Các ký hiệu viết tắt
Lời mở đầu 1
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
I.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất . 3
1. Khái niệm và bản chất của chi phí sản xuất. . 3
2. Phân loại chi phí sản xuất .4
2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố . 4
2. 2. Phân loại chi phí sản xuất theo chức năng .5
2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo quan hệ với chi tiêu 5
2. 4. Phân loại chi phí sản xuất theo quan hệ với đối tượng chịu chi phí 6
2. 5. Phân loại theo quan hệ với công nghệ sản xuất 6
2. 6. Phân loại theo quan hệ với công nghệ sản xuất 6
3. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và căn cư xác định 7
4. Phương pháp tập chi phí sản xuất 8
5. Kế toán tập hợp chi phí và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 9
6. Kế toán tập hợp chi phí và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp 10
7. Kế toán tập hợp chi phí và phân bổ chi phí sản xuất chung 12
8. Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất 14
8. 1. Hạch toán thiệt hại do sản phẩm hỏng 14
8. 2. Hạch toán thiệt hại do ngừng sản xuất 16
9. Tập hợp chi phí sản xuât toàn doanh nghiệp 17
9. 1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên 17
9. 2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ 20
10. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 21
10.1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 22
10. 2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng hoàn thành tương đương 23
10. 3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức 23
II. Các phương pháp tính giá thành 24
1. Giá thành và các loại giá thành 24
1. 1. Khái niệm giá thành 24
1. 2. Các loại giá thành sản phẩm 24
2. Đối tượng tính giá thành 25
3. Kỳ tính giá thành 26
4. Các phương pháp tính giá thành 27
4. 1. Phương pháp tính giá thành giản đơn 28
4. 2. Phương pháp tính giá thành phân bước 29
4. 3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 31
4. 4. Phương pháp tính giá thành có loại trừ chi phí 32
4. 5. Phương pháp tính giá thành theo hệ số. 33
4. 6. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ. 34
4. 7. Phương pháp tính giá thành theo định mức 35
III. Tổ chức hệ thống sổ để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 35
1. Các chứng từ hạch toán ban đầu 35
2. Tổ chức hạch toán tổng hợp 36
2.1. Doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung. 37
2.2. Doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký – sổ Cái. 38
2.3. Doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ. 39
2.4. Doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký – chứng từ. 40
Chương 2. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung.
I. Đặc điểm và tình hình chung của Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung 41
1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp 41
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp 43
2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 43
2.2. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại xí nghiệp. 43
2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ. 46
3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại xí nghiệp. 47
3.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại xí nghiệp. 47
3.2. Tổ chức hạch toán kế toán tại xí nghiệp. 49
II. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung. 52
1. Hạch toán chi phí sản xuất. 52
1.1. Phân loại chi phí sản xuất tại Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung. 52
1.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 54
1.3. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất tại Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung. 54
1.4. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại xí nghiệp. 55
1.4.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 55
1.4.2. Chi phí nhân công trực tiếp. 60
1.4.3. Chi phí sản xuất chung. 65
1.4.4. Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ. 71
2. Tính giá thành sản phẩm. 77
2.1. Đặc điểm tính giá thành tại xí nghiệp. 77
2.2. Phương pháp và trình tự tính giá thành áp dụng tại xí nghiệp. 78
Chương III. Một số giải pháp hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung.
I. Đánh giá chung về công tác quản lý chi phí và hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung. 82
1. Đánh giá về công tác quản lý chi phí tại xí nghiệp. 82
1.1. Những thành tựu đạt được về công tác quản lý chi phí. 82
1.2. Hạn chế về công tác quản lý chi phí. 84
106 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1162 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổ chức các hoạt động hành chính quản trị để phục vụ cho sản xuất kinh doanh và đời sống của cán bộ công nhân viên.
c. Các phân xưởng.
Các phân xưởng có chức năng tổ chức sản xuất các sản phẩm may mặc theo kế hoạch và đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm và tiến độ giao hàng theo quy định. Xây dựng quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế dây truyền sản xuất phù hợp với từng mặt hàng, đề xuất phương án cải tiến quy trình công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, quản lý máy móc thiết bị và tài sản hàng hoá được bàn giao sử dụng.
Xí nghiệp xây dựng mô hình sản xuất thành 03 phân xưởng may và 01 phân xưởng cắt. Căn cứ và kế hoạch sản xuất, phân xưởng cắt có nhiệm vụ cắt vải theo từng mã hàng và giao cho các phân xưởng may. Mỗi phân xưởng may bao gồm 05 tổ may, trong đó một tổ may là một dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh.
2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ.
Xí nghiệp sản xuất theo quy trình công nghệ khép kín (từ cắt, may, là, đóng gói, đóng kiện...) với các loại máy móc chuyên dùng và số lượng sản phẩm tương đối lớn, được chế biến từ nguyên liệu chính là vải. Tính chất sản xuất các loại mặt hàng tại xí nghiệp là sản xuất phức tạp, quá trình sản xuất liên tục, sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, đồng thời sản xuất hàng loạt lớn, chu kỳ sản xuất ngắn. Sản phẩm của xí nghiệp rất đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Mỗi mặt hàng có đặc điểm sản xuất riêng, tuy nhiên có thể khái quát quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm (sơ đồ số 15) theo 3 giai đoạn công nghệ chủ yếu.
NVL (vải)
Cắt
Trải vải Đặt mẫu Cắt Đánh số
May
May công đoạn ...
Ghép thành
sản phẩm
Nhập kho hàng kiện
Bao bì đóng kiện
Là - Đính Kiểm tra - Đóng gói
Nhập kho hàng rời
Sơ đồ số 15:
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
GiặtMài Thêu
Vật liệu phụ
- Giai đoạn cắt: Dựa vào kế hoạch sản xuất do phòng kế hoạch lập, nguyên liệu chính là vải được nhập từ kho nguyên vật liệu theo từng chủng loại, mã hàng vào phân xưởng cắt. Tại phân xưởng cắt, vải được tời ra nhằm ổn định độ co giãn của vải, sau đó được trải lên bàn cắt, đặt mẫu và cắt thành bán thành phẩm. Trước khi chuyển sang các phân xưởng may, các bán thành phẩm được đánh số thứ tự theo quy ước.
- Giai đoạn may: Sau khi nhận bán thành phẩm từ phân xưởng cắt chuyển sang, bán thành phẩm được “sang dấu” trước khi đưa vào chuyền may. Mỗi dây chuyền may được chuyên môn hoá thành nhiều công đoạn. Chẳng hạn đối với áo sơ mi, các công đoạn may bao gồm may cổ, may túi ngực, ghép cổ, ghép thân, ghép tay..
- Giai đoạn hoàn thiện sản phẩm: đây là giai đoạn cuối cùng, có các bộ phận thực hiện các công việc như thùa khuy, là, gấp, kiểm tra chất lượng sản phẩm, bao gói rồi nhập kho thành phẩm.
3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại xí nghiệp.
3.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại xí nghiệp.
Công ty vải sợi may mặc miền Bắc có các xí nghiệp trực thuộc nằm phân tán trên các các tỉnh miền Bắc. Xuất phát từ đặc điểm này, Công ty đã xây dựng bộ máy kế toán kiểu mô hình kế toán phân tán. Theo mô hình này, bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức thành hai cấp: bộ phận kế toán trung tâm nằm tại trụ sở của Công ty và các bộ phận kế toán trực thuộc nằm tại các xí nghiệp thành viên. Trong đó, kế toán trung tâm và kế toán các đơn vị có sổ sách kế toán và bộ máy nhân sự riêng để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Kế toán của các xí nghiệp trực thuộc phải thực hiện toàn bộ khối lượng công tác kế toán phần hành từ giai đoạn hạch toán ban đầu đến giai đoạn xác định lợi nhuận trước thuế và lập báo cáo lên kế toán trung tâm. Kế toán trung tâm thực hiện khâu tổng hợp số liệu báo cáo của các xí nghiệp thành viên và lập báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định.
Là một đơn vị trực thuộc Công ty vải sợi may mặc miền Bắc, bộ phận kế toán của Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung là một bộ phận thuộc bộ máy kế toán của Công ty vải sợi may mặc Miền Bắc, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ công việc kế toán của xí nghiệp từ thu nhận, ghi sổ, xử lý thông tin và lên các báo cáo tài chính, định kỳ nộp báo cáo cho kế toán Công ty. Các phân xưởng không tổ chức bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên thống kê làm công tác hạch toán sổ sách ban đầu, thu nhận và ghi chép vào sổ sách các nghiệp vụ kinh tế trong phạm vi phân xưởng, cuối tháng chuyển chứng từ và sổ sách lên phòng kế toán.
Hiện nay, phòng tài chính - kế toán của xí nghiệp gồm 05 nhân viên kế toán. Do số lượng lao động kế toán ít, các nhân viên kế toán phải kiêm phụ trách nhiều phần hành kế toán. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của xí nghiệp được thể hiện qua sơ đồ số 16, cụ thể như sau:
- Trưởng phòng tài chính – kế toán: chịu trách nhiệm điều hành, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức kiểm tra công tác hạch toán kế toán của xí nghiệp, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và kế toán Công ty về các thông tin tài chính, kế toán.
- Kế toán tổng hợp: phụ trách tổng hợp số liệu từ các phần hành kế toán, vào các sổ sách kế toán tổng hợp, lên các báo cáo quyết toán tài chính theo quý, 6 tháng và năm.
- Kế toán hàng tồn kho và tài sản cố định: theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định, hàng tồn kho; tham gia kiểm kê và đánh giá tài sản, trích khấu hao tài sản cố định.
- Kế toán vốn bằng tiền: theo dõi tình hình tăng giảm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, ghi chép kịp thời các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến vốn bằng tiền, thường xuyên đối chiếu với sổ phụ tại ngân hàng, đối chiếu với sổ quỹ để phát hiện và xử lý sai sót kịp thời.
- Kế toán tiêu thụ sản phẩm và công nợ: có nhiệm vụ theo dõi chi tiết tình hình thanh toán giữa xí nghiệp với khách hàng và nhà cung cấp, tổ chức thực hiện kê khai nộp thuế, theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước, kiểm tra các khoản thanh toán lương với công nhân viên.
- Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm: theo dõi và tập hợp các khoản chi phí phát sinh trong xí nghiệp, hàng tháng tiến hành tính giá thành sản phẩm thực tế.
- Thủ quỹ: quản lý tiền mặt tại quỹ của xí nghiệp, căn cứ vào các chứng từ được duyệt hợp lý, hợp lệ để tiến hành thu chi tiền mặt, ngân phiếu phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
Sơ đồ số 16:
Mô hình bộ máy kế toán của Xí nghiệp
Trưởng phòng tài chính - kế toán
Kế toán tổng hợp
Kế toán tiêu thụ sản phẩm và công nợ
Kế toán hàng tồn kho và TSCĐ
Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Kế toán vốn bằng tiền
Thủ quỹ
3.2. Tổ chức hạch toán kế toán tại xí nghiệp.
ỉVề hệ thống chứng từ kế toán sử dụng, xí nghiệp đã sử dụng hầu hết các chứng từ trong hệ thống chứng từ kế toán thống nhất do Bộ Tài chính ban hành, gồm các loại chứng từ sau:
- Loại 1: Lao động tiền lương: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán bảo hiểm xã hội...
- Loại 2: Hàng tồn kho: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, biên bản kiểm kê, thẻ hàng, biên bản kiểm kê vật tư hàng hoá...
- Loại 3: Bán hàng: hoá đơn bán hàng.
- Loại 4: Tiền tệ: phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng...
- Loại 5: Tài sản cố định: biên bản giao nhận tài sản cố định, biên bản thanh lý tài sản cố định...
Để đảm bảo tính chặt chẽ trong các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, bên cạnh một số chứng từ bắt buộc, xí nghiệp còn sử dụng nhiều chứng từ hướng dẫn như phiếu nhập kho thành phẩm ăn lương... Các chứng từ được lập tại xí nghiệp đều được đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp, là cơ sở để ghi sổ kế toán. Sau khi ghi sổ, các chứng từ được bảo quản, lưu trữ theo quy định hiện hành.
ỉVề chế độ kế toán áp dụng, là một doanh nghiệp Nhà nước, xí nghiệp áp dụng chế độ kế toán thống nhất do Bộ Tài chính ban hành theo quyết định 1141/QĐ/TC/CĐKT ngày 1/1/1995. Dựa vào tính chất và đặc điểm của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại xí nghiệp, hệ thống tài khoản của xí nghiệp được chi tiết đến cấp 4 nhằm đáp ứng yêu cầu hạch toán chi tiết và cụ thể.
ỉVề hình thức ghi sổ, để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, xí nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký - chứng từ để ghi sổ kế toán. Trong đó, các sổ chi tiết và sổ tổng hợp được sử dụng bao gồm:
- Các NKCT số 1, số 2, số 5, số 7, số 8, số 9, số 10. Căn cứ để các kế toán viên ghi vào NKCT là các chứng từ gốc, các sổ chi tiết, các bảng kê và bảng phân bổ. Các NKCT được mở theo từng tháng, cuối mỗi tháng tiến hành khoá sổ, mở và chuyển số dư sang NKCT mới.
- Bảng kê số 1, số 2, số 3, số 4, số 5, số 6, số 8.
- Kế toán mở sổ Cái cho tất cả các tài khoản chi tiết sử dụng. Sổ Cái do kế toán tổng hợp phụ trách, được mở cho cả năm và được ghi một lần vào cuối mỗi tháng sau khi đã khoá sổ, kiểm tra và đối chiếu các NKCT và các bảng kê.
Kế toán sử dụng các phiếu kế toán để thực hiện các bút toán phân bổ. Sổ sách kế toán được thiết kế một cách linh hoạt nhằm phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý tại xí nghiệp.
ỉPhương pháp kế toán hàng tồn kho:Xí nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho và tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Xí nghiệp thực hiện quyết toán theo quý. Niên độ kế toán là một năm bắt đầu từ 1/1 đến 31/12.
Quy trình ghi sổ của hình thức Nhật ký – Chứng từ trong phần hành kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm áp dụng tại xí nghiệp được khái quát qua sơ đồ số 17.
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Sơ đồ số 17:
Quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
trên hệ thống sổ
Chứng từ gốc về chi phí sản xuất
Sổ trích BHXH, BHYT và KPCĐ
Sổ trích lương
Sổ chi phí
nguyên phụ liệu
Sổ tính
giá thành
Sổ tập hợp chi phí sản xuất
NKCT số 7
Sổ Cái TK 621, TK 622, TK 627, TK 154
Các báo cáo tài chính
Bảng kê số 3
Phiếu kế toán phân bổ
NKCT số 1, số 2, số 5...
II. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung.
Như đã được trình bày ở trên, xí nghiệp hoạt động kinh doanh theo 3 phương thức chính: nhận gia công toàn bộ, sản xuất hàng xuất khẩu theo giá FOB, sản xuất hàng nội địa. Tương ứng với mỗi loại hình sản xuất, do sự khác biệt về đặc điểm chi phí phát sinh và yêu cầu về quản lý, phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm cũng có sự khác biệt nhất định.
Hiện nay gia công toàn bộ là phương thức sản xuất khá phổ biến ở các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc trong nước. Riêng đối với xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung, doanh thu từ hoạt động gia công chiếm tới 86% tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Để nghiên cứu có chiều sâu, trong khuôn khổ của bài luận văn tốt nghiệp, em chỉ xin tập trung trình bày phần kế toán chi phí tập hợp sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với loại hình gia công hàng xuất khẩu.
1. Hạch toán chi phí sản xuất.
1.1. Phân loại chi phí sản xuất tại Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung.
Chi phí sản xuất của xí nghiệp trong một tháng là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi tiêu đã hao phí cho các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất trong tháng đó.
Hoạt động trong lĩnh vực may mặc, chi phí sản xuất của xí nghiệp được phân loại và tập hợp theo các khoản mục chi phí phù hợp với điều kiện cụ thể của xí nghiệp, bao gồm các loại chi phí như sau:
ỉ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Nguyên vật liệu trực tiếp tại xí nghiệp rất phong phú và đa dạng. Nguyên vật liệu trực tiếp được chia thành hai loại là nguyên liệu chính và vật liệu phụ.
- Nguyên liệu chính: là các loại vải, gồm cả vải ngoài và vải lót tạo nên thực thể của sản phẩm. Các loại vải này có sự phong phú về chủng loại, màu sắc, tính năng, tác dụng khác nhau…
- Vật liệu phụ: bao gồm các loại như: mếch, cúc, chun, khoá, chỉ, nhãn mác…
Trong phương thức sản xuất hàng gia công, nguyên vật liệu trực tiếp của xí nghiệp được phân loại thành hàng trị giá và hàng không trị giá. Hàng không trị giá là toàn bộ nguyên liệu do bên gia công cung cấp cho Xí nghiệp theo hợp đồng gia công. Với loại hàng này, kế toán chỉ theo dõi về mặt số lượng, không theo dõi về mặt giá trị, không hạch toán vào chi phí sản xuất phát sinh trong tháng. Hàng trị giá là các nguyên liệu do xí nghiệp đặt mua để phục vụ sản xuất hàng gia công khi bên đặt gia công yêu cầu. Hàng trị giá được theo dõi chặt chẽ theo số lượng và giá trị trên sổ sách kế toán, được hạch toán vào chi phí sản xuất phát sinh.
Tại xí nghiệp, toàn bộ nguyên liệu chính và một phần nguyên liệu phụ do khách hàng cung cấp, là hàng không trị giá. Do đó, chi phí nguyên liệu trực tiếp của xí nghiệp chủ yếu là chi phí về nguyên liệu phụ của hàng trị giá. Chính vì đặc điểm này mà tỷ trọng khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chỉ chiếm khoảng 18% tổng chi phí sản xuất của hàng nhận gia công trong kỳ.
ỉ Chi phí nhân công sản xuất.
Chi phí nhân công sản xuất của xí nghiệp là toàn bộ lương sản phẩm, lương thời gian, tiền ăn ca, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên quản lý phân xưởng. Khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất của hàng gia công, khoảng 58%.
ỉ Chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung tại xí nghiệp là những chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, bao gồm:
- Chi phí sửa chữa nhỏ TSCĐ: Hoạt động trong ngành may mặc, máy móc thiết bị của xí nghiệp có số lượng nhiều, khi có sự cố hỏng hóc thì xí nghiệp thường thuê ngoài sửa chữa.
- Chi phí nhiên liệu: Nhiên liệu của xí nghiệp bao gồm dầu máy phục vụ cho hoạt động của các máy may công nghiệp, than sử dụng cho lò hơi phục vụ hệ thống là hơi.
- Chi phí phụ tùng thay thế: Phụ tùng thay thế như suốt chỉ, ổ máy... phục vụ cho hoạt động liên tục của các thiết bị máy móc.
- Chi phí công cụ lao động: Công cụ dụng cụ tại xí nghiệp thường có giá trị thấp, thời gian sử dụng có thể kéo dài từ 1-2 năm và không thoả mãn điều kiện là TSCĐ. Công cụ dụng cụ bao gồm các loại như: kéo, chân vịt, bàn là, thước đo...
- Chi phí khấu hao TSCĐ: là chi phí khấu hao cho máy móc thiết bị sử dụng tại xí nghiệp.
- Chi phí điện nước: các chi phí về tiền điện, tiền điện thoại, tiền nước phân xưởng.
- Và một số chi phí khác phát sinh như tiền mài kéo, chè ... tại các phân xưởng.
1.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất:
Cũng giống như các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc khác, quy trình công nghệ sản phẩm của Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung là quy trình công nghệ kiểu sản xuất liên tục, gồm nhiều giai đoạn nối tiếp nhau, kết quả sản xuất ở từng giai đoạn không thể bán ngoài. Chỉ có sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng mới được xác định là thành phẩm. Mặt khác, xí nghiệp sản xuất các sản phẩm có khối lượng sản xuất lớn, chu kỳ sản xuất ngắn nên các phân xưởng được giao nhiệm vụ sản xuất cùng một mã hàng với màu sắc, kích cỡ khác nhau.
Với những đặc điểm cụ thể trên, để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý chi phí, kế toán xí nghiệp đã xác định đối tượng tập hợp chi phí là theo từng phân xưởng và chi tiết cho từng mã hàng. Những chi phí liên quan tới một mã sản phẩm, kế toán căn cứ vào số liệu của các chứng từ để tập hợp chi phí trực tiếp cho mã hàng đó (gồm chi phí nguyên phụ liệu và chi phí nhân công sản xuất). Đối với chi phí có liên quan tới nhiều mã sản phẩm, kế toán tập hợp trên chi phí sản xuất chung và phân bổ cho từng mã hàng theo tiêu thức tiền lương sản phẩm.
Mặc dù xí nghiệp thực hiện quyết toán theo quý, nhưng do khối lượng chi phí phát sinh hàng tháng lớn nên kế toán tập hợp chi phí sản xuất phát sinh theo tháng.
1.3. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất tại Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung.
Với đối tượng tập hợp chi tiết chi phí theo từng mã hàng và tập hợp cho từng tháng, trình tự tập hợp chi phí bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Mở sổ chi phí nguyên phụ liệu chi tiết cho từng mã hàng; mở các sổ trích lương, sổ trích BHXH, BHYT và KPCĐ, mở sổ tập hợp chi phí cho các tài khoản chi phí, và một số sổ sách khác liên quan cho kỳ tập hợp chi phí.
- Bước 2: Tập hợp các chi phí phát sinh trong kỳ cho từng khoản mục chi phí trên sổ chi phí nguyên phụ liệu (đối với nguyên phụ liệu chi tiết cho từng mã hàng), trên sổ trích lương và BHXH, BHYT (đối với tiền lương và các khoản trích theo lương), trên sổ tập hợp chi phí (đối với các khoản chi phí sản xuất chung).
- Bước 3: Tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ trên sổ tập hợp chi phí, dùng phiếu kế toán phản ánh các bút toán phân bổ và kết chuyển chi phí, sau đó tập hợp chi phí lên NKCT số 7 và vào sổ Cái của các tài khoản liên quan.
1.4. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại xí nghiệp.
1.4.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
a. Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Như đã trình bày, chi phí nguyên liệu trực tiếp bao gồm chi phí nguyên liệu chính và chi phí nguyên liệu phụ.
ỉ Chi phí nguyên liệu chính:
Đối với loại hình sản xuất gia công hàng may mặc, phần lớn toàn bộ nguyên vật liệu trực tiếp do bên đặt hàng cung cấp theo điều kiện giá CIF tại cảng Hải Phòng, nghĩa là chi phí vận chuyển, bảo hiểm nguyên phụ liệu từ nước đặt hàng đến cảng Hải Phòng do bên đặt hàng chịu. Chi phí vận chuyển phát sinh từ cảng Hải phòng về kho do xí nghiệp chịu (được hạch toán vào TK 6417 “Chi phí điện nước, bốc vác, vận chuyển”). Số lượng nguyên vật liệu chính chuyển đến xí nghiệp được tính toán trên cơ sở số lượng sản phẩm đặt hàng và định mức nguyên vật liệu được xí nghiệp và khách hàng cùng nghiên cứu, xây dựng cho phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi bên. Bên cạnh đó, bên đặt gia công còn cung cấp cho xí nghiệp thêm 2% vật liệu ngoài định mức để bù đắp phần nguyên vật liệu hư hỏng trong quá trình vận chuyển, hao hụt trong sản xuất... Khi xuất dùng, kế toán không hạch toán chi phí nguyên liệu chính vào chi phí sản xuất.
ỉ Chi phí nguyên liệu phụ
Nguyên liệu phụ có 2 trường hợp:
- Với những vật liệu phụ do khách hàng cung cấp để sản xuất sản phẩm, thì chúng được hạch toán với tư cách là hàng không trị giá, kế toán chỉ theo dõi số lượng, không hạch toán vào chi phí.
- Nếu khách hàng không cung cấp đầy đủ vật liệu phụ, theo đơn đặt hàng xí nghiệp phải tiến hành thu mua, kế toán theo dõi sự biến động trên cả hai mặt: số lượng và giá trị (hàng trị giá) và hạch toán vào chi phí sản xuất.
b. Tài khoản sử dụng.
TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
Tài khoản này được chi tiết thành 2 tiểu khoản:
- TK 6211 “Chi phí nguyên liệu chính” (không sử dụng đối với loại hình sản xuất hàng gia công)
- TK 6212 “Chi phí nguyên liệu phụ”
c. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
ỉ Các chứng từ sử dụng:
- Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho nguyên vật liệu
ỉ Các sổ sách sử dụng:
- Bảng kê số 3
- Sổ chi tiết nguyên phụ liệu cho các mã hàng.
- NKCT số 7
- Sổ tập hợp chi phí cho TK 6211, TK 6212.
- Sổ Cái TK 6211, TK 6212.
ỉ Hạch toán nguyên vật liệu chính:
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất để xác định số lượng sản phẩm dự định sản xuất và định mức nguyên liệu chính tiêu hao cho 1 sản phẩm, phòng kế hoạch lập phiếu xuất kho nguyên liệu chính, trong đó đã tính 1% hao hụt ngoài định mức. Căn cứ trên phiếu xuất kho, thủ kho giao nguyên liệu cho phân xưởng cắt để thực hiện chế biến. Khi hoàn thành việc chế biến thành các bán thành phẩm, phân xưởng cắt sử dụng các phiếu xuất để xuất bán thành phẩm cho các phân xưởng may.
Để quản lý số lượng của hàng không trị giá, kế toán áp dụng hình thức thẻ song song. Căn cứ vào các phiếu nhập xuất kho, kế toán và thủ kho phản ánh tình hình biến động về số lượng lên thẻ hàng. Cuối tháng, kế toán tiến hành đối chiếu với thủ kho và lập bảng tổng hợp “nhập – xuất – tồn”
Khi hết hợp đồng gia công, những nguyên vật liệu tiết kiệm được là tài sản của xí nghiệp. Xí nghiệp thường sử dụng nguyên liệu đó để may hàng tiết kiệm và bán ra ngoài. Khi đó, kế toán phản ánh doanh thu:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511
Có TK 3331
ỉ Hạch toán chi phí nguyên liệu phụ:
Với hàng trị giá, kế toán sử dụng phương pháp tính giá đích danh để xác định giá trị hàng xuất kho, nghĩa là hàng nhập kho theo giá nào thì tính vào chi phí theo giá đó.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và định mức phụ liệu cho 1 sản phẩm phòng kế hoạch lập Phiếu xuất kho (biểu số 1: Phiếu xuất kho phụ liệu cho mã hàng G13A541). Trên Phiếu xuất kho chỉ ghi số lượng thực xuất, sau đó thủ kho sẽ xuất vật liệu phụ cho các phân xưởng may. Định kì 5 ngày, khi Phiếu xuất kho chuyển sang kế toán nguyên vật liệu, kế toán phản ánh số lượng phát sinh giảm trên Thẻ hàng, dựa vào đơn giá ở từng Thẻ hàng xác định giá xuất cho các Phiếu xuất kho. Cuối tháng, kế toán nguyên vật liệu lập Báo cáo kho (biểu số 2, kho Thưởng) và lập Bảng kê số 3 (biểu số 3, tất cả các kho) cho Tk 1522. Từ Bảng kê số 3, kế toán chi phí vào Sổ tập hợp chi phí cho TK 6212 (biểu số 4). Kế toán tổng hợp lên NKCT số 7 làm cơ sở vào Sổ Cái TK 6212.
Bên cạnh đó, trên cơ sở các Phiếu xuất kho, kế toán tập hợp chi phí vật liệu phụ cho từng mã hàng trên Sổ chi tiết sử dụng nguyên phụ liệu (biểu số 5) để làm cơ sở tính giá thành đơn vị sản phẩm.
Biểu số 1
Phiếu xuất kho
Số: 47/1
Ngày 9 tháng 1 năm 2004
Nợ TK 6212
Có TK 1522
Họ tên người nhận hàng : Thu Anh
Địa chỉ (bộ phận) : PXI
Lý do xuất kho : G13A541 - hãng Ongood
Xuất tại kho : Thưởng
Diễn giải
Mã số
Đ.vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
B
C
D
1
2
3
4
Chỉ #G806(A) 20/2000m
Cuộn
129
12.320
1.589.280
Chỉ #G806(A) 40/2 5000m
Cuộn
86
16.478
1.417.108
Chỉ dóng T10 - 6000m
Cuộn
2
17.556
35.112
Chỉ phối # 1857 - 40/2 5000m
Cuộn
8
17.849
142.792
Chỉ cùng màu # 198 40/2 4000m
Cuộn
1
19.096
19.096
Chỉ đính cúc # B0958 40/2 5000m
Cuộn
1
17.849
17.849
Cộng
3.221.237
Biểu số 2
báo cáo kho Kho: Thưởng
Tháng 1 năm 2004 TK 1522 - Nguyên vật liệu phụ
Đơn vị: Đồng
Chứng từ
Diễn giải
Tổng trị giá
Phần hạch toán
Số
Ngày
6212(PX1)
6212(PX2)
6212(PX4)
6428
...
...
...
...
...
...
...
...
40/1
09/01/04
Xuất phòng kỹ thuật
13.350
13.350
41/1
09/01/04
Xuất phân xưởng 4
195.336
195.336
43/1
09/01/04
Xuất phân xưởng 4
1.305.810
1.305.810
45/1
09/01/04
Xuất phân xưởng 2
5.621.590
5.621.590
47/1
09/01/04
Xuất phân xưởng 1
3.221.237
3.221.237
...
...
...
...
...
...
...
...
Cộng
225.340.510
15.857.277
131.285.408
78.047.567
150.258
Biểu số 3
Bảng kê số 3
Tài khoản 1522 – Nguyên vật liệu phụ
Tháng 1 năm 2004
Đơn vị: Đồng
Kho
Dư đầu kỳ
Ghi Nợ TK 1522- ghi Có TK…
Cộng
Ghi có TK 1522_ ghi Nợ TK..
Cộng
Dư cuối kỳ
111
3311
TK khác
Tiền
6428
TK CPSX
Tiền
Vân
8.490.537
24.741.000
24.741.000
6212 (Cắt)
24.452.856
24.452.856
51.620
51.620
8.727.061
Thuỷ
320.227
320.227
Thưởng
59.015.873
3.989.500
219.604.000
6212
54.423
223.647.924
6212(PX1)
15.857.277
6212(PX2)
131.285.408
57323287
6212(PX4)
78.047.567
225.190.252
150.258
150.258
Cộng
67.826.637
3.989.500
244.345.000
54.423
248.388.924
201.878
249.643.108
249.844.986
66.370.575
Biểu số 4
Sổ tập hợp chi phí
Tài khoản 6212 - Chi phí phụ liệu
Đơn vị: Đồng
Chứng từ
Diễn giải
Tk đối ứng
Nợ
Có
Bảng kê số 3
Xuất phụ liệu
1522
249.643.108
Bảng kê số 3
Nhập lại phụ liệu
1522
54.423
PKT 1004
Xung tiêu phí phụ liệu
6212
(54.423)
(54.423)
PKT 1014
Kết chuyển chi phí phát sinh
154
249.588.685
Cộng phát sinh
249.588.685
249.588.685
Biểu số 5
Sổ chi tiết sử dụng nguyên phụ liệu
Mã hàng: G13A541
Tháng 1 năm 2004
Đơn vị: Đồng
Phiếu xuất
Số phát sinh
Phân xưởng
Ghi chú
43/1
1.305.810
Phân xưởng 4
Phụ liệu
45/1
5.621.590
Phân xưởng 2
Phụ liệu
47/1
3.221.237
Phân xưởng 1
Phụ liệu
Cộng
10.148.637
1.4.2. Chi phí nhân công trực tiếp.
a. Nội dung chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp của xí nghiệp gồm:
ỉ Tiền lương sản phẩm:
Xí nghiệp thực hiện việc trả lương cho công nhân theo hình thức lương sản phẩm. Tiền lương sản phẩm được tính trên cơ sở số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho trong tháng và đơn giá tiền lương cho từng mã hàng.
Đơn giá tiền lương của từng mã hàng được tính toán trên cơ sở đơn giá tiền lương của từng công đoạn cụ thể (do phòng kỹ thuật lập) và hệ số tính lương cho nhân viên phân xưởng. Do đó, đơn giá tiền lương gồm cả đơn giá tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên quản lý phân xưởng.
Ví dụ, đơn giá tiền lương của mã sản phẩm G13A541 như sau:
Bộ phận
Đơn giá tiền lương sản phẩm (đ/sp)
PX May
4.366,18
PX Cắt
183,07
Quản lý và phục vụ
615,21
Cộng
5.164,46
ỉ Các khoản có tính chất lương, tiền ăn ca và trích theo lương, gồm:
- Lương thời gian: được tính 3% trên tổng doanh số tính lương nhằm tạo quỹ lương thời gian trả cho số ngày nghỉ phép của công nhân viên theo chế độ quy định, và hạch toán vào chi phí sản xuất.
- Tiền ăn ca: Tùy theo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, xí nghiệp thực hiện trích tiền ăn ca cho công nhân và nhân viên quản lý phân xưởng.
- Trích BHXH: thực hiện trích trên 15% quỹ tiền lương cấp bậc( lương cơ bản) của cả công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên quản lý phân xưởng, để hạch toán vào chi phí sản xuất.
- Trích BHYT (mua hàng năm) thực hiện trích trên 2% quỹ tiền lương cấp bậc( lương cơ bản) của cả công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên quản lý phân xưởng, để hạch toán vào chi phí sản xuất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0415.doc