Đề tài Hoàn thiện cụng tỏc kế toỏn tập hợp chi phớ sản xuất và tớnh giỏ thành sản phẩm ở cụng ty cầu I Thăng Long

Đối tượng tập hợp chi phi sản xuất được công ty xác định là từng công trình, hạng mục công trình. Chi phí phát sinh được tập hợp cho từng công trình. Do đó các chi phí sản xuất thực tế phát sinh được theo dõi cho từng công trình, hạng mục công trình trên các sổ chi tiết chi phí của công trình đó.

 Căn cứ vào sổ chi tiết TK 621, TK622, TK623, TK627 của các công trình, kế toán lập “Bảng kê tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh” (Biểu 43).

 Chi phí sản xuất được tập hợp vào TK154. Dựa vào các CTGS số 110, CTGS số 120, CTGS số 310, CTGS số 2030, kế toán ghi sổ chi tiết TK154 – Công trinh cầu Chợ Dinh ( Biểu 47) và ghi sổ cái TK154 (Biểu 48).

 

doc138 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện cụng tỏc kế toỏn tập hợp chi phớ sản xuất và tớnh giỏ thành sản phẩm ở cụng ty cầu I Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vật liệu, công cụ dụng cụ toàn công ty. - Kế toán tiền lương và BHXH: hàng tháng căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán lương do phòng lao động tiền lương lập, kế toán tiến hành tổng hợp chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương cho từng đối tượng sử dụng lao động. Cuối quí, kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH. - Kế toán thanh toán: phản ánh mọi khoản thanh toán chi phí của khối lượng quản lý, thanh toán lương, bảo hiểm khi phòng lao động tiền lương xác định số liệu. Các khoản mục thanh toán với bên A, thanh toán với nhà cung cấp, kế toán phản ánh đầy đủ và chính xác. Việc thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng kế toán phải giám sát chặt chẽ, các sổ tài khoản liên quan cũng phải được cập nhập thường xuyên. Định kỳ kế toán lập bảng chi tiết để báo cáo. - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: thường xuyên kiểm tra, đối chiếu và định kỳ phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí đối với các chi phí trực tiếp, chi phí chung, chi phí quản lý doanh nghiệp, có thể đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý và tiét kiệm chi phí sản xuất. Định kỳ lập báo cáo sản xuất kinh doanh theo tiến độ và thời hạn, tổ chức kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm. - Thủ quĩ: thủ quĩ tại công ty có nhiệm vụ giữ tiền mặt và căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi kèm theo các chứng từ gốc có chữ ký đầy đủ để nhập hoặc xuất tiền và vào sổ quĩ kịp thời. - Kế toán tổng hợp: Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ kế toán tổng hợp có nhiệm vụ lập sổ cái các tài khoản. Đồng thời căn cứ vào số dư trên các tài khoản trên sổ cái kế toán lập bảng tổng hợp đối chiếu số phát sinh, bảng cân đối kế toán. Vào kỳ quyết toán kế toán tổng hợp phải tiến hành lập báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cũng như thuyết minh báo cáo tài chính và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Ở công ty cầu I Thăng Long, kế toán tổng hợp kiêm luôn chức năng và nhiệm vụ vụ của kế toán TSCĐ. Có trach nhiệm theo dõi tình hình tăng, giảm , hiện có của TSCĐ trên 3 mặt: nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại. Hàng quí căn cứ vào nguyên giá TSCĐ hiện có và tỷ lệ khấu hao tính theo phương pháp đường thẳng, kế toán tính số khấu hao và phân bổ cho các đối tượng sử dụng. Nhìn chung bộ máy kế toán của công ty gọn nhẹ, kiểm tra sử lý thông tin kịp thời, chặt chẽ. Hiện nay công ty đang áp dụng kế toán thủ công, chưa áp dụng kế toán máy. Hình thức kế toán mà công ty đang áp dụng hiện nay là hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Phương pháp kế toán hàng tồn kho mà công ty đang áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên. Sơ đồ hình thức kế toán chứng từ ghi sổ ở Công ty cầu I Thăng Long Chứng từ gốc (bảng kê) Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ quĩ Sổ đăng ký CTGS Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết số phát 1 1 1 2 3 4 3 5 6 2 7 7 Chú thích: Ghi hằng ngày Ghi cuối quí Kiểm ta, đối chiếu Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng kê kế toán lập chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi các sổ, thẻ chi tiết. Đối với các chứng từ thu chi tiền mặt được ghi vào sổ quĩ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái Căn cứ vào sổ thẻ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh. Đối chiếu số liệu gữa bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh và sổ cái Sau khi đối chiếu số khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh được dùng để lập bảng cân đối số phát sinh. Đối chiếu số liệu gữa sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và cân đối số phát sinh. Từ bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh, kế toán lập báo cáo tài chính. II. Tình hình thực tế về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cầu I Thăng Long. 1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng. Ở công ty cầu I Thăng Long, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng công trình, hạng mục công trình. Việc lựa chọn như trên xuất phát từ đặc thù hoạt động của đơn vị. Trước hết, loại hình sản phẩm của công ty mang tính chất đơn chiếc. Mỗi công trình gắn với một hợp đồng riêng biệt và có giá trị dự toán riêng. Hơn nữa, đối tượng tính giá thành ở công ty cũng được xác định là từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao trong kỳ. Vì vậy các khoản chi phí sản xuất tính vào giá thành sản phẩm xây dựng được tập hợp trực tiếp cho từng công trình sau đó kết chuyển sang tài khoản tính giá thành để xác định giá thành của từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao trong kỳ. Mỗi công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công xây dựng đến khi hoàn thành bàn giao đều được mở riêng một sổ chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh chi công trình, hạng mục công trình đó. Mỗi công trình đều được theo dõi chi tiết theo từng yếu tố chi phí, đó là; Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sử dụng máy thi công Chi phí sản xuất chung Cuối quí, dựa trên sổ chi tiết chi phí của tất cả các công trình, hạng mục công trình kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất trong quí. Căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất trong quí, kế toán tính giá thành sản phẩm hoàn thành và lập báo cáo chi phí sản xuất, giá thành mỗi quí. Đối với những chi phí liên quan trực tiếp đến từng công trình, hạng mục công trình thì tập hợp trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình đó. Những chi phí không tập hợp trực tiếp được cho từng công trình, hạng mục công trình thì phân bổ theo tiêu thức thích hợp. 2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Việc quản lý chặt chẽ và quản lý chính xác, đầy đủ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác quản lý tài chính, quản lý giá thành tại công ty. Chi phí nguyên vật liệu trực tiệp là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm xây dựng bởi vì nguyên vật liệu là yếu tố cấu thành thực thể vật chất của công trình, đặc biệt trong điều kiện trình độ sản xuất của ngành xây dựng nước ta còn thấp, mức tiêu hao nguyên vật liệu còn cao. Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: Nguyên vật liệu chính: xi măng, sắt thép, cát vàng, cát đen, đá hỗn hợp, đá 1x2, đá 4x6. tôn 6 ly, tôn 8 ly, sỏi… Vật liệu phụ: que hàn 4 ly, que hàn 2 ly, thép từ 1 đến 5 ly, đinh các loại, phụ gia tăng dẻo, phụ gia tăng đông cứng, bu lông… Nhiên liệu: xăng A92, A83, dầu DP14, mỡ IC, đất đèn,ô xy… Phụ tùng thay thế: zoăng, phớt, bugi, vòng bi, mayơ, phớt, chắn dầu, bu lông tích kê, cút nước… Công ty hạch toán thẳng vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp những chi phí công cụ dụng cụ xuất dung phân bổ một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ: quần áo bảo hộ lao động, mặt nạ hàn, chổi đánh rỉ… Đối với những công cụ dụng cụ có giá trị lớn: gỗ cốt pha, cọc ván thép, khung vây, dây dùi F50, những thiết bị đặc chủng như xe lao, lắp dần công ty tiến hành phân bổ vào chi phí sản xuất trong kỳ. Để tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ, kế toán sử dụng tài khoản 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. TK621 được sử dụng đúng theo chế độ kế toán qui định. TK621 được kế toán mở sổ chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình đang thi công. Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và đặc điểm của sản phẩm xây dựng đó là địa điểm phát sinh chi phí nhiều nơi khác nhau. Để thuận tiện cho việc xây dựng công trình ở xa, tránh việc vận chuyển tốn kém nên công ty cho xây dựng kho tạm tại địa điểm công trình đang thi công. Việc nhập xuất vật tư chỉ diễn ra ở đó. Đối với những loại vật liệu không mua được ở nơi thi công, công ty sẽ điều chuyển vật liệu từ kho chính của công ty tới nơi công trình đang thi công (thông thường mọi vật liệu đều có ở nơi công trình đang thi công). Qui trình xuất kho và hạch toán vật tư như sau Đầu tiên phòng kế hoạch, kỹ thuật, vật tư căn cứ vào các dự toán và phương án thi công của công trình mà công ty đã đấu thầu được, cùng với tiến độ thi công của các công trình để lập kế hoạch cung cấp vật tư cũng như việc giao nhiệm vụ sản xuất thi công, phòng kỹ thuật tính toán lượng vật tư cần phục vụ thi công, cán bộ vật tư được điều xuống các công trình có nhiệm vụ chuyển yêu cầu cung cấp vật tư sang phòng kế toán và xin tạm ứng tiền để mua vật tư. Sau khi hoàn thành các thủ tục xem xét xác nhận của cán bộ kỹ thuật, kế toán trưởng và giám đốc, thủ quĩ viết phiếu chi cho tạm ứng tiền. Nợ TK141 Có TK111 Sau khi nhận tiền, cán bộ phòng vật tư đó cùng chủ nhiệm công trình tiến hành mua vật tư theo tiến độ thi công. Tại công ty cầu I Thăng Long, việc nhập và xuất kho vật liệu đều diễn ra tại kho tạm nơi công trình đang thi công. Cán bộ vật tư tiến hành làm thủ tục nhập kho cho vật liệu mua về và làm thủ tục xuất kho khi xuất vật liệu cho thi công. Đối với các loại vật liệu như: cát, đá, sỏi… đều được tập kết tại kho tạm mà không tiến hành tập kết tại chân công trình để xuất thẳng cho thi công. Khi xuất kho vật liệu cán bộ vật tư tiến hành viết phiếu xuất kho có sự xác nhận của thủ kho. Phiếu xuất kho được chia làm 3 liên, một liên thủ kho giữ để theo dõi, một liên được cán bộ vật tư giữ, một liên được tập hợp lại để cuối mỗi tháng gửi về phong kế toán tại công ty. Kế toán nguyên vật liệu theo dõi tình hình nhập xuất vật tư theo phương pháp ghi thẻ song song. Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng được tính theo phương pháp nhập trước xuất trước. Cuối tháng căn cứ vào các phiếu nhập, xuất vật tư từ công trường gửi về kế toán vật liệu tiến hành phân loại phiếu nhập, phiếu xuất, sau đó tổng hợp vật liệu xuất dùng trực tiếp cho các công trình để ghi vào “Sổ chi tiết vật tư xuất dùng trực tiếp cho các công trình” (Biểu 2). Cuối mỗi quí, kế toán vật liệu lập “Bảng tổng hợp vật tư xuất dùng trực tiếp” (Biểu 3). Đối với chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho máy thi công và cho sản xuất chung cũng được phân loại để ghi vào “Sổ chi tiết vật tư xuất dùng cho máy thi công” (Biểu 4), “Sổ chi tiết xuất dùng cho sản xuất chung” (Biểu 6). Và cuối mỗi quí, kế toán vật liệu cũng lập “Bảng tổng hợp vật tư xuất dùng cho máy thi công” (Biểu 5), “Bảng tổng hợp vật tư xuất dùng cho sản xuất chung” (Biểu 7). Căn cứ vào các sổ chi tiết xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ các công trình, kế toán lập “Bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu, CCDC” (Biểu 8), từ đó kế toán lập “Bảng phân bổ nguyên vật liệu (ghi có TK152, ghi nợ các TK…)” (Biểu 9), “Bảng phân bổ CCLĐ (ghi có TK153, ghi nợ các TK…)” (Biểu 10), “Bảng phân bổ CCLĐ cho các công trình TK chi phí chờ phân bổ (ghi có TK1421, ghi nợ các TK…)” (Biểu 11). Căn cứ vào các bảng phân bổ trên kế toán lập các chứng từ ghi sổ: CTGS số 50 (Biểu 12) phản ánh số nguyên vật liệu xuất kho, CTGS số 51 (Biểu 13) phản ánh giá trị CCDC xuất kho ( loại phân bổ 100%), CTGS số 52 (Biểu 14) phản ánh giá trị CCDC xuất kho (loại phân bổ 50%) thi công công trình cầu Chợ Dinh. Kế toán công ty không tiến hành kiểm kê vật tư còn lại không sử dụng hết vào cuối mỗi quí mà chỉ kiểm kê vào quí mà công trình đó hoàn thành. Do vậy, quí IV/2002 không có chứng từ phản ánh nghiệp vụ ghi giảm nguyên vật líệu. Căn cứ vào CTGS số 50, CTGS số 51, CTGS số 52 kế toán ghi sổ chi tiết TK621 – Công trình cầu Chợ Dinh (Biểu 15), sổ cái TK621 (Biểu 17). Dựa vào các sổ kế chi tiết TK621, kế toán cộng tổng phát sinh nợ của sổ chi tiết TK621 cho từng công trình làm căn cứ lập CTGS số 110 (Biểu 16) với nội dung kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho tất cả các công trình đang thi công trong quí. Căn cứ vào số chi tiết ghi trên CTGS số 110 kế toán vào sổ chi tiết TK621 – công trình cầu Chợ Dinh (Biểu 15) theo định khoản: Nợ TK154: 1.528.355.040 Có TK621: 1.528.355.040 Đồng thời căn cứ vào dòng “Cộng” trên CTGS số 110 để vào sổ cái TK621 (Biểu 17) theo định khoản: Nợ TK154: 5.746.412.709 Có TK621: 5.746.412.709 3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Khoản mục chi phi nhân công trực tiếp là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn. Do vậy việc hạch toán đúng, đủ chi phí nhân công trực tiếp có ý nghĩa quan trọng trong việc tính lương, trả lương chính xác và kịp thời cho người lao động, đồng thời góp phần quản lý tốt thời gian lao động và quĩ lương của công ty, khuyến khích tăng năng suất lao động. Nội dung khoản mục chi phí nhân công trực tiếp ở công ry bao gồm: Tiền lương cơ bản của công nhân trực tiếp thi công Các khoản phụ cấp lương, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, phụ cấp lưu động, phụ cấp khu vực của công nhân trực tiếp thi công. Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp thi công Công ty đang áp dụng 2 hình thức trả lương: trả lương theo sản phẩm (lương khoán) và trả lương theo thời gian. Hình thức trả lương theo sản phẩm chủ yếu áp dụng cho bộ phận sản xuất trực tiếp. Hình thức trả lương theo thời gian chủ yếu áp dụng cho bộ phận quản lý chỉ đạo sản xuất thi công xây dựng. Ở công ty cầu I Thăng Long, chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán vào tài khoản 622 – chi phí nhân công trực tiếp. Chứng từ ban đầu cho việc xác định lương theo các hình thức nói trên là bảng chấm công của các đội sản xuất và bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành. Tổ trưởng có nhiệm vụ theo dõi tình hình lao động của công nhân trong tổ, hàng ngày chấm công vào bảng chấm công theo qui định của chứng từ. Cuối tháng tổ trưởng lấy xác nhận của đội trưởng và nộp bảng chấm công cho thống kê đội. Thống kê đội kiểm tra lên bảng tổng hợp công trong tháng cho công trình đang thi công. Cách tính lương của công ty được tiến hành như sau: Đối với lương sản phẩm Căn cứ vào “Bản nghiệm thu khối lượng thi công” (Biểu 18) của công trình để tính ra số công thực tế. Số công này nhân với đơn giá định mức đã được duyệt sẽ tính ra được quĩ lương sản phẩm trong tháng. Số công định mức được giao: 827 công Quĩ lương sản phẩm tháng 12/2002: 849,5 x 25.000 = 21.237.500 Ở công ty cầu I Thăng Long việc tính lương sản phẩm được căn cứ vào quĩ lương sản phẩm trong tháng của từng công trình. Kế toán viên và cán bộ phòng tổ chức lao động tiến hành chia lương. Việc chia lương sản phẩm phải dựa theo nguyên tắc: chia đúng, chia đủ, đảm bảo sự công bằng, khách quan. Cách chia như sau: Chọn bậc lương của ngưới thấp nhất ( hoặc cao nhất) trong đội làm cơ sở và bậc lương này có hệ số tương ứng là 1. Hệ số của những người khác được tính bằng bậc lương của người đó chia cho bậc lương chuẩn. Căn cứ vào “Bảng chấm công” (Biểu 19) và hệ số đã tính cho từng người trong “Bảng qui đổi công” (Biểu 20), kế toán tính ra được số công đã qui đổi của từng người theo công thức: Số công qui đổi = Số công thực tế x Hệ số lương Sau khi đã tính được số công qui đổi trong toàn công trường, kế toán lập “Bảng tổng hợp qui đổi công” (Biểu 21) Tính đơn giá lương sản phẩm của công qui đổi: Đơn giá lương 1 công Tổng quĩ lương sản phẩm qui đổi = Tổng số công qui đổi của toàn đội - Tính lương sản phẩm cho từng người: Lương sản phẩm = Số công qui đổi x Đơn giá công qui đổi Công ty cầu I Thăng Long Biểu 19 Trích “Bảng chấm công tháng 12/2002” Tổ kích kéo 1- Công trình cầu Chợ Dinh STT Họ và tên Ngày trong tháng 1. 2. 3. 4. 5. …… Qui ra công thực tế 1 Trần Văn Long x x x x x…… 29 2 Hà Thị Phương x x x 0 x 28 3 Mai Văn Châu x 0 x x x 30 … … …. … Công ty cầu I Thăng Long Biểu 20 Trích “Bảng qui đổi công” tháng 12/2002 Tổ kích kéo 1- Công trình cầu Chợ Dinh STT Họ và tên Bậc lương Hệ số Công thực tế Số công đã qui đổi 1 Trần Văn Long 220.000 1 29 29 2 Hà Thị Phương 256.600 1,166 28 32,65 3 Mai Văn Châu 404.200 1,837 30 55,11 … … … … … … Cộng 160,57 Công ty cầu I Thăng Long Biểu 21 Bảng tổng hợp công qui đổi – Công trình cầu Chợ Dinh Tháng 12/2002 STT Bộ phận Số người Tổng số công 1 Bảo vệ + tổ điện 6 7,5 2 Tổ kích kéo 1 8 160,57 3 Tổ kích kéo 3 12 148,33 4 Tổ phun cát sơn 8 90,69 5 Sắt 1+2 5 86,67 6 Tổ kích kéo 4 4 95,74 Cộng 589,5 Ví dụ: Qua các biểu 18, 19, 20, 21. Ta có: Tổng quĩ lương sản phẩm: 21.237.500 Tổng số công qui đổi: 589,5 Đơn giá công qui đổi: Vậy tiền lương sản phẩm được tính cho: Trần Văn Long 29 x 36.026,29 = 1.044.762 Hà Thị Phương 32,65 x 36.026,29 = 1.176.258 Mai Văn Châu 55,11 x 36.026,29 = 1.985.408 Đối với lươmg thời gian: Lương thời gian được tình theo công thức: Bậc lương cơ bản Lương thời gian = ( x Số công thực hiện) + 26 + (% năng suất x Bậc lương cơ bản) Trong đó: Số công thực hiện được lấy từ bảng chấm công Tổng số công thực hiện - Tổng số công định mức được giao %năng suất = Tổng số công định mức được giao Ví dụ: Cuối tháng 12/2002 tại công trình cầu Chợ Dinh, ở biểu 18 Số công thực hiện: 849,5 Tổng số công định mức được giao: 827 % năng suất Ở tổ văn phòng, anh Phan Ngọc Nam có: Bậc lương cơ bản là: 447.800 Số công thực hiện trong tháng: 29 Vậy lương của anh Nam là: Ngoài các khoản lương chính, công ty còn phải trả cho công nhân viên các khoản phụ cấp: Phụ cấp lưu động được tính theo khoảng cách từ nơi công trình đang thi công tới vị trí công ty đóng. Công trình nào ở xa thì được hưởng phụ cấp lưu động lớn. Phụ cấp độc hại chỉ tính cho đội cơ giới và đội sắt mộc Phụ cấp trách nhiệm Phụ cấp khu vực *Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ Theo chế độ tài chính hiện hành, ngoài tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất trực tiếp, công ty còn phải tính vào chi phí sản xuất một bộ phận chi phí gồm các khoản trích BHXH, BHYT trích trên tiền lương cơ bản, KPCĐ trích trên tiền lương thực tế, các khoản trích theo lương này được tính vào chi phí sản xuất chung. Ở công ty cầu I Thăng Long của công nhân trực tiếp sản xuất được tính trên tiền lương cơ bản và tính vào chi phí nhân công trực tiếp Trên cơ sở bảng tổng hợp qui đổi công, kế toán viên lập “Bảng tổng hợp thanh toán lương và phụ cấp” (Biểu 22). Bảng tổng hợp này được gửi về phòng kế toán của công ty vào cuối mỗi tháng. Cuối quí, kế toán tiền lương tập hợp để vào “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” cho toàn công ty (Biểu 23). Công ty cầu I Thăng Long sử dụng TK622 – chi phí nhân công trực tiếp để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. TK623 – chi phí sử dụng máy thi công để tập hợp chi phí tiền lương của công nhân sử dụng máy thi công. TK627 – chi phí sản xuất chung để tập hợp chi phí tiền lương của cán bộ quản lý thi công. TK642 – chi phí quản lý doanh nghiệp để tập hợp chi phí tiền lương của bộ phận văn phòng. Công ty cầu I Thăng Long không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất Nếu khoản chi phí này phát sinh kế toán vẫn tính vào chi phí nhân công trong kỳ một cách bình thường. Ở công ty cầu I Thăng Long số công nhân luôn đảm bảo về số lượng nên công ty không phải thuê lao động ngoài. Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH, kế toàn lập CTGS số 55 – Công trình cầu Chợ Dinh (Biểu 24) phản ánh chi phí tiền lương của nhân công sản xuất, và CTGS số 56 – Công trình cầu Chợ Dinh (Biểu 25) phản ánh các khoản trích theo lương tính vào chi phí của nhân công sản xuất. Căn cứ vào các số chi tiết của CTGS số 55, CTGS số 56 kế toán ghi vào sổ chi tiết TK622 – Công trình cầu Chợ Dinh (Biểu 26) và cũng để ghi sổ cái TK622 ( Biểu 28). Dựa vào các sổ chi tiết TK622 của các công trình, kế toán cộng tổng số phát sinh bên nợ của sổ chi tiết TK622 cho từng công trình để lập CTGS số 120 (Biểu 27) phản ánh kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp quí IV năm 2002. Căn cứ vào số chi tiết của CTGS số 120, kế toán ghi vào sổ chi tiết TK622 – công trình cầu Chợ Dinh theo định khoản: Nợ TK154: 173.808.663 Có TK622: 173.808.663 Đồng thời căn cứ vào dòng “Cộng” của CTGS số 120 để ghi sổ cái TK622 (Biểu 28) theo định khoản: Nợ TK154: 445.025.298 Có TK622: 445.025.298 4. Chi phí sử dụng máy thi công Khoản mục chi phí sử dụng máy thi công thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm xây dựng. Tại công ty cầu I Thăng Long ch phí sử dụng máy thi công bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu dùng cho máy thi công Chi phí nhân công điều khiển máy Khấu hao máy thi công Ở công ty cầu I Thăng Long, tài khoản kế toán dùng để tập hợp ch phí sử dụng máy thi công là TK623 Kế toán hạch toán từng khoản mục chi phí trên như sau: 4.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho máy thi công Căn cứ vào “Bảng phân bổ NVL (ghi có TK152, ghi nợ các TK…)” (Biểu 9), chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho máy thi công: Nợ TK623: 459.390.879 Trong đó: Đập Thảo Long: 70.254.667 Cảng Chân Mây: 71.969.141 Cầu Kênh Kịa: 60.400.321 Cầu Đá Bạc: 44.228.768 Cầu Chợ Dinh: 116.504.098 Cầu Làng Ngòn: 96.033.884 Có TK152: 459.390.879 Căn cứ vào “Bảng phân bổ CCLĐ (ghi có TK152, ghi nợ các TK…)” (Biểu 10), chi phí CCDC xuất dùng cho máy thi công: Nợ TK623: 11.024.758 Trong đó: Đập Thảo Long: 1.935.168 Cảng Chân Mây: 1.234.625 Cầu Kênh Kịa: 2.362.724 Cầu Đá Bạc: 1.735.168 Cầu Chợ Dinh: 1.385.826 Cầu Làng Ngòn: 2.371.247 Có TK153: 11.024.758 Căn cứ vào “Bảng phân bổ CCLĐ tài khoản chờ phân bổ (ghi có TK1421, ghi nợ các TK” (Biểu 11), giá trị CCDC (loại phân bổ 50%) tính vào chi phí sử dụng máy thi công: Nợ TK623: 3.976.469 Trong đó: Đập Thảo Long: 761.945 Cảng Chân Mây: 588.724 Cầu Kênh Kịa: 500.000 Cầu Đá Bạc: 650.000 Cầu Chợ Dinh: 721.000 Cầu Làng Ngòn: 754.000 Có TK1421: 3.976.469 Căn cứ vào các bảng phân bổ trên, kế toán lập CTGS số 50, CTGS số 51, CTGS số 52 để ghi vào sổ chi tiết TK623 – Công trình cầu Chợ Dinh (Biểu 32) và sổ cái TK623 (Biểu 34). 4.2 Kế toán chi phí nhân công điều khiển máy thi công. Chi phí nhân công điều khiển máy bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản trích nộp theo lương của công nhân điều khiển máy thi công. Căn cứ vào “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” (Biểu 23), chi phí nhân công điều khiển máy thi công: Nợ TK623: 111.581.064 Trong đó: Đập Thảo Long: 7.108.465 Cảng Chân Mây: 12.179.888 Cầu Kênh Kịa: 4.074.203 Cầu Đá Bạc: 4.414.424 Cầu Chợ Dinh: 56.558.558 Cầu Làng Ngòn: 27.245.562 Có TK334: 93.765.600 Có TK338: 17.815.464 Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH, kế toán lập các CTGS số 55, CTGS số 56. Dựa vào các CTGS này ghi sổ chi tiết TK623 (Biểu 32), sổ cái TK623 (Biểu 34). 4.3 Chi phí khấu hao máy thi công Thực tế ở công ty cầu I Thăng Long, số máy móc dung cho thi công có chất lượng tương đối tốt. Tuy các công trình ngày càng nhiều nhưng hầu hết các công trình được điều động máy thi công một cách đầy đủ nên khi thi công, công ty không phải thuê máy thi công ngoài. Công ty không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, mà có kế hoạch sửa chữa thường xuyên máy móc thiết bị, phụ tùng dùng cho thay thế đã được hạch toán vào TK1524 - phụ tùng thay thế (chi tiết cho từng công trình ) ở bảng phân bổ nguyên vât liệu vào cuối quí. Công ty sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để trích khấu hao TSCĐ. Cuối quí kế toán lập “bảng tính khấu hao TSCĐ toàn công ty” (Biểu 29) Khấu hao máy móc thiết bị dùng cho thi công: máy ủi, máy phát điện, búa đóng cọc, máy xúc, máy bơm nước, … được tập hợp vào bên nợ TK623. khấu hao các thiết bị dụng cụ quản lý, phương tiện vận tải truyền dẫn,ôtô, nhà cửa vật kiến trúc (nhà kho xưởng, nhà điều hành sản xuất phục vụ cho việc quản lý chung ở các công trường được tập hợp vào TK627 Khấu hao thiết bị, dụng cụ quản lý, nhà cửa, vật kiến trúc, phương tiện vận tải phục phụ cho quản lý ở công ty được tập hợp vào TK642 Số khấu hao được phân bổ cho công trình theo giá trị thực hiện dựa trên “Báo cáo sản lượng sản xuất kinh doanh quí” (Biểu 30) trong toàn công ty theo cách tính như sau: Khấu hao máy dùng chung cho Khấu hao máy thi các công trình Giá trị sản công phân bổ cho = x lượng thực hiện mỗi công trình Tổng giá trị sản lượng thực hiện của mỗi công của các công trình trình Ví dụ: Trong “ trích báo cáo sản lượng kế hoạch sản xuất kinh doanh quí IV/2002” (Biểu 30) Công ty cầu I Thăng Long Biểu 30 Trích báo cáo sản lượng sản xuất kinh doanh Quí IV/2002 Đơn vị: 1.000.000 STT Hạng mục công trình ĐV Kế hoạch Thực hiện Khốilượng Giá trị Khốilượng Giá trị 1 Tổng giá trị sản xuất kinh doanh 8,615 8,734 2 Đập Thảo Long 1,324 1,348 3 Cảng Chân Mây 869 864 4 Cầu Kênh Kịa 1,061 1,085 5 Cầu Đá Bạc 764 743 6 Cầu Chợ Dinh 2.235 2.345 1 Đào kết cấu 180 200 2 Xây đá 30 45 3 Đá dăm đệm 20 22 2,349 10 Cầu Làng Ngòn 2,362 Tổng giá trị kinh doanh thực hiện các công trình là: 8.734trđ Khấu hao máy thi công tính cho các công trình như sau: + Công trình Đập Thảo Long + Công trình Cảng Chân Mây: + Công trình cầu Kênh Kịa + Công trình cầu Đá Bạc + Công trình cầu Chợ Dinh + Công trình cầu Làng Ngòn Đối với chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất chung cũng phân bổ cho công trình theo giá trị thực hiện. + Công trình Đập Thảo Long + Công trình Cảng Chân Mây: + Công trình Cầu Kênh Kịa: + Công trình cầu Đá Bạc: + Công trình cầu Chợ Dinh: +Công t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37130.doc
Tài liệu liên quan