Đề tài Hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Công thương Việt Nam

 

MỞ ĐẦU 1

Chương I: 2

1.1. Thanh toán vốn giữa các ngân hàng với hoạt động kinh doanh của NHTM. 2

1.1.1. Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt 2

1.1.2. Khái niệm, ý nghĩa thanh toán vốn giữa các ngân hàng. 3

1.1.3. Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu. 6

a) Thanh toán bằng séc 6

b) Uỷ nhiệm chi-chuyển tiền 7

c) Uỷ nhiệm thu 7

d) Thư tín dụng 8

e) Thẻ thanh toán 8

1.2. Phương thức thanh toán điện tử liên ngân hàng. 9

1.2.1. Khái quát về hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. 9

1.2.2. Một số quy định trong thanh toán điện tử liên ngân hàng. 13

1.3. Điều kiện thực hiện và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động thanh toán điện tử liên ngân hàng. 17

1.3.1. Điều kiện thực hiện 17

1.3.2. Các nhân tố bên trong 18

1.3.3. Các nhân tố bên ngoài 19

Chương II: 20

THỰC TRẠNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG 20

2.1. Khái quát về hệ thống thanh toán của Ngân hàng Công thương Việt Nam. 20

2.2. Cơ cấu tổ chức và kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT tại Việt Nam. 21

2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy. 21

2.2.2. Hoạt động kinh doanh của NHCT tại Việt Nam trong những năm gần đây. 23

2.3. Thực trạng thanh toán điện tử tại NHCT Việt Nam. 27

2.3.1. Hệ thống thanh toán điện tử VND 27

2.3.2. Hệ thống thanh toán quốc tế và chuyển tiền điện tử ngoại tệ trong hệ thống NHCTVN 33

2.3.3. Thanh toán trong hệ thống hiện đại hoá ngân hàng (INCAS) 34

2.3.5. Thực trạng triển khai E-banking tại NHCTVN 40

2.3.6. Quyền lợi và nghĩa vụ của NHCTVN khi tham gia vào hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. 41

2.3.6.1. Quyền lợi. 41

2.3.6.2. Các nghĩa vụ. 41

2.3.7. Tổ chức vận hành. 42

2.4. Đánh giá kết quả đạt được. 47

2.4.1. Những thành công. 47

2.4.2. Những hạn chế. 49

2.4.3. Nguyên nhân. 50

Chương III: 52

GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO 52

CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 52

LIÊN NGÂN HÀNG TẠI NHCTVN. 52

3.1. Quan điểm định hướng trong việc nâng cao chất lượng thanh toán điện tử liên ngân hàng. 52

3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh nói chung của NHCTVN. 52

3.1.2. Định hướng trong việc đưa ra các giải pháp 54

3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán điện tử liên ngân hàng. 55

3.2.1. Đào tạo nguồn nhân lực 56

3.2.2. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật. 57

3.2.3. Đẩy mạnh công tác Marketing 58

3.3. Những kiến nghị 59

3.3.1. Kiến nghị đối với NHCTVN. 59

3.3.2. Những kiến nghị với NHNN. 60

3.3.3. Kiến nghị với cơ quan quản lý. 62

KẾT LUẬN 63

 

 

 

doc66 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1745 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vốn Trong đó: - VNĐ - Ngoại tệ 3043 2533 510 100 83,24 16,76 3423 2900 523 100 84,72 15,28 4052 3242 810 100 80,01 19.99 1. TG của TCKT 1400 46,00 1700 50,34 2154 53,16 2. TG của Dân cư Trong đó: - TGTK - TG kỳ phiếu 1643 1443 200 54,00 47,40 6,6 1723 1550 173 49,66 45,28 4,38 1898 1612 286 46,84 39,78 7,06 (Nguồn: Số liệu phòng tổng hợp) Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động liên tục tăng trong ba năm, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2004 tổng nguồn vốn huy động bao gồm cả VNĐ và Ngoại tệ quy đổi VNĐ đạt đến 3043 tỷ đồng. Năm 2005 tổng nguồn vốn huy động bao gồm cả VNĐ và Ngoại tệ quy đổi VNĐ đến 31/12/2005 đạt 3423 tỷ đồng, tăng 380 tỷ đồng so với năm 31/12/2004, tốc độ tăng 12,49%. Năm 2006 tổng nguồn vốn huy động bao gồm cả VNĐ và Ngoại tệ quy đổi VNĐ đến 31/12/2006 đạt 4052 tỷ đồng, tăng 629 tỷ đồng so với năm 2005, tốc độ tăng 18,38%. Trong đó: - Vốn huy động bằng VNĐ năm 2004 đạt 2533 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 83,24% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2005 đạt 2900 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 84,72% tổng nguồn vốn huy động, tăng 367 tỷ đồng so với năm 2004. Năm 2006 đạt 3242 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 80,01% tổng nguồn vốn huy động, tăng 342 tỷ đồng so với năm 2005. - Vốn huy động bằng Ngoại tệ năm 2004 đạt 510 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 16,76% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2005 đạt 523 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 15,28% tổng nguồn vốn huy động, tăng 13 tỷ đồng so năm 2004. Năm 2006 đạt 810 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 19,99% tổng nguồn vốn huy động, tăng 287 tỷ đồng so với năm 2005. NHCT luôn đổi mới, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn kết hợp với áp dụng linh hoạt các công cụ lãi suất để thu hút nguồn tiền gửi từ các tầng lớp dân cư, từ doanh nghiệp nhằm đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Đồng thời không ngừng áp dụng công nghệ hiện đại vào công tác thanh toán, giao dịch tiền gửi tiết kiệm. Đạt được kết quả trên, NHCT đặc biệt chú trọng đổi mới về phong cách phục vụ khách hàng, quan tâm chăm sóc khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, chủ động phục vụ khách hàng tại đơn vị nhất là các đơn vị cá nhân có doanh số hoạt động lớn. Đẩy mạng hoạt động quảng cáo, tuyên truyền, kết hợp với các hình thức khuyến mãi nhằm vào mục tiêu huy động vốn, đặc biệt là trong các đợt phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm dự thưởng…nên đã thu hút được khách hàng gửi tiền. Chủ động tiếp cận các đơn vị thuộc các tổ chức chính trị -xã hội, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức tài chính phi Ngân hàng có nguồn thu để thu hút vốn. Đầu tư cho vay nền kinh tế. Các NH đều hoạt động dựa trên nguyên tắc đi vay để cho vay do vậy các NHTM nói chung và NHCT nói riêng không những chú trọng đến công tác huy động vốn mà còn đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng vốn, đặc biệt là công tác tín dụng. Nguồn vốn huy động được cần phải được lưu thông mới sinh ra lợi nhuận cho NH, đồng thời thực hiện nhiệm vụ cung ứng vốn cho nền kinh tế nên thông qua hoạt động đầu tư, cho vay NH cung ứng vốn ra thị trường. Công tác tín dụng của NHCT ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2002, dư nợ đạt 1670 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn chiếm 0,6% tổng dư nợ cho thấy sự phối hợp hoạt động giữa các phòng ban, các cá nhân chưa có độ ăn khớp nhịp nhàng nên kết quả vừa không đạt kế hoạch vừa không tương xứng với tiềm năng của NH, cho đến năm 2003 dư nợ của NHCT tăng lên là 2042 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn chiếm 0,48% tổng dư nợ, năm 2004 tổng dư nợ đạt 2150, trong đó nợ quá hạn chiếm 0,6% tổng dư nợ. Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn tại NHCT (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Phân theo loại cho vay - Dư nợ ngắn hạn 1250 58,14 1752 66,19 1627 61,28 - Dư nợ dài hạn 900 41,86 895 33,81 1028 38,72 2. Phân theo thành phần kinh tế - Dư nợ quốc doanh 1800 83,72 1829 69,10 2105 79,28 - Dư nợ ngoài quốc doanh 350 16,28 818 30,90 550 20,72 3. Nợ quá hạn 10 0,6 8 0,48 10 0,6 Cộng 2150 100 2647 100 2655 100 (Nguồn số liệu phòng tổng hợp) Qua bảng chỉ tiêu phân theo thành phần kinh tế cho thấy dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh là tương đối ổn định, tăng nhanh qua các năm. Năm 2004 dơ nợ cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh là 1800 tỷ đồng, năm 2005 là 1829 tỷ đồng, tăng hơn so với năm 2004 là 29 tỷ đồng, năm 2006 là 2105 tỷ đồng tăng 276 tỷ đồng so với năm 2005. Bên cạnh công tác đầu tư vốn cho các doanh nghiệp quốc doanh thì các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cũng được NHCT quan tâm, đầu tư phát triển theo định hướng chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhưng việc cho vay này là không ổn định. Năm 2004 dư nợ là 350 tỷ đồng chiếm 16,28% tổng dư nợ, đến năm 2005 lên tới 818 tỷ đồng chiếm 30,90% tổng dư nợ, nhưng đến năm 2006 thì tổng dư nợ giảm xuống chỉ còn 550 tỷ đồng chiếm 20,72% tổng dư nợ. NHCT cần quan tâm hơn nữa đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Hoạt động tín dụng của NHCT đã có sự chuyển biến tích cực về chất, mức độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng quản lý và giám sát, cho vay thận trọng, không chạy theo số lượng mà hướng tới một cơ cấu tín dụng cân đối, hợp lý. Chủ động rút dần dư nợ đối với doanh nghiệp yếu kém. Vốn tín dụng đã được đầu tư có hiệu quả vào các doanh nghiệp, kinh doanh các ngành hàng lương thực thực phẩm, dược phẩm, hoá chất, ngành công nghệ truyền hình, bưu chính viễn thông, điện lực và dịch vụ giao thông vận tải. Cơ cấu khách hàng cũng từng bước được thay đổi, khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa; khách hàng tư nhân tăng lên rõ rệt, làm cho cơ cấu tín dụng bền vững hơn. 2.3. Thực trạng thanh toán điện tử tại NHCT Việt Nam. 2.3.1. Hệ thống thanh toán điện tử VND Hệ thống thanh toán điện tử VND (gọi tắt là EPS) là chương trình ứng dụng thực hiện các dịch vụ chuyển tiền điện tử VND cho khách hàng trong toàn hệ thống, được đưa vào sử dụng trong lĩnh vực thanh toán chuyển tiền điện tử đầu tiên trong hệ thống NHTM quốc doanh ở Việt Nam. Nó được nghiên cứu và xây dựng từ những năm 1994, 1995 và chính thức đưa vào triển khai trong toàn hệ thống NHCTVN từ 01/7/1996. Hệ thống EPS thực chất là việc thanh toán liên hàng điện tử được tổ chức thực hiện trong nội bộ hệ thống NHCTVN giữa các chi nhánh ngân hàng tỉnh, thành phố, sở giao dịch, quận, huyện, thị xã, khu vực trực thuộc hệ thống. Khi mới triển khai, mỗi ngày chỉ có 2-300 chứng từ với 92 đơn vị tham gia, đến năm 2003 mỗi ngày chứng từ đã lên tới 5-7 nghìn, có ngày cao điểm lên tới 10-12 nghìn với 120 đơn vị tham gia. Do đó, thường xuyên xẩy ra tình trạng quá tải hệ thống, nhất là vào giờ cao điểm (từ 14h30 đến 15h30) và những tháng cuối năm dữ liệu đầy, máy chủ thường xuyên bị trục trặc không hoạt động được, tốc độ xử lý còn chậm. Trước những vấn đề bất cập trên, Ban lãnh đạo NHCTVN đã quyết định thực hiện đổi mới, xây dựng lại hệ thống EPS bằng nội lực của các cán bộ kỹ thuật và nghiệp vụ NHCTVN trên cơ sở những trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện có nhằm nâng cao tính an toàn, bảo mật của hệ thống, tăng nhanh tốc độ xử lý giao dịch, mở rộng phạm vi thanh toán, tích hợp với các hệ thống khác và phát triển theo xu hướng hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán. Sau gần một năm tập trung xây dựng, hệ thống đã được triển khai chính thức từ 01/01/2004. Hệ thống EPS được xây dựng theo mô hình kiểm soát tập trung, đối chiếu tập trung. Các chuyển tiền Đi - Đến được tổ chức kiểm soát và đối chiếu tập trung tại Trung tâm thanh toán (TTTT). Tức là mọi nghiệp vụ thanh toán phát sinh từ ngân hàng phát lệnh và kết thúc tại ngân hàng nhận lệnh đều được hạch toán tập trung tại TTTT. TTTT mở đầy đủ các tài khoản điều chuyển vốn cho từng chi nhánh để hạch toán, đối chiếu và quản lý nguồn vốn trong thanh toán đối với từng chi nhánh. Hàng ngày, các giao dịch chuyển tiền của Đi từ Ngân hàng phát lệnh được chấm dứt theo thời gian quy định đồng thời phải nhận hết chứng từ từ TTTT về, sau đó thực hiện tạo file đối chiếu bao gồm toàn bộ các chứng từ đã chuyển đi và nhận về với TTTT trong ngày để đối chiếu theo từng chứng từ với TTTT. Nếu khớp đúng mới được kết thúc ngày làm việc. Có thể nói, năm 1996 công cuộc đổi mới kỹ thuật của NHCTVN đã dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong phong cách làm việc văn minh công nghệ trong ngân hàng. Chỉ sau 6 tháng (tính đến ngày 31/12/1996) 92 chi nhánh NHCTVN đã được thực hiện thống nhất với sự chỉ đạo của NHCTVN, đã chuyển về TTTT 398.682 chứng từ đi và đến, 398 thông điện báo, 600 điện tra soát và 100 tập tin đối chiếu nhanh với doanh số thanh toán là 96.043 tỷ VNĐ, tất cả đều thông suốt và an toàn. Năm 1997 tổng số chứng từ đi và đến là: 984.148, số tiền là: 224.278 tỷ đồng. Năm 2003 tổng số chứng từ đi và đến là: 1.758.630 tăng 179% so với năm 1997, số tiền là: 661.988 tỷ tăng 295% so với năm 1997. Những năm sau đều tăng 30-40% so với năm trước. Thể hiện qua biểu sau: Bảng 4: Kết quả thực hiện hệ thống TTĐT từ năm 2004-2006 Đơn vị: tỷ đồng Số TT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền 1 Uỷ nhiệm chi 673.404 141.249 827.903 191.412 906.093 290.639 2 Uỷ nhiệm thu 32.173 638 34.164 660 34.316 723 3 Séc 14.912 1.698 13.276 1.541 9.728 1.565 4 Ch. tiền nội bộ 38.310 41.273 52.024 67.450 63.327 75.308 5 Giấy nộp tiền 269.947 10.302 334.633 13.957 392.031 17.567 6 Lệnh ĐHV 2.793 42.269 2.696 41.607 2.365 7.436 7 Chuyển vốn ĐH 4.957 49.385 5.765 54.561 5.421 1.025 8 C T về KHNN 10.846 9.013 14.541 2.845 13.640 2.427 Tổng cộng 1.047.342 295.828 1.285.002 374.043 1.426.921 396.690 Nguồn: Trung tâm thanh toán Ngân hàng Công thương Việt Nam Qua bảng trên cho thấy tốc độ phát triển thanh toán của NHCTVN ngày càng tăng trưởng cả về số món cũng như số tiền, đặc biệt Uỷ nhiệm chi chuyển tiền chiếm tỷ trọng lớn trong tổng phương tiện thanh toán (72%). Điều đó phản ánh phần nào tính ưu việt thanh toán điện tử của NHCT. Qua biểu trên nhận thấy việc triển khai chương trình thanh toán điện tử của NHCTVN không chỉ nâng cao uy tín đối với khách hàng mà còn nâng cao vị thế của NHCTVN, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán. Đồng thời là tiền đề cho việc mở rộng mạng lưới thanh toán ra ngoài hệ thống dẫn đường cho các Ngân hàng thương mại mở tài khoản lẫn nhau để thực hiện thanh toán thu chi hộ. Việc mở rộng thanh toán song phương với các ngân hàng khác của NHCT mang ý nghĩa lớn ở đây đó là tạo được nguồn vốn lớn trong thanh toán góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của NHCT. Hệ thống EPS mới xây dựng mô hình tổ chức đối chiếu theo 2 phương thức: - Đối chiếu tức thời từng chứng từ, đối chiếu hai chiều (bên truyền và bên nhận) đảm bảo các bên cùng giám sát quá trình đối chiếu. Hệ thống tổ chức đối chiếu liên tục 24/24h. - Đối chiếu tập trung theo kỳ để đảm bảo sự chính xác về số liệu hạch toán giữa các bên tham gia. Sơ đồ 1: Mô hình tổng thể hệ thống chuyển tiền điện tử NHCTVN Trung tâm thanh toán NHCTVN Chi nhánh NHCT A Chi nhánh NHCT B PGD, QTK 01 PGD 02 PGD 01 PGD 02 EEPS ,… ,… IBPS ,… ,… Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức hạch toán Sơ đồ 3: Sơ đồ xử lý chứng từ đi tại NHPL từ chứng từ giấy Khách hàng Kế toán viên Nhập chứng từ vào KTGD thành chứng từ TTĐT Kiểm soát - K/Soát nghiệp vụ - Ấn định bút toán - Chữ ký điện tử Truyền số liệu về trung tâm thanh toán - In bảng thống kê, bảng đối chiếu. - In phục hồi chứng từ khi cần thiết No Yes No Yes Sơ đồ 3 cho thấy quy trình luân chuyển chứng từ đã được bỏ bớt qua các khâu trung gian, chứng từ chuyển tiền điện tử được tiếp nhận và xử lý trực tiếp từ các giao dịch viên sau đó chuyển tiếp đến cho các kiểm soát viên. Kiểm soát viên thực hiện kiểm soát, kiểm soát viên phải nhập lại một số yếu tố cần thiết để đảm bảo sự chính xác giữa chứng từ gốc với chứng từ điện tử trên máy tính. Nếu khớp đúng, chấp nhận ghi ký hiệu mật, chương trình tự động chuyển đi. Ở đây các chứng từ điện tử không cần thiết phải in ra lưu cùng chứng từ gốc. Quá trình lập và kiểm soát chứng từ điện tử mới đã có bước đổi mới. Khi lập chứng từ, mọi chuyển tiền đều được tiếp nhận và xử lý từ các giao dịch viên, giao dịch viên không phải gõ tên khách hàng trong trường hợp chuyển tiền từ tài khoản nên tránh được sai sót, nhầm lẫn và giảm thời gian lập chứng từ tăng năng suất lao động; chương trình tự động kiểm tra được số dư khách hàng tạo khả năng an toàn trong thanh toán; giao dịch viên được chủ động trong việc thanh toán, thời gian làm việc. Quy trình lập, kiểm soát, luân chuyển chứng từ được tổ chức khoa học, chặt chẽ, chứng từ được rải đều cho các thanh toán viên, khắc phục được tình trạng dồn tắc, ứ đọng chứng từ; tính nhất quán, bảo mật chứng từ được nâng cao; chứng từ được tự động chuyển đi một cách nhanh chóng, giảm thiểu thời gian chuyển tiền của khách hàng. Sơ đồ 4: Sơ đồ xử lý chứng từ đi tại NHPL từ chứng từ điện tử Sơ đồ 5: Sơ đồ xử lý chứng từ đến tại trung tâm thanh toán Ngân hàng nhận lệnh thanh toán EPS tại CN tự động phân loại chứng từ Nội bộ CT đi TT_PGD Bù trừ ĐT Các hệ thống # Sơ đồ 6: Sơ đồ xử lý chứng từ đến tại NHPL Ngân hàng phát lệnh thanh toán TTTT xử lý EPS 999 EPS tại 999 tự động phân loại chứng từ chuyển đến hệ thống thanh toán tương ứng Nội bộ Song biên Liên NH Hệ thống # TTTT hạch toán Nợ TK: ĐCV Ngân hàng phát lệnh Có TK: ĐCV Ngân hàng nhận lệnh NH nhận lệnh Sơ đồ 2, 3, 4 và 5 cho thấy hệ thống EPS mới đã thiết kế cổng giao diện để tự động kết nối với các hệ thống TTĐT khác từ bên ngoài hệ thống chuyển vào hoặc các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin khác trong nội bộ ngân hàng cũng như từ trong hệ thống để đi chuyển tiếp với các hệ thống khác… . Điều này làm tăng nhanh tốc độ xử lý đồng thời đảm bảo sự chính xác cao trong quá trình tổ chức thanh toán, chuyển tiền của hệ thống. Do không khống chế thời gian truyền nhận, các chi nhánh của NHCT được hoàn toàn chủ động về thời gian giao dịch trong ngày, thời gian giao dịch với khách hàng nhiều hơn, tạo nhiều thuận lợi cho việc thanh toán, giải ngân, chu chuyển vốn của khách hàng, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHCT. Đồng thời cải thiện thời gian làm việc của CBCNV, không bị áp lực về thời gian, giảm thiểu thời gian làm ngoài giờ… Hiệu quả nhất là hệ thống đã đáp ứng được mục tiêu mở rộng mạng lưới thanh toán trong và ngoài hệ thống. Chương trình được xử lý tích hợp, tự động cho việc thanh toán song phương với các NHTM khác với khối lượng thanh toán lớn, không tốn kém nhiều nhân lực, nhiều thời gian và ách tắc trong quá trình thanh toán. Đồng thời mở rộng thanh toán trong hệ thống đến các quỹ tiết kiệm và phòng giao dịch. 2.3.2. Hệ thống thanh toán quốc tế và chuyển tiền điện tử ngoại tệ trong hệ thống NHCTVN Trong những năm trước đây, do hoạt động thanh toán quốc tế của NHCTVN còn chưa phát triển, việc truyền nhận thông tin đối với các giao dịch TTQT giữa NHCTVN với các ngân hàng, các tổ chức tài chính khác và ngược lại đều chủ yếu được thực hiện bằng hình thức gửi thư hoặc thông qua hệ thống TELEX. Đầu năm 1995, để đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động TTQT của toàn hệ thống, NHCTVN đã tham gia vào hệ thống thanh toán viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT). Đây là một hệ thống thanh toán cho phép các ngân hàng có thể gửi và nhận các bức điện liên quan trong giao dịch TTQT một cách nhanh chóng, trực tiếp và đảm bảo an toàn bằng cách sử dụng các mẫu điện được quy định cho từng loại nghiệp vụ cụ thể. Tham gia vào hệ thống thanh toán này mỗi ngân hàng được cung cấp một mã nhận dạng riêng để thực hiện giao dịch (gọi là SWIFTCODE), trong đó quy định hội sở chính của ngân hàng sẽ bao gồm 8 ký tự, các chi nhánh thành viên gồm 11 ký tự. Ví dụ SWIFTCODE của NHCTVN là ICBVVNVX, chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm là ICBVVNVX122, NHCT Đà Nẵng là ICBVVNVX480 … Hiện nay có thể nói 95% số lượng các bức điện sử dụng trong giao dịch TTQT của NHCTVN đã được thực hiện thông qua hệ thống SWIFT. Hình thức TELEX và gửi đường thư thường dùng trong trường hợp các ngân hàng chưa tham gia vào hệ thống SWIFT. Tại hội sở chính NHCTVN, bộ phận SWIFT được bố trí thành một tổ độc lập trực thuộc Tổng giám đốc NHCTVN. Hiện nay mọi giao dịch TTQT chuyển đi và nhận đến của hệ thống NHCTVN với các ngân hàng khác trong nước và nước ngoài, trừ các giao dịch phát sinh từ TKTG ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam liên quan đến các khoản chuyển tiền cho khách hàng trong hệ thống NHCT vẫn được NHNTVN thực hiện giao nhận bằng cách trả báo có vào ngày làm việc hôm sau, còn lại đều được gửi và nhận thông qua hệ thống SWIFT. Để tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy nhanh chóng tốc độ giao dịch, thanh toán của các chi nhánh NHCT trong hoạt động TTQT, Ban lãnh đạo NHCTVN đã cho đăng ký SWIFT giao dịch của tất cả các chi nhánh thực hiện TTQT với các ngân hàng trên thế giới từ năm 2001. 2.3.3. Thanh toán trong hệ thống hiện đại hoá ngân hàng (INCAS) Tháng 11/2003, NHCTVN chính thức triển khai hệ thống INCAS (giai đoạn 1) trong khuôn khổ dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán. Xây dựng các hệ thống thông tin quản lý quan hệ khách hàng và hệ thống quản lý nội bộ ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ mới. Mục tiêu của dự án nhằm xây dựng mô hình tổ chức quản lý và kinh doanh theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, đảm bảo sự phát triển lâu dài và hội nhập quốc tế của NHCT. Từng bước xây dựng hệ thống các sản phẩm dịch vụ tập trung vào khách hàng, đa dạng hoá các kênh phân phối sử dụng công nghệ mới. Đảm bảo quản lý và xử lý tập trung giao dịch khách hàng, xây dựng hệ thống thông tin quản lý đáp ứng yêu cầu phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng theo khách hàng/nhóm khách hàng/đơn vị quản lý của ngân hàng, kiểm soát rủi ro… Sơ đồ 7: Mô hình tổ chức và chức năng mới Sơ đồ 8: Mô hình sàn giao dịch Hệ thống tập trung xây dựng một số nội dung nghiệp vụ sau: - Tiền gửi - Cho vay - Tài trợ thương mại - Chuyển tiền - Ngân quỹ - Nghiệp vụ khác * Nghiệp vụ tiền gửi: Định ra và triển khai các sản phẩm tiền gửi của ngân hàng, theo dõi phân tích đánh giá các nguồn tiền gửi để có kế hoạch kịp thời cho việc sử dụng vốn. * Nghiệp vụ cho vay: Thiết kế một hệ thống có các chức năng Thực hiện các nghiệp vụ cho vay; tạo sản phẩm và khai báo tham số để theo dõi món vay, phân tích quản lý các món vay theo khách hàng, ngành nghề, sản phẩm vay; theo dõi các món vay; lập báo cáo; trích lập phòng ngừa rủi ro. * Nghiệp vụ tài trợ thương mại: Xây dựng một hệ thống tích hợp, là module thực hiện việc tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động tài trợ thương mại, thanh toán xuất nhập khẩu và bảo lãnh của hệ thống NHCTVN. * Nghiệp vụ chuyển tiền: Xây dựng một hệ thống đảm bảo các hoạt động chuyển tiền của NHCTVN trong và ngoài nước thông qua giao diện với SWIFT và hệ thống thanh toán liên ngân hàng của NHNN. Đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ hiện tại của NHCTVN. Tổ chức thực hiện và duy trì các loại hình dịch vụ thanh toán: kiều hối, nhờ thu, séc du lịch… theo đúng các chuẩn quốc tế mà các ngân hàng hiện đại trên thế giới thực hiện. * Nghiệp vụ Ngân quỹ: Nghiệp vụ ngân quỹ (Treasury) là nghiệp vụ đầu tư và quản lý các nghiệp vụ trên thị trường mở, thị trờng liên ngân hàng và các nghiệp vụ mua bán, kinh doanh ngoại tệ. Hệ thống xây dựng bao gồm: Xử lý giao dịch; quản lý rủi ro; xử lý thanh toán (Back office); hạch toán kế toán; tham số; vấn tin; báo cáo; hỗ trợ đặt kế hoạch, ra quyết định và quản lý hồ sơ thông tin khách hàng (CIF). * Nghiệp vụ khác: Bao gồm các chức năng: kinh doanh, đại lý bảo hiểm phi nhân thọ và nhân thọ; dịch vụ két; kinh doanh chứng khoán và uỷ thác đầu tư; dịch vụ tiền lương, thu thuế và các hoạt động khác. 2.3.4.Tình hình thực hiện thanh toán thẻ điện tử tại NHCTVN * Sản phẩm và dịch vụ thẻ điện tử do NHCTVN phát hành - Hệ thống ATM: sản phẩm này cung cấp cho khách hàng dịch vụ rút tiền mặt hoặc sử dụng các dịch vụ khác thông qua hệ thống ATM của NHCTVN. - Thẻ tín dụng: thẻ do các NHTM là thành viên của các tổ chức thẻ quốc tế phát hành trên cơ sở tín chấp hoặc thế chấp bằng chứng từ có giá. Chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền bằng hàng hoá dịch vụ trong phạm vi hạn mức tín dụng của mình được ngân hàng phát hành thẻ cấp. * Các loại thẻ NHCTVN chấp nhận thanh toán - Thẻ do các ngân hàng nội địa phát hành + Thẻ VISA + Thẻ MASTER + Thẻ ATM của NHCTVN phát hành + Thẻ tiền lẻ của NHCTVN phát hành - Thẻ do các ngân hàng nước ngoài phát hành + Thẻ VISA + Thẻ MASTER * Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ a. Hệ thống ATM Tháng 10 năm 2001, NHCTVN là ngân hàng đầu tiên đưa hệ thống giao dịch tự động (ATM) đi vào hoạt động tại Việt Nam. Giai đoạn đầu, các máy ATM được triển khai tại Hà Nội, sau đó đến thành phố Hồ Chí Minh. Sang năm 2002, NHCTVN triển khai mở rộng tại Đà Nẵng và Hải Phòng. Đến tháng 3/2004 mạng lưới ATM đã mở rộng tại các tỉnh lớn như Thanh Hoá, Nghệ An, Ninh Bình, Khánh Hoà, Cần Thơ, Bình Dương. Các dịch vụ hệ thống ATM hiện cung cấp bao gồm: Dịch vụ rút tiền mặt, dịch vụ vấn tin số dư, dịch vụ vấn tin giao dịch, dịch vụ đổi PIN, dịch vụ thanh toán hoá đơn, chuyển khoản và chuyển lương cho doanh nghiệp. Việc ra đời hệ thống ATM đã góp phần tạo dựng hình ảnh của NHCTVN là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ. Khách hàng được tiếp cận, sử dụng công nghệ, phương tiện hiện đại, được đáp ứng các nhu cầu giao dịch với ngân hàng mà không bị hạn chế về thời gian và không gian. Tháng 11 năm 2003, NHCTVN chính thức triển khai hệ thống INCAS trong khuôn khổ dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán do Ngân hàng Thế giới tài trợ, trong đó ATM là một phần của hệ thống. Các dịch vụ do hệ thống ATM mới cung cấp gồm; dịch vụ rút tiền mặt, dịch vụ vấn tin số dư, dịch vụ vấn tin giao dịch, dịch vụ đổi PIN, dịch vụ thanh toán hoá đơn, chuyển khoản và chuyển lương cho doanh nghiệp, yêu cầu sao kê. Hệ thống ATM mới có đặc điểm hơn hệ thống cũ là được kết nối thẳng vào hệ thống tài khoản cá nhân của khách hàng nên việc xử lý các giao dịch sẽ đơn giản và nhanh hơn hệ thống ATM cũ. Bảng 4: Tình hình hoạt động của hệ thống ATM Năm 2004 2005 2006 Số máy ATM 150 225 380 Số thẻ phát hành 21.000 35.000 55.000 Doanh số thanh toán (triệu đồng) 95.000 130.000 180.000 Nguồn: Số liệu phòng thẻ và ngân hàng điện tử NHCTVN b. Thẻ VISA, MASTER NHCTVN bước vào thị trường thẻ tín dụng tương đối chậm so với các ngân hàng khác nhưng đã có những chiến lược tiếp cận và từng bước mở rộng chiếm lĩnh thị trường. NHCTVN đã triển khai thanh toán thí điểm 2 loại thẻ Visa và MasterCard từ tháng 2/2004, đến tháng 6/2004 đã chính thức thanh toán trực tiếp thẻ quốc tế Visa, MasterCard ở các chi nhánh trong toàn hệ thống. Điều đặc biệt, do có sự lựa chọn dung, phù hợp, NHCTVN là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam triển khai thanh toán theo chuẩn EMV, chuẩn công nghệ mới nhất hiện nay. Nhìn vào toàn cảnh thị trường thẻ ở Việt Nam hiện nay, rõ rang là hoạt động thẻ của NHCTVN đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong thời gian qua. Tuy nhiên, có thể thấy hoạt động này còn quá khiêm tốn và không tương xứng với tầm vóc, tiềm năng của một ngân hàng lớn. Với những thách thức rất lớn trong xu hướng mở cửa và hội nhập nền kinh tế trong nước và khu vực, với sự phát triển không ngừng của những ứng dụng công nghệ thông tin, để có thể đưa ra sản phẩm dịch vụ thẻ có khả năng cạnh tranh trên thị trường, NHCTVN cần nhanh chóng xây dựng chiến lược đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng, công nghệ và nhân lực hơn nữa. 2.3.5. Thực trạng triển khai E-banking tại NHCTVN Online banking – E-banking – Internet banking là việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng thông qua các kênh liên lạc thông tin điện tử, kể cả thông qua mạng Internet. Ngân hàng trên mạng (Net-Only bank) là ngân hàng chỉ thực hiện các hoạt động của mình thông qua mạng Internet mà không có các đại lý cụ thể ngoài địa chỉ pháp lý của mình. Ở Việt Nam, dịch vụ E-banking đã được khởi động từ những năm 1999, từ khi Bộ thương mại chủ trì dự án Kỹ thuật thương mại điện tử và NHCTVN được chọn là thành viên của dự án, thực hiện nghiên cứu về thanh toán điện tử trong thương mại điện tử, NHCT cũng chính thức bắt tay vào xây dựng hệ thống giao dịch ngân hàng qua Internet. Ngân hàng đã xây dựng hệ thống Website riêng và sau một thời gian dài chuẩn bị, ngày 6/11/2002 NHCTVN chính thức triển khai và đưa vào dịch vụ mới ngân hàng Internet và là ngân hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ này ở Việt Nam. Tuy nhiên mới chỉ dừng ở việc vấn tin số dư khách hàng. Tháng 12 năm 2003, cũng trong khuôn khổ hệ thống INCAS, NHCTVN đã đưa ra hệ thống internet banking mới với nhiều chức năng cung cấp cho khách hàng như sau: + Sao kê tài khoản, vấn tin số dư và giao dịch + Chuyển tiền + Thanh toán hoá đơn Hiện nay, NHCTVN đang triển khai hệ thống INCAS. Xây dựng các hệ thống thông tin quản lý quan hệ khách hàng và hệ thống thông tin quản lý nội bộ ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ mới. Hệ thống quản lý tập trung, giao dịch trực tuyến. Điều này đã tạo cho NHCTVN có một cơ sở nền tảng để phát triển mới và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ ngân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0373.doc
Tài liệu liên quan