giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng do tham gia vào quá trình sản xuất, bị cọ xát, ăn mòn hoặc do tiến bộ kỹ thuật… cho nên khi sử dụng TSCĐ, các doanh nghiệp phải tính toán và phan bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất trong từng kỳ hạch toán. Tại Xí nghiệp In – Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, TSCĐ bao gồm:
- Máy móc thiết bị: Máy khâu chỉ, máy ép sách, máy in Offset 2 màu, máy in offset 4 trang, máy in offset 10 trang, máy in offset 16 trang, máy phơi bản, máy giao tiệp, xe nâng tay, máy vào bìa Hotizon Nhật…
- Nhà cửa, vật kiến trúc: Nhà xưởng, nhà kho, nhà làm việc.
- Phương tiện vận tải: Xe ô tô 4 chỗ ngồi, xe ô tô tải Dawoo.
Hiện nay, Xí nghiệp In – Nhà xuất bản Lao động – Xã hội đang sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, mức khấu hao hàng năm của một TSCĐ được tính theo công thức sau.
Mức khấu hao hàng năm
=
Nguyên giá của TSCĐ
x
Tỷ lệ khấu hao năm
Tỷ lệ khấu hao năm
=
1
Số năm sử dụng dự kiến
Việc trích hoặc thôi trích khấu hao tài sản cố định của Xí nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tròn tháng, bắt đầu từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo. Những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh không tính và trích khấu hao. Những tài sản cố định không tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh không phải trích khấu hao.
Chứng từ được sử dụng để hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ tại Xí nghiệp In – Nhà xuất bản Lao động – Xã hội là bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ :
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ là căn cứ để phản ánh số khấu hao TSCĐ phải trích và phân bổ khấu hao đó cho các đối tượng sử dụng TSCĐ hàng năm, bảng này do kế toán phần hành TSCĐ lập.
- Cơ sở để lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ là Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ được lập từ năm trước và tỷ lệ khấu hao năm theo quy định của từng TSCĐ.
Căn cứ vào Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ ở phụ lục do kế toán TSCĐ lập, kế toán chi phí lập Phiếu kế toán vào cuối năm để phản ánh khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất.(Phụ lục 18)
- Phương pháp hạch toán kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí dịch vụ mua ngoài là những chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ cho quá trình sản xuất của phân xưởng, tổ sản xuất. Tại Xí nghiệp In – Nhà xuất bản Lao động – Xã hội chi phí dịch vụ mua ngoài, bao gồm: Chi phí điện nước,…
Ví dụ minh hoạ: Ngày 15/01/2009, Xí nghiệp nhận được hoá đơn tiền điện như sau: (Phụ lục 19)
Khi phát sinh các chi phí dịch vụ mua ngoài, kế toán tiền sẽ lập phiếu chi tiền mặt, hoặc các uỷ nhiệm chi, từ đó phần mềm máy tính sẽ xử lý lên được sổ chi tiết 627 trong tháng đó. Theo HĐGTGT trên, kế toán lập phiếu chi bằng cách vào phân hệ Kế toán tiền mặt, tiền gửi và tiền vay ® Cập nhật số liệu ® Phiếu chi tiền mặt.
Phiếu chi như sau:
- Phương pháp hạch toán kế toán chi phí bằng tiền khác
Chi phí bằng tiền khác là những
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp in Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.DOC