Đề tài Hoàn thiện kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty Sứ Thanh Trì

Lời mở đầu 1

Chương I: Lý luận chung về kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp sản xuất 1

Chương II: Thực trạng kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành Phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty sứ thanh Trì 1

Chương III: Hoàn thiện kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Sứ Thanh Trì 1

Chương I Lý luận chung về kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp sản xuất 2

I. Những vấn đề chung về kế toánthành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ 2

1. Thành phẩm - ý nghĩa và yêu cầu quản lý thành phẩm 2

1.1. Thành phẩm - ý nghĩa của thành phẩm 2

a. Khái niệm thành phẩm 2

b. ý nghĩa thành phẩm 3

2. Tiêu thụ thành phẩm - Ý nghĩa và yêu cầu quản lý tiêu thụ thành phẩm 4

2.1. Tiêu thụ thành phẩm - Ý nghĩa tiêu thụ thành phẩm 4

2.2. Đặc điểm qúa trình tiêu thụ sản phẩm 4

2.3. Yêu cầu quản lý tiêu thụ thành phẩm 5

3. Xác định kết quả tiêu thụ. 5

4. Nhiệm vụ của kế toánthành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ 5

II. KẾ TOÁNTHÀNH PHẨM 6

1. Yêu cầu của kế toánthành phẩm 6

2. Tính giá thành phẩm 6

2.1. Tính giá thành phẩm theo giá thực tế 6

2.1.1. Giá thực tế nhập kho 6

2.1.2. Giá thực tế xuất kho 7

2.2. Tính giá thành phẩm theo giá hạch toán. 9

3. Chứng từ sử dụng. 9

4. Kế toán chi tiết thành phẩm 9

4.1. Phương pháp thẻ song song 9

4.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 11

4.3. Phương pháp sổ số dư 11

5. Kế toán tổng hợp thành phẩm 12

5.1. Kế toántổng hợp thành phẩm theo phương pháp KKTX 12

5.1.1. Tài khoản sử dụng 12

5.1.2. Trình tự hạch toán 13

5.2. Kế toántổng hợp thành phẩm theo phương pháp KKĐK 15

III. Kế toán tiêu thụ thành phẩm 15

1. Các phương thức tiêu thụ và nhiệm vụ của kế toántiêu thụ thành phẩm 15

1.1. Các phương thức tiêu thụ 15

1.2. Nhiệm vụ của kế toántiêu thụ thành phẩm 15

2. Kế toándoanh thu bán hàng 16

2.1. Tài khoản sử dụng 16

2.2. Kế toándoanh thu trong doanh nghiệp tính thuế GTGT bằng phương pháp khấu trừ 17

2.3. Kế toándoanh thu bán hàng trong doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc với các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hay thuế xuất khẩu 21

3. Kế toán các nghiệp vụ giảm doanh thu bán hàng 21

3.1. Kế toángiảm giá hàng bán 21

 

doc80 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty Sứ Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h và các hoạt động khác. - Phân phối lợi nhuận. Bên có: - Số lợi nhuận và coi như lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất kinh doanh (kể cả số cấp dưới nộp lên, cấp trên bù). - Xử lí số lỗ. Dư nợ (nếu có): Số lỗ chưa phân phối Dư có: Số lợi nhuận chưa phân phối Tài khoản 421 được chia thành 2 tài khoản cấp hai sau: - TK 4211: Lợi nhuận chưa phân phối năm trước. - TK 4212: Lợi nhuận chưa phân phối năm nay. ũ Sơ đồ 15: Sơ đồ kế toáncác nghiệp vụ xác định kết quả tiêu thụ TK 632 TK 641,642 TK 911 TK 511,512 TK 1422 TK 421 K/C giá vốn hàng tiêu thụ Kết chuyển K/c chi phí bán hàng và QLDN K/c DTT về tiêu thụ K/c lỗ về tiêu thụ K/c lãi về tiêu thụ Chờ kết chuyển 4. Kế toándự phòng, giảm giá hàng tồn kho, phải thu khó đòi 4.1. Kế toándự phòng phải thu khó đòi Có 2 phương pháp xác định mức dự phòng cần lập: - Phương pháp ước lượng tính trên doanh thu bán chịu (phương pháp kinh nghiệm). Số dự phòng phải thu cần lập cho năm tới = Tổng số doanh thu bán chịu x Tỷ lệ phải thu khó đòi ước tính Số dự phòng cần phải lập cho niên độ tới của khách hàng khó đòi Số nợ phải thu của khách hàng khó đòi Tỷ lệ ước tính không thu được ở khách hàng khó đòi = x - Phương pháp ước tính đối với khách hàng đáng ngờ (dựa vào thời gian số quá hạn thực tế): Để kế toán khoản dự phòng phải thu khó đòi, kế toán sử dụng TK 139 “Dự phòng phải thu khó đòi” Bên Nợ: Hoàn nhập số dự phòng phải thu khó đòi không dùng đến Bên có: Trích lập số dự phòng phải thu khó đòi Dư có: Số dự phòng phải thu khó đòi hiện còn. Phương pháp kế toándự phòng phải thu khó đòi như sau: - Cuối niên độ kế toán hoàn nhập toàn bộ số còn lại của năm cũ chưa sử dụng hết: Nợ TK 139 Có TK 721 Đồng thời, trích lập số dự phòng cần thiết cho năm sau: Nợ TK 6426 Có TK 139 Nếu có khoản nợ khó đòi thực sự không thể đòi được, phải xử lí xoá sổ, căn cứ vào biên bản xử lí xoá sổ, ghi: Nợ TK 642: Tính vào chi phí QLDN toàn bộ số nợ đã xoá Có TK 131- chi tiết đối tượng Đồng thời ghi Nợ TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lí nhằm tiếp tục theo dõi trong thời gian quy định (5 năm kể từ ngày xoá nợ) để có thể truy thu người mắc nợ số tiền đó. Khi truy thu được khoản nợ khó đòi đã xử lí xoá sổ, ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 721 - Thu nhập bất thường Và ghi Có TK 004 4.2. Kế toándự phòng giảm giá hàng tồn kho Mức dự phòng cần lập được xác định theo công thức: x = Mức dự phòng cần lập năm tới cho hàng tồn kho Số lượng hàng tồn kho cuối niên độ Mức giảm giá của hàng tồn kho Kế toán sử dụng tài khoản 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” để kế toándự phòng giảm giá hàng tồn kho. Tài khoản này có kết cấu như sau: Bên Nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Bên Có : Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho kỳ sau Dư có: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có. Trình tự kế toánlập dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau: - Cuối niên độ kế toán, hoàn nhập dự phòng đã lập năm trước: Nợ TK 159 Có TK 721 - Đồng thời trích lập dự phòng cho năm tới: Nợ TK 6426 Có TK 159 Cuối niên độ kế toán, tiến hành hoàn nhập và trích lập dự phòng như trên. Có thể khái quát trình tự kế toándự phòng phải thu khó đòi và giảm giá hàng tồn kho như sau: ũ Sơ đồ16 : Sơ đồ kế toándự phòng giảm giá HTK và phải thu khó đòi và phải thu khó đòi giảm giá HTK và phải thu khó đòi Trích lập dự phòng giảm giá HTK Hoàn nhập dự phòng TK6426 TK 721 TK 139,159 V. Hệ thống sổ kế toán sử dụng để kế toánthành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ 1. Hệ thống sổ kế toán chi tiết Kế toán chi tiết được thực hiện trên những mẫu sổ chi tiết sau: - Để phản ánh giá thành phẩm, hàng hóa xuất kho + Tại kho: mở thẻ kho + Tại phòng kế toán * Theo phương pháp thẻ song song: mở sổ chi tiết vật tư (sản phẩm, hàng hóa), bảng tổng hợp Nhập - xuất - tồn thành phẩm. * Theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển: mở sổ đối chiếu luân chuyển. * Theo phương pháp sổ số dư: mở sổ số dư, bảng kê luỹ kế nhập - xuất - tồn. - Để phản ánh chi phí: mở sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh - Để phản ánh quan hệ thanh toán với khách hàng : mở sổ chi tiết thanh toán với người mua. - Để phản ánh doanh thu: mở sổ chi tiết bán hàng - Để phản ánh kết quả tiêu thụ: mở sổ chi tiết kết quả tiêu thụ 2. Hệ thống sổ kế toán tổng hợp Mỗi một hình thức có một trình tự ghi sổ và hệ thống sổ khác nhau: ũ Sơ đồ 17: Kế toán theo hình thức Nhật ký - sổ cái Chứng từ kế toán Nhật ký-Sổ cái TK155,157,632,511, 641,642,911 Báo cáo tài chính Sổ chi tiết TK155,157 632,511,131,911 Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày Đối chiếu Ghi cuối tháng ũ Sơ đồ 18: Kế toán theo hình thức Nhật ký chung Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái TK 157, 155, 511, 632, 641, 642,911 Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Chứng từ kế toán Sổ chi tiết TK155, 156,632,511,911,... Nhật ký chung Nhật ký bán hàng và NK đặc biệt khác Ghi chú: Ghi hàng ngày Đối chiếu Ghi cuối tháng ũ Sơ đồ 19: : Kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ Chứng từ kế toán BK 8 BK 9 BK 10 BK 5 Sổ chi tiết TK 131 Sổ chi tiết bán hàng Bảng tổng hợp chi tiết BK 11 Nhật ký chứng từ 8 Sổ cái Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Đối chiếu Ghi cuối tháng ũ Sơ đồ 20: Kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ Chứng từ kế toán Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký CTGS Sổ chi tiết TK 155, 157, 632, 511, 641, 642, 911 Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Đối chiếu Ghi cuối tháng Chương II thực trạng kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành Phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty sứ thanh trì i. giới thiệu chung về công ty sứ thanh trì 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty Sứ Thanh Trì (tên giao dịch: Thanh Trì Sanitary Wase Company) là một doanh nghiệp Nhà nước có trụ sở đặt tại xã Thanh Trì, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty là sản xuất vật liệu xây dựng. Công ty có nguồn gốc sơ khai từ một cơ sở sản xuất bát của tư nhân. Sau khi được tiếp quản thành xí nghiệp quốc doanh, Công ty đã trải qua nhiều bước thăng trầm để có được sự phát triển như ngày nay. - Giai đoạn 1961-1987: Tháng 3/1961, xưởng gạch Thanh Trì được thành lập, sau đó đổi tên thành Xí nghiệp gạch Thanh Trì, trực thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp sành sứ Thuỷ tinh. Nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp là sản xuất các loại gạch lá nem, gạch chịu lửa cấp thấp, gạch lát vỉa hè, ống máng thoát nước,... Sản lượng sản xuất trong giai đoạn này rất nhỏ, chỉ khoảng vài trăm viên mỗi loại. Năm 1980, Xí nghiệp lại đổi tên thành Nhà máy sành sứ xây dựng Thanh Trì và bắt đầu sản xuất các loại sản phẩm sứ có tráng men. - Giai đoạn 1988 -1991: Trong khi Nhà nước chuyển đổi cơ chế quản lý từ bao cấp sang cơ chế thị trường thì nhà máy vẫn quen cách làm ăn cũ. Sản phẩm làm ra có chất lượng kém, mẫu mã đơn điệu, chi phí sản xuất lại quá cao, do đó đã không thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại ở trong nước cũng như của nước ngoài. Nhà máy đứng bên bờ của sự phá sản. - Giai đoạn 1992-nay: Được sự giúp đỡ của Lãnh đạo Bộ xây dựng và Liên hiệp các Xí nghiệp Thuỷ tinh và Gốm xây dựng (nay là Tổng công ty Thuỷ tinh và gốm xây dựng), Nhà máy đã vượt qua thời kỳ khó khăn. Bên cạnh việc bố trí lại tổ chức nhân sự, Tổng công ty đã quyết định đặt Nhà máy dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám Đốc. Nhận thức rõ vai trò của công nghệ trong quyết định chất lượng sản phẩm, Tổng Giám Đốc đã chỉ đạo nhà máy ngừng sản xuất để tập trung nghiên cứu công nghệ mới, đổi mới thiết bị và điều kiện làm việc, sắp xếp lại mặt bằng và dây truyền sản xuất. Thực tế đã chứng minh đây là quyết định táo bạo nhưng đúng đắn. Sau 11 tháng ngừng sản xuất, tháng11/1992, nhà máy đã đi vào tư thế sẵn sàng sản xuất. Chỉ trong vòng 46 ngày cuối năm 1992, sau khi được phép hoạt động trở lại, Nhà máy đã sản xuất được 20.400 sản phẩm với chất lượng cao hơn hẳn các năm trước, sản lượng gấp 3,4 lần sản lượng của cả 2 năm 1990,1991. Từ đó cho đến nay sản lượng cũng như doanh thu của Nhà máy đã tăng trưởng không ngừng qua mỗi năm sản xuất. Ngày 24/3/1993, Nhà máy được nhận quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước (QĐ 076A/BXD - TCLĐ). Ngày 30/7/1994, để phù hợp với tình hình mới, Nhà máy đổi tên thành Công ty Sứ Thanh Trì, trực thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng (QĐ 484/BXD - TCLĐ) và duy trì tên đó đến ngày nay. Mặc dù là đơn vị đầu tiên trong nước sản xuất được sản phẩm sứ vệ sinh với phẩm cấp sứ Vitreous China, nhưng với mục đích nâng cao hơn nữa sản lượng và chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước cũng như nước ngoài, ngay từ năm 1993 Công ty đã lập dự án đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất sứ vệ sinh với công nghệ hiện đại, tiên tiến. Được sự ủng hộ của Bộ xây dựng, Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng cũng như các ngành hữu quan khác, Công ty đã ký hợp đồng mua thiết bị và công nghệ với hãng Welko - Italy. Tháng 4/1994 việc lắp đặt thiết bị được bắt đầu và đến ngày 2/9/1994, nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, dây chuyền sản xuất mới với các thiết bị hiện đại, đồng bộ của Italy đã chính thức đi vào hoạt động. Tổng số vốn đầu tư cho dây chuyền này là 30 tỷ VNĐ. Công suất thiết kế của dây chuyền là 75.000 sản phẩm/năm nhưng với ý thức tiết kiệm, tận dụng hết năng lực của từng công đoạn, kết hợp sự sáng tạo trên cơ sở khoa học của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty đã mở ra khả năng đưa công suất dây chuyền lên 100.000 sản phẩm/năm (đạt 133% công suất thiết kế). Trên cơ sở kết quả thu được, Công ty tiếp tục đầu tư, cải tạo dây chuyền số 1 với tổng số vốn đầu tư là 90 tỷ VNĐ, nâng công suất từ 100.000 sản phẩm/năm lên 400.000 sản phẩm/năm. Hiện nay, năng lực sản xuất của công ty là 500.000- 600.000 sản phẩm/năm, đứng đầu so với các doanh nghiệp cùng ngành khác. Từ những sản phẩm sành sứ vệ sinh đơn điệu, chất lượng thấp đến các sản phẩm sứ vệ sinh cao cấp, phong phú và đa dạng về mẫu mã, màu sắc, với sản lượng tăng nhanh không ngừng qua các năm. Sứ Thanh Trì với nhãn hiệu Viglacera đã đáp ứng được một phần nhu cầu của thị trường doanh thu tăng từ vài trăm triệu lên trên 100 tỷ đồng trong năm 2000 và các năm tiếp theo Biểu số 1: Một số kết quả hoạt động của Công ty Sứ Thanh Trì Chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2001 1.Sản lượng sản xuất Cái 490.027 636.986 2.Sản lượng tiêu thụ cái 519.530 572.666 3.Tổng lao động người 610 632 4.Tổng quĩ lương 1000đ 6.847.205 7.622.427 5.Thu nhập bình quân đ/người 980.413 1.032.849 6.Nộp ngân sách 1000đ 4.191.704 4.577.068 7.Doanh thu bán hàng 1000đ 89.852.076 105.241.195 8.Các khoản giảm trừ 1000đ 1.025.125 401.970 9.Doanh thu thuần 1000đ 88.826.951 104.839.225 10.Giá vốn hàng bán 1000đ 62.227.282 68.673.373 11.Lợi nhuận gộp 1000đ 26.599.669 36.165.852 12.Chi phí bán hàng 1000đ 10.973.316 17.992.638 13.Chi phí QLDN 1000đ 16.367.754 17.590.444 14.Lợi nhuận thuần 1000đ (741.401) 582.770 2. Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm Trong các doanh nghiệp công nghiệp, công nghệ sản xuất sản phẩm là yếu tố ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý nói chung và tổ chức công tác kế toán nói chung. Cho nên khi nghiên cứu tình hình tổ chức và quản lí sản xuất của Công ty cần trước hết phải xem xét yếu tố công nghệ. Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty Sứ Thanh Trì có thể khái quát theo sơ đồ sau:(Sơ đồ 21) 3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Sứ Thanh Trì là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng. Sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là những sản phẩm sứ cao cấp là một trong những ngành mới phát triển tại Việt Nam. Cùng với sự phát triển đi lên của nền kinh tế, yêu cầu về các sản phẩm vật liệu xây dựng và sản phẩm trang trí nội thất ngày càng phong phú. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, ngành sản xuất sứ vệ sinh là một ngành mang lại lợi nhuận cao. Vì thế đây là lĩnh vực để nhiều nhà đầu tư quan tâm tới. Mặc dầu Công ty gặp không ít sự cạnh tranh nhưng sản phẩm sứ Thanh Trì đã và đang đáp ứng phần nào nhu cầu của thị trường. Không chỉ dừng lại ở thị trường trong nước, Công ty còn vươn ra thị trường nước ngoài. Hoạt động xuất khẩu trở thành một mặt không thể thiếu trong các hoạt động sản xuất kinh doanh cuả công ty. ũ Sơ đồ 21: Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty Sứ Thanh trì Mộc trắng Mộc bóc khuân Sấy môi trường Bộ phận men Bộ phận phun men dán chữ Sấy cưỡng bức Hoàn thiện Bộ phận kiểm tra, hoàn thiện mộc Sản phẩm đạt (A) Sản phẩm thu hồi (B) Sản phẩm loại (C) Thùng chứa men Trộn keo Men phun Cân định lượng Nguyên liệu Sàng và khử từ Bể chứa hồ Bộ phận đồ rót Nghiền bi Cân định lượng Nguyên liệu Sàng và khử từ Nghiền bi Lò nung Bộ phận kiểm tra, phân loại Bộ phận khuôn Khuôn mẹ Sấy khuôn Khuôn sản xuất hoàn chỉnh Khuôn sản xuất Mẫu Bộ phận hồ Mô hình cơ cấu sản xuất của Công ty được xây dựng từ Công ty tới các phân xưởng, theo sơ đồ sau: ũ Sơ đồ 22: Cơ cấu sản xuất của Công ty Sứ Thanh Trì PX tạo hình PX kỹ thuật men PX sấy nung PX phân loại đóng gói Công ty NM Sứ Thanh Trì Xí nghiệp khuôn 4. Đặc điểm tổ chức quản lý công ty Theo chức năng các phòng ban được chia ra: - Phòng Hành chính nhân sự: đảm nhiệm các khâu về hành chính, tổ chức tuyển người, sa thải, đào tạo, quản lý nhân viên, quan tâm tới đời sống công nhân viên, y tế... - Phòng Tài chính kế toán: phụ trách mặt tài chính, kế toánkế toán, kiểm kê tài sản, kiểm tra kiểm soát các tài liệu kế toán. -Phòng Kế hoạch đầu tư: lập kế hoạch sản xuất, tiến độ sản xuất, định mức sản xuất, quản lý lao động sản xuất, lập kế hoạch tiêu thụ, xác định giá kế hoạch, lập các dự án đầu tư. Ngoài ra phòng còn quản lý trực tiếp hệ thống kho nguyên vật liệu nên còn có trách nhiệm về kế hoạch nhập xuất tồn vật tư. -Phòng Kỹ thuật - KCS : đảm nhiệm mặt kỹ thuật sản xuất , kiểm tra kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm -Phòng Kinh doanh: quản lý kho thành phẩm và các cửa hàng tiêu thụ, trực tiếp theo dõi việc tiêu thụ hàng hoá, triển khai các kế hoạch tiêu thụ từ phòng kế hoạch đầu tư. ũ Sơ đồ 23: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của Công ty Sứ Thanh Trì Giám đốc công ty Phó GĐ CTy Phòng Hành chính - Nhân sự Phòng Tài chính- kế toán Phòng Kỹ thuật- KCS Phòng Kế hoạch - đầu tư Phòng Kinh doanh 5. Đặc điểm kế toán công ty Sứ Thanh Trì * Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty Sứ Thanh Trì . Công ty áp dụng chế độ kế toán ban hành theo quyết định 1141của bộ Tài chính. - Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc ngày 31/12 năm dương lịch - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép: VNĐ - Nguyên tắc chuyển đổi các đồng tiền khác: tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố. - Phương pháp kế toán TSCĐ: + Nguyên tắc đánh giá: theo nguyên giá và giá trị hao mòn. + Phương pháp khấu hao: khấu hao theo bảng khấu hao đã được cục quản lí vốn và tài sản Nhà nước thành phố Hà Nội phê duyệt. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: + phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: KKTX + phương pháp tính giá xuất: giá bình quân gia quyền * Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. Bộ máy kế toán Công ty được chia ra: - Kế toán trưởng: là người có trách nhiệm kế toáncuối cùng, xác định kết quả kinh doanh của Công ty để ghi vào sổ kế toán tổng hợp, đồng thời phân tích các kết quả đạt được giúp giám đốc lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu. - Kế toán vốn bằng tiền và tiền vay: có nhiệm vụ theo dõi và phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác số hiện có và tình hình biến động của vốn bằng tiền, theo dõi thu chi. Đồng thời phản ánh các khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh mà Công ty phải trả. Phản ánh đầy đủ vào các sổ sách liên quan. - Kế toán TSCĐ kiêm kế toán thanh toán: có nhiệm vụ ghi chép phản ánh số lượng, giá trị TSCĐ hiện có của Công ty, tình hình tăng giảm TSCĐ, theo dõi kế hoạch đầu tư. Đồng thời theo dõi thanh toán theo từng đối tượng và từng khoản thanh toán. - Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: có nhiệm vụ xác định đối tượng tính giá thành, tập hợp chi phí từ các phân xưởng, kết hợp với kế toán các phần hành khác để phân bổ chi phí tương ứng vào giá thành sản phẩm phù hợp. - Kế toán ngân hàng kiêm kế toán lương: theo dõi các khoản tiền vay, tiền gửi, khoản phải nộp bằng uỷ nhiệm chi, séc chuyển khoản. Đồng thời theo dõi các khoản thanh toán với công nhân viên. - Kế toán vật tư: theo dõi và phản ánh sự biến động của nguyên vật liệu. - Kế toán thành phẩm, tiêu thụ kiêm kế toán bán hàng: theo dõi và phản ánh tình hình nhập xuất, tồn kho thành phẩm, tình hình tiêu thụ thành phẩm cũng như các khoản chi liên quan đến tiêu thụ. - Thủ quĩ: quản lí nhập, xuất tiền mặt Ngoài ra Công ty còn có bộ phận kế toán tại chi nhánh Đà Nẵng. Bộ phận này sẽ có nhiệm vụ xử lí chứng từ sơ bộ sau đó chuyển số liệu về phòng Kế toán Công ty. ũ Sơ đồ 24: Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty Sứ Thanh Trì Kế toán trưởng Kế toán chi nhánh Đà Nẵng Kế toán tiền mặt và tiền vay Kế toán TSCĐ, kế toán thanh toán Kế toán tập hợp CP và tính giá thành Kế toán ngân hàng , kế toán lương Kế toán vật tư Kế toán thành phẩm, tiêu thụ, bán hàng Thủ quĩ * Hệ thống chứng từ kế toán Một số chứng từ chủ yếu của Công ty như sau: Các chứng từ về tiền: phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, bảng thanh toán tạm ứng, séc chuyển khoản, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi. Các chứng từ về hàng tồn kho: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Chứng từ bán hàng: hóa đơn GTGT Các chứng từ khác: bảng chấm công, phiếu giao nhận thành phẩm, phiếu báo làm thêm giờ.... * Hệ thống tài khoản kế toán Công ty Sứ Thanh Trì là một doanh nghiệp lớn, hoạt động kinh doanh đa dạng, số lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều vì thế Công ty sử dụng hầu hết các tài khoản do nhà nước ban hành. Đối với tài khoản trong bảng, kế toán Công ty chỉ không sử dụng các tài khoản 161, 129, 139, 159, 461, 212, 342, 611 và 631. Với tài khoản ngoài bảng Công ty sử dụng 5 tài khoản: TK002, TK003, TK004, TK007 và TK009. Ngoài ra để phục vụ cho nhu cầu quản lí kế toán Công ty còn mở thêm các tài khoản cấp 2, cấp 3,... * Tổ chức sổ sách kế toán Kế toán Công ty sử dụng hệ thống sổ sách theo hình thức Nhật Ký chung. Sổ sách và mối quan hệ giữa các sổ theo hình thức này được khái quát theo sơ đồ sau: ũ Sơ đồ 25: Kế toán theo hình thức Nhật ký chung Chứng từ gốc Nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối phát sinh Sổ(thẻ)kế toán chi tiết Bảng tổng hợp số liệu Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Đối chiếu Ghi cuối tháng Hệ thống sổ kế toán tại Công ty được mở theo đúng qui định của Nhà nước cho hình thức Nhật ký chung, bao gồm các sổ sau: - Sổ tổng hợp: Sổ Nhật ký chung, sổ cái (mở cho tất cả các tài khoản đang sử dụng) - Sổ chi tiết: mỗi tài khoản chi tiết được mở một sổ . * Hệ thống báo cáo kế toán Hiện nay Công ty sử dụng 27 mẫu bảng biểu do Bộ tài chính qui định trong đó có 4 báo cáo chính được lập theo quí: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối ngân sách và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các báo cáo này được gửi tới Tổng Công ty, tới các cơ quan chức năng như: cơ quan thuế, tổng cục thống kê. Toàn bộ hệ thống báo cáo do phòng Kế toán lập và lưu bảo quản theo đúng thời gian và qui định của Nhà nước. II. Thực trạng kế toán thành phẩm tại công ty sứ thanh trì 1. Đặc điểm thành phẩm của công ty Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về mặt hàng sứ vệ sinh, Công ty luôn tìm tòi, sáng tạo nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá chủng loại, mẫu mã. Thành phẩm của Công ty có các đặc điểm sau: - Thành phẩm đa dạng về chủng loại, mẫu mã cũng như màu sắc. Công ty sản xuất 5 chủng loại thành phẩm chính là: thân bệt, két nước, chậu rửa, chân chậu và sản phẩm khác. Trong mỗi loại thành phẩm đó lại được chia thành: . Thân bệt : Thân bệt VI1T, thân bệt VI3, thân bệt BT,... . Két nước : Két nước VI1, két VI3, két K11, két K13,... . Chậu rửa : Chậu VI1T, chậu VI 2, chậu VI3,... . Chân chậu : Chân chậu VI1T, chân chậu VI 2, chân chậu VI3,... . Sản phẩm khác : Chậu góc, tiểu treo, ... cùng với các màu sắc hết sức đa dạng như: xanh đậm, xanh nhạt, trắng, hồng, ngà, mận,... Nhằm tăng tính đồng bộ của sản phẩm, bên cạnh các sản phẩm do Công ty tự sản xuất, Công ty còn bán kèm một số hàng hoá khác như: nắp két, vòi biđê, giá đỡ, vít,... - Thành phẩm được làm từ vật liệu sứ nên có tính chất vật lý dễ vỡ. Vì vậy, khi sản xuất cũng như tiêu thụ cần được bao bì, đóng gói cẩn thận. - Nhu cầu về sản phẩm sứ vệ sinh là quanh năm, tuy nhiên lượng tiêu thụ cũng tăng giảm theo sở thích và gắn với mùa xây dựng,... Điều này có ảnh hưởng quan trọng trong việc lập kế hoạch sản xuất cũng như tiêu thụ. - Tình hình nhập xuất thành phẩm trong ngày lớn, đòi hỏi phải quản lý thành phẩm một cách chặt chẽ. 2. Tình hình quản lý thành phẩm Về mặt chất lượng: Thành phẩm sau khi sản xuất xong được kiểm tra bởi phòng kỹ thuật - KCS, nếu đủ các tiêu chuẩn chất lượng quy định (sản phẩm loại A) mới được đem nhập kho. Về mặt số lượng: Thành phẩm do phòng kinh doanh trực tiếp quản lý về số lượng để có kế hoạch cho sản xuất cũng như tiêu thụ. Đứng trên phương diện kế toán, thành phẩm của Công ty được quản lý tại 2 nơi: phòng Kế toán và kho. - Kho thành phẩm: là nơi tiếp nhận thành phẩm chuẩn bị đem đi tiêu thụ vì vậy đây là nơi số lượng, chất lượng thành phẩm dễ bị sai lệch nhất. Do đó, nhân viên thủ kho phải sắp xếp theo từng loại thành phẩm để khi nhập cũng như khi xuất không bị nhầm lẫn. Đồng thời, thủ kho ghi chép, kiểm tra số lượng thành phẩm nhập, xuất, tồn hàng ngày và đối chiếu, kiểm kê giữa kho với phòng Kế toán. - Phòng kế toán: thường xuyên kiểm tra, giám sát số thành phẩm nhập, xuất, tồn để làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh. Để tiện cho công tác quản lý thành phẩm, mọi thành phẩm của Công ty được mã hoá thống nhất trong toàn bộ các bộ phận liên quan. Điều này cũng một phần giúp cho kế toán thành phẩm trên MVT được dễ dàng hơn. 3. Tính giá thành phẩm Kế toán thành phẩm sử dụng giá thực tế để tính giá thành phẩm. * Với giá thành phẩm nhập kho: Trị giá thành phẩm nhập kho được xác định bằng giá thành phẩm công xưởng thực tế của sản phẩm sản xuất (sẽ do bộ phận kế toán giá thành chuyển sang). Ví dụ, giá nhập kho của thành phẩm Thân bệt VI1 hồng trong tháng 1/2001 như sau: (Biểu số 2) Biểu số 2: Biểu tính giá thành đơn vị thành phẩm ( Trích ) Tháng 1/2001 Tên thành phẩm : Thân bệt VI 1- Hồng Đơn vị tính: đồng Khoản mục giá thành Giá trị 1.Nguyên vật liệu a. Nguyên vật liệu chính 25.065,90 -Penspat 4.077,07 - Đất sét 4.224,84 -Cao lanh 3.003,90 -Thạch anh 1.635,19 -BaCO3 98,75 -Thuỷ tinh lỏng 138,31 -Phụ gia 530,40 -Men 11.357,44 b. Nguyên vật liệu khác 6.731,26 -Bi nghiền hồ 1.175,32 -Thạch cao khuôn 5.555,94 c. Nhiên liệu 32.521,19 d. Điện 9.241,20 2. Lương + Bảo hiểm 15.727,80 3. Chi phí chung 57.325,67 a. Khấu hao -KH TSCĐ 44.688,64 - KH SC 1.164,04 b. Chi phí phân xưởng 11.472,78 Giá thành công xưởng 146.613 Số lượng nhập trong kỳ:123 cái * Với thành phẩm xuất kho: Kế toán Công ty sử dụng giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ (bình quân gia quyền) để kế toánthành phẩm xuất kho. Theo phương pháp này, kế toán phải căn cứ vào số lượng và giá trị thành phẩm tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ. Ví dụ như : Tính giá xuất kho cho thành phẩm Thân bệt VI1 - Hồng trong tháng 1/2001 như sau: Số lượng tồn đầu tháng : 188 cái Giá trị tồn đầu : 27.574.531 đ Số lượng nhập trong tháng: 123 cái Giá trị nhập : 18.033.399 đ Cuối tháng, MVT sẽ tự động chạy theo công thức tính giá đơn vị bình quân gia quyền đã cài đặt để tính giá xuất cho từng thứ thành phẩm. Giá đơn vị xuất thành phẩm thân bệt VI1-Hồng = (27.574.531 + 18.033.399)/( 188 + 123) =146.649,29 (đ). Từ đó tính ra giá trị thành phẩm VI1 Hồng xuất trong kỳ là: 146.649,29 x 311 = 45.607.930 Các số liệu này chỉ được tính vào cuối tháng và được phản ánh trên bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn (được nêu ở phần kế toán chi tiết thành phẩm). 4. Kế toánchi tiết thành phẩm tại Công ty Sứ Thanh Trì 4.1. Thủ tục luân chuyển chứng từ tại Công ty Lập chứng từ đầy đủ, kịp thời là khâu kế toánban đầu, là cơ sở pháp lý để tiến hành kế toánnhập, xuất , tồn kho thành phẩm. Đối với chứng từ nhập kho: Sản phẩm sau khi đã hoàn thành công đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, được bộ phận KCS kiểm tra và phân loại. Nếu sản phẩm đạt yêu cầu quy định sẽ được nhập kho thành phẩm. Căn cứ để lập phiếu nhập kho là Biên bản nhập kho thành phẩm, được lập cho mỗi lần nhập. Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên: Liên 1: Lưu tại hồ sơ Liên 2: Phân xưởng sản suất hay bộ phận có thành phẩm nhập kho giữ lại để làm cơ sở tính lương cho công nhân. Liên 3: Thủ kho giữ để vào thẻ kho, định kỳ chuyển lên phòng Kế toán. Đối với chứng từ xuất kho: Thành phẩm của Công ty được xuất kho trong các trường hợp sau: - Xuất sử lí lại thành phẩm - Xuất bán trực tiếp ( bán lẻ hoặc tới các cửa hàng đại lý ) - Xuất kho gửi tới các cửa hàng hoặc chi nhánh của Công ty - Xuất kho cho xuất khẩu Thành phẩm trong q

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0261.doc
Tài liệu liên quan