Đề tài Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may Thăng Long

LỜI MỞ ĐẦU 3

Chương I: LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN 5

NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP 5

1.1 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán NVL trong doanh nghiệp sản xuất. 5

1.1.1 Vị trí vai trò của NVL trong doanh nghiệp sản xuất: 5

1.1.2 Đặc điểm và yêu cầu quản lý: 5

1.1.3 Nhiệm vụ kế toán NVL. 6

1.2 Tổ chức phân loại và đành giá NVL 7

1.2.1 Phân loại NVL. 7

1.3 Tổ chức công tác kế toán NVL tại doanh nghiệp. 14

1.3.1 Tổ chức chứng từ và hạch toán ban đầu. 14

1.3.1.1 Tổ chức chừng từ kế toán NVL. 14

1.3.1.2 Tổ chức hạch toán ban đầu. 14

1.3.2 Tổ chức kế toán tổng hợp NVL 17

1.3.2.1 Phương pháp kê khai thường xuyên. 18

1.3.2.2 Phương pháp kiểm kê định kỳ. 24

1.3.3 Tổ chức sổ kế toán và báo cáo kế toán. 27

1.3.3.1 Tổ chức sổ kế toán. 27

1.3.3.2: Các hình thức sổ kế toán được sử dụng ở các đơn vị hiện nay 28

CHƯƠNG II: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG 32

2.1: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNG CHUNG 32

2.1.1:Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần may Th ăng Long 32

2.1.2: Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần may Thăng long 34

2.1.3.Hình thức tổ chức công tác kế toán tại công ty. 42

2.2 Tình hình thực tế về tổ chức kế toán NVL tại công ty 44

2.2.1 Đặc thù của doanh nghiệp chi phối đến công tác kế toán NVL 44

2.2.2. Đánh giá NVL. 45

2.2.3 Tổ chức công tác kế toán chi tiết nguyên vật liệu. 48

2.2.3.1. Thủ tục nhập kho vật liệu. 48

2.2.3.2 Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu. 53

2.2.3.3 Phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu. 57

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG 73

3.1 Nhận xét chung về công tác quản lý và hạch toán vật liệu ở công ty. 73

3.1.1 Ưu điểm của công tác kế toán vật liệu tại công ty. 73

3.1.2 Những hạn chế trong công tác kế toán vật liệu tại Công ty cổ phần may Thăng Long. 74

3.2 Một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác quản lý và hạch toán vật liệu ở Công ty cổ phần may Thăng Long. 75

KẾT LUẬN 81

doc86 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1115 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhà nước Công ty May Thăng Long trực thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam thành Công ty Cổ phần May Thăng Long Giấy CNĐKKD: Số: 0103003573 do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 15 tháng 01 năm 2004 Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng các sản phẩm may mặc các loại nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, thiết bị tạo mẫu thời trang và các sản phẩm khác của ngành Dệt May. Công ty cổ phần May Thăng Long là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam, trụ sở chính 250 Minh Khai – Hà Nội. Được thành lập ngày 8/5/1958 do Bộ Ngoại thương chính thức quyết định thành lập. Buổi đầu thành lập đi vào sản xuất, công ty gặp nhiều khó khăn nhưng với sự quyết tâm học hỏi làm việc của cán bộ công nhân viên, ngày 15/12/1958 công ty đã hoàn thành kế hoạch tổng sản lượng là 391120 sản phẩm đạt tỷ lệ 112,8% so với chỉ tiêu đặt ra. Trong thời kỳ chông Mỹ cứu nước, các đơn vị sản xuất phải phân tán nguồn vật tư phục vụ sản xuất thiếu, sản xuất gặp nhiều khó khăn, khó khăn phục, song năm 1972 xí nghiệp chỉ đạt 67,7% kế hoạch với 2.084.643 sản phẩm. Năm 1973 giá trị tổng sản lượng 5.696.900 đồng đạt 101,77% Năm 1975 giá trị tổng sản lượng 5.696.900 đồng đạt 104,36% Từ năm 1980 đến năm 1988 đây là thời kỳ công ty thu được nhiều thắng lợi, mỗi năng xuất khẩu bình quân 5 triệu áo sơ mi, thị trường được mở rộng hầu hết các nước XHCN như Liên xô, Ba lan, Tiệp khắc Những năm 1990, 1991 thị trường Đức không còn, các hiệp định ký kết với Liên xô và các nước Đông âu không còn hiệu lực. Hàng sản xuất ra khong có thị trưòng tiêu thụ. Ngành may nói chung và Cong ty cổ phần may Thăng Long nói riêng đứng trứớc một thách thức lón. Ngày 8/2/1991 Bộ Công Nghiệp và Bộ Thương Mại du lich ký quyết định cho phép Xí nghiệp may Thăng Long được phép xuất nhập khẩu. Quyết định này tạo điều kiện cho Xí nghiệp tiép cận với thị trường nứơc ngoài. Chủ động mở rộng các hình thức ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ngày 4/3/1992, xi nghiệp may Thăng Long được Bộ công nghiệp nhẹ (nay là Bộ công nghiệp) cho phép chuyển đổi tổ chức hoạt động theo mô hình công ty. Sản phẩm chủ yếu cuả Công ty cổ phần may Thăng Long gồm: áo sơ mi, áo jắckét, quần áo bò với năng lực sản xuất là 5 triệu sản phẩm/năm. Thị trường ngày càng được mở rộng như: Nhật bản, Hàn quốc, Đài loan, Đức. Trong năm 2006,2007 công ty đầu tư theo chiều máy móc thiết bị nâng cấp nhà xưởng sản xuất công cộng. Tổng số lao đọng toàn công ty (tính đến ngày 30/6/2007 là 3260 người. Trong đó chỉ có 8% đội ngũ làm công tác gián tiếp. Để có cái nhìn tổng quát, toàn diện hơn về công ty may Thăng Long ta có thể xem qua một số chỉ tiêu sau: ĐVT: đồng STT chỉ tiêu 2006 2007 ▲ %▲ 1 Tổng doanh thu 104.822.657 116.247.908 11.425.251 110,9 2 Tổng lợi nhuận trước thuế 1.132.356 1.413.600 281.244 124,8 3 Tổng thuế phải nộp 362.345 452.352 90.007 124,8 4 Lợi nhuận sau thuế 770.002 961.248 191.246 124,8 5 Thu nhập binh quân 1.000 1.100 100 110 Từ các chỉ tiêu ma công ty đạt được ở trên ta thấy mức tăng trưởng của công ty ngày càng mạnh nhất là tổng lợi nhuận truớc thuê tăng 124,8% so với năm 2006 việc đó đồng nghĩa với thu nhập bình quân của công nhân tăng lên rõ rệt với 110%. Với những chỉ tiêu trên đã khẳng định công ty với đội ngũ cán bộ năng động nhiều kinh nghiệm và với một hướng phất triển đúng đắn của công ty đã và đang đưa công ty trở thành một trong những công ty có sản lượng xuất khẩu nhất cả nước. 2.1.2: Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần may Thăng long Từ đăc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm hiện có, công ty bố trí tổ chức sản xuất nhu sau: Công ty có 8 xí nghiệp may trong đó: + 6 xí nghiệp may từ xí nghiệp 1 – 6 đóng tại Hà Nội + 1 xí nghiệp đóng tại Hải Phòng + 1 xí nghiệp đóng tại Nam Hải (Nam Định) Các xí nghiệp có cùng quy mô sản xuất với dây chuyền công nghệ khép kín, chia thành các bộ phận khác nhau: văn phòng xí nghiệp, tổ cắt, tổ may, tổ hoàn thành, tổ bảo quản. Ngoài ra công ty còn có một xí nghiệp phụ trợ bao gồm một phân xưởng thêu và một phân xưởng mài có nhiệm vụ thêu, mài tẩy, ép đối với những sản phẩm cần gia cố và trùng đại tu máy móc thiết bị. Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức sản xuất của công ty Tổ bảo quản Công ty XN I XN II XN III XN IV XN V XN VI XN HP XN NH CH Thời Trang XN Phụ Trợ Văn phòng XN Tổ cắt Tổ may Tổ hoàn thiện PX Thêu PX Mài Mô hình tổ chức bộ máy quản lý ở công ty may Thăng Long Phó tổng giám đốc điều hành kỹ thuật Phó tổng giám đốc điều hành SX Phó tổng giám đốc điều hành nội chính Văn phòng công ty Phòng kỹ thuậtCL Phòng kế hoạch thi trường Phòng kế toán tài vụ Phòng chuẩn bị sản xuất Phòng kinh doanh nội địa TTTM & GTSP Cửa hàng thời trang Xí nghiệp dịch vụ đời sống Giám đốc các xí nghiệp thành viên Nhân viên thông kê các xí nghiệp Nhân viên thông kê phân xưởng Cửa hàng trưởng Các xí nghiệp Tổng giám đốc Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Ban kiểm soát * Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận Từ tháng 1/2004, Công ty may Thăng Long đã chính thức được cổ phần hoá theo chủ trương của nhà nước.Bộ máy tổ chức quản lý bao gồm: Cấp công ty: + Đại hội đồng cổ đông ( ĐHĐCĐ ): là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, quyết định các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển dài hạn của công ty. Các vấn đề do ĐHĐCĐ quyết định thường được thực hiện thông qua biểu quyết. Nghị quyết được thông qua khi có trên 51% số phiếu tham gia cuộc họp ĐHĐCĐ đồng ý. Các vấn đề về ĐHĐCĐ được quy định tại Luật Doanh Nghiệp và chi tiết thao điều lệ của công ty. ĐHĐCĐ bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của công ty. + Hội đồng quản trị ( HĐQT ): là cơ quan quản lý của công ty, đứng đầu là Chủ tịch HĐQT. Thay mặt HĐQT điều hành công ty là Tổng giám đốc. HĐQT hoạt động tuân thủ theo quy định của Luật Doanh Nghiệp và điều lệ của công ty. + Ban kiểm soát: là cơ quan giám sát hoạt động của ĐHĐCĐ, đứng đầu là trưởng ban kiểm soát. + Tổng giám đốc: là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty. Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm hay bãi nhiệm. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giúp việc cho Tổng giám đốc có các Phó Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm hay miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc, gồm có các Phó Tổng giám đốc sau: - Phó Tổng giám đốc điều hành kỹ thuật: có trách nhiệm giúp việc cho Tổng giám đốc về mặt kỹ thuật sản xuất và thiết kế của công ty. -Phó Tổng giám đốc sản xuất: có trách nhiệm giúp Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo hoạt động kinh doanh. - Phó Tổng giám đốc điều hành nội chính: có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc về mặt đời sống nhân viên và điều hành các dịch vụ đời sống. Các phòng ban chức năng: - Văn phòng công ty: có trách nhiệm quản lý về mặt nhân sự, các mặt tổ chức của công ty: quan hệ đối ngoại, giải quyết các chế độ chính sách với người lao động. - Phòng kỹ thuật chất lượng: quản lý, phác thảo tạo mẫu các mặt hàng theo đơn đặt hàng của khách hàng và nhu cầu của công ty, kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đưa vào nhập kho thành phẩm. - Phòng kế hoạch thị trường: có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát thị trường và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm; tổ chức và quản lý công tác xuất nhập khẩu hàng hoá, đàm phán soạn thảo hợp đồng với khách hàng trong và ngoài nước. -Phòng kế toán tài vụ: tổ chức quản lý thực hiện công tác tài chính kế toán theo chính sách của Nhà nước, đảm bảo nguồn vốn có sản xuất kinh doanh và yêu cầu phát triển của công ty, phân tích và tổng hợp số liệu để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, đề xuất các biện pháp đảm bảo hoạt động của công ty có hiệu quả. -Xí nghiệp dịch vụ đời sống: làm công tác dịch vụ, phục vụ thêm cho đời sống của công nhân viên: quản lý lớp mẫu giáo, trông xe, nhà ăn... - Cửa hàng thời trang: các sản phẩm được trưng bày mang tính chất giới thiệu là chính, ngoài ra còn có nhiệm vụ cung cấp các thông tin về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng để xây dựng các chiến lược tìm kiếm thị trường. - Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm: trưng bày, giới thiệu và bán các loại sản phẩm của công ty, đồng thời tiếp nhận các ý kiến đóng góp, phản hồi từ người tiêu dùng. - Phòng chuẩn bị sản xuất: tổ chức tiếp nhận, bảo quản hàng hoá trong kho cũng như vận chuyển, cấp phát nguyên liệu đến từng đơn vị theo lệnh sản xuất. Ngoài ra còn thực hiện kiểm tra số lượng, chất lượng của nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất. - Phòng kinh doanh nội địa: tổ chức tiêu thụ hàng hoá nội địa, quản lý hệ thống bán hàng, các đại lý bán hàng cho công ty và theo dõi tổng hợp, báo cáo tình hình kết quả kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá của các đại lý. Các cấp xí nghiệp: - Trong các Xí nghiệp thành viên có ban giám đốc Xí nghiệp gồm Giám đỗc xí nghiệp. Giúp việc cho giám đốc xí nghiệp có các nhân viên thông kê xí nghiệp và nhân viên thống kê phân xưởng. - Dưới các trung tâm và của hàng thời trang có của hàng trưởng và các nhân viên cửa hàng. b: Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản lý ở trên phù hợp với điều kiện trình độ, bộ máy kế toán của công ty tổ chức theo mô hình tập trung. Bộ máy kế toán được thực hiện trọn vọn ở phòng kế toán của công ty, ở các xí nghiệp thành viên và các bộ phận trực thuộc không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên hạch toán thông kê. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty may Thăng Long Kế toán trưởng Kế toán vốn bằng tiền Kế toán nguyên vật liệu Kế toán TSCĐ và NV Kế toán tiền lương Kế toán công nợ Kế toán giá thành Kế toán tiêu thụ Thủ quỹ Nhân viên thống kê các xí nghiệp * Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận + Tại phòng Kế toán - Tài vụ của công ty. Nhiệm vụ kế toán: Tổ chức hướng dẫn, thực hiện và kiểm tra việc thu thập, xử lý các thông tin, số liệu kế toán theo đúng chuẩn mực và chế độ hiện hành; kiểm tra, giám sát các khoản thu chi, các nghiệp vụ thu nộp, thanh toán; kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; ngăn ngừa các hành vi gian lận, vi phạm pháp luật; phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và ra quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị. Bộ máy kế toán: Phòng kế toán tài vụ trong biên chế có 10 nhân viên, được tổ chức theo các phần hành kế toán như sau: - Đứng đầu là kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: là người tổ chức và kiểm tra việc thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, tài chính ở doanh nghiệp. Đồng thời kiểm tra kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính ở doanh nghiệp. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổng hợp số liệu ghi vào sổ tổng hợp và lập báo cáo kế toán. Kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm trước giám đốc và cơ quan tài chính cấp trên về các vấn đề liên quan đến tài chính của công ty. Tiếp đó là 2 phó phòng kế toán, thủ quỹ và các nhân viên. - Kế toán vốn bằng tiền: sau khi kiểm tra tính hơp pháp, hợp lệ của các chứng từ gốc, kế toán vốn bằng tiền lập các phiếu thu_chi ( với tiền mặt ) hay Séc, UNC...( với tiền gửi ngân hàng ). Hàng tháng, lập bảng kê tổng hợp Séc và sổ chi tiết, đối chiếu sổ sách thủ quỹ với sổ phụ ngân hàng, lập kế hoạch tiền mặt gửi lên cho ngân hàng. - Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ (NVL & CCDC): hạch toán chi tiết NVL & CDC theo phương pháp ghi thẻ song song, theo dõi sát sao tình hình biến động của từng loại vật tư, cuối tháng lập bảng kê Nhập-Xuất-Tồn chuyển cho bộ phận kế toán tính giá thành. Khi có yêu cầu, bộ phận kế toán NVL sẽ cùng các bộ phận chức năng khác tiến hành kiểm kê lại vật tư, tìm nguyên nhân và biện pháp giải quyết khi thiếu hụt. - Kế toán tài sản cố định ( TSCĐ ) và nguồn vốn: Phân loại TSCĐ hiện có của công ty, theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ và tính khấu hao theo phương pháp tuyến tính cố định, theo dõi các nguồn vốn và các quỹ của công ty. - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: có nhiệm vụ hạch toán lao động, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, tính và lập các bảng thanh toán lương, bảng thanh toán BHXH theo từng bộ phận. - Kế toán công nợ: theo dõi các khoản công nợ ( phải thu- phải trả ) trong công ty và giữa công ty với khách hàng, ngân hàng, Nhà nước... - Kế toán tiêu thụ thành phẩm: theo dõi tình hình nhập-xuất kho thành phẩm, theo dõi và hạch toán tình hình tiêu thụ sản phẩm và các loại chi phí khác có liên quan đến việc tiêu thụ. - Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: hàng tháng nhận được báo cáo từ các xí nghiệp gửi lên, tổng hợp phần chế biến bán thành phẩm vào " Báo cáo tổng hợp chế biến ", nhận số liệu từ các bộ phận kế toán khác để tính gía thành, tính giá bán sản phẩm theo phương pháp hệ số. - Thủ quỹ: chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của công ty. Hàng ngày, căn cứ và các phiếu thu, phiếu chi hợp lệ để xuất hoặc nhập quỹ, ghi sổ quỹ phần thu chi, cuối tháng đối chiếu với sổ quỹ của kế toán tiền mặt. + Tại các xí nghiệp thành viên: chỉ có các nhân viên thống kê tại đó để thực hiện việc hạch toán ban đầu, có nhiệm vụ theo dõi NVL từ khi đưa vào sản xuất cho đến lúc giao thành phẩm. Nội dung theo dõi như sau: - Từng chủng loại NVL đưa vào sản xuất theo từng mặt hàng của xí nghiệp. - Số lượng bán thành phẩm cắt ra, tình hình nhập kho thành phẩm và các phần việc sản xuất đạt được để tính lương cho công nhân viên. - Số lượng bán thành phẩm cấp cho từng tổ đầu ngày và số lượng bán thành phẩm nhập vào cuối ngày. Căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành và định mức lương cho từng loại hàng, các nhân viên thống kê tính tiền lương cho công nhân viên trong tháng. Cuối quý , lập các báo cáo gửi lên phòng kế toán của công ty để đối chiếu số liệu. Khi hợp đồng sản xuất hoặc gia công kết thúc, các nhân viên hạch toán của xí nghiệp lập báo cáo quyết toán hợp đồng như báo cáo tiết kiệm nguyên vật liệu đồng thời xem xét việc thu hồi. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm May Thăng Long là một công ty công nghiệp chế biến, đối tượng là vải được cắt may thành nhiều mặt hàng khác nhau, kỹ thuật sản xuất các cỡ của mỗi chủng loại mặt hàng có mức độ phức tạp khác nhau, nó phụ thuộc vào số lượng chi tiết của mặt hàng đó. Dùng mỗi mặt hàng , kể cả các cỡ của mỗi mặt hàng đó yêu cầu kỹ thuật sản xuất riêng về loại vải cắt, thời hoàn thành nhưng đều được sản xuất trên cùng một dây chuyền , chúng chỉ không tiến hành đồng thời trên cùng một thời gian. Do vậy , quy trình công nghệ của công ty là quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục có thể được mô tả như sau. Sơ đồ 2: quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm May Thêu Giặt mài Thành Phẩm Đóng hòm Đóng gói Là Cắt NVL(vải) 2.1.3.Hình thức tổ chức công tác kế toán tại công ty. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty là hình thức kế toán Nhật ký chứng từ. Nhật ký chứng từ được mở theo số phát sinh bên Có của tài khoản đối ứng với số phát sinh bên Nợ của các tài khoản liên quan. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra để lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với các Nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán vào bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết vào Nhật ký chứng từ. Cuối tháng khoá sổ , cộng số liệu trên các Nhật ký chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái. Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ và thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với sổ Cái. Chứng từ gốc và các bảng phân bổ ( Như phiếu thu - chi, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ ) Bảng kê ( số 4,) Nhật ký chứng từ ( số1,2,5,7) Thẻ ( thẻ kho, thẻ TSCĐ) và sổ kế toán chi tiết ( TK 141,331...) Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Sơ đồ trình tự hạch toán Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Đối chiếu, kiểm tra: - Chế độ kế toán áp dụng: Theo QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT ban hành ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính. - Niên độ kế toán: Công ty áp dụng theo năm, năm kế toán trùng với năm dương lịch ( từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 ). - Tổ chức lập báo cáo tài chính: Công ty lập báo cáo tài chính vào cuối mỗi quý kể từ ngày bắt đầu niên độ kế toán và gửi báo cáo lên Tổng công ty dệt may Việt Nam theo mẫu biểu quy định của Nhà nước. Báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán ( Mẫu B01 - DN ) Báo cáo kết quả kinh doanh ( Mẫu B02 - DN ) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Mẫu B03 - DN ) Thuyết minh báo cáo tài chính ( Mẫu B09 - DN ) - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Nhờ đó mà kế toán theo dõi phản ánh một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập xuất tồn kho vật tư, thành phẩm trên sổ kế toán. Vì vậy, giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán. Công ty áp dụng kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 2.2 Tình hình thực tế về tổ chức kế toán NVL tại công ty 2.2.1 Đặc thù của doanh nghiệp chi phối đến công tác kế toán NVL Công ty cổ phần may Thăng Long là công ty có quy mô sản xuất kinh doanh lớn với 6 xí nghiệp may và một phân xưởng sản xuất phụ trợ. Sản phẩm chủ yếu của công ty là sản phẩm may mặc với số lượng sản xuất hàng năm lên đến 6-7 triệu chiếc. Sản phẩm của công ty rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã và kích cỡ, điều này phụ thuộc vào từng đơn đặt hàng và từng thời điểm sản xuất. Do đó. NVL được sử dụng vào sản xuất cũng rất phong phú với khối lượng lớn. 80% số sản phẩm do công ty sản xuất là hàng nhận gia công từ các công ty nước ngoài, số còn lại công ty tự tìm mua NVL để sản xuất và tiêu thụ. Với việc may gia công, công ty nhận NVL từ các công ty Nước ngoài chuyển sang theo từng hợp đồng gia công đã được ký kết. Công ty chỉ có nhiệm vụ gia công sản phẩm và nhận tiền công gia công. Đối với NVL do bên đặt hàng cung cấp, công ty không theo dõi về măt gía trị, và không hạch toán vào giá thành sản phẩm mà chỉ theo dõi về mặt số lượng phần NVL đó. Mặt khác, trong việc gia công hàng xuất khẩu, bên phía công ty Nước ngoài đặt hàng gia công chỉ cho phép một tỉ lệ sai hỏng nhất định trong sản xuất. Vì vậy, với khối lượng NVL nhận về, công ty phải tổ chức quản lý chặt chẽ và tổ chức sản xuất tốt để đảm bảo sản xuất đủ số lượng và đảm bảo chất lượng của sản phẩm giao cho khách hàng. Bên cạnh việc sản xuất hàng gia công xuất khẩu, công ty cũng chủ động tim kiếm và khai thác thị trường hàng may mặc trong nước và nước ngoài. Công ty đã tự tổ chức thu mua NVL để sản xuất và tiêu thụ nội địa. Tuy số lượng sản phẩm tiêu thụ trong nước chiếm tỉ trọng không lớn ( khoảng 20% ) nhưng công ty vẫn tiến hành sản xuất để tập trung nguồn năng lực sản xuất sẵn có, tạo việc làm và tăng thu nhập cho công nhân của công ty. Trong quá trình sản xuất, công ty luôn khuyến khích việc sáng tạo trong lao động để tiết kiệm NVL, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động.Với số NVL này, kế toán phải theo dõi và hạch toán về cả mặt giá trị và số lượng của từng loại vật tư theo từng nguồn nhập. Vật liệu của công ty được nhập theo các nguồn sau: Vật liệu do bên thuê gia công chuyển sang Vật liệu tự mua ngoài Vật liệu nhập kho do tiết kiệm trong sản xuất Phế liệu thu hồi Từ những đặc điểm trên đã đặt ra nhiệm vụ năng nề cho việc tổ chức kế toán NVL tại công ty: phải quản lý và hạch toán NVL một cách chặt chẽ, có hiệu quả từng theo từng loại từ khâu thu mua, giao nhân, vận chuyển đến khâu bảo quản, dự trữ và sử dụng, phải theo dõi thường xuyên và đảm bảo đủ vật tư phục vụ cho việc sản xuất. Vì vậy, khối lượng công việc của kế toán NVL là rất nhiều và có ảnh hưởng lớn tới công tác sản xuất, góp phần quan trọng đối với cố gắng hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất. ở công ty hiện đang thực hiện gia công cho các hãng như: WANSHIN, WILLBE, DK HONGKONG...NVL được bên nhận gia công chuyển toàn bộ sang cho công ty từ vải chính, vải phụ cho đến chỉ may, cúc, mác.... Ngoài ra, công ty cũng đang thực hiện sản xuất các đơn đặt hàng của các công ty trong và ngoài nước như: OTTO, ASIAPARK, HANOXIMEX...Với các đơn đặt hàng này, công ty chủ động tìm và mua NVL theo yêu cầu của các công ty đặt hàng theo hợp đồng đã ký. 2.2.2. Đánh giá NVL. Đánh giá NVL là việc sử dụng thước đo tiền tệ biểu hiện giá trị của NVL theo những nguyên tắc nhất định, đảm bảo yêu cầu chân thực, thống nhất. a) Giá vốn thực tế của vật liệu nhâp kho. * Đối với vật liệu gia công nhập kho. Đối với vật liệu gia công, kế toán chỉ theo dõi về mặt số lượng mà không đánh gía về mặt giá trị. Tuy nhiên, đối với những chi phí vận chuyển, bốc dỡ vật liệu từ nơi giao nhận về công ty theo từng đơn đặt hàng được tính là gía thực tế của vật liệu gia công nhập kho. Khoản chi phí thực tế này được phân bổ cho khối lượng vật liệu xuất dùng để làm căn cứ xác định giá gia công sản phẩm. VD: Theo hợp đồng gia công số 138/LSG/2004 được ký kết giữa công ty và hãng WANHSIN. Ngày 18/12, công ty nhận tại cảng Hải Phòng 25.483 m vải các loại và một phụ liệu kèm theo. Chi phí vận chuyển từ cảng về kho Nguyên liệu của công ty là: 2.255.000 ( VND ). Khoản chi phí vận chuyển cho số hàng trên được theo dõi trên sổ chi tiết riêng. SCT này sử dụng để theo dõi chi phí vận chuyển, bốc dỡ thuê ngoài của các loại NVL. Số chi phí vận chuyển sẽ được phân bổ cho số vật liệu chính xuất dùng để xác định đơn giá gia công. * Đối với vật liệu mua ngoài nhập kho. Vật liệu của công ty được thu mua từ nhiều nguồn khác nhau: mua từ các công ty may trong nước, nhập khẩu từ nước ngoài... nên giá mua và chi phí mua là khác nhau. Để xác định giá trị thực tế của bộ phận vật tư mua ngoài này, công ty sử dụng giá thực tế để hạch toán. Có thể xảy ra các trường hợp sau: Trường hợp 1: Vật liệu mua ngoài do bên bán vận chuyển thì giá vốn thực tế vật liệu nhập kho là giá mua ghi trên GTGT ( có bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, thuế Nhập khẩu nếu có nhưng không bao gồm thuế GTGT ). VD: Theo Hoá đơn GTGT số 0046444, ngày 03/1/2007, công ty mua 7684.5 m vải dệt kim của công ty dệt Nam Định, hình thức thanh toán: trả sau. Số hàng trên được công ty dệt Nam Định vận chuyển đến kho Nguyên liệu. Tổng giá thanh toán: 63.060.207,76 đồng. Trong đó: Tiền hàng: 57.327.461,6 đồng Thuế GTGT: 5.732.746,16 đồng Vậy trị giá thực tế nhập kho của số vải trên là: 57.327.461,6 đồng Trường hợp 2: Vật liệu mua ngoài mà phải thuê bên ngoài vận chuyển, bốc dỡ thì giá vốn thực tế vật liệu nhập kho được xác định theo công thức sau: + Chi phí thu mua + Giá mua chưa có thuế GTGT = Giá trị thực tế vật liệu nhập kho Thuế Nhập khẩu ( nếu có ) Trường hợp 3: Vật liệu mua ngoài do Công ty tự vận chuyển thì giá vốn thực tế vật lệu nhập kho là giá mua chưa có thuế GTGT nhưng không có chi phí vận chuyển, bốc dỡ mà chi phí này sẽ được hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp hoặc chi phí sản xuất chung. *Đối với vật liệu tiết kiệm nhập kho. Vật liệu tiết kiệm là phần chênh lệch giữa định mức vật liệu kế hoạch của công ty giao với số lượng vật liệu xí nghiệp thực hiện sản xuất. Trị giá phần vật liệu tiết kiệm này khi nhập kho được tính bằng 50% của 80% đơn giá thực tế trên thị trường. X X 50% 80% đơn giá thực tế trên thị trường Giá thực tế vật liệu tiết kiệm nhập kho Số lượng vật liệu nhập = * Đối với phế liệu thu hồi: Giá vốn được xác định trên cơ sở giá bán được chấp nhận trên thị trường. Phế liệu được tập hợp tại kho chờ thanh lý và giá thu được khi bán phế liệu được xác định theo biên bản thanh lý. b) Giá vốn thực tế vật liệu xuất kho. * Đối với vật liệu gia công xuất kho: khi xuất kho vật liệu gia công, kế toán chỉ theo dõi về mặt số lượng. Đến khi hoàn thành sản phẩm gia công, kế toán kết chuyển chi phí vận chuyển vào chi phí gia công mà không phân bổ chi phí vận chuyển ngay sau mỗi lần xuất. * Đối với vật liệu mua ngoài xuất kho: Giá vốn vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp bình quân cả kỳ. Hàng ngày, khi xuất kho vật liệu, kế toán chỉ theo chỉ tiêu số lượng, không xác định trị giá vật liệu xuất kho. Cuối tháng, tổng hợp trị giá thực tế vật liệu nhập kho trong tháng và căn cứ vào số vật liệu tồn kho đầu tháng để tính đơn giá vật liệu xuất kho. Căn cứ vào đơn giá vật liệu và số lượng vật liệu xuất kho để tính ra trị giá vật liệu xuất kho. Công thức tính giá vốn thực tế vật liệu xuất kho như sau: Trị giá vật liệu nhập kho trong kỳ Trị giá vật liệu tồn kho đầu kỳ + Đơn giá vật liệu xuất kho = Số lượng vật liệu tồn kho đầu kỳ Số lượng vật liệu nhập kho trong kỳ + Đơn giá vật liệu xuất kho Số lượng vật liệu xuất kho Trị giá thực tế vật liệu xuất kho X = VD: Đối với vải lót: Đầu tháng: Số lượng vải tồn : 2502 m. Trị giá của số vải trên: 18.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6624.doc
Tài liệu liên quan