MỤC LỤC
Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THI ĐUA – KHEN THƯỞNG – KỶ LUẬT 2
1.1 Cơ sở lý luận về thi đua – khen thưởng – kỷ luật 2
1.2 vai trò và mối quan hệ giữa thi đua khen thưởng kỷ luật với quản ý nhân sự công ty 4
1.3 sự cần thiết phải hoàn thiện công tác thi đua khen thưởng kỷ luật 5
Chương II: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH THI ĐUA KHEN THƯỞNG KỶ LUẬT TẠI CÔNG TY CP VINACONEX 6
2.1 Tổng quan công ty VINACONEX 6
2.2 Thực trạng thực hiện quy chế thi đau khen thưởng kỷ luật tại công ty 7
Chương III: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG KỶ LUẬT TẠI CÔNG TY VINACONEX 21
3.1 Giải pháp hoàn thiện các quy định về thi đua 21
3.2 Giải pháp hoàn thiện khen thưởng 21
3.3 Giải pháp hoàn thiện các quy định về kỷ luật 21
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9153 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác thi đua khen thưởng kỷ luật tại công ty vinaconex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỷ luật với việc quản trị nhân sự trong tổ chức.
1.2.1. Vai trò của thi đua – khen thưởng - kỷ luật 1.2.1.1 Vai trò của thi đua:
Thi đua sẽ khiến nhân viên trong doanh nghiệp ganh đua với nhau sẽ thúc đẩy các nhiệm vụ được giao sẽ được hoàn thành tốt . Cảnh tranh sẽ khiến người lao động luôn tìm tòi sáng tạo hoàn thiện các phương án kinh doanh thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.1.2.1.2 Vai trò của khen thưởng:
Việc khen thưởng chính xác, kịp thời có tác dụng rất lớn, động viên và cổ vũ người lao động trong doanh nghiệp cống hiến hết sức lực của họ thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp
1.2.1.3 Vai trò của kỷ luật lao động:
- Thông qua việc duy trì kỷ luật lao động, người sử dụng lao động có thể bố trí sắp xếp lao động một cách hợp lý để ổn định sản xuất, ổn định đời sống người lao động và trật tự xã hội nói chung.
- Nếu xác định được nội dung hợp lý, kỷ luật lao động còn là một nhân tố quan trọng để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu.
- Tuân thủ kỷ luật lao động, người lao động có thể tự rèn luyện để trở thành người công nhân của xã hội hiện đại, có tác phong công nghiệp, là cơ sở để họ đấu tranh với những tiêu cực trong lao động sản xuất.
- Trật tự, nề nếp của một doanh nghiệp và ý thức tuân thủ kỷ luật của người lao động là những yếu tố cơ bản để duy trì quan hệ lao động ổn định, hài hòa. Đó cũng là điều kiện để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, xuất khẩu lao động, giúp cho người lao động không bị bỡ ngỡ khi làm việc trong các điều kiện khác biệt.1.2.2 Mối quan hệ giữa thi đua – khen thưởng – kỷ luật với việc quản trị nhân sự trong tổ chức
Là động cơ tác động lên một người hoặc sức mạnh nảy sinh ngay trong doanh nghiệp, thúc đẩy người đó đó hành động hướng tới một mục tiêu nhất định. Nhân viên có động cơ làm việc cao là một người năng động, chịu đầu tư sức lực và tinh thần để hoàn thành công việc của mình và đạt được chỉ tiêu đề ra.
Là công cụ giữ nhân viên nhằm giảm các yếu tố "bất mãn" và tăng sự "hài lòng" của nhân viên. Mọi việc đều phải bắt đầu tư yếu tố nguồn là thu hút và tuyển dụng cho đến các yếu tố động viên, bao gồm: khen thưởng, đào tạo và kèm cặp, tạo sức hút công việc và văn hóa doanh nghiệp.1.3 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác thi đua – khen thưởng – kỷ luật lao động:
- Thưởng phải thỏa mãn nhu cầu cá nhân nhân viên phải tin rằng cố gắng của họ sẽ được thưởng
- Sử dụng hợp lý việc thưởng phạt
- Thưởng phải dựa trên kết quả công việc (cá nhân, nhóm và tổ chức)
- Trao phần thưởng công bằng
- Cung cấp loại phần thưởng hợp lý
- Mức thưởng xứng đáng
- Thưởng đúng thời điểm
Để tránh vấn đề bất mãn về thi đua – khen thưởng – kỷ. Người lao đông sẽ cảm nhận vai trò quan trọng của mình và trách nhiệm của chính họ, vì vậy họ sẽ cố gắng làm việc tốt hơn.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY CHẾ THI ĐUA - KHEN THƯỞNG - KỶ LUẬT LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY VINACONEX 2.1 Tổng quan về Công ty CP Vinaconex:
Cùng với sự phát triển của đất nước, trải qua quá trình nỗ lực xây dựng và trưởng thành, VINACONEX tự hào khi tên tuổi của mình luôn được gắn với những sản phẩm có chất lượng cao và hoàn hảo nhất.
Từ khi thành lập, VINACONEX đã xác định mục tiêu của mình là “Không ngừng mở rộng, không ngừng vươn xa” để trở thành một tập đoàn kinh tế hàng đầu tại Việt Nam và khu vực trong lĩnh vực xây dựng và đầu tư kinh doanh bất động sản.
Với tôn chỉ “Xây những giá trị, dựng những ước mơ”, VINACONEX đã xây dựng được một tập thể đoàn kết vững mạnh mà ở đó trí tuệ, sức sáng tạo, sự năng động và nhiệt huyết của mỗi cá nhân luôn luôn được khơi dậy và phát huy cao độ. Do đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tông Công ty luôn đạt mức tăng trưởng cao và ổn định, tổng giá trị sản xuất kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận cũng như các khoản nộp ngân sách, và phúc lợi xã hội ngày càng tăng.
VINACONEX sẽ nỗ lực hơn nữa để những tiềm năng trên mọi mặt, mọi lĩnh vực sẽ được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới, khẳng định vị thế của VINACONEX, một thương hiệu của NIỀM TIN.
2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm sản xuất kinh doanh:
· 27/9/1988: Công ty dịch vụ và xây dựng nước ngoài
Quản lý hơn 13.000 cán bộ, công nhân ngành xây dựng làm việc ở các nước Bungaria, Nga, Tiệp Khắc, Liên Xô cũ, Iraq.
· 10/8/1991: Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam
Hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và xuất khẩu lao động.
· 20/11/1995: Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam
Hoạt động đa doanh trong các lĩnh vực như xây lắp (gồm xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng, cấp thoát nước và môi trường, v.v.); xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ ngành xây dựng và các ngành kinh tế khác; đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất xây dựng và các ngành kinh tế khác;
· 01/12/2006: Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam
Là Tổng công ty nhà nước đầu tiên thí điểm cổ phần hóa theo chủ trương của Chính phủ, hoạt động đa doanh trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản, xây lắp, tư vấn đầu tư - thiết kế - khảo sát quy hoạch, kinh doanh xuât nhập khẩu thiết bị, vật tư phục vụ ngành xây dựng và các ngành kinh tế khác, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng, xuất khẩu chuyên gia và lao động ra nước ngoài.
· 05/9/2008: Cổ phiếu của Tổng công ty VINACONEX (mã VCG) chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Hiện nay, VINACONEX có trên 40 đơn vị đầu mối trực thuộc, tham gia vào 5 công ty liên doanh và 14 công ty liên kết hoạt động trong nhiều lĩnh vực trên khắp mọi miền của đất nước. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của VINACONEX lên tới hơn 40.000 người gồm nhiều cán bộ, kỹ sư, chuyên gia, công nhân viên đã được đào tạo và làm việc tại nước ngoài, có kiến thức chuyên sâu và giàu kinh nghiệm.
Theo định hướng phát triển kinh doanh dài hạn, VINACONEX sẽ tập trung phát triển trên hai lĩnh vực chính vốn là thế mạnh và có lợi thế cạnh tranh cao của Tổng công ty là xây dựng và đầu tư kinh doanh bất động sản. Bên cạnh đó, VINACONEX vẫn tiếp tục cùng với các đơn vị thành viên, công ty liên doanh, liên kết tham gia vào các hoạt động kinh doanh đa dạng như sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng, tư vấn thiết kế, xuất nhập khẩu và xuất khẩu lao động, thương mại dịch vụ, đầu tư tài chính, giáo dục – đào tạo và nhiều lĩnh vực khác.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức công ty CP VINACONEX:
2.2. Thực trạng thực hiện quy chế thi đua - khen thưởng – kỷ luật lao động tại công ty CP VINACONEX:
2.2.1. Tổng quan chung về quy chế khen thưởng – kỷ luật tại công ty VINACONEX:
Bao gồm 3 tiểu chuẩn khen thưởng:
“Doanh nghiệp VINACONEX tiêu biểu”
“Đơn vị VINACONEX tiêu biểu”
“Nhà quản lý giỏi VINACONEX tiêu biểu”
Giới thiệu về Quy chế đánh giá hoạt động thi đua -khen thưởng – kỷ luật.
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
Qui chế này quy định về công tác thi đua khen thưởng của Tổng công ty cổ phần Vinaconex bao gồm nội dung thi đua, tổ chức phong trào thi đua, tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua; các hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng; thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng; nguồn kinh phí thi đua, khen thưởng; quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tập thể được khen thưởng; hành vi vi phạm, xử lý hành vi vi phạm; khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi đua, khen thưởng.
Qui chế này áp dụng đối với các cá nhân và tập thể của:
Tổng công ty (công ty mẹ);
Các đơn vị thành viên của Tổng công ty (bao gồm cả các đơn vị phụ thuộc, công ty thành viên của đơn vị thành viên Tổng công ty);
Các công ty liên kết của Tổng công ty mà Tổng công ty nắm giữ từ 35% vốn điều lệ trở lên;
d) Các Ban chức năng của Tổng công ty;
đ) Các công trình, dự án, đồ án, các hoạt động khác của Tổng công ty và của các đơn vị thành viên, công ty liên kết và đơn vị phụ thuộc của Tổng công ty;
CHƯƠNG 2
NGUYÊN TẮC, HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG
Điều 2. Nguyên tắc Thi đua - Khen thưởng
Nguyên tắc thi đua: Công tác thi đua phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, tự giác, công khai, đảm bảo tinh thần đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào kết quả các phong trào thi đua, thành tích của các cá nhân, tập thể trong công tác lao động sản xuất. Đối với khen thưởng thường xuyên, mọi cá nhân, tập thể tham gia các phong trào thi đua phải đăng ký thi đua. Cá nhân, tập thể không đăng ký thi đua sẽ không được xét tặng các danh hiệu thi đua. Các đơn vị gửi bản đăng ký thi đua về Văn phòng Tổng công ty trước ngày 10 tháng 02 hàng năm để Văn phòng Tổng công ty tổng hợp và đăng ký với Ban thi đua Bộ Xây dựng.
Ghi chú: Hàng năm các danh hiệu thi đua phải được đăng ký gồm các hình thức và danh hiệu sau:
- Cờ thi đua Chính phủ; Chiến sỹ thi đua toàn quốc; Cờ thi đua Bộ Xây dựng;
- Bằng khen Chính phủ; Huân chương Lao động; Anh hùng Lao động;
Nguyên tắc khen thưởng: Công tác khen thưởng phải đảm bảo:
Công khai, chính xác, công bằng, kịp thời.
Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng;
Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng;
Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.
Khen thưởng phải đảm bảo thành tích đến đâu, khen thưởng đến đó, không nhất thiết phải theo trình tự có hình thức khen thưởng mức thấp rồi mới được khen thưởng mức cao hơn; Thành tích đạt được trong điều kiện, hoàn cảnh khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng rộng thì được xem xét đề nghị khen thưởng với mức cao hơn; Chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể nhỏ và những người trực tiếp thừa hành nhiệm vụ.
Điều 3. Hình thức tổ chức và nội dung phong trào thi đua
Hình thức tổ chức phong trào thi đua: Thi đua được tổ chức dưới hình thức thi đua thường xuyên hoặc thi đua theo đợt để thực hiện những mục tiêu, chỉ tiêu đề ra tùy theo từng trường hợp cụ thể theo quy định của thủ trưởng đơn vị.
Nội dung tổ chức phong trào thi đua:
Đối với mỗi phong trào thi đua, đơn vị phát động phải xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua, trên cơ sở đó xây dựng các chỉ tiêu và nội dung thi đua cụ thể. Việc xác định nội dung và chỉ tiêu thi đua phải khoa học, phù hợp với thực tiễn của từng đơn vị và có tính khả thi cao.
Các đơn vị tùy theo điều kiện cụ thể có hình thức tổ chức phát động thi đua phù hợp, coi trọng việc tuyên truyền ý nghĩa của đợt thi đua, phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của từng cán bộ CNVC và người lao động, đa dạng hoá các hình thức phát động thi đua; Chống mọi biểu hiện phô trương, hình thức trong thi đua.
Các đơn vị tùy theo điều kiện cụ thể có kế hoạch triển khai các biện pháp tổ chức thực hiện thi đua, theo dõi quá trình tổ chức thi đua, tổ chức chỉ đạo điểm để rút kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm làm tốt cho các đối tượng tham gia thi đua.
Điều 4. Những việc không được làm
Nghiêm cấm các hành vi sau đây trong công tác thi đua khen thưởng:
Tổ chức thi đua, khen thưởng trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Tổng công ty; lợi dụng thi đua, khen thưởng để vụ lợi;
Cản trở hoặc ép buộc tham gia các phong trào thi đua;
Kê khai gian dối, làm giả hồ sơ, xác nhận, đề nghị sai trong thi đua, khen thưởng;
Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị, quyết định khen thưởng trái pháp luật, các quy định của Tổng công ty;
Lãng phí tài sản của Tổng công ty và của các đơn vị trong thi đua, khen thưởng.
Điều 5. Trách nhiệm của các đơn vị
Thủ trưởng đơn vị các cấp chủ động phối hợp với đoàn thể cùng cấp tổ chức phát động, duy trì thường xuyên phong trào thi đua, nhân rộng các phong trào thi đua và các điển hình tiên tiến trong đơn vị mình quản lý; Chủ động phát hiện, lựa chọn cá nhân, tập thể có thành tích xứng đáng đề nghị cấp trên khen thưởng kịp thời;
Thủ trưởng đơn vị các cấp chịu trách nhiệm trước Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tổng công ty về toàn bộ công tác Thi đua - Khen thưởng trong đơn vị mình quản lý.
Kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực trong công tác Thi đua - Khen thưởng.
CHƯƠNG 3
DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG VÀ TIÊU CHUẨN
Điều 6. Danh hiệu thi đua:
6.1 Đối với cá nhân: Các danh hiệu thi đua đối với cá nhân bao gồm:
- Chiến sỹ thi đua toàn quốc.
- Chiến sỹ thi đua ngành Xây dựng;
- Chiến sỹ thi đua cơ sở;
- Lao động tiên tiến;
6.2 Đối với tập thể: Các danh hiệu thi đua đối với tập thể bao gồm:
- Cờ thi đua của Chính phủ.
- Cờ thi đua của Bộ Xây dựng;
- Tập thể Lao động xuất sắc;
- Tập thể Lao động tiên tiến;
- Cờ truyền thống của Tổng công ty;
Điều 7. Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua:
Tiêu chuẩn cụ thể các danh hiệu thi đua theo quy định tại Điều 12 đến điều Điều 50 của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ xung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng (sau đây gọi tắt là “Nghị định 42/2010/NĐ - CP”).
Điều 8. Hình thức khen thưởng:
Khen thưởng thường xuyên: Là hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc khi kết thúc một đợt thi đua hay một năm thực hiện kế hoạch.
Khen thưởng đột xuất: Là hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích đột xuất, đặc biệt xuất sắc, có tác dụng nêu gương lớn, không nằm trong chỉ tiêu thi đua hoặc không tham gia ký kết, giao ước thi đua.
Khen thưởng theo niên hạn: các cá nhân, tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và không để xẩy ra vụ việc gây ảnh hướng xấu đến hoạt động của đơn vị trong 5 năm gần nhất. Khen thưởng theo niên hạn thực hiện định kỳ 5 năm một lần.
Các hình thức khen thưởng cụ thể:
a) Hình thức khen thưởng của Nhà nước, cơ quan Nhà nước:
b) Hình thức khen thưởng của Tổng công ty:
- Nhà quản lý giỏi VINACONEX tiêu biểu (thường niên): Là hình thức khen thưởng của Tổng công ty dành cho các nhà quản lý của các tổ chức của Tổng công ty được quy định tại Khoản 1.2 Điều 1 Quy chế này có thành tích xuất sắc trong quản lý điều hành các đơn vị thuộc phạm vi quản lý, đóng góp lớn cho hoạt động của Tổng công ty.
- Doanh nghiệp VINACONEX tiêu biểu (thường niên): Là hình thức khen thưởng của Tổng công ty dành cho các doanh nghiệp là các tổ chức là doanh nghiệp của Tổng công ty được quy định tại Khoản 1.2 Điều 1 Quy chế này có thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh trong năm, đóng góp lớn cho hoạt động của Tổng công ty.
- Đơn vị VINACONEX tiêu biểu (thường niên): Là hình thức khen thưởng của Tổng công ty dành cho các doanh nghiệp là các đơn vị không phải là doanh nghiệp được quy định tại Khoản 1.2 Điều 1 Quy chế này có thành tích xuất sắc trong hoạt động, đóng góp lớn cho hoạt động của Tổng công ty.
- Huy hiệu vì sự nghiệp VINACONEX: là huy hiệu do Tổng công ty trao tặng cho các cá nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển VINACONEX. Quyết định tặng Huy hiệu vì sự nghiệp VINACONEX kèm theo tặng Bằng chứng nhận của Tổng công ty.
- Cờ truyền thống của Tổng công ty: là cờ truyền thống của Tổng công ty tặng cho các đơn vị thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty có nhiều thành tích xuất sắc, có kỷ niệm ngày thành lập vào các năm chẵn (5 năm, 10 năm, 15 năm, …). Quyết định tặng Cờ truyền thống của Tổng công ty kèm theo tặng Bằng khen của Tổng công ty
- Bằng khen của Tổng công ty: là bằng khen của Tổng công ty tặng cho các tập thể cá nhân có thành tích phù hợp với quy định của quy chế này và các quy định có liên quan của pháp luật.
Điều 9. Tiêu chuẩn khen thưởng:
Điều 40 đến Điều 50 của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP.
Tiêu chuẩn xét chọn, hình thức khen thưởng, hồ sơ thủ tục xét thưởng đối với hình thức khen thưởng “Nhà quản lý giỏi VINACONEX tiêu biểu”, “Doanh nghiệp VINACONEX tiêu biểu” và “Đơn vị VINACONEX tiêu biểu” theo quy định riêng của Tổng công ty.
Tiêu chuẩn đối với đơn vị được tặng cờ truyền thống của Tổng công ty: Các đơn vị thành viên hạch toán độc lập có kỷ niệm ngày thành lập vào các năm chẵn (5 năm, 10 năm, 15 năm, …), có thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh, đóng góp nhiều cho sự nghiệp xây dựng và phát triển VINACONEX, góp phần vào việc phát triển thương hiệu VINACONEX, đơn vị có Tờ trình đề nghị Hội đồng thi đua khen thưởng Tổng công ty xem xét quyết định tặng cờ truyền thống của Tổng công ty.
Tiêu chuẩn đối với việc tặng Huy hiệu vì sự nghiệp VINACONEX: Huy hiệu vì sự nghiệp VINACONEX được tặng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển VINACONEX, góp phần vào việc phát triển thương hiệu VINACONEX, có thể đề nghị hoặc được tập thể/cá nhân khác đề nghị cho Hội đồng thi đua khen thưởng Tổng công ty xem xét quyết định tặng Huy hiệu vì sự nghiệp VINACONEX.
Bằng khen và Giấy khen của Tổng công ty: Tổng công ty tặng Bằng khen và Giấy khen của Tổng công ty cho các tập thể và cá nhân nhận được các danh hiệu thi đua đối với cá nhân và tập thể thuộc cấp Tổng công ty như Lao động tiên tiến, Chiến sỹ thi đua cơ sở, Tập thể Lao động tiên tiến, Tập thể Bằng khen Tổng công ty; Nhà quản lý giỏi VINACONEX tiêu biểu; Doanh nghiệp VINACONEX tiêu biểu và Đơn vị VINACONEX tiêu biểu;
CHƯƠNG 4
THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG
(Theo luật)
CHƯƠNG 5NGUỒN KINH PHÍ KHEN THƯỞNG & MỨC TIỀN THƯỞNG
Điều 13. Nguồn kinh phí và sử dụng nguồn kinh phí khen thưởng
Nguồn kinh phí khen thưởng:
Nguồn kinh phí khen thưởng của Tổng công ty và các đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty lấy từ:
Qũy Khen thưởng phúc lợi của Tổng công ty phù hợp với các quy định của Điều lệ, Nghị quyết của Đại hội cổ đông, Quyết định của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty;
Nguồn tiết kiệm được từ việc thực hiện các công trình, Dự án của Tổng công ty;
Nguồn kinh phí tổng thầu các công trình do Tổng công ty làm Tổng thầu;
Các nguồn hợp pháp khác của Tổng công ty phù hợp với các quy định của pháp luật;
Nguồn kinh phí khen thưởng của các đơn vị thành viên hạch toán độc lập lấy từ Qũy Khen thưởng phúc lợi của các đơn vị. Đối với các danh hiệu và hình thức Khen cao và Cờ thi đua cấp Bộ Xây dựng và Cờ thi đua Chính phủ nguồn kinh phí từ Quỹ Khen thưởng phúc lợi của Tổng công ty.
Sử dụng nguồn kinh phí khen thưởng:
Nguồn kinh phí khen thưởng được sử dụng để:
Chi cho in ấn giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, làm các kỷ niệm chương, huy hiệu, cờ thi đua, khung bằng khen;
Chi tiền thưởng hoặc tặng phẩm lưu niệm cho các cá nhân, tập thể;
Chi cho công tác tổ chức, chỉ đạo các phong trào thi đua.
Chi cho các công tác khác phục vụ hoạt động khen thưởng thi đua;
Đối với các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng của Bộ xây dựng và của Tổng công ty khen thưởng cho các cá nhân, tập thể các đơn vị thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty, nguồn kinh phí khen thưởng lấy từ Qũy Khen thưởng phúc lợi của các đơn vị;
Đối với các danh hiệu thi đua của Bộ xây dựng và của Tổng công ty khen thưởng cho các cá nhân, tập thể các đơn vị phụ thuộc của Tổng công ty nguồn kinh phí khen thưởng lấy từ Qũy Khen thưởng phúc lợi của Tổng công ty.
Đối với các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cấp Nhà nước, Chính phủ như “Cờ thi đua Chính phủ”, “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”, “Huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” khen thưởng cho các cá nhân, tập thể của Tổng công ty nguồn kinh phí khen thưởng lấy từ Qũy Khen thưởng phúc lợi của Tổng công ty.
Đối với các hình thức khen thưởng đột xuất, khen thưởng sau các đợt thi đua cụ thể do Tổng công ty phát động đối với các công trình, dự án do Tổng công ty làm chủ đầu tư hoặc tổng thầu/nhà thầu chính nguồn kinh phí khen thưởng lấy từ Qũy Khen thưởng phúc lợi của Tổng công ty. Đối với các hình thức khen thưởng đột xuất, khen thưởng sau các đợt thi đua cụ thể do các đơn vị làm công ty chủ đầu tư hoặc tổng thầu/nhà thầu chính, nguồn kinh phí khen thưởng lấy từ Qũy Khen thưởng phúc lợi của các đơn vị.
Việc chi tiền thưởng cho hoạt động khen thưởng thi đua phải trên cơ sở đề xuất của Hội đồng thi đua Tổng công ty và/hoặc Hội đồng thi đua các đơn vị được lãnh đạo Tổng công ty và hoặc thủ trưởng đơn vị phê duyệt phù hợp với các quy định của pháp luật và quy chế nội bộ của Tổng công ty và/hoặc của đơn vị.
Điều 14. Cách tính tiền thưởng
Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 15. Mức khen thưởng cụ thể
Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 16. Các quyền lợi khác
Cá nhân được tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp Bộ”; danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”; được tặng Huân chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước; “Giải thưởng Hồ Chí Minh”; “Giải thưởng nhà nước”: Ngoài việc được khen thưởng theo quy định tại Quy chế này được ưu tiên xét lên lương trước thời hạn, ưu tiên cử đi nghiên cứu, học tập, công tác, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ở trong nước và nước ngoài theo hướng dẫn của Tổng công ty.
CHƯƠNG 6QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA CÁ NHÂN, TẬP THỂ; HÀNH VI VI PHẠM, XỬ LÝ VI PHẠM;
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG;
TƯỚC VÀ PHỤC HỒI DANH HIỆU
Điều 17. Quyền của cá nhân, tập thể trong thi đua, khen thưởng của Tổng công ty
Được tham gia các phong trào thi đua do Tổng công ty và/hoặc đơn vị phát động.
Được đề nghị xét tặng danh hiệu, hình thức khen thưởng theo đúng quy định của Tổng công ty.
Có quyền góp ý hoặc đề nghị Hội đồng thi đua khen thưởng Tổng công ty xét tặng danh hiệu, hình thức khen thưởng cho cá nhân, tập thể có đủ thành tích và tiêu chuẩn theo quy định của Tổng công ty.
Đề nghị Hội đồng thi đua khen thưởng Tổng công ty không xét tặng danh hiệu, hình thức khen thưởng, thu hồi các danh hiệu, hình thức khen thưởng đã được tặng hoặc khen thưởng không đúng tiêu chuẩn, không đúng thủ tục do pháp luật quy định.
Điều 18. Nghĩa vụ của cá nhân, tập thể trong thi đua, khen thưởng của Tổng công ty
Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, của Tổng công ty và của đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng.
Không góp ý mang tính xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tập thể được dự kiến xét tặng danh hiệu, hình thức khen thưởng hoặc đã được tặng danh hiệu, hình thức khen thưởng.
Từ chối nhận danh hiệu hoặc hình thức khen thưởng không xứng đáng với thành tích và không đúng tiêu chuẩn, thủ tục do pháp luật và Tổng công ty quy định.
Không được lợi dụng thi đua khen thưởng để trục lợi.
Điều 19. Hành vi vi phạm và hình thức xử lý đối với cá nhân, tập thể được khen thưởng
Hành vi vi phạm của cá nhân hoặc tập thể được khen thưởng:
Vi phạm các quy định tại Điều 4 Quy chế này;
Cố tình che dấu hành vi vi phạm chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước để đề nghị Hội đồng thi đua khen thưởng Tổng công ty khen thưởng;
Dùng tiền, các lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác nhằm mua chuộc người, cơ quan có thẩm quyền khen thưởng để được khen thưởng;
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào công tác khen thưởng.
Hình thức xử lý đối với cá nhân, tập thể có hành vi vi phạm quy định tại khoản 19.1 Điều này:
Bị huỷ bỏ quyết định khen thưởng và bị thu hồi hiện vật, tiền thưởng đã nhận;
Tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, người vi phạm bị xử lý kỷ luật theo quy định của Tổng công ty hoặc xử lý theo quy định của pháp luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
Tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, người đứng đầu tập thể có hành vi vi phạm khoản 19.1 Điều này bị xử lý kỷ luật theo quy định của Tổng công ty hoặc xử lý theo quy định của pháp luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
Điều 20. Hành vi vi phạm và hình thức xử lý đối với người và cơ quan có thẩm quyền quyết định khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng
Hành vi vi phạm của người hoặc tập thể có thẩm quyền trong quá trình thực hiện thủ tục và quyết định khen thưởng:
Xác nhận sai sự thật về thành tích của cá nhân, tập thể;
Làm giả hồ sơ, giấy tờ cho người khác để đề nghị khen thưởng;
Nhận tiền, các lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác để khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng;
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để ra quyết định khen thưởng trái pháp luật, vi phạm quy định của Tổng công ty;
Không thực hiện đúng quy trình, thủ tục xét khen thưởng theo quy định tại Quy chế này và các quy định có liên quan của pháp luật;
Hình thức xử lý đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại khoản 20.1 Điều này: Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm tại khoản 20.1 Điều này tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của Tổng công ty hoặc xử lý theo quy định của pháp luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Khiếu nại, tố cáo về thi đua, khen thưởng
Cá nhân, đơn vị có quyền khiếu nại về:
Nhận xét sai sự thật của cấp có thẩm quyền đối với thành tích và khuyết điểm của mình trong hồ sơ, thủ tục, trình cấp có thẩm quyền xét khen thưởng;
Cá nhân, cấp có thẩm quyền thực hiện không đúng thủ tục, quy trình trình cấp có thẩm quyền khen thưởng.
Cá nhân, đơn vị có quyề
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện công tác thi đua khen thưởng kỷ luật tại công ty vinaconex.doc